Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 261 - Nhập Giám

/345


Mặt trời cứ lên cao theo lẽ thường, mỗi ngày đều là một ngày mới, Trương Nguyên đứng trên đầu thuyền, nhìn về phía chân trời, “ U mông ảnh” có nói “trên lầu ngắm núi, đầu thành ngắm tuyết, trong thuyền ngắm mây”. Trên sông Tần Hoài này ngắm mặt trời mọc, ngắm ánh bình minh, quả thực phong cảnh có khác. Trương Nguyên cảm thấy tâm trạng rất tốt, quả thực muốn ngửa mặt lên trời mà hét lớn, thỏa mãn được cơn tình dục, thể xác và tinh thần đều sung sướng, sẽ khiến người ta tích cực tiến thủ, hăng hái hướng về phía trước, cảm thấy nhân sinh này rát có triển vọng.

Trương Ngạc đi ra hỏi:

- Giới Tử, đêm qua có giấc mộng đẹp sao? Sao mặt mày hớn hở vậy?

Trương Nguyên cười nói:

- Đương nhiên là mơ gặp được đề tên bảng vàng rồi.

Trương Ngạc cười nói:

- Giới Tử rất tục, cả ngày chỉ nghĩ tới việc đỗ khoa cử làm quan, giống như Trương Yến Khách ta, ra vẻ không học hành, không nghề nghiệp, kỳ thực rất phong nhã, Giới Tử là ra vẻ phong nhã nhưng thật ra rất tục.

Trương Nguyên mỉm cười nói:

- Thô tục không phải không phong nhã, không có sự thô tục của đệ, sẽ không làm nổi bật sự phong nhã của Tam huynh.

Buổi sáng hôm nay, ba huynh đệ Trương Nguyên chuyển tới căn nhà ở chân núi Kê Minh, Lai phúc, Năng Trụ hôm qua đã dọn dẹp xong, Trương Đại, Trương Nguyên đều rất hài lòng. Sau giờ ngọ, thuyền công trên thuyền tới cáo biệt ba vị thiếu gia, thuyền này là của Thanh Phổ Lục thị, thuyền công cũng là nô bộc của họ, bây giờ đám người Trương Nguyên đã thuê được nhà, bốn vị thuyền công này đương nhiên phải cáo từ về Thanh Phổ. Trương Nguyên thưởng cho bốn thuyền công mỗi người năm lượng, lại bảo Lai Phúc mua một ít đặc sản ở Kim Lăng, còn viết hai bức thư, một bức cho tỷ tỷ Trương Nhược Hi, một bức cho Dương Thạch Hương, bảo thuyền công mang về Thanh Phổ.

Còn ngày mai, ba người Trương Nguyên sẽ bắt đầu cuộc sống ở Nam Kinh Quốc Tử Giám.

Cửa chính của Quốc Tử Giám Nam Kinh là Tập Hiền môn, Tập Hiền môn đi vào là Thái Học môn, cổng chào ba tầng mái cao lớn nguy nga, màu sắc sặc sỡ như mạ vàng. Đi qua dưới cổng chào, khiến người ta tự nhiên nảy sinh ra lòng kính sợ, qua Thái Học môn, là bảy gian chính đường, đây chính là Di Luân đường. Gian ở giữa đó là chuyên cung cấp để dùng khi Hoàng đế giá lâm, trên đường có treo năm cái sắc lệnh, gian phía đông là nơi để chuyên tổ chức việc tế rượu, phía tiền đường là sân, phía nam của sân, ở giữa là hành lang, nối thẳng đến Thái Học môn. Đây là con đường chuyên dành cho Hoàng đế đi khi giá lâm, hai bên đông tây là bậc thềm, chư sinh lên lớp ở chỗ này.

