Núi xanh nguyên vẻ cũ
Chuyện rương gỗ ký hiệu chữ T bị mất tích vốn phải giữ bí mật.
Nhưng không hiểu sao tin tức lại lọt ra ngoài.
Cho đến lúc đoàn đại biểu đến Paris, chuyện văn kiện bị thất lạc đã thành tin đồn với vô số phiên bản. Có người nói trên đường bộ trưởng đến Nhật Bản, thân tín bên cạnh bị gián điệp Nhật Bản mua chuộc, lén ăn trộm văn kiện; có người nói chuyến tàu đi được nửa đường thì gặp cướp; cũng có người nói khi bộ trưởng ở Yokohama từng có ngự y đến thăm bệnh, ý chí của bộ trưởng kém cỏi nên đã đưa văn kiện cho người Nhật... báo chí đưa tin khắp nơi, người Nhật cũng đang ép bộ trưởng cải chính tin đồn, tuyên bố rằng có người rắp tâm làm ảnh hưởng đến mối quan hệ Trung – Nhật.
Lời đồn đại phát tán nhanh chưa từng thấy, không cách nào kiểm soát được.
Cuộc chiến dư luận nổ ra, mở màn trước khi hội nghị hòa bình bắt đầu.
Lúc còn ở trên tàu, thậm chí khi đến New York rồi, Phó Đồng Văn vẫn không hề nhắc tới chuyện rương văn kiện ấy với Thẩm Hề. Trong căn nhà thuê ở Paris, cô đọc trên báo mới biết được tin này.
Còn hiện giờ Thẩm Hề phát hiện tờ báo ra hồi trung tuần tháng Chạp năm ngoái đang nằm trên bàn của Phó Đồng Văn.
Ngoài cửa sổ, đã vào tháng Sáu đầu hạ.
Thẩm Hề cầm tờ báo đó lên, tim như chìm sâu trong nước.
Từ lúc thuê căn nhà này, bất cứ góc nào trong phòng sách đều có thể nhìn thấy báo chí, tiếng Anh, tiếng Pháp, có cả tiếng Nhật và tiếng Trung. Phó Đồng Văn và Đàm Khánh Hạng từng nói với cô, báo chí là một mặt trận, có thể dẫn dắt dư luận, giành được lòng dân.
Cho nên vừa mới đến Paris, đoàn đại biểu điện báo về nước rằng, khoản tiền đầu tiên phải dùng cho dư luận, mua chuộc các tòa soạn lớn bé ở Paris, tranh thủ nhiều hơn nữa sự ủng hộ của dư luận với Trung Quốc. Phó Đồng Văn cũng tốn khôn ít tiền để mua chuộc các tờ báo lớn bé trong nước và Nhật Bản, bởi vậy bưu kiện anh nhận được nhiều nhất chính là báo giấy.
Thẩm Hề dời tờ báo từ tháng Chạp ra, bên dưới là tờ báo từ tháng Năm, viết về phong trào sinh viên trong nước.
Phó Đồng Văn bước vào phòng sách, anh mặc áo sơ mi trắng và quần âu, nhưng trên vai lại khoác áo khoác dài kiểu Trung màu trắng xám.
Anh không hay mặc những bộ quần áo kiểu cũ, chiếc áo này do Thẩm Hề lén hỏi công sứ đóng Thẩm Hềại Pháp địa chỉ của thợ may Hoa kiều, đặc biệt đặt may riêng cho anh. Âu phục quá gò bó, cũng hơi nặng, áo dài vẫn nhẹ nhàng thuận tiện hơn.
Mới đầu Phó Đồng Văn nhìn thấy chiếc áo dài này còn rất bất ngờ, tuy không quen nhưng vẫn tiếp thu ý kiến của Thẩm Hề, khoác vào chống lạnh.
Mặc quen rồi thì nhận ra điểm tốt mà Thẩm Hề nói.
"Mấy tin trên báo đều là tin cũ cả." Anh đến gần, đưa cho cô chiếc mũ nữ hình chương có vành mũ lượn sóng đang thịnh hành ở Paris: "Em sắp muộn rồi đấy."
"Em sẽ về sớm thôi."
"Đừng gấp." Anh nói, "Hiếm khi gặp được bạn ở Paris, chỉ cần đừng chơi đến tối là được."
"Vâng."
Thẩm Hề nhận lấy chiếc mũ cầm trên tay, nếu không phải có chuyện quan trọng thì cô chẳng muốn rời xa anh dù chỉ một giây.
Thẩm Hề không nói với anh mình đi gặp ai, chỉ nói là bạn đại học, Phó Đồng Văn cũng không gặng hỏi.
Trước lúc sắp đi cô còn dặn dò lại mấy câu với Đàm Khánh Hạng, đưa địa chỉ và số điện toại của nhà hàng mình sắp đến cho anh ta rồi mới yên tâm ra ngoài.
Đến đại lộ Saint-Michel, cô tìm thấy quán cà phê ấy. Bên ngoài cửa đông đúc người ngồi.
Khắp nơi là những chiếc bàn tròn nhỏ, đường kính bàn chỉ khoảng hai mươi centimet, đặt mấy chiếc tách là hết diện tích. Xung quanh bàn tròn là những chiếc ghế làm bằng mây, ghế còn to hơn cả bàn. Mười mấy chiếc bàn được đặt không theo thứ tự nào, các quý ông tiểu thử cũng ngồi rất tùy ý, hưởng thụ cà phê. Ghế kề sát ghế là khung cảnh thường thấy ở thành phố này, mọi người tụ tập gặp gỡ trong buổi chiều.
Các quý ông chỉ có thể để tay cầm tờ báo xuống thấp nhất để tránh góc báo chạm vào vị khách lạ ngồi bên cạnh.
Đa số mọi người đều đọc báo, Thẩm Hề không hiểu tiếng Pháp, nhưng cũng đoán được hơn nửa trong đó sẽ quan tâm đến hội nghị hòa bình.
Cô lại nhớ tới chồng báo chất thành núi trong nhà.
...
Trong một góc, hiếm hoi có một chiếc bàn tròn đặt hai tách cà phê, nhưng chỉ có một vị tiên sinh ngồi.
Thẩm Hề nhìn người đàn ông ngồi bên bàn, bước chân khựng lại, đối phương nhìn thấy bóng hình cô phản chiếu qua tấm kính, bèn ngoảnh đầu lại nhìn. Hai người bạn học cũ không hẹn mà cùng nở nụ cười.
"Cậu vẫn như ngày xưa." Trần Lận Quan đứng lên, muốn kéo chiếc ghế đối diện ra cho cô.
