Bữa sáng hôm đó có nguy cơ kết thúc một cách nhạt nhẽo khi tôi đau đớn nhận ra rằng tâm trạng của tôi đang dần xuống bằng với những kẻ bại trận kề bên. Có chăng khá hơn là thay vì bãi đất dưới chân tôi lại găm mặt mình vào tô cháo lòng cay xè, lễu bễu toàn nước.
"Anh". Em nghiêng người nói nhỏ, cố ý để một mình tôi nghe.
"Gì...". Tôi thất thểu bới miếng lòng duy nhất còn trong tô, cố gắng cứu nó khỏi chịu cảnh chết đuối đầy đau khổ và trả lời em nhỏ đến nổi tôi sợ rằng em sẽ không nghe. Em lại cười, cái nụ cười tủm tỉm, nhàn nhạt như của một bà mẹ nhìn thấu mọi suy nghĩ ngờ nghệch của đứa con nhưng chẳng thèm phát giác, chỉ xem đó như một thú vui riêng và vui vẻ cười một mình. Đúng rồi em giống hệt như một bà mẹ quái quỷ chứ chẳng phải là em, cô bé, hay bạn gái gì của tôi cả. Thật là bực mình.
"Xí mình ra đồng đi anh". Em lại nói, nhỏ, và chỉ để tôi nghe.
"Làm gì?". Tôi ngơ ngác đưa mắt nhìn em.
"Bắt cua đồng, bắt lươn, anh ở đây sao lại hỏi em". Em nhướng mày trách.
Cua đồng à, ờ, cái này cũng hay, cho em nếm thử cái vị thôn quê này cũng tốt. Tôi tươi tỉnh hẳn lên, trái ngược hoàn toàn so với mấy giây trước.
"Anh Trí, tí đi đấm hang cua đồng đi". Tôi rủ rê
Thằng Hói phản ứng đầu tiên.
"A ha đúng đấy, lâu lắm rồi chưa được ăn cua đồng nấu canh chua".
Con mơn kế tiếp.
"Cả món cháo Lươn cay thẹo lưỡi nữa chứ". Con Mơn ngửa đầu lên trời nhìn lá đa mà tưởng tượng ra mấy khúc thịt lươn béo ngậy, vừa nghĩ vừa đưa tay xuýt xoa, liếm mép lia lịa trông đến tợn.
"Đúng đấy, đúng đấy". Đám con trai cũng rôm hẳn lên.
"Mua thêm vài lon bia nữa thì hết sẩy". Con Linh đang thong thả gặm miếng giò chỉ còn trơ mỗi xương thì bỗng nhiên lên tiếng. Thằng Đực như một cái lao đang đi xuống, găm phặp xuống đích, đầu nó còn gật gật như kiểu cán lao bị rung sau khi tiếp đất.
Anh Trí vỗ vai nó an ủi.
"Thôi nghĩ nhiều làm gì, lúc đấy bia đái chứ có phải mày đái đâu mà mày xấu hổ".
Con Mơn được thể tiếp lời.
"Trông cũng dễ thương chứ bộ, như mấy đứa trẻ con ý, nhớ hồi nào anh Nam hay cỡi truồng tắm mưa, so với bây giờ cũng nhỏ nhỏ xinh xinh y chang nhau à".
Cả đám phá lên cười như vỡ chợ, đến thằng Đực cũng phải ngước mắt lên, vừa nhịn cười vừa lườm lườm con nhỏ yêu tinh ấy :))
Vui vẻ trở lại, cả đám tung tăng thẳng bước ra đồng. Người cầm cuốc, người cầm xô, kẻ cầm gậy, đứa chả cầm gì, có cả đứa đang ôm đồm một đống dép. Mà thôi, nói luôn đó là thằng Hói, nó được giao nhiệm vụ hậu cần, giữ dép cho các chiến sĩ, cu cậu cũng thông minh lấy mớ cỏ cao bên đường tết lại như dây thừng rồi luồn qua mấy chiếc dép, vắt lên lưng mà đi chân sáo, vừa đi vừa ngân nga hát nom thoải mái lắm. Nhìn nó mà tôi cứ nhớ lại mình mấy năm trước. Trong cả đám diễu binh thì chị đi đầu, một đám dong cờ đi sau, còn tôi thì cứ y xì cái nhiệm vụ hậu cần, xách dép, xách xô, vác quốc đôi lúc còn cầm cái ô rách che cho chị như kiểu người hầu che lộng cho tướng quân, ấy vậy mà chẳng trách cứ lời nào, vẫn vui vẻ thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình, vui thật.
