Trung lang kỵ tướng, nói một cách dễ hiểu, chính là kỵ quân cấm vệ quan, là một giáo kỵ quân thống lĩnh Trung úy quân. Phẩm trật đương nhiên không bằng chức Đô Úy Tứ Thủy vốn có của Lưu Khám, nhưng những người muốn làm chức Trung lang kỵ tướng đếm không xuể. Nguyên nhân không ngoài điều gì khác: Trung úy quân là cấm vệ quân của Thủy Hoàng đế, cũng là hộ vệ quân của cung Hàm Dương. Ai cũng biết, Đại Tần có trăm vạn hùng sư, nhưng luận về tinh nhuệ nhất, có sức chiến đấu nhất, đứng đầu là Trung úy quân. Bất luận là trang bị hay là đãi ngộ, thậm chí đến Thú vệ quân đều không bì được.
Còn Trung lang Kỵ tướng, lại là quan cấm vệ quân của Thủy Hoàng đế, không phải người tâm phúc thì không thể đảm đương. Không chỉ cần trung thành, mà còn cần chân tài thực học. Muốn dựa vào mối quan hệ mà vào quân Trung Úy, gần như là một chuyện không thể nào. Bởi vì quân chức trong Trung Úy quân, vượt qua phủ Đại tướng quân, phải do Thủy Hoàng đế trực tiếp ban chức. Cho dù là một quân tốt bình thường trong Trung Úy quân, cũng phải phù hợp với ba điều kiện. Đầu tiên, là người Lão Tần. Người Lão Tần ở Tây Thùy đương nhiên là tốt nhất. truyện được lấy tại t.r.u.y.ệ.n.y-y
Tây Thùy là cách gọi phía Tây thời nhà Ân. Cũng là nơi Lão Tần hưng thịnh. Thuở ban đầu, người Lão Tần vì giỏi nuôi ngụa, nên ngụ ở Tây Thùy. Chu Hiếu Vương phong Doanh Phi Tử là nước chư hầu, từ đó có bộ tộc Lão Tần. Năm 770 trước công nguyên, Tần Tương Công hộ tống Chu Bình Vương di chuyển về phía đông, vì công phong thưởng, khởi đầu xây dựng nước Tần. Nguyên Châu Triều bị người Nhung và người Địch bá chiếm, là lãnh địa Thiểm Tây thời hậu thế. Đây mới bắt đầu bước chân Đại Tần bành trướng. Năm 677 trước Công nguyên, Tần lập đô ở đất Ung. Sau đó ba trăm năm, đô thành nhiều lần thay đổi, lãnh địa cũng thay đổi theo, diện tích trở nên càng ngày càng rộng.
Từ bước đầu tiên Lão Tần đi đến Tây Thùy trở đi, Đô Thành đã thay đổi tám lần. Từ Tần Ấp (nay Cam Túc), đến Ấp (nay Đông Nam, huyện Lũng, Sơn Tây), sau đó Vị Chi Hội (nay Đông Bắc, huyện Mi, Sơn Tây), Bình Dương (nay huyện Mi, Thiểm Tây), Ung Thành (nay huyện Phượng TƯờng, Thiểm Tây), Kính Dương, Lịch Dương (nay bắc huyện Đồng, Thiểm Tây), đến Hàm Dương sau cùng.
Năm trăm năm hưng suy luân đổi, người Lão Tần cuối cùng sừng sững ở Quan Trung.
Trong quá trình này, người Tây Thùy chiến đấu đẫm máu, tử thương khó mà đếm hết. Nhẫn nhục chịu khó, trong khó khăn cuối cùng, trước sau kiên định đứng bên cạnh bộ tộc Doanh Thị. Đến nay, vùng đất Tây Thùy, người không quá một vạn, nhưng lại nghe đợi triệu gọi từ cung Hàm Dương bất cứ lúc nào. Cho nên, từ lúc Tần Thủy Hoàng tự mình chấp chính đến nay, lấy người Tây Thùy làm gốc, xây dựng Trung Úy quân, thế nhưng, trước nay không chịu để cho Trung Úy quân tham chiến.