"Chỗ này nhiều người, cậu không cần giả bộ quý ông đâu." Thẩm Hề ngăn anh ta lại.
Cô để chiếc mũ lên đùi, uống một hớp cà phê.
Trần Lận Quan chống khuỷu tay lên mép bàn, nét mặt rạng rỡ chờ cô uống xong.
Tháng Chạp năm ngoái Thẩm Hề rời New York đến Paris, trên tàu đã gửi điện báo cho anh ta, nhưng không may Trần Lận Quan vừa khởi hành đến New York để tham gia trao đổi học thuật. Hai người đã đi lướt qua nhau trên biển.
Cho đến mấy ngày trước, Trần Lận Quan trở về Paris mới xúc tiến cuộc gặp mặt này.
Năm ấy Thẩm Hề rời khỏi New York, không kịp chào tạm biệt anh ta, những năm gần đây tuy họ khôi phục lại trao đổi thư từ nhưng vẫn chưa có duyên gặp mặt.
Đến khi gặp nhau thật sự, nhìn thấy gương mặt đối phương, cảm giác khác xa khi chỉ trao đổi qua thư. Trần Lận Quan bất giác nhớ lại quãng thời gian học ở New York, hai người đốc thúc nhau học hành, say sưa như bị ma nhập.
Thẩm Hề là người anh ta bội phục từ tận trong lòng, cũng là người anh ta coi là bạn tốt nhất.
"Sao lại chọn đến vào hội nghị hòa bình?" Trần Lận Quan cười hỏi, "Trong thư còn giả bộ thần bí, không muốn nói với tôi sao?"
Thẩm Hề mím môi cười, không tiện trả lời.
May mà Trần Lận Quan vẫn biết chừng mực, thấy nụ cười của cô thì thức thời không gặng hỏi thêm.
"Có một câu tôi luôn giữ trong lòng nhiều năm rồi, cậu có hối hận không?"
Hối hận? Cô khó hiểu, "Ý cậu là gì?"
"Lúc ở New York, lĩnh vực cậu có hứng thú nhất là ngoại khoa Tim mạch, cũng có năng khiếu, có thể trở thành bác sĩ khoa Tim mạch xuất sắc nhất, hiện giờ cậu có hối hận không? Đột ngột về nước, chôn vùi tiền đồ của mình?"
Sau khi hau người nối lại liên lạc, Trần Lận Quan không tiếc lời khuyên cô đến châu Âu học tiếp, sau khi nghe nói cô từ bỏ cơ hội đến Anh, anh ta không hề nể tình thầm chỉ trích cô tầm mắt hạn hẹp, lãng phí tài năng của mình.
Anh ta luôn canh cánh trong lòng chuyện cô năm xưa từ bỏ khoa Tim mạch, không thể tháo gỡ nổi, đến hôm nay cũng thế.
Thẩm Hề lắc đầu: "Không hối hận."
"Cậu đang giả vờ."
"Thật đấy. Mấy năm nay tôi ở trong nước, chỉ riêng người được cứu sống đã hơn nghìn người, số ca bệnh chữu trị thành công không nhớ nổi nữa, còn..." Cô cười rộ, "Tôi còn quyên tiền cho cho quân đội của Thái tướng quân. Cậu thấy đấy, tôi cũng làm được không ít việc nhé."
"Cậu vốn có thể đạt được thành tựu cao hơn nữa."
Có lẽ thế. Cô thôi tranh luận, lơ đễnh uống cà phê.
Thẩm Hề đặt tách xuống: "Tôi muốn xin cậu giúp tôi làm một chuyện."
"Tôi đã nói rồi mà, cậu là người theo chủ nghĩa vụ lợi." Dường như Trần Lận Quan rất hiểu cô, vui vẻ mở miệng: "Khi tìm tôi luôn là có chuyện nhờ, chứ không phải chỉ ôn lại chuyện cũ."
Lần này Thẩm Hề không phản bác.
Lúc còn đi học hai người luôn nói chuyện theo cách anh một câu tôi một câu, không ai tỏ ra yếu thế. Liên tiếp hai lần im lặng, Trần Lận Quan rất không thoải mái: "Tôi chỉ nói đùa với cậu mà thôi, không có khoản tiền giúp đỡ của cậu, tôi cũng không có được ngày hôm nay. Chỉ cần chuyện tôi có thể giúp được, cậu cứ việc nói. Hơn nữa, đừng bao giờ dùng từ "xin"."
"Tôi muốn... nhờ cậu đề cử một bác sĩ tim mạch."
Trần Lận Quan ngẩn người: "Cậu muốn tìm giáo sư của tôi sao? Cho bạn cậu à?"
Cô ngập ngừng mới nói tiếp: "Cho Phó Đồng Văn, tôi muốn tìm một bác sĩ khám cho anh ấy, tim anh ấy có vấn đề. Nửa năm nay vì bôn ba đến hội nghị hòa bình... tình trạng..."
Nét cười trong mắt Trần Lận Quan dần tan biến.
"Tôi đã nhờ rất nhiều người và bạn học tư vấn, họ đều nói giáo sư của cậu là bác sĩ lâm sàng giỏi nhất, phù hợp với bệnh tật của anh ấy nhất."
Thẩm Hề nhìn anh ta chằm chằm: "Tôi muốn khẩn cầu cậu..."
Trần Lận Quan lắc đầu, tỏ ý từ chối bằng cách dịu dàng nhất.
Cậu thiếu niên khích động bên ngoài căn nhà ở New York hồi ấy đã trưởng thành, anh ta học được cách kiểm soát cảm xúc của mình, học được cách tôn trọng bạn bè, nhưng không có nghĩa anh ta đã quên gia đình mình bị sụp đổ thế nào.
"Xin lỗi." Thẩm Hề khẽ nói.
"Không cần xin lỗi." Trần Lận Quan đáp, "Đậu Uyển Phong có kể lại với tôi, anh ta là anh trai của chồng cậu."
"Hiện giờ anh ấy là chồng tôi."
Trần Lận Quan ngẩn người.
Sau khi nghe tin vui Thẩm Hề kết hôn từ chỗ bạn học, anh ta còn gửi điện báo trách cô, tưởng rằng cô quên chia sẻ niềm vui này.
Hôm nay mới biết sự thật.
Thẩm Hề toan nói tiếp.
"Tôi biết cậu muốn nói gì, khi còn ở New York, cậu luôn miệng nhắc tôi phải ghi nhớ ân tình người giúp đỡ mình." Trần Lận Quan nhìn cô, "Hiện giờ muốn tôi trả lại sao?"
