Tôi rất muốn nhảy ngay vào chuyện chính nhưng như thế sẽ làm các bạn thấy đột ngột và bâng khuâng. Nhân nào gieo quả nấy, con người thường trách trời, than phận nhưng thật ra mọi nổi bất hạnh đều do họ đóng góp một phần. Ai mà biết một hành động nhỏ cũng có thể gieo bao tai ương, giống như nhà khí tượng học Edward Norton Lorenz đã phát biểu: “Một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây nên cơn bão lớn ở Texas” (Hiệu ứng cánh bướm)
Những năm Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần thời tiết ở Đại Cồ Việt có chút bất thường. Sùng chân uy nghi Đặng Huyền Quang (鄧玄光) thường nghiên cứu Chiêm tinh học, đêm nào ông cũng ngồi nhìn trời mấy canh giờ, viết viết tính tính, sau đó cứ lắc đầu lẩm bẩm: “Không lý nào… sao lại thế…?”
Tôi vốn không bao giờ tin vào bói toán hay Chiêm tinh. Chiêm tinh học phương đông phát triển sớm hơn phương tây nhưng nó đi lệch hướng so với hậu thế. Chiêm tinh phương đông xem trọng “thiên mệnh”, mọi số kiếp đều do các tinh tú trên cao quyết định, dần dần trở nên duy tâm, lấy thần linh làm điểm tựa cho sự tin tưởng.
Trong khi đó Chiêm tinh phương tây xem trọng “nhân mệnh”, dựa trên nền tảng phân tích tính cách con người mà suy ra chân lý “gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”.
Có câu chuyện kể rằng: Đêm nọ, Huyền Quang vẫn ngồi ở chỗ cũ, một đầu dây dọi cột vào miếng ngọc thạch, trọng lực hút vật nặng, vật nặng kéo căng sợi dây, tạo góc vuông với mặt đất. Ông nheo một mắt, dùng con lắc mà đo bầu trời, như muốn đo vạn năm ánh sáng, đo thông điệp từ các chòm sao, đo số mệnh con người, đo tương lai đất nước,…
Khi tay mỏi run, khi mắt mệt nhòe, ông thở dài bỏ miếng ngọc xuống bàn.
-Lại lệch thêm một chút… Sao Thiên tử sắp hết chu kỳ của nó rồi…
Ở bên cạnh Huyền Quang, Khuông Việt Đại sư một mình đánh cờ vây. Đặt một quân đen vào một điểm tùy ý trên bàn cờ, ông nhàn nhạt nói với Huyền Quang:
-Đặng pháp sư, Sao thiên tử đâu nhất thiết biểu trưng cho hoàng mệnh. Hồng trần có bao nhiêu kiếp người? Bầu trời có bao nhiêu vì sao? Chúng ta sống cuộc đời của chính mình, làm vua hay dân cày cũng không có nghĩa là do thiên mệnh. Lão nạp nhớ nhân gian có một câu thơ châm biếm thế này: “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa, bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa.” Vua anh minh, dân không lý nào không kính. Vua mù quáng, dân không lý nào không căm. Này này ngài xem bàn cờ của ta… cờ vây không có con nào làm vua, cũng không có con nào làm tướng, làm lính, chúng đều là viên cờ tròn dẹp như nhau, giá trị như nhau, chức năng như nhau. Quân đen này, cũng như mọi quân đen khác, chỉ có điều nó chọn cho mình một vị trí… à! Chỗ này chẳng hạng!
Khuông Việt Đại sư đặt viên cờ xuống, ngài ngắm nghía một lát rồi ngẩn đầu nhìn Huyền Quang:
-Đặng pháp sư, một quân cờ bình thường nhưng biết chọn chỗ phi thường thì nó có thể quyết định thắng thua. Vì lẽ đó bất kì con cờ nào cũng đều quan trọng, người chơi giỏi sẽ luôn cẩn trọng với từng bước đi… Có lúc ta phải vì cả bàn cờ mà hy sinh một vài con. Có khi con cờ chủ chốt vốn đã nằm im tại chỗ từ đầu cuộc chơi, nhưng đến lúc nào đó, nó có thể kết hợp với những quân cờ khác tạo thành thế bí. Đối phương sẽ không ngờ mình bị thua chính bởi một viên cờ bé xíu mà vẫn luôn im lặng chờ đợi.
Đại sư nhìn khuôn mặt đăm chiêu của Huyền Quang rồi sảng khoái cười:
-Thế nào hả? Bàn cờ của lão nạp có hấp dẫn hơn các chòm sao của ông không?
Huyền Quang nhìn bầu trời một mảng tối đen bên trên, rồi nhìn bàn cờ ô vuông rõ ràng bên dưới, lát lâu ông mới nói:
-Không quan trọng, Chiêm tinh và Cờ vây không phải đều do con người tạo ra hay sao?
Đại sư cười lớn hơn, đưa tay vuốt râu rồi thong thả gật đầu:
-Chính là như thế!
.
.
Từ ngày Nam Việt Vương dọn về phủ đệ riêng, Đan Gia hoàng hậu lúc nào cũng cáu gắt giận dữ, chúng nô tài cung nữ ở Phụng Liên cung luôn nom nớp lo sợ. Chỉ cần làm vỡ một cái tách hay sơ ý hắt xì to một chút là hoàng hậu liền phạt đứng nắng giờ ngọ. Nặng hơn là bỏ đói 3 – 4 ngày, nặng nữa là vừa bị đánh, vừa bỏ đói.
Một lần nọ, tôi tình cờ bắt gặp hai thị vệ đang dùng trượng gỗ xử phạt một nô tài. Vốn chán ghét sự bất công trong thế giới cổ đại, tôi không đành lòng nhìn con người bị đối xử như súc vật. Bất chấp hậu quả, tôi nhảy vào can ngăn, sau đó còn dẫn hắn tới gặp đại phu. Đúng ra người hầu kẻ hạ chỉ được bốc thuốc trong bệnh xá cấp thấp, thuốc loại tạp nham bình thường, có khi uống cả tháng cũng chẳng khỏi. Nay tôi lấy danh Dương quyến nữ đưa hắn đến chỗ Thái y trung phòng – bệnh xá của quan lại mà bốc thuốc. Tên nô tài cảm động rơi nước mắt, thề trời thốt đất sẽ dùng mạng mà trả ơn. Hắn là thái giám vào cung được 4 năm, hầu hạ ở chỗ Đan Gia hoàng hậu. Ngày thường vẫn hay bị chúng cung nhân bắt nạt. Lần này lại bị kẻ ác vu oan làm vỡ ngọc bội. Đan Gia hoàng hậu sai đánh 100 trượng.
Tôi nhớ tới hai tên thị vệ lực lưỡng, nhớ tới cây gậy dài đáng sợ mà không khỏi thương hại gã thái giám này. Suy nghĩ một lát, tôi lập tức dẫn hắn tới phòng nội vụ, đây là nơi an bài công việc cho cung nhân. Tôi sắp xếp cho hắn làm việc quét dọn vườn hoa trong hậu cung, công việc này có cực một chút nhưng vẫn thoải mái hơn, quan trọng là không đụng phải đại nhân vật nào, có thể sống an ổn.
Người vào làm việc trong cung đều được chủ tử đặt tên cho. Gã thái giám này gọi là Cẩu Cẩu, nghe cứ như bạn bè họ nhà chó. Tôi thấy thương mà sửa lại thành Tiểu Tuệ, có vẻ khá học thức.
Như dự đoán, ngày hôm sau Đan Gia hoàng hậu tìm tới điện Vân Sàng, hỏi tội đoạt nội nhân của bà ấy. Vân Nga đã nghe tôi kể qua sự tình, bằng cái tài dẻo miệng của chị, cũng bằng chỗ quà cáp không hề tầm thường mà Đan hậu mới hậm hực rời đi.
Về sau Tiểu Tuệ nhờ bản chất siêng năng mà được nội quan chú ý, cho thăng chức thái giám quản lý ngự hoa viên. Rồi như diều gặp gió mà tiếp tục thăng, thăng, thăng…. Cuối cùng thành tiểu thái giám hầu trong cung Thiên Long, có thể nhìn thấy thánh nhan mỗi ngày.
Tên nô tài này là kẻ biết “uống nước ngớ nguồn”, mỗi tháng đều lén về điện Vân Sàng chào hỏi tôi, lập đi lập lại lời thề sẽ dùng mạng báo ân. Haizz… mạng hắn đáng giá mấy đồng? Tôi cũng không quan tâm lắm.
.
.
