Nhà tranh năm gian, Trương Nguyên đi theo Kỳ Bưu Giai vào gian thứ hai từ bên trái vào. Nhà tranh này tuy là đơn sơ, nhưng rất gọn gàng ngăn nắp, hai chiếc cửa sổ sát núi giúp cho cả gian nhà tràn ngập ánh sáng. Trong phòng cũng rất rộng rãi, có bày sáu cái bàn gỗ sam, bàn gỗ này chỉ quét một lần dầu trẩu, chân bàn vẫn còn lớp vỏ gỗ chưa bào sạch. Trên chiếc bàn gần cửa sổ bên trái có một sĩ tử còn rất trẻ đang cúi đầu viết chữ, Kỳ Bưu Giai thi lễ với sĩ tử đó, nói:
- Chào Hoàng huynh.
Sĩ tử họ Hoàng đặt bút xuống, đứng dậy đáp lễ, lại chắp tay với Trương Nguyên rồi quay sang hỏi Kỳ Hổ Tử:
- Vị này là...
Trương Nguyên chắp tay thi lễ:
- Tại hạ Trương Nguyên Trương Giới Tử, là tới xin làm môn hạ của Khải Đông tiên sinh.
Sĩ tử họ Hoàng nói
- Tại hạ Giang Châu phủ Bành Trạch huyện Hoàng Đình Hoàng Mặc Lôi ở Hoàng Đình, huyện Bành Trạch, phủ Giang Châu.
Sau khi tự xưng danh thì không nói thêm lời nào, chỉ vào một tấm giấy trúc Phúc Kiến được treo trên tường, sau đó ngồi xuống cầm bút vừa viết vừa nghĩ.
Trương Nguyên thấy vị Hoàng Mặc Lôi đến từ Cửu Giang này đội khăn vuông, mặc áo dài, hiển nhiên cũng là sinh đồ. Học trò Lưu Tông Chu thu nhận ở đây ngoài thần đồng Kỳ Bưu Giai ra còn lại đều là có công danh sinh đồ trở lên. Trương Nguyên nghĩ: “ Hy vọng ta có thể trở thành người ngoại lệ thứ hai.”
Kỳ Bưu Giai đi qua nhìn tấm giấy trên vách tường, thì thầm:
- Bạo hổ phùng hà, phú quý khả cầu.
Liếc nhìn Trương Nguyên, rồi ngồi xuống chiếc bàn gỗ sam bên trái. Người hầu của gã đem giỏ sách đặt trên bàn, rồi đi về trước.
Trương Nguyên cũng nhìn tám chữ đen đó. Nét chữ đẹp đoan trang lão luyện, nhìn rất có lực, chắc hẳn là chữ của Lưu Tông Chu. Trương Nguyên nghĩ thầm: “Tay không bắt cọp, phú quý có thể cầu” , chắc là đề văn hôm nay chăng?
Kỳ Hổ Tử lấy một bình sứ nhỏ, đổ mấy giọt nước vào nghiên mực, bắt đầu mài mực, động tác không nhanh không chậm. Chân mày của thần đồng chỉ mới mười một tuổi này nhíu lại, chắc chắn là bắt đầu căng thẳng suy nghĩ.
Trương Nguyên cũng không hỏi nhiều, không hiểu thì có thể theo dõi. hắn muốn xem Kỳ Bưu Giai viết văn “Tứ thư” như thế nào, “Tay không bắt cọp” và “Phú quý có thể cầu” đều từ trong “Luận ngữ • thuật nhi đệ thất”, là hai đoạn không liên quan đến nhau.
Khổng tử nói với Nhan Uyên:
- Dùng ta thì ta phò tá, không dùng thì ta đi ở ẩn, chỉ có ta với ngươi làm được thế thôi.
Tử Lộ tỏ vẻ không vui, hỏi:
- Nếubây giờ có cơ hội cầm quân đi đánh giặc, thầy chọn ai theo?
Khổng Tử đáp:
- Kẻ tay không mà bắt cọp, không thuyền mà lội qua sông, chết không đáng tiếc , những kẻ ấy ta không cho theo cùng. Người ta cần là trước khi lâm trận phải biết lo trước lo sau, suy tính thận trọng, phải cùng mọi người vui vẻ bàn bạc, đảm bảo được thành công, những người đó ta mới cho theo.
