Thẩm Hề ngơ ngẩn đứng im.
Đây là lần đầu tiên Phó Đồng Văn thẳng thắn nói anh thích gì.
Đàm Khánh Hạng lau nước mưa trên mặt, cười nói:"Đùa cô đấy, cậu ta rất thích trêu chọc người khác. Nào, đi theo tôi."
Anh ta lội qua nước trước, Thẩm Hề cũng không dám chần chừ, hai người dò dẫm tới mấy con đường gần đấy, giúp đưa người bị thương tới nơi không bị ngập nước. Đến buổi trưa nước đã rút một ít, nhưng lại nhanh chóng dâng cao.
Căn hộ anh có thêm hai phụ nữ và năm trẻ em, Thẩm Hề kiểm tra cho mấy đứa bé, thấy không bị thương bèn đưa họ đến phòng khách nghỉ ngơi. Những người này bị kẹt cứng trong nước một ngày một đêm, bảy vía đều bay hết, bật khóc nức nở, càng không tìm thấy ba hồn của mình.
Có điều cũng dễ chăm sóc, chỉ cần một mình ông lão là đủ.
Nước ngập ở tầng một đã rút xuống, trên sàn nhà đọng lại bùn đất, giống như cát ở nước cạn, mùi bốc lên không dễ ngửi cho lắm.
Thẩm Hề và Đàm Khánh Hạng đều không kịp tắm táp, chỉ rửa sạch mặt mũi chân tay rồi ngồi xuống ăn mì.
"Đây là bánh Liên Dung của cửa hàng bánh điểm tâm Liên Hương (1)." Bà lão mở hộp ra, "Cậu ba nói, đưa cho mọi người cùng ăn."
(1) Là cửa hàng bánh nổi tiếng có lịch sử hơn trăm năm ở Quảng Châu. Bánh Liên Dung được làm từ hạt sen, đường, dầu.
Cô bỗng nhiên bừng tỉnh, anh đang ở trên tầng.
Bà lão dọn dẹp nhà bếp trước rồi đi lau sàn tiền sảnh, coi như thu dọn đâu vào đó.
Đàm Khánh Hạng vừa ăn vừa kể cho cô nghe về thanh mai trúc mã của Phó Đồng Văn. Trước khi đi, cô ấy muốn nên vợ nên chồng với anh, bèn lấy cớ muốn anh đến Pháp chữa bệnh để lừa anh đi. Nhưng con ngưòi Phó Đồng Văn không như vậy, giả sử cô gái ấy thật sự kiên quyết theo đuổi chí hướng, bỏ rơi anh thì anh vẫn có thể kết hôn với cô ấy. Mỗi người sống ở một quốc gia, mỗi ngưòi tự theo đuổi lý tưởng của mình, cũng xem như một giai thoại. Nhưng cô gái ấy làm vậy không những hạ thấp bản thân mà còn coi thường lý tưởng của Phó Đồng Văn.
Bởi vậy mới nói, về tâm hồn thì họ là người dưng.
Kể xong, Đàm Khánh Hạng lau mồ hôi trên trán, mỉm cười.
Anh ta nên sớm nghĩ tới, từ ngày Thẩm Hề cố chấp cứu người, đến đêm đó rồi lại đến hôm nay, cậu ba Phó sao có thể không đặt cô gái này ngay trước mắt mình, giữ trong tim mình?
Lấp đầy bụng xong, vì bà lão thúc giục nên cô đi tắm nước nóng.
Nước trên đường thật sự rất bẩn, mang theo hàng trăm thứ rác và bùn, nước trong bồn tắm được thay hai lần, cuối cùng cô mới cảm thấy sạch sẽ. Thẩm Hề không có quần áo thay, bà lão bèn lấy quần áo con gái mình để lại đưa cho cô, hàng nút áo nho nhỏ, từ cổ chạy qua ngực, đến bên sườn eo, cô cài vào, nhận ra rất thú vị. Giống như bộ áo và váy thời xưa, nhưng cũng không giống lắm.
"Con gái già lấy một Hoa kiều, phụ nữ Hoa kiều rất thích mặc kiểu này." Bà lão cười nói, áo hơi rộng, nhưng thoạt nhìn rất hợp với cô. Thẩm Hề rời khỏi phòng tắm, có phần ngượng nghịu nhìn khắp căn phòng.
Không có ai.
Đi đâu rồi ư?
Giày da của Thẩm Hề đã ngâm trong nước nên cô đi giày của con gái bà lão giúp việc, giày rộng gót nhỏ làm cô đứng không vững. Cô mở cửa, bước ra ngoài tìm người bông nhìn thấy Phó Đồng Văn đang bế một bé trai để thay quần cho bé. Anh ngồi trên cái ghế nhỏ, chân dài, lại mặc âu phục cắt may khéo léo, chất vải cứng làm anh không thoải mái co chân lại được.
Vì vậy câu ba chỉ có thể duỗi chân ra, ngưòi tựa vào bức tường đối diện với cửa, giày da gác lên khung cửa chỗ cô.
Anh nhìn thấy cô đi ra, cười hỏi bé trai:"Chị ấy giống như nữ anh hùng nhỉ?"