Canh ba Giờ Thìn ngày hai mươi tháng sáu, ba huynh đệ Trương Đại, Trương Ngạc, Trương Nguyên và các giám sinh nhập học cùng đứng ở ngoài Di Luân đường đợi. Hôm trước chỉ có hai trăm giám sinh tham dự thi nhập học, hôm nay lên tới ba trăm người, xem ra các giám sinh nạp kê không ít.

Đúng giờ Thìn, cửa chính của Di Luân đường từ từ mở ra, hai mươi tên sai dịch mặc áo đen đứng sang hai bên cửa chính, các chư sinh ngoài cửa vốn đang chuyện trò om sòm, lúc này đều im bặt, chỉnh lý lại áo mũ, đứng trang nghiêm không một tiếng động.

Hai giám quan đội mũ ô sa, mặc đoàn lĩnh sam (*) một trước một sau đi ra cửa lớn, người phía trước chừng hơn bốn mươi tuổi, mặt trắng, hai má phẳng lì, hình vẽ trên quan phục là chim bạch nhàn, dây lưng có thêu hoa. Vị phía sau chừng năm mươi tuổi, thân hình cao béo, da mặt hơi tím, hai mắt hơi lồi ra, giống như mắc bệnh, quan phục là chim hoàng oanh, dây lưng là ô giác (loại đai lưng màu đen được làm từ vật liệu bằng sừng).

(*)đoàn lĩnh sam: http://group.baike.com/hanfu/bbs/uawghuunyuljcwfkh.html

“Văn quan phục sắc ca” có câu:

“Nhất nhị tiên hạc dữ cẩm kê, tam tứ khổng tước vân nhạn phi. Ngũ phẩm bạch nhàn duy nhất dạng, lục thất lộ tư khê xích nghi. Bát phẩm cửu phẩm tịnh tạp chức, Anh Mộc thuần luyện thước dữ hoàng ly. Phong hiến nha môn chuyên chấp pháp, đặc gia giải trĩ mại luân di.

( nghĩa là: quan nhất phẩm nhị phẩm thì thường mặc áo thêu tiên hạc và gà cảnh, tam phẩm, tứ phẩm mặc áo thêu công và nhạn bay, quan ngũ phẩm áo gà lôi trắng, lục phẩm thất phẩm là áo thêu cò trắng, bát phẩm, cửu phẩm thì lẫn lộn, chim cút, chim khách, phương hoàng đỏ, chim hoàng oanh).

Vị quan đi phía trước kia quan phục là bạch nhàn, chính là quan ngũ phẩm, vị mặc quan phục chim hoàng oanh phía sau kia là quan bát phẩm. Trương Nguyên hiểu biết quan chế của Quốc Tử Giám, chính quan tế tửu của Quốc Tử Giám Nam Kinh là quan tứ phẩm, quan ngũ phẩm chỉ có một người, đó chính là Ti Nghiệp Tống Thì Miễn. Tiêu Nhuận Sinh từng nhắc nhở hắn, Tống Thì Miễn này là môn sinh của Đổng Kỳ Hưng, có lẽ sẽ làm khó dễ hắn, cần phải lưu tâm.

Hai vị giám quan đứng nghiêm trước cửa lớn, vị giám quan mặc quan phục bạch nhàn kia ho nhẹ một tiếng, vị quan mặc quan phục chim hoàng oanh kia đứng bên cạnh hơi khom người với y, sau đó quay sang các chư sinh, lớn giọng nói:

- Vị này là Nam giám Ti Nghiệp Tống đại nhân, chư sinh tiếp lễ.

