Miên Nhi chỉ là nữ nhi thường tình. Nàng yêu mến nghĩa phụ, là toàn tâm toàn ý, moi hết tâm can dành cho người, không giữ lại chút gì.
Nàng chẳng để tâm danh phận nữ chủ của Thẩm phủ. Cái mà nàng để ý, chỉ là địa vị của mình trong lòng nghĩa phụ.
Nghe xong những lời này, Miên Nhi chợt hiểu ra, nghĩa phụ có thể dịu dàng chiều chuộng nàng, có thể thân thiết gần gũi với nàng, nhưng không hề muốn cưới nàng làm thê tử.
Đối với một thiếu nữ đã đang chìm đắm trong mật ngọt ái tình, điều này quả thật là đả kích không nhỏ.
Những ngày sau đó, Miên Nhi trở nên rất khác lạ.
Nàng không còn bám theo nghĩa phụ không rời nữa, cũng không thời thời khắc khắc tìm cách quyến rũ người nữa, đêm ngủ cũng quay mặt vào trong, nhất quyết không thèm ôm người.
Ngày thứ nhất, mất một cái đuôi suốt ngày bám dính lấy mình, Thẩm Bạch cảm thấy hơi là lạ, dường như mất mát gì đó trong lòng.
Ngày thứ hai, Thẩm Bạch phát hiện ra trà trên bàn mình không còn mùi vị như trước, bèn gọi thị nữ vào, hỏi:
"Trà hôm nay làm sao vậy?"
Thị nữ ấp úng đáp:
"Thưa lão gia, thường khi đều là tiểu thư tự tay pha trà, căn dặn chúng nô tỳ mang lên cho ngài dùng. Nhưng hôm nay, tiểu thư không có pha... Thế nên..."
Thẩm Bạch nhíu mày, khoát tay cho thị nữ lui, trong lòng lại trầm tư suy nghĩ.
Ngày thứ ba, Thẩm Bạch nhận ra trên chiếc trường bào mới của mình không còn thêu chữ "Miên" nho nhỏ ở góc áo nữa.
Miên Nhi là một bao giấm nhỏ, nàng luôn lo sợ những nữ tử khác có tình ý với nghĩa phụ, thế nên luôn giành may xiêm y và giày cho người. Trên mỗi góc áo và gót giày, nàng đều khéo léo thêu một chữ "Miên" nho nhỏ, bảo rằng dùng để đánh dấu chủ quyền, không cho nữ tử khác tơ tưởng tới. Thẩm Bạch dung túng nàng, cũng ngầm cho phép hành động này.
Bây giờ, nàng lại không thêu lên nữa, Thẩm Bạch biết rằng tiểu oan gia lại giận dỗi chuyện gì, khẽ thở dài một hơi, cất bước muốn đi tìm nàng dỗ dành.
Mấy hôm nay, Miên Nhi không bám theo nghĩa phụ nữa, thời gian rảnh rỗi đều dồn vào nghe hát đàn xướng.
Trong Thẩm phủ có một khoảng sân nhỏ gọi là Lê viên. Thẩm Bạch biết nàng mê nghe hát, mấy năm trước đã cho xây nơi này, dựng sẵn sân khấu cho nàng xem kịch.
Bấy giờ, nghe nói gánh hát trong thành vừa có được một ca lang tài hoa vô cùng, bèn cho mời tới biểu diễn.
Ca lang này tên là Lục Ngọc Cầm, tuổi vừa qua nhược quán, vốn là người giỏi ca hát, dung mạo lại muôn phần tuấn mỹ, không biết đã bắt mất hồn của bao tiểu thư phu nhân quyền quý trong thành.
Lúc Thẩm Bạch đến Lê viên tìm Miên Nhi, chỉ thấy tiểu cô nương đang ngồi chăm chú nhìn ngắm ca lang trẻ tuổi trên đài. Người liếc nhìn chàng ta, trông thấy người này mặt hoa da phấn, đẹp đẽ vô cùng, giọng lại như đàn reo chuông ngân, quả thật vô cùng cuốn hút với nữ tử. Bỗng dưng, Thẩm Bạch lại vô duyên vô cớ thấy buồn bực trong lòng.
Thẩm tiểu thư trông thấy nghĩa phụ, bèn cười khúc khích kéo tay người, nói:
"Lục công tử này hát hay lắm, nghĩa phụ cũng ngồi xuống nghe đi."
Thẩm Bạch vốn đã không vui, nhưng không nỡ khước từ nàng, bèn miễn cưỡng ngồi xuống.
