Liên tiếp mấy ngày, hết chuyện Thiên Hải Lâu rồi đến hội Nguyên, nàng vô cùng sức tất bật. Cũng may có Hạ Trác an bài thỏa đáng, chuỗi cửa hàng Nguyệt gia dần đi vào quỹ đạo, sinh ý rất tốt. Bất quá, lần trước Yên Tuyết Lâu có chút chuyện ngoài ý muốn, hiện giờ vẫn chưa được khai trương, Minh Nguyệt Hải bên này lại lo lắng cầm sư nên Tư Nguyệt đành đi tìm vị Đệ Nhất Cầm Sư kia một lần xem thế nào.
Rừng trúc ngoại thành nàng từng đến, phong cảnh rất tốt, không khí trong lành là nơi nghĩ dưỡng hoàn hảo. Nghĩ vậy trong đầu nàng liền muốn xây một căn biệt viện tại đây, non nước xinh đẹp làm người ta cảm thấy sảng khoái phần nào.
Lần theo đường Minh Nguyệt Hải chỉ, nàng vận một thân trường bào màu trắng ngà, bên hông đeo bội ngọc, tóc búi cài trâm, khí phách thực không thua kém bậc nam nhân chân chính.
Phía xa có tiếng đàn vọng lại, bước chân dừng một nhịp liền đi theo hướng tiếng đàn kia. Mặc dù cầm kỳ thi họa thời đại này nàng không biết rõ nhưng rãnh rỗi xem qua không ít, khúc “ Mãn Đào Hoa” này trong tiếng đàn không dung chứa tạp niệm, vô dục vô cầu, có thể nói là thanh sảng nên lỡ đánh mất cái tình trong nó. Chỉ là nghe vào lòng vẫn không khỏi bội phục, chuyến đi này nàng xem ra không uổng công.
Thứ Tư Nguyệt coi trọng nhất chính là người tài. Nếu nói nàng có tư chất trở thành minh quân cũng không sai, đủ ngoan độc, đủ mạnh mẽ, có công thì thưởng, có tội thì phạt, đồng thời người tài ắt được trọng dụng.
Theo tiếng đàn, nàng dừng chân trước một căn nhà nhỏ khá sâu trong rừng. Trước cổng đang đóng kín còn treo một bảng gỗ viết ba chữ rồng bay phượng múa : không tiếp khách.
Nàng xoay nhẫn ngọc, mỉm cười đi đến một khóm khúc nhỏ, tinh mắt chọn ra thanh trúc rỗng ruột rồi dùng băng tằm ti đẽo đẽo gọt gọt. Chưa đến nửa khắc, thanh tiêu trúc xinh đẹp đã xuất hiện trên tay nàng, chậm rãi nâng lên khóe môi.
Âm thanh kia vẫn đang du dương, miên mang bất tận bỗng kèm theo tiếng tiêu nhẹ nhàng hòa vào. Âm đàn khựng lại nửa giây song tiếp tục tấu khúc. Trúc tiêu mặc dù âm không trong nhưng vô cùng tự nhiên, miên man lan tỏa khiến chim chóc đều im lặng lắng nghe, cô đọng một mảnh yên tĩnh lạ thường,
Dây đàn gảy lên nốt cuối, không gian chìm vào yên tĩnh, nửa ngày mới vang lên một giọng nói, nhẹ nhàng, ôn nhu bất tận như không thuộc về thế giới này, làm lòng người nảy sinh muốn nhúng chàm : “ Người đã tới thì mời vào.”
Tư Nguyệt không khách khí, phất tay dùng khinh công bay vào.
Biệt viện bằng trúc xanh vô cùng thanh nhã, ngồi sau chiếc bàn trúc là một nam nhân tay vừa rời đàn đang vuốt ve từng sợi dây đàn như trân bảo.