Quả thật là Nam giám Ti nghiệp Tống Thì Miễn, Trương Nguyên và các chư sinh cùng cúi đầu hành lễ với Tống Thì Miễn, nghe Tống Thì Miễn kia nói:

- Các học đồ nghe đây, đã vào Quốc Tử Giám, sẽ không được tùy tiện như ở nhà, tất cả thói quen đều sẽ được sửa, nhất định phải theo khuôn phép, cố gắng học tập. Các quy định của giám do Cao tổ định ra phải tuân thủ nghiêm ngặt, nếu có kháng cự không phục, phỉ báng sư trưởng, khóc lóc om sòm, vi phạm học quy, nhẹ thì bị roi trúc đánh vào mông, nặng thì dùng trượng, thậm chí sung quân, phạt làm tiện lại (quan lại thấp hèn nhất) –các điều lệ học quy cụ thể, sẽ do Mao giám thừa nói tỉ mỉ với các ngươi.

Hóa ra quan viên mặc quan phục chim hoàng anh chính là Nam giám Giám thừa. Tuy chỉ la quan bát phẩm, nhưng quyền lực rất lớn, quản lý Thằng Khiên thính, Thằng Khiên thính coi như là cơ quan thẩm phán kiêm cơ quan chấp pháp của Quốc Tử Giám. Trên có các giáo quan lười biếng lơ là việc giảng dạy, dưới là các giám sinh vi phạm quy tắc, y đều phải quản lý, có quyền trừng phạt, đương nhiên, chủ yếu là quản giám sinh.

Vị Mao giám thừa này lại khom người trước Tống Thì Miễn, mặt hướng tới các học đồ, khuôn mặt màu tím kia trương lên, mở miệng nói tiếp:

- Các ngươi đã từng nhìn thấy một cái cột dài bên ngoài giám môn?

Đại đa số học đồ đều không để ý, Trương Nguyên thì có chú ý tới, bên ngoài cửa lớn của Quốc Tử Giám có một cái cột cao chừng năm chượng, nói là cột cờ mà lại không có cờ, trụi lủi.

Mao Giám Thừa thấy các giám sinh châu đầu ghé tai, liền lớn tiếng nói:

- Cái cột đó từng treo đầu một giám sinh, treo một trăm hai mươi sáu năm.

Các giám sinh có mặt “xì” một hơi lạnh, đây chính là hiệu quả mà Mao Giám Thừa muốn, lại nói:

- Năm Hồng Vũ thứ hai mươi bảy, giám sinh Triệu Lân của Quốc Tử Giám viết tấm thiệp phỉ báng triều đình và học quan, chiếu theo giám quy là đánh một trăm trượng rồi sung quân, nhưng Cao tổ Hoàng đế vì cảnh ngu phụ giáo, hạ chỉ đem bêu đầu Triệu Lân thị chúng, liền treo trên cột cao kia, cho tới khi Chính Đức Đế nam tuần, mới hạ xuống.

Trương Ngạc đứng trong đám người càng nghe càng thấy căm tức, nhỏ giọng nói với Trương Nguyên bên cạnh:

- Giới Tử, tên ôn quan này nói những điều này làm cái gì?

Trương Nguyên cũng rất bất mãn với tên Mao Giám Thừa này khi đem chuyện Chu Nguyên Chương đầu nhà Minh bị chịu khổ hình nói ra vào lúc này, hơn nữa Mao Giám Thừa này hình như có chút đắc ý, hắn cười lạnh nói:

- Hù dọa người mới mà.

Trương Ngạc nói:

- Ôn quan này chẳng qua là bát phẩm, dám dọa bọn ta, trước những giám sinh này, mấy năm nữa đỗ tiến sĩ làm quan chắc chắn không ít, quay lại hù chết gã.

Trương Nguyên cười một tiếng, thầm nghĩ:

- Trường học đời sau cũng có nhiều sư đồ ác vậy, nhưng học trò sau này khi công thành danh toại lại rất ít người quay lại gây phiền phức, chỉ cười trừ thôi.