Đây là xuất xứ của câu “Tay không bắt cọp”. Còn nguyên văn của câu “Phú quý có thể cầu là:
Khổng tử nói: “Giàu sang phú quý mà có thể cầu được thì dù có phải làm kẻ đầu sai thấp kém ta cũng làm. Nếu không thể giàu được thì ta chỉ làm việc ta thích thôi.
Cái gọi là cắt nối đề chính là cắt câu nói trong kinh thư thành một đề văn, đây là phương pháp hạn chế tư duy để đánh giá tài trí của thí sinh cao thấp thế nào, dùng khuôn phép rèn luyện hàng ngày để huấn luyện thí sinh, cho nên mặc dù nói bát cổ văn có không ít khiếm khuyết, nhưng tuyệt đối không phải chỉ để dành cho riêng những người có trí tuệ cao. Làm tốt một bài văn bát cổ còn khó hơn làm tốt một bài thơ luật, giống như là đeo gông để múa mà còn phải ăn nhịp và có tư thế đẹp, đây chẳng phải là đòi hỏi bản lĩnh lớn sao? Thi Đồng sinh thậm chí thi Hương, rất nhiều giám khảo đều chỉ xem chương thứ nhất trong bảy thiên bát cổ , có lúc thậm chí chỉ xem thiên thứ nhất đã quyết định thí sinh có trúng tuyển hay không, việc chấm bài như vậy mang tính ngẫu nhiên rất lớn.Có trường hợp may mắn vừa luyện qua trước đúng đề thi thì may mắn trúng tuyển,
nhưng đại đa số những người trúng đề đều là người trí tuệ cao siêu. Văn bát cổ là một trò chơi kiểm tra thử thách IQ cao, những sĩ tử thông minh tài trí luôn luôn đem phân nửa sức lực của mình để cân nhắc viết bài văn thế nào cho tốt, những cái khác không quan tâm, có thông minh như thế nào cũng bị huấn luyện theo một khuôn phép cứng nhắc, có lẽ đây chính là ước nguyện ban đầu của Chu Nguyên Chương khi sáng chế ra văn bát cổ, ngài muốn người đọc sách trong thiên hạ đem tài trí của mình đặt toàn bộ tâm chí vào phương diện này, mài đi sự góc cạnh và cá tính trong con người của họ, và như thế, sự thống trị của đã Chu thị có sự phòng thủ vô cùng kiên cố rồi.
Trương Nguyên đọc qua không ít cổ văn của danh gia thời Đường - Tống, cuốn “Cổ văn quan chỉ” cũng đã đọc kĩ rồi , còn văn bát cổ lại chưa từng đọc qua, chỉ biết đólà lời nói thay mặt cho thánh hiền, là mô phỏng giọng điệu của thánh hiền để trình bày, lý giải, phát huy ngữ nghĩa; thay mặt Khổng phu tử, từ góc độ, tư duy của Khổng phu tử để suy nghĩ vấn đề điều này đòi hỏi một sức tưởng tượng nhất định, còn cách thức cơ bản của bát cổ văn là phá đề, thừa đề (vế thứ hai trong văn bát cổ, tiếp theo vế phá đề, nói rõ hơn mục đề), đoạn khởi giảng (đoạn thứ ba trong văn bát cổ, tóm tắt toàn bài để chuyển sang nghị luận), chính văn, chính văn nhất thiết phải dùng bốn nhóm của hai câu đối lập có các câu có quan hệ logic....
Lần lượt có thêm ba sĩ tử nữa bước vào trong thư phòng, lớn tuổi nhất là một người đã gần bốn mươi tuổi, lớn hơn cả thầy Lưu Tông Chu. Năm Vạn Lịch thứ ba mươi chín, Lưu Tông Chu lúc đó hai mươi bốn tuổi đậu tiến sĩ, năm nay hẳn là đã ba mươi lăm tuổi. Ba sĩ tử này nhìn tám chữ trên tường rồi đều bắt tay ngay vào làm bài của mình, cũng không ai để ý đến Trương Nguyên.
