Ngày mồng 7 tháng Giêng năm Canh Thìn (980). Cuối cùng thì cũng diễn ra một hội nghị chiến tranh hết sức hoành tráng ở điện Thiên Long. Chủ xị là Lê Hoàn cùng Nguyễn Bặc. Hội viên gồm rất nhiều nhân sĩ giang hồ mà tôi chỉ biết mặt một nữa, hóa ra nhân tài đất Việt nhiều như thế, làm mồi nhấm từ từ cũng không hết.
Tôi và tiểu hoàng đế cũng ngồi một bên, đóng vai “khách mời danh dự”. Và cũng chỉ có hai người vô dụng này là hiền lành, ngoan ngoãn, ngoài việc chốc chốc bốc đậu phộng ăn thì không bao giờ dám lên tiếng làm phiền. Không khí trong hội nghị bàn tròn này làm tôi không thể xác định được tình trạng hiện tại của đất nước. Đảng yêu nước Nguyễn Bặc hết sức căng thẳng, mạnh ai náy nói, nước bọt bắn tung tóe, tình hình rất ác liệt. Lão Quốc Công đều đặn 5 giây sẽ vỗ bàn một lần… Đấy! Vừa đập cái rầm nữa đấy!
Ông vua con giật giật tay áo tôi, hỏi nhỏ: “Chắc đau lắm, mẫu hậu nhỉ?”
Tôi nghiêm túc đánh giá, rồi đưa ra kết quả rất khách quan: “Không đâu, da lão dày như da trâu ấy!”
Hát bè có bạn đầu hói Đinh Điền, câu ông ấy nói nhiều nhất là: “Quốc công chí phải!” Trịnh Tú thì dịu dàng hơn, giọng ông sứ thần vốn uyển chuyển sắc bén nhưng tiếc là lão Quốc công bắn nước bọt dữ quá, Trịnh ta mới đầu còn hiền lành, về sau cảm thấy mình bị lép nên bắt đầu đứng lên chống hong la oai oái.
Có phong cách nhất vẫn là Độ hộ phủ sĩ sư. Người nhà Nho không thích làm to, chỉ lo bo bo giữ hình tượng. Lưu Cơ ngồi trầm lặng, nét mặt trầm ổn, ánh mắt trầm ngâm, thở dài trầm mặc, tay vuốt cằm trầm tư, bộ dáng dường như trầm cảm và con người toát lên một vẽ tư lự trầm luân. Còn nữa, lâu lâu ông cũng phát biểu một câu, giọng nói vô cùng trầm bổng! Bây giờ tôi mới biết ông ấy thật thú vị!
Hầu hết đều là dùng võ mồm, riêng có một người thích dùng tay chân. Phạm Hạp mắt hổ mày hùm, tay nắm con dao xoay một cách điêu luyện, cánh tay áo xoắn lên tới nách, cơ bắp cuồn cuộn, đôi lúc còn vô tình chống cùi chỏ lên bàn, khiến cơ bắp tay gồng lên, nổi tảng tảng như vận động viên thể hình. Haizzz… thảo nào lũ chuột nhắt vừa nhìn thấy đã chạy vào hang trốn hết, chuột của Phạm Hạp to thế mà… Với con dao sắc, Phạm Hạp toát lên một vẻ nguy hiểm, anh ta gườm gườm nhìn theo ngón tay Đinh Quốc Công chỉ trên bản đồ. Vào lúc Nguyễn Bặc hăng say nhất, ông đè mạnh ngón tay xuống mảnh giấy, tay kia vỗ bàn cái “đét”. Phạm Hạp bị khí thế hùng dũng này ảnh hướng, vô cùng bức xúc mà nhào lên, đâm dao xuống bàn cái “phập”, cách ngón tay Nguyễn Bặc chưa tới một phân. Lão Quốc công hú hồn giật tay ra, cả hội nhìn về Phạm Hạp, bầu không khí kích động liền như trái bóng xì hơi…
Phạm Hạp biết mình vừa quá khích, anh e hèm mấy tiếng rồi chỉ tay vào bản đồ tìm cách chữa ngượng
-CHIÊM THÀNH kia! Vô! Cùng! Đáng! Chết! Đâm nó một phát, ta mới hả giận!
Ôi thật là! Cuộc hộp ác liệt như dầu xôi lửa bỏng đã bị họ Phạm kia làm cho lạnh ngắt như chén cơm thiu. Tôi bốc đậu phộng luộc ném vào miệng, nhai ngấu nghiến mà rủa anh ta một trăm lần.
Người bị bỏ rơi từ nãy giờ – Nhiếp chính vương Idol lúc này mới chầm chậm xua tay. Anh chàng đứng sau lưng anh rất biết ý mà đi tới thu dọn tàn cuộc. Dao trả lại chủ, bản đồ dẹp qua một bên, chỉ còn trơ cái bàn bị thương đang méo mặt khóc. Người thanh niên nọ lại lấy ra một tấm bản đồ khác, nhìn có vẻ chi tiết và công phu hơn.
-Bệ hạ, anh đẹp trai kia là ai vậy?
-Là Mạnh Dũng ca ca, hộ vệ của vương gia!
-Hả? Nhiếp chính vương còn có hộ vệ?
-Có chứ, vương nói với trẫm đó là một thuộc hạ rất trung thành.