"Vâng." Đứa bé toét miệng cười.
Mặc xong quần, anh buộc dây quần của đứa bé lại rồi vỗ vào cái mông nhỏ:"Đi đi."
Bé trai ôm đầu anh, hôn một cái thật kêu lên trán, để chân trần lạch bạch chạy đi. Chưa được hai bước, hình như nghe thấy người trong phòng nói chuyện, bé bèn vòng về, đóng cửa lại.
Dường như lúc này trong mắt anh mới có cô, anh mỉm cười, nhìn cô từ trên xuống dưới.
Cô cúi đầu nhìn mình:" Nhìn hơi kỳ quặc."
Mái tóc dài của cô xõa tung, gương mặt trái xoan càng thêm trắng trẻo, đôi mắt như được nước gột rửa, tinh khôi trong sáng, cả người cũng thoải mái, khuôn mặt phúng phính hơi ửng đỏ. Cô vén tóc ra sau tai, nói lí nhí:"Em giúp anh bắt mạch nhé."
Phó Đồng Văn chống tay lên sàn nhà, mượn lực đứng dậy, đi tới kéo tay cô.
Anh kéo cô quay về phòng hai người, cũng không lên tiếng, dắt cô tới bên giường.
Bọn trẻ đói rồi, mở cửa kêu la ầm ĩ.
Chạy tới chạy lui, âm thanh chỉ cách mấy tấm cửa gỗ nghe vô cùng rõ ràng. Loáng thoáng có cô gái ngâm nga khúc ca:"Trăng sáng vằng vặc, rọi xuống sân nhà... Mưa trút ào ào, nước ngập đường sá..."
Hai người đều bậc cười, ca dao cũng có lúc hợp cảnh đến vậy.
Họ như đang đi trên con đường huyên náo, bốn phía xung quanh đều là người với người. Bao nhiêu đôi mắt đang nhìn chằm chằm vào họ.
"Hôm qua hát đến đoạn nào rồi? Còn nhớ không?" Anh hỏi.
"Em như con chim nhạn bi thương trên bầu trời rộng lớn, em như con rồng lang thang trên bãi biển." Hai cây này cô vẫn có ấn tượng sâu sắc.
"Biết câu tiếp theo không?"
Thẩm Hề không rành kịch lắm, lắc đầu.
"Lên giường đã." Anh nói xong liền đi bật máy thu âm, "Anh bật cho em nghe."
Lại lên giường... người ta nói thú vui của những thiếu gia kinh thành là nằm trên giường hút điếu thuốc, cả ngày không chạm chân xuống đất. Từ trên tàu đến nơi này, xem như Phó Đồng Văn đã cho cô cơ hội mở rộng tầm mắt.
Phó Đồng Văn thấy cô không nhúc nhích, bèn mỉm cười:"Không mệt chứ?"
Một tiếng "soạt" nhẹ nhàng vang lên, rèm cửa được anh kéo vào hơn nửa, che khuất ánh sáng trên giường.
Anh đi tới, cúi người giúp cô cởi giày. Bàn tay ấm áp bỗng nhiên tới gần, Thẩm Hề rụt chân lại, tim đập thình thịch.
Anh nghiêng người, cũng lên giường. Chất vải quần dài sượt qua lưng cô, làm ngón chân cô tê rần, co lại, trong vô thức ngắn ngủi, một suy nghĩ hiện lên trong đầu, cô lấy một cái gối khác...
Chiếc đĩa than chầm chầm chuyển động, giọng người bên trong bắt đầu ầm hát ỉ ôi:"Em như con cá đã mắc câu, em như con thuyền mất lái lênh đênh trên sóng..."
"Đã nghe bao giờ chưa?" Anh thầm thì hỏi, "Anh ba... như con cá đã mắc câu. Đúng không, Ương Ương?"
Cô cảm thấy gáy mình cứng đơ, hóa ra đã chạm phải cách tường, chỉ đành giương mắt nhìn anh tới gần. Xúc cảm nóng hổi chạm lên môi cô. Anh không gấp gáp, không vồn vã thưởng thức cánh môi cô mà chỉ dịu dàng đặt một nụ hôn lên đó. Nụ hôn ướt át ấy như đẩy cô vào biển sâu, không trọng lượng, không sức lực mà chìm xuống...
Không có oxy, trước mắt đều là nước.
"Bọn trẻ, bên ngoài..." Cô đẩy anh ra.
"Anh ba có chừng mực." Anh cười, bàn tay cởi cúc trên cổ áo sơ mi của mình.
Ga trải giường vướng víu quấn lấy người cô, chân cô, như mặc thêm một lớp áo. Anh hôn cô như đang ăn trái vải, bóc vỏ, hút nước rồi ăn trọn thịt quả trắng trong. Sao người đàn ông này lại có nhiều cách hôn đến vậy?
Quảng Châu tháng Bảy, quấn thêm một lớp vải rất dễ ra mồ hôi.
Lưng anh nhanh chóng ướt đẫm, mô hôi thấm qua áo sơ mi, nóng hổi.
Anh nói:"Cứ như thế này với anh thôi, đừng bằng lòng với người khác nữa."
