Lại nói chuyện Lưu đại nhân xử vụ cặp chị dâu, em chồng Ngô Nhân, Triệu thị dùng rắn hại mạng người khiến quân dân trong phủ Giang Ninh không ai không kinh ngạc. Họ đều nói Lưu đại nhân là viên quan phủ tốt, trong như nước, sáng như gương, thực khiến người ta phải kính trọng.
Tạm gác chuyện dân chúng bàn tán về Lưu đại nhân. Giờ ta quay lại chuyện khi Lưu đại nhân xử xong vụ đào mộ, trên đường trở về nha phủ. Chuyện đêm ấy không cần phải kể. Sáng sớm hôm sau, đại nhân trà nước, ăn điểm tâm xong, lập tức hạ lệnh thăng đường. Nha dịch, thư lại sắp hàng đứng hai bên dưới công đường. Lưu đại nhân đang định xử án cho dân, bỗng bên ngoài nha môn có một người chạy vào, nói:
- Oan quá, oan quá? Xin thanh thiên đại lão gia cứu mạng!
Bỗng thấy ngoài cửa có tiếng kêu to:
Oan ức quá, oan ức quá! Xin thanh thiên đại lão gia cứu giúp, tên chủ trang đáng ghét vu cáo cho tiểu nhân.
Lưu đại nhân dặn dò thủ hạ:
- Mau ra ngoài dẫn người kêu oan vào đây.
Nha dịch trực ban vội chạy ra ngoài, tới trước cổng, nhìn ra, thấy có hai người. Viên công sai thấy vậy, vội hỏi:
- Không được kêu gào ầm ĩ ở đây. Đại nhân lệnh các ngươi mau vào trong.
Hai người ấy ứng tiếng, nói:
- Dạ, dạ? Bọn tiểu nhân tới đây cũng chỉ vì muốn vào gặp đại nhân.
Nói xong, tiến vào công đường. Công sai cao giọng bẩm rõ, đại nhân ngồi trên công đường chăm chú nhìn xuống, thấy hai hàng quan lại đứng hai bên. Lại thấy có hai người từ bên ngoài bước vào. Đại nhân quan sát diện mạo họ trước rồi mới hỏi nguyên nhân sau. Chỉ thấy: Trên đầu đội mũ dạ, mình mặc áo chèn, áo bào đều bằng vải thô, lưng thắt đai vải bông, chân đi vớ trắng, giầy xanh, tuổi trạc năm mươi, hành động rụt rè, thỉnh thoảng lại húng hắng ho. Người ở phía sau đầu đội mũ nhỏ, mình mặc áo lụa màu xanh, tuổi độ năm mươi, chân đi đôi giầy vải, tướng mạo không giống loại hung tàn, mặt mày xem ra có vẻ thành thực Họ tới dưới công đường, quỳ xuống. Công sai bẩm báo xong đã lui về vị trí của mình. Lưu đại nhân ngồi trên công đường xem xong, hỏi vọng xuống:
- Hai người các ngươi tại sao lại đến đây? Hãy lần lượt kể rõ cho bản phủ nghe.
Lưu đại nhân từ khi sinh ra đã có số thành một vị thần tử tài năng. Từ xưa tới nay, cách hỏi chuyện của ông ta khác với các quan khác. Không hề có thái độ giận dữ, hung tàn. Đầu tiên, ông thường quan sát sắc diện của kẻ tới kêu oan, đánh giá xem ai phải, ai quấy. Xem xong mới bắt đầu hỏi:
- Hai ngươi các người là dân vùng nào? Sinh sống bằng nghề gì? Hai ngươi tới bởi một chuyện hay mỗi người có một chuyện riêng? Các ngươi hãy lần lượt kể rõ cho bản phủ nghe. Nhớ kỹ, không được tranh cãi trên công đường, không được quanh co, nói lời sai trá.
- Dạ!