Thường ngày, chỉ cần ngồi bên cạnh người, Miên Nhi sẽ luôn ôm lấy tay người, dật dựa vào người của nghĩa phụ không rời. Thế mà hôm nay, nàng chỉ chăm chăm nhìn người trên hí đài, chẳng màng gì tới Thẩm Bạch.
Thẩm lão gia càng nhìn càng giận, chỉ cảm thấy nam nhân trên hí đài kia giống như hồ ly tinh, không ngừng dụ dỗ Tiểu Miên Nhi của mình. Cuối cùng không kiềm nén được nữa, Thẩm Bạch bèn phất tay áo bỏ đi.
"Vi phụ có việc bận, Miên Nhi xem một mình đi."
Người chỉ bỏ lại một câu nói lạnh nhạt, sau đó đã quay lưng đi mất.
Miên Nhi đưa tay che miệng, ngăn không cho tiếng cười phát lên thành tiếng, lại còn nói với theo, hỏi:
"Nghĩa phụ, sao lại bỏ đi sớm vậy, khúc này hay lắm đó..."
Thẩm Bạch bước ra khỏi Lê viên, còn nghe văng vẳng tiếng ca xướng bên trong:
"Kinh mộng du viên hỉ tương phùng
Khúc bãi duy khủng thị mộng trung.
Chấp thủ liêu phiên trần niên sự
Ly biệt phúc thuyết nhị tam ngôn..."
Tiếng ca nghe buồn thương da diết. Thẩm Bạch bỗng dừng bước, đứng lại nghe một lúc, sau đó mới lại cất bước đi.
...
Tối đến, Miên Nhi lên giường trước, lại nằm quay mặt vào trong.
Thẩm Bạch treo ngoại bào lên bình phong xong, chậm rãi ngồi đó xuống giường. Người chạm nhẹ vào đầu vai nàng, khẽ hỏi:
"Giận vi phụ sao?"
Ba ngày rồi mới phát hiện. Miên Nhi rất không vui, lại giả vờ như đang ngủ say.
Thẩm Bạch khẽ thở dài, nằm xuống bên cạnh nàng, vươn tay ôm nàng vào lòng, bảo:
"Sau này đừng qua lại với những người trong gánh hát nữa, vi phụ không thích."
Miên Nhi quay lại nhìn người, hỏi:
"Tại sao?"
Thẩm Bạch hờ hững đáp:
"Xướng ca vô loài, xưa nay đều không phải người đứng đắn đàng hoàng."
Miên Nhi không đồng tình, cãi lại:
"Nghĩa phụ đừng nói người ta như vậy, họ đâu có làm gì xấu xa chứ!"
Thẩm Bạch không vui, nhíu mày nói:
"Miên Nhi vì một kép hát mà cãi lại vi phụ ư? Thật không biết phép tắc."
Miên Nhi quay mặt đi, hừ một tiếng, lẩm bẩm:
"Tại nghĩa phụ vô lý trước thôi."
Thẩm Bạch chỉ muốn dỗ nàng hết giận, nhưng lại chẳng quen dỗ nữ tử, cuối cùng lại còn làm cho không khí gượng gạo hơn.
Nhớ tới khi xưa hô mưa gọi gió trong triều đình, Thẩm tướng gia có từng bó chân bó tay như lúc này?
Thẩm Bạch nghĩ, tiểu oan gia này quả thật là kiếp số của mình.
Nhẹ xoay người nàng lại, Thẩm Bạch kề bên tai nàng, khẽ hỏi:
"Sao không gọi ta là Tử Khâm nữa?"
Miên Nhi phụng phịu đáp:
"Chẳng phải nghĩa phụ đã trách mắng rằng gọi như vậy là không biết lớn nhỏ hay sao? Miên Nhi nào dám gọi nữa."
Thẩm Bạch giận mà chẳng thể bắt bẻ được nàng, chỉ nhéo nhéo má nàng, khẽ nói:
"Từ bao giờ lá gan của Miên Nhi lại nhỏ như vậy, hả?
Miên Nhi đáp:
"Nghĩa phụ cứ mặc kệ Miên Nhi đi, dù sao không để nghĩa phụ bị người ta xầm xì muốn cưới nghĩa nữ làm thê tử là được."
Thẩm Bạch nghe tới đây, lập tức hiểu rõ nguyên do.
Người dở khóc dở cười, cúi xuống hôn nha đầu đang giận dỗi kia. Như là trừng phạt, nụ hôn này không dịu dàng chút nào. Đến khi người rời khỏi môi nàng, bờ môi ấy đã sưng đỏ lên.