Thư phòng tổng cộng có 6 chiếc bàn lớn, năm bàn đã có người, chiếc bàn còn lại không thấy có ai đến, Trương Nguyên thầm nghĩ:
- Không có ai là tốt nhất tốt nhất, xem như thuộc về ta rồi, ta xem Kỳ Hổ Tử viết bài giải nghĩa đề “Tứ thư” thế nào trước đã.
Thấy Kỳ Bưu Giai chấp bút hơi lắc đầu, đã viết mấy hàng lên giấy, liền đi đến bên cạnh xem sao, còn chưa nhìn thấy rõ chữ trên giấy là gì, Kỳ Bưu Giai liền quay đầu nói:
- Giới Tử huynh, huynh đừng đứng bên cạnh ta, bị người ta nhìn chằm chằm như vậy ta không viết được, chờ ta viết xong sẽ cho huynh mượn giấy bút.
Tiểu thần đồng mà vẫn rất lịch sự lễ độ. Trương Nguyên cười cười, thong thả bưới ra ngoài. Kỳ Hổ Tử không cho hắn xem thìngười khác càng không cho hắn xem. Đang cảm thấy nhàm chán, chợt nghe vị sinh đồ đến từ Cưu Giang tên Hoàng Mặc Lôi kia hạ giọng nói:
- Trương huynh....
Trương Nguyên tiến đến , Hoàng Mặc Lôi chỉ tấm giấy làm bằng trúc viết đầy chữ Tiểu Khải trên bàn nói:
- Đề này đệ đã làm xong rồi, Trương huynh có thể tham khảo một chút, đừng trích nguyên văn, nếu không Khải Đông tiên sinh sẽ đuổi huynh đi đó.
Trương Nguyên vốn định tham khảo một chút xem người khác viết thế nào, nghe Hoàng Mặc Lôi nói vậy tạm thời lại không muốn xem nữa., Viêt ra thành như thế nào thì cứ đểnhư thế đó, dù sao ta đích thật là chưa từng học qua bát cổ, ta chỉ theo kinh dịch liên tưởng phát triển mà thôi, cười nói:
- Đa tạ Hoàng huynh, Hoàng huynh viết xong, cho đệ mượn bút mực dùng một chút.
Hoàng Mặc Lôi nói:
- Trương huynh, mời.
Liền rời khỏi chỗ ngồi, ra khỏi thư phòng.
Trương Nguyên ngồi xuống, giữ thẳng lưng, trải rộng một tấm giấy trúc Phúc Kiến ra, chấm mực trên nghiên, bắt đầu viết. Chữ viết của hắn không thể coi là đẹp, nhưng cũng có thể miễn cưỡngđọc được Trang giấy đã viết đầy hai trăm chữ mà vẫn chưa xong, lại lấy một tờ giấy khác viết thêm trang nữa, thiên thứ nhất cũng coi như đã xong. Khi hắn đặt bút xuống ngẩng đầu lên thì thấy cách vài bước có một vị nho sĩ trung niên đang đứng ở đó nhìn mình.
Nho sĩ này tầm hơn ba mươi tuổi, mặt chữ điền, người gầy, lông mày và xương gò má nhô lên, mũi cũng cao, tất cả đường nét trên mặt đều hiện lên vẻ tuấn tú mà rất nghiêm khắc, dáng điệu rất nghiêm túc, không biết là đã đứng ở đó từ lúc nào, Trương Nguyên viết rất chăm chú nên không chú ý, giờ trông thấy đoán là Lưu Tông Chu, vội đứng lên nói:
- Học trò Trương Nguyên bái kiến Khải Đông tiên sinh.
Nho sĩ trung niên này quả thực là Lưu Tông Chu, khẽ mỉm cười, nói:
- Ta nghe bằng hữu nói về ngươi rồi, ngươi lấy “ Xuân thu “ làm gốc ư?
Trương Nguyên không biết là ai đã nhắc tới hắn với Lưu Tông Chu, thấy Lưu Tông Chu thần thái ôn hòa, xem ra ấn tượng của ông về hắn cũng không tệ, tinh thần phấn chấn hẳn lên, cung kính đáp:
- Bẩm tiên sinh, học trò mới học xong “Xuân thu tam truyền”, lĩnh hội không sâu, hôm nay đến là muốn bái tiên sinh làm thầy.