Mao Giám Thừa này thấy các chư sinh nháo nhác một hồi, mới tỉ mỉ nói về giám quy, cái gì mà không được phép đội mũ, không được phép thắt lưng, không được mang khan phục thường nhân, không được tới giảng đường khác nghị luận, dám có ý làm nhục sư trưởng hay gây sự với giám sinh khác, đều sẽ bị phạt nặng, đây là giám quy về phương diện lễ nghi. Phương diện quản lý đời sống, học đồ các ban phàm là có việc phải bẩm báo với giáo quan của lớp đó trước, giám sinh nếu muốn ra ngoài, phải có “lệnh bài ra vào”. Lệnh bài này mỗi lớp chỉ có một, do sinh đồ trực nhật quản, không có lệnh bài mà tự ý rời lớp, thống quyết (xử phạt bằng trượng hình), trước khi trời tối mà không về, thống quyết, giám sinh ở trường, hiệu phòng do Quốc Tử Giám thống nhất sắp xếp, không được tự ý ở chỗ của người khác, không được ở trọ bên ngoài. Nửa đêm điểm danh mà không có người, thống quyết, trong phòng không được phép say sưa ca hát, không được làm ồn, không được bàn chuyện thị phi. Về phương diện học tập, nếu không thể hoàn thành bài tập giáo quan quy định, mỗi tháng sẽ bị hạ một bậc, thống quyết...

Chư sinh nghe vậy thầm kinh hãi, động một tẹo là lại bị thống quyết, ai chịu được. Có giám sinh biết chuyện cũ của Quốc Tử Giám, thấp giọng nói với người bên cạnh:

- Đều là bày ra làm vẻ thôi, đâu có nghiêm như vậy, đường huynh của ta là lão giám sinh rồi, không những thuê phòng trọ ở ngoài, còn thường xuyên tới phòng ở sông Tần Hoài rượu chè ca hát, đương nhiên, có quan hệ tốt với giám thừa và giáo quan bổn đường thì tốt hơn.

Lúc này, nghe tiếng chuông đồng nhỏ vang lên, Mao Giám Thừa im miệng. Nha môn của Di Luân đường Tế tửu mở ra, Nam giám Tế Tửu Cố Khởi Nguyên và các tiến sĩ, trợ giảng, học lục và học chính của Chính Nghĩa đường, Sùng Chí đường, Quảng Nghiệp đường tổng cộng mười ba người đi tới bên ngoài cửa lớn.

Cố Khởi Nguyên có bài phát biểu với các giám sinh, yêu cầu chư sinh phải khiêm tốn kính cẩn, biết giữ lễ nghi, phải có nghĩa khí, duy trì sự giáo huấn của thánh hiền, lập chí, vụ học, chính nghĩa, ăn nói cẩn thận, hi vọng các giám sinh đi ra từ Nam giám đều có thể trở thành quân tử, người tài, vì nước vì dân...

Theo sau đó là ba vị tiến sĩ của Chính Nghĩa đường, Sùng Chí đường và Quảng Nghiệp đường lên đọc danh tính của các thí sinh, Chính Nghĩa đường là Phương tiến sĩ, Sùng Chí đường là Vương tiến sĩ, Quảng Nghiệp đường là Triệu tiến sĩ. Các học đồ được Phương tiến sĩ đọc đến tên thì ra khỏi hàng, những người này đều được vào học ở Chính Nghĩa đường, Trương Ngạc là một trong số đó. Tất cả những giám sinh nạp kê chưa tham gia kỳ thi nhập học, đều được sắp xếp ở mười sáu lớp của Chính Nghĩa đường. Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại vì chế nghệ ưu tú, được xếp vào Quảng Nghiệp đường, Quảng Nghiệp đường có sáu lớp, những học đồ mới lần này trực tiếp vào Quảng Nghiệp đường chỉ có ba mươi hai người.

