Nhà không chủ không khác gì bầy chó hoang, nước một ngày không vua thế nào cũng loạn. Ngay sau khi tiên hoàng băng hà, quan thần lục đục chuẩn bị lễ đăng quang cho Vệ Vương. Bặc, Điền, Cơ, Tú cùng Lê Hoàn giờ là những nhân vật chủ chốt trong triều đình. Tiên hoàng ra đi bất ngờ, lòng người còn nhiều tiếc thương, lễ tôn vua mới cũng không có gì vui vẻ. Tòan nhi mới 6 tuổi, chỉ biết đứng im cho cung nữ mặc quần áo. Bảo nó đi thì nó vâng theo, kêu nó ngồi, nó cũng không dám đứng.
Tôi mặc sắc phục đỏ rực, chim phượng lộng lẫy đậu trên tà váy. Đầu cài trâm loan, tết tóc mẫu đơn, da không thoa phấn đã trắng nõn, môi thêm chút son đã đỏ hồng. Tôi dắt tay Toàn nhi đi dọc chiều dài của Chính Nghiêm điện. Thằng bé thấy đông người rất sợ sệt mà nép sát vào tôi. Hai người, một lớn một nhỏ cứ thế mà đi trong không khí trang trọng, người người khom lưng cúi đầu.
Lễ đăng quang rất đơn giản. Áo long cổn đã được nội cung chuẩn bị chu đáo, cắt may đúng cỡ của Toàn nhi. Chỉ có Mũ Miện là không cách nào làm mới. Thế nên khi thằng bé đội lên, cái nón còn to hơn đầu nó, 12 chuỗi hạt châu dài đến cổ, nhìn rất buồn cười. Lễ mặc long bào đã xong, toàn triều không ai nhắc ai đồng loại quỳ xuống, tiếng tung hô vang dậy như sấm:
-Ngô hoàng vạn tuế, vạn tuế, vạn, vạn tuế!
Toàn nhi tròn xoe mắt, tiếng hô làm nó hơi hoảng. Tôi đứng bên cạnh khích lệ, nhắc nó làm theo những gì đã được dạy. Thằng bé liếm liếm môi cứ như vừa uống xong cốc sữa, lần là một hồi mới yếu ớt nói:
-Tất cả bình thân!
Câu này ý thì lớn mà giọng điệu thì trẻ con, tôi cứ tưởng Toàn nhi đang nói: “Mẫu hậu, hoàng nhi muốn ăn bánh gạo!” =)) Với cương vị là Quốc công, Nguyễn Bặc là một trọng thần rất có uy trong triều. Ông thay mặt ấu chúa sắp xếp những công sự cần giải quyết cấp bách. Ví dụ như đặt thụy hiệu cho tiên đế. Qua sự thống nhất với Lưu Cơ, Trịnh Tú và Đinh Điền, Đại Thắng Minh hoàng đế có thụy hiệu là “Đinh Tiên Hoàng”.
Đăng quang gấp gáp, ấu chúa nhỏ tuổi có quá nhiều việc không thể lo chu tất. Bệ hạ chưa đủ khả năng đặt niên hiệu, vẫn gọi là Thái Bình năm thứ 10. Cả đế hiệu cũng bị bỏ qua. Những vấn đề này cần thời gian dài bàn bạc, tốt nhất là để bệ hạ lớn thêm một chút rồi tự đặt. Những tên gọi này không chỉ là gọi cửa miệng mà còn nói nên chí hướng, vận mệnh một triều đại. Người có sức ảnh hưởng lớn như Nguyễn Bặc hay người văn hay chữ tốt như Lưu Cơ cũng không dám tùy tiện thay vua đặt bừa. Tôi ngồi ở ghế phượng bên dưới chỉ có thể cười nhợt nhạt. Xem ra Toàn nhi không kịp lớn để làm những việc này rồi…
Sau đó là đến chuyện lo hậu sự cho Đinh Tiên Hoàng, tân đế chủ trì các nghi thức, cả nước để tang 7 ngày. Là mẹ ruột (giả mạo) của tân đế, triều đình suy tôn tôi là Dương hoàng thái hậu, cũng tung hô thiên tuế mấy lần. Lúc này đây, tôi không hiểu vì sao mình rất bình tĩnh, một chút sợ sệt cũng không có. Chẳng lẽ Vân Nga nói đúng, tôi là chị và chị là tôi, tâm linh chúng tôi tương thông như một.