Tôi lại quan sát người thanh niên. Mạnh Dũng còn trẻ quá, cùng lắm là 25 tuổi thôi. Nét mặt non nớt lại mang sự nghiêm nghị của người trưởng thành, động tác nhanh gọn dứt khoát. Khi bản đồ đã nằm ngay ngắn, Lê Hoàn mới chuyển từ tư thế dựa lưng sang ngồi thẳng, tay khoanh lại trên bàn. Mọi người đều hiểu là cuộc họp đã thực sự bắt đầu. Chắc do màn khai trương oanh liệt của Đảng yêu nước mà Đảng im lặng có vẻ chán ngán, chỉ chờ Lê Hoàn hành động mới tươi tỉnh lại. Tôi nhìn qua các khuôn mặt, Phạm Cự Lạng ngồi gần Lê Hoàn nhất, anh vẫn cầm cái khăn vốn dùng lau nước bọt bắn vào mặt, bộ dáng thật đáng thương. Sau đó là một câu lạc bộ nam thanh nữ tú. Tôi thấy hai cô gái có đường nét giống nhau, rõ ràng là chị em. Họ mặc quân trang, tóc cột nhỏng cao toát lên vẻ khỏe khoắn. Thì ra triều Đinh còn có cả nữ tướng. Chỉ có Mạnh Dũng là kiên quyết không ngồi, đứng im lặng phía sau Lê Hoàn.
Lê Hoàn nhìn qua một lượt, giọng nói đều đều
-Bản đồ này ta tìm thấy ở Tàng Thư Tháp, là một cái vẽ vào triều Ngô, do người Chiêm làm… so với các bản đồ thông dụng hiện có thì nó khá chi tiết. Cuộc tiến công lần này của nước Chiêm hoàn toàn ngoài sở liệu, Cồ quốc rất khó trở tay. Theo suy đoán của ta, việc này có rất nhiều ẩn tình mà phò mã Khánh chính là cái ngòi làm nó bùng phát. Trong chiến tranh, biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Với cục diện Tống – Việt – Chiêm hiện tại, rõ ràng nước ở giữa là đứng trên đầu sóng ngọn gió. Phía Bắc, nhà Tống chưa khi nào từ bỏ tham vọng thu phục Giao Châu. Phía Nam, nhà Chiêm càng cuồng vọng mở rộng bờ cõi. Còn Đại Cồ Việt…
Lê Hoàn chỉ lên lãnh thộ của đất nước
-… chính là con mồi béo mà nhiều người muốn phân tranh!
Theo mỗi lời tường thật rành mạch của Lê Hoàn, nhiệt độ trong điện càng xuống thấp.
-Nếu ta đoán không lầm thì Tống và Chiêm Thành đã có thỏa thuận với nhau. Nhưng nhà Tống không bao giờ để mình chịu thiệt. Họ chỉ khích tướng khiến Tỳ Mi Thuế lâm trận trước, chờ lúc hai nước đánh nhau quân lực tiêu hao quá nửa thì Tống mới nhảy vào làm ngư ông đắc lợi. Tới lúc đó đừng nói Đại Cồ Việt, cả Chiêm Thành cũng có nguy cơ bị đô hộ.
Cả căn phòng lớn rơi vào yên tĩnh, một cây kim rơi cũng có thể gây ồn. Lê Hoàn mở sổ sách gì đó, giấy trông cũ đến ố vàng. Anh vừa lật vừa nhàn nhạt kể chuyện xưa tích cũ:
“Thời Hán, vùng phía Nam này chia làm 3 quận, từ trên xuống lần lượt là Giao Chỉ, Cửu Châu, Nhật Nam. Đời vua Hán Hiến Đế, con viên quan công tào huyện Tượng Lâm là Khu Liên (tài liệu) nổi dạy chiếm huyện lị, dựng nền tự chủ. Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, là vùng lãnh thổ viễn Nam, xa nhà Hán nhất. Vua Hán bận lo binh biến ở phương Bắc, bỏ mặt cuộc khởi nghĩa nên Tượng Lâm mới được tự chủ, sử cũ gọi là Lâm Ấp (đô ấp huyện Lâm) (tài liệu). Khu Liên qua đời để ngôi báu lại cho cháu ngoại Phạm Hùng, từ đó hoàng tộc Lâm Ấp nhiều đời đều họ Phạm. Đến thời loạn lạc Tam quốc (thời của Lưu Bị, Tào Tháo), Lâm Ấp càng lớn mạnh, chiếm thêm huyện Bình Châu, đặt đô ở Trà Kiệu. Thời thế cứ như cá gặp nước, qua các triều Đông Ngô, Tần, Tống Nam triều, vua Bắc đều không lấy lại được. Mãi đến năm Vĩnh Sơ thứ 2, Tống Vũ Đế (劉裕) sau vài trận thắng mới có thể biến Lâm Ấp thành phiên ban, phong vương cho Phạm Dương Mại (范阳迈), buộc Lâm Ấp dâng cống mỗi năm. Nhưng chẳng được bao lâu thì Tống Nam triều suy, Tề lên thay, Lâm Ấp vẫn là vùng bất ổn, dăm ba bữa là quân Lâm Ấp lại đánh phá lên Nhật Nam, Cửu Châu, qua mấy thế kỉ đã mở rộng lãnh thổ không ít. Đến triều Lương, Lý Bôn (李賁) nổi dậy chiếm Giao Chỉ, lập nước Vạn Xuân năm Tân Dậu (541), vua Lâm Ấp thời đó là Luật Đà La Bạc Ma (高戊律陀罗跋摩) lại vào cướp phá nhưng bị Phạm Tu (范脩) là tướng của Lý Bôn đánh bại. Đó là lần đụng độ duy nhất giữa nước Việt tự chủ và Chiêm tính tới nay (nước Vạn Xuân tồn tại không lâu thì lại bị đô hộ, Việt Nam chưa qua thời Bắc thuộc 1000 năm). Về sau vào thời nhà Tùy, nhà Đường đều không khiến Lâm Ấp cung phụng. Đời vua Đường Túc Tông (唐肅宗), triều đình bị giặc mạn Tây bắc tràn vào, chỉ lo chống mà mất hẳn Lâm Ấp. Năm Ất Mùi (875), Nam Hán gọi vùng Lâm Ấp là Chiêm Thành (đất của người Chiêm), điều này mang ý nghĩa triều đình phương Bắc đã buông tha dã tâm đô hộ Nhật Nam, Chiêm Thành ngày nay là một quốc gia độc lập, giống như Đại Cồ Việt. Ba quận phía nam của nghìn năm trước bây giờ đã là 2 quốc gia tự chủ. Đại Cồ Việt chiếm quận Giao Chỉ, Cửu Châu. Chiêm Thành chiếm Nhật Nam và vùng lãnh thổ phía Nam được mở rộng. Nước ta hòa bình tình từ triều vua Đinh Tiên Hoàng mới hơn chục năm, được tự chủ từ thời Ngô vương chưa đến 50 năm. Còn Chiêm Thành – Lâm Ấp ngày xưa thì có đến gần 700 năm lịch sử. So với họ, chúng ta rất giống con châu chấu với con bò vàng. Chỉ điểm này thôi, Đại Cồ Việt đang thua 1 bậc.”