Hoàng đế cuối cùng cũng lập ngôi thái tử, không như dự đoán của nhiều người, ông chọn Đinh Hạng Lang. Đứa trẻ này thật ra rất ngoan, tám tuổi đã hiểu biết không ít. Phạm Kiều Oanh đối với chuyện dạy dỗ con bỏ rất nhiều tâm huyết. Chị ta nghiêm khắc với thằng bé, tìm thầy giỏi về dạy cả văn lẫn võ. Các vị sư phụ của Lang nhi cũng toàn hàng thật giá thật. Một là Độ hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ – thi sĩ văn hay chữ tốt bậc nhất cả nước thời đó. Người kia không ai xa lạ là Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Về cái lý do vì sao Lê Hoàn – một người bộn bề công việc – chưa bao giờ thu nhận đệ tử lại đồng ý truyền dạy cho Hạng Lạng thì phải quay ngược thời gian về mấy năm về trước. Là lần tôi mạo phạm Ca Ông hoàng hậu, làm cô ta sinh non mà bị phạt quỳ trước Nguyệt Yên cung. Vị cứu tinh Lê Hoàn không chỉ cho tôi mượn áo mà còn đồng ý làm 1 việc để hoàng hậu thả người, miễn là việc này trong trái đạo lý, không nguy hại tới người khác và trong phạm vi sức lực của anh. Bây giờ tôi mới sáng tỏ vì sao ngày ấy Phạm hậu lại buông tha cho tôi dễ dàng như vậy. Ca Ông giữ lời hứa đó, tới lúc này mới yêu cầu anh thực hiện – chính là dạy dỗ Lang nhi. Xem ra đầu óc của Phạm Kiều Oanh cũng không tới nổi vứt đi, thỉnh thoảng cô ta cũng biết nắm bắt cơ hội lắm. Người như Lê Hoàn sẽ không dễ dàng bỏ thời giờ quý báu đi làm gia sư, cho dù là gia sư của hoàng tử.
Tất cả những điều này khiến nhị hoàng tử có thêm ưu thế trong vấn đề thu hút sự chú ý của bệ hạ. Lại nói tới Đinh Toàn chỉ mới 4 tuổi, Vân Nga thì không thiết tha với ngôi vị thái tử kia, không dưới năm lần khuyên hoàng đế xem xét lại. Sau một năm trời cân đo đong đếm, suy tính thiệt hơn, Đinh Tiên Hoàng cũng phong Hạng Lang làm hoàng thái tử.
.
.
Kỷ Mão (979), Thái Bình năm thứ 10, Tống Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 4
Những năm gần đây nghề bói toán và vẽ bùa trừ tà rất phát triển. Các ông thầy bói ăn ốc đoán mò, các ông đạo sĩ giả ma giả quỷ đều ăn nên làm ra. Chả là năm trước Đại Cồ Việt xảy ra động đất (Đại Việt Sử ký toàn thư viết rõ ràng nhé, Hoa Ban không bịa đặt đâu!), thời buổi khoa học chưa phát triển, con người thường giải thích các hiện tượng tự nhiên theo lối duy tâm. Họ bảo rằng Thổ thần nổi giận, vì thế nơi nơi dựng lên các ngôi miếu thờ, ngày ngày hương khói cầu nguyện thần đất.
Riêng tôi thì khá bình tĩnh đối với sự kiện này, thậm chí còn vô cùng thích thú. Cả mười mấy năm sống ở thế giới hiện đại, tôi chưa biết động đất là gì. Nay xuyên không về 1000 năm, lại may mắn chứng kiến mặt đất biến thành sàn nhảy. Chấn động chỉ xảy ra chừng một phút, người ngủ sẽ không hay, người say sẽ không biết. Chỉ có ai đang ngồi trước bàn trà hoặc người tập võ có giác quan nhạy cảm mới nhận ra sự dao động này. Tôi đoán chừng là do các mảng lục địa đang xô vào nhau, hoặc do vành đai lửa Thái Bình Dương không ổn định. Tóm lại là chỉ có tôi mới he he cười, người người đều oe oe khóc ^^ Bọn A Mẫn, Tiểu Phúc trong điện Vân Sàng tinh thần hoảng loạn. Sáng hôm trước, nàng hầu Tiểu An đã đề nghị Vân Nga gọi đạo sĩ đến trừ ma. Nguyên lai là có đêm nàng ta không ngủ được nên nổi hứng nghệ sĩ ra ngoài ngắm trăng, tiện thể vỗ béo cho lũ muỗi. Không ngờ đi loanh quanh thế nào lại tới gần phòng của tôi. Trong màn đêm đen như mực, nàng ta nhìn thấy một cái bóng trắng như ma quỷ, ngồi vắt vẻo trên cành cây, lát sau cái bóng bay vụt qua cửa sổ, chút ánh sáng trong phòng liền tắt lịm. Tiểu An sợ quá, nơm nớp chạy về giường. Từ đó luôn cho rằng điện Vân Sàng bị quỷ ám, mà nghiêm trọng nhất là gian phòng tôi đang ở.
Tôi rất muốn đính chính với Tiểu An rằng không phải “quỷ ám” mà là “Lê Hoàn ám”. Đêm đó tôi kể cho anh nghe, thế là họ Lê kia biết điều không mang theo Nguyệt Mao nữa. Haizzz… cái chàng này thật hết thuốc chữa, hẹn hò lén lút mà toàn mặc đồ chói. Có hôm gã diện một đôi giày lấp lánh, nhìn như Micheal Jackson trên sân khấu. Tôi hỏi ra mới biết là do cáo già tặng. Ban ngày Lê Hoàn không phát hiện ra, đến đêm nó bắt đầu lộ rõ nguyên hình. =))
Và thế là tôi tịch thu luôn cái thứ chớp chớp kia, khuya đêm đó Thập đạo tướng quân đáng kính đi chân không về nhà!?
Và đó là câu chuyện vui cuối cùng các bạn được nghe kể. Vì sau cái đêm ấy, hàng tấn bi kịch nối tiếp nhau xảy ra. Nụ cười không thấy đâu, nước mắt lại tràn trề.
Tôi không muốn người khác cũng chịu chung nỗi đau này, vì thế sẽ cố gắng làm nó bớt bi thương. Tôi không yêu cầu bạn khóc cùng tôi, chỉ xin đừng cười trên nổi đau của người khác! =))
.
.
Mùa xuân năm Kỷ Mão
Đan Gia hoàng hậu tổ chức yến mừng thọ, lễ vật tới tấp dâng lên Phụng Liên cung. Hoàng hậu hào phóng tặng quà lại cho bốn vị tỉ muội. Dương Vân Nga nhận được một cái trâm phụng rất đẹp, chị cẩn thận cất nó vào trong hòm trang sức.
Tháng 3 lại tới sinh nhật thứ 9 của Thái tử Hạng Lang. Từ ngày được sắc phong, Lang nhi đã có cung điện riêng là Kim Long cung. Yến mừng tuổi cũng được tổ chức ở đây. Tôi làm tặng cho thằng bé một bộ Origami tàu buồm rất công phu. Nói thật, tôi thương đứa trẻ này chỉ sau Toàn nhi. Thằng bé ngoan hiền và rất hiểu chuyện. Lê Hoàn cũng khen ngợi nó sáng dạ thông minh. Ban đầu anh dạy võ cho nó vì trách nhiệm, về sau thấy nó học nhanh lại bắt đầu dồn nhiệt huyết vào mỗi giờ dạy. Lang nhi đối với Lê Hoàn có một sự kính trọng khó nói nên lời, một tiếng “sư phụ”, hai tiếng “sư phụ”, chưa bao giờ dùng thân phận thái tử – triều thần để nói chuyện. Lê Hoàn khi không có ai còn vui vẻ xoa đầu nó, thậm chí tình cảm gắn bó hơn cả 4 đứa con trai ở nhà. Anh từng nói sau này Lang nhi lên ngôi, anh có thể dùng hết đời mình để phục vụ vương triều của thằng bé.
Đến trưa ngày hôm sau thì hoàng cung truyền đến tin dữ, Thái tử Hạng Lang đột nhiên bị đau bụng, khó thở, chảy máu cam. Sau 2 canh giờ thì tim ngừng đập. Lúc đó tôi đang cắm hoa trong điện, vừa nghe nô tài chạy vào báo đã ngỡ ngàng đánh rớt cái lọ. Miểng sứ vang tung tóe, giống như tâm trạng bị xé thành vạn mảnh.
Lúc hai chị em tôi tất tả chạy tới thì điện Kim Long đã ngập tràn không khí đau thương. Hai hàng cung nhân quỳ trước cửa khóc đến vật vã. Đinh Tiên Hoàng ngồi bên thi thể con trai, mặt ông cũng trắng bệch như mặt thằng bé. Ca Ông hoàng hậu thì đã ngất từ bao giờ. Tôi nép sau lưng chị, nhìn toàn cảnh ảm đạm trong phòng. Ở một góc khuất tôi trong thấy Lê Hoàn. Tóc mái của anh xòa lòa nhưng không che giấu được đôi mắt đỏ ngầu, long lên sòng sọc. Đồ đệ duy nhất của anh lại đột ngột ra đi như thế!