"Không, lời khi ấy tôi nói, là muốn cậu khắc ghi ước nguyện ban đầu của bác sĩ, cứu thật nhiều người bệnh mới không phụ sự tài trợ mà Phó Đồng Văn dành cho chúng ta chứ không phải muốn cậu trả nợ cho anh ấy."
"Anh ta là nhà từ thiện lớn, là thương nhân yêu nước, đã giúp đỡ rất nhiều người." Trần Lận Quan trả lời, "Nhưng Thẩm Hề à, đối với người khác anh ta là người tốt, nhưng với tôi thì không phải. Tôi là người bình thường, không phải là thánh nhân, nếu cậu muốn giáo sư của tôi cứu anh ta, không cần thiết phải nhờ đến tôi."
"Tôi từng thử liên lạc đến giáo sư của cậu, nhưng..."
Trần Lận Quan biết cô gặp khó khăn: "Đương nhiên, giáo sư của tôi bệnh nặng từ lâu, đóng cửa từ chối tiếp khách rồi."
"Vì vậy tôi mới tìm cậu, tôi biết cậu là học trò ông ấy ưng ý nhất."
"Cậu đừng tìm cách ở chỗ tôi, cũng đừng nhắc đến lòng nhân ái của người học y với tôi, tôi là người rất ích kỷ."
Sau sự im lặng dài đằng đẵng, Thẩm Hề lặp lại lần nữa: "Xin lỗi."
Cô đã lường trước được kết quả này, nhưng vẫn muốn thử một lần.
Con đường này đã trắc trở, vậy đành phải chuẩn bị tiếp, đến Anh, gặp giáo sự trước đây của Đàm Khánh Hạng. Ngoại khoa Tim mạch là lĩnh vực ngay cả bác sĩ ngoại khoa cũng muốn tránh, bác sĩ chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này vốn đã ít, người có kinh nghiệm lâm sàng phong phú càng ít hơn... cô sợ đến Anh vẫn tốn công vô ích.
Thẩm Hề và Trần Lận Quan chia tay nhau trong bầu không khí không vui vẻ gì.
Cô đi dọc con dốc lát đá cuội về nhà, hai bên đường đều là những quán cà phê và quán rượu nhỏ. Lần đầu nhìn thấy Paris là trong những bức ảnh màu Phó Đồng Văn tặng cô, khi ấy ấn tượng của cô về thành phố châu Âu này là những căn nhà bên đường giống hệt những hộp diêm xếp c hỉnh tề, bức tường với màu sắc sặc sỡ, xếp san sát vào nhau không một kẽ hở.
Sau này Phó Đồng Văn nhắc đến bộ ảnh đó, anh kể rằng lần đầu đến Paris, mình đã mất một số tiền lớn để hỏi mua từ một nhà báo. Anh không bao giờ tiếc lời khen ngợi một đất nước phương Tây, tư tưởng phóng khoáng cũng như thành tựu công nghiệp hóa của họ.
Trong lời khen ngợi là kỳ vọng tốt đẹp, kỳ vọng Trung Quốc sẽ có ngày mở mày mở mặt với thế giới.
Mấy đứa trẻ vây xung quanh chiếc xe bán kem ly, mua nước ngọt và đồ ngọt mình thích.
Thẩm Hề thấy họ cũng bán bỏng ngô bèn mua một túi, ông lão bán hàng chỉ vào ví tiền trên tay cô để nhắc nhở. Đúng là Paris phồn hoa, nhưng trộm cắp cũng có tiếng. Ông lão thấy cô là người châu Á mắt đen tóc đen, tản bộ trên đường không mục đích, giống như đang dạo chơi, đoán cô gái này lần đầu tiên tới Paris, liền tốt bụng nhắc nhở.
Thẩm Hề dùng tiếng Pháp học được từ Phó Đồng Văn nói cảm ơn, sau đó nhận lấy túi giấy.
Về đến nhà, cô nhìn đồng hồ để sàn, Phó Đồng Văn vẫn đang ngủ trưa, bèn đặt túi bỏng ngô lên bàn lùn ở cửa. Người đến đón Virtue ngồi trong phòng khách nhìn thấy Thẩm Hề, lập tức đứng dậy gọi: "Mợ chủ."
Cô nhìn rương hành lý bằng vải trước cửa: "Đàm tiên sinh đâu?"
"Đang chào tạm biệt Virtue, ở phòng bếp."
Thẩm Hề đến phòng bếp, ho khẽ mấy tiếng.
"Không cần vào đâu, chúng tôi ra ngay đây."
Đàm Khánh Hạng nói xong liền đưa Virtue ra ngoài.
Lần này anh ta đưa Virtue đến Pháp vì muốn đích thân tiễn cô ấy đến châu Âu, giao cô ấy cho lãnh sự quán Đức đóng tại Pháp. Chưa tới mấy ngày nữa hội nghị hòa bình sẽ kết thúc, anh ta biết không thể trì hoãn thêm nữa, tuần trước đã liên hệ với lãnh sự quán Đức, quyết định tuần này đưa cô ấy đến. Virtue không tranh cãi gì quyết định này, cô ấy có thể vượt qua tất cả khó khăn, nhưng chỉ có duy nhất một trở ngại cô ấy không vượt qua được – Đàm Khánh Hạng không yêu cô. Thấy nước Đức sắp bị trừng phạt, cô cũng lo lắng cho ông bà nội ở quê nhà, đắn đo suy nghĩ hồi lâu, không còn cách nào khác, cô mới đồng ý sự sắp xếp này.
Tay Virtue ôm hộp cơm, là món ăn Trung Quốc cô nấy nài nỉ Đàm Khánh Hạng làm, chuẩn bị ăn trên đường.
Thẩm Hề và Đàm Khánh Hạng tiễn cô ấy đến ngoài cổng lớn căn nhà.
"Đừng viết thư đến địa chỉ này, hội nghị kết thúc sẽ trả lại căn nhà cho chủ nhà, chúng tôi cũng về nước." Đàm Khánh Hạng dặn dò.
"Sau khi mọi người về nước thì sống ở đâu?" Trong đôi mắt màu xám xanh của Virtue không che giấu ánh nước.
"Không rõ." Đàm Khánh Hạng trả lời.
Virtue cúi đầu, dùng tiếng Đức mà chỉ hai người nghe hiểu, nói chuyện rất lâu.
Từ âm điệu, ngữ khí, Thẩm Hề đoán là những lời bộc bạch cuối cùng.
Suy cho cùng Đàm Khánh Hạng cũng trạc tuổi Phó Đồng Văn, trải đời nhiều, từ đầu đến cuối anh ta luôn nở nụ cười trên môi, giúp Virtue không quá xấu hổ. Sau cùng, anh ta trao cho cô gái cái ôm chân thành, dùng tiếng Đức thì thầm mấy câu.