Một bài tóm tắt rất dài, rất giản lược, rất trọng tâm, rất rõ ràng và rất… choáng váng! Tôi bị sốc trong mớ thông tin lịch sử nhà bạn Chiêm. Hóa ra họ oách lắm chứ. Gan lì 700 năm để chống chọi phương Bắc, xây dựng đất nước. Đại Cồ Việt phải gọi Chiêm Thành một tiếng “tiền bối” thôi! Lê Hoàn nói đúng, tình thế này cứ y như nghìn cân treo sợi tóc. Bắc Nam toàn là khủng long bạo chúa, mình nằm chính giữa là con khủng long ăn cỏ, đã vậy còn mới chui ra từ vỏ trứng. Chết chửa, phen này nước Việt dong rồi!!!
Toàn nhi còn bé quá, nó đâu có hiểu hết bài diễn văn của Lê Hoàn. Chỉ có tôi đang nhai đậu phộng rồn rộn, lòng nóng ran lo cho nước nhà (thật vĩ đại!). Sự lo lắng và tốc độ ăn là hai đại lượng tỉ lệ thuận, thế nên chẳng mấy chốc chén đậu chỉ còn trơ đống vỏ. Không sao, gọi cung nữ, đem lên chén khác!
Lê lão đại vừa phát biểu một bài dài, chỉ rõ tình hình cụ thể trong nước. Các anh em trong bang vô cùng lo lắng, đều suy nghĩ kế sách ứng phó. Chỉ có Phạm nhị ca là thích bơi ngược dòng, hỏi một câu rất lạc đề:
-Vương gia, ngài moi ở đâu ra nhiều tin tức vậy?
Mặc dù chuyện này đã là quá khứ nhưng trong thời đại chưa có quan chép sử, nước vừa hình thành thì quả thực 700 là con số rất lớn. Nhà Tống có thể có tài liệu ghi chép nhưng nhà Việt thì đảm bảo không. Lê Hoàn nhìn Phạm Cự Lạng, rồi nhìn Phạm Hạp, sau đó gõ gõ nhón tay lên quyển sổ ố vàng
-Thứ này là vật gia bảo của Phạm gia, vốn để trong cái rương đầu giường của phụ thân ngươi!
-Hả???
-Hả???
Cả 2 anh em đều đồng thanh. Lê Hoàn đánh giá 2 người, nhếch miệng cười rồi đọc ro ro gia phả nhà họ Phạm:
-Ông tổ Phạm Chiêm (Phạm Lệnh Công) là Đông Giáp tướng quân của vua Ngô Quyền. Có 2 con trai là Phạm Man – Tham chính đô đốc đời Nam Tấn vương Ngô Xương Văn và Phạm Bạch Hổ – “Khai thiên hộ quốc tối linh thần”. Cháu trai có Phạm Hạp, Phạm Cự Lạng. Cháu gái là Phạm Kiều Oanh, Phạm Thị Miên, Phạm Thị Ngọc Dung – cũng là hoàng hậu Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, mẹ vua Ngô Xương Xí. Đây là gia phả của họ Phạm nhà các vị đúng không?
Hai anh em kia nhìn nhau, gật đầu. Lê Hoàn lại nói tiếp:
-Thế hai vị không biết ông Phạm Chiêm vốn là hoàng tộc Lâm Ấp lưu lạc à?
Hai người kia trợn mắt, hoàn toàn ngay đơ. Cái này gọi là “Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngỏ đã tường”. Chặc chặc, Lê Hoàn ở đâu cũng có gián điệp thì phải… haizzz… mặc kệ, ăn đậu phộng cái đã.
-Xem ra Phạm lão gia đã bỏ bê nguồn gốc gia đình rồi. Thôi, hai vị cứ từ từ về hỏi phụ thân nha. Dù sao cũng cho ta gửi lời cảm ơn, cuốn sổ này rất đáng giá!
Phạm Cự Lạng có vẻ rất sốc. Không phải anh ta đang suy diễn cái gì mà thần sắc rất bay bỏng. Mọi người cũng có chút không ngờ về gia tộc họ Phạm này, hóa ra có gốc gác bề thế lắm chứ! Cuộc hội nghị quay lại trọng tâm khi Lê Hoàn chỉ vào vùng đất phía Nam thành Hoa Lư và nói:
-Châu Ái và châu Hoan là hai châu nằm cuối cùng trên lãnh thổ. Nếu tàu Chiêm chọn cửa Đại Ác và Tiểu Khang thì phải đi qua hai châu này. Trên đường sẵn tiện sẽ cướp bóc, vơ vét của cải.
