Bữa ăn tưởng chừng sẽ êm xuôi đi vào dĩ vãng cho đến lúc cuối đã xảy ra một chuyện hết sức bi hài.
Tôi đang ngồi cắt thịt cho bé Sóc thì bé Nhím bên kia miệng lại líu líu lo lo.
“Chị ơi, nếu chị không đi cùng thì bữa thịt nướng này lâu lắm em mới được ăn. Cậu bảo ăn thịt nướng nhiều là đen da. Em buồn lắm!”
Con bé vừa kể vừa ôm mặt đau thương. Tôi nhìn đau bụng cười, vô tư nói ra mấy suy nghĩ vốn ấp ủ bấy lâu mà không thèm ngó ngàng xung quanh.
“Không phải thịt nướng làm đen da mà do cậu em keo kiệt không cho em đi ăn. Em nhìn chị đi, ngày xưa chị cũng ăn thịt nướng suốt mà có sao đâu.”
Bé Nhím mở to mắt ngạc nhiên rồi cười dữ dội. Tôi cũng ùa theo. Cười chưa đã miệng đã hứng trọn cái nhìn đầy sát thương của Khải Huy. Tôi bất giác chột dạ, đành chữa thẹn bằng cách cúi đầu xuống và ăn. Khải Huy vừa nướng thịt vừa chép miệng.
“Đáng lẽ tôi không nên hiền lành quá để người ta gọi là keo kiệt. Tốt với người ta xong người ta đối xử với tôi thế đấy.”
Tôi mếu không nổi, hình dung rõ miệng mình lệch hẳn sang một bên như vừa bị ai vả. Đúng là cái miệng hại cái thân, rõ ngu.
“Cảm ơn em đã cứu ba nhóc nhà tôi.” Khải Huy cười mỉm, không khí xung quanh nghe vẻ đã bớt u ám. Tôi len lén nhìn lên.
Nhưng… ba đứa? Hôm nay tôi mới gặp hai đứa thôi mà. Nghĩ nghĩ một lúc, hình như còn cả thằng nhóc dạy thêm. Tôi “à” một tiếng. “Không có gì, chỉ là thuận tay giúp đỡ thôi.”
“Vậy mà tôi nghĩ em không đợi được đến lúc bàn chuyện tương lai nên mới tiếp cận bọn trẻ hòng giải quyết tôi.”
Và người đối diện là tôi đang há hốc mồm. Ở đâu ra cái kiểu tư duy vớ vẩn như vậy?
“Anh Khải Huy, tôi thấy suy luận của anh rất có vấn đề. Hôm nay tôi đến siêu thị mua đồ chứ không có ý gì khác. Hơn nữa siêu thị này không phải do anh xây. Đường đi không phải do anh mở. Tôi thích đến lúc nào thì đến, nên không có chuyện tôi cố tình gặp anh.”
Tôi dập khuôn y nguyên câu văn của anh ta ban sáng. Tất nhiên có sửa đổi cho hợp ngữ cảnh. Sau khi tuôn một tràng dài tốn biết bao cơ man nước bọt, tôi vội vơ lấy cốc nước trên bàn tu hết một hơi.
Bé Nhím chớp mắt khó hiểu hỏi Khải Huy.
“Cậu ơi chuyện tương lai là gì thế ạ?”
Không đợi anh ta trả lời, Nhím mở to mắt sáng như đã hiểu ra. Bé hưng phấn giơ tay.
“Cậu, cậu ơi. Con cũng muốn bàn chuyện tương lai với cậu.”
Tôi đang uống nước mà tí sặc, may là không rớt ra ngoài nếu không ê chề mặt mũi lắm. Tôi vỗ ngực ho sặc sụa. Khải Huy hai tay đan nhau chống cằm, miệng nở nụ cười sung sướng.
“Em xem em kìa, không cần phải phản ứng dữ dội thế đâu. Tôi luôn toàn tâm toàn ý hướng về em. Vậy nên cứ yên tâm ăn thật no vào.”