"A thấy rồi, thấy rồi".
Thằng Đực réo lên rồi từ đường lớn phi qua con mương, bay thẳng tới bờ ruộng. Nó nhanh nhảu vén mấy cây cỏ rồi để lộ ra một cửa hang nhỏ xíu, tầm 2 ngón tay.
"Không phải hang cua, nhỏ quá, chắc là lươn rồi". Anh Trí phân tích.
"Hang lươn phải ngập nước chứ". Thằng Đực cãi.
"Ngu lắm, tối qua trổ bờ, nước rút mới để lộ hang, tao nghi chả còn gì trong đấy đâu". Anh Trí quắc lại.
Thằng Đực gật gù đồng ý rồi nói.
"Nhưng chưa chắc là không có gì đâu, có khi vài con cua lại nhảy vào hôi của cũng nên".
"Ờ thế thử xem". Anh Trí xúi.
Tôi thì chả biết gì, hồi trước làm hậu cần chỉ toàn xách đồ với ăn theo thôi ==" chẳng biết bắt bớ gì xất, nhìn mấy ổng cãi nhau mà ghiền.
Thằng Đực cứ vậy mà hì hụi khoét to cái miệng hang ra, thỉnh thoảng còn lấy tay đấm bôm bốp vào trong hang trước khi thò tay vào mò mẫm, anh Trí ở bên cứ lâu lâu lại chêm một câu "mày đấm thế thì lát lấy thìa mà vét xác mấy con cua à" hay tỉ như "đụng cái gì chưa?". Ai đứng nhìn hai bên cũng phập phòng hồi hộp, mắt thao láo về cái miệng hang bé tí, tất cả đều đang đứng bấp bênh trên cái bờ ruộng lầy lội nhỏ tẹo, chỉ có thằng Tủn là tò mò lao luôn xuống mương nhìn cho rõ.
"Ấy ấy, thấy rồi, cứ trơn trơn thế này chắc lươn". Nói xong thằng Đực lại đấm thùm thụp vào cái hang, nó bảo làm thế lươn nó không cắn được -_-
âi cũng đều chăm chú hết mức.
Thằng Đực nó lại reo lên một lần nữa, và cũng như mấy lần trước, nó làm cho tất thảy đều hồi hộp và tò mò hơn.
"Tao túm được cái đầu rồi ha ha".
Nói xong nó bắt đầu dựt dựt cái tay, cố kéo con lươn ra khỏi cái hang ẩm ướt, nhỏ hẹp. Thằng Tủn dí cái mặt nó lại sát với bàn tay của thằng Đực, với hi vọng mình là kẻ đầu tiên diện kiến dung nhan con lươn xấu số. Tôi, anh Trí nghi ngờ đứng từ xa quan sát. Con Mơn nhảy lên háo hức, túm lấy tay thằng Hói mà lay đến tội. Linh và em cũng hớn thấy rõ, cứ đưa mắt nhìn nhau nói cái gì đó chả ai nghe rồi cười cười bí hiểm.
