Dựa theo quy củ, phạm nhân mắc tử tội trước ngày hành hình một buổi tối, sẽ được đãi ngộ một bữa ăn cuối cùng. Dương Thu Trì móc ra một ít bạc vụn đưa cho cấm tốt, nhờ bọn họ chuẩn bị cho một bữa thịnh soạn một chút.
Chỉ là Bạch thiên tổng lúc này đâu còn bụng dạ nào để hưởng thụ, chỉ liên tục uống rượu rồi cùng mẫu tử Bạch phu nhân hàn huyên.
Chẳng biết qua bao lâu, cấm tốt lặng lẽ báo cho Mã Độ biết thời gian thăm hỏi đã qua từ lâu, đã đến lúc phải đưa phạm nhân trở lại lao phòng.
Trước khi chia tay, Bạch thiên tổng từ sau song sắt nhà giam vươn tay ra kéo lấy cánh tay Dương Thu Trì : “ Dương công tử, ta lúc đầu thật sự đã làm sai,nếu khi đó ta đem Mai nhi gả cho ngươi, thì đến nó đã không phải chịu khổ như bây giờ, hiện giờ hai mẫu tử nó sắp phải tha hương lưu đày không biết sau này sống chết như thế nào.”
Bạch phu nhân cùng Bạch Tố Mai cùng nhâu bật khóc nấc lên.
Dương Thu Trì thấy bộ dạng thê thảm của ba người bọn họ, trong lòng nhịn không được khỏi một trận kích động, mặc dù còn không biết tương lai sau này mình sẽ phải làm quan ở địa phương nào, liệu có cùng nơi hai mẫu tử Bạch phu nhân bị lưu đày không, nhưng cũng bất chấp liền lên tiếng an ủi: “Thiên tổng đại nhân xin yên tâm, ta sẽ chiếu cố cho bạch phu nhân cùng Tố Mai cô nương, tuyệt sẽ không để hai người bọn họ phải chịu khổ.”
Bạch thiên tổng kinh ngạc nhìn Dương Thu Trì , chậm rãi buông tay ra, từng bước lùi về phía sau , rồi dứt khoát quỳ rạp xuống đất, khấu đầu mấy cái rất kêu :” Dương công tử nếu như có thể chiếu cố phu nhân ta cùng Mai nhi chu toàn,Bạch mỗ kiếp sau nguyện làm trâu ngựa báo đáp đại ân của công tử!”
Dương Thu Trì vội vàng quỳ rạp xuống đất , khấu đầu hoàn lễ.
Sau khi rời khỏi tử lao, Dương Thu Trì cùng Mã Độ liền đem hết tất cả số bạc trên người đưa cho lao đầu quản lý Bạch phu nhân cùng Bach Tố Mai, nhờ hắn giúp hai mẫu tử Bạch Tố Mai chuẩn bị mấy bộ quần áo ấm, đồng thời chiếu cố tốt với hai mẹ con nàng.
Lao đầu này vốn biết rõ thân phận Mã Độ, nào dám nhận bậy, liền cung kính từ chối , mãi đến khi Mã Độ ra lệnh ép hắn mới dám nhận lấy, cất đi. Vỗ ngực thề thốt , tuyệt sẽ không để hai mẫu tử Bạch phu nhân tại đại lao chịu một chút ủy khuất nào.
Dương Thu Trì lời đã nói ra rồi, hắn lại không phải là một người tùy tiện hứa hẹn một điều gì đối với người khác, nhưng hắn đã đáp ứng chuyện này rồi, thì dẫu liều chết cũng phải hoàn thành cho tốt.
Bất quá chuyện này không phải liều chết đi làm, cho dù sau này chính mình không làm quan cùng địa phương nơi hai người họ bị lưu đày, nhưng Dương Thu Trì ý đã quyết… phải đem hai người bọn họ đi tới nơi lưu đày ở Vân Nam, an bài tốt cho bọn họ , rồi sau đó mới lo chuyện mình sau.
Ngày thứ hai Bạch thiên tổng bọn họ bị xử quyết , Dương Thu Trì không có đi xem. Hắn đã thấy qua nhiều người chết . Mặc dù chưa thấy qua phương thức thực hiện án tử hình nổi danh nhất : lăng trì , nhưng hắn bây giờ không có tâm tình đi nghiên cứu, không muốn có kinh nghiệm về việ sinh ly tử biệt hết sức thống khổ.