Toàn bộ ngự y được triệu tập, bệ hạ lệnh trong ba ngày phải tìm ra nguyên nhân. Ngự y chuẩn đoán là trúng độc, một thứ cổ độc hiếm gặp mà tốc độ lây lan qua đường máu rất cao. Người bị nhiễm có thể chết trong một đêm nếu không phát hiện sớm. Nhưng cho dù có phát hiện sớm thì cũng chỉ có thể uống dược giảm tốc độ phát độc, sau vài ngày cũng sẽ mất mạng. Người chống cực giỏi nhất cũng chỉ có 1 tháng. Dấu hiệu đầu tiên của nhiễm độc chính là ba chấm đỏ trên cổ tay trái.
Tôi không thể tin được là có loại thuốc độc thần kì như vậy tồn tại trên đời này. Theo kiến thức hóa học ít ỏi mà tôi biết, chỉ có vài loại hóa chất khủng khiếp đe dọa mạng người trong thời gian ngắn. Trong chiến tranh thế giới I và II, người ta từng dùng sarin – một chất độc có cấu tạo phân tử phức tạp gồm Photpho hóa trị 5, 3 cụm CH3, cùng 2 Oxi và 1 Flo. Sarin là một chất không mùi nhưng tác động lên thần kinh cực mạnh. Tiếp xúc với sarin dạng khí chỉ mất vài giây để khiến thị giác suy giảm và suy hô hấp dẫn tới tử vong. Sarin lỏng thì kéo dài thành vài phút, hoặc vài giờ. Nhưng đây là chất độc tổng hợp, phải được điều chế trong phòng thí nghiệm, thời cổ đại căn bản là không thể có.
Loại độc thái tử mắc phải lây qua đường máu, tôi đoán là một thứ tương tự nọc rắn, gây tê liệt từng bộ phận rồi khi đến tim thì nạn nhân chết. Nhưng vấn đề là thứ cổ độc này không có cách nào nhận diện, nó không có màu sắc và hương vị, mùi vị nào cụ thể. Ngự y phát hiện trên ngón tay trỏ của hoàng tử có một vết xước đã đóng vẩy, giống như vô tình đụng phải vật nhọn nào đó. Thế là cả điện Kim Long bị niêm phong, từng món đồ vật, kể cả quà cáp trong ngày sinh nhật cũng được kiểm tra kĩ.
Tháng 9, trời hay đỗ mưa vào buổi sáng, hoàng cung Hoa Lư vẫn đau buồn vì cái chết của thái tử. Lang nhi và Toàn nhi kể ra không quá thân nhưng bọn trẻ là những người anh em – bạn bè duy nhất của nhau. Không thấy Lang nhi đến điện Vân Sàng chơi nữa, Toàn nhi thường khóc nháo đòi gặp ca ca. Chị tôi phải gạt thằng bé là ca ca bận học. Mỗi lúc như vậy, tôi thấy đau lòng mà rớt nước mắt. Ca Ông hoàng hậu ngã bệnh hoàn toàn, cả người như kẻ mộng du không lúc nào tỉnh táo. Tôi đành bế Nguyệt nhi – cô công chúa út của bệ hạ về cung Vân Sàng chăm sóc luôn. Thế là hai đứa trẻ mất anh trai chơi với nhau nhưng trong lòng chúng chưa khi nào quên Hạng Lang. Có lần tôi nghe bọn trẻ nói chuyện:
-Con châu chấu này bị hư rồi, muội sẽ kêu ca ca sửa lại!
-Ca ca bận học rồi, mẫu hậu nói phải chờ ca ca học xong mới đi chơi được!
Một buổi sáng đầu tháng 10, trời lại mưa rả riết. Gần đây không lúc nào tôi nhìn thấy ban mai, chỉ thấy nắng trưa gay gắt và nắng chiều ảm đạm. Vân Nga thức dậy sớm như mọi khi, hôm nay tôi thay Tiểu Phúc giúp chị chải tóc. Đã hơn nửa năm rồi mà hung thủ hại chết thái tử vẫn chưa được tìm ra. Nghe bệ hạ nói ông đã cho người đi mời Độc y vương – một chuyên gia bào chế độc dược ở Trung Nguyên. Người này hành tẩu giang hồ, rày đây mai đó nên muốn tìm được không hề dễ dàng. Mất đi thái tử, đương nhiên bệ hạ sẽ tính tới chuyện lập một thái tử khác. Năm nay Toàn nhi lên 6 rồi, Vân Nga cũng không có lý do nào thoái thác nếu bệ hạ muốn thằng bé làm thái tử. Nhưng điều tôi và chị cùng lo sợ là liệu kẻ đó có tiếp tục giết Đinh Toàn hay không. Kẻ đó là ai? Không ít phỏng đóan được đưa ra. Tuy không ai dám cuồng ngôn nhưng chắc chắn không ít người cho rằng do chị tôi làm. Hạng lang chết, Toàn nhi sẽ lên thay, thử hỏi ai là người có lợi nhất?
Nhưng thực chất Vân Nga không bao giờ làm ra cái chuyện ác nhân như vậy, họ không biết chính nhờ Vân Nga mà Hạng Lang mới dễ dàng ngồi lên cương vị đó. Riêng tôi thì tôi nghi Nam Việt Vương. Con người anh ta hoàn toàn có năng lực làm điều này. Nếu tham vọng của anh ta không dừng lại, người chết tiếp theo sẽ là Đinh Toàn. Dạo gần đây vương phủ rất im ắng. Cứ đều đặng ngày 15 mỗi tháng vương gia mới vào cung vấn an mẫu hậu và phụ hoàng, bề ngoài không có gì khả nghi. Nhưng kẻ biết che giấu như Đinh Liễn lẽ nào lại không có tài diễn kịch?
Tôi mãi lo nghĩ ngợi thì nghe Vân Nga hô lên một tiếng
-Ái! Kiều Nga, đau quá!
Hóa ra tôi đã đâm cây trâm quá sâu, trúng vào da đầu chị.
-Ôi, muội xin lỗi, tỉ tỉ không sao chứ?
Vân Nga nhìn tôi qua tấm gương cười cười
-Nha đầu, muội đang tương tư ai mà nhập tâm dữ vậy?
Tôi làm mặt giận trề môi
-Làm gì có!
Tôi nâng tay sửa sang lại tóc cho chị. Vân Nga thường búi tóc kiểu đóa hoa đơn giản, cài thêm ít trâm trang trí trên đầu. Tôi chăm chú bó lọn tóc mềm vào bên trong nhụy hoa thì nghe chị hỏi
-Kiều Nga, cây trâm muội cầm là của Đan Gia hoàng hậu tặng phải không?
Tôi nhìn về món đồ trên tay
-Muội không nhớ nữa… muội lấy trong hòm trang sức, tình cờ thấy nó đẹp nên đem ra dùng. Sao vậy tỉ?
Vẻ mặt chị có chút trầm ngâm khó đoán rồi chị giơ bàn tay thon thả ra
-Đưa cho ta!
Tôi không hiểu mô tê gì, ngơ ngẩn đặt trâm vào tay chị. Vân Nga đẩy cửa sổ, cho ánh sáng lọt vào nhiều hơn rồi chăm chú nhìn cây trâm. Tôi cũng tò mò nhìn theo.
-Trâm cài tóc đều có quy cách riêng. Loại trang trí chỉ dài 9 phân là cùng, loại để giữ tóc dài 18 phân… Còn cây này… dài ít nhất 22 phân!
-Hả???
Vân Nga thần sắc ngưng trọng, ngón tay sờ vào đầu nhọn cây trâm rồi mơ hồ nói:
-Không phải do muội bất cẩn, mà thật ra vì trâm dài hơn bình thường…
Thế rồi chị liền xổ cả mái tóc ra, tôi kêu oái lên. Huhu… người ta mất cả buổi mới làm được mà! Vân Nga ngồi liền xuống giường, tay vạch tóc, miệng gọi tôi
-Kiều Nga, nhìn chỗ này cho tỉ!
Tôi ngó lên đầu chị, chỗ da đầu bị lộ ra có một chấm đỏ, chắc là do tôi đâm vào.
-Xin lỗi, muội làm tỉ bị thương rồi…
-Có thấy máu không?
-Dạ có, một chút xíu à!
-Vân Nga, lập tức gọi Chu thái y ở ngự y phòng tới!
-Hả???
Tôi hồ đồ nhìn chị. Sắc mặt chị không tốt lắm, mắt đã đỏ hoe
-Nhanh đi!
Tôi có một linh cảm cực kì xấu, vội vã xốc váy chạy ra ngoài. Tôi chạy như ma đuổi đến thẳng ngự y phòng rồi đích thân lôi ông đại phu già chạy trở về cùng tôi. Chu thái y vào bắt mạch, tỉ tỉ căn dặn.
-Nói với bọn Tiểu Phúc, A Mẫn là ta bị cảm mạo, có khách khứa tới đây đều miễn tiếp!