Anh nói tiếp:"Bằng lòng với người khác, sẽ không tốt bằng anh đâu."
Anh lại cười:"Em nói gì với anh ba đi chứ."
Cô gái trẻ trong sáng không chịu nổi trêu ghẹo, mặt thoắt cái đỏ bừng, cho đến khi được anh ôm trọn vào lòng, lăn trên giường, người như không còn là của mình của nữa rồi.
Người trong lòng đã gột rửa hết lớp trang điểm, chỉ còn lại gương mặt mộc.
Dù mưa gió không thành, nhưng da kề da, môi kề môi, tình trong như đã mặt ngoài còn e, trăm lần vỗ về, ngàn nỗi yêu thương.
Cuối cùng khi tỉnh táo lại, mồ hôi đã được anh lau khô.
Anh xuống giường, đi lấy cho cô cốc nước nóng để cô uống cho đỡ khô họng. Cô uống xong, anh lại cúi đầu thưởng thức cánh môi cô, như quả hạnh ngọt ngào mọng nước. Môi lưỡi hai người quấn quýt, cuối cùng anh dụ dỗ cô đáp lại mình.
Chiếc đĩa từ lặp đi lặp lại, cứ bảy, tám phút thì chuyển sang bài mới, nghe đến cuối, không còn âm thanh nào.
"Thơm quá..." Đến giờ cô mới ngửi thấy, chắc không phải mình bị đê mê bởi mùi hương ấy chứ?
"Tìm được ở dười tầng, mang một ít lên thử." Anh thấp giọng nói, nghịch cúc áo trên cổ cô, trán kề sát trán cô, nhìn thẳng vào mắt cô. Thẩm Hề lúng túng, muốn nhắm mắt, nhưng lại nghĩ anh có chuyện muốn nói.
Trên quần áo cô đang mặc có hoa văn chìm, bồng bềnh trong căn phòng mờ tối, cô hơi cử động người, hoa văn trên ấy lại biến thành hình khác. Anh ngắm một lát rồi lên tiếng:"Có vài câu, anh nói, em nghe."
"Vâng."
"Trước đây người nhà em làm cách mạng, tuy triều Thanh đã suy tàn, nhưng phái Bắc Dương và Đảng Cách mạng luôn không đội trời chung. Thẩm gia vẫn còn kẻ thù, vì vậy trừ anh và Khánh Hạng, em tuyệt đối không được nói cho người thứ ba về thân thế của mình."
Thẩm Hề đáp:"Vâng." Điều này cô hiểu, ở New York cô vẫn luôn kín miệng.
"Ở bên ngoài, người muốn lấy mạng anh rất nhiều, em phải giấu kín truyện của chúng ta." Anh nói, "Anh ba không muốn làm bùa đòi mạng của em."
Ngày ấy Trân Lận Quan phỉ nhổ Phó Đồng Văn, cô vẫn còn nhớ, người đàn ông hát kịch trên tàu đó, cô cũng vẫn nhớ, câu này không phải anh dọa cô. Thẩm Hề gật đầu.
Thấy anh không nói gì thêm, cô hoảng hốt:"Còn gì nữa không ạ?"
Ngón tay anh đè lên mí mắt cô:"Nghỉ ngơi một lát đi, anh gọi xe kéo, trước khi trời tối phải đi rồi."
Thẩm Hề ốm gối, tựa vào anh, nhắm mắt lại.
Trước khi trời tối, nước đã rút xuống khá nhiều.
Phó Đồng Văn để lại tiền cho đôi vợ chồng già, để họ đưa cho mấy người phụ nữ và trẻ em không quen biết trong phòng kia. Thẩm Hề sắp phải đi, nhưng vẫn túm hai bên ga giường, muốn vuốt phẳng lại, cô luôn cảm thấy những nếp nhăn trên ấy rất "khả nghi". Sự xấu hổ lúng túng của cô lọt vào mắt Phó Đồng Văn lại vô cùng đáng yêu, khi Thẩm Hề sắp ra ngoài, anh còn vứt quần áo cô thay lên giường.
Lại lộn xộn, lại quay về tình trạng ban đầu.
Đến bến cảng, trời đã tối mịt.
Mặt trăng nằm trong mây mù, rất nhỏ, ánh sáng cũng ảm đạm. Những ống khói trên tàu nhả từng luồng khói đen sì, trong con mắt của cô, ánh trăng như bị nuốt chửng, khác hẳn khung cảnh cô từng thấy hồi bé.
Người xưa sai rồi. Trăng sáng, chỉ có ở cố hương trong lòng và trong mộng.
Quản gia mừng rỡ khi thấy ba người quay về trước lúc tàu nhổ neo, nói bằng tiếng Anh rằng, họ còn lo lắng nếu hàng khách không về kịp thì không biết phải gửi hành lý đến đâu. Phó Đồng Văn không để lại địa chỉ ở Quảng Châu.
Phó Đồng Văn bị kẹt lại trong căn hộ ở Quảng Châu, mà đôi vợ chồng già không có thói quen đọc báo, nên anh không đọc được báo chí trong nước. Lên tàu, anh tắm rửa qua loa, hỏi quản gia mấy tờ báo, đến boong tàu riêng đọc.