Đội nhân mã này, trừ Đế Vương Doanh Thị ra, không ai có thể triệu gọi. Điều kiện thứ hai tham dự gia vào Trung Úy quân, cần phải có võ nghệ cao cường. Trừ những điều cơ bản này ra, còn cần phải dày công tu luyện chiến thuật, tinh thông quân trận pháp. Lão Tần từ thời Tư Mã Thác trở đi, đã có kĩ thuật đào tạo Thiết Ưng Duệ sĩ. Tuy nhiên, muốn trở thành duệ sĩ, đúng là vô cùng gian nan. Nghìn người chọn một, vạn người chọn một, mới có thể trở thành Thiết ưng Duệ sĩ, trở thành dũng sĩ của Đại Tần. Lại bố trí như thế nào? Thế là Tư Mã Thác lại từ trong những dũng sĩ, chọn ra những người tinh nhuệ, tập hợp thành tiền thân của Trung Úy quân.
Đến lúc Thủy Hoàng đế đăng cơ, lại có cách nói âm dương ngũ hành Trâu Diễn. Quốc Úy Úy Liêu dựa vào âm dương ngũ hành này, lại diễn ra trận Ngũ Chùy, chuyên dùng cho diễn luyện Trung Úy quân. Bộ Tốt Ngũ Chùy Trận, Kỵ Quân Tam Chùy Trận, có thể chia thành tiểu trận, cũng có thể hội tụ thành đại trận, nghe nói uy lực vô song.
Nhưng, sức chiến đấu của Trung Úy quân trước nay chưa ai được nhìn thấy. Chỉ là người bên ngoài đồn đại, Trung Úy quân đệ nhất Quan Trung, đệ nhất thiên hạ. Một đội binh mã như vậy, nếu như không phải là người tâm phúc của Thủy Hoàng đế, sao có thể thống lĩnh? Cho nên nói, lúc Lưu Khám tiếp nhận Trung Lang Kỵ tướng, ngay lập tức ngẩn người.
Niềm vinh hạnh này, thật sự là đến quá nhanh!
Nhanh đến nỗi khiến Lưu Khám có chút khó có thể tiếp nhận...
Đêm đó, có nội thị dâng đến trang bị áo giáp của Trung lang kỵ tướng, cùng với một quyển binh có đóng dấu son đỏ của Nội phủ, là binh tác chiến chỉ huy trận Tam Chùy. Lưu Khám nâng áo giáp, có chút khóc không nổi cười không xong. Người khác nhìn vào, đây chính là vinh quang, nhưng đối với hắn mà nói lại là áp lực!
Đêm đã sâu. Giờ Tuất, gió thổi mạnh, nhiệt độ bỗng nhiên giảm. Trong cung Lạc Dương lại ấm áp như xuân. Mười mấy chậu than đặt ở trong đại điển. Thủy Hoàng đế ngồi ở phía trên cao lật xem công văn. Những công văn này đều là từ Hàm Dương dùng sáu trăm dặm cấp tốc gửi đến.
Tuy là Thủy Hoàng đế không ở Hàm Dương, nhưng đối với chính sự vẫn siêng năng như cũ. Cha con Phùng Kiếp, Phùng Khứ Tật ngày nào cũng dâng công văn lên cho Bệ hạ. Nếu như là trước đây, lúc chưa phát minh là giấy trình công, tấu chương mấy trăm cân, vận chuyển vô cùng khó khăn. Nhưng mà bây giờ, có giấy Trình công rồi, vận chuyển công văn cũng dễ dàng hơn nhiều.
Thủy Hoàng đế vô cùng chăm chú phê duyệt công văn. Dưới đại điện, nội thị Triệu Cao lặng lẽ chắp tay đứng thẳng, một hơi thở phải chia thành nhiều lần thở ra.
/16
|