Dương Thu Trì lấy tiền tìm hai người ngỗ tác, đi thu thập lại thi hài của Bạch thiên tổng rồi an táng một cách tử tế.
Mấy ngày trước khi mở kỳ Ân khoa, Dương Thu Trì khởi hành đến Ứng Thiên Phủ ứng thí, mang theo mười lâm nam cẩm y vệ làm hộ vệ. Thật ra Tống Tình muốn theo hắn, nhưng Dương mẫu khéo léo bảo nàng, phu quân của nàng giờ đi thi, nếu có mặt nàng đến trường thi sẽ khiến Dương Thu Trì phân tâm, vì thế Tống Tình mới đành chịu.
Tuy Tống Tình sợ Dương Thu Trì phân tâm không thể đi theo, nhưng đường muội của nàng là Tống Vân Nhi không thèm quản đến chuyện này. Tống Vân Nhi thích nhất là đi xem náo nhiệt, hơn nữa nếu để nàng đi theo, Dương mẫu an tâm và tán đồng liền, vì ba hy vọng Tống Vân Nhi sẽ bảo hộ Dương Thu Trì.
Tống tri huyện cho của Tống Vân Nhi, không, hiện giờ nên gọi là Tống đồng tri mới đúng, chỉ mong Tống Vân Nhi và Dương Thu Trì có kết quả gì đó. Lão hồ ly này đã sớm hận ra Dương Thu Trì không phải chỉ là vật trong ao, mà sau này một khi gặp phải gió mưa có thể biến hóa thành rồng (Chú: Lấy ý từ câu "Kim lân khởi thị trì trung vật, nhất ngộ phong vân biến hóa long (Kim lân mới đầu chỉ là vật bình thường trong ao, một khi gặp gió mây mới biến hóa thành rồng phượng. - Ý chỉ con người tuy có tài nhưng chưa gặp thời phải chịu cảnh làm kẻ tầm thường, một khi có cơ hội sẽ phát huy hết cỡ, làm nên chuyện lớn. Trích ý chủ đạo trong Phong Vân (Tác giả Mã Vinh Thành - Đan Thanh)), do đó đương nhiên tán thành hai tay.
Và thế là, Dương Thu Trì và Tống Vân Nhi mang theo mười lăm cẩm y vệ làm hộ vệ xuất phát đến Ứng Thiên Phủ.
Đoàn người sau khi đến nơi, đương nhiên ở lại Thiên hộ sợ của Mã Độ. Mã Độ nghe nói Dương Thu Trì đến tham gia khảo thí trong kỳ ân khoa này, cảm thấy vô cùng bất ngờ. Tuy nhiên, y không biết thi cử nó khổ như thế nào, nên suốt ngày cứ đến rủ Dương Thu Trì đi khắp Ứng Thiên Phủ uống rượu vui chơi, không chỗ nào không tới.
Trong lúc này, Dương Thu Trì và Mã Độ có thám thính tình hình bị đày của hai mẹ con Bạch phu nhân, biết được đến tiết xuân mới xuất phát, nên có phần an tâm. Dương Thu Trì biết đến lúc đó bản thân nhậm chức ở đâu đã rõ ràng rồi, có thể căn cứ vào tình hình bổ nhiệm mà ra quyết định.
Ngày mở hội thi hương ân khoa cuối cùng cũng đến.
Nơi dùng cho khảo thí tại Ứng Thiên phủ gọi là Cống viện (Trường thi), mỗi người dự thi được cấp một hiệu phòng, mỗi người một gian. Hiệu phòng được làm bằng gỗ, người đi thi sau khi tiến vào, quan giám khảo bèn khóa lại từ bên ngoài, các tú tài phải ở suốt trong đó để làm bài văn chương ứng thí.
Dương Thu Trì nghĩ kỹ, dù gì cũng có Lý công công ngầm thao túng phía sau, ba ngày thi này bản thân chỉ cần ngủ khì là xong. Chỉ có điều, khi tiến vào trong hiệu phòng, thấy nó quá thô sợ, chỉ có một gian nhỏ, một cái bàn đã chiếm hết phần nữa, cộng thêm cái ghế và một bồn sưởi thì không còn chỗ nào trống nữa.