Đợi lúc Nguyễn Bặc đã nói hết những gì quyền hạn ông được phép nói. Tôi mới thong thả đứng dậy, bước lên đài cao, đứng cạnh hoàng thượng. Cả sân triều trở nên im phăng phắt. Đây chính là trung tâm quyền lực của một quốc gia, đứng ở nơi này không khỏi kích thích lòng tham vọng của con người. Hoàng đế được xem như thiên tử, nắm quyền sinh sát trong tay. Khối vàng chạm hình rồng khổng lổ nằm nghiêng dọc theo hai hàng bậc thang. Nó cao sang, lộng lẫy và uy quyền biết mấy… Tôi đảo mắt nhìn một vòng quan văn bên phải, quan võ bên trái rồi cất giọng trang nghiêm, hoàn toàn bộc lộ phong cách một thái hậu nên có. Phải chi tôi không quá trẻ thì sẽ giống các bà thái hậu trong phim lắm.
-Các vị triều thần đứng đây đều là những trụ cột không thể thiếu của Đại Cồ Việt. Nay tiên hoàng ra đi đột ngột, chưa kịp dặn dò hậu thế, ai gia tin rằng không ít người trong lòng có mối hiềm nghi. Chúng ta là quan thần một nước, không đoàn kết thì dễ bị ngoại ban chia rẻ. Vì lẽ đó, việc cấp bách bây giờ là tìm cho ra loạn tặc Đỗ Thích. Hắn trốn đã 2 ngày nhưng không lý nào ra khỏi hoàng cung. Ta tin dưới sự sắp xếp của Đinh quốc công, kẻ tội nghịch tầy trời này sẽ sớm bị hành hình!
Ngừng lại một lát, tôi lấy hơi để duy trì phong độ đang có
-Hiện tại bệ hạ ít tuổi chưa phát huy được tài trí xử lý chuyện lớn nhỏ trong nước. Ai gia với tư cách là hoàng thái hậu Đại Cồ Việt, phong Thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm Nhiếp chính vương kiêm Điện tiền chỉ huy sứ. Vương gia có thể chọn một tâm phúc thay ngài quản Tràng An thành, đồng thời tự cân nhắc điều động thêm nhân lực khi cần thiết. Nguyễn Bặc vẫn là Quốc công, trợ giúp Nhiếp chính vương làm quen với công việc mới. Các vị quan thần khác vẫn giữ chức vụ của mình như Đinh Tiên Hoàng đã phân phó!
Tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần để đối phó với sự phản bác của triều đình. Dẫu sao Lê Hoàn vẫn là người khác họ, vừa nhiếp chính vừa nắm binh quyền, như thế không khác nào để cả Đại Cồ Việt vào tay ngoại tộc. Mỗi lời nói của tôi đều tác động không ít tới sắc mặc của các quan, rõ ràng nhất là bốn người Bặc, Điền, Cơ, Tú. Các ông vừa là thần, vừa là tri kỉ của tiên đế, đối với họ Đinh không thể nghi ngờ lòng trung thành. Nay vua còn nhỏ tuổi, ý thức giữ ngôi báu cho họ Đinh càng trở nên mãnh liệt.
Không ngoài dự đoán, Nguyễn Bặc đã đứng ra khỏi hàng, làm người đầu tiên muốn đấu khẩu với tôi:
-Tâu Thái hậu nương nương, vi thần cho rằng sắp xếp thế này là chưa thỏa đáng. Năm xưa nhà Chu có vị Nhiếp chính vương tên Chu Công, vốn là em ruột của Vũ Vương. Khi Thành Vương lên ngôi tuổi còn quá nhỏ, Chu Công thay ấu chúa quán xuyến chuyện trong ngoài. Ông nổi tiếng là bậc hiền tài, đức độ, còn là người trong hoàng tộc nhà Chu. Ấy thế mà còn bị người ngoài kiêng kị, nghĩ rằng Chu Công gây bất lợi cho vua nhỏ. Nay Thái hậu nương nương để Lê tướng quân nhiếp chính, ngài không phải họ Đinh, lại có sức ảnh hướng lớn ở Nam thành. Thần e rằng… người ngoài nhìn vào sẽ đặt điều nói xấu, tổn hại đến danh dự của Lê đại tướng!
À há, lão Quốc Công ăn nói rất khéo, nghe như là đang đứng lên lập trường của Lê Hoàn mà phân tích thị phi. Lại còn lôi giai thoại lịch sử của đất Bắc ra nói lý lẽ. Lo cho danh dự của Lê Hoàn? Có cần giả tạo như thế không?
