Thành Kim Lăng luôn luôn có danh vương khí ngút trời, trung tâm thành đương nhiên chính là cung thành của hoàng đế Đại Lương.
Từ cổng Nam Thắng ra ngoài, một con đường lát gạch với tường đỏ hai bên nghiêng nghiêng chạy tới một phủ đệ đẹp đẽ vừa độc lập lại vừa nối liền với hoàng cung.
Quy mô của phủ đệ không phải rất lớn, nhưng nếu lấy quy mô của phủ đệ để phán định thân phận chủ nhân thì rất có thể sẽ phạm phải sai lầm nghiêm trọng.
Cổng chính của phủ đệ quanh năm không mở, cạnh cổng có treo một tấm biển nền đen tuyền có nạm viền vàng.
Bên trên tấm biển viết ba chữ ngay ngắn: "Phủ Lỵ Dương".
Trưởng công chúa Lỵ Dương là em gái duy nhất còn tại thế của thiên tử đương triều, cũng là vợ của Ninh Quốc hầu Tạ Ngọc.
Những người tương đối có tuổi trong kinh đều còn nhớ như in cảnh tượng rầm rộ chấn động toàn thành khi trưởng công chúa xuất giá năm đó.
Hai vợ chồng mới cưới đứng trên lầu Nghênh Phụng bao quát bình dân quả thực chính là lời giải thích trực quan nhất cho bốn chữ anh hùng mĩ nhân.
Thời gian hai mươi tư năm thấm thoát trôi qua, hai người vẫn ân ái như cũ, quý nhau như khách, sinh hạ ba trai một gái, đều là những người có tri thức lễ nghĩa. Trong mắt mọi người, đây tuyệt đối có thể nói là hình mẫu gia đình hoàn mĩ nhất.
Vốn theo thông lệ của hoàng thất, sau khi công chúa Lỵ Dương thành thân với Tạ Ngọc thì Tạ Ngọc cần chuyển vào phủ công chúa, người ngoài sẽ xưng hô ông ta là phò mã thay vì hầu gia.
Nhưng vì ý nguyện của bản thân công chúa, hơn nữa hoàng thái hậu khi đó luôn luôn phản đối các công chúa ăn trên ngồi trước, không được hưởng thụ tình cảm gia đình, cho nên sau khi cưới, công chúa Lỵ Dương liền chuyển đến ở phủ Ninh Quốc hầu, đối xử với cha mẹ chồng bên trong phủ đúng theo lễ số gia đình.
Trưởng công chúa là người hiền hậu, tính tình đoan trang chu đáo, ra lệnh cho hạ nhân chỉ cần là ở bên trong hầu phủ thì tất cả đều phải xưng hô bà là phu nhân, đối với các cung nhân chính công chúa mang đến thì càng quản thúc nghiêm ngặt.
Sau đó Tạ Ngọc ngày càng giành được nhiều chiến công, trong triều đình ngày càng trở nên hiển quý, còn công chúa thì lúc nào cũng cố gắng thấp giọng, vì vậy trên dưới trong ngoài triều dần dần cũng quen coi quan hệ của hai người là hầu gia và phu nhân chứ không phải là công chúa và phò mã như vốn dĩ phải thế.
Tòa phủ Lỵ Dương này được xây dựng khi công chúa đến tuổi cập kê mười lăm, sau khi công chúa thành hôn thì bị bỏ không. Công chúa Lỵ Dương cảm thấy để không thì đáng tiếc nên đã sai người trồng vô số kì hoa dị thảo phong phủ, bốn mùa ngát hương, đến mùa hoa các hậu phi trong cung và gia quyến hoàng thân quốc thích thường đến đây du ngoạn, là một thắng cảnh cao cấp ở chốn kinh đô.
Khi trai giới, lễ Phật, hoặc là khi thái hoàng thái hậu đến đây thì công chúa đều sẽ chuyển về đây ở vài ngày.
Hai người Tiêu Cảnh Duệ và Tạ Bật trở về đúng lúc mẫu thân của bọn họ đang ở phủ công chúa.
Sáng sớm hôm đó, hai anh em vâng lệnh cha đi đến phủ Lỵ Dương chờ đón trưởng công chúa để hộ tống loan giá của bà trở lại phủ Ninh Quốc hầu.
Lúc này lão hầu gia và thái phu nhân đã qua đời, không cần phải đi vấn an, cho nên trưởng công chúa Lỵ Dương dặn đi về thẳng chính phòng trong nội viện nơi bà sống hàng ngày.