Virtue chớp mắt, dòng nước mắt lăn xuống gò má, rơi vào trong cổ áo.
"Tạm biệt, cô Thẩm, thay em tạm biệt cậu ba nhé." Virtue khẽ chào Thẩm Hề, rồi ngoảnh đầu lên xe.
Xe hơi khuất bóng sau khúc ngoặt con đường.
Đàm Khánh Hạng nhẹ thở dài.
"Cô ấy nói gì thế?" Cô hỏi thầm.
"Nếu tôi không nói, cô định làm thế nào?" Anh ta cười.
"Sẽ thao thức mất ngủ?" Thẩm Hề bông đùa với anh ta, "Như xem ca múa kịch ở nhà hát Moulin Rouge, nhưng chỉ có mình tôi rời đi trước khi kịch hạ màn, không biết phần kết thế nào, không dễ chịu cho lắm."
"Cô ấy nói... cùng tên là Virtue, cùng một tình yêu xuyên quốc gia, cùng yêu người đàn ông Trung Quốc, tại sao cô ấy không nhận được cái kết hạnh phúc. Cô ấy nói, tình yêu của bộ trưởng Lục và phu nhân là "Ngụ ý của vận mệnh", nhưng tôi lại muốn làm lơ nó."
Trong tình yêu, phụ nữ đều tương thông với nhau.
Đều thích nắm chặt một chút manh mối, thuyết phục mình, huyễn hoặc cho mình kết quả tốt đẹp.
"Vậy anh thì sao?"
"Tôi? Cô hỏi tôi đã nói gì à?"
"Ừ."
"Tôi nói." Đàm Khánh Hạng cười đáp: "Cô bé à, tôi không yêu cô."
Gần giống như cô nghĩ.
Thẩm Hề trao đổi về kết quả của cuộc gặp gỡ buổi chiều với Đàm Khánh Hạng.
Chuyện cô gặp Trần Lận Quan, Phó Đồng Văn không biết, Đàm Khánh Hạng biết. Từ tháng Năm tới giờ, anh ta và cô vẫn luôn bàn bạc chuyện này, ở lại Pháp hay đến Anh.
Sợ bị Phó Đồng Văn nghe thấy nên họ thì thầm chuyện trò trong phòng bếp.
Con người càng lớn tuổi càng thích nhớ lại, Đàm Khánh Hạng nói mãi thì nhắc đến chuyện năm nọ trên tàu: "Hồi đó cũng là Sơn Đông, Đồng Văn còn nói, nếu như cậu ấy thật sự không ổn, vậy hãy buộc thuốc nổ lên người cậu ấy, để cùng chết chung với người Nhật Bản."
Ở bên ngoài Thẩm Hề còn có thể giả vờ, nhưng ở trước mặt Đàm Khánh Hạng, tất cả đều sụp đổ, dòng dạ rối bời như mớ bòng bong.
Rất lâu sau cô cũng chỉ khẽ nói: "Mỗi lần tôi nhớ đến, ở Yokohama chúng ta đứng ngồi không yên, chỉ sợ làm lỡ mất thời gian đến Mỹ, làm Wilson nghi ngờ lòng thành hợp tác của chúng ta... thì cảm thấy..." Thật nực cười
Những câu này cô không thể nói với Phó Đồng Văn, đành phải tùy tiện nói ở đây.
"Cuối cùng Mỹ chọn Nhật Bản, chúng ta thật tức cười." Đàm Khánh Hạng nói nốt câu.
Bỗng nhiên tầng trên vọng xuống tiếng hát kịch, hai người nhìn nhau.
Anh dậy rồi.
"Tôi lên xem." Cô nói, "Anh mau chóng liên lạc với giáo sư của anh đi, hội nghị kết thúc, chúng ta lập tức khởi hành."
"Đã bàn bạc ổn thỏa rồi." Đàm Khánh Hạng mỉm cười an ủi cô.
Nhưng hai người đều biết, để lỡ chỗ của Trần Lận Quan là để lỡ gì...
Cô cầm túi bỏng ngô, theo âm thanh tìm đến phòng sách.
Phó Đồng Văn vẫn khoác áo dài kiểu Trung màu xám trắng, vùi người trong ghế sô pha bằng lông thiên nga đen như mực, dưới chân là đôi dép bằng da mềm. Trong lò sưởi âm tường không có lửa, ánh sáng xuyên qua tấm kính và hơn nửa phòng sách, rơi xuống chân anh, trên ống quần tây.
Nửa dưới người anh tắm trong ánh nắng, trong căn phòng mờ tối, anh nhắm mắt, nét mặt vương nụ cười mỉm, ngón tay khẽ gõ theo điệu nhạc.
Tia nắng quá ngắn, không đủ vươn tới gương mặt anh.
Thẩm Hề hiểu rất rõ chuyến đi tới Paris này thất bại hoàn toàn, nỗi buồn bã và đau lòng của cô không bằng một góc của anh. Anh đi theo con đường Duy Tân, Duy Tân thất bại, anh ủng hộ cách mạng, Viên Thế Khải lên ngôi xưng đế, bận rộn cả nửa đời người, mà dường như chỉ đang làm chuyện không đâu. Đến cuối cùng chuyện ở Sơn Đông vẫn không thể hoàn thành, nỗi thất vọng ở ngay phía trước...
Còn bên cạnh anh, từng người từng người một rời đi, từng nhóm từng nhóm một ngã gục, đường tới suối vàng bạn cũ nhiều vô kể.
Cô đúng đó rất lâu, lặng người nhìn anh, trái tim đau nhói.
Phó Đồng Văn đang cúi người, khi điều chỉnh lại tư thế ngồi, anh mở choàng mắt và trông thấy cô.
Anh cười: "Anh là người nhàn rỗi, đang chờ em về nhà chơi cùng anh đây."
"Lúc em đi anh còn nói, hiếm khi em gặp được bạn ở Paris." Thẩm Hề bước lên trước, nửa quỳ trước mặt anh, hai tay ôm túi giấy, "Bỏng ngô em nợ anh nhiều năm nay, còn nhớ không?"
Anh đón lấy túi giấy, mở ra, cầm một viên bỏng ném vào miệng: "Cinderella."
Bộ phim đầu tiên họ xem ở New York.
Phó Đồng Văn cũng đút cho cô một viên, dịu dàng nói: "Chờ anh ba về nước sẽ mở một trăm rạp chiếu phim cho Ương Ương, náo nhiệt như trong nhà hát kịch, ngày đầu tiên sẽ chiếu Cinderella."