Hai người cùng ứng tiếng, dập đầu lạy. Sau đó, người có vẻ lớn tuổi hơn kể trước: Ông ta dập đầu lạy, nói:
- Bẩm Thanh thiên đại lão gia. Tiểu nhân nhà tại huyện Cú Dung, có mở một quán trọ bên bến đò Long Đàm. Tiểu nhân họ Thịnh, tên gọi Thịnh Công Phổ, năm nay sáu mươi tư tuổi, từ trước tới nay đều sống nhờ nghề kinh doanh hàng quán, luôn buôn bán sòng phẳng, không hề bắt chẹt ai bao giờ. Ngày hai mươi ba tháng trước, vị khách này vào quán trọ của tiểu nhân. Trong hành lý của anh ta có rất nhiều tiền bạc. Anh ta cưỡi lừa tới. Tiểu nhân hỏi lai lịch của anh ta, anh ta xuống lừa, nói với tiểu nhân rằng anh ta ở phủ Thái Nguyên, đi buôn tơ lụa, nay trên đường trở về nhà, đợi tới mùa xuân sang năm sẽ lên Bắc Kinh tiếp tục buôn bán, xin trọ lại trong khách điếm của tiểu nhân một đêm, sáng hôm sau sẽ lên đường sớm. Tiểu nhân nghe anh ta nói vậy, giật mình kinh hãi, nói với anh ta rằng: "Đã biết mình mang theo nhiều tiền bạc, tại sao còn đi theo lối này? Gần đây xuất hiện một bọn cướp hoành hành rất ghê gớm. Cách đây ba mươi dặm về phía tây bắc, trong khu rừng có một ngôi miếu thờ Ngọc Hoàng Đại Đế. Trong miếu trước đây cũng có sư tăng trụ trì nhưng nay, họ đã bị lũ cướp này đuổi đi, rồi chúng dùng luôn nơi ấy làm sào huyệt. Nghe nói bọn chúng có tận hai mươi người, chuyên chặn đường đánh cướp các thương gia và người qua đường. Nếu ông không có hành lý gì thì cứ đi lại tự nhiên. Nếu không, chỉ sợ không những tiền bạc mất hết mà ngay cả tính mạng cũng không còn. Ông đi ngang qua đó, lẽ nào lũ chúng chịu buông tha cho?" Bẩm đại nhân, vị khách đây nghe vậy lo sợ rụng rời, vội nhảy lên lưng lừa bỏ đi. Tiểu nhân giữ ông ta lại.
Lưu đại nhân nghe nói tới đây, ngồi trên công đường, nói:
- Thịnh Công Phổ!
- Dạ. Có tiểu nhân.
- Bản phủ hỏi ngươi: Có phải vị khách đây tới quán trọ của ngươi ngày hai mươi ba không? Có phải ngươi bảo với ông ta: Cách bến đò Long Đàm hai mươi dặm về phía tây bắc có ngôi miếu thờ Ngọc Hoàng Đại Đế, trong miếu có một bọn cướp sinh sống? Bọn cướp này chuyên chặn đường đánh cướp khách thương và người đi ngang qua, bảo ông ta mang theo nhiều hành lý thì không nên đi qua chốn này? Có phải sau khi ông ta nghe ngươi nói vậy đã sợ hãi, định đi ngay? Vậy sao ngươi còn ngăn người ta lại, không cho họ đi?
Ông lão nghe hỏi vậy, lại dập đầu lạy, nói:
- Bẩm đại nhân, không phải tiểu nhân không cho ông ta đi mà bởi có nguyên nhân ẩn đằng sau. Bởi lần trước, vào khoảng tháng bảy cũng có hai vị khách buôn mang theo rất nhiều hành lý đi ngang qua. Tiểu nhân lỡ miệng nói cho họ nghe tình hình ấy. Hai người đó nghe xong, vô cùng kinh sợ, lập tức rời điếm, bỏ đi. Không lâu sau, có hơn chục tên xông tới, tay lăm lăm đao thương, xông vào quán trọ của tiểu nhân, hỏi: "Có hai người vừa ngang qua vùng này, họ có thuê phòng trọ của ngươi không? Mau khai cho thực. Hiện đang ở đâu?". Tiểu nhân trả lời, nói: "Không thấy." Bọn chúng đâu chịu tin, chẳng nói chẳng rằng, xông bừa vào quán lục soát khắp nơi nhưng không tìm được người. Bọn chúng nói tiểu nhân đã tiết lộ việc của bọn chúng, bảo hai người ấy mau đi khỏi chốn này nên muốn giết chết tiểu nhân. Trong đám chúng có một tên hiểu biết đôi chút, nói: "Chúng ta hãy mau đuổi theo, đuổi kịp thì ra tay. Còn như không đuổi kịp, quay lại giết chết hắn cũng không muộn." Bọn kia nghe theo, kéo nhau bỏ đi. Bẩm đại nhân, chúng đã làm tiểu nhân sợ chết khiếp.