Tôi nhìn vào bản đồ, đó không phải là tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa hay sao? Thế kỉ 10 lại là châu Ái và Hoan của Đại Cồ Việt.
-Ngô Nhật Khánh là người Đường Lâm, đối với tình hình Ái, Hoan thật ra không có hiểu biết. Hắn chọn đường này để dẫn binh là một sai lầm. Các bộ tộc tự quản ở Ái và Hoan tuy không đông nhưng họ đều là tộc người chưa khai hóa, bản chất man rợ khó đối phó. Triều đình thống nhất 12 sứ quân nhưng vẫn không kiểm soát được cả nước vì còn hơn chục bộ tộc hoang dã như vậy, sống rãi rác ở mạn Tây Bắc, Đông Bắc và hai châu phía Nam này tương đối nhiều. Trước mắt, quân Chiêm sẽ phải đánh một trận với bọn họ trước khi muốn đến Hoa Lư. Lúc đó quân số sẽ giảm. Chiêm Thành hô hào là có 1000 thiến thuyền nhưng ta đoán 600 là cùng, Tỳ Mi Thuế rất có tài bốc phét! Tiếp nữa, muốn đánh hoàng cung thì phải vượt qua Nam thành trước. Thành Tràng An để có thể hạ gục thì… e là cháu chắt của Tỳ Mi Thuế cũng chưa làm nổi. Chiêm Thành cái gì cũng có, duy nhân tài là không, vua thì hồ đồ, cho nên mới dễ bị Tống lợi dụng như thế. Xét cho cùng, Ngô Nhật Khách cũng hiểu nước Chiêm khó lòng hạ được nước Việt nhưng dễ đối phó hơn nhà Tống nên hắn mới chọn Chiêm cầu viện, mục đích trả thù rõ ràng! Tóm lại, Chiêm thành thế cường nhưng không thể hiện hết sức mạnh, ta không lo bị thua nhưng nhà Tống là kẻ ôm chân ngồi chờ. Đánh trận này, dù thắng hay thua cũng đều thiệt hại. Lúc đó Tống tràn sang, quân mệt tướng mỏi, khó nói trước có thể chọi lại quân Tống hay không.
Mọi người chăm chú nghe. Cuộc họp này hoàn toàn là Lê Hoàn độc thoại. Anh biết hết cả rồi, cũng tính hết rồi, vậy làm ơn nói luôn phương án giải quyết đi. Cứ úp mở kiểu này nổ tung đầu mất!! Nguyễn Bặc cũng có chung ý nghĩ như tôi, ông sốt ruột hỏi:
-Vậy vương gia nói ta phải làm sao? Có thể gửi sứ giả dùng kế hoãn binh không? Hoặc nói với Tỳ Mi Thuế âm mưu của nhà Tống…
Lê Hoàn liền ngắt lời
-Ông nghĩ Tỳ Mi Thuế sẽ nghe? Nếu vua Chiêm có chút sáng suốt thì sẽ không lọt vào cái bẫy nhìn hai mắt đã thấy này!
Tôi gật đầu, cái này gọi là “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói với người ngu bực mình”. Hoàng đế kia muốn chết thì tự đi mà chết, còn chơi trò đánh bom, làm nhà hàng xóm cũng chết theo. Gừ gừ… cô giáo trong trường hình như không nói nhiều tới vụ này nên tôi chả nhớ gì sất. Có lẽ kế hoạch của vua Chiêm không thành công hoặc Lê Hoàn sẽ nghĩ ra kế nào đó…
Tứ trụ nóng ruột, nhỏ to bàn luận. Đảng im lặng vẫn im lặng. Tôi ăn đậu phộng vẫn cứ ăn. Toàn nhi thì ngủ gật trên đùi tôi từ lâu rồi. Hội nghị này căng thẳng quá! Phải kêu thêm đậu phộng mới được…
Phạm Cự Lạng hiện tại là người đứng đầu Nam thành, mấy ngày qua anh đã theo lệnh nhiếp chính vương lo liệu không ít việc. Nghĩ tới chuyện đánh thắng mà vẫn mất nước nên rất không cam lòng. Anh ta ngẩn đầu nhìn trần điện, miệng nhẩm tính số của cải có thể mang theo trong lúc tìm đường chạy trốn. Ha ha… tôi chỉ đoán thế thôi, cáo già này là Đảng viên Đảng im lặng nhưng có tinh thần của Đảng viên Đảng yêu nước. Chắc là đang nghĩ đến hình tượng oai phong khi một mình đứng trên chiến trường, quân sĩ chết hết mà tướng thì giơ cao thanh đại đao, sấm vang chớp giật, Phạm Cự Lang hô một tiếng: “Dù chết cũng không khuất phục! A men!” sau đó thì cắt cổ tự vẫn…
Ặc, đậu phộng ăn nhiều không tốt, nóng trong người, dễ bị loạn trí, suy nghĩ lung tung…
-Vậy… chẳng lẽ không có cách nào?
Đinh Điền cất tiếng giữa không gian im lặng. Câu hỏi của ông cũng là câu hỏi của tất cả đồng bào đồng chí ở đây. Lê Hoàn chóng tay dưới cằm, lắc đầu
-Nước cờ này cao tay quá. Chỉ có thể đánh tới đâu hay tới đó… còn xem vận mệnh Đại Cồ Việt tốt tới đâu. Đặng Huyền Quang pháp sư có nói với ta: quân Chiêm xuất hành chưa xem ngày, lại chọn khởi binh vào năm hạn. Còn khoảng một tuần nữa, cứ chờ xem. Quân mã vẫn sẵn sàng, chiến lũy cứ tiếp tục đắp… hy vọng không phải dùng tới! Nhớ rằng giặc đang chống chính là nhà Tống – Chiêm Thành chỉ là bàn đạp mà thôi!