Hiện giờ là ngày 5 tháng 12 âm lịch, chính là lúc tiết trời cực lạnh, nếu như trong hiệu phòng không đốt lữa nhất định còn lạnh hơn ở ngoài, có muốn ngủ cũng rất khó, không bị cảm mạo đã là may. Rất may, Dương Thu Trì mặc khá nhiều quần áo ấm, Phùng Tiểu Tuyết và Tống Tình chuẩn bị cho hắn nào là áo bông quần ấm, nào là bao tay hỏa lò, cho nên cũng không đến nỗi bị rét run.
Dương Thu Trì nhàn nhạ buồn chán, chỉ biết ngồi trong hiệu phòng đốt lửa nhớ lại vòng tay ôm ấp ấm êm của Tống Tình.
Ba ngày thi cuối cùng cũng trôi qua, Dương Thu Trì bước ra khỏi hiệu phòng, uốn người vươn vai thật dài, chuận bị trờ về thì thấy bọn tú tài tham gia thi cử đưa nhau chạy vào một khu của cống viện, không biết đã xảy ra chuyện gì.
Dương Thu Trì ngẩng đầu nhìn, thấy không xa đó có một vòng người, bèn đi đến hóng chuyện xem náo nhiệt. Sau khi nghe bọn tú tài lý luận, hán mới biết một lão tú tài nghèo khổ tham gia kỳ thi không có tiền mua than đốt lửa sưởi ấm, ở rịt trong phòng suốt ba ngày, để rồi khi mở của hiệu phòng ra, mọi người mới phát hiện vị tú tài này đã bị chết cóng ở trong đó.
Dương Thu Trì chen qua đám người vào trong xem, quả nhiên thấy trên mặt đất trong hiệu phòng có một thi thể của một lão đầu, xem bộ dạng khoảng năm sáu chục tuổi, đầu tóc đã hoa râm. Xem ra, đấy là một lão tú tài bỏ suốt cả đời ra thi cử, để rồi cuối cùng chết cứng tại trường thi!
Người già thường có khả năng điều tiết nhiệt độ rất kém, nên rất mẫn cảm với cái lạnh, hơn nữa suốt ba ngày ba đêm bị nhốt trong hiệu phòng, không hoạt động thân thể, máu huyết tuần hoàn kém, lại thêm bộ mặt vàng võ bơ phờ của lão đầu, cho thấy là người ăn uống thiếu thốn trường kỳ, cộng thêm ngày đêm miệt mày đèn sách, mệt mỏi đến cực độ, năng lực đề kháng bị giảm, nên dễ dàng bị chết cóng nếu so với thanh niên trai tráng.
Dương Thu Trì đang cảm thán, đợt nhiên kêu khẽ, một hiện tượng kỳ quái hấp dẫn sự chú ý của hắn: lão đầu này mặc một bộ trường bào rất chỉnh tề, xem dáng vẻ chết rất thung dung, nhưng vì quá ung dung nên khiến hắn cảm thấy khác thường. Nhưng do người xem náo nhiệt quá nhiều, Dương Thu Trì không có biện pháp nào xem ra những tình huống khác của lão đầu đã chết.
Chẳng mấy chốc sau, mọi người nghe thanh âm từ xa truyền lại: "Tránh ra, tránh ra! Quan chủ khảo Cổ đại nhân đến rồi." Dương Thu Trì quay đầu lại nhìn, thấy có mấy người từ xa đi lại, phía trước có nha dịch dẫn đường.
Nghe nói đó là quan chủ khảo, Dương Thu Trì hiếu kỳ tập trung nhìn, thì ra là một lão đầu thấp lùn xấu xí.
Mọi người lui ra tránh đường, tạo thành một lối đi lớn, quan chủ khảo Cổ đại nhân đứng trước cửa hỏi: "Chuyện gì vậy?"
Quan phó chủ khảo phụ trách giám sát đáp: "Là một lão tú tài chết ở trong hiệu phòng. Ty chức vừa rồi đã tra qua, lão tú tài này tên là Lỗ Học Nho, là người Trừ châu thuộc Ứng Thiên phụ, ở tại một thôn nhỏ tên là Bắc tiếu thôn. Người này đã ứng thí nhiều năm, càng thi càng rớt, dường như không có tiền mua than đốt lò sưởi nên bị rét cóng mà chết."
