Tháng tư, Nhâm Thân (972), Thái Bình năm thứ 3, Tống Khai Bảo năm thứ 5.
Ba tháng đầu năm thoáng chốc đã qua, Dương hậu vẫn chưa có tin vui gì.
Đại Cồ Việt trong ấm ngoài êm, dân chúng an cư lập nghiệp.
Ngày mồng bảy tháng tư, Đinh Tiên Hoàng sai Nam Việt Vương đi sứ sang Biện Kinh [1] đây là hoạt động đối ngoại đầu tiên với Tống triều từ khi ngài lên ngôi.
Với năm lô cống phẩm gồm ngà voi, lụa quý, thuốc hiếm, ngọc to bằng quả mận, áo choàng lông bạch hổ, cùng rất nhiều đặc sản chỉ có ở Cồ quốc, Nam Việt Vương áo gấm lên đường. Chuyến đi này dự tính phải mất hơn 3 tháng đường bộ mới tới nơi, hơn 6 tháng cho hành trình đi và về. Tính luôn cả thời gian làm khách nhà Tống, phải mất vỏn vẹn một năm.
Đối với lần đi sứ này Đinh Tiên Hoàng rất tin tưởng vào con trai nhưng vẫn không nén được lo âu. Vào khoảng thời gian nước ta bị chia cắt vì loạn 12 sứ quân, vùng viễn Bắc phía Bắc (miền Bắc Trung Hoa) cũng rơi vào thời kỳ chia cắt, loạn lạc kéo dài hơn nửa thế kỉ kể từ khi Chu Toàn Trung cướp ngôi nhà Đường, lập nhà Lương (907). Từ đó, 5 triều đại lần lượt thay nhau cai trị. Trong khi đó vùng viễn Nam phía Bắc (miền Nam Trung Hoa) bị phân chia thành 9 nước. Gọi là “五代十国” (Ngũ đại thập quốc – năm đời, mười nước).
Đến năm 960, ở vùng viễn Bắc phía Bắc,Triệu Khuông Dẫn (趙匡胤) một đại thần nhà Hậu Chu cướp ngôi vua và lập nên nhà Tống. Từ đấy Tống triều không ngừng bành trướng, mở rộng lãnh thổ sang phía Nam. Năm 968 khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn, lập nên Đại Cồ Việt, nhà Nam Hán ở giáp ranh giới với nước ta vẫn còn tồn tại nhưng quá suy yếu. Vì thế mà hoàng đế không màng tới việc ngoại giao, không dâng cống phẩm, chỉ chu toàn lo việc khôi phục đất nước.
Nhưng năm Canh Ngọ (970) vừa rồi, nhà Tống đã chiếm được Nam Hán. Hiện giờ Tống đã trở thành vị “láng giềng nguy hiểm” của ta. Mấy năm nay hoàng đế vẫn nặng lòng lo nghĩ. Đại Cồ Việt hòa bình chưa lâu, dân chúng còn nghèo nàn, quân đội còn chưa hoàn thiện. Giờ khắc này mà bị ngoại xâm là tai họa khó lường.
Chuyến đi sứ đến Biện Kinh lần này của Đinh Liễn là một sự kiện quan trọng, an uy dân tộc đều đặt cả vào đó.
Đinh Tiên Hoàng ngồi trên long ỷ (ghế vua) vẻ mặt đăm chiêu. Tôi đứng một bên khẽ quạt cho ngài. Cây quạt lông công này khá nặng, chưa gì đã khiến tôi thấy mỏi tay. Tỉ tỉ vẫn say sưa đánh đàn. Mấy ngày này chị em tôi thường ở cạnh trấn an bệ hạ. Cảnh thường thấy nhất là chị đàn hát, em pha trà hay hầu quạt. Mỗi ngày nhìn thấy bệ hạ ưu sầu, tỉ tỉ tôi cũng như héo hon theo.