Lâu ngày không đọc tiếng Trung, anh không bỏ sót chữ nào.
Trong báo, người trí thức mắng Viên Thế Khải giả nhân giả nghĩa, lòng muông dạ thú cử hành tế trời (1), cùng Nhật Bản kí kết "Hai mươi mốt điều" nhục nước mất quyền (2)... Hai mươi mốt điều này đều được công bố trên báo, từng dòng đập thẳng vào mắt, từng chữ đâm thẳng vào tim, Phó Đồng Văn đọc mà tim đập thình thịch, l0ng ngục quặn đau khó thở.
(1) Năm 1913, Viên Thế Khải chủ trì lễ tế trời tại Thiên Đàn, là lễ tế trời cuối cùng trong lịch sử nhà Thanh.
(2) Tháng 8 năm 1914, Chiến tranh TG I bùng nổ, Nhật Bản lấy cớ tuyên chiến với Đức để đưa quân đổ bộ lên Sơn Đông, chiếm vùng Giao Châu Loan và nắm lấy đường sắt Giao Tế. Lúc này Viên Thế Khải đang muốn khôi phục lại đế chế nên mong được Nhật Bản giúp đỡ. Vì vậy, tháng 1/1915, Nhật Bản đề ra hai mươi mốt yêu sách với Viên Thế Khải và chính phủ của ông, coi đó là điều kiệnđể thừa nhận Viên Thế Khải lên ngôi hoàng đế.
Trong quán trà ở Thập Tam Hàng anh đã nghe loáng thoáng được vài câu, nhưng chưa kịp tìm hiểu sâu, lũ đã ập đến cản bước chân. Bây giờ từng dòng từng cột hiện ra chi tiết, vượt quá sức tưởng tượng của anh.
Nhưng nực cười là, anh còn nói lý nói lẽ với thành viên hội đồng quản trị của công ty DuPont ở trên tàu.
Thẩm Hề thấy sắc mặt anh xấu đi, thấy anh khó chịu cau máy lại nhưng không dám đi tới giật tờ báo trong tay anh, đành phải nhìn Đàm Khánh Hạng xin giúp đỡ.
"Được rồi, bão lũ cậu còn vượt qua được, đừng vì mấy tờ báo mà mất phong độ như thế." Đàm Khánh Hạng khuyên nhủ.
Ánh mắt Phó Đồng Văn nặng nề, anh cười trào phúng, im lặng không nói gì.
Nhưng khói mù mà tờ báo mang tới vẫn bao phủ dày đặc giữa họ cho đến ngày cuối cùng của hành trình.
Trên boong tàu, Thẩm Hề đã thu dọn gọn gàng vali của mình, chuẩn bị xuống tàu cũng những hàng khách khác. Phó Đồng Văn quần áo thẳng thớm đứng bên cạnh cô, dưới chân anh là ba chiếc vali, một to hai nhỏ. Lát nữa, người trên tàu sẽ giúp họ chuyển xuống dưới.
Để che giấu tai mắt người khác, họ sẽ chia ra để xuống tàu, mỗi người một ngả.
Phó Đồng Văn vân vê điếu thuốc trong tay, anh đã đưa địa chỉ, chìa khóa căn nhà ở Thượng Hải và cả bức thư mình viết cho cô:"Ba tháng nữa, anh sẽ sắp xếp người tới đón em."
Rời xa Tổ quốc lâu như vậy, lúc đi và lúc về khác biệt trời vực, anh không thể mạo hiểm để cô bên cạnh mình. Năm đó anh cố gắng cứu cô, không phải để cô bây giờ trải qua nguy hiểm vì anh, anh muốn cô có cuộc sống mới của riêng mình.
Sợi thuốc lá mảnh dẻ màu nâu rơi xuống boong tàu, đậu trên giày da của anh và cô.
Thẩm Hề đáp vâng, cổ họng như bị thứ gì đó chặn lại, không biết phải nói gì.
Phó Đồng Văn nhìn thời gian trên đồng hồ quả quýt rồi lại nhìn cô.
Từng giây từng phút trôi qua, thời khắc chia tay đang ở phía trước.
Đồng hồ là đồ vật phân biệt thời gian tỉ mỉ, để bạn cảm nhận rõ ràng từng giây đang trôi qua trước mắt.
Gần nhau đến thế, đầu gối hai người kề sát bên nhau, nhưng không làm gì cả, Phó Đồng Văn nhét điếu thuốc lá đã nát bấy vào túi quần. "Giả như anh ba chết, sẽ có cách để em biết." Anh nói.
Đây là câu nói cuối cùng của anh trong ngày hôm ấy.
Dòng người đông đúc, Thẩm Hề chật vật xách vali, mang theo sách, quần áo và dụng cụ phẫu thuật cá nhân từ nước Mỹ về, chen chúc trong đám hàng khách để xuống tàu. Cô giống như một du học sinh bình thường từ nước ngoài trở vê, mặc bộ váy liền thân thịnh hành và đi giày cao gót, hòa mình vào biển người.
Mỗi bước đi trái tim lại se thắt, cô muốn ngoái đầu nhìn nhưng chưa kịp thì đã bị người phía sau đẩy xuống tàu.