Thẩm Bạch vuốt nhẹ vào mũi nàng, cười khẽ một tiếng, nói:
"Gọi ta là Tử Khâm."
Miên Nhi hừ lạnh, quay lưng đi, không thèm gọi.
Tiểu cô nương này, một khi đã giận lên, tính khí cũng không dễ dỗ tí nào.
Thẩm Bạch cười khổ, cũng không ép nàng, chỉ xoa đầu nàng, bảo:
"Mấy ngày tới trong phủ nhiều sự bề bộn, Miên Nhi cứ ngoan ngoãn ở trong khuê phòng, nghe thấy chuyện gì cũng phải tin vi phụ, đừng nghĩ ngợi nhiều, biết không?"
Miên Nhi không ừ không hử, người cũng không nói gì nữa, bèn ôm nàng nhắm mắt nghỉ ngơi.
....
Mấy ngày sau, Miên Nhi quả thật trông thấy trong phủ chăng đèn kết hoa, khắp nơi đều là màu đỏ rực rộn ràng.
Nàng thầm thấy lạ, không biết là ai thành thân. Thẩm Hoành, Thẩm Tuyên đều đã thành gia lập thất, hơn nữa đều đã ở kinh thành, chẳng lẽ... Chẳng lẽ là nghĩa phụ cưới thiếp?
Miên Nhi buồn bực giậm chân một cái, cắn cắn môi.
Chiều hôm đó, Tạ công tử bỗng nhiên cho người truyền tin, hẹn nàng ra Hàn Sơn tự gặp mặt. Sẵn lúc đang buồn bực, cũng muốn ra ngoài đi dạo cho khuây khỏa, nàng bèn đồng ý.
Tạ Dung vừa gặp nàng, đã lễ độ chắp tay chào, sau đó mới nói rõ sự tình:
"Gia phụ có nói với tiểu sinh về việc Yến vương có ý muốn xin cưới tiểu thư. Yến vương là người tàn bạo, lại đang có ý tạo phản, không phải người lương xứng. Trước mắt, Tạ gia ta vẫn còn chút thanh danh, Yến vương cũng phải nể mặt vài phần. Thẩm thúc thúc muốn gả tiểu thư sang Tạ gia. Tiểu thư có biết chuyện này hay chưa?"
Miên Nhi sững sờ, giỏ hương trên tay rơi xuống lúc nào cũng chẳng hay.
Nàng chẳng để tâm danh phận nữ chủ của Thẩm phủ. Cái mà nàng để ý, chỉ là địa vị của mình trong lòng nghĩa phụ.
Nghe xong những lời này, Miên Nhi chợt hiểu ra, nghĩa phụ có thể dịu dàng chiều chuộng nàng, có thể thân thiết gần gũi với nàng, nhưng không hề muốn cưới nàng làm thê tử.
Đối với một thiếu nữ đã đang chìm đắm trong mật ngọt ái tình, điều này quả thật là đả kích không nhỏ.
Những ngày sau đó, Miên Nhi trở nên rất khác lạ.
Nàng không còn bám theo nghĩa phụ không rời nữa, cũng không thời thời khắc khắc tìm cách quyến rũ người nữa, đêm ngủ cũng quay mặt vào trong, nhất quyết không thèm ôm người.
Ngày thứ nhất, mất một cái đuôi suốt ngày bám dính lấy mình, Thẩm Bạch cảm thấy hơi là lạ, dường như mất mát gì đó trong lòng.
Ngày thứ hai, Thẩm Bạch phát hiện ra trà trên bàn mình không còn mùi vị như trước, bèn gọi thị nữ vào, hỏi:
"Trà hôm nay làm sao vậy?"
Thị nữ ấp úng đáp:
"Thưa lão gia, thường khi đều là tiểu thư tự tay pha trà, căn dặn chúng nô tỳ mang lên cho ngài dùng. Nhưng hôm nay, tiểu thư không có pha... Thế nên..."
Thẩm Bạch nhíu mày, khoát tay cho thị nữ lui, trong lòng lại trầm tư suy nghĩ.
Ngày thứ ba, Thẩm Bạch nhận ra trên chiếc trường bào mới của mình không còn thêu chữ "Miên" nho nhỏ ở góc áo nữa.
Miên Nhi là một bao giấm nhỏ, nàng luôn lo sợ những nữ tử khác có tình ý với nghĩa phụ, thế nên luôn giành may xiêm y và giày cho người. Trên mỗi góc áo và gót giày, nàng đều khéo léo thêu một chữ "Miên" nho nhỏ, bảo rằng dùng để đánh dấu chủ quyền, không cho nữ tử khác tơ tưởng tới. Thẩm Bạch dung túng nàng, cũng ngầm cho phép hành động này.