Tôi nghe lời làm ngay. Chu thái y vừa bắt mạch vừa nhíu mày, mồ hôi rịnh ra trên trán. Sau đó rất nhanh mở hòm thuốc đem theo, lấy một viên đan màu trắng đưa cho chị. Vân Nga không thèm hỏi thuốc gì, liền nuốt vào bụng. Uống xong bát trà, chị nhẹ nhàng hỏi
-Bổn cung còn bao nhiêu thời gian?
-Tâu hoàng hậu, hiện tại nhờ phát hiện sớm, cùng lắm là 1 tháng!
Họ đang nói cái gì vậy nhỉ? Tôi mờ mịt nhìn chị rồi lại nhìn ông đại phu già.
-Nghe lời bổn cung, tuyệt đối không để lộ ra. Đây là chi phiếu thanh toán bằng tiền nhà Tống. Ông cầm lấy rồi tự mình tìm cách rời cung đi… tốt nhất là rời khỏi Đại Cồ Việt luôn!
-Hoàng hậu… chuyện này…
-Coi như bổn cung xin ông!
Lão già ngẩn đầu, bao nhiêu suy nghĩ cuồn cuộn trong cặp mắt già nua, sau đó ông thở dài nhận chỗ tiền
-Vâng, hạ nhân tin vào phúc khí của hoàng hậu. Người là một hoàng hậu có lòng yêu nước thương dân, ông trời sẽ để mắt phù hộ!
Tôi đờ đẫn nhìn ông già quỳ lạy chị rồi cáo lui. Vân Nga gọi tôi ngồi xuống giường và hai chị em tôi ôm nhau. Mặc dù tôi không hiểu lắm nhưng tôi vẫn cảm nhận được tính nghiêm trọng của vụ việc, tôi vô thức rơi nước mặt, gói đầu lên vai chị. Vân Nga im lặng ôm tôi một lát rồi từ từ tách ra. Chị nhẹ nhàng tháo nạm che mặt, hai bàn tay vuốt ve bên má tôi, giọng nhị rất nghiêm túc
-Kiều Nga, tỉ tỉ hỏi muội, muội phải nói thật lòng!
-Dạ?
-Khuôn mặt này đã có ai biết chưa?
-Dạ chưa!
-Thật không?
-Vâng ạ!
-Uhm… kể cả… Lê Hoàn?
Tôi giật mình nhìn vào đôi mắt sắc bén và đẹp đến lộng lẫy. Đây chính là Hoàng hậu Dương Vân Nga mà lịch sử ghi lại. Tâm tư của chị sâu thế nào, tư duy của chị nhạy bén ra sao, có lẽ tôi chưa từng hình dung hết. Lúc này đây, ánh mắt như ngọn đèn soi vào mọi ngõ ngách trong tâm hồn tôi, như muốn nhìn thấy mọi sự tình thế gian. Tôi không cách nào thốt lên một lời nói dối. Tôi thành thật thưa với chị
-Dạ. Ngài ấy cũng không biết!
Vân Nga thở ra nhẹ nhõm, sau đó liền nghiêm túc hơn mà khuyên răng tôi
-Kiều Nga, muội và tướng quân, hai người không thể đâu!
-Dạ?
-Muội phải bỏ ngay cái suy nghĩ này đi. Tỉ tỉ xin lỗi vì can thiệp vào chuyện tình cảm của muội nhưng từ bây giờ muội không thể sống tùy ý. Nói tỉ nghe, trước nay có khi nào tỉ bạc đãi muội chưa?
-Chưa ạ!
-Nếu có chuyện gì xảy ra, tỉ sẵn sàng thay muội gánh vác, bất chấp hậu quả thế nào, muội có tin không?
-Có ạ!
-Tỉ có thể vì muội mà không cần mạng sống, muội tin chứ?
-Tin ạ!
-Được, vậy ta hỏi muội: Muội có thể vì ta mà hy sinh cuộc đời mình không? Hãy nói thật, cho dù muội không dám tỉ cũng không trách…
Câu hỏi này tôi không đáp ngay. Là con người ai chẳng sinh ra với lòng ích kỷ. Bản năng không cho phép ta từ bỏ mạng sống vì một cá thể khác. Sinh tồn là cái cốt của mọi sinh vật. Hỏi tôi chết để người khác sống? Tôi có quyền đắng đo chứ! Nhất là khi người đó không phải máu mũ ruột rà, dù thân thể tôi mang là Dương Kiều Nga, nhưng ý thức của tôi luôn luôn là Trần Thị Vân Nga. Tôi lại nhớ tới cuộc sống trước kia, nhớ tới niềm hy vọng được trở về nhà. Cũng phải, hiện tại tôi đang sống cho người khác, chẳng có lý nào không dám tiếp tục sống cho một người khác nữa. Đây là Dương Vân Nga của Việt Nam – người phụ nữ thép với sắc đẹp, tài trí, người làm thay đổi vận mệnh đất nước. Ở bên chị là vinh hạnh quá lớn của tôi rồi.
-Muội làm được! Muội có thể vì tỉ mà làm mọi việc!
Nghe được câu nói này chị cười như mùa xuân, chưa bao giờ nụ cười của chị lại hút hồn như thế. Vân Nga rơi lệ và ôm tôi lần nữa, tôi nghe chị vừa khóc vừa nói
-Tỉ biết, tỉ biết muội muội rất tốt mà! Ta xin lỗi vì đã kéo muội vào chuyện này. Lúc còn ở nhà, người ta muốn bảo vệ nhất chỉ có muội. Nhưng giờ vào cung, ta muốn bảo vệ cả bệ hạ, Toàn nhi, con dân và lãnh thổ Đại Cồ Việt… Có quá nhiều thứ ta phải trãi lòng, trái tim ta phải tự động mở rộng ra mà đón tiếp tất cả… Kiều Nga, ta xin lỗi vì không thể xem muội muội là nhất nữa. Bây giờ, quan trọng nhất chỉ có non sông này… Muội có thể tha thứ cho tỉ không?
Vân Nga hỏi tôi như thế. Chị quá vĩ đại, vĩ đại tới nỗi không thể xem trọng tôi hơn Đại Cồ Việt. Trời ạ, tôi là cái gì so với cả một đất nước mà đòi chị phải xem trọng chứ? Tôi biết mình không đáng giá tới như thế và tôi chưa bao giờ oán trách khi người chị này lại có tấm lòng yêu thương quảng đại như vậy.
-Không, muội không thấy thiệt thòi gì hết! Tỉ tỉ là vĩ nhân, vĩ nhân chỉ lo chuyện lớn!
-Kiều Nga, ta bị nhiễm cổ độc rồi, muội nghe Chu thái y nói đó, sợ là không sống hết tháng này. Ta có thể chết nhưng Dương Vân Nga thì không thể. Khi ta chết đi, hoàng hậu Dương Vân Nga vẫn phải sống. Muội có hiểu không?
Tôi trợn mắt nhìn chị. Lúc này hai khuôn mặt giống nhau như đúc đang đối diện, cứ như hình ảnh phản chiếu trong tấm gương…
-Không… muội… muội không làm nổi đâu! Muội không thông minh như tỉ, muội cũng không có tài ăn nói… muội…
-KIỀU NGA!
Giọng chị bỗng nhiên cao vút
-Nhìn ta, nhìn ta đi! Muội là em gái song sinh của ta, hai chúng ta có tâm linh liên thông. Muội chỉ cần nhớ muội là Dương Vân Nga, không cần phải thấp thỏm so sánh ai hơn ai. Muội chỉ việc nói với mình: “Ta là Trinh Minh hoàng hậu”, lúc đó muội sẽ nói những gì tỉ nói, nghĩ những gì tỉ nghĩ, muội phải tin như thế!
Tôi càng mờ mịt hơn. Thật sao? Tôi có thể hóa thành Vân Nga 100% sao? Tôi và chị vốn có 2 linh hồn, 2 lối tư duy, làm cách nào mà đồng bộ được? Trong khi tôi đang đắng đo nghĩ ngợi thì Vân Nga đột nhiên gập người, rên khẽ.
-Tỉ tỉ?
Trán chị lấm tấm mồ hôi. Tôi nhìn xuống cổ tay Vân Nga, một nốt đỏ đã hiện ra, độc đang phát tán. Tôi rối lên khóc nức nở. Như vậy là sao? Nhân vật huyền thoại của lịch sử sẽ chết như thế sao? Vậy tiếp theo không lẽ Dương Vân Nga kia chính là tôi? Người khoát áo long cổn tôn Lê Hoàn làm vua, người trở thành hoàng hậu triều Lê… nếu tỉ tỉ đã dừng bước đời ở đây thì ai sẽ làm những việc đó?
Đầu óc tôi xoay mòng mòng… thế kỉ 21…. Xuyên không… chị em song sinh… Dương Kiều Nga, Lê Hoàn, Đinh Bộ Lĩnh…. Đây không phải mối tình tay 3 như các nhà sử học nhận xét, rõ ràng Lê Hoàn không có ý gì với chị tôi, người anh yêu là tôi, là Dương Kiều Nga mà!