Tôi tìm bóng hình quen thuộc ở hàng quan võ, anh đứng ở vị trí đầu, mắt nhìn xuống đất, nón giáp che đi vầng trán, quân phục cứng nhắc, áo giáp bóng loáng, tay cầm hờ chui kiếm bên hong. Mặt Lê Hoàn hơi cúi, không nhìn ra bất cứ biểu cảm nào.
-Lê tướng quân?
Lê Hoàn như thể đoán trước tôi sẽ gọi, rất điềm tĩnh mà ngẩn mặt lên, nhẹ nhàng bước ra giữa sân triều, sau đó đĩnh đạt khụy một chân quỳ xuống
-Tâu Thái hậu, có mạc tướng.
-Lời Quốc công vừa nói, khanh thấy thế nào? Không lẽ vì sợ lời ác ý dèm pha mà không dám đảm đương trách nhiệm này?
-Tâu, không phải như thế.
-Tốt! Nhiếp chính vương đã không ngại, Đinh Quốc công cũng không cần vì ngài mà bận tâm suy nghĩ… Còn về chuyện khác họ, các vị cũng biết hoàng tộc hiện tại neo đơn, tìm đâu ra một người họ Đinh ra nhiếp chính? Chẳng lẽ để nhị vị công chúa trói gà không chặt đi làm đại sự? Hay là… quan Ngoại giáp Đinh Điền cảm thấy họ Đinh của ngài chính là cùng tộc với bệ hạ, xứng đáng làm người của hoàng thất?
Tự nhiên bị nêu tên ra, Đinh Điền không khỏi có chút giật mình mà quỳ ngay xuống:
-Bẩm Thái hậu, vi thần không dám!
Tôi khẽ cười nhìn khuôn mặt méo mó của bốn lão cận thần. Dù tôi không phải Dương Vân Nga ngày trước nhưng không có nghĩa là dễ bị lép vế trước các người. Lão giở trò luận biện, tôi cũng xảo biện cho lão xem! Mắt thấy Toàn nhi hình như sắp ngủ gật rồi, tôi mới nhẹ nhàng kết thúc buỗi lễ
-Được rồi, các người đứng hết lên. Ai gia trước nay đối với Đinh triều thế nào các khanh đều rõ, tài đức của Nhiếp chính vương thế nào các khanh cũng biết thừa. Không cần hoài nghi sự sắp xếp của ai gia. Việc lớn bây giờ là nhanh chóng đưa tiễn tiên đế về hoàng lăng, lùng bắt nghịch tặc Đỗ Thích. Bệ hạ, người thấy có đúng không?
Toàn nhi không biết chữ “bệ hạ” là đang gọi nó, chỉ khi thấy tôi nhìn chăm chăm mới giật mình ngoan ngoãn gật đầu:
-Dạ phải… thưa mẫu hậu.
-Vậy chúng ta nhanh chóng bãi triều để thi hành thôi!
-A… dạ… bãi triều, bãi triều!
Đinh Toàn nghe nói có thể ra khỏi đây liền vui sướng. Quần thần không biết làm gì hơn, chỉ đành quỳ xuống hô vạn tuế rồi thiên tuế đưa tiễn Hoàng đế và Thái hậu ra khỏi điện Chính Nghiêm.
.
.
Linh cữu Đinh Tiên Hoàng được đoàn người bao gồm hoàng thân, triều thần, cung nhân và cả dân thành Hoa Lư đưa tiễn đến sơn lăng Trường Yên (nay thuộc tỉnh Ninh Bình), hoàng lăng xây ở phía sau núi Mã Yên. Nam Việt Vương cũng an táng cùng ngày. Mộ Đan Gia hoàng hậu nằm ở giữa chồng và con. Tôi rất muốn đưa Dương Vân Nga đến đây, để chị an nghỉ bên cạnh hoàng đế nhưng tiếc thay không thể. Lấy thân phận là Dương quyến nữ, chị ấy không được vào hoàng lăng.
Cái chết của “tôi” không nhiều người biết vì sự ra đi của một vua, một hậu, một hoàng tử đã chiếm hết sự chú ý của hoàng triều, kể cả Lê Hoàn. Điều tôi sợ nhất chính là anh ấy. Lê Hoàn phải làm sao? Sự thật này có đau đớn như cái chết của bệ hạ và Đinh Liễn không? Năm nay đã có quá nhiều người rời xa anh rồi, thêm một Dương Kiều Nga, làm sao Lê Hoàn chịu nổi?