Tôi lườm anh ta một cái. Ghét thật, người này lại bắt đầu giở trò. Cái nhà này quả thực rất lạ, hết ông cậu làm vẻ rồi đến mấy đứa cháu ùa vào vở diễn. Hết tung rồi hứng, hợp nhau quá thể.
Ngay từ giây phút đó, trong đầu tôi hiện lên cảnh tượng Khải Huy mặc bộ vest Canali, tay cầm tượng vàng Oscar, hai bên là hai đứa Nhím, Sóc. Mỗi người một tượng vàng, vừa đi vừa vẫy tay cười chào vui vẻ với báo giới. Tôi tưởng tượng mà rùng cả mình. Chỉ một Khải Huy còn không đấu nổi nay lại thêm hai phụ tá tài năng đầy mình. Tôi đầu hàng sớm biết đâu lại được hưởng khoan hồng?
Trong lúc thanh toán ra về thì có một người đàn ông ăn mặc quần áo rất Tây đến vỗ vai Khải Huy. Hai người vui vẻ nói cười. Tôi thấy ngờ ngợ, người vừa bước tới trông rất quen. Suy nghĩ một lúc tôi mới tá hỏa.
Đây là Mr.Cường - nhà văn chuyên viết ẩm thực.
Không ngờ có ngày tôi được gặp người bằng xương bằng thịt thế này. Thật tuyệt quá!
Anh ta bế bé Nhím trong vòng tay, thơm vào mà một cái rồi trêu đùa.
“Nhím của chú lớn thế này sao? Cho chú cắn miếng nào.”
Anh ta cưng nựng bé Nhím trong tay, đưa mắt về phía tôi, nhìn Khải Huy, hất hàm.
“Ai đây?”
“Bạn tớ.”
Anh ta đặt bé Nhím xuống.
“Tớ có hẹn, tớ đi trước đây. Buổi khai trương tháng tới. Cậu nhớ đến nhé.”
Nói xong liền tạm biệt Nhím, Sóc rồi rảo bước vào trong. Bốn chúng tôi, hai người lớn, hai người nhỏ cũng bước nhanh ra về.
…
Tôi xách hai tay hai túi đồ mới tậu ở siêu thị rồi đứng chờ xe buýt. Tôi bước ra cổng thì chuyến mới nhất cũng vừa chạy khỏi. Thật quá đen, tôi đành phải chôn chân đứng chờ chuyến sau vậy.
Đang mải ngó nghiêng thì nhìn thấy con xe màu trắng bạc hiệu Lexus cực quen đi tới.
Cửa kính từ từ kéo xuống, gương mặt đẹp trai chết người của Khải Huy xuất hiện như phim truyền hình, chỉ thiếu mỗi nhạc nền là đủ bộ.
“Lên đi tôi đưa em về.”
“Cảm ơn nhưng tôi sẽ đứng chờ xe buýt.”
Anh ta nghiêng đầu vào vô lăng như đang xem xét gì đó.
“Nếu em lên xe với hai túi đồ to như vậy chắc chắn gây khó chịu với nhà xe, không khéo còn bị cho xuống vì những thực phẩm trong túi rất dễ gây mùi. Hơn nữa chuyến xe gần nhất mới chạy qua, nếu em nhất quyết đứng chờ cũng phải mất ba mươi phút. Trời bây giờ sắp tối, em phải về nấu cơm cho bà nên đây không phải lựa chọn thông minh. Còn nữa, người tiết kiệm như em sẽ không hào phóng bỏ ra mấy trăm nghìn đi taxi. Vậy nên cách tốt nhất em lên xe tôi đưa về. Vừa nhanh gọn lại tuyệt đối an toàn.”
Tôi đứng đơ mất một lúc mới tiêu hóa nổi toàn bộ thông tin nghe được. Anh chàng này suy luận cũng sắc bén đấy.
Tôi đang chần chừ thì bé Nhím thò đầu ra.
“Chị ơi, chị mau lên đi.”
“Em lên nhanh đi không chúng ta bị bắt về tội cản trở giao thông bây giờ.”
Hai cậu cháu đồng sức đồng lòng. Thấy mấy chiếc xe phía sau bấm còi inh ỏi, tôi đành mặt dày leo lên ngồi.