Một tà bạch y bằng lụa, mềm mại nhưng không giống vẻ mềm mại của nữ nhân, mà là tư vị phiêu dật, thanh nhã. Mái tóc đen như mực, xõa dài sau lưng, từng sợi một đong đưa theo gió, một túm nhỏ được cột lại bằng thanh lụa trắng. Mắt phượng một mực không rời dây đàn khiến hàng lông mi như liễu rũ nhẹ xuống, sóng mũi như tạc, môi mỏng thờ ơ đẹp đến mức chỉ muốn lao vào cắn xé. Mấy ngón tay mảnh khảnh, trắng như ngọc vô thức rung động lòng người. Vẻ đẹp này quả thưc “ bách bàn nan miêu” không thể miêu tả nổi. Trên người lại mang cốt khí tỏa ra như thần tiên, nhìn tổng như một bức họa làm người ta không nỡ đánh động. Quả là khinh vân xuất tụ, mỹ bất thắng thu. ( phong thái thoát tụ, đẹp không tả xiết )
Tư Nguyệt mặc dù nhìn qua không ít mỹ nam nhưng lòng vẫn có chút kinh ngạc.
Triều Thương ung dung ngẩn lên nhìn Tư Nguyệt, lòng thoáng động : “ Là cô nương vừa thổi tiêu ?” Nữ tử trước mặt hắn, phượng mi điềm tĩnh, môi anh đào động lòng người, dáng dấp cùng khí độ thanh lãnh như băng, lấy mai vì ngạo, lấy tuyết vì dung, lấy hoa vì sắc, không dung tục lại toát lên vẻ đạm mạc như tiên tử.
Nàng không ngạc nhiên khi hắn nhận ra thân phận, khẽ gật đầu.
“ Cô nương dùng trúc tiêu ? Thanh âm thực khiến ta bái phục.” Trong đáy mắt long lanh như thu ba kia dâng lên sự gần gũi, không giống vẻ ngoài cao cao tại thượng lúc ban đầu.
Nàng hòa nhã mỉm cười : “ Đi vội nên không mang theo tiêu. Nghe tiếng đàn ngươi xuất chúng liền dâng lên hứng thú, đẽo trúc thành tiêu.”
“ Cô nương quá lời.” Nói xong liền cười, nhẹ nhàng như gió thấm đậm lòng người : “ Không biết quý tính của cô nương là gì ? tại hạ là Triều Thương.”
“ Lạc Tẫn Thiên.” Nàng tựa tiếu phi tiếu đáp.
Triều Thương gật đầu, trên người mang theo cỗ hương nhàn nhạt, vô cùng thanh nhã đi đến trước mặt Tư Nguyệt, mỉm cười : “ Tiếng tiêu của cô nương đúng là cầm giai tri kỷ, chỉ là…câu “Thu khổ tân cần tiều tuỵ tận, Như kim khước tự hoạ đồ trung (*) ” dường như có một chữ “ tiếu”( cười )”.
(*) Khổ sở lo buồn tiều tuỵ thế,
Mới là tranh vẽ giống như ai.
Nàng nhàn nhạt cười : “ Trung trinh liệt nữ không phải sở thích của ta”.
“ Cô nương rất thẳng thắng.” Hắn cười nhạt, phất tay đứng dậy vô cùng tiêu sái, tóc bay bay lần lượt rũ nhẹ tạo nên họa đồ nổi bật giữa nền trúc xanh. “ Bất quá không phải đều muốn là sẽ được. Mời cô nương về cho.”
Nàng híp mắt nhìn hắn, không nhanh không chậm đi đến chiếc bàn trúc. Tay ngọc vuốt ve dây đàn, thử âm rồi không khách sáo tấu một khúc “ Hoa thái hương”. Tiếng đàn của Triều Thương phiêu dật, dường như không nhiễm chút bụi trần, làm lòng người như chìm vào cõi mộng còn tiếng đàn của Tư Nguyệt, ung dung, ngạo nghễ mang theo sự sảng khoái khiến người nghe bất giác bị bao trùm lấy, không ngần ngại mà sa vào.