Tôi và tiểu hoàng đế cũng ngồi một bên, đóng vai “khách mời danh dự”. Và cũng chỉ có hai người vô dụng này là hiền lành, ngoan ngoãn, ngoài việc chốc chốc bốc đậu phộng ăn thì không bao giờ dám lên tiếng làm phiền. Không khí trong hội nghị bàn tròn này làm tôi không thể xác định được tình trạng hiện tại của đất nước. Đảng yêu nước Nguyễn Bặc hết sức căng thẳng, mạnh ai náy nói, nước bọt bắn tung tóe, tình hình rất ác liệt. Lão Quốc Công đều đặn 5 giây sẽ vỗ bàn một lần… Đấy! Vừa đập cái rầm nữa đấy!
Ông vua con giật giật tay áo tôi, hỏi nhỏ: “Chắc đau lắm, mẫu hậu nhỉ?”
Tôi nghiêm túc đánh giá, rồi đưa ra kết quả rất khách quan: “Không đâu, da lão dày như da trâu ấy!”
Hát bè có bạn đầu hói Đinh Điền, câu ông ấy nói nhiều nhất là: “Quốc công chí phải!” Trịnh Tú thì dịu dàng hơn, giọng ông sứ thần vốn uyển chuyển sắc bén nhưng tiếc là lão Quốc công bắn nước bọt dữ quá, Trịnh ta mới đầu còn hiền lành, về sau cảm thấy mình bị lép nên bắt đầu đứng lên chống hong la oai oái.
Có phong cách nhất vẫn là Độ hộ phủ sĩ sư. Người nhà Nho không thích làm to, chỉ lo bo bo giữ hình tượng. Lưu Cơ ngồi trầm lặng, nét mặt trầm ổn, ánh mắt trầm ngâm, thở dài trầm mặc, tay vuốt cằm trầm tư, bộ dáng dường như trầm cảm và con người toát lên một vẽ tư lự trầm luân. Còn nữa, lâu lâu ông cũng phát biểu một câu, giọng nói vô cùng trầm bổng! Bây giờ tôi mới biết ông ấy thật thú vị!
Hầu hết đều là dùng võ mồm, riêng có một người thích dùng tay chân. Phạm Hạp mắt hổ mày hùm, tay nắm con dao xoay một cách điêu luyện, cánh tay áo xoắn lên tới nách, cơ bắp cuồn cuộn, đôi lúc còn vô tình chống cùi chỏ lên bàn, khiến cơ bắp tay gồng lên, nổi tảng tảng như vận động viên thể hình. Haizzz… thảo nào lũ chuột nhắt vừa nhìn thấy đã chạy vào hang trốn hết, chuột của Phạm Hạp to thế mà… Với con dao sắc, Phạm Hạp toát lên một vẻ nguy hiểm, anh ta gườm gườm nhìn theo ngón tay Đinh Quốc Công chỉ trên bản đồ. Vào lúc Nguyễn Bặc hăng say nhất, ông đè mạnh ngón tay xuống mảnh giấy, tay kia vỗ bàn cái “đét”. Phạm Hạp bị khí thế hùng dũng này ảnh hướng, vô cùng bức xúc mà nhào lên, đâm dao xuống bàn cái “phập”, cách ngón tay Nguyễn Bặc chưa tới một phân. Lão Quốc công hú hồn giật tay ra, cả hội nhìn về Phạm Hạp, bầu không khí kích động liền như trái bóng xì hơi…
Phạm Hạp biết mình vừa quá khích, anh e hèm mấy tiếng rồi chỉ tay vào bản đồ tìm cách chữa ngượng
-CHIÊM THÀNH kia! Vô! Cùng! Đáng! Chết! Đâm nó một phát, ta mới hả giận!
Ôi thật là! Cuộc hộp ác liệt như dầu xôi lửa bỏng đã bị họ Phạm kia làm cho lạnh ngắt như chén cơm thiu. Tôi bốc đậu phộng luộc ném vào miệng, nhai ngấu nghiến mà rủa anh ta một trăm lần.
Người bị bỏ rơi từ nãy giờ – Nhiếp chính vương Idol lúc này mới chầm chậm xua tay. Anh chàng đứng sau lưng anh rất biết ý mà đi tới thu dọn tàn cuộc. Dao trả lại chủ, bản đồ dẹp qua một bên, chỉ còn trơ cái bàn bị thương đang méo mặt khóc. Người thanh niên nọ lại lấy ra một tấm bản đồ khác, nhìn có vẻ chi tiết và công phu hơn.
-Bệ hạ, anh đẹp trai kia là ai vậy?
-Là Mạnh Dũng ca ca, hộ vệ của vương gia!
-Hả? Nhiếp chính vương còn có hộ vệ?
-Có chứ, vương nói với trẫm đó là một thuộc hạ rất trung thành.