Lưu Tông Chu gật gật đầu, nói:
- Đề Tứ thư nghĩa này ngươi cũng làm rồi ư, đưa ra cho ta xem một chút.
Trương Nguyên nói:
- Học trò trước nay chưa từng học qua chế nghĩa, đề này là tự phát huy theo ý mình, cũng không hợp quy tắc bát cổ, xin tiên sinh chỉ ra chỗ sai.
Nói xong, đem hai tờ giấy đưa lên.
Lưu Tông Chu nhận lấy hai tờ giấy, đảo mắt qua một lượt, lông mày nhíu lại, chữ viết không đẹp làm ông trong lòng cũng không thoải mái, thôi thì để xem là viết gì đã vậy...
- Tay không bắt hổ, cả người lội sông. Đây đều là hữu dũng vô mưu, Phu Tử lấy một chuyện có thực làm ví dụ . Gặp chuyện mà biết sợ, mưu tính tốt thì ắt thành, gặp chuyện có thể sợ, biết mưu tính thì có thể làm chủ được tình hình.. Dùng hay bỏ phải do ta, ta có thể không hỏi. Xuất trận không thể luôn chiến thắng mà không bao giờ thất bại. Thắng bại cũng không do ta, nhưng ta không thể không hỏi. Biết sợ mà lập mưu tính kế tốt, đó cũng là do ta mà thôi. Tử Lộ dũng cảm, dám đứng ra thống lĩnh ba quân xuất chinh đã đảm đương được tương đối tốt, không biết điều hành tam quân thì càng phải thận trọng.
Phu tử càng không thể không biết điều hành tam quân, Tử Lộ hoặc là có chỗ chưa được, cố nán lại học tập thêm để tiến bộ hơn nữa.
Còn sống chết do mệnh, phú quý nhờ trời, lời này không phải cầu là nhất định được. Nếu có thể cầu mà được thì vẫn hợp đạo lí, không phải phạm pháp tuy không được quang minh chính đại cho lắm nhưng cũng sẽ không từ chối; nếu không thể cầu, thì đây đây là phi đạo. Xưa có câu “tay không bắt hổ” cũng chính là đạo ngôn, trong đó cũng có mệnh. Phú quý có thể cầu ngôn mệnh, hiểu mệnh con người thì sẽ sẽ nói những điều thiện.
- Chào Hoàng huynh.
Sĩ tử họ Hoàng đặt bút xuống, đứng dậy đáp lễ, lại chắp tay với Trương Nguyên rồi quay sang hỏi Kỳ Hổ Tử:
- Vị này là...
Trương Nguyên chắp tay thi lễ:
- Tại hạ Trương Nguyên Trương Giới Tử, là tới xin làm môn hạ của Khải Đông tiên sinh.
Sĩ tử họ Hoàng nói
- Tại hạ Giang Châu phủ Bành Trạch huyện Hoàng Đình Hoàng Mặc Lôi ở Hoàng Đình, huyện Bành Trạch, phủ Giang Châu.
Sau khi tự xưng danh thì không nói thêm lời nào, chỉ vào một tấm giấy trúc Phúc Kiến được treo trên tường, sau đó ngồi xuống cầm bút vừa viết vừa nghĩ.
Trương Nguyên thấy vị Hoàng Mặc Lôi đến từ Cửu Giang này đội khăn vuông, mặc áo dài, hiển nhiên cũng là sinh đồ. Học trò Lưu Tông Chu thu nhận ở đây ngoài thần đồng Kỳ Bưu Giai ra còn lại đều là có công danh sinh đồ trở lên. Trương Nguyên nghĩ: “ Hy vọng ta có thể trở thành người ngoại lệ thứ hai.”
Kỳ Bưu Giai đi qua nhìn tấm giấy trên vách tường, thì thầm:
- Bạo hổ phùng hà, phú quý khả cầu.
Liếc nhìn Trương Nguyên, rồi ngồi xuống chiếc bàn gỗ sam bên trái. Người hầu của gã đem giỏ sách đặt trên bàn, rồi đi về trước.