Trong điện Thiên Long vàng son réo rắc tiếng đàn. Âm sắc trong như tiếng suối, mát như gió thu, thanh tĩnh như ánh nguyệt nhẹ nhàng trôi vào lòng người. Tỉ tỉ vừa đàn vừa mỉm cười ngẩng đầu nhìn hoàng đế. Nụ cười của chị nhạt dần rồi tắt hẳn, tiếng đàn cũng ngưng bật theo. Tôi đưa mắt nhìn hoàng thượng. Thì ra ngài đang nghĩ ngợi gì đó rất lung, chẳng để ý bản nhạc tuyệt đỉnh của tỉ tỉ.
Tôi và Vân Nga đưa mắt nhìn nhau, cả hai mím môi im lặng.
Rất lâu sau đó, hoàng đế mới sực tỉnh giấc mộng. Ngài nhìn tỉ tỉ, đảo mắt qua một vòng quanh điện rồi cười xòa :
- Sao vậy, ái phi? Sao không đàn tiếp?
Vân Nga yểu điệu đứng dậy, khoan thai bước tới bên cạnh ngài. Giọng nói của chị hơi dỗi:
- Bệ hạ không nghe thần thiếp đàn, âu cũng chỉ uổng công!
Nhà vua tỏ vẻ áy náy rồi kéo chị ngồi vào trong lòng.
- Là trẫm đang suy nghĩ quá nhập tâm, khiến hoàng hậu ấm ức rồi…
Vân Nga cười cười, xoa bóp bờ vai Đinh Tiên Hoàng :
- Bệ hạ, người đừng quá lo lắng. Nam Việt Vương sẽ bình an trở về mà thôi. Nhà Tống đúng thật là đang dòm ngó giang sơn ta nhưng lúc này e chưa dám mạo hiểm. Họ đã cho gian tế đi dò thám, tức là có ý tìm kiếm sơ hở trong nội bộ triều thần. Đại Cồ Việt hiện tại trên dưới một lòng, quốc thái dân an, thời cơ của Tống triều chưa đến, chắc chắn họ không dấy binh làm bậy!
Đinh Tiên Hoàng vỗ nhẹ vai tỉ tỉ, cười hiền hòa :
- Hậu nói đều đúng cả. Hiện tại có thể nói nhà Tống là con báo lớn đang chờ chực sẵn. Trẫm còn tại vị, Triệu Khuông Dẫn sẽ chưa khởi binh… nhưng… về lâu về dài thì…
- Bệ hạ, người đang lo lắng đời sau không giữ nổi giang sơn phải không? Người đang lo rồi sẽ có một ngày chiến tranh hai nước nổi lên, dân chúng rơi vào cảnh lầm than…
Tỉ tỉ đã nói hết nỗi lòng của hoàng đế. Ngài nhìn chị bằng cặp mắt u buồn, khẽ gật đầu. Lúc này mới thấy, mái tóc bệ hạ đã bạc nhiều. Là người tập võ nên trông ông còn rất khỏe mạnh nhưng năm tháng không bỏ qua cho khuôn mặt, không buông tha vầng trán trĩu nặng lo âu. Ngài nhẹ nhàng ôm Vân Nga vào lòng, vuốt mái tóc đen mềm của chị
-Hoàng hậu, trẫm biết ngày đó sẽ tới, chỉ là sớm hay muộn. Nhưng đến giờ trẫm vẫn chưa có thái tử. Giang sơn mai đây thật là đáng lo âu…
Vân Nga ngẩng đầu nhíu mày hỏi :
- Chúa thượng, Nam Việt Vương Đinh Liễn là con trưởng, về lý về tình mà nói ngài rất thích hợp để truyền ngôi. Vì sao bệ hạ chỉ phong Vương?