“ Cười thiên hạ
Ân ân oán oán bao giờ mới kết thúc
Hoàng hôn buông ánh nắng chiều
Độc hành không vấn vương
Thật tự tại
Đừng hỏi thế nhân sao hận thù nhạt như trà
Giang hồ có câu
Hành sự đúng đắn thì không sợ chính tà
Y nhân phong độ, phiêu phiêu khắp xứ lưu hương
Ánh nguyệt quang xa xôi trên núi
Gió đêm thôi u sầu như sóng
Đến đây đến đây khổ tửu rót đầy chén, không ai ngăn cản
Rượu say cao hứng ca hát sảng khoái…”
Rừng trúc ngoại thành nàng từng đến, phong cảnh rất tốt, không khí trong lành là nơi nghĩ dưỡng hoàn hảo. Nghĩ vậy trong đầu nàng liền muốn xây một căn biệt viện tại đây, non nước xinh đẹp làm người ta cảm thấy sảng khoái phần nào.
Lần theo đường Minh Nguyệt Hải chỉ, nàng vận một thân trường bào màu trắng ngà, bên hông đeo bội ngọc, tóc búi cài trâm, khí phách thực không thua kém bậc nam nhân chân chính.
Phía xa có tiếng đàn vọng lại, bước chân dừng một nhịp liền đi theo hướng tiếng đàn kia. Mặc dù cầm kỳ thi họa thời đại này nàng không biết rõ nhưng rãnh rỗi xem qua không ít, khúc “ Mãn Đào Hoa” này trong tiếng đàn không dung chứa tạp niệm, vô dục vô cầu, có thể nói là thanh sảng nên lỡ đánh mất cái tình trong nó. Chỉ là nghe vào lòng vẫn không khỏi bội phục, chuyến đi này nàng xem ra không uổng công.
Thứ Tư Nguyệt coi trọng nhất chính là người tài. Nếu nói nàng có tư chất trở thành minh quân cũng không sai, đủ ngoan độc, đủ mạnh mẽ, có công thì thưởng, có tội thì phạt, đồng thời người tài ắt được trọng dụng.
Theo tiếng đàn, nàng dừng chân trước một căn nhà nhỏ khá sâu trong rừng. Trước cổng đang đóng kín còn treo một bảng gỗ viết ba chữ rồng bay phượng múa : không tiếp khách.
Nàng xoay nhẫn ngọc, mỉm cười đi đến một khóm khúc nhỏ, tinh mắt chọn ra thanh trúc rỗng ruột rồi dùng băng tằm ti đẽo đẽo gọt gọt. Chưa đến nửa khắc, thanh tiêu trúc xinh đẹp đã xuất hiện trên tay nàng, chậm rãi nâng lên khóe môi.
Âm thanh kia vẫn đang du dương, miên mang bất tận bỗng kèm theo tiếng tiêu nhẹ nhàng hòa vào. Âm đàn khựng lại nửa giây song tiếp tục tấu khúc. Trúc tiêu mặc dù âm không trong nhưng vô cùng tự nhiên, miên man lan tỏa khiến chim chóc đều im lặng lắng nghe, cô đọng một mảnh yên tĩnh lạ thường,
Dây đàn gảy lên nốt cuối, không gian chìm vào yên tĩnh, nửa ngày mới vang lên một giọng nói, nhẹ nhàng, ôn nhu bất tận như không thuộc về thế giới này, làm lòng người nảy sinh muốn nhúng chàm : “ Người đã tới thì mời vào.”
Tư Nguyệt không khách khí, phất tay dùng khinh công bay vào.
Biệt viện bằng trúc xanh vô cùng thanh nhã, ngồi sau chiếc bàn trúc là một nam nhân tay vừa rời đàn đang vuốt ve từng sợi dây đàn như trân bảo.
Một tà bạch y bằng lụa, mềm mại nhưng không giống vẻ mềm mại của nữ nhân, mà là tư vị phiêu dật, thanh nhã. Mái tóc đen như mực, xõa dài sau lưng, từng sợi một đong đưa theo gió, một túm nhỏ được cột lại bằng thanh lụa trắng. Mắt phượng một mực không rời dây đàn khiến hàng lông mi như liễu rũ nhẹ xuống, sóng mũi như tạc, môi mỏng thờ ơ đẹp đến mức chỉ muốn lao vào cắn xé. Mấy ngón tay mảnh khảnh, trắng như ngọc vô thức rung động lòng người. Vẻ đẹp này quả thưc “ bách bàn nan miêu” không thể miêu tả nổi. Trên người lại mang cốt khí tỏa ra như thần tiên, nhìn tổng như một bức họa làm người ta không nỡ đánh động. Quả là khinh vân xuất tụ, mỹ bất thắng thu. ( phong thái thoát tụ, đẹp không tả xiết )
Tư Nguyệt mặc dù nhìn qua không ít mỹ nam nhưng lòng vẫn có chút kinh ngạc.