Bất ngờ thằng Đực vung tay, con lươn bay ra...không, không phải con lươn, một con rắn nước dài bằng cánh tay, đầu dẹp bép, thân người đầy màu sắc, đậm và rõ nét. Con rắn theo tay thằng Đực bay ra. Đám con gái hét lên, rồi mỗi đứa một hướng phóng đi bất kể địa hình. Anh Trí và tôi may mắn đứng xa nên chỉ cần lùi lại vài bước là có thể an toàn thoát khỏi trung tâm của cuộc hoảng loạn. Con Mơn giờ đang lóp ngóp, vật lộn với đám bùn trong thửa ruộng, Chung quy là tại thằng Hói hoảng quá mà vung tay chạy làm con Mơn chới với ngã xuống đám bùn. Tội nhất chắc là thằng Tủn, nó gần đó nên lúc thằng Đực quăng con rắn nước ra, vướng phải người thằng Tủn nên đậu luôn trên vai cậu nhỏ, làm cậu vừa khóc mếu vừa lỏm bỏm khoát nước chạy bán sống bán chết trông đến tội, con Linh thì chẳng khác gì con Mơn, chỉ là nhỏ Mơn chọn thửa ruộng, còn nó chọn con mương. Lúc hoảng loạn nó cắm đầu xuống con mương cạn nước mà lao làm người nó dính đầy bùn, tóc bết lại, nước bùn cứ thế chảy theo tóc nó xuống mắt, xuống mũi, xuống mồm, tởm hết sức. Thỉnh thoảng nó cứ thổi phì phì để đẩy cái làn nước không được mấy sạch sẽ ấy ra khỏi miệng, tay cư vén vén mái tóc ra hai bên, thật thảm.
Và em, tôi cứ nghĩ là em phải đang bì bỏm trong đám nước bùn đen ngòm của con mương, hay cũng phải mặt mũi lấm lem, chật vật mãi mới đứng được trên chính đôi chân của mình như con Mơn, nhưng..hơi thất vọng, em giờ đã đứng chễm chệ trên đường cái, chân đen sì, mồ hôi nhễ nhại đổ xuống cằm đọng thành giọt. Em phi qua con mương mà nhảy lên lúc nào không biết, có lẽ là sức mạnh của sự sợ hãi, mặt em tái mét, mắt đỏ hoe, mồm méo như một cái bát đất sét bị nặn hỏng. Khi mọi người bắt đầu bình tĩnh, và có thể đứng thẳng mà ngơ ngác, hoảng loạn nhìn nhau thì em cũng bắt đầu khóc. Em ngoác rộng mồm mà lấy hết sức bú mẹ ra khóc, em ngửa cổ lên cao, mắt nhắm tịt, khóc nức nở như một cô bé vừa bị mẹ mắng oan. Cả đám nhìn nhau, đứa nào trông cũng thảm hại, anh Trí bắt đầu cười, tiếp theo là thằng đực, rồi cả bọn, tiếng cười dần lớn lên, em vẫn khóc, hai cảm xúc lẫn lộn trong một đám người nhỏ tẹo, kẻ khóc người cười, có đứa cười trong khi nước mắt vẫn còn động trên má. Tôi chạy lại dỗ em, một lúc lâu sau em mới nín, nhưng vẫn sụt sùi nức nở mãi không thôi. =))
Đúng là lần đầu tôi thấy em như thế, trước đây trong mắt tôi, em như một vị thần, giường như mọi thứ đều nằm trong tính toán của em, sự tự tin của em khiến tôi mới là kẻ cảm thấy an toàn khi ở cạnh em. Đến giờ thì tôi mới nhận ra điều mà ai cũng có thể thấy một cách rất dễ dàng rằng: Em vẫn là một cô bé. =))))
Nắng bắt đầu gắt hơn, mặt trời nóng nảy đang khiến cho những đôi má của mấy cô cậu mới lớn cứ đỏ hây hây, mồm thở phì phò như con trâu đực đương nổi nóng. Tay xách nách mang, thằng Hói không còn thong thả như trước nữa, nó lừ đừ lết đi khó nhọc trên chính đôi chân tạo nên một phần gánh nặng cho nó. Người nó gần như đổ nhào về phía trước, mặt bợt ra đến thảm. Chẳng có ai khá hơn trong đám, nếu như muốn cường điệu hóa nó đi một chút thì tôi có thể gói cái cảnh này lại trong câu "Những xác chết di động".
