Họ từ bệnh viện về nhà, nghỉ ngơi một lát, bốn giờ chiều lại rời khỏi nhà.
Trong khoảng giờ này, đàn ông đi làm chưa tan ca, trẻ con đến trường vẫn chưa tan học, chỉ có phụ nữ tranh thủ lúc nắng đẹp mang chăn đệm, gối đầu và cả gạp lứt, bánh quy tích trữ trong nhà ra phơi.
Trong con ngõ yên ắng, bà Chúc đang cầm miếng giẻ lau chà cửa kéo sơn trắng của quán cơm nhỏ nhà mình. Bà thấy bảy, tám người đàn ông chuyển từng rương hành lý ra liền liếc nhìn, nhận ra Thẩm Hề và Phó Đồng Văn.
"Cô Thẩm... Phó phu nhân." Bà Chúc bước tới, "Cô phải đi thật ư?"
"Vâng ạ, cháu lên miền Bắc." Cô trả lời.
"Mấy ngày trước ông nhà tôi còn nói, định mời hai người đến quán cơm nhỏ này, tôi bảo Phó tiên sinh là nhân vật lớn, là người quan trọng trong giới thương nghiệp, sao có thể để mắt tới quán ăn bé xíu đây. Nhưng cô cậu sắp đi... tôi hối hận rồi, đáng lẽ phải mời hai người tới ăn bữa cơm."
Bà Chúc quay người chỉ tay vào bên trong: "Có điều vẫn sẽ về nhỉ? Khi nào về tôi làm mấy món ăn vặt cho cô cậu thử, tay nghề của tôi cũng khá lắm đấy."
Cô gật đầu: "Sẽ có cơ hội gặp lại ạ, cháu chúc bác làm ăn phát tài."
"Quán nhỏ thôi, làm ăn gì chứ, sau này Phó tiên sinh mới là làm ăn phát tài."
Phó Đồng Văn không quá quen biết với đôi vợ chồng họ Chúc này, tất cả thiện cảm có được đều từ lời miêu tả của Thẩm Hề. Nhưng trong mấy lần gặp hiếm hoi, họ đều đối xử thân thiện với cô, đương nhiên anh cũng cảm kích.
Nhân lúc Thẩm Hề chào tạm biệt đối phương, anh gọi Vạn An tới dặn dò mấy câu. Vạn An lập tức lấy lì xì đã chuẩn bị sẵn trong ngực áo ra đưa cho anh.
"Cháu có chúc quà mọn mừng khai trương muộn." Phó Đồng Văn tươi cười đưa cho bà Chúc.
"Thế này sao được." Bà Chúc từ chối, bất cẩn quệt chiếc giẻ ướt trong tay và tay Phó Đồng Văn, sự thất thố vô ý làm bà càng thêm ngượng ngập: "Không được đâu."
"Mọi người đều làm ăn cả, chỉ để lấy may thôi bác." Phó Đồng Văn cười đáp.
Bà Chúc không còn lý do để từ chối, đành phải nhận lấy.
Sau chiếc xe hơi chờ ở đầu ngõ, họ chuyển hành lý lên xong thì chia thành hai nhóm, bước lên hai chiếc xe đầu tiên.
Thẩm Hề ngồi vào trong xe, vẫn đang nghĩ về bao lì xì kia: "Sao Vạn An còn chuẩn bị cả thứ đó vậy?"
Cậu năm ngồi ở ghế trước quay đầu hỏi ngược lại: "Chị dâu chưa bao giờ thấy sao? Trước đây ở Bắc Kinh anh ba là thần tài phát lộc có tiếng đấy."
Cô lắc đầu, chưa từng nghe thấy.
"Chị dâu còn nhớ hôm nghe kịch đón năm mới, anh ba ném tiền từ trên tầng xuống không?"
"Em nhắc lại chị mới nhớ."
Anh đút hai tay vào túi quần âu, dựa người vào cột nhà dưới anh đèn lồng đỏ rực, cười nhìn em gái vung tiền xuống sân khấu. Rõ ràng làm chuyện hoang đường, nhưng không ai thấy phản cảm.
"Chẳng trách..." Làm người khác cứ lưu luyến mãi, đặc biệt là vị tiểu thư họ Cô đó.
"Được rồi." Bỗng nhiên Phó Đồng Văn lên tiếng, "Đừng vạch trần tật xấu của anh trước mặt chị dâu."
"Đâu có tính là tật xấu." Cậu năm cự nự.
"Chị dâu em đã nói "chẳng trách" rồi, nửa câu sau chính là ghen đấy." Phó Đồng Văn nói: "Không tin em hỏi cô ấy xem có đúng không?"
Đương nhiên cô không chịu thừa nhận.
"Em muốn nói là... chẳng trách cậu ba Phó có thể kết giao với nhiều bạn bè đến thế, vừa hào phóng lại vừa khảng khái."
"Ồ?" Phó Đồng Văn trả lời bằng một từ đơn.
Thẩm Hề buồn bực, không lên tiếng nữa.
Cậu năm muộn màng nhận ra có gì đó không ổn ở hàng ghế sau, bèn thức thời ngậm chặt miệng lại.
"Cậu ba, có thể đi rồi." Lái xe xác nhận tình hình năm chiếc xe đi sau qua gương chiếu hậu.
Phó Đồng Văn lấy đồng hồ quả quýt cỡ nhỏ ngay trong ngực áo ra đặt vào trong lòng bàn tay, tiếng "tích tắc", "tích tắc" khẽ vang lên. Hai con chim công màu xanh biếc ôm lấy mặt đồng hồ bằng sứ trắng, kim giờ và kim phút đang chỉ bốn giờ mười lăm.
Bây giờ tàu mới đến ga, thời gian vẫn còn sớm.
Anh cất đồng hồ quả quýt đi, căn dặn lái xe: "Đến công viên Hoàng Phố trước."
"Định gặp ai ư?" Thẩm Hề thấy khó hiểu.
Anh lắc đầu: "Không gặp ai cả, đưa em đi ngắm cảnh thôi."
Cô thấy Phó Đồng Văn cương quyết nên không hỏi thêm, lấy đuôi cáo trên cổ mình xuống phủ lên đầu gối hai người. Trong xe không ấm bằng trong nhà, không có lò than sưởi ấm, cô sợ anh không chịu nổi.
Xe của họ là chiếc đi đầu, năm chiếc xe còn lại theo sau, chạy theo hướng Bắc về phía bến cảng.
Bình thường Thẩm Hề luôn bận rộn việc trong bệnh viện, lại không quá thích mấy trò vui chơi giải trí nên chưa từng đến công viên công cộng nào ở Thượng Hải, ấn tượng về công viên Hoàng Phố cũng là từ 2 năm trước. Khi ấy từ căn phòng trong khách sạn Hối Trung, cô phóng tầm mắt nhìn ven bờ bến cảng phía xa xa.