Đinh Tiên Hoàng trầm ngâm nhìn về án mây lơ lửng phía chân trời. Giọng ông rất nhỏ, chỉ để tỉ tỉ nghe nhưng vì tôi ở ngay bên cạnh cũng nghe thấy rành rọt:
- Liễn nhi… nó rất được. Thông minh, gan dạ và hiếu thuận, cái gì cũng tốt nhưng mà… tính nó trẫm rất hiểu, mỗi khi đứng trên đỉnh cao sẽ rất tự mãn, không biết đề phòng, đôi lúc lại tỏ ra thâm độc không cần thiết. Tính cách đó không thể làm vua! Nhưng hiện tại trẫm chi còn Lang nhi, thằng bé quá nhỏ, mà Phạm hậu… nàng ta không thích hợp làm chuyện lớn, không thể dạy dỗ thằng bé trở thành quân vương tốt… Hoàng hậu à, nàng mau chóng sinh cho trẫm một tiểu hoàng tử. Con của nàng chắc chắn sẽ là một hài nhi thông minh triển vọng.
Vân Nga giật mình lấy tay che miệng hoàng thượng. Nhận ra hành động thất thố của mình, chị lại rụt tay về ngay, vẻ mặt khó xử và lo lắng :
- Hoàng thượng… thần thiếp thật ra không tốt như vậy. Thiếp chỉ mong ngày ngày được ở bên cạnh người, chăm sóc cho người. Chuyện ngôi vị… thật lòng… thiếp không có tham vọng đó. Chỉ cầu cho con gái ngoan hiền, giỏi giang gả vào nhà tử tế, con trai sống liêm chính, nam tử hán đại trượng phu, có thể hết lòng phò tá nước nhà. Người còn có bốn vị hoàng hậu, về sau chắc chắn sẽ con cháu đầy đàn. Lúc này bệ hạ nói chuyện ngai vị với thần thiếp… sợ rằng quá sớm, lắm kẻ nhìn ngó, ganh ghét. Thần thiếp không cầu gì hơn một cuộc sống bình an chốn thâm cung. Nhưng mà… thiếp cũng là quốc mẫu, cũng lo cho an nguy Cồ quốc. Nếu thực sự hoàng nhi là đứa nhỏ tốt thì thiếp xin hết lòng dạy bảo, giúp đỡ cho nó. Tuy năng lực có hạn nhưng thần thiếp tuyệt đối dám đảm đương chính sự trên vai, miễn là giữ được Đại Cồ Việt này, giữ được giang sơn này của bệ hạ.
Vợ chồng hoàng đế nhìn nhau, tình chàng ý thiếp ai cũng rõ cả. Tôi đứng cạnh họ cũng chất chứa nhiều suy nghĩ trong lòng. Tỉ tỉ sẽ làm được, chị ấy sinh ra đã mang số mệnh “gánh đôi sơn hà”.[2] Từ nhà Đinh sang nhà Lê, chị luôn lấy dân làm gốc, lấy mệnh nước làm mệnh mình. Một nhân vật tầm cỡ như Vân Nga sẽ làm nên đại sự, nhờ có Dương hậu mà Việt Nam tránh được một nguy cơ mất nước vào tay Trung Hoa.
Đinh Tiên Hoàng cũng là vị vua có tầm nhìn xa trông rộng, ông có thể đoán trước cuộc đụng độ Việt -Tống sắp sửa xay ra. Tôi rất muốn nói với bệ hạ rằng nhà Tống lớn mạnh sẽ hai lần xâm lược đất Việt. Lần thứ nhất sắp đến không xa nhưng mà Thập đạo tướng quân Lê Hoàn mà ngài tin tưởng sẽ không phụ lòng bệ hạ. Tuy Lê Hoàn đặt dấu chấm hết cho Đinh triều nhưng anh ta sẽ bảo toàn giang sơn Cồ quốc, chiến thắng hiển hách đó nghìn năm sau vẫn vang danh sử sách.
Nhiều thế kỉ tiếp đó Tống triều sẽ lại xâm lược Đại Việt lần hai nhưng cũng xin bệ hạ chớ lo. Dân Việt ta trước giờ chưa kẻ thù nào có thể đánh bại, ngay cả đế quốc Mỹ, thực dân Pháp cũng phải đầu hàng. Nhà Tống mà có hề gì!