Chuyện rương gỗ ký hiệu chữ T bị mất tích vốn phải giữ bí mật.
Nhưng không hiểu sao tin tức lại lọt ra ngoài.
Cho đến lúc đoàn đại biểu đến Paris, chuyện văn kiện bị thất lạc đã thành tin đồn với vô số phiên bản. Có người nói trên đường bộ trưởng đến Nhật Bản, thân tín bên cạnh bị gián điệp Nhật Bản mua chuộc, lén ăn trộm văn kiện; có người nói chuyến tàu đi được nửa đường thì gặp cướp; cũng có người nói khi bộ trưởng ở Yokohama từng có ngự y đến thăm bệnh, ý chí của bộ trưởng kém cỏi nên đã đưa văn kiện cho người Nhật... báo chí đưa tin khắp nơi, người Nhật cũng đang ép bộ trưởng cải chính tin đồn, tuyên bố rằng có người rắp tâm làm ảnh hưởng đến mối quan hệ Trung – Nhật.
Lời đồn đại phát tán nhanh chưa từng thấy, không cách nào kiểm soát được.
Cuộc chiến dư luận nổ ra, mở màn trước khi hội nghị hòa bình bắt đầu.
Lúc còn ở trên tàu, thậm chí khi đến New York rồi, Phó Đồng Văn vẫn không hề nhắc tới chuyện rương văn kiện ấy với Thẩm Hề. Trong căn nhà thuê ở Paris, cô đọc trên báo mới biết được tin này.
Còn hiện giờ Thẩm Hề phát hiện tờ báo ra hồi trung tuần tháng Chạp năm ngoái đang nằm trên bàn của Phó Đồng Văn.
Ngoài cửa sổ, đã vào tháng Sáu đầu hạ.
Thẩm Hề cầm tờ báo đó lên, tim như chìm sâu trong nước.
Từ lúc thuê căn nhà này, bất cứ góc nào trong phòng sách đều có thể nhìn thấy báo chí, tiếng Anh, tiếng Pháp, có cả tiếng Nhật và tiếng Trung. Phó Đồng Văn và Đàm Khánh Hạng từng nói với cô, báo chí là một mặt trận, có thể dẫn dắt dư luận, giành được lòng dân.
Cho nên vừa mới đến Paris, đoàn đại biểu điện báo về nước rằng, khoản tiền đầu tiên phải dùng cho dư luận, mua chuộc các tòa soạn lớn bé ở Paris, tranh thủ nhiều hơn nữa sự ủng hộ của dư luận với Trung Quốc. Phó Đồng Văn cũng tốn khôn ít tiền để mua chuộc các tờ báo lớn bé trong nước và Nhật Bản, bởi vậy bưu kiện anh nhận được nhiều nhất chính là báo giấy.
Thẩm Hề dời tờ báo từ tháng Chạp ra, bên dưới là tờ báo từ tháng Năm, viết về phong trào sinh viên trong nước.
Phó Đồng Văn bước vào phòng sách, anh mặc áo sơ mi trắng và quần âu, nhưng trên vai lại khoác áo khoác dài kiểu Trung màu trắng xám.
Anh không hay mặc những bộ quần áo kiểu cũ, chiếc áo này do Thẩm Hề lén hỏi công sứ đóng Thẩm Hềại Pháp địa chỉ của thợ may Hoa kiều, đặc biệt đặt may riêng cho anh. Âu phục quá gò bó, cũng hơi nặng, áo dài vẫn nhẹ nhàng thuận tiện hơn.
Mới đầu Phó Đồng Văn nhìn thấy chiếc áo dài này còn rất bất ngờ, tuy không quen nhưng vẫn tiếp thu ý kiến của Thẩm Hề, khoác vào chống lạnh.
Mặc quen rồi thì nhận ra điểm tốt mà Thẩm Hề nói.
"Mấy tin trên báo đều là tin cũ cả." Anh đến gần, đưa cho cô chiếc mũ nữ hình chương có vành mũ lượn sóng đang thịnh hành ở Paris: "Em sắp muộn rồi đấy."
"Em sẽ về sớm thôi."
"Đừng gấp." Anh nói, "Hiếm khi gặp được bạn ở Paris, chỉ cần đừng chơi đến tối là được."
"Vâng."
Thẩm Hề nhận lấy chiếc mũ cầm trên tay, nếu không phải có chuyện quan trọng thì cô chẳng muốn rời xa anh dù chỉ một giây.
Thẩm Hề không nói với anh mình đi gặp ai, chỉ nói là bạn đại học, Phó Đồng Văn cũng không gặng hỏi.
Trước lúc sắp đi cô còn dặn dò lại mấy câu với Đàm Khánh Hạng, đưa địa chỉ và số điện toại của nhà hàng mình sắp đến cho anh ta rồi mới yên tâm ra ngoài.
Đến đại lộ Saint-Michel, cô tìm thấy quán cà phê ấy. Bên ngoài cửa đông đúc người ngồi.
Khắp nơi là những chiếc bàn tròn nhỏ, đường kính bàn chỉ khoảng hai mươi centimet, đặt mấy chiếc tách là hết diện tích. Xung quanh bàn tròn là những chiếc ghế làm bằng mây, ghế còn to hơn cả bàn. Mười mấy chiếc bàn được đặt không theo thứ tự nào, các quý ông tiểu thử cũng ngồi rất tùy ý, hưởng thụ cà phê. Ghế kề sát ghế là khung cảnh thường thấy ở thành phố này, mọi người tụ tập gặp gỡ trong buổi chiều.
Các quý ông chỉ có thể để tay cầm tờ báo xuống thấp nhất để tránh góc báo chạm vào vị khách lạ ngồi bên cạnh.
Đa số mọi người đều đọc báo, Thẩm Hề không hiểu tiếng Pháp, nhưng cũng đoán được hơn nửa trong đó sẽ quan tâm đến hội nghị hòa bình.
Cô lại nhớ tới chồng báo chất thành núi trong nhà.
...
Trong một góc, hiếm hoi có một chiếc bàn tròn đặt hai tách cà phê, nhưng chỉ có một vị tiên sinh ngồi.
Thẩm Hề nhìn người đàn ông ngồi bên bàn, bước chân khựng lại, đối phương nhìn thấy bóng hình cô phản chiếu qua tấm kính, bèn ngoảnh đầu lại nhìn. Hai người bạn học cũ không hẹn mà cùng nở nụ cười.
"Cậu vẫn như ngày xưa." Trần Lận Quan đứng lên, muốn kéo chiếc ghế đối diện ra cho cô.