Công viên được xây dựng ven bờ sông, có cây bụi lẫn cây cao to, có những băng ghế dài cho người dân nghỉ ngơi và đài phun nước được đúc bằng đồng, được thiết kế theo phong cách phương Tây. Hồi ấy phục vụ khách sạn còn giới thiệu rằng trong công viên có cả bia đá tưởng niệm tướng quân nước ngoài, do năm xưa chính phủ nhà Thanh xây để nịnh bợ người phương Tây.
Khi đó cô không có hứng thú với nó nên không để tâm lắm. Bây giờ nhớ lại vẫn không cảm thấy phong cảnh nơi đấy có gì đặc biệt đáng để ngắm một lần trước khi rời khỏi Thượng Hải.
Xe chầm chậm dường lại ven đường. Đến công viên rồi.
"Anh ba sẽ không xuống cùng em." Phó Đồng Văn nói với người phía trước, "Em đến cổng lớn tìm bảng thông báo của công viên, sau đó đọc thật kỹ." Rõ ràng anh đang úp úp mở mở.
Từ nhỏ cậu năm đã thân thiết với Phó Đồng Văn, biết rất rõ tính cách của anh, đoán anh ba đang muốn đánh đố gì mình, bởi vậy vô cùng thích thú xuống xe một mình, tay phải chống lên đùi theo thói quen, thêm sự giúp đỡ của cây gậy chống, bước chân rất vững vàng, không hề để ý đến những cái nhìn bất chợt của người qua đường.
Thẩm Hề vén tấm rèm bên trong cửa sổ lên nhìn bóng lưng của cậu năm, phát hiện cậu đang tìm kiếm bảng thông báo, chợt bị người khác gác cổng cản lại. Hai người trao đổi gì đó, cậu năm nhanh chóng có những động tác không thoải mái.
"Sao thế nhỉ?"
Phó Đồng Văn không trả lời.
Hình như cậu năm đang thuyết phục đối phương, cậu đứng thẳng lưng trước cánh cổng sắt đọc bảng thông báo. Thẩm Hề chờ đợi.
Một đôi vợ chồng người Đông Nam Á gốc Hoa lướt qua lưng cậu, người phụ nữ có vóc dáng nhỏ bé dắt tay cô bé có nước da bánh mật. Cô bé tò mò nhìn cậu năm đang đứng trước cổng sắt, chạy lon ton đến sau lưng cậu, mở to mắt ngó nghiêng.
Phó Đồng Lâm bất ngờ quay người lại, suýt nữa đụng vào cô bé ấy, bèn gật đầu tỏ ý xin lỗi rồi vội vã quay về.
Cậu năm vừa lên xe không còn vẻ thích thú như lúc xuống xe, đặt ngang cây gậy chống trước người, khuôn mặt trầm tư.
"Nhìn thấy chưa?" Phó Đồng Văn hỏi.
"Thấy rồi ạ." Cậu đáp.
"Nhớ chưa?"
"Nhớ rồi ạ."
Thẩm Hề không hiểu gì hết, không kìm lòng được mà hỏi "Hai người đang đố nhau gì vậy?" Cô hỏi cậu năm, "Anh ba em thích lấp la lấp lửng, hay em nói đi, đã nhìn thấy gì vậy?"
"The Gardens are reserved for the Foreign Community."Cậu năm thì thào, "Đây là câu đầu tiên trên bảng thông báo."
Hóa ra thế... Thẩm Hề lặng thinh.
Công viên chỉ mở cho người nước ngoài vào. Đây là dòng chữ Phó Đồng Văn muốn cậu đọc được.
Từ nhỏ cậu đã sinh ra trong nhà họ Phó, ở Bắc Kinh cũng là cậu năm có mặt có mũi, dù sau này sống trong trường quân đội thì vẫn được hưởng chế độ của con cháu thế gia. Sau khi lên chiến trường, cậu phải đối mặt với nội chiến của người Trung Quốc, cuộc giằng co giữa chính phủ Bắc Dương và phái Cách mạng.
Cậu chưa từng đến Tô giới, chưa từng đi du học, cũng chưa có cơ hội nói chuyện với người nước ngoài. Khi liên quân tám nước vào Bắc Kinh, cậu vẫn còn nhỏ, khi ký hiệp ước b4n nước "Hai mươi mốt điều"1, dù cậu và các bạn học trong trường quân đội vẫn hô hào "đánh mất chủ quyền, làm nhục đất nước"... nhưng hiểu biết về Tô giới, về người phương Tây cũng chỉ đến thế, như phần nổi của tảng băng trôi.
1Trong CTTG thứ I, Nhật Bản tìm cách duy trì vị thế của mình tại Trung Quốc bằng việc đưa ra 21 điều hỏi áp đặt lên Trung Quốc vào năm 1915. Ngoài việc nói rộng tầm kiểm soát của họ lên các Tô giới của Đức ở Mãn Châu và Nội Mông, Nhật Bản còn muốn chia phần làm chủ một cơ sở chính khai thác và luyện kim ở miền Trung Trung Quốc, cấm đoán Trung Quốc nhường hay cho thuê các khu duyên hải cho cường quốc thứ ba, kiểm soát quân sự, chính trị và kinh tế. Lục Chinh Tường là người ký hiệp ước này.
Ban nãy cậu bị chặn trước cổng.
Bị cản lại trên mảnh đất của chính người Trung Quốc, trước cảnh cổng lớn của công viên công cộng không thu phí.
"Sau khi đến Thượng Hải, anh đã đi ba công viên Hoàng Phố, Hồng Khẩu và Triệu Phong, bên ngoài cổng lớn của mỗi công viên đều treo biển giống hết thế này. Đây chính là Thượng Hải hiện tại." Phó Đồng Văn bình tĩnh nhìn cánh cổng lớn của công viên Hoàng Phố, "Hễ là đàn ông Trung Quốc còn tâm huyết đều nên đến đây xem."
"Anh ba..." Cậu năm muốn nói gì anh đều hiểu.
"Đi thôi." Phó Đồng Văn lướt mắt qua cổng công viên, mỉm cười nói: "Đến nhà ga."
Xe hơi không nán lại thêm, chạy về hướng nhà ga.
Trong yên tĩnh, cô đưa tay vuốt lớp lông đuôi cáo. Phó Đồng Văn yên lặng nắm lấy tay cô, nhẹ nhàng xoa bóp làm ấm.
Thẩm Hề lặng lẽ nhìn vào mắt anh, bắt gặp nét cười trong đôi mắt ấy, lòng cô mới bình yên trở lại.
Dạy cậu năm điều gì không quan trọng, đáng sợ nhất là sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng đang vui của anh.