Nếu vậy, ngàn trang sử sách của Ngô Sĩ Liên, của Lê Văn Hưu, của Ngô Thì Sĩ, của Trần Trọng Kim… tất cả sử gia nổi tiếng Việt Nam đều ghi chép bề nổi của lịch sử, còn bề chìm – sự thật phía sau lại diễn biến một cách không ai ngờ!
Những năm Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần thời tiết ở Đại Cồ Việt có chút bất thường. Sùng chân uy nghi Đặng Huyền Quang (鄧玄光) thường nghiên cứu Chiêm tinh học, đêm nào ông cũng ngồi nhìn trời mấy canh giờ, viết viết tính tính, sau đó cứ lắc đầu lẩm bẩm: “Không lý nào… sao lại thế…?”
Tôi vốn không bao giờ tin vào bói toán hay Chiêm tinh. Chiêm tinh học phương đông phát triển sớm hơn phương tây nhưng nó đi lệch hướng so với hậu thế. Chiêm tinh phương đông xem trọng “thiên mệnh”, mọi số kiếp đều do các tinh tú trên cao quyết định, dần dần trở nên duy tâm, lấy thần linh làm điểm tựa cho sự tin tưởng.
Trong khi đó Chiêm tinh phương tây xem trọng “nhân mệnh”, dựa trên nền tảng phân tích tính cách con người mà suy ra chân lý “gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”.
Có câu chuyện kể rằng: Đêm nọ, Huyền Quang vẫn ngồi ở chỗ cũ, một đầu dây dọi cột vào miếng ngọc thạch, trọng lực hút vật nặng, vật nặng kéo căng sợi dây, tạo góc vuông với mặt đất. Ông nheo một mắt, dùng con lắc mà đo bầu trời, như muốn đo vạn năm ánh sáng, đo thông điệp từ các chòm sao, đo số mệnh con người, đo tương lai đất nước,…
Khi tay mỏi run, khi mắt mệt nhòe, ông thở dài bỏ miếng ngọc xuống bàn.
-Lại lệch thêm một chút… Sao Thiên tử sắp hết chu kỳ của nó rồi…
Ở bên cạnh Huyền Quang, Khuông Việt Đại sư một mình đánh cờ vây. Đặt một quân đen vào một điểm tùy ý trên bàn cờ, ông nhàn nhạt nói với Huyền Quang:
-Đặng pháp sư, Sao thiên tử đâu nhất thiết biểu trưng cho hoàng mệnh. Hồng trần có bao nhiêu kiếp người? Bầu trời có bao nhiêu vì sao? Chúng ta sống cuộc đời của chính mình, làm vua hay dân cày cũng không có nghĩa là do thiên mệnh. Lão nạp nhớ nhân gian có một câu thơ châm biếm thế này: “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa, bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa.” Vua anh minh, dân không lý nào không kính. Vua mù quáng, dân không lý nào không căm. Này này ngài xem bàn cờ của ta… cờ vây không có con nào làm vua, cũng không có con nào làm tướng, làm lính, chúng đều là viên cờ tròn dẹp như nhau, giá trị như nhau, chức năng như nhau. Quân đen này, cũng như mọi quân đen khác, chỉ có điều nó chọn cho mình một vị trí… à! Chỗ này chẳng hạng!
Khuông Việt Đại sư đặt viên cờ xuống, ngài ngắm nghía một lát rồi ngẩn đầu nhìn Huyền Quang:
-Đặng pháp sư, một quân cờ bình thường nhưng biết chọn chỗ phi thường thì nó có thể quyết định thắng thua. Vì lẽ đó bất kì con cờ nào cũng đều quan trọng, người chơi giỏi sẽ luôn cẩn trọng với từng bước đi… Có lúc ta phải vì cả bàn cờ mà hy sinh một vài con. Có khi con cờ chủ chốt vốn đã nằm im tại chỗ từ đầu cuộc chơi, nhưng đến lúc nào đó, nó có thể kết hợp với những quân cờ khác tạo thành thế bí. Đối phương sẽ không ngờ mình bị thua chính bởi một viên cờ bé xíu mà vẫn luôn im lặng chờ đợi.
Đại sư nhìn khuôn mặt đăm chiêu của Huyền Quang rồi sảng khoái cười:
-Thế nào hả? Bàn cờ của lão nạp có hấp dẫn hơn các chòm sao của ông không?
Huyền Quang nhìn bầu trời một mảng tối đen bên trên, rồi nhìn bàn cờ ô vuông rõ ràng bên dưới, lát lâu ông mới nói:
-Không quan trọng, Chiêm tinh và Cờ vây không phải đều do con người tạo ra hay sao?
Đại sư cười lớn hơn, đưa tay vuốt râu rồi thong thả gật đầu:
-Chính là như thế!
.
.
Từ ngày Nam Việt Vương dọn về phủ đệ riêng, Đan Gia hoàng hậu lúc nào cũng cáu gắt giận dữ, chúng nô tài cung nữ ở Phụng Liên cung luôn nom nớp lo sợ. Chỉ cần làm vỡ một cái tách hay sơ ý hắt xì to một chút là hoàng hậu liền phạt đứng nắng giờ ngọ. Nặng hơn là bỏ đói 3 – 4 ngày, nặng nữa là vừa bị đánh, vừa bỏ đói.
Một lần nọ, tôi tình cờ bắt gặp hai thị vệ đang dùng trượng gỗ xử phạt một nô tài. Vốn chán ghét sự bất công trong thế giới cổ đại, tôi không đành lòng nhìn con người bị đối xử như súc vật. Bất chấp hậu quả, tôi nhảy vào can ngăn, sau đó còn dẫn hắn tới gặp đại phu. Đúng ra người hầu kẻ hạ chỉ được bốc thuốc trong bệnh xá cấp thấp, thuốc loại tạp nham bình thường, có khi uống cả tháng cũng chẳng khỏi. Nay tôi lấy danh Dương quyến nữ đưa hắn đến chỗ Thái y trung phòng – bệnh xá của quan lại mà bốc thuốc. Tên nô tài cảm động rơi nước mắt, thề trời thốt đất sẽ dùng mạng mà trả ơn. Hắn là thái giám vào cung được 4 năm, hầu hạ ở chỗ Đan Gia hoàng hậu. Ngày thường vẫn hay bị chúng cung nhân bắt nạt. Lần này lại bị kẻ ác vu oan làm vỡ ngọc bội. Đan Gia hoàng hậu sai đánh 100 trượng.
Tôi nhớ tới hai tên thị vệ lực lưỡng, nhớ tới cây gậy dài đáng sợ mà không khỏi thương hại gã thái giám này. Suy nghĩ một lát, tôi lập tức dẫn hắn tới phòng nội vụ, đây là nơi an bài công việc cho cung nhân. Tôi sắp xếp cho hắn làm việc quét dọn vườn hoa trong hậu cung, công việc này có cực một chút nhưng vẫn thoải mái hơn, quan trọng là không đụng phải đại nhân vật nào, có thể sống an ổn.
Người vào làm việc trong cung đều được chủ tử đặt tên cho. Gã thái giám này gọi là Cẩu Cẩu, nghe cứ như bạn bè họ nhà chó. Tôi thấy thương mà sửa lại thành Tiểu Tuệ, có vẻ khá học thức.
Như dự đoán, ngày hôm sau Đan Gia hoàng hậu tìm tới điện Vân Sàng, hỏi tội đoạt nội nhân của bà ấy. Vân Nga đã nghe tôi kể qua sự tình, bằng cái tài dẻo miệng của chị, cũng bằng chỗ quà cáp không hề tầm thường mà Đan hậu mới hậm hực rời đi.
Về sau Tiểu Tuệ nhờ bản chất siêng năng mà được nội quan chú ý, cho thăng chức thái giám quản lý ngự hoa viên. Rồi như diều gặp gió mà tiếp tục thăng, thăng, thăng…. Cuối cùng thành tiểu thái giám hầu trong cung Thiên Long, có thể nhìn thấy thánh nhan mỗi ngày.
Tên nô tài này là kẻ biết “uống nước ngớ nguồn”, mỗi tháng đều lén về điện Vân Sàng chào hỏi tôi, lập đi lập lại lời thề sẽ dùng mạng báo ân. Haizz… mạng hắn đáng giá mấy đồng? Tôi cũng không quan tâm lắm.
.
.