Đây là lần đầu tiên Phó Đồng Văn thẳng thắn nói anh thích gì.
Đàm Khánh Hạng lau nước mưa trên mặt, cười nói:"Đùa cô đấy, cậu ta rất thích trêu chọc người khác. Nào, đi theo tôi."
Anh ta lội qua nước trước, Thẩm Hề cũng không dám chần chừ, hai người dò dẫm tới mấy con đường gần đấy, giúp đưa người bị thương tới nơi không bị ngập nước. Đến buổi trưa nước đã rút một ít, nhưng lại nhanh chóng dâng cao.
Căn hộ anh có thêm hai phụ nữ và năm trẻ em, Thẩm Hề kiểm tra cho mấy đứa bé, thấy không bị thương bèn đưa họ đến phòng khách nghỉ ngơi. Những người này bị kẹt cứng trong nước một ngày một đêm, bảy vía đều bay hết, bật khóc nức nở, càng không tìm thấy ba hồn của mình.
Có điều cũng dễ chăm sóc, chỉ cần một mình ông lão là đủ.
Nước ngập ở tầng một đã rút xuống, trên sàn nhà đọng lại bùn đất, giống như cát ở nước cạn, mùi bốc lên không dễ ngửi cho lắm.
Thẩm Hề và Đàm Khánh Hạng đều không kịp tắm táp, chỉ rửa sạch mặt mũi chân tay rồi ngồi xuống ăn mì.
"Đây là bánh Liên Dung của cửa hàng bánh điểm tâm Liên Hương (1)." Bà lão mở hộp ra, "Cậu ba nói, đưa cho mọi người cùng ăn."
(1) Là cửa hàng bánh nổi tiếng có lịch sử hơn trăm năm ở Quảng Châu. Bánh Liên Dung được làm từ hạt sen, đường, dầu.
Cô bỗng nhiên bừng tỉnh, anh đang ở trên tầng.
Bà lão dọn dẹp nhà bếp trước rồi đi lau sàn tiền sảnh, coi như thu dọn đâu vào đó.
Đàm Khánh Hạng vừa ăn vừa kể cho cô nghe về thanh mai trúc mã của Phó Đồng Văn. Trước khi đi, cô ấy muốn nên vợ nên chồng với anh, bèn lấy cớ muốn anh đến Pháp chữa bệnh để lừa anh đi. Nhưng con ngưòi Phó Đồng Văn không như vậy, giả sử cô gái ấy thật sự kiên quyết theo đuổi chí hướng, bỏ rơi anh thì anh vẫn có thể kết hôn với cô ấy. Mỗi người sống ở một quốc gia, mỗi ngưòi tự theo đuổi lý tưởng của mình, cũng xem như một giai thoại. Nhưng cô gái ấy làm vậy không những hạ thấp bản thân mà còn coi thường lý tưởng của Phó Đồng Văn.
Bởi vậy mới nói, về tâm hồn thì họ là người dưng.
Kể xong, Đàm Khánh Hạng lau mồ hôi trên trán, mỉm cười.
Anh ta nên sớm nghĩ tới, từ ngày Thẩm Hề cố chấp cứu người, đến đêm đó rồi lại đến hôm nay, cậu ba Phó sao có thể không đặt cô gái này ngay trước mắt mình, giữ trong tim mình?
Lấp đầy bụng xong, vì bà lão thúc giục nên cô đi tắm nước nóng.
Nước trên đường thật sự rất bẩn, mang theo hàng trăm thứ rác và bùn, nước trong bồn tắm được thay hai lần, cuối cùng cô mới cảm thấy sạch sẽ. Thẩm Hề không có quần áo thay, bà lão bèn lấy quần áo con gái mình để lại đưa cho cô, hàng nút áo nho nhỏ, từ cổ chạy qua ngực, đến bên sườn eo, cô cài vào, nhận ra rất thú vị. Giống như bộ áo và váy thời xưa, nhưng cũng không giống lắm.
"Con gái già lấy một Hoa kiều, phụ nữ Hoa kiều rất thích mặc kiểu này." Bà lão cười nói, áo hơi rộng, nhưng thoạt nhìn rất hợp với cô. Thẩm Hề rời khỏi phòng tắm, có phần ngượng nghịu nhìn khắp căn phòng.
Không có ai.
Đi đâu rồi ư?
Giày da của Thẩm Hề đã ngâm trong nước nên cô đi giày của con gái bà lão giúp việc, giày rộng gót nhỏ làm cô đứng không vững. Cô mở cửa, bước ra ngoài tìm người bông nhìn thấy Phó Đồng Văn đang bế một bé trai để thay quần cho bé. Anh ngồi trên cái ghế nhỏ, chân dài, lại mặc âu phục cắt may khéo léo, chất vải cứng làm anh không thoải mái co chân lại được.
Vì vậy câu ba chỉ có thể duỗi chân ra, ngưòi tựa vào bức tường đối diện với cửa, giày da gác lên khung cửa chỗ cô.
Anh nhìn thấy cô đi ra, cười hỏi bé trai:"Chị ấy giống như nữ anh hùng nhỉ?"
"Vâng." Đứa bé toét miệng cười.