- Bẩm đại nhân, lũ giặc cướp nói xong kéo nhau đi, trong lòng tiểu nhân lúc ấy vô cùng kinh sợ. Khoảng một canh gìờ sau, bọn chúng lại kéo nhau quay lại quán của tiểu nhân, nói đã đuổi kịp hai người ấy, giết chết họ, cướp đoạt hết hành lý rồi. Chúng còn nói: "Chủ quán nghe cho rõ đây: Sau này nếu có người vào quán, ngươi tuyệt đối không để để lộ tin về bọn ta. Việc ta đi ăn cướp khách thương hoặc người qua đường không liên can gì tới ngươi, hà cớ làm sao ngươi lại để lộ việc làm ăn của bọn ta? Nếu còn tái phạm như hôm nay, chúng ta nhất định sẽ lấy mạng ngươi trước. Nói xong, chúng lại kéo nhau bỏ đi. Lúc này tiểu nhân mới yên tâm. Bẩm đại nhân, người bị hại không biết là ai, bảo chính trong vùng thông báo với nha môn huyện. Quan huyện cũng lo tới sự an nguy của riêng mình, chỉ sai nha dịch vẽ lại hình rồi đem công bố. Tiểu nhân biết vậy, còn dám nói năng chi nữa? Thôi thì đèn nhà ai nhà nấy rạn , mặc kệ những kẻ xung quanh. Nếu hôm trước tôi biểu ông khách đây đi, ngộ nhỡ lũ cướp kéo tới, tiểu nhân phải biết ăn nói với chúng ra sao? Bởi vậy, tiểu nhân mới giữ ông ta lại. Cũng chỉ vì lo sợ lũ cướp kia mà thôi.
Lưu đại nhân nghe xong, không vui, nói:
- Thịnh Công Phổ, đã thực là ngươi mang lòng gian trá, bất công. Ngươi chỉ lo tới sự an nguy của bản thân mình, bất kể kẻ khác sống chết ra sao. Ngươi giữ khách lại không cho đi để đợi lũ giặc cướp tới. Đúng là chỉ biết nghĩ lợi cho mình mà đối xử bất công với kẻ khác, uổng cho ngươi sống quá tuổi hoa niên.