Bây giờ, nàng lại không thêu lên nữa, Thẩm Bạch biết rằng tiểu oan gia lại giận dỗi chuyện gì, khẽ thở dài một hơi, cất bước muốn đi tìm nàng dỗ dành.
Mấy hôm nay, Miên Nhi không bám theo nghĩa phụ nữa, thời gian rảnh rỗi đều dồn vào nghe hát đàn xướng.
Trong Thẩm phủ có một khoảng sân nhỏ gọi là Lê viên. Thẩm Bạch biết nàng mê nghe hát, mấy năm trước đã cho xây nơi này, dựng sẵn sân khấu cho nàng xem kịch.
Bấy giờ, nghe nói gánh hát trong thành vừa có được một ca lang tài hoa vô cùng, bèn cho mời tới biểu diễn.
Ca lang này tên là Lục Ngọc Cầm, tuổi vừa qua nhược quán, vốn là người giỏi ca hát, dung mạo lại muôn phần tuấn mỹ, không biết đã bắt mất hồn của bao tiểu thư phu nhân quyền quý trong thành.
Lúc Thẩm Bạch đến Lê viên tìm Miên Nhi, chỉ thấy tiểu cô nương đang ngồi chăm chú nhìn ngắm ca lang trẻ tuổi trên đài. Người liếc nhìn chàng ta, trông thấy người này mặt hoa da phấn, đẹp đẽ vô cùng, giọng lại như đàn reo chuông ngân, quả thật vô cùng cuốn hút với nữ tử. Bỗng dưng, Thẩm Bạch lại vô duyên vô cớ thấy buồn bực trong lòng.
Thẩm tiểu thư trông thấy nghĩa phụ, bèn cười khúc khích kéo tay người, nói:
"Lục công tử này hát hay lắm, nghĩa phụ cũng ngồi xuống nghe đi."
Thẩm Bạch vốn đã không vui, nhưng không nỡ khước từ nàng, bèn miễn cưỡng ngồi xuống.
Thường ngày, chỉ cần ngồi bên cạnh người, Miên Nhi sẽ luôn ôm lấy tay người, dật dựa vào người của nghĩa phụ không rời. Thế mà hôm nay, nàng chỉ chăm chăm nhìn người trên hí đài, chẳng màng gì tới Thẩm Bạch.
Thẩm lão gia càng nhìn càng giận, chỉ cảm thấy nam nhân trên hí đài kia giống như hồ ly tinh, không ngừng dụ dỗ Tiểu Miên Nhi của mình. Cuối cùng không kiềm nén được nữa, Thẩm Bạch bèn phất tay áo bỏ đi.
"Vi phụ có việc bận, Miên Nhi xem một mình đi."
Người chỉ bỏ lại một câu nói lạnh nhạt, sau đó đã quay lưng đi mất.
Miên Nhi đưa tay che miệng, ngăn không cho tiếng cười phát lên thành tiếng, lại còn nói với theo, hỏi:
"Nghĩa phụ, sao lại bỏ đi sớm vậy, khúc này hay lắm đó..."
Thẩm Bạch bước ra khỏi Lê viên, còn nghe văng vẳng tiếng ca xướng bên trong:
"Kinh mộng du viên hỉ tương phùng
Khúc bãi duy khủng thị mộng trung.
Chấp thủ liêu phiên trần niên sự
Ly biệt phúc thuyết nhị tam ngôn..."
Tiếng ca nghe buồn thương da diết. Thẩm Bạch bỗng dừng bước, đứng lại nghe một lúc, sau đó mới lại cất bước đi.
...
Tối đến, Miên Nhi lên giường trước, lại nằm quay mặt vào trong.
Thẩm Bạch treo ngoại bào lên bình phong xong, chậm rãi ngồi đó xuống giường. Người chạm nhẹ vào đầu vai nàng, khẽ hỏi:
"Giận vi phụ sao?"
Ba ngày rồi mới phát hiện. Miên Nhi rất không vui, lại giả vờ như đang ngủ say.
Thẩm Bạch khẽ thở dài, nằm xuống bên cạnh nàng, vươn tay ôm nàng vào lòng, bảo:
"Sau này đừng qua lại với những người trong gánh hát nữa, vi phụ không thích."
Miên Nhi quay lại nhìn người, hỏi:
"Tại sao?"
Thẩm Bạch hờ hững đáp:
"Xướng ca vô loài, xưa nay đều không phải người đứng đắn đàng hoàng."