Như Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo có viết:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
Bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
Mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.”
Đúng vậy, hào kiệt đời nào cũng có. Thời này có vua Lê Đại Hành phá tan quân Tống, thời sau lại có Lý Thường Kiệt viết khúc Nam quốc sơn hà. Cuộc chiến trường kì với giặc Tống, Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt đều xuất sắc vượt qua.
Bệ hạ đã có công dẹp loạn thống nhất giang sơn, chỉ riêng điều này con cháu nước Nam chưa bao giờ quên ơn. Xin người cứ hãy yên lòng và tin tưởng vào thế hệ tiếp nối…
Tôi đứng bên cạnh, vẫn đều tay quạt quạt.
Bao nhiêu lời muốn nói chỉ thầm nhủ trong lòng.
Đinh Tiên Hoàng ôm lấy Dương Vân Nga, hoàng đế và hoàng hậu đều nghĩ tới tương lai, đều lo cho vận mệnh tổ quốc. Tôi bỗng thấy mình rất may mắn, may mắn vì được sống trong giao đoạn lịch sừ này, mau mắn vì được tận mắt nhìn thấy những người hùng vang danh của nước Việt.
Bạn có nghĩ như thế không?
[1] Biện Kinh: giống như Bắc Kinh, là kinh đô của nước Tống lúc bấy giờ
[2] “gánh đôi sơn hà”: truyền thuyết kể rằng, lúc còn nhỏ Dương Vân Nga hay khóc dạ đề. Một đạo sĩ đi ngang nghe tiếng khóc bèn hát câu thơ :
“Nín đi thôi! Nín đi thôi!
Một vai gánh lấy cả đôi sơn hà…”
Nghe câu hát Vân Nga liền nín khóc, “đôi sơn hà” ý chỉ hai triều đại Đinh-Lê.
Khóc dạ đề là khi đêm xuống trẻ con sơ sinh hay khóc ngất, dỗ mà ko dc. Nói chung là khóc đêm vì 1 nổi sợ nào đó…
Ba tháng đầu năm thoáng chốc đã qua, Dương hậu vẫn chưa có tin vui gì.
Đại Cồ Việt trong ấm ngoài êm, dân chúng an cư lập nghiệp.
Ngày mồng bảy tháng tư, Đinh Tiên Hoàng sai Nam Việt Vương đi sứ sang Biện Kinh [1] đây là hoạt động đối ngoại đầu tiên với Tống triều từ khi ngài lên ngôi.
Với năm lô cống phẩm gồm ngà voi, lụa quý, thuốc hiếm, ngọc to bằng quả mận, áo choàng lông bạch hổ, cùng rất nhiều đặc sản chỉ có ở Cồ quốc, Nam Việt Vương áo gấm lên đường. Chuyến đi này dự tính phải mất hơn 3 tháng đường bộ mới tới nơi, hơn 6 tháng cho hành trình đi và về. Tính luôn cả thời gian làm khách nhà Tống, phải mất vỏn vẹn một năm.
Đối với lần đi sứ này Đinh Tiên Hoàng rất tin tưởng vào con trai nhưng vẫn không nén được lo âu. Vào khoảng thời gian nước ta bị chia cắt vì loạn 12 sứ quân, vùng viễn Bắc phía Bắc (miền Bắc Trung Hoa) cũng rơi vào thời kỳ chia cắt, loạn lạc kéo dài hơn nửa thế kỉ kể từ khi Chu Toàn Trung cướp ngôi nhà Đường, lập nhà Lương (907). Từ đó, 5 triều đại lần lượt thay nhau cai trị. Trong khi đó vùng viễn Nam phía Bắc (miền Nam Trung Hoa) bị phân chia thành 9 nước. Gọi là “五代十国” (Ngũ đại thập quốc – năm đời, mười nước).