Mặc xong quần, anh buộc dây quần của đứa bé lại rồi vỗ vào cái mông nhỏ:"Đi đi."
Bé trai ôm đầu anh, hôn một cái thật kêu lên trán, để chân trần lạch bạch chạy đi. Chưa được hai bước, hình như nghe thấy người trong phòng nói chuyện, bé bèn vòng về, đóng cửa lại.
Dường như lúc này trong mắt anh mới có cô, anh mỉm cười, nhìn cô từ trên xuống dưới.
Cô cúi đầu nhìn mình:" Nhìn hơi kỳ quặc."
Mái tóc dài của cô xõa tung, gương mặt trái xoan càng thêm trắng trẻo, đôi mắt như được nước gột rửa, tinh khôi trong sáng, cả người cũng thoải mái, khuôn mặt phúng phính hơi ửng đỏ. Cô vén tóc ra sau tai, nói lí nhí:"Em giúp anh bắt mạch nhé."
Phó Đồng Văn chống tay lên sàn nhà, mượn lực đứng dậy, đi tới kéo tay cô.
Anh kéo cô quay về phòng hai người, cũng không lên tiếng, dắt cô tới bên giường.
Bọn trẻ đói rồi, mở cửa kêu la ầm ĩ.
Chạy tới chạy lui, âm thanh chỉ cách mấy tấm cửa gỗ nghe vô cùng rõ ràng. Loáng thoáng có cô gái ngâm nga khúc ca:"Trăng sáng vằng vặc, rọi xuống sân nhà... Mưa trút ào ào, nước ngập đường sá..."
Hai người đều bậc cười, ca dao cũng có lúc hợp cảnh đến vậy.
Họ như đang đi trên con đường huyên náo, bốn phía xung quanh đều là người với người. Bao nhiêu đôi mắt đang nhìn chằm chằm vào họ.
"Hôm qua hát đến đoạn nào rồi? Còn nhớ không?" Anh hỏi.
"Em như con chim nhạn bi thương trên bầu trời rộng lớn, em như con rồng lang thang trên bãi biển." Hai cây này cô vẫn có ấn tượng sâu sắc.
"Biết câu tiếp theo không?"
Thẩm Hề không rành kịch lắm, lắc đầu.
"Lên giường đã." Anh nói xong liền đi bật máy thu âm, "Anh bật cho em nghe."
Lại lên giường... người ta nói thú vui của những thiếu gia kinh thành là nằm trên giường hút điếu thuốc, cả ngày không chạm chân xuống đất. Từ trên tàu đến nơi này, xem như Phó Đồng Văn đã cho cô cơ hội mở rộng tầm mắt.
Phó Đồng Văn thấy cô không nhúc nhích, bèn mỉm cười:"Không mệt chứ?"
Một tiếng "soạt" nhẹ nhàng vang lên, rèm cửa được anh kéo vào hơn nửa, che khuất ánh sáng trên giường.
Anh đi tới, cúi người giúp cô cởi giày. Bàn tay ấm áp bỗng nhiên tới gần, Thẩm Hề rụt chân lại, tim đập thình thịch.
Anh nghiêng người, cũng lên giường. Chất vải quần dài sượt qua lưng cô, làm ngón chân cô tê rần, co lại, trong vô thức ngắn ngủi, một suy nghĩ hiện lên trong đầu, cô lấy một cái gối khác...
Chiếc đĩa than chầm chầm chuyển động, giọng người bên trong bắt đầu ầm hát ỉ ôi:"Em như con cá đã mắc câu, em như con thuyền mất lái lênh đênh trên sóng..."
"Đã nghe bao giờ chưa?" Anh thầm thì hỏi, "Anh ba... như con cá đã mắc câu. Đúng không, Ương Ương?"
Cô cảm thấy gáy mình cứng đơ, hóa ra đã chạm phải cách tường, chỉ đành giương mắt nhìn anh tới gần. Xúc cảm nóng hổi chạm lên môi cô. Anh không gấp gáp, không vồn vã thưởng thức cánh môi cô mà chỉ dịu dàng đặt một nụ hôn lên đó. Nụ hôn ướt át ấy như đẩy cô vào biển sâu, không trọng lượng, không sức lực mà chìm xuống...
Không có oxy, trước mắt đều là nước.
"Bọn trẻ, bên ngoài..." Cô đẩy anh ra.
"Anh ba có chừng mực." Anh cười, bàn tay cởi cúc trên cổ áo sơ mi của mình.
Ga trải giường vướng víu quấn lấy người cô, chân cô, như mặc thêm một lớp áo. Anh hôn cô như đang ăn trái vải, bóc vỏ, hút nước rồi ăn trọn thịt quả trắng trong. Sao người đàn ông này lại có nhiều cách hôn đến vậy?
Quảng Châu tháng Bảy, quấn thêm một lớp vải rất dễ ra mồ hôi.
Lưng anh nhanh chóng ướt đẫm, mô hôi thấm qua áo sơ mi, nóng hổi.
Anh nói:"Cứ như thế này với anh thôi, đừng bằng lòng với người khác nữa."
Anh nói tiếp:"Bằng lòng với người khác, sẽ không tốt bằng anh đâu."