Khi xe đến nhà ga trời đã tối đen.
Bầu trời bên ngoài nhà ga bụi bặm mịt mù.
Lái xe và nhóm đàn ông xách hành lý xuống, mọi người đang bàn bạc xem phân công khuân vác thế nào.
Trước đây, mỗi lần Phó Đồng Văn ra ngoài đều bao hẳn một đoàn tàu hỏa cho toàn bộ hành trình. Chỗ tốt của việc thuê trọn một chuyến tàu có rất nhiều, trong đó xe hơi có thể chạy thẳng vào nhà ga, đặt hành lý trên sân ga.
Nhưng hành trình ngày hôm nay đến sát giờ mới quyết định, họ không kịp thuê tàu hỏa, đành phải mua vé nửa toa thượng hạng, dù vận chuyển hành lý hay chở tàu đến đều không khác gì những hành khách bình thường. Nói cách khác, họ chỉ có thể tự mình khiêng từng rương hành lý vào.
Mọi người đang định chia thành hai lần chuyển, Phó Đồng Văn bỗng nhấc một chiếc vali lên: "Ngoài em năm, những người còn lại mỗi người xách một cái, cùng mang vào sân ga."
Thẩm Hề lập tức xách vali đựng đầy sách của mình lên hưởng ứng theo anh.
"Cậu ba." Vạn An đuổi theo định cướp lấy hành lý, "Sức khỏe của cậu không tốt, vẫn nên chú ý một chút thì hơn."
"Ngày trước cậu ba đi du học ngước ngoài, mang theo ba cái vali, chẳng lẽ không phải tự mình xách ư?" Phó Đồng Văn ngoảnh đầu, hỏi Thẩm Hề cách mình nửa bước ở đằng sau: "Mợ ba cũng thế, đều đã sống cực khổ ở trời Tây nhỉ?"
"Đúng thế, cậu ba không lừa cậu đâu." Thẩm Hề cười khoác tay Phó Đồng Văn, nói với Vạn An, "Cậu đừng tưởng những người ra nước ngoài du học đều chỉ hưởng thụ, phải trải qua khó khăn cả đấy."
Vạn An vẫn muốn cản nhưng hai người đã bước vào sân ga trước.
Lúc sáu giờ, chuyến tàu cuối cùng đến Thượng Hải đã đến ga, hành khách từ trong đi ra đã vãn từ lâu. Bởi vậy hiện giờ, dù là người cầm sọt cắp giỏ, người dìu người già bế trẻ con, hay là những tthanh niên xách hành lý đều chen chúc về phía trước. Thẩm Hề và Phó Đồng Văn đi theo dòng người, như bị thủy triều đẩy vào sân ga.
Bọn họ nhiều người, hành lý cũng nhiều, mười sáu cái vali lớn bé tập trung lại một chỗ, chất thành một ngọn núi nhỏ.
Ở đầu sân ga, cứ cách mười mét lại có một cột gỗ treo một ngọn đèn. Trong bóng tối, đống hành lý phản chiếu thành một cái bóng dài, vô cùng nổi bật. Cũng nhờ đống hành lý này mà Chu Lễ Tuần đến muộn mới dễ dàng tìm thấy họ.
Anh ta vội vàng, trán mướt mồ hôi, lấy chiếc mũ trên đầu xuống làm quạt: "Suýt nữa thì không kịp."
Đang nói thì đèn đầu tàu chiếu thẳng vào mặt anh ta.
Anh ta cười, Phó Đồng Văn và Đàm Khánh Hạng cũng bật cười.
"Nào, lên tàu thôi." Trong làn sóng ồn ã của dòng người ùa lên tàu, Phó Đồng Văn ôm vai Thẩm Hề bước lên.
Họ là nhóm người lên tàu đầu tiên, ghế trống lựa chọn còn nhiều, Thẩm Hề nhìn bốn phía xung quanh, cuối cùng chọn sô pha gần đầu tàu. Đây là chỗ của bốn người, bốn chiếc sô pha đơn kê xung quanh chiếc bàn lùn nhỏ.
Chiếc bàn lùn được trải khăn trắng, bên trên đặt lọ thủy tinh màu đỏ lạnh. Khi tàu hỏa rời ga mới có người đến cắm hai bông hoa giả vào từng lọ.
Thẩm Hề lật xem thực đơn.
Cậu năm ngồi đối diện cô, sau khi lên tàu thì luôn chằm chằm cửa sổ, mới đầu nhìn sân ga, sau đó nhìn đường sá, sau nữa ngoài màn đêm dày đặc, bên ngoài không còn phong cảnh nào có thể ngắm. Lúc này cậu mới thong thả lấy một túi giấy nhỏ ra, xé miệng túi.
Trên túi giấy dán một dòng "trần bì"1 chữ đỏ viết bằng bút lông.
1Trần bì (vỏ quýt) là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ. Thường dùng chữa đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ho có đờm, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy,...
"Chị dâu ăn không?" Cậu năm đưa tới trước mặt cô.
"Mua khi nào vậy?" Cô thắc mắc, theo lý thì cậu không có thời gian đi mua.
"Một cô y tá tặng, là một cô bé." Cậu năm trả lời, "Anh ba ở trong phòng bệnh của em cũng được tặng một gói."
Y tá?
"Có phải là người nhìn giống học sinh, bề ngoài dịu dàng ít nói không?"
"Vâng, y tá trong bệnh viện chị đều thích nói cười, chỉ mình cô ấy kiệm lời." Cậu năm ăn một miệng trần bì, nhận xét, "Cô ấy nói, cô ấy có một người anh trai làm lính, nhìn thấy em thì cảm thấy thân quen."
Đúng là dễ lừa được anh chàng ngốc.
Thẩm Hề liếc Phó Đồng Văn.
Anh đương nhiên đã biết tỏng suy nghĩ của cô, nhưng vẫn vờ như không hiểu, cũng lấy một gói trần bì ra: "Em năm không nói anh cũng quên mất. Em nhìn anh làm gì?" Anh cười tủm tỉm, để gói trần bì chưa bóc lên chiếc bàn lùn: "Muốn ăn thì tự lấy đi."
"Em chẳng thèm, để em năm ăn dần cho đỡ thèm."
Phó Đồng Văn nở nụ cười, hất cằm về phía cửa rồi đứng dậy đi tới đó.
Anh định làm gì vậy? Thẩm Hề cũng rời chỗ.
Cô đẩy cửa kéo của toa tàu ra, Phó Đồng Văn đứng tựa người ở nơi ấy, mỉm cười nhìn cô.
Thẩm Hề trở tay đóng cửa lại.
"Người ta tặng em năm gói trần bì, sao em lại giận cá chém thớt sang anh?" Anh vạch trần cô.