Vị quan chủ khảo Cổ Hàn Lâm này là một Hàn lâm viện thứ cát sĩ (tương đương chức viện sĩ kiêm thành viên của ban chủ nhiệm thường trực của Viện khoa học xã hội trung ương), là một người do triều đình phái đến để chủ trì kỳ thi hương tại kinh thành Ứng Thiên Phủ. Khi nghe phó chủ khảo trà lời, lão khẽ nhíu mày, nếu chuyện này mà truyền ra ngoài, mọi người có thể nói là lão bất lực trong chuyện tổ chức khoa thi, mà đây lại là kỳ thi do honàg thượng khai ân, cử hành trong lễ thọ thần của hoàng thượng nữa. Để xảy ra chuyện này, nếu để cho giám sát ngự sử biết được, báo lên trên nói lão bất tài, nói không chừng phiền phức to!
Nhưng chuyện nếu đã xảy ra rồi, có muốn giấu cũng giấu không được, nên lão đành hỏi: "Thông tri cho nha môn của Ứng Thiên phủ chưa? Ngỗ tác đầu? Có gọi ngỗ tác đến chưa?"
Phó chủ khảo hồi đáp: "Đã phái người đi gọi rồi."
Chẳng mấy chốc sau, có mấy người đi lại, trong đó có một thông phán của Ứng Thiên phủ dẫn theo một ngỗ tác.
Vị ngỗ tác này mặt mày chằn chịt, nhìn bộ dạng như tên đồ tể chuyên giết heo. Y vừa đến đã tiến vào hiệu phòng bắt đầu kiểm tra.
Chẳng mấy chốc sau, tên ngỗ tác giết heo đó bước ra, cúi người thưa: "Hồi bẩm đại nhân, lão tú tài này bị rét cóng mà chết."
Mặt Cổ Hàn Lâm xuất hiện nụ cười khổ, bảo: "Vậy đem y đi giao cho liệm phòng của nha môn giữ lại, chờ người nhà của y đến nhận." Nói xong, lão chuyển người định đi.
Dương Thu Trì chợt kêu lên: "Đại nhân thỉnh dừng chân!" Vừa nói vừa chen đám người bước ra, "Đại nhân, vị Lỗ Học Nho này dường như không phải bị chết cóng."
Chỉ là Bạch thiên tổng lúc này đâu còn bụng dạ nào để hưởng thụ, chỉ liên tục uống rượu rồi cùng mẫu tử Bạch phu nhân hàn huyên.
Chẳng biết qua bao lâu, cấm tốt lặng lẽ báo cho Mã Độ biết thời gian thăm hỏi đã qua từ lâu, đã đến lúc phải đưa phạm nhân trở lại lao phòng.
Trước khi chia tay, Bạch thiên tổng từ sau song sắt nhà giam vươn tay ra kéo lấy cánh tay Dương Thu Trì : “ Dương công tử, ta lúc đầu thật sự đã làm sai,nếu khi đó ta đem Mai nhi gả cho ngươi, thì đến nó đã không phải chịu khổ như bây giờ, hiện giờ hai mẫu tử nó sắp phải tha hương lưu đày không biết sau này sống chết như thế nào.”
Bạch phu nhân cùng Bạch Tố Mai cùng nhâu bật khóc nấc lên.
Dương Thu Trì thấy bộ dạng thê thảm của ba người bọn họ, trong lòng nhịn không được khỏi một trận kích động, mặc dù còn không biết tương lai sau này mình sẽ phải làm quan ở địa phương nào, liệu có cùng nơi hai mẫu tử Bạch phu nhân bị lưu đày không, nhưng cũng bất chấp liền lên tiếng an ủi: “Thiên tổng đại nhân xin yên tâm, ta sẽ chiếu cố cho bạch phu nhân cùng Tố Mai cô nương, tuyệt sẽ không để hai người bọn họ phải chịu khổ.”
Bạch thiên tổng kinh ngạc nhìn Dương Thu Trì , chậm rãi buông tay ra, từng bước lùi về phía sau , rồi dứt khoát quỳ rạp xuống đất, khấu đầu mấy cái rất kêu :” Dương công tử nếu như có thể chiếu cố phu nhân ta cùng Mai nhi chu toàn,Bạch mỗ kiếp sau nguyện làm trâu ngựa báo đáp đại ân của công tử!”