Triều Thương ung dung ngẩn lên nhìn Tư Nguyệt, lòng thoáng động : “ Là cô nương vừa thổi tiêu ?” Nữ tử trước mặt hắn, phượng mi điềm tĩnh, môi anh đào động lòng người, dáng dấp cùng khí độ thanh lãnh như băng, lấy mai vì ngạo, lấy tuyết vì dung, lấy hoa vì sắc, không dung tục lại toát lên vẻ đạm mạc như tiên tử.
Nàng không ngạc nhiên khi hắn nhận ra thân phận, khẽ gật đầu.
“ Cô nương dùng trúc tiêu ? Thanh âm thực khiến ta bái phục.” Trong đáy mắt long lanh như thu ba kia dâng lên sự gần gũi, không giống vẻ ngoài cao cao tại thượng lúc ban đầu.
Nàng hòa nhã mỉm cười : “ Đi vội nên không mang theo tiêu. Nghe tiếng đàn ngươi xuất chúng liền dâng lên hứng thú, đẽo trúc thành tiêu.”
“ Cô nương quá lời.” Nói xong liền cười, nhẹ nhàng như gió thấm đậm lòng người : “ Không biết quý tính của cô nương là gì ? tại hạ là Triều Thương.”
“ Lạc Tẫn Thiên.” Nàng tựa tiếu phi tiếu đáp.
Triều Thương gật đầu, trên người mang theo cỗ hương nhàn nhạt, vô cùng thanh nhã đi đến trước mặt Tư Nguyệt, mỉm cười : “ Tiếng tiêu của cô nương đúng là cầm giai tri kỷ, chỉ là…câu “Thu khổ tân cần tiều tuỵ tận, Như kim khước tự hoạ đồ trung (*) ” dường như có một chữ “ tiếu”( cười )”.
(*) Khổ sở lo buồn tiều tuỵ thế,
Mới là tranh vẽ giống như ai.
Nàng nhàn nhạt cười : “ Trung trinh liệt nữ không phải sở thích của ta”.
“ Cô nương rất thẳng thắng.” Hắn cười nhạt, phất tay đứng dậy vô cùng tiêu sái, tóc bay bay lần lượt rũ nhẹ tạo nên họa đồ nổi bật giữa nền trúc xanh. “ Bất quá không phải đều muốn là sẽ được. Mời cô nương về cho.”
Nàng híp mắt nhìn hắn, không nhanh không chậm đi đến chiếc bàn trúc. Tay ngọc vuốt ve dây đàn, thử âm rồi không khách sáo tấu một khúc “ Hoa thái hương”. Tiếng đàn của Triều Thương phiêu dật, dường như không nhiễm chút bụi trần, làm lòng người như chìm vào cõi mộng còn tiếng đàn của Tư Nguyệt, ung dung, ngạo nghễ mang theo sự sảng khoái khiến người nghe bất giác bị bao trùm lấy, không ngần ngại mà sa vào.
“ Cười thiên hạ
Ân ân oán oán bao giờ mới kết thúc
Hoàng hôn buông ánh nắng chiều
Độc hành không vấn vương
Thật tự tại
Đừng hỏi thế nhân sao hận thù nhạt như trà
Giang hồ có câu
Hành sự đúng đắn thì không sợ chính tà
Y nhân phong độ, phiêu phiêu khắp xứ lưu hương
Ánh nguyệt quang xa xôi trên núi
Gió đêm thôi u sầu như sóng
Đến đây đến đây khổ tửu rót đầy chén, không ai ngăn cản
Rượu say cao hứng ca hát sảng khoái…”
/142
|