Đi theo hành lang uốn khúc qua mé viện, men tường trồng toàn là quế, lúc này mùa hoa chưa hết, vẫn đậm hương thơm. Công chúa Lỵ Dương hơi chậm lại bước chân, như đang cảm thụ hương thơm nồng nàn trong gió.
Đúng lúc này có một tiếng đàn vượt qua tường mà đến, dù nghe không rõ ràng vì khoảng cách khá xa nhưng âm vận vẫn trong vắt khiến người nghe có cảm giác như tẩy sạch bụi trần.
"Người đánh đàn là người phương nào? Ý cảnh thật phi phàm".
Tiêu Cảnh Duệ ngẩng đầu lắng nghe một lát ròi đáp: "Đây là một người bạn của hài nhi, họ Tô tên Triết, nhận lời mời của hài nhi đến Kim Lăng tĩnh dưỡng một thời gian, bây giờ đang ở tuyết lư".
"Có phải mẫu thân muốn gặp người này không?" Tạ Bật vội hỏi.
Công chúa Lỵ Dương cười nhạt: "Đã là bạn của Cảnh Duệ thì hai đứa tiếp đãi chu đáo là được, cần gì phải gặp mẹ?"
"Nhưng ở đây nghe không rõ, hay là hài nhi mời Tô huynh vào nội viện đánh đàn cách mành cho mẫu thân có được không?" Tạ Bật đề nghị.
Trưởng công chúa Lỵ Dương hơi chau mày nhưng ngữ khí vẫn mềm mỏng: "Bật nhi, vị Tô tiên sinh này tới đây là khách, không phải là gánh hát mua vui, sao có thể gọi đến gọi đi như thế? Sau này nếu có cơ duyên thì mẹ tự nhiên có thể được nghe tiếng đàn, còn nếu không có cơ duyên thì cũng không thể cố cầu".
Lúc vừa nghe thấy đề nghị của nhị đệ, Tiêu Cảnh Duệ cũng có cảm giác giống như công chúa Lỵ Dương, trong lòng có chút không vui, nhưng thấy mẹ đã từ chối nên cũng không nói thêm gì nữa.
Đương nhiên bản ý của Tạ Bật cũng không phải cố tình thất lễ, chẳng qua là do ảnh hưởng của thói quen từ nhỏ, luôn cảm thấy mẹ mình có địa vị tôn quý, thích tiếng đàn của ai liền gọi tới đàn vài khúc là được, không chịu suy nghĩ kĩ càng, kết quả là bị mẹ trách cứ, không khỏi đỏ bừng cả mặt.
Đến chính phòng nội viện, trưởng công chúa Lỵ Dương ngồi xuống một chiếc thạp dài đặt gần cửa sổ nghỉ ngơi.
Bà là người rất thông minh, đã nhìn ra dường như hai đứa con trai đều có việc gì đó nên không giữ họ lại lâu mà chỉ nói chuyện vài câu rồi cho hai người ra ngoài.
Bởi vì lí do thân thế nên Tiêu Cảnh Duệ sớm đã tỏ rõ mình không có ý tập tước, kiên quyết nhường vị trí thế tử cho Tạ Bật.
Hơn nữa sau khi trưởng thành, Tạ Bật quả thật cũng thông hiểu chính sự hơn anh cả hắn, lại rất giỏi xử lí quan hệ bên ngoài, cho nên một hai năm gần đây Ninh Quốc hầu Tạ Ngọc đã chuyển giao hơn nửa sự vụ cho hắn, rất nhiều trường hợp quan trọng cũng để hắn thay mình đến dự, vì vậy hắn lúc nào cũng có rất nhiều việc phải làm. Vừa ra khỏi nội viện, Tạ Bật đã vội vã biến mất, còn Tiêu đại công tử tương đối nhàn hạ thì lập tức chạy tới tuyết lư.
Lúc này Mai Trường Tô không còn đánh đàn mà đang cầm một quyển sách đọc dưới bóng cây.
Nghe thấy tiếng bước chân vội vã, chàng ngẩng đầu, quay ra cửa viện mỉm cười. Ánh nắng len qua khe hở của tán cây nháy nhót trên gương mặt chàng khiến nụ cười càng trở nên cực kì sinh động.
Tiêu Cảnh Duệ cũng mỉm cười, đi lên chắp tay chào hỏi: "Đêm qua Tô huynh có ngủ ngon giấc không?"
"Ngươi lo lắng ta ngủ không ngon à?" Mai Trường Tô ra hiệu cho hắn kéo một chiếc ghế trúc tới ngồi xuống: "Bọn ta là người trong giang hồ, làm gì có tật xấu lạ giường đó. Có điều nghĩ đến sự kiện náo nhiệt lớn mà Dự Tân nói nên đi ngủ hơi muộn, vì thế hôm nay mới dậy muộn một chút. Phi Lưu nói sáng nay ngươi cũng đã tới một lần à?"