Buổi lễ tựu trường chỉ có như vậy, học đồ các đường lần lượt đi theo các giáo quản của mình tới hiệu phòng của các đường. Hiệu phòng và giảng đường của Quảng Nghiệp đường ở cùng một chỗ, ở giữa là mười một gian giảng đường, hai bên là hiệu phòng của các giám sinh ở. Một hiệu phòng ở hai giám sinh, Trương Nguyên không ở cùng phòng với cả Trương Đại, mà được xếp cùng với một học đồ bốn mươi tuổi. Còn chưa kịp hỏi danh tính, Triệu tiến sĩ đã triệu tập các tân sinh đứng lên trước Quảng Nghiệp đường phát biểu, ba mươi hai tân sinh này sẽ thành một lớp mới, gọi là Nhâm Tự của Quảng Nghiệp đường. Triệu tiến sĩ trước tiên giới thiệu Nhạc trợ giáo Lưu học chính của Nhâm Tự ban. Triệu tiến sĩ quản lý cả mười một lớp của Quảng Nghiệp đường, cụ thể mỗi một ban lại do trợ giáo phụ trách, học chính phụ tá, Triệu tiến sĩ lại nhấn mạnh một số giám quy quan trọng, rồi mới đi.

Tiếp đó liền có hai chấp dịch tới, phát cho mỗi giám sinh hai bộ khăn phục của giám sinh, về sau ở trong giám đều mặc bộ khăn phục này, bộ khăn phục này có các cỡ to vừa nhỏ, Trương Nguyên vóc người trung bình, lựa chọn cỡ vừa.

Nhạc trợ giáo quan sát một chút về ba mươi hai học đồ của Nhâm Tự ban này, chỉ một học đồ lên trước, học đồ này tầm bốn mươi tuổi, đoan chính, chính là vị ở cùng phòng với Trương Nguyên, Nhạc trợ giáo hỏi tính danh của người này, liền đáp:

- Gia Thiện Ngụy Đại Trung.

Nhạc trợ giáo nói:

- Xem ngươi lớn tuổi, để ngươi làm lớp trưởng.

Trương Nguyên nghe thấy cái tên “Ngụy Đại Trung”, không khỏi giật mình. Ngụy Đại Trung, một trong sáu quân tử của Đông Lâm, chết trong tay Ngụy Trung Hiền, người xưng là “đệ nhất trung liệt kiên cường suốt ba trăm năm của Đại Minh”, đời sau sử gia đối với người đảng Đông Lâm khen chê có nhiều, Hoàng Nhân Vũ luôn có đánh giá thấp với người đảng Đông Lâm, cho rằng đảng Đông Lâm mấy chục năm chỉ làm được một việc, đó chính là ngăn trở Vạn Lịch đế lập Phúc Vương làm người kế thừa.

Nhưng Trương Nguyên có cách nhìn của riêng mình, người đảng Đông Lâm nỗ lực để hạn chế quân quyền, phản đối lấy tư ngự trị công. Cho dù người đảng Đông Lâm phát ngôn thay cho tầng lớp nào, loại tư tưởng này là tiến bộ, tuy dưới tình thế Vãn Minh thù trong giặc ngoài có chỗ không hợp thời, nhưng quyết không thể đổ cái tội Minh triều mất nước lên đầu người Đông Lâm.

So với bốn trăm năm đời sau, một số luận điệu cho rằng tư tưởng tự do của Phương Tây, thể chế tam quyền phân lập sẽ giống như vong đảng vong quốc, đó đều là trắng đen lẫn lộn có dụng ý xấu xa của kẻ vừa đạt được lợi ích, đảng Đông Lâm có không ít kẻ tiểu nhân, nhưng các chi sĩ chính trực thì cũng nhiều, như Trương Nguyên từng tiếp xúc: Lưu Tông Chu, Thanh Phổ huyện lệnh Lý Bang Hoa, còn có Văn Chấn Mạnh bây giờ mới chỉ là cử nhân, đều là người có học thức, nhân phẩm uyên bác. Ngụy Đại Trung này, Trương Nguyên nhìn qua cũng là một người tài, thư pháp giỏi, tuyệt mệnh thư nói rõ ý chí chịu chết, dặn dò người nhà an bần, chăm học, tích đức, hoạn nạn có nhau.