Trương Nguyên cũng nhìn tám chữ đen đó. Nét chữ đẹp đoan trang lão luyện, nhìn rất có lực, chắc hẳn là chữ của Lưu Tông Chu. Trương Nguyên nghĩ thầm: “Tay không bắt cọp, phú quý có thể cầu” , chắc là đề văn hôm nay chăng?
Kỳ Hổ Tử lấy một bình sứ nhỏ, đổ mấy giọt nước vào nghiên mực, bắt đầu mài mực, động tác không nhanh không chậm. Chân mày của thần đồng chỉ mới mười một tuổi này nhíu lại, chắc chắn là bắt đầu căng thẳng suy nghĩ.
Trương Nguyên cũng không hỏi nhiều, không hiểu thì có thể theo dõi. hắn muốn xem Kỳ Bưu Giai viết văn “Tứ thư” như thế nào, “Tay không bắt cọp” và “Phú quý có thể cầu” đều từ trong “Luận ngữ • thuật nhi đệ thất”, là hai đoạn không liên quan đến nhau.
Khổng tử nói với Nhan Uyên:
- Dùng ta thì ta phò tá, không dùng thì ta đi ở ẩn, chỉ có ta với ngươi làm được thế thôi.
Tử Lộ tỏ vẻ không vui, hỏi:
- Nếubây giờ có cơ hội cầm quân đi đánh giặc, thầy chọn ai theo?
Khổng Tử đáp:
- Kẻ tay không mà bắt cọp, không thuyền mà lội qua sông, chết không đáng tiếc , những kẻ ấy ta không cho theo cùng. Người ta cần là trước khi lâm trận phải biết lo trước lo sau, suy tính thận trọng, phải cùng mọi người vui vẻ bàn bạc, đảm bảo được thành công, những người đó ta mới cho theo.
Đây là xuất xứ của câu “Tay không bắt cọp”. Còn nguyên văn của câu “Phú quý có thể cầu là:
Khổng tử nói: “Giàu sang phú quý mà có thể cầu được thì dù có phải làm kẻ đầu sai thấp kém ta cũng làm. Nếu không thể giàu được thì ta chỉ làm việc ta thích thôi.
Cái gọi là cắt nối đề chính là cắt câu nói trong kinh thư thành một đề văn, đây là phương pháp hạn chế tư duy để đánh giá tài trí của thí sinh cao thấp thế nào, dùng khuôn phép rèn luyện hàng ngày để huấn luyện thí sinh, cho nên mặc dù nói bát cổ văn có không ít khiếm khuyết, nhưng tuyệt đối không phải chỉ để dành cho riêng những người có trí tuệ cao. Làm tốt một bài văn bát cổ còn khó hơn làm tốt một bài thơ luật, giống như là đeo gông để múa mà còn phải ăn nhịp và có tư thế đẹp, đây chẳng phải là đòi hỏi bản lĩnh lớn sao? Thi Đồng sinh thậm chí thi Hương, rất nhiều giám khảo đều chỉ xem chương thứ nhất trong bảy thiên bát cổ , có lúc thậm chí chỉ xem thiên thứ nhất đã quyết định thí sinh có trúng tuyển hay không, việc chấm bài như vậy mang tính ngẫu nhiên rất lớn.Có trường hợp may mắn vừa luyện qua trước đúng đề thi thì may mắn trúng tuyển,
nhưng đại đa số những người trúng đề đều là người trí tuệ cao siêu. Văn bát cổ là một trò chơi kiểm tra thử thách IQ cao, những sĩ tử thông minh tài trí luôn luôn đem phân nửa sức lực của mình để cân nhắc viết bài văn thế nào cho tốt, những cái khác không quan tâm, có thông minh như thế nào cũng bị huấn luyện theo một khuôn phép cứng nhắc, có lẽ đây chính là ước nguyện ban đầu của Chu Nguyên Chương khi sáng chế ra văn bát cổ, ngài muốn người đọc sách trong thiên hạ đem tài trí của mình đặt toàn bộ tâm chí vào phương diện này, mài đi sự góc cạnh và cá tính trong con người của họ, và như thế, sự thống trị của đã Chu thị có sự phòng thủ vô cùng kiên cố rồi.