Những đồng vàng mã bay phất phơ trong gió, nhang khói cuồn cuộn làm mắt tôi cay xè. Nước mắt rơi không chỉ vì khói mà còn vì trái tim quặng thắt, đau tới không thở nổi. Hạ huyệt, tôi hốt nắm đất thả xuống mộ.
“Dân nữ là Trần Thị Vân Nga, trước kia là Dương Kiều Nga, còn bây giờ là Dương Vân Nga. Bệ hạ cảm thấy khó hiểu? Không sao, mệnh kiếp của ta rắc rối như vậy đó. Ta không tài cán gì nhưng xin lấy mạng ra mà thề, sẽ bảo vệ Tân đế chu toàn, cũng bảo vệ non sông của bệ hạ. Người đã có công thống nhất Đại Cồ Việt, dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi không quên. Người cũng đã cho con dân một thời kì hòa bình, an cư lập nghiệp. Thế hệ con cháu càng ghi nhớ. Nay sứ mệnh của người đã hoàn thành, Đại Cồ Việt này xin giao lại cho ta cùng Lê Hoàn. Chúc bệ hạ dưới suối vàng tìm được Dương hậu, kể từ nay dân nữ sẽ là Dương Vân Nga của trần thế, sẽ viết tiếp bộ kì sử không ai biết này!”
Lễ an táng nhiều nghi thức rườm rà, chờ khi hoàn thành thì đã sắp hoàng hôn. Tôi dẫn theo đoàn cung nữ dài thườn thượt quay về điện Vân Sàng. Trên đường đi có gặp Phạm Kiều Oanh. Nàng ta đem theo một tì nữ và ít hành lý chuẩn bị rời cung. Bây giờ tôi là thái hậu, các vị hoàng hậu khác gọi nôm na là “di thái hậu” nhưng không có quyền hành gì, chủ trương là cho xuất cung hoặc ở lại biệt cung. Vương triều có vua mới, hậu cung của tiên đế phải sạch quang. Đây là một quy tắc tránh nạn loạn luân.
Phạm Kiều Oanh điềm đạm hành lễ với tôi, nét mặt nhu mì không còn một chút đanh đá của ngày trước nữa:
-Phạm thị thỉnh an Thái hậu nương nương!
-Miễn lễ, di thái định về nhà mẹ đẻ?
-Bẩm, Phạm thị sẽ đến chùa Am Tiên, xuống tóc tu hành.
-Sao? Di thái muốn xuất gia?
Phạm Kiều Oanh nhìn tôi một cái rồi nhìn ra đâu có phía chân trời:
-Phạm thị kiếp này vì sống không ngay thẳng mà trời phạt mất đi con trai. Nay xin được quy y cửa phật cầu cho linh hồn Lang nhi siêu thoái, cầu cho Thái hậu trường thọ, họ Đinh vững bền… Quế Nguyệt công chúa xin nhờ Thái hậu để tâm chăm sóc, khi công chúa cặp kê lại phiền Thái hậu tìm gia đình bình thường mà gả đi. Phạm thị cả đời không quên ơn!
Đối với người phụ nữ này, tôi không còn chán ghét như ngày trước. Nàng vào cung khi mới 18, lại có nhan sắc, đương nhiên sẽ mơ mộng một cuộc sống phú quý vinh hoa. Kiều Oanh trẻ người non dạ, giống như nghé con không sợ cọp, cư nhiên tỏ ra đanh đá ghen tuông, làm không ít người phật ý. Nay đã gần 10 năm trôi qua, thanh xuân cũng không còn dài, đời trãi qua mấy phen bất hạnh nên mới biết trời cao đất dầy. Bây giờ Phạm Kiều Oanh chỉ là một quả phụ mất hết niềm tin trong cuộc sống mà chọn kiếp tu hành…
Tôi dịu dàng cằm tay nàng, chân thành mà nói
-Di thái cứ yên tâm, ai gia vốn thương mến Nguyệt nhi từ nhỏ, sẽ không để nó trong cung bị ai ức hiếp hay chịu thiệt thòi. Vốn là tỉ muội cùng chồng với nhau, khó tránh khỏi mâu thuẫn ganh ghét. Nay chúng ta đều không còn là đương kim hoàng hậu, hy vọng sau này gặp lại thì có thể ung dung mỉm cười.