Tội danh Ngụy Trung Bần hãm hại Ngụy Đại Trung là nhận hối lộ ba ngàn lượng, sau khi Ngụy Đại Trung chết còn phải truy tìm tang vật, bán cả gia nghiệp cũng không có ba ngàn lượng, con trai Ngụy Học Y ngày đêm đi kiếm, mượn tiền để trả cái gọi là tiền tham ô. Con người như vậy, ngươi muốn nói y là gian tà, ngươi cũng phải hỏi lại lương tâm của mình.

Như vậy, Ngụy Đại Trung trở thành lớp trưởng của Nhâm Tư ban ở Quảng Nghiệp đường.

Nhạc trợ giáo lại nói:

- Hôm nay không có bài học nào, mọi người có thể quay về chỗ ở trước, đem những vật dụng liên quan như giấy bút về phòng. Người hầu không được theo, tất cả đồ dùng xa hoa đều không được mang vào, những thứ như đồ ngủ đều có Quốc Tử Giám cho mượn, những đồ tạp vụ như nước giặt quần áo, chổi quét nhà cũng có tạp dịch của Quốc Tử Giám làm thay, các người chỉ cần chuyên tâm học hành là được.

Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại ra tới cổng ba tầng của Quốc Tử Giám, thấy Trương Ngạc đã ở bên ngoài chờ, hai người Năng Trụ, và Phùng Hổ cũng đã chờ suốt ở bên ngoài. Trương Ngạc đi ra trước cửa đá một cái vào cái cột cao kia, rồi đi về chỗ Trương Đại, Trương Nguyên nói:

- Ôn quan kia nói là cái cột treo đầu người chính là cái này, thật là ác độc, vừa nhập học đã nói cái này, người xấu vui mừng.

Trương Nguyên cười nói:

- Tam huynh chỉ hợp với làm hoàn khố ở quê, ra ngoài không được, cũng may bây giờ là năm Vạn Lịch thứ bốn mươi hai, nếu là hai trăm năm về trước, tuyệt đối là sẽ phải chịu khổ.

Trương Đại cũng lo lắng Trương Ngạc gây chuyện, nói:

- Tam đệ, đệ rõ ràng bây giờ đừng nghĩ tới việc mượn cớ ốm nữa, tính đó của đệ không chịu được sự gò bó của giám quy, nếu gây ra phiền phức còn phải khiến tổ phụ lo lắng,

Trương Ngạc nói:

- Sao có lý đó, Trương Yến Khách là người gặp khó thì nản sao? Đệ càng thấy khó mà lên, đại huynh yên tâm, học quan đó cũng là người, hãy xem đệ dùng bạc đạp bọn họ.

Trương Nguyên nói:

- Hà tất phải thế, bạc của tam huynh chi bằng tiêu xài trên phòng ở sông Tần Hoài.

Trương Ngạc nói:

- Ta muốn xem bọn họ vẻ ngoài lễ nghĩa, liêm sỉ, sau lưng lại là thấy tiền sáng mắt. Còn nữa, trên nghìn giám sinh nạp kê của Nam giám này, đều là con cháu nhà giàu có, ta phải đẩy mạnh sự tiêu thụ kính cận thị tới bọn họ, kính cận thị bốn lượng bạc một bộ rất rẻ, sáu lượng đi.

Trương Đại bất đắc dĩ nói:

- Vậy đệ cứ chơi hai ngày trước, nếu không được thì mượn cớ ốm ra ngoài, nhất định không được đối kháng với giám quan và học quan, bằng không coi như đệ xui xẻo, lẽ nào đệ còn có thể tụ tập gia nô quay về như ở Sơn Âm.

Trương Ngạc khinh thường nói:

- Đại huynh, đệ không phải thằng ngốc, đệ có thể ngu xuẩn tới mức không biết nặng nhẹ sao?