Hoàng đế cuối cùng cũng lập ngôi thái tử, không như dự đoán của nhiều người, ông chọn Đinh Hạng Lang. Đứa trẻ này thật ra rất ngoan, tám tuổi đã hiểu biết không ít. Phạm Kiều Oanh đối với chuyện dạy dỗ con bỏ rất nhiều tâm huyết. Chị ta nghiêm khắc với thằng bé, tìm thầy giỏi về dạy cả văn lẫn võ. Các vị sư phụ của Lang nhi cũng toàn hàng thật giá thật. Một là Độ hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ – thi sĩ văn hay chữ tốt bậc nhất cả nước thời đó. Người kia không ai xa lạ là Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Về cái lý do vì sao Lê Hoàn – một người bộn bề công việc – chưa bao giờ thu nhận đệ tử lại đồng ý truyền dạy cho Hạng Lạng thì phải quay ngược thời gian về mấy năm về trước. Là lần tôi mạo phạm Ca Ông hoàng hậu, làm cô ta sinh non mà bị phạt quỳ trước Nguyệt Yên cung. Vị cứu tinh Lê Hoàn không chỉ cho tôi mượn áo mà còn đồng ý làm 1 việc để hoàng hậu thả người, miễn là việc này trong trái đạo lý, không nguy hại tới người khác và trong phạm vi sức lực của anh. Bây giờ tôi mới sáng tỏ vì sao ngày ấy Phạm hậu lại buông tha cho tôi dễ dàng như vậy. Ca Ông giữ lời hứa đó, tới lúc này mới yêu cầu anh thực hiện – chính là dạy dỗ Lang nhi. Xem ra đầu óc của Phạm Kiều Oanh cũng không tới nổi vứt đi, thỉnh thoảng cô ta cũng biết nắm bắt cơ hội lắm. Người như Lê Hoàn sẽ không dễ dàng bỏ thời giờ quý báu đi làm gia sư, cho dù là gia sư của hoàng tử.
Tất cả những điều này khiến nhị hoàng tử có thêm ưu thế trong vấn đề thu hút sự chú ý của bệ hạ. Lại nói tới Đinh Toàn chỉ mới 4 tuổi, Vân Nga thì không thiết tha với ngôi vị thái tử kia, không dưới năm lần khuyên hoàng đế xem xét lại. Sau một năm trời cân đo đong đếm, suy tính thiệt hơn, Đinh Tiên Hoàng cũng phong Hạng Lang làm hoàng thái tử.
.
.
Kỷ Mão (979), Thái Bình năm thứ 10, Tống Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 4
Những năm gần đây nghề bói toán và vẽ bùa trừ tà rất phát triển. Các ông thầy bói ăn ốc đoán mò, các ông đạo sĩ giả ma giả quỷ đều ăn nên làm ra. Chả là năm trước Đại Cồ Việt xảy ra động đất (Đại Việt Sử ký toàn thư viết rõ ràng nhé, Hoa Ban không bịa đặt đâu!), thời buổi khoa học chưa phát triển, con người thường giải thích các hiện tượng tự nhiên theo lối duy tâm. Họ bảo rằng Thổ thần nổi giận, vì thế nơi nơi dựng lên các ngôi miếu thờ, ngày ngày hương khói cầu nguyện thần đất.
Riêng tôi thì khá bình tĩnh đối với sự kiện này, thậm chí còn vô cùng thích thú. Cả mười mấy năm sống ở thế giới hiện đại, tôi chưa biết động đất là gì. Nay xuyên không về 1000 năm, lại may mắn chứng kiến mặt đất biến thành sàn nhảy. Chấn động chỉ xảy ra chừng một phút, người ngủ sẽ không hay, người say sẽ không biết. Chỉ có ai đang ngồi trước bàn trà hoặc người tập võ có giác quan nhạy cảm mới nhận ra sự dao động này. Tôi đoán chừng là do các mảng lục địa đang xô vào nhau, hoặc do vành đai lửa Thái Bình Dương không ổn định. Tóm lại là chỉ có tôi mới he he cười, người người đều oe oe khóc ^^ Bọn A Mẫn, Tiểu Phúc trong điện Vân Sàng tinh thần hoảng loạn. Sáng hôm trước, nàng hầu Tiểu An đã đề nghị Vân Nga gọi đạo sĩ đến trừ ma. Nguyên lai là có đêm nàng ta không ngủ được nên nổi hứng nghệ sĩ ra ngoài ngắm trăng, tiện thể vỗ béo cho lũ muỗi. Không ngờ đi loanh quanh thế nào lại tới gần phòng của tôi. Trong màn đêm đen như mực, nàng ta nhìn thấy một cái bóng trắng như ma quỷ, ngồi vắt vẻo trên cành cây, lát sau cái bóng bay vụt qua cửa sổ, chút ánh sáng trong phòng liền tắt lịm. Tiểu An sợ quá, nơm nớp chạy về giường. Từ đó luôn cho rằng điện Vân Sàng bị quỷ ám, mà nghiêm trọng nhất là gian phòng tôi đang ở.
Tôi rất muốn đính chính với Tiểu An rằng không phải “quỷ ám” mà là “Lê Hoàn ám”. Đêm đó tôi kể cho anh nghe, thế là họ Lê kia biết điều không mang theo Nguyệt Mao nữa. Haizzz… cái chàng này thật hết thuốc chữa, hẹn hò lén lút mà toàn mặc đồ chói. Có hôm gã diện một đôi giày lấp lánh, nhìn như Micheal Jackson trên sân khấu. Tôi hỏi ra mới biết là do cáo già tặng. Ban ngày Lê Hoàn không phát hiện ra, đến đêm nó bắt đầu lộ rõ nguyên hình. =))
Và thế là tôi tịch thu luôn cái thứ chớp chớp kia, khuya đêm đó Thập đạo tướng quân đáng kính đi chân không về nhà!?
Và đó là câu chuyện vui cuối cùng các bạn được nghe kể. Vì sau cái đêm ấy, hàng tấn bi kịch nối tiếp nhau xảy ra. Nụ cười không thấy đâu, nước mắt lại tràn trề.
Tôi không muốn người khác cũng chịu chung nỗi đau này, vì thế sẽ cố gắng làm nó bớt bi thương. Tôi không yêu cầu bạn khóc cùng tôi, chỉ xin đừng cười trên nổi đau của người khác! =))
.
.
Mùa xuân năm Kỷ Mão
Đan Gia hoàng hậu tổ chức yến mừng thọ, lễ vật tới tấp dâng lên Phụng Liên cung. Hoàng hậu hào phóng tặng quà lại cho bốn vị tỉ muội. Dương Vân Nga nhận được một cái trâm phụng rất đẹp, chị cẩn thận cất nó vào trong hòm trang sức.
Tháng 3 lại tới sinh nhật thứ 9 của Thái tử Hạng Lang. Từ ngày được sắc phong, Lang nhi đã có cung điện riêng là Kim Long cung. Yến mừng tuổi cũng được tổ chức ở đây. Tôi làm tặng cho thằng bé một bộ Origami tàu buồm rất công phu. Nói thật, tôi thương đứa trẻ này chỉ sau Toàn nhi. Thằng bé ngoan hiền và rất hiểu chuyện. Lê Hoàn cũng khen ngợi nó sáng dạ thông minh. Ban đầu anh dạy võ cho nó vì trách nhiệm, về sau thấy nó học nhanh lại bắt đầu dồn nhiệt huyết vào mỗi giờ dạy. Lang nhi đối với Lê Hoàn có một sự kính trọng khó nói nên lời, một tiếng “sư phụ”, hai tiếng “sư phụ”, chưa bao giờ dùng thân phận thái tử – triều thần để nói chuyện. Lê Hoàn khi không có ai còn vui vẻ xoa đầu nó, thậm chí tình cảm gắn bó hơn cả 4 đứa con trai ở nhà. Anh từng nói sau này Lang nhi lên ngôi, anh có thể dùng hết đời mình để phục vụ vương triều của thằng bé.
Đến trưa ngày hôm sau thì hoàng cung truyền đến tin dữ, Thái tử Hạng Lang đột nhiên bị đau bụng, khó thở, chảy máu cam. Sau 2 canh giờ thì tim ngừng đập. Lúc đó tôi đang cắm hoa trong điện, vừa nghe nô tài chạy vào báo đã ngỡ ngàng đánh rớt cái lọ. Miểng sứ vang tung tóe, giống như tâm trạng bị xé thành vạn mảnh.
Lúc hai chị em tôi tất tả chạy tới thì điện Kim Long đã ngập tràn không khí đau thương. Hai hàng cung nhân quỳ trước cửa khóc đến vật vã. Đinh Tiên Hoàng ngồi bên thi thể con trai, mặt ông cũng trắng bệch như mặt thằng bé. Ca Ông hoàng hậu thì đã ngất từ bao giờ. Tôi nép sau lưng chị, nhìn toàn cảnh ảm đạm trong phòng. Ở một góc khuất tôi trong thấy Lê Hoàn. Tóc mái của anh xòa lòa nhưng không che giấu được đôi mắt đỏ ngầu, long lên sòng sọc. Đồ đệ duy nhất của anh lại đột ngột ra đi như thế!
Toàn bộ ngự y được triệu tập, bệ hạ lệnh trong ba ngày phải tìm ra nguyên nhân. Ngự y chuẩn đoán là trúng độc, một thứ cổ độc hiếm gặp mà tốc độ lây lan qua đường máu rất cao. Người bị nhiễm có thể chết trong một đêm nếu không phát hiện sớm. Nhưng cho dù có phát hiện sớm thì cũng chỉ có thể uống dược giảm tốc độ phát độc, sau vài ngày cũng sẽ mất mạng. Người chống cực giỏi nhất cũng chỉ có 1 tháng. Dấu hiệu đầu tiên của nhiễm độc chính là ba chấm đỏ trên cổ tay trái.