"Đâu phải giận cá chém thớt... em chỉ cảm thấy da mặt anh dày quá thôi." Thẩm Hề bất bình thay cô y tá, "Người ta mua hai gói, chắc chắn đều tặng cả cho em năm, anh lại cướp mất một gói, có phải là cố ý gây rối không?"
Anh phân trần đâu ra đấy: "Nếu anh không nhận trước, em năm sẽ không nhận đồ của người ta đâu. Anh ba đang làm người tốt mà, nhưng trong mắt em lại thành ra trêu đùa con nhà người ta mất rồi."
Nói đoạn, anh thở dài: "Một đôi vợ chồng son sắt, đang yên đang lành lại nghi ngờ nhau chỉ vì một gói trần bì..."
Tiếp đó, anh lại cười đùa: "Quả nhiên là thiên hạ thái bình rồi, anh cũng học được cách nói chuyện phiếm với người khác."
Thẩm Hề vừa định đáp trả lại anh thì cửa khoang hạng nhất được kéo ra, phục vụ bê đồ uống vào. Cô ấy sững người vì không ngờ có hai vị khách nam nữ đang đứng trong góc thủ thỉ tâm sự, lập tức chuyển sang mở cánh cửa khoang thượng hạng, hai người đàn ông bảo vệ Phó Đồng Văn đứng trước cửa làm cô ấy giật thót...
Phó Đồng Văn cười cười xin lỗi, kéo tay Thẩm Hề tiến vào khoang hạng nhất.
Thẩm Hề không biết anh định đi đâu, dưới chân là đôi giày cáo gót, loạng choạng đi theo anh: "Đi đâu thế?"
"Đi ngắm phong cảnh." Anh đáp.
Họ đi trước, bốn người đàn ông theo sau, từ khoang hạng nhất đến khoang hạng hai, lối đi càng lúc càng hẹp, hai bên không còn là ghế sô pha trang nhã hay hàng ghế ngồi xếp cạnh nhau mà là những hành khách ngồi chen chúc và những bọc chăn đệm, đòn gánh được quấn bện lại.
Phó Đồng Văn không ngờ toa phía sau lại nhiều người đến vậy, anh kéo Thẩm Hề đến trước mình, ôm cô vào lòng nhích từng bước về phía đuôi tàu. Toa này cách đầu tàu đốt than xa nhất, không được sưởi ấm, nhưng vì người quá nhiều, ngược lại còn ấm hơn toa trước. Ở đuôi tàu, sáu, bảy con nghiện ngồi co ro dựa vào vách toa tàu, khắp người nồng nặc mùi thuốc phiện khét lẹt trộn lẫn với mùi mồ hôi tanh tưởi.
Vì sự tồn tại của ma nghiện mà trẻ con phụ nữ đều xa lánh.
Thẩm Hề đi qua, mùi gay mũi bốc lên làm dạ dày cô nhộn nhạo. May thay anh đẩy cửa kính ở đuôi tàu ra. Trong làn gió đêm mát lạnh đang gào rít, Phó Đồng Văn cởi áo khoác bọc kín Thẩm Hề lại, rồi mới đưa cô ra ngoài.
Trên ban công ở đuôi tàu, một người đàn ông trung niên quấn chăn bông cầm đèn tín hiệu, dưới cánh tay kẹp lá cờ hiệu đang chuẩn bị vào trong tránh gió. Bất ngờ gặp một đôi trai gái ra ngoài hóng gió, ông ta vô cùng ngạc nhiên.
Bên ngoài nhiệt độ gần âm độ, rét đến thấu xương. Bốn phía còn tối đen như mực, ồn ào vô cùng.
Dù thế nào cũng không phải là nơi để hẹn hò.
Nhưng đối phương vẫn lịch sự nhường đường cho họ.
"Mưa rồi."
Gió hòa cùng với mưa rơi xuống trước giày của họ, mưa không to nhưng đủ để làm ướt giày hai người. Máu và thân nhiệt anh đều tăng cao, với tâm trạng hiện giờ của anh, màn đêm xa xăm, làn mưa mênh mang, vùng hoang vu trong cơn gió đều là những phong cảnh làm lòng người đắm say.
Thẩm Hề không cần quay đầu cũng biết anh đang vui vẻ. Cô đoán anh vui vì chuyến đi tới Paris.
"Lạnh không em?" Anh hét to hỏi cô.
Trong tiếng ồn ào của đoàn tàu chạy, dù hai người mặt đối mặt thì cũng phải hét to mới nghe rõ được tiếng của đối phương.
Cô quay người lại ôm lấy eo anh, cất cao giọng: "Anh không thể ra gió được, nhiều nhất là hai phút thôi, sau hai phút bắt buộc phải vào đấy!"
"Chỉ hai phút thôi ư?"
"Đúng." Gương mặt cô bị gió thổi đau rát, "Hai phút thôi!"
Anh mỉm cười, chân mày giãn ra một cách hiếm thấy.
Một phút trước khi Thẩm Hề định nói tiếp, anh chợt cất giọng hét to với vùng núi hoang vu và đường ray tàu không ngừng lùi về phía sau: "Uyển Ương... Thẩm Uyển Ương..."
Gió thổi vù vù bên tai, hôm nay là lần hiếm hoi anh thỏa sức làm càn.
Tim cô đập điên cuồng, chẳng hề rào trước đón sau anh đã cúi đầu xuống cướp trọn hơi thở cô. Trong còn gió quay cuồng, trong âm thanh chói tai khi bánh xe cọ xát với đường ray, cô bỗng ảo giác như chân mình giẫm hụt... tay bất giác ôm chặt lấy anh, vòng qua cổ anh. Hơi ấm trên người đều bị gió dữ thổi tan, chỉ còn nhiệt độ nóng bỏng giữa môi lưỡi quấn quýt lấy nhau.
Anh trao cô nụ hôn bằng tất cả những gì mình có. Nụ hôn ấy làm cô như chìm trong biển sâu vạn dặm.
...
"Đến chưa?" Anh cười, cánh môi dán bên vành tai cô, bám riết không thôi, "Em nhìn đồng hồ của anh ba xem, đã đến giờ chưa?"
Không chờ cô lấy, Phó Đồng Văn đã tự cô lấy ra, "cách" một tiếng mở nắp đồng hồ.
Thẩm Hề chỉ thấy đôi chim công trên mặt đồng hồ lóe qua mắt, chưa kịp xem kim giờ kim phút chỉ vào đâu thì anh đã cất đồng hồ đi.
"Không có đen, anh ba không nhìn rõ." Anh nói.
Thẩm Hề tức cười, kiễng chân lên ghé vào tai anh thì thầm: "Anh không muốn xem thì có."
"Em đoán trúng rồi." Anh khẽ cười đắc thắng, hôn thêm một cái lên môi cô, "Đúng là anh ba không muốn xem."