Trương Đại mở quạt ra che nắng:

- Được rồi, không nói đệ nữa, mau đi thôi, hôm nay thật là đen.

Ba huynh đệ cùng với Năng Trụ, Phùng Hổ quay trở lại Thính Thiền cư ở chân núi Kê Minh, Thính Thiền cư này chính là căn phòng mà họ thuê, là tên do Trương Đại đặt, núi Kê Minh không phải là có chùa Kê Minh sao, khi nghe thấy phạm âm thiện xướng, cho nên đã gọi là Thính Thiền cư.

- Thiếu gia. Không cần ở trong Quốc Tử Giám phải không?

Mục Chân Chân thấy ba vị thiếu gia cùng trở về, liền cho rằng chỉ là ban ngày tới Quốc Tử Giám đọc sách, tan học thì về chỗ ở của mình. Thiếu nữ đọa dân này long tràn vui mừng, vội vàng dâng trà tới.

Trương Ngạc nói:

- Chỉ là quay về khuân đồ đi, văn phòng tứ bảo, đồ dùng thường ngày đều mang tới trong giám hết. Nam giám hễ vào là đều như vậy, hễ vào là phải tới cuối năm mới được ra, tóm lại là bỏ tù nửa năm, ớn quá.

- Hả.

Mục Chân Chân kinh ngạc há hốc mồm, mở to mắt nhìn Trương Ngạc, lại nhìn sang Trương Nguyên.

Tố Chi và Lục Mai cũng giật mình nói:

- Vào là không thể ra à, thật hay giả vậy?

Trương Nguyên cười nói:

- Không sai, nhưng thật ra ở trong Giám, năm ngày ba bữa đi ra một lần cũng được.

Bữa cơm trưa là Mục Chân Chân tự làm, có cá kho, vịt, dưa, rau nhút, đậu hũ Kim Lăng, súp nấm rơm. Trương Nguyên cảm thấy rất ngon, tán thưởng Mục Chân Chân mấy câu, lại sai Lai Phúc đi tìm một nữ đầu bếp và một người giặt đồ. Bọn họ cả chủ cả tớ tổng cộng là mười bốn người, quả thật là cần một đầu bếp và một người giặt đồ chuyên môn.

Buổi chiều, ba huynh đệ Trương Nguyên lại đi tới Đạm viên của Tiêu thái sử để bẩm lại việc nhập học ngày hôm nay, và báo cho họ biết việc thuê Thính Thiền cư. Tiêu Nhuận Sinh và Tông Dực Thiện liền tới xem Thính Thiền cư, thanh sơn sau phòng, phật tự nguy nga, trước phòng còn có vườn trúc, hoa cỏ trong vườn, ba phòng lầu nhỏ không mới không cũ, phòng khách thực sự không tồi.

Từ sau tết Đoan Ngọ một ngày thì rời khỏi Sơn Âm, đến hôm nay đã được nửa tháng, còn chưa có viết thư về nhà. Hôm nay vào giám, coi như là đã an định rồi, ba huynh đệ Trương Nguyên lần lượt viết thư về nhà, báo bình an, nói tình hình gần đây. Trương Nguyên còn viết cho Thương Chu Đức và Thương Đạm Nhiên một bức thư, Trương Ngạc thấy Trương Nguyên viết thư cho Thương thị nữ lang, liền nói:

- Ta cũng viết cho bà xã Kỳ tiểu thư một bức, nàng liệu có ngượng chết không nhỉ?

Trương Đại cười nói:

- Yến Khách đệ đừng có dính vào, Kỳ thị nề nếp gia phong nghiêm chỉnh, đệ chưa thấy bộ dạng ông cụ non của Kỳ Hổ Tử kia sao? Đệ viết thư này đi, nhất định bị mắng là không có đức hạnh.

/345

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status