Tôi không thể tin được là có loại thuốc độc thần kì như vậy tồn tại trên đời này. Theo kiến thức hóa học ít ỏi mà tôi biết, chỉ có vài loại hóa chất khủng khiếp đe dọa mạng người trong thời gian ngắn. Trong chiến tranh thế giới I và II, người ta từng dùng sarin – một chất độc có cấu tạo phân tử phức tạp gồm Photpho hóa trị 5, 3 cụm CH3, cùng 2 Oxi và 1 Flo. Sarin là một chất không mùi nhưng tác động lên thần kinh cực mạnh. Tiếp xúc với sarin dạng khí chỉ mất vài giây để khiến thị giác suy giảm và suy hô hấp dẫn tới tử vong. Sarin lỏng thì kéo dài thành vài phút, hoặc vài giờ. Nhưng đây là chất độc tổng hợp, phải được điều chế trong phòng thí nghiệm, thời cổ đại căn bản là không thể có.
Loại độc thái tử mắc phải lây qua đường máu, tôi đoán là một thứ tương tự nọc rắn, gây tê liệt từng bộ phận rồi khi đến tim thì nạn nhân chết. Nhưng vấn đề là thứ cổ độc này không có cách nào nhận diện, nó không có màu sắc và hương vị, mùi vị nào cụ thể. Ngự y phát hiện trên ngón tay trỏ của hoàng tử có một vết xước đã đóng vẩy, giống như vô tình đụng phải vật nhọn nào đó. Thế là cả điện Kim Long bị niêm phong, từng món đồ vật, kể cả quà cáp trong ngày sinh nhật cũng được kiểm tra kĩ.
Tháng 9, trời hay đỗ mưa vào buổi sáng, hoàng cung Hoa Lư vẫn đau buồn vì cái chết của thái tử. Lang nhi và Toàn nhi kể ra không quá thân nhưng bọn trẻ là những người anh em – bạn bè duy nhất của nhau. Không thấy Lang nhi đến điện Vân Sàng chơi nữa, Toàn nhi thường khóc nháo đòi gặp ca ca. Chị tôi phải gạt thằng bé là ca ca bận học. Mỗi lúc như vậy, tôi thấy đau lòng mà rớt nước mắt. Ca Ông hoàng hậu ngã bệnh hoàn toàn, cả người như kẻ mộng du không lúc nào tỉnh táo. Tôi đành bế Nguyệt nhi – cô công chúa út của bệ hạ về cung Vân Sàng chăm sóc luôn. Thế là hai đứa trẻ mất anh trai chơi với nhau nhưng trong lòng chúng chưa khi nào quên Hạng Lang. Có lần tôi nghe bọn trẻ nói chuyện:
-Con châu chấu này bị hư rồi, muội sẽ kêu ca ca sửa lại!
-Ca ca bận học rồi, mẫu hậu nói phải chờ ca ca học xong mới đi chơi được!
Một buổi sáng đầu tháng 10, trời lại mưa rả riết. Gần đây không lúc nào tôi nhìn thấy ban mai, chỉ thấy nắng trưa gay gắt và nắng chiều ảm đạm. Vân Nga thức dậy sớm như mọi khi, hôm nay tôi thay Tiểu Phúc giúp chị chải tóc. Đã hơn nửa năm rồi mà hung thủ hại chết thái tử vẫn chưa được tìm ra. Nghe bệ hạ nói ông đã cho người đi mời Độc y vương – một chuyên gia bào chế độc dược ở Trung Nguyên. Người này hành tẩu giang hồ, rày đây mai đó nên muốn tìm được không hề dễ dàng. Mất đi thái tử, đương nhiên bệ hạ sẽ tính tới chuyện lập một thái tử khác. Năm nay Toàn nhi lên 6 rồi, Vân Nga cũng không có lý do nào thoái thác nếu bệ hạ muốn thằng bé làm thái tử. Nhưng điều tôi và chị cùng lo sợ là liệu kẻ đó có tiếp tục giết Đinh Toàn hay không. Kẻ đó là ai? Không ít phỏng đóan được đưa ra. Tuy không ai dám cuồng ngôn nhưng chắc chắn không ít người cho rằng do chị tôi làm. Hạng lang chết, Toàn nhi sẽ lên thay, thử hỏi ai là người có lợi nhất?
Nhưng thực chất Vân Nga không bao giờ làm ra cái chuyện ác nhân như vậy, họ không biết chính nhờ Vân Nga mà Hạng Lang mới dễ dàng ngồi lên cương vị đó. Riêng tôi thì tôi nghi Nam Việt Vương. Con người anh ta hoàn toàn có năng lực làm điều này. Nếu tham vọng của anh ta không dừng lại, người chết tiếp theo sẽ là Đinh Toàn. Dạo gần đây vương phủ rất im ắng. Cứ đều đặng ngày 15 mỗi tháng vương gia mới vào cung vấn an mẫu hậu và phụ hoàng, bề ngoài không có gì khả nghi. Nhưng kẻ biết che giấu như Đinh Liễn lẽ nào lại không có tài diễn kịch?
Tôi mãi lo nghĩ ngợi thì nghe Vân Nga hô lên một tiếng
-Ái! Kiều Nga, đau quá!
Hóa ra tôi đã đâm cây trâm quá sâu, trúng vào da đầu chị.
-Ôi, muội xin lỗi, tỉ tỉ không sao chứ?
Vân Nga nhìn tôi qua tấm gương cười cười
-Nha đầu, muội đang tương tư ai mà nhập tâm dữ vậy?
Tôi làm mặt giận trề môi
-Làm gì có!
Tôi nâng tay sửa sang lại tóc cho chị. Vân Nga thường búi tóc kiểu đóa hoa đơn giản, cài thêm ít trâm trang trí trên đầu. Tôi chăm chú bó lọn tóc mềm vào bên trong nhụy hoa thì nghe chị hỏi
-Kiều Nga, cây trâm muội cầm là của Đan Gia hoàng hậu tặng phải không?
Tôi nhìn về món đồ trên tay
-Muội không nhớ nữa… muội lấy trong hòm trang sức, tình cờ thấy nó đẹp nên đem ra dùng. Sao vậy tỉ?
Vẻ mặt chị có chút trầm ngâm khó đoán rồi chị giơ bàn tay thon thả ra
-Đưa cho ta!
Tôi không hiểu mô tê gì, ngơ ngẩn đặt trâm vào tay chị. Vân Nga đẩy cửa sổ, cho ánh sáng lọt vào nhiều hơn rồi chăm chú nhìn cây trâm. Tôi cũng tò mò nhìn theo.
-Trâm cài tóc đều có quy cách riêng. Loại trang trí chỉ dài 9 phân là cùng, loại để giữ tóc dài 18 phân… Còn cây này… dài ít nhất 22 phân!
-Hả???
Vân Nga thần sắc ngưng trọng, ngón tay sờ vào đầu nhọn cây trâm rồi mơ hồ nói:
-Không phải do muội bất cẩn, mà thật ra vì trâm dài hơn bình thường…
Thế rồi chị liền xổ cả mái tóc ra, tôi kêu oái lên. Huhu… người ta mất cả buổi mới làm được mà! Vân Nga ngồi liền xuống giường, tay vạch tóc, miệng gọi tôi
-Kiều Nga, nhìn chỗ này cho tỉ!
Tôi ngó lên đầu chị, chỗ da đầu bị lộ ra có một chấm đỏ, chắc là do tôi đâm vào.
-Xin lỗi, muội làm tỉ bị thương rồi…
-Có thấy máu không?
-Dạ có, một chút xíu à!
-Vân Nga, lập tức gọi Chu thái y ở ngự y phòng tới!
-Hả???
Tôi hồ đồ nhìn chị. Sắc mặt chị không tốt lắm, mắt đã đỏ hoe
-Nhanh đi!
Tôi có một linh cảm cực kì xấu, vội vã xốc váy chạy ra ngoài. Tôi chạy như ma đuổi đến thẳng ngự y phòng rồi đích thân lôi ông đại phu già chạy trở về cùng tôi. Chu thái y vào bắt mạch, tỉ tỉ căn dặn.
-Nói với bọn Tiểu Phúc, A Mẫn là ta bị cảm mạo, có khách khứa tới đây đều miễn tiếp!
Tôi nghe lời làm ngay. Chu thái y vừa bắt mạch vừa nhíu mày, mồ hôi rịnh ra trên trán. Sau đó rất nhanh mở hòm thuốc đem theo, lấy một viên đan màu trắng đưa cho chị. Vân Nga không thèm hỏi thuốc gì, liền nuốt vào bụng. Uống xong bát trà, chị nhẹ nhàng hỏi
-Bổn cung còn bao nhiêu thời gian?