Phạm Kiều Oanh im lặng rơi nước mắt. Tự nhiên tôi nhớ đến bốn chữ “hồng nhan bạc mệnh”. Vậy rồi nàng ta cùng tì nữ đi về phía cổng thành, tôi cùng đoàn a hoàn đi vào trong hậu cung. Nàng bước ra khỏi thế giới quyền lực hào nhoáng mà tàn khốc, tôi chính thức dấn thân vào cái bể vinh hoa lắm thăng trầm… Khó nói ai đáng thương hơn ai!
Tôi mặc sắc phục đỏ rực, chim phượng lộng lẫy đậu trên tà váy. Đầu cài trâm loan, tết tóc mẫu đơn, da không thoa phấn đã trắng nõn, môi thêm chút son đã đỏ hồng. Tôi dắt tay Toàn nhi đi dọc chiều dài của Chính Nghiêm điện. Thằng bé thấy đông người rất sợ sệt mà nép sát vào tôi. Hai người, một lớn một nhỏ cứ thế mà đi trong không khí trang trọng, người người khom lưng cúi đầu.
Lễ đăng quang rất đơn giản. Áo long cổn đã được nội cung chuẩn bị chu đáo, cắt may đúng cỡ của Toàn nhi. Chỉ có Mũ Miện là không cách nào làm mới. Thế nên khi thằng bé đội lên, cái nón còn to hơn đầu nó, 12 chuỗi hạt châu dài đến cổ, nhìn rất buồn cười. Lễ mặc long bào đã xong, toàn triều không ai nhắc ai đồng loại quỳ xuống, tiếng tung hô vang dậy như sấm:
-Ngô hoàng vạn tuế, vạn tuế, vạn, vạn tuế!
Toàn nhi tròn xoe mắt, tiếng hô làm nó hơi hoảng. Tôi đứng bên cạnh khích lệ, nhắc nó làm theo những gì đã được dạy. Thằng bé liếm liếm môi cứ như vừa uống xong cốc sữa, lần là một hồi mới yếu ớt nói:
-Tất cả bình thân!
Câu này ý thì lớn mà giọng điệu thì trẻ con, tôi cứ tưởng Toàn nhi đang nói: “Mẫu hậu, hoàng nhi muốn ăn bánh gạo!” =)) Với cương vị là Quốc công, Nguyễn Bặc là một trọng thần rất có uy trong triều. Ông thay mặt ấu chúa sắp xếp những công sự cần giải quyết cấp bách. Ví dụ như đặt thụy hiệu cho tiên đế. Qua sự thống nhất với Lưu Cơ, Trịnh Tú và Đinh Điền, Đại Thắng Minh hoàng đế có thụy hiệu là “Đinh Tiên Hoàng”.
Đăng quang gấp gáp, ấu chúa nhỏ tuổi có quá nhiều việc không thể lo chu tất. Bệ hạ chưa đủ khả năng đặt niên hiệu, vẫn gọi là Thái Bình năm thứ 10. Cả đế hiệu cũng bị bỏ qua. Những vấn đề này cần thời gian dài bàn bạc, tốt nhất là để bệ hạ lớn thêm một chút rồi tự đặt. Những tên gọi này không chỉ là gọi cửa miệng mà còn nói nên chí hướng, vận mệnh một triều đại. Người có sức ảnh hưởng lớn như Nguyễn Bặc hay người văn hay chữ tốt như Lưu Cơ cũng không dám tùy tiện thay vua đặt bừa. Tôi ngồi ở ghế phượng bên dưới chỉ có thể cười nhợt nhạt. Xem ra Toàn nhi không kịp lớn để làm những việc này rồi…
Sau đó là đến chuyện lo hậu sự cho Đinh Tiên Hoàng, tân đế chủ trì các nghi thức, cả nước để tang 7 ngày. Là mẹ ruột (giả mạo) của tân đế, triều đình suy tôn tôi là Dương hoàng thái hậu, cũng tung hô thiên tuế mấy lần. Lúc này đây, tôi không hiểu vì sao mình rất bình tĩnh, một chút sợ sệt cũng không có. Chẳng lẽ Vân Nga nói đúng, tôi là chị và chị là tôi, tâm linh chúng tôi tương thông như một.