"Ờ". Tiêu Cảnh Duệ nhìn quanh: "Tại sao không thấy Phi Lưu đâu?"
"À, lần đầu tiên Phi Lưu đến Kim Lăng, ta cho hắn ra ngoài chơi một lát". Mai Trường Tô nói nhẹ nhàng.
Tiêu Cảnh Duệ không khỏi toát mồ hôi lạnh.
Tâm trí của Phi Lưu giống như một đứa trẻ nhưng võ công lại cực cao, vậy mà Mai Trường Tô lại dám cho hắn ra ngoài chơi như vậy, gan đúng là không nhỏ.
"Ngươi cứ yên tâm, Phi Lưu của chúng ta sẽ không chọc hoạ đâu". Như có thể đọc được tâm tư của Tiêu Cảnh Duệ, Mai Trường Tô nhướng mày cười cười: "Cho dù có chọc họa thật thì với thân thủ của mình, hắn cũng có thể lập tức chạy mất tích, người ta cũng không thể làm phiền gì phủ Ninh Quốc hầu đâu".
"Ta đâu có ý sợ phiền phức chứ?" Tiêu Cảnh Duệ cười khổ: "Tô huynh lại nghĩ oan cho ta rồi".
Mai Trường Tô cũng không nói tiếp chuyện này, chỉ gõ gõ mặt bàn: "Ngươi đã đến đây thì tốt nhất vào lấy bàn cờ ra đây, chúng ta chơi một vài ván".
Tiêu Cảnh Duệ vội đứng dậy, đích thân chạy vào chái nhà bên cạnh cầm một bộ quân cờ và bàn cờ ra rồi bày ngay ngắn trên chiếc bàn đá dưới bóng cây.
Mai Trường Tô tuy kì tài ngút trời nhưng cũng không phải là thật sự thập toàn thập mĩ, ít nhất trên phương diện chơi cờ thì chàng còn chưa được coi là hạng nhất.
Trên đường vào kinh, Tiêu Cảnh Duệ đã biết rõ trình độ đánh cờ của chàng, vì vậy cơ bản không cần dùng tới toàn lực đã có thể ép chàng chống cằm cau mày nghĩ một hồi lâu.
Từ cổng Nam Thắng ra ngoài, một con đường lát gạch với tường đỏ hai bên nghiêng nghiêng chạy tới một phủ đệ đẹp đẽ vừa độc lập lại vừa nối liền với hoàng cung.
Quy mô của phủ đệ không phải rất lớn, nhưng nếu lấy quy mô của phủ đệ để phán định thân phận chủ nhân thì rất có thể sẽ phạm phải sai lầm nghiêm trọng.
Cổng chính của phủ đệ quanh năm không mở, cạnh cổng có treo một tấm biển nền đen tuyền có nạm viền vàng.
Bên trên tấm biển viết ba chữ ngay ngắn: "Phủ Lỵ Dương".
Trưởng công chúa Lỵ Dương là em gái duy nhất còn tại thế của thiên tử đương triều, cũng là vợ của Ninh Quốc hầu Tạ Ngọc.
Những người tương đối có tuổi trong kinh đều còn nhớ như in cảnh tượng rầm rộ chấn động toàn thành khi trưởng công chúa xuất giá năm đó.
Hai vợ chồng mới cưới đứng trên lầu Nghênh Phụng bao quát bình dân quả thực chính là lời giải thích trực quan nhất cho bốn chữ anh hùng mĩ nhân.
Thời gian hai mươi tư năm thấm thoát trôi qua, hai người vẫn ân ái như cũ, quý nhau như khách, sinh hạ ba trai một gái, đều là những người có tri thức lễ nghĩa. Trong mắt mọi người, đây tuyệt đối có thể nói là hình mẫu gia đình hoàn mĩ nhất.
Vốn theo thông lệ của hoàng thất, sau khi công chúa Lỵ Dương thành thân với Tạ Ngọc thì Tạ Ngọc cần chuyển vào phủ công chúa, người ngoài sẽ xưng hô ông ta là phò mã thay vì hầu gia.
Nhưng vì ý nguyện của bản thân công chúa, hơn nữa hoàng thái hậu khi đó luôn luôn phản đối các công chúa ăn trên ngồi trước, không được hưởng thụ tình cảm gia đình, cho nên sau khi cưới, công chúa Lỵ Dương liền chuyển đến ở phủ Ninh Quốc hầu, đối xử với cha mẹ chồng bên trong phủ đúng theo lễ số gia đình.