-Tâu hoàng hậu, hiện tại nhờ phát hiện sớm, cùng lắm là 1 tháng!
Họ đang nói cái gì vậy nhỉ? Tôi mờ mịt nhìn chị rồi lại nhìn ông đại phu già.
-Nghe lời bổn cung, tuyệt đối không để lộ ra. Đây là chi phiếu thanh toán bằng tiền nhà Tống. Ông cầm lấy rồi tự mình tìm cách rời cung đi… tốt nhất là rời khỏi Đại Cồ Việt luôn!
-Hoàng hậu… chuyện này…
-Coi như bổn cung xin ông!
Lão già ngẩn đầu, bao nhiêu suy nghĩ cuồn cuộn trong cặp mắt già nua, sau đó ông thở dài nhận chỗ tiền
-Vâng, hạ nhân tin vào phúc khí của hoàng hậu. Người là một hoàng hậu có lòng yêu nước thương dân, ông trời sẽ để mắt phù hộ!
Tôi đờ đẫn nhìn ông già quỳ lạy chị rồi cáo lui. Vân Nga gọi tôi ngồi xuống giường và hai chị em tôi ôm nhau. Mặc dù tôi không hiểu lắm nhưng tôi vẫn cảm nhận được tính nghiêm trọng của vụ việc, tôi vô thức rơi nước mặt, gói đầu lên vai chị. Vân Nga im lặng ôm tôi một lát rồi từ từ tách ra. Chị nhẹ nhàng tháo nạm che mặt, hai bàn tay vuốt ve bên má tôi, giọng nhị rất nghiêm túc
-Kiều Nga, tỉ tỉ hỏi muội, muội phải nói thật lòng!
-Dạ?
-Khuôn mặt này đã có ai biết chưa?
-Dạ chưa!
-Thật không?
-Vâng ạ!
-Uhm… kể cả… Lê Hoàn?
Tôi giật mình nhìn vào đôi mắt sắc bén và đẹp đến lộng lẫy. Đây chính là Hoàng hậu Dương Vân Nga mà lịch sử ghi lại. Tâm tư của chị sâu thế nào, tư duy của chị nhạy bén ra sao, có lẽ tôi chưa từng hình dung hết. Lúc này đây, ánh mắt như ngọn đèn soi vào mọi ngõ ngách trong tâm hồn tôi, như muốn nhìn thấy mọi sự tình thế gian. Tôi không cách nào thốt lên một lời nói dối. Tôi thành thật thưa với chị
-Dạ. Ngài ấy cũng không biết!
Vân Nga thở ra nhẹ nhõm, sau đó liền nghiêm túc hơn mà khuyên răng tôi
-Kiều Nga, muội và tướng quân, hai người không thể đâu!
-Dạ?
-Muội phải bỏ ngay cái suy nghĩ này đi. Tỉ tỉ xin lỗi vì can thiệp vào chuyện tình cảm của muội nhưng từ bây giờ muội không thể sống tùy ý. Nói tỉ nghe, trước nay có khi nào tỉ bạc đãi muội chưa?
-Chưa ạ!
-Nếu có chuyện gì xảy ra, tỉ sẵn sàng thay muội gánh vác, bất chấp hậu quả thế nào, muội có tin không?
-Có ạ!
-Tỉ có thể vì muội mà không cần mạng sống, muội tin chứ?
-Tin ạ!
-Được, vậy ta hỏi muội: Muội có thể vì ta mà hy sinh cuộc đời mình không? Hãy nói thật, cho dù muội không dám tỉ cũng không trách…
Câu hỏi này tôi không đáp ngay. Là con người ai chẳng sinh ra với lòng ích kỷ. Bản năng không cho phép ta từ bỏ mạng sống vì một cá thể khác. Sinh tồn là cái cốt của mọi sinh vật. Hỏi tôi chết để người khác sống? Tôi có quyền đắng đo chứ! Nhất là khi người đó không phải máu mũ ruột rà, dù thân thể tôi mang là Dương Kiều Nga, nhưng ý thức của tôi luôn luôn là Trần Thị Vân Nga. Tôi lại nhớ tới cuộc sống trước kia, nhớ tới niềm hy vọng được trở về nhà. Cũng phải, hiện tại tôi đang sống cho người khác, chẳng có lý nào không dám tiếp tục sống cho một người khác nữa. Đây là Dương Vân Nga của Việt Nam – người phụ nữ thép với sắc đẹp, tài trí, người làm thay đổi vận mệnh đất nước. Ở bên chị là vinh hạnh quá lớn của tôi rồi.
-Muội làm được! Muội có thể vì tỉ mà làm mọi việc!
Nghe được câu nói này chị cười như mùa xuân, chưa bao giờ nụ cười của chị lại hút hồn như thế. Vân Nga rơi lệ và ôm tôi lần nữa, tôi nghe chị vừa khóc vừa nói
-Tỉ biết, tỉ biết muội muội rất tốt mà! Ta xin lỗi vì đã kéo muội vào chuyện này. Lúc còn ở nhà, người ta muốn bảo vệ nhất chỉ có muội. Nhưng giờ vào cung, ta muốn bảo vệ cả bệ hạ, Toàn nhi, con dân và lãnh thổ Đại Cồ Việt… Có quá nhiều thứ ta phải trãi lòng, trái tim ta phải tự động mở rộng ra mà đón tiếp tất cả… Kiều Nga, ta xin lỗi vì không thể xem muội muội là nhất nữa. Bây giờ, quan trọng nhất chỉ có non sông này… Muội có thể tha thứ cho tỉ không?
Vân Nga hỏi tôi như thế. Chị quá vĩ đại, vĩ đại tới nỗi không thể xem trọng tôi hơn Đại Cồ Việt. Trời ạ, tôi là cái gì so với cả một đất nước mà đòi chị phải xem trọng chứ? Tôi biết mình không đáng giá tới như thế và tôi chưa bao giờ oán trách khi người chị này lại có tấm lòng yêu thương quảng đại như vậy.
-Không, muội không thấy thiệt thòi gì hết! Tỉ tỉ là vĩ nhân, vĩ nhân chỉ lo chuyện lớn!
-Kiều Nga, ta bị nhiễm cổ độc rồi, muội nghe Chu thái y nói đó, sợ là không sống hết tháng này. Ta có thể chết nhưng Dương Vân Nga thì không thể. Khi ta chết đi, hoàng hậu Dương Vân Nga vẫn phải sống. Muội có hiểu không?
Tôi trợn mắt nhìn chị. Lúc này hai khuôn mặt giống nhau như đúc đang đối diện, cứ như hình ảnh phản chiếu trong tấm gương…
-Không… muội… muội không làm nổi đâu! Muội không thông minh như tỉ, muội cũng không có tài ăn nói… muội…
-KIỀU NGA!
Giọng chị bỗng nhiên cao vút
-Nhìn ta, nhìn ta đi! Muội là em gái song sinh của ta, hai chúng ta có tâm linh liên thông. Muội chỉ cần nhớ muội là Dương Vân Nga, không cần phải thấp thỏm so sánh ai hơn ai. Muội chỉ việc nói với mình: “Ta là Trinh Minh hoàng hậu”, lúc đó muội sẽ nói những gì tỉ nói, nghĩ những gì tỉ nghĩ, muội phải tin như thế!
Tôi càng mờ mịt hơn. Thật sao? Tôi có thể hóa thành Vân Nga 100% sao? Tôi và chị vốn có 2 linh hồn, 2 lối tư duy, làm cách nào mà đồng bộ được? Trong khi tôi đang đắng đo nghĩ ngợi thì Vân Nga đột nhiên gập người, rên khẽ.
-Tỉ tỉ?
Trán chị lấm tấm mồ hôi. Tôi nhìn xuống cổ tay Vân Nga, một nốt đỏ đã hiện ra, độc đang phát tán. Tôi rối lên khóc nức nở. Như vậy là sao? Nhân vật huyền thoại của lịch sử sẽ chết như thế sao? Vậy tiếp theo không lẽ Dương Vân Nga kia chính là tôi? Người khoát áo long cổn tôn Lê Hoàn làm vua, người trở thành hoàng hậu triều Lê… nếu tỉ tỉ đã dừng bước đời ở đây thì ai sẽ làm những việc đó?
Đầu óc tôi xoay mòng mòng… thế kỉ 21…. Xuyên không… chị em song sinh… Dương Kiều Nga, Lê Hoàn, Đinh Bộ Lĩnh…. Đây không phải mối tình tay 3 như các nhà sử học nhận xét, rõ ràng Lê Hoàn không có ý gì với chị tôi, người anh yêu là tôi, là Dương Kiều Nga mà!
Nếu vậy, ngàn trang sử sách của Ngô Sĩ Liên, của Lê Văn Hưu, của Ngô Thì Sĩ, của Trần Trọng Kim… tất cả sử gia nổi tiếng Việt Nam đều ghi chép bề nổi của lịch sử, còn bề chìm – sự thật phía sau lại diễn biến một cách không ai ngờ!
/59
|