Ông già vội vàng dập đầu, nói:
- Bẩm thanh thiên đại nhân. Tiểu nhân giữ ông khách đây lại không cho đi cũng bởi tiểu nhân có ý tốt cứu ông ta! Lão gia, vị khách quan đây thấy tiểu nhân giữ ông ta lại, không cho đi, bèn nói: "Ngươi giữ ta lại, chẳng qua chỉ vì muốn giữ tính mạng của mình, mang ta ra dâng cho lũ cướp có phải không?" Tiểu nhân nghe vậy, nói: "Nếu tôi có ý hại mạng ông, không nói cho ông biết, ông sao hiểu được chuyện này. Ông ở trong quán trọ của tôi, khi lũ cướp tới, chắc chắn cả tính mạng lẫn tiền bạc của ông đều mất sạch." Ông khách nói: "Thế tại sao còn không để ta đi?" Tiểu nhân nói: "Cho dù ông đi, bọn chúng đuổi theo, tính mạng của ông cũng khó giữ." Khách nói: "Theo ý ông thì phải làm sao?" Tiểu nhân nói: "Tôi có hai người em họ ở cách đây mười lăm dặm. Họ mang họ Dương, sống tại Dương gia trang. Người anh tên là Dương Văn Bính, người em tên là Dương Văn Phương, hai người này đều là võ cử nhân khóa trước, mình mẩy cao to, sức vóc hơn người, luyện được một thân võ nghệ, lại có đảm lượng, tính tình trượng nghĩa, chỉ ưa mềm mỏng, không sợ cứng rắn. Nay tôi viết tho ông một phong thư để ông mang tới nhà họ. Thiết nghĩ lũ giặc cướp nghe tên sẽ không dám làm gì, bảo đảm ông được bình an vô sự. Cho dù chúng dám tìm tới, hai người em họ của tôi cũng không sợ chúng nó." Ông khách đây nghe vậy, tỏ ý vui mừng, lập tức giục tôi viết thư cất vào trong ngực áo, lại nhảy lên lưng lừa, rời khỏi khách điếm. Bẩm đại nhân, trời vừa xẩm tối, lũ giặc cướp đã kéo tới. Tiểu nhân nhẩm đếm, thấy vừa tròn hai mươi tên. Chúng vào quán, hỏi tiểu nhân: "Người cưỡi lừa có vào nghỉ trong quán của người không? Ngươi có thấy người ấy không?" Tiểu nhân nói: "Khi nãy có một người cưỡi con lừa đen tới đây nghỉ một lúc rồi bỏ đi. Ông ta nói đi về phía nhà Võ cử nhân ở đằng trước kia." Lũ cướp nói: "Hắn chạy đâu cho thoát, chẳng nhẽ bọn ta không đuổi kịp hay sao?" Rồi lại kéo nhau bỏ đi.
Ông lão lại dập đầu lạy, nói:
- Bẩm thanh thiên đại lão gia. Bọn chúng bỏ đi, việc sau đó thế nào, lão gia hỏi vị khách đây sẽ rõ.
Lưu đại nhân nghe vậy, đưa mắt sang phía người khách buôn, nói:
- Còn ngươi thì sao? Hãy mau kể rõ ra! Vị khách thương dập đầu lạy, nói:
- Bẩm thanh thiên đại lão gia: Tiểu nhân nhà ở phủ Thái Nguyên, tổ tiên vốn người lương thiện, sống tại Bình Dương. Tiểu nhân quanh năm không ở nhà, chỉ lo lên kinh buôn bán tơ lụa. Tiểu nhân tên Vương Tự Thuận, năm nay bốn mươi chín tuổi. Hôm hai mươi ba tháng chín, tiểu nhân đến nghỉ trọ trong quán trọ cạnh Long Đàm. Chủ quán kể chuyện cho tiểu nhân nghe, tiểu nhân nghe xong, trong lòng kinh hãi. Chỉ e, ở lại cũng không giữ nổi mạng, bỏ đi lại sợ chúng đuổi theo. May có chủ quán họ Thịnh đây trượng nghĩa, đích thân viết cho một phong thư, bảo tiểu nhân tới nhà hai vị em họ của ông ta vốn là võ cử nhân đang sống tại Dương gia trang. Tiểu nhân không dám chậm trễ, vội lên lừa rồi khỏi quán trọ. Chưa đầy một canh giờ sau, tiểu nhân đã tới được nhà họ.
Gõ cửa, gia đinh đi vào thông báo, Dương võ cử ra đón tiếp tiểu nhân vào, lại sai gia nhân giúp khiêng hành lý, dắt lừa vào chuồng. Dương võ cử mời tiểu nhân vào thư phòng, phân ngôi chủ khách, ngồi xuống, gọi gia đinh dâng trà lên, hỏi tiểu nhận từ đâu tới. Tiểu nhân kể lại một lượt, sau đó đưa thư ra. Dương võ cử đọc thư xong, lập tức gọi gia đinh bày cơm lên, cả hai anh em họ cùng mời tiểu nhân ăn. Ăn uống xong xuôi, dọn mâm đi, bất giác trời sụp tối, đã tới lúc phải thắp đèn lên. Hôm ấy, tới khoảng canh một. Đại nhân ơi, kể ra thật khiến người ta sợ chết khiếp.