Rất nhanh sau đó về tới nhà. Tôi nhảy khỏi xe rồi cúi đầu cảm ơn. Bé Nhím từ trong lại thò đầu ra, miệng cười chúm chím.
“Chị ơi, em rất thích chị. Hôm nào chúng ta lại đi chơi tiếp chị nhé.”
Tôi cười méo miệng, Khải Huy quay xuống vỗ vỗ bọn trẻ.
“Hai đứa mau chào cô đi.”
Bé Nhím quay lại phồng má.“Cậu ơi, đã nói không được gọi chị là cô rồi mà. Cậu chả để ý gì cả.”
Miệng của tôi lại lệch tiếp sang một bên, cười không nổi mà khóc cũng không xong. Hai bé Nhím, Sóc thò tay ra chào tạm biệt, tôi cũng vẫy tay cười tươi. Khải Huy kéo cửa kính lên rồi lái xe đi mất.
…
Sau khi ăn cơm tắm giặt đàng hoàng, tôi leo lên phòng xem lại email, vẫn chưa có hồi âm. Nhớ hôm trước đi phỏng vấn, tôi đều trả lời tốt các câu hỏi chủ khảo đưa ra. Dự tính xác suất thành công lần này lên tới bảy mươi phần trăm. Họ nói sẽ sớm gọi điện nhưng đến giờ không thấy động tĩnh gì. Có lẽ phải chờ thêm chút thời gian.
Tôi đang lê la ngồi lướt báo mạng thì có điện thoại gọi tới. Tôi cầm lên nghe mà không thèm nhìn số.
“Alo, ai gọi đấy ạ?”
“Tôi đây.”
“Nhưng tôi là ai?”
Đầu dây bên kia thở dài.
“Em làm tôi buồn quá. Chúng ta mới xa nhau vài tiếng đồng hồ thôi mà em đã quên tôi rồi. Là tôi, Khải Huy đây.”
Thế là đầu óc lập tức tỉnh như sáo, rà soát não bộ trong ba mươi giây và cho kết quả ở giây thứ ba mốt.
“À, tôi không để ý. Xin lỗi anh.”
“Thấy chưa, em mới xa tôi có chút là quên tôi ngay. Vậy sau này chúng ta cần phải tăng cường gặp gỡ, tăng cường đi chơi, củng cố tình cảm.”
Đầu óc choáng váng nặng, từ khi nào tôi với anh ta cần phải củng cố tình cảm?
“Tôi thấy suy luận của anh ngày càng ảo diệu. Anh tu luyện bao lâu mới đạt tới trình độ đó vậy? Tôi rất ngưỡng mộ.”
“Úi giời.” Giọng anh ta cao vút. “Đúng là chỉ có mỗi em hiểu.”
Tôi đang tưởng tượng ra cảnh anh ta cao hứng làm vẻ ngạc nhiên mà buồn cười muốn chết. Dù vậy tôi vẫn cố gắng kiềm chế không phát ra tiếng.
“Vậy không còn chuyện gì thì tôi cúp máy đây.”
“Khoan khoan. Tôi gọi tới muốn biết em đang làm gì?” Giọng nói đấy trở nên gấp gáp.
Tôi hẵng giọng. “Tôi làm gì liên quan đến anh sao?”
“Sao lại không liên quan.” Bên kia im lặng sau đó là tiếng thở khe khẽ. “Em làm cuộc đời tôi rối tung rối mù sau đó phủi tay bỏ chạy. Tôi bây giờ không trông chừng em cẩn thận để thằng khác lôi đi đăng ký thì tôi biết trốn vào đâu lau nước mắt đây? Ảnh hưởng đến ước mơ của tôi như vậy mà em dám nói không liên quan. Em giỏi thật đấy.”
Phụt, phụt.
Mấy ngụm nước cam tôi mới uống phun sạch vào màn hình máy tính. Mặt mũi nóng hôi hổi, ai bây giờ mà đem rán trứng lên mặt chắc được đấy.