Miên Nhi không đồng tình, cãi lại:
"Nghĩa phụ đừng nói người ta như vậy, họ đâu có làm gì xấu xa chứ!"
Thẩm Bạch không vui, nhíu mày nói:
"Miên Nhi vì một kép hát mà cãi lại vi phụ ư? Thật không biết phép tắc."
Miên Nhi quay mặt đi, hừ một tiếng, lẩm bẩm:
"Tại nghĩa phụ vô lý trước thôi."
Thẩm Bạch chỉ muốn dỗ nàng hết giận, nhưng lại chẳng quen dỗ nữ tử, cuối cùng lại còn làm cho không khí gượng gạo hơn.
Nhớ tới khi xưa hô mưa gọi gió trong triều đình, Thẩm tướng gia có từng bó chân bó tay như lúc này?
Thẩm Bạch nghĩ, tiểu oan gia này quả thật là kiếp số của mình.
Nhẹ xoay người nàng lại, Thẩm Bạch kề bên tai nàng, khẽ hỏi:
"Sao không gọi ta là Tử Khâm nữa?"
Miên Nhi phụng phịu đáp:
"Chẳng phải nghĩa phụ đã trách mắng rằng gọi như vậy là không biết lớn nhỏ hay sao? Miên Nhi nào dám gọi nữa."
Thẩm Bạch giận mà chẳng thể bắt bẻ được nàng, chỉ nhéo nhéo má nàng, khẽ nói:
"Từ bao giờ lá gan của Miên Nhi lại nhỏ như vậy, hả?
Miên Nhi đáp:
"Nghĩa phụ cứ mặc kệ Miên Nhi đi, dù sao không để nghĩa phụ bị người ta xầm xì muốn cưới nghĩa nữ làm thê tử là được."
Thẩm Bạch nghe tới đây, lập tức hiểu rõ nguyên do.
Người dở khóc dở cười, cúi xuống hôn nha đầu đang giận dỗi kia. Như là trừng phạt, nụ hôn này không dịu dàng chút nào. Đến khi người rời khỏi môi nàng, bờ môi ấy đã sưng đỏ lên.
Thẩm Bạch vuốt nhẹ vào mũi nàng, cười khẽ một tiếng, nói:
"Gọi ta là Tử Khâm."
Miên Nhi hừ lạnh, quay lưng đi, không thèm gọi.
Tiểu cô nương này, một khi đã giận lên, tính khí cũng không dễ dỗ tí nào.
Thẩm Bạch cười khổ, cũng không ép nàng, chỉ xoa đầu nàng, bảo:
"Mấy ngày tới trong phủ nhiều sự bề bộn, Miên Nhi cứ ngoan ngoãn ở trong khuê phòng, nghe thấy chuyện gì cũng phải tin vi phụ, đừng nghĩ ngợi nhiều, biết không?"
Miên Nhi không ừ không hử, người cũng không nói gì nữa, bèn ôm nàng nhắm mắt nghỉ ngơi.
....
Mấy ngày sau, Miên Nhi quả thật trông thấy trong phủ chăng đèn kết hoa, khắp nơi đều là màu đỏ rực rộn ràng.
Nàng thầm thấy lạ, không biết là ai thành thân. Thẩm Hoành, Thẩm Tuyên đều đã thành gia lập thất, hơn nữa đều đã ở kinh thành, chẳng lẽ... Chẳng lẽ là nghĩa phụ cưới thiếp?
Miên Nhi buồn bực giậm chân một cái, cắn cắn môi.
Chiều hôm đó, Tạ công tử bỗng nhiên cho người truyền tin, hẹn nàng ra Hàn Sơn tự gặp mặt. Sẵn lúc đang buồn bực, cũng muốn ra ngoài đi dạo cho khuây khỏa, nàng bèn đồng ý.
Tạ Dung vừa gặp nàng, đã lễ độ chắp tay chào, sau đó mới nói rõ sự tình:
"Gia phụ có nói với tiểu sinh về việc Yến vương có ý muốn xin cưới tiểu thư. Yến vương là người tàn bạo, lại đang có ý tạo phản, không phải người lương xứng. Trước mắt, Tạ gia ta vẫn còn chút thanh danh, Yến vương cũng phải nể mặt vài phần. Thẩm thúc thúc muốn gả tiểu thư sang Tạ gia. Tiểu thư có biết chuyện này hay chưa?"
Miên Nhi sững sờ, giỏ hương trên tay rơi xuống lúc nào cũng chẳng hay.
/31
|