Tạm gác chuyện dân chúng bàn tán về Lưu đại nhân. Giờ ta quay lại chuyện khi Lưu đại nhân xử xong vụ đào mộ, trên đường trở về nha phủ. Chuyện đêm ấy không cần phải kể. Sáng sớm hôm sau, đại nhân trà nước, ăn điểm tâm xong, lập tức hạ lệnh thăng đường. Nha dịch, thư lại sắp hàng đứng hai bên dưới công đường. Lưu đại nhân đang định xử án cho dân, bỗng bên ngoài nha môn có một người chạy vào, nói:
- Oan quá, oan quá? Xin thanh thiên đại lão gia cứu mạng!
Bỗng thấy ngoài cửa có tiếng kêu to:
Oan ức quá, oan ức quá! Xin thanh thiên đại lão gia cứu giúp, tên chủ trang đáng ghét vu cáo cho tiểu nhân.
Lưu đại nhân dặn dò thủ hạ:
- Mau ra ngoài dẫn người kêu oan vào đây.
Nha dịch trực ban vội chạy ra ngoài, tới trước cổng, nhìn ra, thấy có hai người. Viên công sai thấy vậy, vội hỏi:
- Không được kêu gào ầm ĩ ở đây. Đại nhân lệnh các ngươi mau vào trong.
Hai người ấy ứng tiếng, nói:
- Dạ, dạ? Bọn tiểu nhân tới đây cũng chỉ vì muốn vào gặp đại nhân.
Nói xong, tiến vào công đường. Công sai cao giọng bẩm rõ, đại nhân ngồi trên công đường chăm chú nhìn xuống, thấy hai hàng quan lại đứng hai bên. Lại thấy có hai người từ bên ngoài bước vào. Đại nhân quan sát diện mạo họ trước rồi mới hỏi nguyên nhân sau. Chỉ thấy: Trên đầu đội mũ dạ, mình mặc áo chèn, áo bào đều bằng vải thô, lưng thắt đai vải bông, chân đi vớ trắng, giầy xanh, tuổi trạc năm mươi, hành động rụt rè, thỉnh thoảng lại húng hắng ho. Người ở phía sau đầu đội mũ nhỏ, mình mặc áo lụa màu xanh, tuổi độ năm mươi, chân đi đôi giầy vải, tướng mạo không giống loại hung tàn, mặt mày xem ra có vẻ thành thực Họ tới dưới công đường, quỳ xuống. Công sai bẩm báo xong đã lui về vị trí của mình. Lưu đại nhân ngồi trên công đường xem xong, hỏi vọng xuống:
- Hai người các ngươi tại sao lại đến đây? Hãy lần lượt kể rõ cho bản phủ nghe.
Lưu đại nhân từ khi sinh ra đã có số thành một vị thần tử tài năng. Từ xưa tới nay, cách hỏi chuyện của ông ta khác với các quan khác. Không hề có thái độ giận dữ, hung tàn. Đầu tiên, ông thường quan sát sắc diện của kẻ tới kêu oan, đánh giá xem ai phải, ai quấy. Xem xong mới bắt đầu hỏi:
- Hai ngươi các người là dân vùng nào? Sinh sống bằng nghề gì? Hai ngươi tới bởi một chuyện hay mỗi người có một chuyện riêng? Các ngươi hãy lần lượt kể rõ cho bản phủ nghe. Nhớ kỹ, không được tranh cãi trên công đường, không được quanh co, nói lời sai trá.
- Dạ!