Đến năm 960, ở vùng viễn Bắc phía Bắc,Triệu Khuông Dẫn (趙匡胤) một đại thần nhà Hậu Chu cướp ngôi vua và lập nên nhà Tống. Từ đấy Tống triều không ngừng bành trướng, mở rộng lãnh thổ sang phía Nam. Năm 968 khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn, lập nên Đại Cồ Việt, nhà Nam Hán ở giáp ranh giới với nước ta vẫn còn tồn tại nhưng quá suy yếu. Vì thế mà hoàng đế không màng tới việc ngoại giao, không dâng cống phẩm, chỉ chu toàn lo việc khôi phục đất nước.
Nhưng năm Canh Ngọ (970) vừa rồi, nhà Tống đã chiếm được Nam Hán. Hiện giờ Tống đã trở thành vị “láng giềng nguy hiểm” của ta. Mấy năm nay hoàng đế vẫn nặng lòng lo nghĩ. Đại Cồ Việt hòa bình chưa lâu, dân chúng còn nghèo nàn, quân đội còn chưa hoàn thiện. Giờ khắc này mà bị ngoại xâm là tai họa khó lường.
Chuyến đi sứ đến Biện Kinh lần này của Đinh Liễn là một sự kiện quan trọng, an uy dân tộc đều đặt cả vào đó.
Đinh Tiên Hoàng ngồi trên long ỷ (ghế vua) vẻ mặt đăm chiêu. Tôi đứng một bên khẽ quạt cho ngài. Cây quạt lông công này khá nặng, chưa gì đã khiến tôi thấy mỏi tay. Tỉ tỉ vẫn say sưa đánh đàn. Mấy ngày này chị em tôi thường ở cạnh trấn an bệ hạ. Cảnh thường thấy nhất là chị đàn hát, em pha trà hay hầu quạt. Mỗi ngày nhìn thấy bệ hạ ưu sầu, tỉ tỉ tôi cũng như héo hon theo.
Trong điện Thiên Long vàng son réo rắc tiếng đàn. Âm sắc trong như tiếng suối, mát như gió thu, thanh tĩnh như ánh nguyệt nhẹ nhàng trôi vào lòng người. Tỉ tỉ vừa đàn vừa mỉm cười ngẩng đầu nhìn hoàng đế. Nụ cười của chị nhạt dần rồi tắt hẳn, tiếng đàn cũng ngưng bật theo. Tôi đưa mắt nhìn hoàng thượng. Thì ra ngài đang nghĩ ngợi gì đó rất lung, chẳng để ý bản nhạc tuyệt đỉnh của tỉ tỉ.
Tôi và Vân Nga đưa mắt nhìn nhau, cả hai mím môi im lặng.
Rất lâu sau đó, hoàng đế mới sực tỉnh giấc mộng. Ngài nhìn tỉ tỉ, đảo mắt qua một vòng quanh điện rồi cười xòa :
- Sao vậy, ái phi? Sao không đàn tiếp?
Vân Nga yểu điệu đứng dậy, khoan thai bước tới bên cạnh ngài. Giọng nói của chị hơi dỗi:
- Bệ hạ không nghe thần thiếp đàn, âu cũng chỉ uổng công!
Nhà vua tỏ vẻ áy náy rồi kéo chị ngồi vào trong lòng.
- Là trẫm đang suy nghĩ quá nhập tâm, khiến hoàng hậu ấm ức rồi…
Vân Nga cười cười, xoa bóp bờ vai Đinh Tiên Hoàng :
- Bệ hạ, người đừng quá lo lắng. Nam Việt Vương sẽ bình an trở về mà thôi. Nhà Tống đúng thật là đang dòm ngó giang sơn ta nhưng lúc này e chưa dám mạo hiểm. Họ đã cho gian tế đi dò thám, tức là có ý tìm kiếm sơ hở trong nội bộ triều thần. Đại Cồ Việt hiện tại trên dưới một lòng, quốc thái dân an, thời cơ của Tống triều chưa đến, chắc chắn họ không dấy binh làm bậy!