"Chỗ này nhiều người, cậu không cần giả bộ quý ông đâu." Thẩm Hề ngăn anh ta lại.
Cô để chiếc mũ lên đùi, uống một hớp cà phê.
Trần Lận Quan chống khuỷu tay lên mép bàn, nét mặt rạng rỡ chờ cô uống xong.
Tháng Chạp năm ngoái Thẩm Hề rời New York đến Paris, trên tàu đã gửi điện báo cho anh ta, nhưng không may Trần Lận Quan vừa khởi hành đến New York để tham gia trao đổi học thuật. Hai người đã đi lướt qua nhau trên biển.
Cho đến mấy ngày trước, Trần Lận Quan trở về Paris mới xúc tiến cuộc gặp mặt này.
Năm ấy Thẩm Hề rời khỏi New York, không kịp chào tạm biệt anh ta, những năm gần đây tuy họ khôi phục lại trao đổi thư từ nhưng vẫn chưa có duyên gặp mặt.
Đến khi gặp nhau thật sự, nhìn thấy gương mặt đối phương, cảm giác khác xa khi chỉ trao đổi qua thư. Trần Lận Quan bất giác nhớ lại quãng thời gian học ở New York, hai người đốc thúc nhau học hành, say sưa như bị ma nhập.
Thẩm Hề là người anh ta bội phục từ tận trong lòng, cũng là người anh ta coi là bạn tốt nhất.
"Sao lại chọn đến vào hội nghị hòa bình?" Trần Lận Quan cười hỏi, "Trong thư còn giả bộ thần bí, không muốn nói với tôi sao?"
Thẩm Hề mím môi cười, không tiện trả lời.
May mà Trần Lận Quan vẫn biết chừng mực, thấy nụ cười của cô thì thức thời không gặng hỏi thêm.
"Có một câu tôi luôn giữ trong lòng nhiều năm rồi, cậu có hối hận không?"
Hối hận? Cô khó hiểu, "Ý cậu là gì?"
"Lúc ở New York, lĩnh vực cậu có hứng thú nhất là ngoại khoa Tim mạch, cũng có năng khiếu, có thể trở thành bác sĩ khoa Tim mạch xuất sắc nhất, hiện giờ cậu có hối hận không? Đột ngột về nước, chôn vùi tiền đồ của mình?"
Sau khi hau người nối lại liên lạc, Trần Lận Quan không tiếc lời khuyên cô đến châu Âu học tiếp, sau khi nghe nói cô từ bỏ cơ hội đến Anh, anh ta không hề nể tình thầm chỉ trích cô tầm mắt hạn hẹp, lãng phí tài năng của mình.
Anh ta luôn canh cánh trong lòng chuyện cô năm xưa từ bỏ khoa Tim mạch, không thể tháo gỡ nổi, đến hôm nay cũng thế.
Thẩm Hề lắc đầu: "Không hối hận."
"Cậu đang giả vờ."
"Thật đấy. Mấy năm nay tôi ở trong nước, chỉ riêng người được cứu sống đã hơn nghìn người, số ca bệnh chữu trị thành công không nhớ nổi nữa, còn..." Cô cười rộ, "Tôi còn quyên tiền cho cho quân đội của Thái tướng quân. Cậu thấy đấy, tôi cũng làm được không ít việc nhé."
"Cậu vốn có thể đạt được thành tựu cao hơn nữa."
Có lẽ thế. Cô thôi tranh luận, lơ đễnh uống cà phê.
Thẩm Hề đặt tách xuống: "Tôi muốn xin cậu giúp tôi làm một chuyện."
"Tôi đã nói rồi mà, cậu là người theo chủ nghĩa vụ lợi." Dường như Trần Lận Quan rất hiểu cô, vui vẻ mở miệng: "Khi tìm tôi luôn là có chuyện nhờ, chứ không phải chỉ ôn lại chuyện cũ."
Lần này Thẩm Hề không phản bác.
Lúc còn đi học hai người luôn nói chuyện theo cách anh một câu tôi một câu, không ai tỏ ra yếu thế. Liên tiếp hai lần im lặng, Trần Lận Quan rất không thoải mái: "Tôi chỉ nói đùa với cậu mà thôi, không có khoản tiền giúp đỡ của cậu, tôi cũng không có được ngày hôm nay. Chỉ cần chuyện tôi có thể giúp được, cậu cứ việc nói. Hơn nữa, đừng bao giờ dùng từ "xin"."
"Tôi muốn... nhờ cậu đề cử một bác sĩ tim mạch."
Trần Lận Quan ngẩn người: "Cậu muốn tìm giáo sư của tôi sao? Cho bạn cậu à?"
Cô ngập ngừng mới nói tiếp: "Cho Phó Đồng Văn, tôi muốn tìm một bác sĩ khám cho anh ấy, tim anh ấy có vấn đề. Nửa năm nay vì bôn ba đến hội nghị hòa bình... tình trạng..."
Nét cười trong mắt Trần Lận Quan dần tan biến.
"Tôi đã nhờ rất nhiều người và bạn học tư vấn, họ đều nói giáo sư của cậu là bác sĩ lâm sàng giỏi nhất, phù hợp với bệnh tật của anh ấy nhất."
Thẩm Hề nhìn anh ta chằm chằm: "Tôi muốn khẩn cầu cậu..."
Trần Lận Quan lắc đầu, tỏ ý từ chối bằng cách dịu dàng nhất.
Cậu thiếu niên khích động bên ngoài căn nhà ở New York hồi ấy đã trưởng thành, anh ta học được cách kiểm soát cảm xúc của mình, học được cách tôn trọng bạn bè, nhưng không có nghĩa anh ta đã quên gia đình mình bị sụp đổ thế nào.
"Xin lỗi." Thẩm Hề khẽ nói.
"Không cần xin lỗi." Trần Lận Quan đáp, "Đậu Uyển Phong có kể lại với tôi, anh ta là anh trai của chồng cậu."
"Hiện giờ anh ấy là chồng tôi."
Trần Lận Quan ngẩn người.
Sau khi nghe tin vui Thẩm Hề kết hôn từ chỗ bạn học, anh ta còn gửi điện báo trách cô, tưởng rằng cô quên chia sẻ niềm vui này.
Hôm nay mới biết sự thật.
Thẩm Hề toan nói tiếp.
"Tôi biết cậu muốn nói gì, khi còn ở New York, cậu luôn miệng nhắc tôi phải ghi nhớ ân tình người giúp đỡ mình." Trần Lận Quan nhìn cô, "Hiện giờ muốn tôi trả lại sao?"