Đấy là cái giá phải trả cho một xô đầy toàn lươn với cua đồng, có lẽ đó cũng là động lực to lớn giúp ngần ấy cái thi thể vẫn đang bước đi chậm chạp.
Về tới nhà con Linh ai cũng đổ người ra mà nằm nhoài dưới mái hiên mát mẻ đáng tự hào của nhà nó. Bố mẹ nó ra sạp hàng từ sớm, tối lắc lơ mới về nhà nên đây có thể koi là địa điểm tụ tập lí tưởng thay cho nhà tôi, nơi mà sống chết gì thằng Đực cũng lắc đầu khi nhắc tới. Thực lòng mà nói thì nhà con Linh đúng là nơi tuyệt vời trong những buổi nắng cháy bổ đầu như này. Riêng cái mái hiên, ba nó, bác Khải đã kì công cho cả tá gốc chanh dây leo lên che kính mít, mát rượi như có điều hòa, lá cây phủ dày đến độ mưa chưa chắc thấm nổi chứ đừng nói là nắng. Phía bên hông nhà, một cây khế chua to xụ mà ngay cả con Linh cũng chẳng biết là nó có ở đó khi nào, trước cây khế là bãi đất rộng tầm mười mét vuông, nơi mà hồi nhỏ tụi tôi hay qua đây chơi đáo, bắn bi, ném khăng và làm đủ thứ trên trời dưới đất. Đã nhất là cái tôi sắp nói đây, một vườn cây ăn quả rộng chà bá, đủ loại, nó khiến bọn con nít trong làng phải đỏ mắt khi nghĩ tới. Đến mùa đơm quả thì khu vườn nhà con Linh giống như một hủ màu nước được ba nó cố ý đổ trộn mọi loại màu lại với nhau, sặc sỡ và đầy sức hấp dẫn. Chỉ tiếc là ở cái mùa này thì có huy hoàng mấy cũng chỉ là nơi chứa củi mục mà thôi.
"Anh". Em nghiêng người nói nhỏ, cố ý để một mình tôi nghe.
"Gì...". Tôi thất thểu bới miếng lòng duy nhất còn trong tô, cố gắng cứu nó khỏi chịu cảnh chết đuối đầy đau khổ và trả lời em nhỏ đến nổi tôi sợ rằng em sẽ không nghe. Em lại cười, cái nụ cười tủm tỉm, nhàn nhạt như của một bà mẹ nhìn thấu mọi suy nghĩ ngờ nghệch của đứa con nhưng chẳng thèm phát giác, chỉ xem đó như một thú vui riêng và vui vẻ cười một mình. Đúng rồi em giống hệt như một bà mẹ quái quỷ chứ chẳng phải là em, cô bé, hay bạn gái gì của tôi cả. Thật là bực mình.
"Xí mình ra đồng đi anh". Em lại nói, nhỏ, và chỉ để tôi nghe.
"Làm gì?". Tôi ngơ ngác đưa mắt nhìn em.
"Bắt cua đồng, bắt lươn, anh ở đây sao lại hỏi em". Em nhướng mày trách.
Cua đồng à, ờ, cái này cũng hay, cho em nếm thử cái vị thôn quê này cũng tốt. Tôi tươi tỉnh hẳn lên, trái ngược hoàn toàn so với mấy giây trước.
"Anh Trí, tí đi đấm hang cua đồng đi". Tôi rủ rê
Thằng Hói phản ứng đầu tiên.
"A ha đúng đấy, lâu lắm rồi chưa được ăn cua đồng nấu canh chua".
Con mơn kế tiếp.