Tôi lấy giấy lau miệng, đáp lại hai từ lạnh lùng.
“Nói dối.”
“Câu nào cũng thật. Em làm tôi buồn quá.”
Tôi nhướn mày. Người này luôn thích đóng kịch, thật đáng ghét mà.
“Rõ ràng anh hứa sẽ không nói dối tôi nữa nhưng vẫn nói dối.
Khải Huy không phản ứng, chỉ có tiếng thở trầm ngâm vọng qua.
“Tôi nói dối em bao giờ? Những lời lúc nãy hoàn toàn là thật.”
Tôi “hừm” một tiếng. “Lần trước anh biết hai tên lưu manh đuổi theo tôi nhưng lại tỏ vẻ không biết gì. Hôm nay ở siêu thị anh lại cười cười nói nói với tên đó. Rốt cuộc là sao chứ?”
Anh ta cười làm tôi càng bực mình.
“Hôm em bị hai tên đó làm phiền, tôi thực sự không nhìn thấy Khang. Em không thể trách tôi được bởi cậu ta ngồi sau rồi còn phóng đi rất nhanh nữa. Tôi cũng đâu có mắt thần nhìn xuyên thấu. Chẳng phải lúc đấy em muốn mau chóng rời đi sao?”
Tôi đuối lý đành hỏi cùn.
“Thôi được, cứ cho là thế đi. Nhưng người đó là ai vậy?”
“Em hỏi người nào?”
“Cái người tên Khang mà tôi gặp ở siêu thị lúc chiều.”
Anh tà “à” rõ lớn. “Cậu ấy là học trò của tôi.”
Hầy, lại là bợm nhậu. Thầy trò nhà này đúng từ một lò đào tạo ra, chả trách lại cợt nhả y nhau.
“Sao em cứ hỏi về người khác thế? Tôi đây sao em không hỏi. Em có biết một thằng đàn ông phải trả lời về một thằng đàn ông khác sẽ rất khó chịu không?”
“À, ờ, thì…” Tôi cứng họng, biết nói sao bây giờ?
Màn hình máy tính đột nhiên nhấp nháy email mới. Tôi lướt qua, là thông báo từ công ty ẩm thực. Tuyệt quá, đây là thứ mà tôi mòn mỏi chờ đợi bao nhiêu ngày qua. Tôi vừa nhìn chăm chú vào biểu tượng hòm thư vừa nói nhanh.
“Tôi xin lỗi, bây giờ tôi đang bận, khi khác nói sau.”
“Em bận chuyện gì?” Đầu bên kia nhấn mạnh từng chữ.
“Tôi nhận được email từ công ty tuyển dụng. Nếu thuận lợi đi làm tôi sẽ mời anh một bữa. Thế nhé.”
Nói xong tôi cúp điện thoại cái “bụp” mà không kịp nghe tiếng “này” cuối cùng của Khải Huy.
Tôi di chuột đến hòm thư mà tim đập, tay run, lưng mướt mồ hôi y hồi xem điểm Đại học. Hít vào thở ra một cái, tôi liều mình mở thư.
Bức thư hiện lên, tôi đã suýt rú lên sung sướng khi thấy dòng chữ Chúc mừng bạn đã trúng tuyển nằm trang trọng chính giữa. Vậy là bao đêm thấp thỏm chờ đợi, ăn không ngon ngủ không yên cũng được đền đáp xứng đáng. Tôi đã nói rồi mà, trời sẽ không tuyệt đường sống của ai cả. Chúng ta không thể vì khó khăn mà buông xuôi, phải tin vào bản thân, bởi chỉ cần giữ được rừng xanh ắt sẽ có củi đốt.
Tôi vừa rung đùi vừa đọc lại thông báo mà không thể ngừng cười. Ngay ngày mai thôi tôi có thể đi làm, chính thức chấm dứt cuộc sống của giai cấp vô sản.
Đắp chăn lên giường, tôi mường tượng về tương lai tươi sáng mà ở đó, trên đỉnh ngọn núi cao hùng vĩ, nhà leo núi Hạ Vi đã xuất sắc cắm ngọn cờ chiến thắng. Tôi hứng phấn rất lâu rồi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay.