Dương Thu Trì vội vàng quỳ rạp xuống đất , khấu đầu hoàn lễ.
Sau khi rời khỏi tử lao, Dương Thu Trì cùng Mã Độ liền đem hết tất cả số bạc trên người đưa cho lao đầu quản lý Bạch phu nhân cùng Bach Tố Mai, nhờ hắn giúp hai mẫu tử Bạch Tố Mai chuẩn bị mấy bộ quần áo ấm, đồng thời chiếu cố tốt với hai mẹ con nàng.
Lao đầu này vốn biết rõ thân phận Mã Độ, nào dám nhận bậy, liền cung kính từ chối , mãi đến khi Mã Độ ra lệnh ép hắn mới dám nhận lấy, cất đi. Vỗ ngực thề thốt , tuyệt sẽ không để hai mẫu tử Bạch phu nhân tại đại lao chịu một chút ủy khuất nào.
Dương Thu Trì lời đã nói ra rồi, hắn lại không phải là một người tùy tiện hứa hẹn một điều gì đối với người khác, nhưng hắn đã đáp ứng chuyện này rồi, thì dẫu liều chết cũng phải hoàn thành cho tốt.
Bất quá chuyện này không phải liều chết đi làm, cho dù sau này chính mình không làm quan cùng địa phương nơi hai người họ bị lưu đày, nhưng Dương Thu Trì ý đã quyết… phải đem hai người bọn họ đi tới nơi lưu đày ở Vân Nam, an bài tốt cho bọn họ , rồi sau đó mới lo chuyện mình sau.
Ngày thứ hai Bạch thiên tổng bọn họ bị xử quyết , Dương Thu Trì không có đi xem. Hắn đã thấy qua nhiều người chết . Mặc dù chưa thấy qua phương thức thực hiện án tử hình nổi danh nhất : lăng trì , nhưng hắn bây giờ không có tâm tình đi nghiên cứu, không muốn có kinh nghiệm về việ sinh ly tử biệt hết sức thống khổ.
Dương Thu Trì lấy tiền tìm hai người ngỗ tác, đi thu thập lại thi hài của Bạch thiên tổng rồi an táng một cách tử tế.
Mấy ngày trước khi mở kỳ Ân khoa, Dương Thu Trì khởi hành đến Ứng Thiên Phủ ứng thí, mang theo mười lâm nam cẩm y vệ làm hộ vệ. Thật ra Tống Tình muốn theo hắn, nhưng Dương mẫu khéo léo bảo nàng, phu quân của nàng giờ đi thi, nếu có mặt nàng đến trường thi sẽ khiến Dương Thu Trì phân tâm, vì thế Tống Tình mới đành chịu.
Tuy Tống Tình sợ Dương Thu Trì phân tâm không thể đi theo, nhưng đường muội của nàng là Tống Vân Nhi không thèm quản đến chuyện này. Tống Vân Nhi thích nhất là đi xem náo nhiệt, hơn nữa nếu để nàng đi theo, Dương mẫu an tâm và tán đồng liền, vì ba hy vọng Tống Vân Nhi sẽ bảo hộ Dương Thu Trì.
Tống tri huyện cho của Tống Vân Nhi, không, hiện giờ nên gọi là Tống đồng tri mới đúng, chỉ mong Tống Vân Nhi và Dương Thu Trì có kết quả gì đó. Lão hồ ly này đã sớm hận ra Dương Thu Trì không phải chỉ là vật trong ao, mà sau này một khi gặp phải gió mưa có thể biến hóa thành rồng (Chú: Lấy ý từ câu "Kim lân khởi thị trì trung vật, nhất ngộ phong vân biến hóa long (Kim lân mới đầu chỉ là vật bình thường trong ao, một khi gặp gió mây mới biến hóa thành rồng phượng. - Ý chỉ con người tuy có tài nhưng chưa gặp thời phải chịu cảnh làm kẻ tầm thường, một khi có cơ hội sẽ phát huy hết cỡ, làm nên chuyện lớn. Trích ý chủ đạo trong Phong Vân (Tác giả Mã Vinh Thành - Đan Thanh)), do đó đương nhiên tán thành hai tay.
Và thế là, Dương Thu Trì và Tống Vân Nhi mang theo mười lăm cẩm y vệ làm hộ vệ xuất phát đến Ứng Thiên Phủ.