"Không, lời khi ấy tôi nói, là muốn cậu khắc ghi ước nguyện ban đầu của bác sĩ, cứu thật nhiều người bệnh mới không phụ sự tài trợ mà Phó Đồng Văn dành cho chúng ta chứ không phải muốn cậu trả nợ cho anh ấy."
"Anh ta là nhà từ thiện lớn, là thương nhân yêu nước, đã giúp đỡ rất nhiều người." Trần Lận Quan trả lời, "Nhưng Thẩm Hề à, đối với người khác anh ta là người tốt, nhưng với tôi thì không phải. Tôi là người bình thường, không phải là thánh nhân, nếu cậu muốn giáo sư của tôi cứu anh ta, không cần thiết phải nhờ đến tôi."
"Tôi từng thử liên lạc đến giáo sư của cậu, nhưng..."
Trần Lận Quan biết cô gặp khó khăn: "Đương nhiên, giáo sư của tôi bệnh nặng từ lâu, đóng cửa từ chối tiếp khách rồi."
"Vì vậy tôi mới tìm cậu, tôi biết cậu là học trò ông ấy ưng ý nhất."
"Cậu đừng tìm cách ở chỗ tôi, cũng đừng nhắc đến lòng nhân ái của người học y với tôi, tôi là người rất ích kỷ."
Sau sự im lặng dài đằng đẵng, Thẩm Hề lặp lại lần nữa: "Xin lỗi."
Cô đã lường trước được kết quả này, nhưng vẫn muốn thử một lần.
Con đường này đã trắc trở, vậy đành phải chuẩn bị tiếp, đến Anh, gặp giáo sự trước đây của Đàm Khánh Hạng. Ngoại khoa Tim mạch là lĩnh vực ngay cả bác sĩ ngoại khoa cũng muốn tránh, bác sĩ chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này vốn đã ít, người có kinh nghiệm lâm sàng phong phú càng ít hơn... cô sợ đến Anh vẫn tốn công vô ích.
Thẩm Hề và Trần Lận Quan chia tay nhau trong bầu không khí không vui vẻ gì.
Cô đi dọc con dốc lát đá cuội về nhà, hai bên đường đều là những quán cà phê và quán rượu nhỏ. Lần đầu nhìn thấy Paris là trong những bức ảnh màu Phó Đồng Văn tặng cô, khi ấy ấn tượng của cô về thành phố châu Âu này là những căn nhà bên đường giống hệt những hộp diêm xếp c hỉnh tề, bức tường với màu sắc sặc sỡ, xếp san sát vào nhau không một kẽ hở.
Sau này Phó Đồng Văn nhắc đến bộ ảnh đó, anh kể rằng lần đầu đến Paris, mình đã mất một số tiền lớn để hỏi mua từ một nhà báo. Anh không bao giờ tiếc lời khen ngợi một đất nước phương Tây, tư tưởng phóng khoáng cũng như thành tựu công nghiệp hóa của họ.
Trong lời khen ngợi là kỳ vọng tốt đẹp, kỳ vọng Trung Quốc sẽ có ngày mở mày mở mặt với thế giới.
Mấy đứa trẻ vây xung quanh chiếc xe bán kem ly, mua nước ngọt và đồ ngọt mình thích.
Thẩm Hề thấy họ cũng bán bỏng ngô bèn mua một túi, ông lão bán hàng chỉ vào ví tiền trên tay cô để nhắc nhở. Đúng là Paris phồn hoa, nhưng trộm cắp cũng có tiếng. Ông lão thấy cô là người châu Á mắt đen tóc đen, tản bộ trên đường không mục đích, giống như đang dạo chơi, đoán cô gái này lần đầu tiên tới Paris, liền tốt bụng nhắc nhở.
Thẩm Hề dùng tiếng Pháp học được từ Phó Đồng Văn nói cảm ơn, sau đó nhận lấy túi giấy.
Về đến nhà, cô nhìn đồng hồ để sàn, Phó Đồng Văn vẫn đang ngủ trưa, bèn đặt túi bỏng ngô lên bàn lùn ở cửa. Người đến đón Virtue ngồi trong phòng khách nhìn thấy Thẩm Hề, lập tức đứng dậy gọi: "Mợ chủ."
Cô nhìn rương hành lý bằng vải trước cửa: "Đàm tiên sinh đâu?"
"Đang chào tạm biệt Virtue, ở phòng bếp."
Thẩm Hề đến phòng bếp, ho khẽ mấy tiếng.
"Không cần vào đâu, chúng tôi ra ngay đây."
Đàm Khánh Hạng nói xong liền đưa Virtue ra ngoài.
Lần này anh ta đưa Virtue đến Pháp vì muốn đích thân tiễn cô ấy đến châu Âu, giao cô ấy cho lãnh sự quán Đức đóng tại Pháp. Chưa tới mấy ngày nữa hội nghị hòa bình sẽ kết thúc, anh ta biết không thể trì hoãn thêm nữa, tuần trước đã liên hệ với lãnh sự quán Đức, quyết định tuần này đưa cô ấy đến. Virtue không tranh cãi gì quyết định này, cô ấy có thể vượt qua tất cả khó khăn, nhưng chỉ có duy nhất một trở ngại cô ấy không vượt qua được – Đàm Khánh Hạng không yêu cô. Thấy nước Đức sắp bị trừng phạt, cô cũng lo lắng cho ông bà nội ở quê nhà, đắn đo suy nghĩ hồi lâu, không còn cách nào khác, cô mới đồng ý sự sắp xếp này.
Tay Virtue ôm hộp cơm, là món ăn Trung Quốc cô nấy nài nỉ Đàm Khánh Hạng làm, chuẩn bị ăn trên đường.
Thẩm Hề và Đàm Khánh Hạng tiễn cô ấy đến ngoài cổng lớn căn nhà.
"Đừng viết thư đến địa chỉ này, hội nghị kết thúc sẽ trả lại căn nhà cho chủ nhà, chúng tôi cũng về nước." Đàm Khánh Hạng dặn dò.
"Sau khi mọi người về nước thì sống ở đâu?" Trong đôi mắt màu xám xanh của Virtue không che giấu ánh nước.
"Không rõ." Đàm Khánh Hạng trả lời.
Virtue cúi đầu, dùng tiếng Đức mà chỉ hai người nghe hiểu, nói chuyện rất lâu.
Từ âm điệu, ngữ khí, Thẩm Hề đoán là những lời bộc bạch cuối cùng.
Suy cho cùng Đàm Khánh Hạng cũng trạc tuổi Phó Đồng Văn, trải đời nhiều, từ đầu đến cuối anh ta luôn nở nụ cười trên môi, giúp Virtue không quá xấu hổ. Sau cùng, anh ta trao cho cô gái cái ôm chân thành, dùng tiếng Đức thì thầm mấy câu.