Anh lại cười:"Em nói gì với anh ba đi chứ."
Cô gái trẻ trong sáng không chịu nổi trêu ghẹo, mặt thoắt cái đỏ bừng, cho đến khi được anh ôm trọn vào lòng, lăn trên giường, người như không còn là của mình của nữa rồi.
Người trong lòng đã gột rửa hết lớp trang điểm, chỉ còn lại gương mặt mộc.
Dù mưa gió không thành, nhưng da kề da, môi kề môi, tình trong như đã mặt ngoài còn e, trăm lần vỗ về, ngàn nỗi yêu thương.
Cuối cùng khi tỉnh táo lại, mồ hôi đã được anh lau khô.
Anh xuống giường, đi lấy cho cô cốc nước nóng để cô uống cho đỡ khô họng. Cô uống xong, anh lại cúi đầu thưởng thức cánh môi cô, như quả hạnh ngọt ngào mọng nước. Môi lưỡi hai người quấn quýt, cuối cùng anh dụ dỗ cô đáp lại mình.
Chiếc đĩa từ lặp đi lặp lại, cứ bảy, tám phút thì chuyển sang bài mới, nghe đến cuối, không còn âm thanh nào.
"Thơm quá..." Đến giờ cô mới ngửi thấy, chắc không phải mình bị đê mê bởi mùi hương ấy chứ?
"Tìm được ở dười tầng, mang một ít lên thử." Anh thấp giọng nói, nghịch cúc áo trên cổ cô, trán kề sát trán cô, nhìn thẳng vào mắt cô. Thẩm Hề lúng túng, muốn nhắm mắt, nhưng lại nghĩ anh có chuyện muốn nói.
Trên quần áo cô đang mặc có hoa văn chìm, bồng bềnh trong căn phòng mờ tối, cô hơi cử động người, hoa văn trên ấy lại biến thành hình khác. Anh ngắm một lát rồi lên tiếng:"Có vài câu, anh nói, em nghe."
"Vâng."
"Trước đây người nhà em làm cách mạng, tuy triều Thanh đã suy tàn, nhưng phái Bắc Dương và Đảng Cách mạng luôn không đội trời chung. Thẩm gia vẫn còn kẻ thù, vì vậy trừ anh và Khánh Hạng, em tuyệt đối không được nói cho người thứ ba về thân thế của mình."
Thẩm Hề đáp:"Vâng." Điều này cô hiểu, ở New York cô vẫn luôn kín miệng.
"Ở bên ngoài, người muốn lấy mạng anh rất nhiều, em phải giấu kín truyện của chúng ta." Anh nói, "Anh ba không muốn làm bùa đòi mạng của em."
Ngày ấy Trân Lận Quan phỉ nhổ Phó Đồng Văn, cô vẫn còn nhớ, người đàn ông hát kịch trên tàu đó, cô cũng vẫn nhớ, câu này không phải anh dọa cô. Thẩm Hề gật đầu.
Thấy anh không nói gì thêm, cô hoảng hốt:"Còn gì nữa không ạ?"
Ngón tay anh đè lên mí mắt cô:"Nghỉ ngơi một lát đi, anh gọi xe kéo, trước khi trời tối phải đi rồi."
Thẩm Hề ốm gối, tựa vào anh, nhắm mắt lại.
Trước khi trời tối, nước đã rút xuống khá nhiều.
Phó Đồng Văn để lại tiền cho đôi vợ chồng già, để họ đưa cho mấy người phụ nữ và trẻ em không quen biết trong phòng kia. Thẩm Hề sắp phải đi, nhưng vẫn túm hai bên ga giường, muốn vuốt phẳng lại, cô luôn cảm thấy những nếp nhăn trên ấy rất "khả nghi". Sự xấu hổ lúng túng của cô lọt vào mắt Phó Đồng Văn lại vô cùng đáng yêu, khi Thẩm Hề sắp ra ngoài, anh còn vứt quần áo cô thay lên giường.
Lại lộn xộn, lại quay về tình trạng ban đầu.
Đến bến cảng, trời đã tối mịt.
Mặt trăng nằm trong mây mù, rất nhỏ, ánh sáng cũng ảm đạm. Những ống khói trên tàu nhả từng luồng khói đen sì, trong con mắt của cô, ánh trăng như bị nuốt chửng, khác hẳn khung cảnh cô từng thấy hồi bé.
Người xưa sai rồi. Trăng sáng, chỉ có ở cố hương trong lòng và trong mộng.
Quản gia mừng rỡ khi thấy ba người quay về trước lúc tàu nhổ neo, nói bằng tiếng Anh rằng, họ còn lo lắng nếu hàng khách không về kịp thì không biết phải gửi hành lý đến đâu. Phó Đồng Văn không để lại địa chỉ ở Quảng Châu.
Phó Đồng Văn bị kẹt lại trong căn hộ ở Quảng Châu, mà đôi vợ chồng già không có thói quen đọc báo, nên anh không đọc được báo chí trong nước. Lên tàu, anh tắm rửa qua loa, hỏi quản gia mấy tờ báo, đến boong tàu riêng đọc.