Hai người cùng ứng tiếng, dập đầu lạy. Sau đó, người có vẻ lớn tuổi hơn kể trước: Ông ta dập đầu lạy, nói:
- Bẩm Thanh thiên đại lão gia. Tiểu nhân nhà tại huyện Cú Dung, có mở một quán trọ bên bến đò Long Đàm. Tiểu nhân họ Thịnh, tên gọi Thịnh Công Phổ, năm nay sáu mươi tư tuổi, từ trước tới nay đều sống nhờ nghề kinh doanh hàng quán, luôn buôn bán sòng phẳng, không hề bắt chẹt ai bao giờ. Ngày hai mươi ba tháng trước, vị khách này vào quán trọ của tiểu nhân. Trong hành lý của anh ta có rất nhiều tiền bạc. Anh ta cưỡi lừa tới. Tiểu nhân hỏi lai lịch của anh ta, anh ta xuống lừa, nói với tiểu nhân rằng anh ta ở phủ Thái Nguyên, đi buôn tơ lụa, nay trên đường trở về nhà, đợi tới mùa xuân sang năm sẽ lên Bắc Kinh tiếp tục buôn bán, xin trọ lại trong khách điếm của tiểu nhân một đêm, sáng hôm sau sẽ lên đường sớm. Tiểu nhân nghe anh ta nói vậy, giật mình kinh hãi, nói với anh ta rằng: "Đã biết mình mang theo nhiều tiền bạc, tại sao còn đi theo lối này? Gần đây xuất hiện một bọn cướp hoành hành rất ghê gớm. Cách đây ba mươi dặm về phía tây bắc, trong khu rừng có một ngôi miếu thờ Ngọc Hoàng Đại Đế. Trong miếu trước đây cũng có sư tăng trụ trì nhưng nay, họ đã bị lũ cướp này đuổi đi, rồi chúng dùng luôn nơi ấy làm sào huyệt. Nghe nói bọn chúng có tận hai mươi người, chuyên chặn đường đánh cướp các thương gia và người qua đường. Nếu ông không có hành lý gì thì cứ đi lại tự nhiên. Nếu không, chỉ sợ không những tiền bạc mất hết mà ngay cả tính mạng cũng không còn. Ông đi ngang qua đó, lẽ nào lũ chúng chịu buông tha cho?" Bẩm đại nhân, vị khách đây nghe vậy lo sợ rụng rời, vội nhảy lên lưng lừa bỏ đi. Tiểu nhân giữ ông ta lại.
Lưu đại nhân nghe nói tới đây, ngồi trên công đường, nói:
- Thịnh Công Phổ!
- Dạ. Có tiểu nhân.
- Bản phủ hỏi ngươi: Có phải vị khách đây tới quán trọ của ngươi ngày hai mươi ba không? Có phải ngươi bảo với ông ta: Cách bến đò Long Đàm hai mươi dặm về phía tây bắc có ngôi miếu thờ Ngọc Hoàng Đại Đế, trong miếu có một bọn cướp sinh sống? Bọn cướp này chuyên chặn đường đánh cướp khách thương và người đi ngang qua, bảo ông ta mang theo nhiều hành lý thì không nên đi qua chốn này? Có phải sau khi ông ta nghe ngươi nói vậy đã sợ hãi, định đi ngay? Vậy sao ngươi còn ngăn người ta lại, không cho họ đi?
Ông lão nghe hỏi vậy, lại dập đầu lạy, nói:
- Bẩm đại nhân, không phải tiểu nhân không cho ông ta đi mà bởi có nguyên nhân ẩn đằng sau. Bởi lần trước, vào khoảng tháng bảy cũng có hai vị khách buôn mang theo rất nhiều hành lý đi ngang qua. Tiểu nhân lỡ miệng nói cho họ nghe tình hình ấy. Hai người đó nghe xong, vô cùng kinh sợ, lập tức rời điếm, bỏ đi. Không lâu sau, có hơn chục tên xông tới, tay lăm lăm đao thương, xông vào quán trọ của tiểu nhân, hỏi: "Có hai người vừa ngang qua vùng này, họ có thuê phòng trọ của ngươi không? Mau khai cho thực. Hiện đang ở đâu?". Tiểu nhân trả lời, nói: "Không thấy." Bọn chúng đâu chịu tin, chẳng nói chẳng rằng, xông bừa vào quán lục soát khắp nơi nhưng không tìm được người. Bọn chúng nói tiểu nhân đã tiết lộ việc của bọn chúng, bảo hai người ấy mau đi khỏi chốn này nên muốn giết chết tiểu nhân. Trong đám chúng có một tên hiểu biết đôi chút, nói: "Chúng ta hãy mau đuổi theo, đuổi kịp thì ra tay. Còn như không đuổi kịp, quay lại giết chết hắn cũng không muộn." Bọn kia nghe theo, kéo nhau bỏ đi. Bẩm đại nhân, chúng đã làm tiểu nhân sợ chết khiếp.