Đinh Tiên Hoàng vỗ nhẹ vai tỉ tỉ, cười hiền hòa :
- Hậu nói đều đúng cả. Hiện tại có thể nói nhà Tống là con báo lớn đang chờ chực sẵn. Trẫm còn tại vị, Triệu Khuông Dẫn sẽ chưa khởi binh… nhưng… về lâu về dài thì…
- Bệ hạ, người đang lo lắng đời sau không giữ nổi giang sơn phải không? Người đang lo rồi sẽ có một ngày chiến tranh hai nước nổi lên, dân chúng rơi vào cảnh lầm than…
Tỉ tỉ đã nói hết nỗi lòng của hoàng đế. Ngài nhìn chị bằng cặp mắt u buồn, khẽ gật đầu. Lúc này mới thấy, mái tóc bệ hạ đã bạc nhiều. Là người tập võ nên trông ông còn rất khỏe mạnh nhưng năm tháng không bỏ qua cho khuôn mặt, không buông tha vầng trán trĩu nặng lo âu. Ngài nhẹ nhàng ôm Vân Nga vào lòng, vuốt mái tóc đen mềm của chị
-Hoàng hậu, trẫm biết ngày đó sẽ tới, chỉ là sớm hay muộn. Nhưng đến giờ trẫm vẫn chưa có thái tử. Giang sơn mai đây thật là đáng lo âu…
Vân Nga ngẩng đầu nhíu mày hỏi :
- Chúa thượng, Nam Việt Vương Đinh Liễn là con trưởng, về lý về tình mà nói ngài rất thích hợp để truyền ngôi. Vì sao bệ hạ chỉ phong Vương?
Đinh Tiên Hoàng trầm ngâm nhìn về án mây lơ lửng phía chân trời. Giọng ông rất nhỏ, chỉ để tỉ tỉ nghe nhưng vì tôi ở ngay bên cạnh cũng nghe thấy rành rọt:
- Liễn nhi… nó rất được. Thông minh, gan dạ và hiếu thuận, cái gì cũng tốt nhưng mà… tính nó trẫm rất hiểu, mỗi khi đứng trên đỉnh cao sẽ rất tự mãn, không biết đề phòng, đôi lúc lại tỏ ra thâm độc không cần thiết. Tính cách đó không thể làm vua! Nhưng hiện tại trẫm chi còn Lang nhi, thằng bé quá nhỏ, mà Phạm hậu… nàng ta không thích hợp làm chuyện lớn, không thể dạy dỗ thằng bé trở thành quân vương tốt… Hoàng hậu à, nàng mau chóng sinh cho trẫm một tiểu hoàng tử. Con của nàng chắc chắn sẽ là một hài nhi thông minh triển vọng.
Vân Nga giật mình lấy tay che miệng hoàng thượng. Nhận ra hành động thất thố của mình, chị lại rụt tay về ngay, vẻ mặt khó xử và lo lắng :
- Hoàng thượng… thần thiếp thật ra không tốt như vậy. Thiếp chỉ mong ngày ngày được ở bên cạnh người, chăm sóc cho người. Chuyện ngôi vị… thật lòng… thiếp không có tham vọng đó. Chỉ cầu cho con gái ngoan hiền, giỏi giang gả vào nhà tử tế, con trai sống liêm chính, nam tử hán đại trượng phu, có thể hết lòng phò tá nước nhà. Người còn có bốn vị hoàng hậu, về sau chắc chắn sẽ con cháu đầy đàn. Lúc này bệ hạ nói chuyện ngai vị với thần thiếp… sợ rằng quá sớm, lắm kẻ nhìn ngó, ganh ghét. Thần thiếp không cầu gì hơn một cuộc sống bình an chốn thâm cung. Nhưng mà… thiếp cũng là quốc mẫu, cũng lo cho an nguy Cồ quốc. Nếu thực sự hoàng nhi là đứa nhỏ tốt thì thiếp xin hết lòng dạy bảo, giúp đỡ cho nó. Tuy năng lực có hạn nhưng thần thiếp tuyệt đối dám đảm đương chính sự trên vai, miễn là giữ được Đại Cồ Việt này, giữ được giang sơn này của bệ hạ.