"Cả món cháo Lươn cay thẹo lưỡi nữa chứ". Con Mơn ngửa đầu lên trời nhìn lá đa mà tưởng tượng ra mấy khúc thịt lươn béo ngậy, vừa nghĩ vừa đưa tay xuýt xoa, liếm mép lia lịa trông đến tợn.
"Đúng đấy, đúng đấy". Đám con trai cũng rôm hẳn lên.
"Mua thêm vài lon bia nữa thì hết sẩy". Con Linh đang thong thả gặm miếng giò chỉ còn trơ mỗi xương thì bỗng nhiên lên tiếng. Thằng Đực như một cái lao đang đi xuống, găm phặp xuống đích, đầu nó còn gật gật như kiểu cán lao bị rung sau khi tiếp đất.
Anh Trí vỗ vai nó an ủi.
"Thôi nghĩ nhiều làm gì, lúc đấy bia đái chứ có phải mày đái đâu mà mày xấu hổ".
Con Mơn được thể tiếp lời.
"Trông cũng dễ thương chứ bộ, như mấy đứa trẻ con ý, nhớ hồi nào anh Nam hay cỡi truồng tắm mưa, so với bây giờ cũng nhỏ nhỏ xinh xinh y chang nhau à".
Cả đám phá lên cười như vỡ chợ, đến thằng Đực cũng phải ngước mắt lên, vừa nhịn cười vừa lườm lườm con nhỏ yêu tinh ấy :))
Vui vẻ trở lại, cả đám tung tăng thẳng bước ra đồng. Người cầm cuốc, người cầm xô, kẻ cầm gậy, đứa chả cầm gì, có cả đứa đang ôm đồm một đống dép. Mà thôi, nói luôn đó là thằng Hói, nó được giao nhiệm vụ hậu cần, giữ dép cho các chiến sĩ, cu cậu cũng thông minh lấy mớ cỏ cao bên đường tết lại như dây thừng rồi luồn qua mấy chiếc dép, vắt lên lưng mà đi chân sáo, vừa đi vừa ngân nga hát nom thoải mái lắm. Nhìn nó mà tôi cứ nhớ lại mình mấy năm trước. Trong cả đám diễu binh thì chị đi đầu, một đám dong cờ đi sau, còn tôi thì cứ y xì cái nhiệm vụ hậu cần, xách dép, xách xô, vác quốc đôi lúc còn cầm cái ô rách che cho chị như kiểu người hầu che lộng cho tướng quân, ấy vậy mà chẳng trách cứ lời nào, vẫn vui vẻ thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình, vui thật.
"A thấy rồi, thấy rồi".
Thằng Đực réo lên rồi từ đường lớn phi qua con mương, bay thẳng tới bờ ruộng. Nó nhanh nhảu vén mấy cây cỏ rồi để lộ ra một cửa hang nhỏ xíu, tầm 2 ngón tay.
"Không phải hang cua, nhỏ quá, chắc là lươn rồi". Anh Trí phân tích.
"Hang lươn phải ngập nước chứ". Thằng Đực cãi.
"Ngu lắm, tối qua trổ bờ, nước rút mới để lộ hang, tao nghi chả còn gì trong đấy đâu". Anh Trí quắc lại.
Thằng Đực gật gù đồng ý rồi nói.
"Nhưng chưa chắc là không có gì đâu, có khi vài con cua lại nhảy vào hôi của cũng nên".
"Ờ thế thử xem". Anh Trí xúi.
Tôi thì chả biết gì, hồi trước làm hậu cần chỉ toàn xách đồ với ăn theo thôi ==" chẳng biết bắt bớ gì xất, nhìn mấy ổng cãi nhau mà ghiền.
Thằng Đực cứ vậy mà hì hụi khoét to cái miệng hang ra, thỉnh thoảng còn lấy tay đấm bôm bốp vào trong hang trước khi thò tay vào mò mẫm, anh Trí ở bên cứ lâu lâu lại chêm một câu "mày đấm thế thì lát lấy thìa mà vét xác mấy con cua à" hay tỉ như "đụng cái gì chưa?". Ai đứng nhìn hai bên cũng phập phòng hồi hộp, mắt thao láo về cái miệng hang bé tí, tất cả đều đang đứng bấp bênh trên cái bờ ruộng lầy lội nhỏ tẹo, chỉ có thằng Tủn là tò mò lao luôn xuống mương nhìn cho rõ.