Lâu ngày không đọc tiếng Trung, anh không bỏ sót chữ nào.
Trong báo, người trí thức mắng Viên Thế Khải giả nhân giả nghĩa, lòng muông dạ thú cử hành tế trời (1), cùng Nhật Bản kí kết "Hai mươi mốt điều" nhục nước mất quyền (2)... Hai mươi mốt điều này đều được công bố trên báo, từng dòng đập thẳng vào mắt, từng chữ đâm thẳng vào tim, Phó Đồng Văn đọc mà tim đập thình thịch, l0ng ngục quặn đau khó thở.
(1) Năm 1913, Viên Thế Khải chủ trì lễ tế trời tại Thiên Đàn, là lễ tế trời cuối cùng trong lịch sử nhà Thanh.
(2) Tháng 8 năm 1914, Chiến tranh TG I bùng nổ, Nhật Bản lấy cớ tuyên chiến với Đức để đưa quân đổ bộ lên Sơn Đông, chiếm vùng Giao Châu Loan và nắm lấy đường sắt Giao Tế. Lúc này Viên Thế Khải đang muốn khôi phục lại đế chế nên mong được Nhật Bản giúp đỡ. Vì vậy, tháng 1/1915, Nhật Bản đề ra hai mươi mốt yêu sách với Viên Thế Khải và chính phủ của ông, coi đó là điều kiệnđể thừa nhận Viên Thế Khải lên ngôi hoàng đế.
Trong quán trà ở Thập Tam Hàng anh đã nghe loáng thoáng được vài câu, nhưng chưa kịp tìm hiểu sâu, lũ đã ập đến cản bước chân. Bây giờ từng dòng từng cột hiện ra chi tiết, vượt quá sức tưởng tượng của anh.
Nhưng nực cười là, anh còn nói lý nói lẽ với thành viên hội đồng quản trị của công ty DuPont ở trên tàu.
Thẩm Hề thấy sắc mặt anh xấu đi, thấy anh khó chịu cau máy lại nhưng không dám đi tới giật tờ báo trong tay anh, đành phải nhìn Đàm Khánh Hạng xin giúp đỡ.
"Được rồi, bão lũ cậu còn vượt qua được, đừng vì mấy tờ báo mà mất phong độ như thế." Đàm Khánh Hạng khuyên nhủ.
Ánh mắt Phó Đồng Văn nặng nề, anh cười trào phúng, im lặng không nói gì.
Nhưng khói mù mà tờ báo mang tới vẫn bao phủ dày đặc giữa họ cho đến ngày cuối cùng của hành trình.
Trên boong tàu, Thẩm Hề đã thu dọn gọn gàng vali của mình, chuẩn bị xuống tàu cũng những hàng khách khác. Phó Đồng Văn quần áo thẳng thớm đứng bên cạnh cô, dưới chân anh là ba chiếc vali, một to hai nhỏ. Lát nữa, người trên tàu sẽ giúp họ chuyển xuống dưới.
Để che giấu tai mắt người khác, họ sẽ chia ra để xuống tàu, mỗi người một ngả.
Phó Đồng Văn vân vê điếu thuốc trong tay, anh đã đưa địa chỉ, chìa khóa căn nhà ở Thượng Hải và cả bức thư mình viết cho cô:"Ba tháng nữa, anh sẽ sắp xếp người tới đón em."
Rời xa Tổ quốc lâu như vậy, lúc đi và lúc về khác biệt trời vực, anh không thể mạo hiểm để cô bên cạnh mình. Năm đó anh cố gắng cứu cô, không phải để cô bây giờ trải qua nguy hiểm vì anh, anh muốn cô có cuộc sống mới của riêng mình.
Sợi thuốc lá mảnh dẻ màu nâu rơi xuống boong tàu, đậu trên giày da của anh và cô.
Thẩm Hề đáp vâng, cổ họng như bị thứ gì đó chặn lại, không biết phải nói gì.
Phó Đồng Văn nhìn thời gian trên đồng hồ quả quýt rồi lại nhìn cô.
Từng giây từng phút trôi qua, thời khắc chia tay đang ở phía trước.
Đồng hồ là đồ vật phân biệt thời gian tỉ mỉ, để bạn cảm nhận rõ ràng từng giây đang trôi qua trước mắt.
Gần nhau đến thế, đầu gối hai người kề sát bên nhau, nhưng không làm gì cả, Phó Đồng Văn nhét điếu thuốc lá đã nát bấy vào túi quần. "Giả như anh ba chết, sẽ có cách để em biết." Anh nói.
Đây là câu nói cuối cùng của anh trong ngày hôm ấy.
Dòng người đông đúc, Thẩm Hề chật vật xách vali, mang theo sách, quần áo và dụng cụ phẫu thuật cá nhân từ nước Mỹ về, chen chúc trong đám hàng khách để xuống tàu. Cô giống như một du học sinh bình thường từ nước ngoài trở vê, mặc bộ váy liền thân thịnh hành và đi giày cao gót, hòa mình vào biển người.
Mỗi bước đi trái tim lại se thắt, cô muốn ngoái đầu nhìn nhưng chưa kịp thì đã bị người phía sau đẩy xuống tàu.
/71
|