Vợ chồng hoàng đế nhìn nhau, tình chàng ý thiếp ai cũng rõ cả. Tôi đứng cạnh họ cũng chất chứa nhiều suy nghĩ trong lòng. Tỉ tỉ sẽ làm được, chị ấy sinh ra đã mang số mệnh “gánh đôi sơn hà”.[2] Từ nhà Đinh sang nhà Lê, chị luôn lấy dân làm gốc, lấy mệnh nước làm mệnh mình. Một nhân vật tầm cỡ như Vân Nga sẽ làm nên đại sự, nhờ có Dương hậu mà Việt Nam tránh được một nguy cơ mất nước vào tay Trung Hoa.
Đinh Tiên Hoàng cũng là vị vua có tầm nhìn xa trông rộng, ông có thể đoán trước cuộc đụng độ Việt -Tống sắp sửa xay ra. Tôi rất muốn nói với bệ hạ rằng nhà Tống lớn mạnh sẽ hai lần xâm lược đất Việt. Lần thứ nhất sắp đến không xa nhưng mà Thập đạo tướng quân Lê Hoàn mà ngài tin tưởng sẽ không phụ lòng bệ hạ. Tuy Lê Hoàn đặt dấu chấm hết cho Đinh triều nhưng anh ta sẽ bảo toàn giang sơn Cồ quốc, chiến thắng hiển hách đó nghìn năm sau vẫn vang danh sử sách.
Nhiều thế kỉ tiếp đó Tống triều sẽ lại xâm lược Đại Việt lần hai nhưng cũng xin bệ hạ chớ lo. Dân Việt ta trước giờ chưa kẻ thù nào có thể đánh bại, ngay cả đế quốc Mỹ, thực dân Pháp cũng phải đầu hàng. Nhà Tống mà có hề gì!
Như Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo có viết:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
Bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
Mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.”
Đúng vậy, hào kiệt đời nào cũng có. Thời này có vua Lê Đại Hành phá tan quân Tống, thời sau lại có Lý Thường Kiệt viết khúc Nam quốc sơn hà. Cuộc chiến trường kì với giặc Tống, Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt đều xuất sắc vượt qua.
Bệ hạ đã có công dẹp loạn thống nhất giang sơn, chỉ riêng điều này con cháu nước Nam chưa bao giờ quên ơn. Xin người cứ hãy yên lòng và tin tưởng vào thế hệ tiếp nối…
Tôi đứng bên cạnh, vẫn đều tay quạt quạt.
Bao nhiêu lời muốn nói chỉ thầm nhủ trong lòng.
Đinh Tiên Hoàng ôm lấy Dương Vân Nga, hoàng đế và hoàng hậu đều nghĩ tới tương lai, đều lo cho vận mệnh tổ quốc. Tôi bỗng thấy mình rất may mắn, may mắn vì được sống trong giao đoạn lịch sừ này, mau mắn vì được tận mắt nhìn thấy những người hùng vang danh của nước Việt.
Bạn có nghĩ như thế không?
[1] Biện Kinh: giống như Bắc Kinh, là kinh đô của nước Tống lúc bấy giờ
[2] “gánh đôi sơn hà”: truyền thuyết kể rằng, lúc còn nhỏ Dương Vân Nga hay khóc dạ đề. Một đạo sĩ đi ngang nghe tiếng khóc bèn hát câu thơ :
“Nín đi thôi! Nín đi thôi!
Một vai gánh lấy cả đôi sơn hà…”
Nghe câu hát Vân Nga liền nín khóc, “đôi sơn hà” ý chỉ hai triều đại Đinh-Lê.
Khóc dạ đề là khi đêm xuống trẻ con sơ sinh hay khóc ngất, dỗ mà ko dc. Nói chung là khóc đêm vì 1 nổi sợ nào đó…
/59
|