Trương Nguyên đọc qua không ít cổ văn của danh gia thời Đường - Tống, cuốn “Cổ văn quan chỉ” cũng đã đọc kĩ rồi , còn văn bát cổ lại chưa từng đọc qua, chỉ biết đólà lời nói thay mặt cho thánh hiền, là mô phỏng giọng điệu của thánh hiền để trình bày, lý giải, phát huy ngữ nghĩa; thay mặt Khổng phu tử, từ góc độ, tư duy của Khổng phu tử để suy nghĩ vấn đề điều này đòi hỏi một sức tưởng tượng nhất định, còn cách thức cơ bản của bát cổ văn là phá đề, thừa đề (vế thứ hai trong văn bát cổ, tiếp theo vế phá đề, nói rõ hơn mục đề), đoạn khởi giảng (đoạn thứ ba trong văn bát cổ, tóm tắt toàn bài để chuyển sang nghị luận), chính văn, chính văn nhất thiết phải dùng bốn nhóm của hai câu đối lập có các câu có quan hệ logic....
Lần lượt có thêm ba sĩ tử nữa bước vào trong thư phòng, lớn tuổi nhất là một người đã gần bốn mươi tuổi, lớn hơn cả thầy Lưu Tông Chu. Năm Vạn Lịch thứ ba mươi chín, Lưu Tông Chu lúc đó hai mươi bốn tuổi đậu tiến sĩ, năm nay hẳn là đã ba mươi lăm tuổi. Ba sĩ tử này nhìn tám chữ trên tường rồi đều bắt tay ngay vào làm bài của mình, cũng không ai để ý đến Trương Nguyên.
Thư phòng tổng cộng có 6 chiếc bàn lớn, năm bàn đã có người, chiếc bàn còn lại không thấy có ai đến, Trương Nguyên thầm nghĩ:
- Không có ai là tốt nhất tốt nhất, xem như thuộc về ta rồi, ta xem Kỳ Hổ Tử viết bài giải nghĩa đề “Tứ thư” thế nào trước đã.
Thấy Kỳ Bưu Giai chấp bút hơi lắc đầu, đã viết mấy hàng lên giấy, liền đi đến bên cạnh xem sao, còn chưa nhìn thấy rõ chữ trên giấy là gì, Kỳ Bưu Giai liền quay đầu nói:
- Giới Tử huynh, huynh đừng đứng bên cạnh ta, bị người ta nhìn chằm chằm như vậy ta không viết được, chờ ta viết xong sẽ cho huynh mượn giấy bút.
Tiểu thần đồng mà vẫn rất lịch sự lễ độ. Trương Nguyên cười cười, thong thả bưới ra ngoài. Kỳ Hổ Tử không cho hắn xem thìngười khác càng không cho hắn xem. Đang cảm thấy nhàm chán, chợt nghe vị sinh đồ đến từ Cưu Giang tên Hoàng Mặc Lôi kia hạ giọng nói:
- Trương huynh....
Trương Nguyên tiến đến , Hoàng Mặc Lôi chỉ tấm giấy làm bằng trúc viết đầy chữ Tiểu Khải trên bàn nói:
- Đề này đệ đã làm xong rồi, Trương huynh có thể tham khảo một chút, đừng trích nguyên văn, nếu không Khải Đông tiên sinh sẽ đuổi huynh đi đó.
Trương Nguyên vốn định tham khảo một chút xem người khác viết thế nào, nghe Hoàng Mặc Lôi nói vậy tạm thời lại không muốn xem nữa., Viêt ra thành như thế nào thì cứ đểnhư thế đó, dù sao ta đích thật là chưa từng học qua bát cổ, ta chỉ theo kinh dịch liên tưởng phát triển mà thôi, cười nói:
- Đa tạ Hoàng huynh, Hoàng huynh viết xong, cho đệ mượn bút mực dùng một chút.
Hoàng Mặc Lôi nói:
- Trương huynh, mời.
Liền rời khỏi chỗ ngồi, ra khỏi thư phòng.