- Bẩm đại nhân, lũ giặc cướp nói xong kéo nhau đi, trong lòng tiểu nhân lúc ấy vô cùng kinh sợ. Khoảng một canh gìờ sau, bọn chúng lại kéo nhau quay lại quán của tiểu nhân, nói đã đuổi kịp hai người ấy, giết chết họ, cướp đoạt hết hành lý rồi. Chúng còn nói: "Chủ quán nghe cho rõ đây: Sau này nếu có người vào quán, ngươi tuyệt đối không để để lộ tin về bọn ta. Việc ta đi ăn cướp khách thương hoặc người qua đường không liên can gì tới ngươi, hà cớ làm sao ngươi lại để lộ việc làm ăn của bọn ta? Nếu còn tái phạm như hôm nay, chúng ta nhất định sẽ lấy mạng ngươi trước. Nói xong, chúng lại kéo nhau bỏ đi. Lúc này tiểu nhân mới yên tâm. Bẩm đại nhân, người bị hại không biết là ai, bảo chính trong vùng thông báo với nha môn huyện. Quan huyện cũng lo tới sự an nguy của riêng mình, chỉ sai nha dịch vẽ lại hình rồi đem công bố. Tiểu nhân biết vậy, còn dám nói năng chi nữa? Thôi thì đèn nhà ai nhà nấy rạn , mặc kệ những kẻ xung quanh. Nếu hôm trước tôi biểu ông khách đây đi, ngộ nhỡ lũ cướp kéo tới, tiểu nhân phải biết ăn nói với chúng ra sao? Bởi vậy, tiểu nhân mới giữ ông ta lại. Cũng chỉ vì lo sợ lũ cướp kia mà thôi.
Lưu đại nhân nghe xong, không vui, nói:
- Thịnh Công Phổ, đã thực là ngươi mang lòng gian trá, bất công. Ngươi chỉ lo tới sự an nguy của bản thân mình, bất kể kẻ khác sống chết ra sao. Ngươi giữ khách lại không cho đi để đợi lũ giặc cướp tới. Đúng là chỉ biết nghĩ lợi cho mình mà đối xử bất công với kẻ khác, uổng cho ngươi sống quá tuổi hoa niên.
Ông già vội vàng dập đầu, nói:
- Bẩm thanh thiên đại nhân. Tiểu nhân giữ ông khách đây lại không cho đi cũng bởi tiểu nhân có ý tốt cứu ông ta! Lão gia, vị khách quan đây thấy tiểu nhân giữ ông ta lại, không cho đi, bèn nói: "Ngươi giữ ta lại, chẳng qua chỉ vì muốn giữ tính mạng của mình, mang ta ra dâng cho lũ cướp có phải không?" Tiểu nhân nghe vậy, nói: "Nếu tôi có ý hại mạng ông, không nói cho ông biết, ông sao hiểu được chuyện này. Ông ở trong quán trọ của tôi, khi lũ cướp tới, chắc chắn cả tính mạng lẫn tiền bạc của ông đều mất sạch." Ông khách nói: "Thế tại sao còn không để ta đi?" Tiểu nhân nói: "Cho dù ông đi, bọn chúng đuổi theo, tính mạng của ông cũng khó giữ." Khách nói: "Theo ý ông thì phải làm sao?" Tiểu nhân nói: "Tôi có hai người em họ ở cách đây mười lăm dặm. Họ mang họ Dương, sống tại Dương gia trang. Người anh tên là Dương Văn Bính, người em tên là Dương Văn Phương, hai người này đều là võ cử nhân khóa trước, mình mẩy cao to, sức vóc hơn người, luyện được một thân võ nghệ, lại có đảm