Đợi lúc Nguyễn Bặc đã nói hết những gì quyền hạn ông được phép nói. Tôi mới thong thả đứng dậy, bước lên đài cao, đứng cạnh hoàng thượng. Cả sân triều trở nên im phăng phắt. Đây chính là trung tâm quyền lực của một quốc gia, đứng ở nơi này không khỏi kích thích lòng tham vọng của con người. Hoàng đế được xem như thiên tử, nắm quyền sinh sát trong tay. Khối vàng chạm hình rồng khổng lổ nằm nghiêng dọc theo hai hàng bậc thang. Nó cao sang, lộng lẫy và uy quyền biết mấy… Tôi đảo mắt nhìn một vòng quan văn bên phải, quan võ bên trái rồi cất giọng trang nghiêm, hoàn toàn bộc lộ phong cách một thái hậu nên có. Phải chi tôi không quá trẻ thì sẽ giống các bà thái hậu trong phim lắm.
-Các vị triều thần đứng đây đều là những trụ cột không thể thiếu của Đại Cồ Việt. Nay tiên hoàng ra đi đột ngột, chưa kịp dặn dò hậu thế, ai gia tin rằng không ít người trong lòng có mối hiềm nghi. Chúng ta là quan thần một nước, không đoàn kết thì dễ bị ngoại ban chia rẻ. Vì lẽ đó, việc cấp bách bây giờ là tìm cho ra loạn tặc Đỗ Thích. Hắn trốn đã 2 ngày nhưng không lý nào ra khỏi hoàng cung. Ta tin dưới sự sắp xếp của Đinh quốc công, kẻ tội nghịch tầy trời này sẽ sớm bị hành hình!
Ngừng lại một lát, tôi lấy hơi để duy trì phong độ đang có
-Hiện tại bệ hạ ít tuổi chưa phát huy được tài trí xử lý chuyện lớn nhỏ trong nước. Ai gia với tư cách là hoàng thái hậu Đại Cồ Việt, phong Thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm Nhiếp chính vương kiêm Điện tiền chỉ huy sứ. Vương gia có thể chọn một tâm phúc thay ngài quản Tràng An thành, đồng thời tự cân nhắc điều động thêm nhân lực khi cần thiết. Nguyễn Bặc vẫn là Quốc công, trợ giúp Nhiếp chính vương làm quen với công việc mới. Các vị quan thần khác vẫn giữ chức vụ của mình như Đinh Tiên Hoàng đã phân phó!
Tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần để đối phó với sự phản bác của triều đình. Dẫu sao Lê Hoàn vẫn là người khác họ, vừa nhiếp chính vừa nắm binh quyền, như thế không khác nào để cả Đại Cồ Việt vào tay ngoại tộc. Mỗi lời nói của tôi đều tác động không ít tới sắc mặc của các quan, rõ ràng nhất là bốn người Bặc, Điền, Cơ, Tú. Các ông vừa là thần, vừa là tri kỉ của tiên đế, đối với họ Đinh không thể nghi ngờ lòng trung thành. Nay vua còn nhỏ tuổi, ý thức giữ ngôi báu cho họ Đinh càng trở nên mãnh liệt.
Không ngoài dự đoán, Nguyễn Bặc đã đứng ra khỏi hàng, làm người đầu tiên muốn đấu khẩu với tôi:
-Tâu Thái hậu nương nương, vi thần cho rằng sắp xếp thế này là chưa thỏa đáng. Năm xưa nhà Chu có vị Nhiếp chính vương tên Chu Công, vốn là em ruột của Vũ Vương. Khi Thành Vương lên ngôi tuổi còn quá nhỏ, Chu Công thay ấu chúa quán xuyến chuyện trong ngoài. Ông nổi tiếng là bậc hiền tài, đức độ, còn là người trong hoàng tộc nhà Chu. Ấy thế mà còn bị người ngoài kiêng kị, nghĩ rằng Chu Công gây bất lợi cho vua nhỏ. Nay Thái hậu nương nương để Lê tướng quân nhiếp chính, ngài không phải họ Đinh, lại có sức ảnh hướng lớn ở Nam thành. Thần e rằng… người ngoài nhìn vào sẽ đặt điều nói xấu, tổn hại đến danh dự của Lê đại tướng!
À há, lão Quốc Công ăn nói rất khéo, nghe như là đang đứng lên lập trường của Lê Hoàn mà phân tích thị phi. Lại còn lôi giai thoại lịch sử của đất Bắc ra nói lý lẽ. Lo cho danh dự của Lê Hoàn? Có cần giả tạo như thế không?
Tôi tìm bóng hình quen thuộc ở hàng quan võ, anh đứng ở vị trí đầu, mắt nhìn xuống đất, nón giáp che đi vầng trán, quân phục cứng nhắc, áo giáp bóng loáng, tay cầm hờ chui kiếm bên hong. Mặt Lê Hoàn hơi cúi, không nhìn ra bất cứ biểu cảm nào.