"Ấy ấy, thấy rồi, cứ trơn trơn thế này chắc lươn". Nói xong thằng Đực lại đấm thùm thụp vào cái hang, nó bảo làm thế lươn nó không cắn được -_-
âi cũng đều chăm chú hết mức.
Thằng Đực nó lại reo lên một lần nữa, và cũng như mấy lần trước, nó làm cho tất thảy đều hồi hộp và tò mò hơn.
"Tao túm được cái đầu rồi ha ha".
Nói xong nó bắt đầu dựt dựt cái tay, cố kéo con lươn ra khỏi cái hang ẩm ướt, nhỏ hẹp. Thằng Tủn dí cái mặt nó lại sát với bàn tay của thằng Đực, với hi vọng mình là kẻ đầu tiên diện kiến dung nhan con lươn xấu số. Tôi, anh Trí nghi ngờ đứng từ xa quan sát. Con Mơn nhảy lên háo hức, túm lấy tay thằng Hói mà lay đến tội. Linh và em cũng hớn thấy rõ, cứ đưa mắt nhìn nhau nói cái gì đó chả ai nghe rồi cười cười bí hiểm.
Bất ngờ thằng Đực vung tay, con lươn bay ra...không, không phải con lươn, một con rắn nước dài bằng cánh tay, đầu dẹp bép, thân người đầy màu sắc, đậm và rõ nét. Con rắn theo tay thằng Đực bay ra. Đám con gái hét lên, rồi mỗi đứa một hướng phóng đi bất kể địa hình. Anh Trí và tôi may mắn đứng xa nên chỉ cần lùi lại vài bước là có thể an toàn thoát khỏi trung tâm của cuộc hoảng loạn. Con Mơn giờ đang lóp ngóp, vật lộn với đám bùn trong thửa ruộng, Chung quy là tại thằng Hói hoảng quá mà vung tay chạy làm con Mơn chới với ngã xuống đám bùn. Tội nhất chắc là thằng Tủn, nó gần đó nên lúc thằng Đực quăng con rắn nước ra, vướng phải người thằng Tủn nên đậu luôn trên vai cậu nhỏ, làm cậu vừa khóc mếu vừa lỏm bỏm khoát nước chạy bán sống bán chết trông đến tội, con Linh thì chẳng khác gì con Mơn, chỉ là nhỏ Mơn chọn thửa ruộng, còn nó chọn con mương. Lúc hoảng loạn nó cắm đầu xuống con mương cạn nước mà lao làm người nó dính đầy bùn, tóc bết lại, nước bùn cứ thế chảy theo tóc nó xuống mắt, xuống mũi, xuống mồm, tởm hết sức. Thỉnh thoảng nó cứ thổi phì phì để đẩy cái làn nước không được mấy sạch sẽ ấy ra khỏi miệng, tay cư vén vén mái tóc ra hai bên, thật thảm.