Tôi đang ngồi cắt thịt cho bé Sóc thì bé Nhím bên kia miệng lại líu líu lo lo.
“Chị ơi, nếu chị không đi cùng thì bữa thịt nướng này lâu lắm em mới được ăn. Cậu bảo ăn thịt nướng nhiều là đen da. Em buồn lắm!”
Con bé vừa kể vừa ôm mặt đau thương. Tôi nhìn đau bụng cười, vô tư nói ra mấy suy nghĩ vốn ấp ủ bấy lâu mà không thèm ngó ngàng xung quanh.
“Không phải thịt nướng làm đen da mà do cậu em keo kiệt không cho em đi ăn. Em nhìn chị đi, ngày xưa chị cũng ăn thịt nướng suốt mà có sao đâu.”
Bé Nhím mở to mắt ngạc nhiên rồi cười dữ dội. Tôi cũng ùa theo. Cười chưa đã miệng đã hứng trọn cái nhìn đầy sát thương của Khải Huy. Tôi bất giác chột dạ, đành chữa thẹn bằng cách cúi đầu xuống và ăn. Khải Huy vừa nướng thịt vừa chép miệng.
“Đáng lẽ tôi không nên hiền lành quá để người ta gọi là keo kiệt. Tốt với người ta xong người ta đối xử với tôi thế đấy.”
Tôi mếu không nổi, hình dung rõ miệng mình lệch hẳn sang một bên như vừa bị ai vả. Đúng là cái miệng hại cái thân, rõ ngu.
“Cảm ơn em đã cứu ba nhóc nhà tôi.” Khải Huy cười mỉm, không khí xung quanh nghe vẻ đã bớt u ám. Tôi len lén nhìn lên.
Nhưng… ba đứa? Hôm nay tôi mới gặp hai đứa thôi mà. Nghĩ nghĩ một lúc, hình như còn cả thằng nhóc dạy thêm. Tôi “à” một tiếng. “Không có gì, chỉ là thuận tay giúp đỡ thôi.”
“Vậy mà tôi nghĩ em không đợi được đến lúc bàn chuyện tương lai nên mới tiếp cận bọn trẻ hòng giải quyết tôi.”
Và người đối diện là tôi đang há hốc mồm. Ở đâu ra cái kiểu tư duy vớ vẩn như vậy?
“Anh Khải Huy, tôi thấy suy luận của anh rất có vấn đề. Hôm nay tôi đến siêu thị mua đồ chứ không có ý gì khác. Hơn nữa siêu thị này không phải do anh xây. Đường đi không phải do anh mở. Tôi thích đến lúc nào thì đến, nên không có chuyện tôi cố tình gặp anh.”
Tôi dập khuôn y nguyên câu văn của anh ta ban sáng. Tất nhiên có sửa đổi cho hợp ngữ cảnh. Sau khi tuôn một tràng dài tốn biết bao cơ man nước bọt, tôi vội vơ lấy cốc nước trên bàn tu hết một hơi.
Bé Nhím chớp mắt khó hiểu hỏi Khải Huy.
“Cậu ơi chuyện tương lai là gì thế ạ?”
Không đợi anh ta trả lời, Nhím mở to mắt sáng như đã hiểu ra. Bé hưng phấn giơ tay.
“Cậu, cậu ơi. Con cũng muốn bàn chuyện tương lai với cậu.”
Tôi đang uống nước mà tí sặc, may là không rớt ra ngoài nếu không ê chề mặt mũi lắm. Tôi vỗ ngực ho sặc sụa. Khải Huy hai tay đan nhau chống cằm, miệng nở nụ cười sung sướng.
“Em xem em kìa, không cần phải phản ứng dữ dội thế đâu. Tôi luôn toàn tâm toàn ý hướng về em. Vậy nên cứ yên tâm ăn thật no vào.”
Tôi lườm anh ta một cái. Ghét thật, người này lại bắt đầu giở trò. Cái nhà này quả thực rất lạ, hết ông cậu làm vẻ rồi đến mấy đứa cháu ùa vào vở diễn. Hết tung rồi hứng, hợp nhau quá thể.