Tôi lại quan sát người thanh niên. Mạnh Dũng còn trẻ quá, cùng lắm là 25 tuổi thôi. Nét mặt non nớt lại mang sự nghiêm nghị của người trưởng thành, động tác nhanh gọn dứt khoát. Khi bản đồ đã nằm ngay ngắn, Lê Hoàn mới chuyển từ tư thế dựa lưng sang ngồi thẳng, tay khoanh lại trên bàn. Mọi người đều hiểu là cuộc họp đã thực sự bắt đầu. Chắc do màn khai trương oanh liệt của Đảng yêu nước mà Đảng im lặng có vẻ chán ngán, chỉ chờ Lê Hoàn hành động mới tươi tỉnh lại. Tôi nhìn qua các khuôn mặt, Phạm Cự Lạng ngồi gần Lê Hoàn nhất, anh vẫn cầm cái khăn vốn dùng lau nước bọt bắn vào mặt, bộ dáng thật đáng thương. Sau đó là một câu lạc bộ nam thanh nữ tú. Tôi thấy hai cô gái có đường nét giống nhau, rõ ràng là chị em. Họ mặc quân trang, tóc cột nhỏng cao toát lên vẻ khỏe khoắn. Thì ra triều Đinh còn có cả nữ tướng. Chỉ có Mạnh Dũng là kiên quyết không ngồi, đứng im lặng phía sau Lê Hoàn.
Lê Hoàn nhìn qua một lượt, giọng nói đều đều
-Bản đồ này ta tìm thấy ở Tàng Thư Tháp, là một cái vẽ vào triều Ngô, do người Chiêm làm… so với các bản đồ thông dụng hiện có thì nó khá chi tiết. Cuộc tiến công lần này của nước Chiêm hoàn toàn ngoài sở liệu, Cồ quốc rất khó trở tay. Theo suy đoán của ta, việc này có rất nhiều ẩn tình mà phò mã Khánh chính là cái ngòi làm nó bùng phát. Trong chiến tranh, biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Với cục diện Tống – Việt – Chiêm hiện tại, rõ ràng nước ở giữa là đứng trên đầu sóng ngọn gió. Phía Bắc, nhà Tống chưa khi nào từ bỏ tham vọng thu phục Giao Châu. Phía Nam, nhà Chiêm càng cuồng vọng mở rộng bờ cõi. Còn Đại Cồ Việt…
Lê Hoàn chỉ lên lãnh thộ của đất nước
-… chính là con mồi béo mà nhiều người muốn phân tranh!
Theo mỗi lời tường thật rành mạch của Lê Hoàn, nhiệt độ trong điện càng xuống thấp.
-Nếu ta đoán không lầm thì Tống và Chiêm Thành đã có thỏa thuận với nhau. Nhưng nhà Tống không bao giờ để mình chịu thiệt. Họ chỉ khích tướng khiến Tỳ Mi Thuế lâm trận trước, chờ lúc hai nước đánh nhau quân lực tiêu hao quá nửa thì Tống mới nhảy vào làm ngư ông đắc lợi. Tới lúc đó đừng nói Đại Cồ Việt, cả Chiêm Thành cũng có nguy cơ bị đô hộ.
Cả căn phòng lớn rơi vào yên tĩnh, một cây kim rơi cũng có thể gây ồn. Lê Hoàn mở sổ sách gì đó, giấy trông cũ đến ố vàng. Anh vừa lật vừa nhàn nhạt kể chuyện xưa tích cũ:
“Thời Hán, vùng phía Nam này chia làm 3 quận, từ trên xuống lần lượt là Giao Chỉ, Cửu Châu, Nhật Nam. Đời vua Hán Hiến Đế, con viên quan công tào huyện Tượng Lâm là Khu Liên (tài liệu) nổi dạy chiếm huyện lị, dựng nền tự chủ. Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, là vùng lãnh thổ viễn Nam, xa nhà Hán nhất. Vua Hán bận lo binh biến ở phương Bắc, bỏ mặt cuộc khởi nghĩa nên Tượng Lâm mới được tự chủ, sử cũ gọi là Lâm Ấp (đô ấp huyện Lâm) (tài liệu). Khu Liên qua đời để ngôi báu lại cho cháu ngoại Phạm Hùng, từ đó hoàng tộc Lâm Ấp nhiều đời đều họ Phạm. Đến thời loạn lạc Tam quốc (thời của Lưu Bị, Tào Tháo), Lâm Ấp càng lớn mạnh, chiếm thêm huyện Bình Châu, đặt đô ở Trà Kiệu. Thời thế cứ như cá gặp nước, qua các triều Đông Ngô, Tần, Tống Nam triều, vua Bắc đều không lấy lại được. Mãi đến năm Vĩnh Sơ thứ 2, Tống Vũ Đế (劉裕) sau vài trận thắng mới có thể biến Lâm Ấp thành phiên ban, phong vương cho Phạm Dương Mại (范阳迈), buộc Lâm Ấp dâng cống mỗi năm. Nhưng chẳng được bao lâu thì Tống Nam triều suy, Tề lên thay, Lâm Ấp vẫn là vùng bất ổn, dăm ba bữa là quân Lâm Ấp lại đánh phá lên Nhật Nam, Cửu Châu, qua mấy thế kỉ đã mở rộng lãnh thổ không ít. Đến triều Lương, Lý Bôn (李賁) nổi dậy chiếm Giao Chỉ, lập nước Vạn Xuân năm Tân Dậu (541), vua Lâm Ấp thời đó là Luật Đà La Bạc Ma (高戊律陀罗跋摩) lại vào cướp phá nhưng bị Phạm Tu (范脩) là tướng của Lý Bôn đánh bại. Đó là lần đụng độ duy nhất giữa nước Việt tự chủ và Chiêm tính tới nay (nước Vạn Xuân tồn tại không lâu thì lại bị đô hộ, Việt Nam chưa qua thời Bắc thuộc 1000 năm). Về sau vào thời nhà Tùy, nhà Đường đều không khiến Lâm Ấp cung phụng. Đời vua Đường Túc Tông (唐肅宗), triều đình bị giặc mạn Tây bắc tràn vào, chỉ lo chống mà mất hẳn Lâm Ấp. Năm Ất Mùi (875), Nam Hán gọi vùng Lâm Ấp là Chiêm Thành (đất của người Chiêm), điều này mang ý nghĩa triều đình phương Bắc đã buông tha dã tâm đô hộ Nhật Nam, Chiêm Thành ngày nay là một quốc gia độc lập, giống như Đại Cồ Việt. Ba quận phía nam của nghìn năm trước bây giờ đã là 2 quốc gia tự chủ. Đại Cồ Việt chiếm quận Giao Chỉ, Cửu Châu. Chiêm Thành chiếm Nhật Nam và vùng lãnh thổ phía Nam được mở rộng. Nước ta hòa bình tình từ triều vua Đinh Tiên Hoàng mới hơn chục năm, được tự chủ từ thời Ngô vương chưa đến 50 năm. Còn Chiêm Thành – Lâm Ấp ngày xưa thì có đến gần 700 năm lịch sử. So với họ, chúng ta rất giống con châu chấu với con bò vàng. Chỉ điểm này thôi, Đại Cồ Việt đang thua 1 bậc.”