Virtue chớp mắt, dòng nước mắt lăn xuống gò má, rơi vào trong cổ áo.
"Tạm biệt, cô Thẩm, thay em tạm biệt cậu ba nhé." Virtue khẽ chào Thẩm Hề, rồi ngoảnh đầu lên xe.
Xe hơi khuất bóng sau khúc ngoặt con đường.
Đàm Khánh Hạng nhẹ thở dài.
"Cô ấy nói gì thế?" Cô hỏi thầm.
"Nếu tôi không nói, cô định làm thế nào?" Anh ta cười.
"Sẽ thao thức mất ngủ?" Thẩm Hề bông đùa với anh ta, "Như xem ca múa kịch ở nhà hát Moulin Rouge, nhưng chỉ có mình tôi rời đi trước khi kịch hạ màn, không biết phần kết thế nào, không dễ chịu cho lắm."
"Cô ấy nói... cùng tên là Virtue, cùng một tình yêu xuyên quốc gia, cùng yêu người đàn ông Trung Quốc, tại sao cô ấy không nhận được cái kết hạnh phúc. Cô ấy nói, tình yêu của bộ trưởng Lục và phu nhân là "Ngụ ý của vận mệnh", nhưng tôi lại muốn làm lơ nó."
Trong tình yêu, phụ nữ đều tương thông với nhau.
Đều thích nắm chặt một chút manh mối, thuyết phục mình, huyễn hoặc cho mình kết quả tốt đẹp.
"Vậy anh thì sao?"
"Tôi? Cô hỏi tôi đã nói gì à?"
"Ừ."
"Tôi nói." Đàm Khánh Hạng cười đáp: "Cô bé à, tôi không yêu cô."
Gần giống như cô nghĩ.
Thẩm Hề trao đổi về kết quả của cuộc gặp gỡ buổi chiều với Đàm Khánh Hạng.
Chuyện cô gặp Trần Lận Quan, Phó Đồng Văn không biết, Đàm Khánh Hạng biết. Từ tháng Năm tới giờ, anh ta và cô vẫn luôn bàn bạc chuyện này, ở lại Pháp hay đến Anh.
Sợ bị Phó Đồng Văn nghe thấy nên họ thì thầm chuyện trò trong phòng bếp.
Con người càng lớn tuổi càng thích nhớ lại, Đàm Khánh Hạng nói mãi thì nhắc đến chuyện năm nọ trên tàu: "Hồi đó cũng là Sơn Đông, Đồng Văn còn nói, nếu như cậu ấy thật sự không ổn, vậy hãy buộc thuốc nổ lên người cậu ấy, để cùng chết chung với người Nhật Bản."
Ở bên ngoài Thẩm Hề còn có thể giả vờ, nhưng ở trước mặt Đàm Khánh Hạng, tất cả đều sụp đổ, dòng dạ rối bời như mớ bòng bong.
Rất lâu sau cô cũng chỉ khẽ nói: "Mỗi lần tôi nhớ đến, ở Yokohama chúng ta đứng ngồi không yên, chỉ sợ làm lỡ mất thời gian đến Mỹ, làm Wilson nghi ngờ lòng thành hợp tác của chúng ta... thì cảm thấy..." Thật nực cười
Những câu này cô không thể nói với Phó Đồng Văn, đành phải tùy tiện nói ở đây.
"Cuối cùng Mỹ chọn Nhật Bản, chúng ta thật tức cười." Đàm Khánh Hạng nói nốt câu.
Bỗng nhiên tầng trên vọng xuống tiếng hát kịch, hai người nhìn nhau.
Anh dậy rồi.
"Tôi lên xem." Cô nói, "Anh mau chóng liên lạc với giáo sư của anh đi, hội nghị kết thúc, chúng ta lập tức khởi hành."
"Đã bàn bạc ổn thỏa rồi." Đàm Khánh Hạng mỉm cười an ủi cô.
Nhưng hai người đều biết, để lỡ chỗ của Trần Lận Quan là để lỡ gì...
Cô cầm túi bỏng ngô, theo âm thanh tìm đến phòng sách.
Phó Đồng Văn vẫn khoác áo dài kiểu Trung màu xám trắng, vùi người trong ghế sô pha bằng lông thiên nga đen như mực, dưới chân là đôi dép bằng da mềm. Trong lò sưởi âm tường không có lửa, ánh sáng xuyên qua tấm kính và hơn nửa phòng sách, rơi xuống chân anh, trên ống quần tây.
Nửa dưới người anh tắm trong ánh nắng, trong căn phòng mờ tối, anh nhắm mắt, nét mặt vương nụ cười mỉm, ngón tay khẽ gõ theo điệu nhạc.
Tia nắng quá ngắn, không đủ vươn tới gương mặt anh.
Thẩm Hề hiểu rất rõ chuyến đi tới Paris này thất bại hoàn toàn, nỗi buồn bã và đau lòng của cô không bằng một góc của anh. Anh đi theo con đường Duy Tân, Duy Tân thất bại, anh ủng hộ cách mạng, Viên Thế Khải lên ngôi xưng đế, bận rộn cả nửa đời người, mà dường như chỉ đang làm chuyện không đâu. Đến cuối cùng chuyện ở Sơn Đông vẫn không thể hoàn thành, nỗi thất vọng ở ngay phía trước...
Còn bên cạnh anh, từng người từng người một rời đi, từng nhóm từng nhóm một ngã gục, đường tới suối vàng bạn cũ nhiều vô kể.
Cô đúng đó rất lâu, lặng người nhìn anh, trái tim đau nhói.
Phó Đồng Văn đang cúi người, khi điều chỉnh lại tư thế ngồi, anh mở choàng mắt và trông thấy cô.
Anh cười: "Anh là người nhàn rỗi, đang chờ em về nhà chơi cùng anh đây."
"Lúc em đi anh còn nói, hiếm khi em gặp được bạn ở Paris." Thẩm Hề bước lên trước, nửa quỳ trước mặt anh, hai tay ôm túi giấy, "Bỏng ngô em nợ anh nhiều năm nay, còn nhớ không?"
Anh đón lấy túi giấy, mở ra, cầm một viên bỏng ném vào miệng: "Cinderella."
Bộ phim đầu tiên họ xem ở New York.
Phó Đồng Văn cũng đút cho cô một viên, dịu dàng nói: "Chờ anh ba về nước sẽ mở một trăm rạp chiếu phim cho Ương Ương, náo nhiệt như trong nhà hát kịch, ngày đầu tiên sẽ chiếu Cinderella."
/71
|