Và em, tôi cứ nghĩ là em phải đang bì bỏm trong đám nước bùn đen ngòm của con mương, hay cũng phải mặt mũi lấm lem, chật vật mãi mới đứng được trên chính đôi chân của mình như con Mơn, nhưng..hơi thất vọng, em giờ đã đứng chễm chệ trên đường cái, chân đen sì, mồ hôi nhễ nhại đổ xuống cằm đọng thành giọt. Em phi qua con mương mà nhảy lên lúc nào không biết, có lẽ là sức mạnh của sự sợ hãi, mặt em tái mét, mắt đỏ hoe, mồm méo như một cái bát đất sét bị nặn hỏng. Khi mọi người bắt đầu bình tĩnh, và có thể đứng thẳng mà ngơ ngác, hoảng loạn nhìn nhau thì em cũng bắt đầu khóc. Em ngoác rộng mồm mà lấy hết sức bú mẹ ra khóc, em ngửa cổ lên cao, mắt nhắm tịt, khóc nức nở như một cô bé vừa bị mẹ mắng oan. Cả đám nhìn nhau, đứa nào trông cũng thảm hại, anh Trí bắt đầu cười, tiếp theo là thằng đực, rồi cả bọn, tiếng cười dần lớn lên, em vẫn khóc, hai cảm xúc lẫn lộn trong một đám người nhỏ tẹo, kẻ khóc người cười, có đứa cười trong khi nước mắt vẫn còn động trên má. Tôi chạy lại dỗ em, một lúc lâu sau em mới nín, nhưng vẫn sụt sùi nức nở mãi không thôi. =))
Đúng là lần đầu tôi thấy em như thế, trước đây trong mắt tôi, em như một vị thần, giường như mọi thứ đều nằm trong tính toán của em, sự tự tin của em khiến tôi mới là kẻ cảm thấy an toàn khi ở cạnh em. Đến giờ thì tôi mới nhận ra điều mà ai cũng có thể thấy một cách rất dễ dàng rằng: Em vẫn là một cô bé. =))))
Nắng bắt đầu gắt hơn, mặt trời nóng nảy đang khiến cho những đôi má của mấy cô cậu mới lớn cứ đỏ hây hây, mồm thở phì phò như con trâu đực đương nổi nóng. Tay xách nách mang, thằng Hói không còn thong thả như trước nữa, nó lừ đừ lết đi khó nhọc trên chính đôi chân tạo nên một phần gánh nặng cho nó. Người nó gần như đổ nhào về phía trước, mặt bợt ra đến thảm. Chẳng có ai khá hơn trong đám, nếu như muốn cường điệu hóa nó đi một chút thì tôi có thể gói cái cảnh này lại trong câu "Những xác chết di động".
Đấy là cái giá phải trả cho một xô đầy toàn lươn với cua đồng, có lẽ đó cũng là động lực to lớn giúp ngần ấy cái thi thể vẫn đang bước đi chậm chạp.
Về tới nhà con Linh ai cũng đổ người ra mà nằm nhoài dưới mái hiên mát mẻ đáng tự hào của nhà nó. Bố mẹ nó ra sạp hàng từ sớm, tối lắc lơ mới về nhà nên đây có thể koi là địa điểm tụ tập lí tưởng thay cho nhà tôi, nơi mà sống chết gì thằng Đực cũng lắc đầu khi nhắc tới. Thực lòng mà nói thì nhà con Linh đúng là nơi tuyệt vời trong những buổi nắng cháy bổ đầu như này. Riêng cái mái hiên, ba nó, bác Khải đã kì công cho cả tá gốc chanh dây leo lên che kính mít, mát rượi như có điều hòa, lá cây phủ dày đến độ mưa chưa chắc thấm nổi chứ đừng nói là nắng. Phía bên hông nhà, một cây khế chua to xụ mà ngay cả con Linh cũng chẳng biết là nó có ở đó khi nào, trước cây khế là bãi đất rộng tầm mười mét vuông, nơi mà hồi nhỏ tụi tôi hay qua đây chơi đáo, bắn bi, ném khăng và làm đủ thứ trên trời dưới đất. Đã nhất là cái tôi sắp nói đây, một vườn cây ăn quả rộng chà bá, đủ loại, nó khiến bọn con nít trong làng phải đỏ mắt khi nghĩ tới. Đến mùa đơm quả thì khu vườn nhà con Linh giống như một hủ màu nước được ba nó cố ý đổ trộn mọi loại màu lại với nhau, sặc sỡ và đầy sức hấp dẫn. Chỉ tiếc là ở cái mùa này thì có huy hoàng mấy cũng chỉ là nơi chứa củi mục mà thôi.
/17
|