Một bài tóm tắt rất dài, rất giản lược, rất trọng tâm, rất rõ ràng và rất… choáng váng! Tôi bị sốc trong mớ thông tin lịch sử nhà bạn Chiêm. Hóa ra họ oách lắm chứ. Gan lì 700 năm để chống chọi phương Bắc, xây dựng đất nước. Đại Cồ Việt phải gọi Chiêm Thành một tiếng “tiền bối” thôi! Lê Hoàn nói đúng, tình thế này cứ y như nghìn cân treo sợi tóc. Bắc Nam toàn là khủng long bạo chúa, mình nằm chính giữa là con khủng long ăn cỏ, đã vậy còn mới chui ra từ vỏ trứng. Chết chửa, phen này nước Việt dong rồi!!!
Toàn nhi còn bé quá, nó đâu có hiểu hết bài diễn văn của Lê Hoàn. Chỉ có tôi đang nhai đậu phộng rồn rộn, lòng nóng ran lo cho nước nhà (thật vĩ đại!). Sự lo lắng và tốc độ ăn là hai đại lượng tỉ lệ thuận, thế nên chẳng mấy chốc chén đậu chỉ còn trơ đống vỏ. Không sao, gọi cung nữ, đem lên chén khác!
Lê lão đại vừa phát biểu một bài dài, chỉ rõ tình hình cụ thể trong nước. Các anh em trong bang vô cùng lo lắng, đều suy nghĩ kế sách ứng phó. Chỉ có Phạm nhị ca là thích bơi ngược dòng, hỏi một câu rất lạc đề:
-Vương gia, ngài moi ở đâu ra nhiều tin tức vậy?
Mặc dù chuyện này đã là quá khứ nhưng trong thời đại chưa có quan chép sử, nước vừa hình thành thì quả thực 700 là con số rất lớn. Nhà Tống có thể có tài liệu ghi chép nhưng nhà Việt thì đảm bảo không. Lê Hoàn nhìn Phạm Cự Lạng, rồi nhìn Phạm Hạp, sau đó gõ gõ nhón tay lên quyển sổ ố vàng
-Thứ này là vật gia bảo của Phạm gia, vốn để trong cái rương đầu giường của phụ thân ngươi!
-Hả???
-Hả???
Cả 2 anh em đều đồng thanh. Lê Hoàn đánh giá 2 người, nhếch miệng cười rồi đọc ro ro gia phả nhà họ Phạm:
-Ông tổ Phạm Chiêm (Phạm Lệnh Công) là Đông Giáp tướng quân của vua Ngô Quyền. Có 2 con trai là Phạm Man – Tham chính đô đốc đời Nam Tấn vương Ngô Xương Văn và Phạm Bạch Hổ – “Khai thiên hộ quốc tối linh thần”. Cháu trai có Phạm Hạp, Phạm Cự Lạng. Cháu gái là Phạm Kiều Oanh, Phạm Thị Miên, Phạm Thị Ngọc Dung – cũng là hoàng hậu Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, mẹ vua Ngô Xương Xí. Đây là gia phả của họ Phạm nhà các vị đúng không?
Hai anh em kia nhìn nhau, gật đầu. Lê Hoàn lại nói tiếp:
-Thế hai vị không biết ông Phạm Chiêm vốn là hoàng tộc Lâm Ấp lưu lạc à?
Hai người kia trợn mắt, hoàn toàn ngay đơ. Cái này gọi là “Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngỏ đã tường”. Chặc chặc, Lê Hoàn ở đâu cũng có gián điệp thì phải… haizzz… mặc kệ, ăn đậu phộng cái đã.
-Xem ra Phạm lão gia đã bỏ bê nguồn gốc gia đình rồi. Thôi, hai vị cứ từ từ về hỏi phụ thân nha. Dù sao cũng cho ta gửi lời cảm ơn, cuốn sổ này rất đáng giá!
Phạm Cự Lạng có vẻ rất sốc. Không phải anh ta đang suy diễn cái gì mà thần sắc rất bay bỏng. Mọi người cũng có chút không ngờ về gia tộc họ Phạm này, hóa ra có gốc gác bề thế lắm chứ! Cuộc hội nghị quay lại trọng tâm khi Lê Hoàn chỉ vào vùng đất phía Nam thành Hoa Lư và nói:
-Châu Ái và châu Hoan là hai châu nằm cuối cùng trên lãnh thổ. Nếu tàu Chiêm chọn cửa Đại Ác và Tiểu Khang thì phải đi qua hai châu này. Trên đường sẵn tiện sẽ cướp bóc, vơ vét của cải.
Tôi nhìn vào bản đồ, đó không phải là tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa hay sao? Thế kỉ 10 lại là châu Ái và Hoan của Đại Cồ Việt.