Trong khoảng giờ này, đàn ông đi làm chưa tan ca, trẻ con đến trường vẫn chưa tan học, chỉ có phụ nữ tranh thủ lúc nắng đẹp mang chăn đệm, gối đầu và cả gạp lứt, bánh quy tích trữ trong nhà ra phơi.
Trong con ngõ yên ắng, bà Chúc đang cầm miếng giẻ lau chà cửa kéo sơn trắng của quán cơm nhỏ nhà mình. Bà thấy bảy, tám người đàn ông chuyển từng rương hành lý ra liền liếc nhìn, nhận ra Thẩm Hề và Phó Đồng Văn.
"Cô Thẩm... Phó phu nhân." Bà Chúc bước tới, "Cô phải đi thật ư?"
"Vâng ạ, cháu lên miền Bắc." Cô trả lời.
"Mấy ngày trước ông nhà tôi còn nói, định mời hai người đến quán cơm nhỏ này, tôi bảo Phó tiên sinh là nhân vật lớn, là người quan trọng trong giới thương nghiệp, sao có thể để mắt tới quán ăn bé xíu đây. Nhưng cô cậu sắp đi... tôi hối hận rồi, đáng lẽ phải mời hai người tới ăn bữa cơm."
Bà Chúc quay người chỉ tay vào bên trong: "Có điều vẫn sẽ về nhỉ? Khi nào về tôi làm mấy món ăn vặt cho cô cậu thử, tay nghề của tôi cũng khá lắm đấy."
Cô gật đầu: "Sẽ có cơ hội gặp lại ạ, cháu chúc bác làm ăn phát tài."
"Quán nhỏ thôi, làm ăn gì chứ, sau này Phó tiên sinh mới là làm ăn phát tài."
Phó Đồng Văn không quá quen biết với đôi vợ chồng họ Chúc này, tất cả thiện cảm có được đều từ lời miêu tả của Thẩm Hề. Nhưng trong mấy lần gặp hiếm hoi, họ đều đối xử thân thiện với cô, đương nhiên anh cũng cảm kích.
Nhân lúc Thẩm Hề chào tạm biệt đối phương, anh gọi Vạn An tới dặn dò mấy câu. Vạn An lập tức lấy lì xì đã chuẩn bị sẵn trong ngực áo ra đưa cho anh.
"Cháu có chúc quà mọn mừng khai trương muộn." Phó Đồng Văn tươi cười đưa cho bà Chúc.
"Thế này sao được." Bà Chúc từ chối, bất cẩn quệt chiếc giẻ ướt trong tay và tay Phó Đồng Văn, sự thất thố vô ý làm bà càng thêm ngượng ngập: "Không được đâu."
"Mọi người đều làm ăn cả, chỉ để lấy may thôi bác." Phó Đồng Văn cười đáp.
Bà Chúc không còn lý do để từ chối, đành phải nhận lấy.
Sau chiếc xe hơi chờ ở đầu ngõ, họ chuyển hành lý lên xong thì chia thành hai nhóm, bước lên hai chiếc xe đầu tiên.
Thẩm Hề ngồi vào trong xe, vẫn đang nghĩ về bao lì xì kia: "Sao Vạn An còn chuẩn bị cả thứ đó vậy?"
Cậu năm ngồi ở ghế trước quay đầu hỏi ngược lại: "Chị dâu chưa bao giờ thấy sao? Trước đây ở Bắc Kinh anh ba là thần tài phát lộc có tiếng đấy."
Cô lắc đầu, chưa từng nghe thấy.
"Chị dâu còn nhớ hôm nghe kịch đón năm mới, anh ba ném tiền từ trên tầng xuống không?"
"Em nhắc lại chị mới nhớ."
Anh đút hai tay vào túi quần âu, dựa người vào cột nhà dưới anh đèn lồng đỏ rực, cười nhìn em gái vung tiền xuống sân khấu. Rõ ràng làm chuyện hoang đường, nhưng không ai thấy phản cảm.
"Chẳng trách..." Làm người khác cứ lưu luyến mãi, đặc biệt là vị tiểu thư họ Cô đó.
"Được rồi." Bỗng nhiên Phó Đồng Văn lên tiếng, "Đừng vạch trần tật xấu của anh trước mặt chị dâu."
"Đâu có tính là tật xấu." Cậu năm cự nự.
"Chị dâu em đã nói "chẳng trách" rồi, nửa câu sau chính là ghen đấy." Phó Đồng Văn nói: "Không tin em hỏi cô ấy xem có đúng không?"
Đương nhiên cô không chịu thừa nhận.
"Em muốn nói là... chẳng trách cậu ba Phó có thể kết giao với nhiều bạn bè đến thế, vừa hào phóng lại vừa khảng khái."
"Ồ?" Phó Đồng Văn trả lời bằng một từ đơn.
Thẩm Hề buồn bực, không lên tiếng nữa.
Cậu năm muộn màng nhận ra có gì đó không ổn ở hàng ghế sau, bèn thức thời ngậm chặt miệng lại.
"Cậu ba, có thể đi rồi." Lái xe xác nhận tình hình năm chiếc xe đi sau qua gương chiếu hậu.
Phó Đồng Văn lấy đồng hồ quả quýt cỡ nhỏ ngay trong ngực áo ra đặt vào trong lòng bàn tay, tiếng "tích tắc", "tích tắc" khẽ vang lên. Hai con chim công màu xanh biếc ôm lấy mặt đồng hồ bằng sứ trắng, kim giờ và kim phút đang chỉ bốn giờ mười lăm.
Bây giờ tàu mới đến ga, thời gian vẫn còn sớm.
Anh cất đồng hồ quả quýt đi, căn dặn lái xe: "Đến công viên Hoàng Phố trước."
"Định gặp ai ư?" Thẩm Hề thấy khó hiểu.
Anh lắc đầu: "Không gặp ai cả, đưa em đi ngắm cảnh thôi."
Cô thấy Phó Đồng Văn cương quyết nên không hỏi thêm, lấy đuôi cáo trên cổ mình xuống phủ lên đầu gối hai người. Trong xe không ấm bằng trong nhà, không có lò than sưởi ấm, cô sợ anh không chịu nổi.
Xe của họ là chiếc đi đầu, năm chiếc xe còn lại theo sau, chạy theo hướng Bắc về phía bến cảng.
Bình thường Thẩm Hề luôn bận rộn việc trong bệnh viện, lại không quá thích mấy trò vui chơi giải trí nên chưa từng đến công viên công cộng nào ở Thượng Hải, ấn tượng về công viên Hoàng Phố cũng là từ 2 năm trước. Khi ấy từ căn phòng trong khách sạn Hối Trung, cô phóng tầm mắt nhìn ven bờ bến cảng phía xa xa.