Ngay từ giây phút đó, trong đầu tôi hiện lên cảnh tượng Khải Huy mặc bộ vest Canali, tay cầm tượng vàng Oscar, hai bên là hai đứa Nhím, Sóc. Mỗi người một tượng vàng, vừa đi vừa vẫy tay cười chào vui vẻ với báo giới. Tôi tưởng tượng mà rùng cả mình. Chỉ một Khải Huy còn không đấu nổi nay lại thêm hai phụ tá tài năng đầy mình. Tôi đầu hàng sớm biết đâu lại được hưởng khoan hồng?
Trong lúc thanh toán ra về thì có một người đàn ông ăn mặc quần áo rất Tây đến vỗ vai Khải Huy. Hai người vui vẻ nói cười. Tôi thấy ngờ ngợ, người vừa bước tới trông rất quen. Suy nghĩ một lúc tôi mới tá hỏa.
Đây là Mr.Cường - nhà văn chuyên viết ẩm thực.
Không ngờ có ngày tôi được gặp người bằng xương bằng thịt thế này. Thật tuyệt quá!
Anh ta bế bé Nhím trong vòng tay, thơm vào mà một cái rồi trêu đùa.
“Nhím của chú lớn thế này sao? Cho chú cắn miếng nào.”
Anh ta cưng nựng bé Nhím trong tay, đưa mắt về phía tôi, nhìn Khải Huy, hất hàm.
“Ai đây?”
“Bạn tớ.”
Anh ta đặt bé Nhím xuống.
“Tớ có hẹn, tớ đi trước đây. Buổi khai trương tháng tới. Cậu nhớ đến nhé.”
Nói xong liền tạm biệt Nhím, Sóc rồi rảo bước vào trong. Bốn chúng tôi, hai người lớn, hai người nhỏ cũng bước nhanh ra về.
…
Tôi xách hai tay hai túi đồ mới tậu ở siêu thị rồi đứng chờ xe buýt. Tôi bước ra cổng thì chuyến mới nhất cũng vừa chạy khỏi. Thật quá đen, tôi đành phải chôn chân đứng chờ chuyến sau vậy.
Đang mải ngó nghiêng thì nhìn thấy con xe màu trắng bạc hiệu Lexus cực quen đi tới.
Cửa kính từ từ kéo xuống, gương mặt đẹp trai chết người của Khải Huy xuất hiện như phim truyền hình, chỉ thiếu mỗi nhạc nền là đủ bộ.
“Lên đi tôi đưa em về.”
“Cảm ơn nhưng tôi sẽ đứng chờ xe buýt.”
Anh ta nghiêng đầu vào vô lăng như đang xem xét gì đó.
“Nếu em lên xe với hai túi đồ to như vậy chắc chắn gây khó chịu với nhà xe, không khéo còn bị cho xuống vì những thực phẩm trong túi rất dễ gây mùi. Hơn nữa chuyến xe gần nhất mới chạy qua, nếu em nhất quyết đứng chờ cũng phải mất ba mươi phút. Trời bây giờ sắp tối, em phải về nấu cơm cho bà nên đây không phải lựa chọn thông minh. Còn nữa, người tiết kiệm như em sẽ không hào phóng bỏ ra mấy trăm nghìn đi taxi. Vậy nên cách tốt nhất em lên xe tôi đưa về. Vừa nhanh gọn lại tuyệt đối an toàn.”
Tôi đứng đơ mất một lúc mới tiêu hóa nổi toàn bộ thông tin nghe được. Anh chàng này suy luận cũng sắc bén đấy.
Tôi đang chần chừ thì bé Nhím thò đầu ra.
“Chị ơi, chị mau lên đi.”
“Em lên nhanh đi không chúng ta bị bắt về tội cản trở giao thông bây giờ.”
Hai cậu cháu đồng sức đồng lòng. Thấy mấy chiếc xe phía sau bấm còi inh ỏi, tôi đành mặt dày leo lên ngồi.