-Ngô Nhật Khánh là người Đường Lâm, đối với tình hình Ái, Hoan thật ra không có hiểu biết. Hắn chọn đường này để dẫn binh là một sai lầm. Các bộ tộc tự quản ở Ái và Hoan tuy không đông nhưng họ đều là tộc người chưa khai hóa, bản chất man rợ khó đối phó. Triều đình thống nhất 12 sứ quân nhưng vẫn không kiểm soát được cả nước vì còn hơn chục bộ tộc hoang dã như vậy, sống rãi rác ở mạn Tây Bắc, Đông Bắc và hai châu phía Nam này tương đối nhiều. Trước mắt, quân Chiêm sẽ phải đánh một trận với bọn họ trước khi muốn đến Hoa Lư. Lúc đó quân số sẽ giảm. Chiêm Thành hô hào là có 1000 thiến thuyền nhưng ta đoán 600 là cùng, Tỳ Mi Thuế rất có tài bốc phét! Tiếp nữa, muốn đánh hoàng cung thì phải vượt qua Nam thành trước. Thành Tràng An để có thể hạ gục thì… e là cháu chắt của Tỳ Mi Thuế cũng chưa làm nổi. Chiêm Thành cái gì cũng có, duy nhân tài là không, vua thì hồ đồ, cho nên mới dễ bị Tống lợi dụng như thế. Xét cho cùng, Ngô Nhật Khách cũng hiểu nước Chiêm khó lòng hạ được nước Việt nhưng dễ đối phó hơn nhà Tống nên hắn mới chọn Chiêm cầu viện, mục đích trả thù rõ ràng! Tóm lại, Chiêm thành thế cường nhưng không thể hiện hết sức mạnh, ta không lo bị thua nhưng nhà Tống là kẻ ôm chân ngồi chờ. Đánh trận này, dù thắng hay thua cũng đều thiệt hại. Lúc đó Tống tràn sang, quân mệt tướng mỏi, khó nói trước có thể chọi lại quân Tống hay không.
Mọi người chăm chú nghe. Cuộc họp này hoàn toàn là Lê Hoàn độc thoại. Anh biết hết cả rồi, cũng tính hết rồi, vậy làm ơn nói luôn phương án giải quyết đi. Cứ úp mở kiểu này nổ tung đầu mất!! Nguyễn Bặc cũng có chung ý nghĩ như tôi, ông sốt ruột hỏi:
-Vậy vương gia nói ta phải làm sao? Có thể gửi sứ giả dùng kế hoãn binh không? Hoặc nói với Tỳ Mi Thuế âm mưu của nhà Tống…
Lê Hoàn liền ngắt lời
-Ông nghĩ Tỳ Mi Thuế sẽ nghe? Nếu vua Chiêm có chút sáng suốt thì sẽ không lọt vào cái bẫy nhìn hai mắt đã thấy này!
Tôi gật đầu, cái này gọi là “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói với người ngu bực mình”. Hoàng đế kia muốn chết thì tự đi mà chết, còn chơi trò đánh bom, làm nhà hàng xóm cũng chết theo. Gừ gừ… cô giáo trong trường hình như không nói nhiều tới vụ này nên tôi chả nhớ gì sất. Có lẽ kế hoạch của vua Chiêm không thành công hoặc Lê Hoàn sẽ nghĩ ra kế nào đó…
Tứ trụ nóng ruột, nhỏ to bàn luận. Đảng im lặng vẫn im lặng. Tôi ăn đậu phộng vẫn cứ ăn. Toàn nhi thì ngủ gật trên đùi tôi từ lâu rồi. Hội nghị này căng thẳng quá! Phải kêu thêm đậu phộng mới được…
Phạm Cự Lạng hiện tại là người đứng đầu Nam thành, mấy ngày qua anh đã theo lệnh nhiếp chính vương lo liệu không ít việc. Nghĩ tới chuyện đánh thắng mà vẫn mất nước nên rất không cam lòng. Anh ta ngẩn đầu nhìn trần điện, miệng nhẩm tính số của cải có thể mang theo trong lúc tìm đường chạy trốn. Ha ha… tôi chỉ đoán thế thôi, cáo già này là Đảng viên Đảng im lặng nhưng có tinh thần của Đảng viên Đảng yêu nước. Chắc là đang nghĩ đến hình tượng oai phong khi một mình đứng trên chiến trường, quân sĩ chết hết mà tướng thì giơ cao thanh đại đao, sấm vang chớp giật, Phạm Cự Lang hô một tiếng: “Dù chết cũng không khuất phục! A men!” sau đó thì cắt cổ tự vẫn…
Ặc, đậu phộng ăn nhiều không tốt, nóng trong người, dễ bị loạn trí, suy nghĩ lung tung…
-Vậy… chẳng lẽ không có cách nào?
Đinh Điền cất tiếng giữa không gian im lặng. Câu hỏi của ông cũng là câu hỏi của tất cả đồng bào đồng chí ở đây. Lê Hoàn chóng tay dưới cằm, lắc đầu
-Nước cờ này cao tay quá. Chỉ có thể đánh tới đâu hay tới đó… còn xem vận mệnh Đại Cồ Việt tốt tới đâu. Đặng Huyền Quang pháp sư có nói với ta: quân Chiêm xuất hành chưa xem ngày, lại chọn khởi binh vào năm hạn. Còn khoảng một tuần nữa, cứ chờ xem. Quân mã vẫn sẵn sàng, chiến lũy cứ tiếp tục đắp… hy vọng không phải dùng tới! Nhớ rằng giặc đang chống chính là nhà Tống – Chiêm Thành chỉ là bàn đạp mà thôi!
/59
|