Trương Nguyên ngồi xuống, giữ thẳng lưng, trải rộng một tấm giấy trúc Phúc Kiến ra, chấm mực trên nghiên, bắt đầu viết. Chữ viết của hắn không thể coi là đẹp, nhưng cũng có thể miễn cưỡngđọc được Trang giấy đã viết đầy hai trăm chữ mà vẫn chưa xong, lại lấy một tờ giấy khác viết thêm trang nữa, thiên thứ nhất cũng coi như đã xong. Khi hắn đặt bút xuống ngẩng đầu lên thì thấy cách vài bước có một vị nho sĩ trung niên đang đứng ở đó nhìn mình.
Nho sĩ này tầm hơn ba mươi tuổi, mặt chữ điền, người gầy, lông mày và xương gò má nhô lên, mũi cũng cao, tất cả đường nét trên mặt đều hiện lên vẻ tuấn tú mà rất nghiêm khắc, dáng điệu rất nghiêm túc, không biết là đã đứng ở đó từ lúc nào, Trương Nguyên viết rất chăm chú nên không chú ý, giờ trông thấy đoán là Lưu Tông Chu, vội đứng lên nói:
- Học trò Trương Nguyên bái kiến Khải Đông tiên sinh.
Nho sĩ trung niên này quả thực là Lưu Tông Chu, khẽ mỉm cười, nói:
- Ta nghe bằng hữu nói về ngươi rồi, ngươi lấy “ Xuân thu “ làm gốc ư?
Trương Nguyên không biết là ai đã nhắc tới hắn với Lưu Tông Chu, thấy Lưu Tông Chu thần thái ôn hòa, xem ra ấn tượng của ông về hắn cũng không tệ, tinh thần phấn chấn hẳn lên, cung kính đáp:
- Bẩm tiên sinh, học trò mới học xong “Xuân thu tam truyền”, lĩnh hội không sâu, hôm nay đến là muốn bái tiên sinh làm thầy.
Lưu Tông Chu gật gật đầu, nói:
- Đề Tứ thư nghĩa này ngươi cũng làm rồi ư, đưa ra cho ta xem một chút.
Trương Nguyên nói:
- Học trò trước nay chưa từng học qua chế nghĩa, đề này là tự phát huy theo ý mình, cũng không hợp quy tắc bát cổ, xin tiên sinh chỉ ra chỗ sai.
Nói xong, đem hai tờ giấy đưa lên.
Lưu Tông Chu nhận lấy hai tờ giấy, đảo mắt qua một lượt, lông mày nhíu lại, chữ viết không đẹp làm ông trong lòng cũng không thoải mái, thôi thì để xem là viết gì đã vậy...
- Tay không bắt hổ, cả người lội sông. Đây đều là hữu dũng vô mưu, Phu Tử lấy một chuyện có thực làm ví dụ . Gặp chuyện mà biết sợ, mưu tính tốt thì ắt thành, gặp chuyện có thể sợ, biết mưu tính thì có thể làm chủ được tình hình.. Dùng hay bỏ phải do ta, ta có thể không hỏi. Xuất trận không thể luôn chiến thắng mà không bao giờ thất bại. Thắng bại cũng không do ta, nhưng ta không thể không hỏi. Biết sợ mà lập mưu tính kế tốt, đó cũng là do ta mà thôi. Tử Lộ dũng cảm, dám đứng ra thống lĩnh ba quân xuất chinh đã đảm đương được tương đối tốt, không biết điều hành tam quân thì càng phải thận trọng.
Phu tử càng không thể không biết điều hành tam quân, Tử Lộ hoặc là có chỗ chưa được, cố nán lại học tập thêm để tiến bộ hơn nữa.
Còn sống chết do mệnh, phú quý nhờ trời, lời này không phải cầu là nhất định được. Nếu có thể cầu mà được thì vẫn hợp đạo lí, không phải phạm pháp tuy không được quang minh chính đại cho lắm nhưng cũng sẽ không từ chối; nếu không thể cầu, thì đây đây là phi đạo. Xưa có câu “tay không bắt hổ” cũng chính là đạo ngôn, trong đó cũng có mệnh. Phú quý có thể cầu ngôn mệnh, hiểu mệnh con người thì sẽ sẽ nói những điều thiện.
/345
|