-Lê tướng quân?
Lê Hoàn như thể đoán trước tôi sẽ gọi, rất điềm tĩnh mà ngẩn mặt lên, nhẹ nhàng bước ra giữa sân triều, sau đó đĩnh đạt khụy một chân quỳ xuống
-Tâu Thái hậu, có mạc tướng.
-Lời Quốc công vừa nói, khanh thấy thế nào? Không lẽ vì sợ lời ác ý dèm pha mà không dám đảm đương trách nhiệm này?
-Tâu, không phải như thế.
-Tốt! Nhiếp chính vương đã không ngại, Đinh Quốc công cũng không cần vì ngài mà bận tâm suy nghĩ… Còn về chuyện khác họ, các vị cũng biết hoàng tộc hiện tại neo đơn, tìm đâu ra một người họ Đinh ra nhiếp chính? Chẳng lẽ để nhị vị công chúa trói gà không chặt đi làm đại sự? Hay là… quan Ngoại giáp Đinh Điền cảm thấy họ Đinh của ngài chính là cùng tộc với bệ hạ, xứng đáng làm người của hoàng thất?
Tự nhiên bị nêu tên ra, Đinh Điền không khỏi có chút giật mình mà quỳ ngay xuống:
-Bẩm Thái hậu, vi thần không dám!
Tôi khẽ cười nhìn khuôn mặt méo mó của bốn lão cận thần. Dù tôi không phải Dương Vân Nga ngày trước nhưng không có nghĩa là dễ bị lép vế trước các người. Lão giở trò luận biện, tôi cũng xảo biện cho lão xem! Mắt thấy Toàn nhi hình như sắp ngủ gật rồi, tôi mới nhẹ nhàng kết thúc buỗi lễ
-Được rồi, các người đứng hết lên. Ai gia trước nay đối với Đinh triều thế nào các khanh đều rõ, tài đức của Nhiếp chính vương thế nào các khanh cũng biết thừa. Không cần hoài nghi sự sắp xếp của ai gia. Việc lớn bây giờ là nhanh chóng đưa tiễn tiên đế về hoàng lăng, lùng bắt nghịch tặc Đỗ Thích. Bệ hạ, người thấy có đúng không?
Toàn nhi không biết chữ “bệ hạ” là đang gọi nó, chỉ khi thấy tôi nhìn chăm chăm mới giật mình ngoan ngoãn gật đầu:
-Dạ phải… thưa mẫu hậu.
-Vậy chúng ta nhanh chóng bãi triều để thi hành thôi!
-A… dạ… bãi triều, bãi triều!
Đinh Toàn nghe nói có thể ra khỏi đây liền vui sướng. Quần thần không biết làm gì hơn, chỉ đành quỳ xuống hô vạn tuế rồi thiên tuế đưa tiễn Hoàng đế và Thái hậu ra khỏi điện Chính Nghiêm.
.
.
Linh cữu Đinh Tiên Hoàng được đoàn người bao gồm hoàng thân, triều thần, cung nhân và cả dân thành Hoa Lư đưa tiễn đến sơn lăng Trường Yên (nay thuộc tỉnh Ninh Bình), hoàng lăng xây ở phía sau núi Mã Yên. Nam Việt Vương cũng an táng cùng ngày. Mộ Đan Gia hoàng hậu nằm ở giữa chồng và con. Tôi rất muốn đưa Dương Vân Nga đến đây, để chị an nghỉ bên cạnh hoàng đế nhưng tiếc thay không thể. Lấy thân phận là Dương quyến nữ, chị ấy không được vào hoàng lăng.
Cái chết của “tôi” không nhiều người biết vì sự ra đi của một vua, một hậu, một hoàng tử đã chiếm hết sự chú ý của hoàng triều, kể cả Lê Hoàn. Điều tôi sợ nhất chính là anh ấy. Lê Hoàn phải làm sao? Sự thật này có đau đớn như cái chết của bệ hạ và Đinh Liễn không? Năm nay đã có quá nhiều người rời xa anh rồi, thêm một Dương Kiều Nga, làm sao Lê Hoàn chịu nổi?
Những đồng vàng mã bay phất phơ trong gió, nhang khói cuồn cuộn làm mắt tôi cay xè. Nước mắt rơi không chỉ vì khói mà còn vì trái tim quặng thắt, đau tới không thở nổi. Hạ huyệt, tôi hốt nắm đất thả xuống mộ.