Rất nhanh sau đó về tới nhà. Tôi nhảy khỏi xe rồi cúi đầu cảm ơn. Bé Nhím từ trong lại thò đầu ra, miệng cười chúm chím.
“Chị ơi, em rất thích chị. Hôm nào chúng ta lại đi chơi tiếp chị nhé.”
Tôi cười méo miệng, Khải Huy quay xuống vỗ vỗ bọn trẻ.
“Hai đứa mau chào cô đi.”
Bé Nhím quay lại phồng má.“Cậu ơi, đã nói không được gọi chị là cô rồi mà. Cậu chả để ý gì cả.”
Miệng của tôi lại lệch tiếp sang một bên, cười không nổi mà khóc cũng không xong. Hai bé Nhím, Sóc thò tay ra chào tạm biệt, tôi cũng vẫy tay cười tươi. Khải Huy kéo cửa kính lên rồi lái xe đi mất.
…
Sau khi ăn cơm tắm giặt đàng hoàng, tôi leo lên phòng xem lại email, vẫn chưa có hồi âm. Nhớ hôm trước đi phỏng vấn, tôi đều trả lời tốt các câu hỏi chủ khảo đưa ra. Dự tính xác suất thành công lần này lên tới bảy mươi phần trăm. Họ nói sẽ sớm gọi điện nhưng đến giờ không thấy động tĩnh gì. Có lẽ phải chờ thêm chút thời gian.
Tôi đang lê la ngồi lướt báo mạng thì có điện thoại gọi tới. Tôi cầm lên nghe mà không thèm nhìn số.
“Alo, ai gọi đấy ạ?”
“Tôi đây.”
“Nhưng tôi là ai?”
Đầu dây bên kia thở dài.
“Em làm tôi buồn quá. Chúng ta mới xa nhau vài tiếng đồng hồ thôi mà em đã quên tôi rồi. Là tôi, Khải Huy đây.”
Thế là đầu óc lập tức tỉnh như sáo, rà soát não bộ trong ba mươi giây và cho kết quả ở giây thứ ba mốt.
“À, tôi không để ý. Xin lỗi anh.”
“Thấy chưa, em mới xa tôi có chút là quên tôi ngay. Vậy sau này chúng ta cần phải tăng cường gặp gỡ, tăng cường đi chơi, củng cố tình cảm.”
Đầu óc choáng váng nặng, từ khi nào tôi với anh ta cần phải củng cố tình cảm?
“Tôi thấy suy luận của anh ngày càng ảo diệu. Anh tu luyện bao lâu mới đạt tới trình độ đó vậy? Tôi rất ngưỡng mộ.”
“Úi giời.” Giọng anh ta cao vút. “Đúng là chỉ có mỗi em hiểu.”
Tôi đang tưởng tượng ra cảnh anh ta cao hứng làm vẻ ngạc nhiên mà buồn cười muốn chết. Dù vậy tôi vẫn cố gắng kiềm chế không phát ra tiếng.
“Vậy không còn chuyện gì thì tôi cúp máy đây.”
“Khoan khoan. Tôi gọi tới muốn biết em đang làm gì?” Giọng nói đấy trở nên gấp gáp.
Tôi hẵng giọng. “Tôi làm gì liên quan đến anh sao?”
“Sao lại không liên quan.” Bên kia im lặng sau đó là tiếng thở khe khẽ. “Em làm cuộc đời tôi rối tung rối mù sau đó phủi tay bỏ chạy. Tôi bây giờ không trông chừng em cẩn thận để thằng khác lôi đi đăng ký thì tôi biết trốn vào đâu lau nước mắt đây? Ảnh hưởng đến ước mơ của tôi như vậy mà em dám nói không liên quan. Em giỏi thật đấy.”
Phụt, phụt.
Mấy ngụm nước cam tôi mới uống phun sạch vào màn hình máy tính. Mặt mũi nóng hôi hổi, ai bây giờ mà đem rán trứng lên mặt chắc được đấy.
Tôi lấy giấy lau miệng, đáp lại hai từ lạnh lùng.
“Nói dối.”