Trưởng công chúa là người hiền hậu, tính tình đoan trang chu đáo, ra lệnh cho hạ nhân chỉ cần là ở bên trong hầu phủ thì tất cả đều phải xưng hô bà là phu nhân, đối với các cung nhân chính công chúa mang đến thì càng quản thúc nghiêm ngặt.
Sau đó Tạ Ngọc ngày càng giành được nhiều chiến công, trong triều đình ngày càng trở nên hiển quý, còn công chúa thì lúc nào cũng cố gắng thấp giọng, vì vậy trên dưới trong ngoài triều dần dần cũng quen coi quan hệ của hai người là hầu gia và phu nhân chứ không phải là công chúa và phò mã như vốn dĩ phải thế.
Tòa phủ Lỵ Dương này được xây dựng khi công chúa đến tuổi cập kê mười lăm, sau khi công chúa thành hôn thì bị bỏ không. Công chúa Lỵ Dương cảm thấy để không thì đáng tiếc nên đã sai người trồng vô số kì hoa dị thảo phong phủ, bốn mùa ngát hương, đến mùa hoa các hậu phi trong cung và gia quyến hoàng thân quốc thích thường đến đây du ngoạn, là một thắng cảnh cao cấp ở chốn kinh đô.
Khi trai giới, lễ Phật, hoặc là khi thái hoàng thái hậu đến đây thì công chúa đều sẽ chuyển về đây ở vài ngày.
Hai người Tiêu Cảnh Duệ và Tạ Bật trở về đúng lúc mẫu thân của bọn họ đang ở phủ công chúa.
Sáng sớm hôm đó, hai anh em vâng lệnh cha đi đến phủ Lỵ Dương chờ đón trưởng công chúa để hộ tống loan giá của bà trở lại phủ Ninh Quốc hầu.
Lúc này lão hầu gia và thái phu nhân đã qua đời, không cần phải đi vấn an, cho nên trưởng công chúa Lỵ Dương dặn đi về thẳng chính phòng trong nội viện nơi bà sống hàng ngày.
Đi theo hành lang uốn khúc qua mé viện, men tường trồng toàn là quế, lúc này mùa hoa chưa hết, vẫn đậm hương thơm. Công chúa Lỵ Dương hơi chậm lại bước chân, như đang cảm thụ hương thơm nồng nàn trong gió.
Đúng lúc này có một tiếng đàn vượt qua tường mà đến, dù nghe không rõ ràng vì khoảng cách khá xa nhưng âm vận vẫn trong vắt khiến người nghe có cảm giác như tẩy sạch bụi trần.
"Người đánh đàn là người phương nào? Ý cảnh thật phi phàm".
Tiêu Cảnh Duệ ngẩng đầu lắng nghe một lát ròi đáp: "Đây là một người bạn của hài nhi, họ Tô tên Triết, nhận lời mời của hài nhi đến Kim Lăng tĩnh dưỡng một thời gian, bây giờ đang ở tuyết lư".
"Có phải mẫu thân muốn gặp người này không?" Tạ Bật vội hỏi.
Công chúa Lỵ Dương cười nhạt: "Đã là bạn của Cảnh Duệ thì hai đứa tiếp đãi chu đáo là được, cần gì phải gặp mẹ?"
"Nhưng ở đây nghe không rõ, hay là hài nhi mời Tô huynh vào nội viện đánh đàn cách mành cho mẫu thân có được không?" Tạ Bật đề nghị.
Trưởng công chúa Lỵ Dương hơi chau mày nhưng ngữ khí vẫn mềm mỏng: "Bật nhi, vị Tô tiên sinh này tới đây là khách, không phải là gánh hát mua vui, sao có thể gọi đến gọi đi như thế? Sau này nếu có cơ duyên thì mẹ tự nhiên có thể được nghe tiếng đàn, còn nếu không có cơ duyên thì cũng không thể cố cầu".
Lúc vừa nghe thấy đề nghị của nhị đệ, Tiêu Cảnh Duệ cũng có cảm giác giống như công chúa Lỵ Dương, trong lòng có chút không vui, nhưng thấy mẹ đã từ chối nên cũng không nói thêm gì nữa.
Đương nhiên bản ý của Tạ Bật cũng không phải cố tình thất lễ, chẳng qua là do ảnh hưởng của thói quen từ nhỏ, luôn cảm thấy mẹ mình có địa vị tôn quý, thích tiếng đàn của ai liền gọi tới đàn vài khúc là được, không chịu suy nghĩ kĩ càng, kết quả là bị mẹ trách cứ, không khỏi đỏ bừng cả mặt.