Công viên được xây dựng ven bờ sông, có cây bụi lẫn cây cao to, có những băng ghế dài cho người dân nghỉ ngơi và đài phun nước được đúc bằng đồng, được thiết kế theo phong cách phương Tây. Hồi ấy phục vụ khách sạn còn giới thiệu rằng trong công viên có cả bia đá tưởng niệm tướng quân nước ngoài, do năm xưa chính phủ nhà Thanh xây để nịnh bợ người phương Tây.
Khi đó cô không có hứng thú với nó nên không để tâm lắm. Bây giờ nhớ lại vẫn không cảm thấy phong cảnh nơi đấy có gì đặc biệt đáng để ngắm một lần trước khi rời khỏi Thượng Hải.
Xe chầm chậm dường lại ven đường. Đến công viên rồi.
"Anh ba sẽ không xuống cùng em." Phó Đồng Văn nói với người phía trước, "Em đến cổng lớn tìm bảng thông báo của công viên, sau đó đọc thật kỹ." Rõ ràng anh đang úp úp mở mở.
Từ nhỏ cậu năm đã thân thiết với Phó Đồng Văn, biết rất rõ tính cách của anh, đoán anh ba đang muốn đánh đố gì mình, bởi vậy vô cùng thích thú xuống xe một mình, tay phải chống lên đùi theo thói quen, thêm sự giúp đỡ của cây gậy chống, bước chân rất vững vàng, không hề để ý đến những cái nhìn bất chợt của người qua đường.
Thẩm Hề vén tấm rèm bên trong cửa sổ lên nhìn bóng lưng của cậu năm, phát hiện cậu đang tìm kiếm bảng thông báo, chợt bị người khác gác cổng cản lại. Hai người trao đổi gì đó, cậu năm nhanh chóng có những động tác không thoải mái.
"Sao thế nhỉ?"
Phó Đồng Văn không trả lời.
Hình như cậu năm đang thuyết phục đối phương, cậu đứng thẳng lưng trước cánh cổng sắt đọc bảng thông báo. Thẩm Hề chờ đợi.
Một đôi vợ chồng người Đông Nam Á gốc Hoa lướt qua lưng cậu, người phụ nữ có vóc dáng nhỏ bé dắt tay cô bé có nước da bánh mật. Cô bé tò mò nhìn cậu năm đang đứng trước cổng sắt, chạy lon ton đến sau lưng cậu, mở to mắt ngó nghiêng.
Phó Đồng Lâm bất ngờ quay người lại, suýt nữa đụng vào cô bé ấy, bèn gật đầu tỏ ý xin lỗi rồi vội vã quay về.
Cậu năm vừa lên xe không còn vẻ thích thú như lúc xuống xe, đặt ngang cây gậy chống trước người, khuôn mặt trầm tư.
"Nhìn thấy chưa?" Phó Đồng Văn hỏi.
"Thấy rồi ạ." Cậu đáp.
"Nhớ chưa?"
"Nhớ rồi ạ."
Thẩm Hề không hiểu gì hết, không kìm lòng được mà hỏi "Hai người đang đố nhau gì vậy?" Cô hỏi cậu năm, "Anh ba em thích lấp la lấp lửng, hay em nói đi, đã nhìn thấy gì vậy?"
"The Gardens are reserved for the Foreign Community."Cậu năm thì thào, "Đây là câu đầu tiên trên bảng thông báo."
Hóa ra thế... Thẩm Hề lặng thinh.
Công viên chỉ mở cho người nước ngoài vào. Đây là dòng chữ Phó Đồng Văn muốn cậu đọc được.
Từ nhỏ cậu đã sinh ra trong nhà họ Phó, ở Bắc Kinh cũng là cậu năm có mặt có mũi, dù sau này sống trong trường quân đội thì vẫn được hưởng chế độ của con cháu thế gia. Sau khi lên chiến trường, cậu phải đối mặt với nội chiến của người Trung Quốc, cuộc giằng co giữa chính phủ Bắc Dương và phái Cách mạng.
Cậu chưa từng đến Tô giới, chưa từng đi du học, cũng chưa có cơ hội nói chuyện với người nước ngoài. Khi liên quân tám nước vào Bắc Kinh, cậu vẫn còn nhỏ, khi ký hiệp ước b4n nước "Hai mươi mốt điều"1, dù cậu và các bạn học trong trường quân đội vẫn hô hào "đánh mất chủ quyền, làm nhục đất nước"... nhưng hiểu biết về Tô giới, về người phương Tây cũng chỉ đến thế, như phần nổi của tảng băng trôi.
1Trong CTTG thứ I, Nhật Bản tìm cách duy trì vị thế của mình tại Trung Quốc bằng việc đưa ra 21 điều hỏi áp đặt lên Trung Quốc vào năm 1915. Ngoài việc nói rộng tầm kiểm soát của họ lên các Tô giới của Đức ở Mãn Châu và Nội Mông, Nhật Bản còn muốn chia phần làm chủ một cơ sở chính khai thác và luyện kim ở miền Trung Trung Quốc, cấm đoán Trung Quốc nhường hay cho thuê các khu duyên hải cho cường quốc thứ ba, kiểm soát quân sự, chính trị và kinh tế. Lục Chinh Tường là người ký hiệp ước này.
Ban nãy cậu bị chặn trước cổng.
Bị cản lại trên mảnh đất của chính người Trung Quốc, trước cảnh cổng lớn của công viên công cộng không thu phí.
"Sau khi đến Thượng Hải, anh đã đi ba công viên Hoàng Phố, Hồng Khẩu và Triệu Phong, bên ngoài cổng lớn của mỗi công viên đều treo biển giống hết thế này. Đây chính là Thượng Hải hiện tại." Phó Đồng Văn bình tĩnh nhìn cánh cổng lớn của công viên Hoàng Phố, "Hễ là đàn ông Trung Quốc còn tâm huyết đều nên đến đây xem."
"Anh ba..." Cậu năm muốn nói gì anh đều hiểu.
"Đi thôi." Phó Đồng Văn lướt mắt qua cổng công viên, mỉm cười nói: "Đến nhà ga."
Xe hơi không nán lại thêm, chạy về hướng nhà ga.
Trong yên tĩnh, cô đưa tay vuốt lớp lông đuôi cáo. Phó Đồng Văn yên lặng nắm lấy tay cô, nhẹ nhàng xoa bóp làm ấm.
Thẩm Hề lặng lẽ nhìn vào mắt anh, bắt gặp nét cười trong đôi mắt ấy, lòng cô mới bình yên trở lại.
Dạy cậu năm điều gì không quan trọng, đáng sợ nhất là sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng đang vui của anh.
Khi xe đến nhà ga trời đã tối đen.