“Câu nào cũng thật. Em làm tôi buồn quá.”
Tôi nhướn mày. Người này luôn thích đóng kịch, thật đáng ghét mà.
“Rõ ràng anh hứa sẽ không nói dối tôi nữa nhưng vẫn nói dối.
Khải Huy không phản ứng, chỉ có tiếng thở trầm ngâm vọng qua.
“Tôi nói dối em bao giờ? Những lời lúc nãy hoàn toàn là thật.”
Tôi “hừm” một tiếng. “Lần trước anh biết hai tên lưu manh đuổi theo tôi nhưng lại tỏ vẻ không biết gì. Hôm nay ở siêu thị anh lại cười cười nói nói với tên đó. Rốt cuộc là sao chứ?”
Anh ta cười làm tôi càng bực mình.
“Hôm em bị hai tên đó làm phiền, tôi thực sự không nhìn thấy Khang. Em không thể trách tôi được bởi cậu ta ngồi sau rồi còn phóng đi rất nhanh nữa. Tôi cũng đâu có mắt thần nhìn xuyên thấu. Chẳng phải lúc đấy em muốn mau chóng rời đi sao?”
Tôi đuối lý đành hỏi cùn.
“Thôi được, cứ cho là thế đi. Nhưng người đó là ai vậy?”
“Em hỏi người nào?”
“Cái người tên Khang mà tôi gặp ở siêu thị lúc chiều.”
Anh tà “à” rõ lớn. “Cậu ấy là học trò của tôi.”
Hầy, lại là bợm nhậu. Thầy trò nhà này đúng từ một lò đào tạo ra, chả trách lại cợt nhả y nhau.
“Sao em cứ hỏi về người khác thế? Tôi đây sao em không hỏi. Em có biết một thằng đàn ông phải trả lời về một thằng đàn ông khác sẽ rất khó chịu không?”
“À, ờ, thì…” Tôi cứng họng, biết nói sao bây giờ?
Màn hình máy tính đột nhiên nhấp nháy email mới. Tôi lướt qua, là thông báo từ công ty ẩm thực. Tuyệt quá, đây là thứ mà tôi mòn mỏi chờ đợi bao nhiêu ngày qua. Tôi vừa nhìn chăm chú vào biểu tượng hòm thư vừa nói nhanh.
“Tôi xin lỗi, bây giờ tôi đang bận, khi khác nói sau.”
“Em bận chuyện gì?” Đầu bên kia nhấn mạnh từng chữ.
“Tôi nhận được email từ công ty tuyển dụng. Nếu thuận lợi đi làm tôi sẽ mời anh một bữa. Thế nhé.”
Nói xong tôi cúp điện thoại cái “bụp” mà không kịp nghe tiếng “này” cuối cùng của Khải Huy.
Tôi di chuột đến hòm thư mà tim đập, tay run, lưng mướt mồ hôi y hồi xem điểm Đại học. Hít vào thở ra một cái, tôi liều mình mở thư.
Bức thư hiện lên, tôi đã suýt rú lên sung sướng khi thấy dòng chữ Chúc mừng bạn đã trúng tuyển nằm trang trọng chính giữa. Vậy là bao đêm thấp thỏm chờ đợi, ăn không ngon ngủ không yên cũng được đền đáp xứng đáng. Tôi đã nói rồi mà, trời sẽ không tuyệt đường sống của ai cả. Chúng ta không thể vì khó khăn mà buông xuôi, phải tin vào bản thân, bởi chỉ cần giữ được rừng xanh ắt sẽ có củi đốt.
Tôi vừa rung đùi vừa đọc lại thông báo mà không thể ngừng cười. Ngay ngày mai thôi tôi có thể đi làm, chính thức chấm dứt cuộc sống của giai cấp vô sản.
Đắp chăn lên giường, tôi mường tượng về tương lai tươi sáng mà ở đó, trên đỉnh ngọn núi cao hùng vĩ, nhà leo núi Hạ Vi đã xuất sắc cắm ngọn cờ chiến thắng. Tôi hứng phấn rất lâu rồi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay.
/14
|