Đến chính phòng nội viện, trưởng công chúa Lỵ Dương ngồi xuống một chiếc thạp dài đặt gần cửa sổ nghỉ ngơi.
Bà là người rất thông minh, đã nhìn ra dường như hai đứa con trai đều có việc gì đó nên không giữ họ lại lâu mà chỉ nói chuyện vài câu rồi cho hai người ra ngoài.
Bởi vì lí do thân thế nên Tiêu Cảnh Duệ sớm đã tỏ rõ mình không có ý tập tước, kiên quyết nhường vị trí thế tử cho Tạ Bật.
Hơn nữa sau khi trưởng thành, Tạ Bật quả thật cũng thông hiểu chính sự hơn anh cả hắn, lại rất giỏi xử lí quan hệ bên ngoài, cho nên một hai năm gần đây Ninh Quốc hầu Tạ Ngọc đã chuyển giao hơn nửa sự vụ cho hắn, rất nhiều trường hợp quan trọng cũng để hắn thay mình đến dự, vì vậy hắn lúc nào cũng có rất nhiều việc phải làm. Vừa ra khỏi nội viện, Tạ Bật đã vội vã biến mất, còn Tiêu đại công tử tương đối nhàn hạ thì lập tức chạy tới tuyết lư.
Lúc này Mai Trường Tô không còn đánh đàn mà đang cầm một quyển sách đọc dưới bóng cây.
Nghe thấy tiếng bước chân vội vã, chàng ngẩng đầu, quay ra cửa viện mỉm cười. Ánh nắng len qua khe hở của tán cây nháy nhót trên gương mặt chàng khiến nụ cười càng trở nên cực kì sinh động.
Tiêu Cảnh Duệ cũng mỉm cười, đi lên chắp tay chào hỏi: "Đêm qua Tô huynh có ngủ ngon giấc không?"
"Ngươi lo lắng ta ngủ không ngon à?" Mai Trường Tô ra hiệu cho hắn kéo một chiếc ghế trúc tới ngồi xuống: "Bọn ta là người trong giang hồ, làm gì có tật xấu lạ giường đó. Có điều nghĩ đến sự kiện náo nhiệt lớn mà Dự Tân nói nên đi ngủ hơi muộn, vì thế hôm nay mới dậy muộn một chút. Phi Lưu nói sáng nay ngươi cũng đã tới một lần à?"
"Ờ". Tiêu Cảnh Duệ nhìn quanh: "Tại sao không thấy Phi Lưu đâu?"
"À, lần đầu tiên Phi Lưu đến Kim Lăng, ta cho hắn ra ngoài chơi một lát". Mai Trường Tô nói nhẹ nhàng.
Tiêu Cảnh Duệ không khỏi toát mồ hôi lạnh.
Tâm trí của Phi Lưu giống như một đứa trẻ nhưng võ công lại cực cao, vậy mà Mai Trường Tô lại dám cho hắn ra ngoài chơi như vậy, gan đúng là không nhỏ.
"Ngươi cứ yên tâm, Phi Lưu của chúng ta sẽ không chọc hoạ đâu". Như có thể đọc được tâm tư của Tiêu Cảnh Duệ, Mai Trường Tô nhướng mày cười cười: "Cho dù có chọc họa thật thì với thân thủ của mình, hắn cũng có thể lập tức chạy mất tích, người ta cũng không thể làm phiền gì phủ Ninh Quốc hầu đâu".
"Ta đâu có ý sợ phiền phức chứ?" Tiêu Cảnh Duệ cười khổ: "Tô huynh lại nghĩ oan cho ta rồi".
Mai Trường Tô cũng không nói tiếp chuyện này, chỉ gõ gõ mặt bàn: "Ngươi đã đến đây thì tốt nhất vào lấy bàn cờ ra đây, chúng ta chơi một vài ván".
Tiêu Cảnh Duệ vội đứng dậy, đích thân chạy vào chái nhà bên cạnh cầm một bộ quân cờ và bàn cờ ra rồi bày ngay ngắn trên chiếc bàn đá dưới bóng cây.
Mai Trường Tô tuy kì tài ngút trời nhưng cũng không phải là thật sự thập toàn thập mĩ, ít nhất trên phương diện chơi cờ thì chàng còn chưa được coi là hạng nhất.
Trên đường vào kinh, Tiêu Cảnh Duệ đã biết rõ trình độ đánh cờ của chàng, vì vậy cơ bản không cần dùng tới toàn lực đã có thể ép chàng chống cằm cau mày nghĩ một hồi lâu.
/56
|