Bầu trời bên ngoài nhà ga bụi bặm mịt mù.
Lái xe và nhóm đàn ông xách hành lý xuống, mọi người đang bàn bạc xem phân công khuân vác thế nào.
Trước đây, mỗi lần Phó Đồng Văn ra ngoài đều bao hẳn một đoàn tàu hỏa cho toàn bộ hành trình. Chỗ tốt của việc thuê trọn một chuyến tàu có rất nhiều, trong đó xe hơi có thể chạy thẳng vào nhà ga, đặt hành lý trên sân ga.
Nhưng hành trình ngày hôm nay đến sát giờ mới quyết định, họ không kịp thuê tàu hỏa, đành phải mua vé nửa toa thượng hạng, dù vận chuyển hành lý hay chở tàu đến đều không khác gì những hành khách bình thường. Nói cách khác, họ chỉ có thể tự mình khiêng từng rương hành lý vào.
Mọi người đang định chia thành hai lần chuyển, Phó Đồng Văn bỗng nhấc một chiếc vali lên: "Ngoài em năm, những người còn lại mỗi người xách một cái, cùng mang vào sân ga."
Thẩm Hề lập tức xách vali đựng đầy sách của mình lên hưởng ứng theo anh.
"Cậu ba." Vạn An đuổi theo định cướp lấy hành lý, "Sức khỏe của cậu không tốt, vẫn nên chú ý một chút thì hơn."
"Ngày trước cậu ba đi du học ngước ngoài, mang theo ba cái vali, chẳng lẽ không phải tự mình xách ư?" Phó Đồng Văn ngoảnh đầu, hỏi Thẩm Hề cách mình nửa bước ở đằng sau: "Mợ ba cũng thế, đều đã sống cực khổ ở trời Tây nhỉ?"
"Đúng thế, cậu ba không lừa cậu đâu." Thẩm Hề cười khoác tay Phó Đồng Văn, nói với Vạn An, "Cậu đừng tưởng những người ra nước ngoài du học đều chỉ hưởng thụ, phải trải qua khó khăn cả đấy."
Vạn An vẫn muốn cản nhưng hai người đã bước vào sân ga trước.
Lúc sáu giờ, chuyến tàu cuối cùng đến Thượng Hải đã đến ga, hành khách từ trong đi ra đã vãn từ lâu. Bởi vậy hiện giờ, dù là người cầm sọt cắp giỏ, người dìu người già bế trẻ con, hay là những tthanh niên xách hành lý đều chen chúc về phía trước. Thẩm Hề và Phó Đồng Văn đi theo dòng người, như bị thủy triều đẩy vào sân ga.
Bọn họ nhiều người, hành lý cũng nhiều, mười sáu cái vali lớn bé tập trung lại một chỗ, chất thành một ngọn núi nhỏ.
Ở đầu sân ga, cứ cách mười mét lại có một cột gỗ treo một ngọn đèn. Trong bóng tối, đống hành lý phản chiếu thành một cái bóng dài, vô cùng nổi bật. Cũng nhờ đống hành lý này mà Chu Lễ Tuần đến muộn mới dễ dàng tìm thấy họ.
Anh ta vội vàng, trán mướt mồ hôi, lấy chiếc mũ trên đầu xuống làm quạt: "Suýt nữa thì không kịp."
Đang nói thì đèn đầu tàu chiếu thẳng vào mặt anh ta.
Anh ta cười, Phó Đồng Văn và Đàm Khánh Hạng cũng bật cười.
"Nào, lên tàu thôi." Trong làn sóng ồn ã của dòng người ùa lên tàu, Phó Đồng Văn ôm vai Thẩm Hề bước lên.
Họ là nhóm người lên tàu đầu tiên, ghế trống lựa chọn còn nhiều, Thẩm Hề nhìn bốn phía xung quanh, cuối cùng chọn sô pha gần đầu tàu. Đây là chỗ của bốn người, bốn chiếc sô pha đơn kê xung quanh chiếc bàn lùn nhỏ.
Chiếc bàn lùn được trải khăn trắng, bên trên đặt lọ thủy tinh màu đỏ lạnh. Khi tàu hỏa rời ga mới có người đến cắm hai bông hoa giả vào từng lọ.
Thẩm Hề lật xem thực đơn.
Cậu năm ngồi đối diện cô, sau khi lên tàu thì luôn chằm chằm cửa sổ, mới đầu nhìn sân ga, sau đó nhìn đường sá, sau nữa ngoài màn đêm dày đặc, bên ngoài không còn phong cảnh nào có thể ngắm. Lúc này cậu mới thong thả lấy một túi giấy nhỏ ra, xé miệng túi.
Trên túi giấy dán một dòng "trần bì"1 chữ đỏ viết bằng bút lông.
1Trần bì (vỏ quýt) là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ. Thường dùng chữa đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ho có đờm, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy,...
"Chị dâu ăn không?" Cậu năm đưa tới trước mặt cô.
"Mua khi nào vậy?" Cô thắc mắc, theo lý thì cậu không có thời gian đi mua.
"Một cô y tá tặng, là một cô bé." Cậu năm trả lời, "Anh ba ở trong phòng bệnh của em cũng được tặng một gói."
Y tá?
"Có phải là người nhìn giống học sinh, bề ngoài dịu dàng ít nói không?"
"Vâng, y tá trong bệnh viện chị đều thích nói cười, chỉ mình cô ấy kiệm lời." Cậu năm ăn một miệng trần bì, nhận xét, "Cô ấy nói, cô ấy có một người anh trai làm lính, nhìn thấy em thì cảm thấy thân quen."
Đúng là dễ lừa được anh chàng ngốc.
Thẩm Hề liếc Phó Đồng Văn.
Anh đương nhiên đã biết tỏng suy nghĩ của cô, nhưng vẫn vờ như không hiểu, cũng lấy một gói trần bì ra: "Em năm không nói anh cũng quên mất. Em nhìn anh làm gì?" Anh cười tủm tỉm, để gói trần bì chưa bóc lên chiếc bàn lùn: "Muốn ăn thì tự lấy đi."
"Em chẳng thèm, để em năm ăn dần cho đỡ thèm."
Phó Đồng Văn nở nụ cười, hất cằm về phía cửa rồi đứng dậy đi tới đó.
Anh định làm gì vậy? Thẩm Hề cũng rời chỗ.
Cô đẩy cửa kéo của toa tàu ra, Phó Đồng Văn đứng tựa người ở nơi ấy, mỉm cười nhìn cô.
Thẩm Hề trở tay đóng cửa lại.
"Người ta tặng em năm gói trần bì, sao em lại giận cá chém thớt sang anh?" Anh vạch trần cô.