“Dân nữ là Trần Thị Vân Nga, trước kia là Dương Kiều Nga, còn bây giờ là Dương Vân Nga. Bệ hạ cảm thấy khó hiểu? Không sao, mệnh kiếp của ta rắc rối như vậy đó. Ta không tài cán gì nhưng xin lấy mạng ra mà thề, sẽ bảo vệ Tân đế chu toàn, cũng bảo vệ non sông của bệ hạ. Người đã có công thống nhất Đại Cồ Việt, dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi không quên. Người cũng đã cho con dân một thời kì hòa bình, an cư lập nghiệp. Thế hệ con cháu càng ghi nhớ. Nay sứ mệnh của người đã hoàn thành, Đại Cồ Việt này xin giao lại cho ta cùng Lê Hoàn. Chúc bệ hạ dưới suối vàng tìm được Dương hậu, kể từ nay dân nữ sẽ là Dương Vân Nga của trần thế, sẽ viết tiếp bộ kì sử không ai biết này!”
Lễ an táng nhiều nghi thức rườm rà, chờ khi hoàn thành thì đã sắp hoàng hôn. Tôi dẫn theo đoàn cung nữ dài thườn thượt quay về điện Vân Sàng. Trên đường đi có gặp Phạm Kiều Oanh. Nàng ta đem theo một tì nữ và ít hành lý chuẩn bị rời cung. Bây giờ tôi là thái hậu, các vị hoàng hậu khác gọi nôm na là “di thái hậu” nhưng không có quyền hành gì, chủ trương là cho xuất cung hoặc ở lại biệt cung. Vương triều có vua mới, hậu cung của tiên đế phải sạch quang. Đây là một quy tắc tránh nạn loạn luân.
Phạm Kiều Oanh điềm đạm hành lễ với tôi, nét mặt nhu mì không còn một chút đanh đá của ngày trước nữa:
-Phạm thị thỉnh an Thái hậu nương nương!
-Miễn lễ, di thái định về nhà mẹ đẻ?
-Bẩm, Phạm thị sẽ đến chùa Am Tiên, xuống tóc tu hành.
-Sao? Di thái muốn xuất gia?
Phạm Kiều Oanh nhìn tôi một cái rồi nhìn ra đâu có phía chân trời:
-Phạm thị kiếp này vì sống không ngay thẳng mà trời phạt mất đi con trai. Nay xin được quy y cửa phật cầu cho linh hồn Lang nhi siêu thoái, cầu cho Thái hậu trường thọ, họ Đinh vững bền… Quế Nguyệt công chúa xin nhờ Thái hậu để tâm chăm sóc, khi công chúa cặp kê lại phiền Thái hậu tìm gia đình bình thường mà gả đi. Phạm thị cả đời không quên ơn!
Đối với người phụ nữ này, tôi không còn chán ghét như ngày trước. Nàng vào cung khi mới 18, lại có nhan sắc, đương nhiên sẽ mơ mộng một cuộc sống phú quý vinh hoa. Kiều Oanh trẻ người non dạ, giống như nghé con không sợ cọp, cư nhiên tỏ ra đanh đá ghen tuông, làm không ít người phật ý. Nay đã gần 10 năm trôi qua, thanh xuân cũng không còn dài, đời trãi qua mấy phen bất hạnh nên mới biết trời cao đất dầy. Bây giờ Phạm Kiều Oanh chỉ là một quả phụ mất hết niềm tin trong cuộc sống mà chọn kiếp tu hành…
Tôi dịu dàng cằm tay nàng, chân thành mà nói
-Di thái cứ yên tâm, ai gia vốn thương mến Nguyệt nhi từ nhỏ, sẽ không để nó trong cung bị ai ức hiếp hay chịu thiệt thòi. Vốn là tỉ muội cùng chồng với nhau, khó tránh khỏi mâu thuẫn ganh ghét. Nay chúng ta đều không còn là đương kim hoàng hậu, hy vọng sau này gặp lại thì có thể ung dung mỉm cười.
Phạm Kiều Oanh im lặng rơi nước mắt. Tự nhiên tôi nhớ đến bốn chữ “hồng nhan bạc mệnh”. Vậy rồi nàng ta cùng tì nữ đi về phía cổng thành, tôi cùng đoàn a hoàn đi vào trong hậu cung. Nàng bước ra khỏi thế giới quyền lực hào nhoáng mà tàn khốc, tôi chính thức dấn thân vào cái bể vinh hoa lắm thăng trầm… Khó nói ai đáng thương hơn ai!
/59
|