lượng, tính tình trượng nghĩa, chỉ ưa mềm mỏng, không sợ cứng rắn. Nay tôi viết tho ông một phong thư để ông mang tới nhà họ. Thiết nghĩ lũ giặc cướp nghe tên sẽ không dám làm gì, bảo đảm ông được bình an vô sự. Cho dù chúng dám tìm tới, hai người em họ của tôi cũng không sợ chúng nó." Ông khách đây nghe vậy, tỏ ý vui mừng, lập tức giục tôi viết thư cất vào trong ngực áo, lại nhảy lên lưng lừa, rời khỏi khách điếm. Bẩm đại nhân, trời vừa xẩm tối, lũ giặc cướp đã kéo tới. Tiểu nhân nhẩm đếm, thấy vừa tròn hai mươi tên. Chúng vào quán, hỏi tiểu nhân: "Người cưỡi lừa có vào nghỉ trong quán của người không? Ngươi có thấy người ấy không?" Tiểu nhân nói: "Khi nãy có một người cưỡi con lừa đen tới đây nghỉ một lúc rồi bỏ đi. Ông ta nói đi về phía nhà Võ cử nhân ở đằng trước kia." Lũ cướp nói: "Hắn chạy đâu cho thoát, chẳng nhẽ bọn ta không đuổi kịp hay sao?" Rồi lại kéo nhau bỏ đi.
Ông lão lại dập đầu lạy, nói:
- Bẩm thanh thiên đại lão gia. Bọn chúng bỏ đi, việc sau đó thế nào, lão gia hỏi vị khách đây sẽ rõ.
Lưu đại nhân nghe vậy, đưa mắt sang phía người khách buôn, nói:
- Còn ngươi thì sao? Hãy mau kể rõ ra! Vị khách thương dập đầu lạy, nói:
- Bẩm thanh thiên đại lão gia: Tiểu nhân nhà ở phủ Thái Nguyên, tổ tiên vốn người lương thiện, sống tại Bình Dương. Tiểu nhân quanh năm không ở nhà, chỉ lo lên kinh buôn bán tơ lụa. Tiểu nhân tên Vương Tự Thuận, năm nay bốn mươi chín tuổi. Hôm hai mươi ba tháng chín, tiểu nhân đến nghỉ trọ trong quán trọ cạnh Long Đàm. Chủ quán kể chuyện cho tiểu nhân nghe, tiểu nhân nghe xong, trong lòng kinh hãi. Chỉ e, ở lại cũng không giữ nổi mạng, bỏ đi lại sợ chúng đuổi theo. May có chủ quán họ Thịnh đây trượng nghĩa, đích thân viết cho một phong thư, bảo tiểu nhân tới nhà hai vị em họ của ông ta vốn là võ cử nhân đang sống tại Dương gia trang. Tiểu nhân không dám chậm trễ, vội lên lừa rồi khỏi quán trọ. Chưa đầy một canh giờ sau, tiểu nhân đã tới được nhà họ.
Gõ cửa, gia đinh đi vào thông báo, Dương võ cử ra đón tiếp tiểu nhân vào, lại sai gia nhân giúp khiêng hành lý, dắt lừa vào chuồng. Dương võ cử mời tiểu nhân vào thư phòng, phân ngôi chủ khách, ngồi xuống, gọi gia đinh dâng trà lên, hỏi tiểu nhận từ đâu tới. Tiểu nhân kể lại một lượt, sau đó đưa thư ra. Dương võ cử đọc thư xong, lập tức gọi gia đinh bày cơm lên, cả hai anh em họ cùng mời tiểu nhân ăn. Ăn uống xong xuôi, dọn mâm đi, bất giác trời sụp tối, đã tới lúc phải thắp đèn lên. Hôm ấy, tới khoảng canh một. Đại nhân ơi, kể ra thật khiến người ta sợ chết khiếp.
/144
|