"Đâu phải giận cá chém thớt... em chỉ cảm thấy da mặt anh dày quá thôi." Thẩm Hề bất bình thay cô y tá, "Người ta mua hai gói, chắc chắn đều tặng cả cho em năm, anh lại cướp mất một gói, có phải là cố ý gây rối không?"
Anh phân trần đâu ra đấy: "Nếu anh không nhận trước, em năm sẽ không nhận đồ của người ta đâu. Anh ba đang làm người tốt mà, nhưng trong mắt em lại thành ra trêu đùa con nhà người ta mất rồi."
Nói đoạn, anh thở dài: "Một đôi vợ chồng son sắt, đang yên đang lành lại nghi ngờ nhau chỉ vì một gói trần bì..."
Tiếp đó, anh lại cười đùa: "Quả nhiên là thiên hạ thái bình rồi, anh cũng học được cách nói chuyện phiếm với người khác."
Thẩm Hề vừa định đáp trả lại anh thì cửa khoang hạng nhất được kéo ra, phục vụ bê đồ uống vào. Cô ấy sững người vì không ngờ có hai vị khách nam nữ đang đứng trong góc thủ thỉ tâm sự, lập tức chuyển sang mở cánh cửa khoang thượng hạng, hai người đàn ông bảo vệ Phó Đồng Văn đứng trước cửa làm cô ấy giật thót...
Phó Đồng Văn cười cười xin lỗi, kéo tay Thẩm Hề tiến vào khoang hạng nhất.
Thẩm Hề không biết anh định đi đâu, dưới chân là đôi giày cáo gót, loạng choạng đi theo anh: "Đi đâu thế?"
"Đi ngắm phong cảnh." Anh đáp.
Họ đi trước, bốn người đàn ông theo sau, từ khoang hạng nhất đến khoang hạng hai, lối đi càng lúc càng hẹp, hai bên không còn là ghế sô pha trang nhã hay hàng ghế ngồi xếp cạnh nhau mà là những hành khách ngồi chen chúc và những bọc chăn đệm, đòn gánh được quấn bện lại.
Phó Đồng Văn không ngờ toa phía sau lại nhiều người đến vậy, anh kéo Thẩm Hề đến trước mình, ôm cô vào lòng nhích từng bước về phía đuôi tàu. Toa này cách đầu tàu đốt than xa nhất, không được sưởi ấm, nhưng vì người quá nhiều, ngược lại còn ấm hơn toa trước. Ở đuôi tàu, sáu, bảy con nghiện ngồi co ro dựa vào vách toa tàu, khắp người nồng nặc mùi thuốc phiện khét lẹt trộn lẫn với mùi mồ hôi tanh tưởi.
Vì sự tồn tại của ma nghiện mà trẻ con phụ nữ đều xa lánh.
Thẩm Hề đi qua, mùi gay mũi bốc lên làm dạ dày cô nhộn nhạo. May thay anh đẩy cửa kính ở đuôi tàu ra. Trong làn gió đêm mát lạnh đang gào rít, Phó Đồng Văn cởi áo khoác bọc kín Thẩm Hề lại, rồi mới đưa cô ra ngoài.
Trên ban công ở đuôi tàu, một người đàn ông trung niên quấn chăn bông cầm đèn tín hiệu, dưới cánh tay kẹp lá cờ hiệu đang chuẩn bị vào trong tránh gió. Bất ngờ gặp một đôi trai gái ra ngoài hóng gió, ông ta vô cùng ngạc nhiên.
Bên ngoài nhiệt độ gần âm độ, rét đến thấu xương. Bốn phía còn tối đen như mực, ồn ào vô cùng.
Dù thế nào cũng không phải là nơi để hẹn hò.
Nhưng đối phương vẫn lịch sự nhường đường cho họ.
"Mưa rồi."
Gió hòa cùng với mưa rơi xuống trước giày của họ, mưa không to nhưng đủ để làm ướt giày hai người. Máu và thân nhiệt anh đều tăng cao, với tâm trạng hiện giờ của anh, màn đêm xa xăm, làn mưa mênh mang, vùng hoang vu trong cơn gió đều là những phong cảnh làm lòng người đắm say.
Thẩm Hề không cần quay đầu cũng biết anh đang vui vẻ. Cô đoán anh vui vì chuyến đi tới Paris.
"Lạnh không em?" Anh hét to hỏi cô.
Trong tiếng ồn ào của đoàn tàu chạy, dù hai người mặt đối mặt thì cũng phải hét to mới nghe rõ được tiếng của đối phương.
Cô quay người lại ôm lấy eo anh, cất cao giọng: "Anh không thể ra gió được, nhiều nhất là hai phút thôi, sau hai phút bắt buộc phải vào đấy!"
"Chỉ hai phút thôi ư?"
"Đúng." Gương mặt cô bị gió thổi đau rát, "Hai phút thôi!"
Anh mỉm cười, chân mày giãn ra một cách hiếm thấy.
Một phút trước khi Thẩm Hề định nói tiếp, anh chợt cất giọng hét to với vùng núi hoang vu và đường ray tàu không ngừng lùi về phía sau: "Uyển Ương... Thẩm Uyển Ương..."
Gió thổi vù vù bên tai, hôm nay là lần hiếm hoi anh thỏa sức làm càn.
Tim cô đập điên cuồng, chẳng hề rào trước đón sau anh đã cúi đầu xuống cướp trọn hơi thở cô. Trong còn gió quay cuồng, trong âm thanh chói tai khi bánh xe cọ xát với đường ray, cô bỗng ảo giác như chân mình giẫm hụt... tay bất giác ôm chặt lấy anh, vòng qua cổ anh. Hơi ấm trên người đều bị gió dữ thổi tan, chỉ còn nhiệt độ nóng bỏng giữa môi lưỡi quấn quýt lấy nhau.
Anh trao cô nụ hôn bằng tất cả những gì mình có. Nụ hôn ấy làm cô như chìm trong biển sâu vạn dặm.
...
"Đến chưa?" Anh cười, cánh môi dán bên vành tai cô, bám riết không thôi, "Em nhìn đồng hồ của anh ba xem, đã đến giờ chưa?"
Không chờ cô lấy, Phó Đồng Văn đã tự cô lấy ra, "cách" một tiếng mở nắp đồng hồ.
Thẩm Hề chỉ thấy đôi chim công trên mặt đồng hồ lóe qua mắt, chưa kịp xem kim giờ kim phút chỉ vào đâu thì anh đã cất đồng hồ đi.
"Không có đen, anh ba không nhìn rõ." Anh nói.
Thẩm Hề tức cười, kiễng chân lên ghé vào tai anh thì thầm: "Anh không muốn xem thì có."
"Em đoán trúng rồi." Anh khẽ cười đắc thắng, hôn thêm một cái lên môi cô, "Đúng là anh ba không muốn xem."
/71
|