Đoàn người sau khi đến nơi, đương nhiên ở lại Thiên hộ sợ của Mã Độ. Mã Độ nghe nói Dương Thu Trì đến tham gia khảo thí trong kỳ ân khoa này, cảm thấy vô cùng bất ngờ. Tuy nhiên, y không biết thi cử nó khổ như thế nào, nên suốt ngày cứ đến rủ Dương Thu Trì đi khắp Ứng Thiên Phủ uống rượu vui chơi, không chỗ nào không tới.
Trong lúc này, Dương Thu Trì và Mã Độ có thám thính tình hình bị đày của hai mẹ con Bạch phu nhân, biết được đến tiết xuân mới xuất phát, nên có phần an tâm. Dương Thu Trì biết đến lúc đó bản thân nhậm chức ở đâu đã rõ ràng rồi, có thể căn cứ vào tình hình bổ nhiệm mà ra quyết định.
Ngày mở hội thi hương ân khoa cuối cùng cũng đến.
Nơi dùng cho khảo thí tại Ứng Thiên phủ gọi là Cống viện (Trường thi), mỗi người dự thi được cấp một hiệu phòng, mỗi người một gian. Hiệu phòng được làm bằng gỗ, người đi thi sau khi tiến vào, quan giám khảo bèn khóa lại từ bên ngoài, các tú tài phải ở suốt trong đó để làm bài văn chương ứng thí.
Dương Thu Trì nghĩ kỹ, dù gì cũng có Lý công công ngầm thao túng phía sau, ba ngày thi này bản thân chỉ cần ngủ khì là xong. Chỉ có điều, khi tiến vào trong hiệu phòng, thấy nó quá thô sợ, chỉ có một gian nhỏ, một cái bàn đã chiếm hết phần nữa, cộng thêm cái ghế và một bồn sưởi thì không còn chỗ nào trống nữa.
Hiện giờ là ngày 5 tháng 12 âm lịch, chính là lúc tiết trời cực lạnh, nếu như trong hiệu phòng không đốt lữa nhất định còn lạnh hơn ở ngoài, có muốn ngủ cũng rất khó, không bị cảm mạo đã là may. Rất may, Dương Thu Trì mặc khá nhiều quần áo ấm, Phùng Tiểu Tuyết và Tống Tình chuẩn bị cho hắn nào là áo bông quần ấm, nào là bao tay hỏa lò, cho nên cũng không đến nỗi bị rét run.
Dương Thu Trì nhàn nhạ buồn chán, chỉ biết ngồi trong hiệu phòng đốt lửa nhớ lại vòng tay ôm ấp ấm êm của Tống Tình.
Ba ngày thi cuối cùng cũng trôi qua, Dương Thu Trì bước ra khỏi hiệu phòng, uốn người vươn vai thật dài, chuận bị trờ về thì thấy bọn tú tài tham gia thi cử đưa nhau chạy vào một khu của cống viện, không biết đã xảy ra chuyện gì.
Dương Thu Trì ngẩng đầu nhìn, thấy không xa đó có một vòng người, bèn đi đến hóng chuyện xem náo nhiệt. Sau khi nghe bọn tú tài lý luận, hán mới biết một lão tú tài nghèo khổ tham gia kỳ thi không có tiền mua than đốt lửa sưởi ấm, ở rịt trong phòng suốt ba ngày, để rồi khi mở của hiệu phòng ra, mọi người mới phát hiện vị tú tài này đã bị chết cóng ở trong đó.
Dương Thu Trì chen qua đám người vào trong xem, quả nhiên thấy trên mặt đất trong hiệu phòng có một thi thể của một lão đầu, xem bộ dạng khoảng năm sáu chục tuổi, đầu tóc đã hoa râm. Xem ra, đấy là một lão tú tài bỏ suốt cả đời ra thi cử, để rồi cuối cùng chết cứng tại trường thi!
Người già thường có khả năng điều tiết nhiệt độ rất kém, nên rất mẫn cảm với cái lạnh, hơn nữa suốt ba ngày ba đêm bị nhốt trong hiệu phòng, không hoạt động thân thể, máu huyết tuần hoàn kém, lại thêm bộ mặt vàng võ bơ phờ của lão đầu, cho thấy là người ăn uống thiếu thốn trường kỳ, cộng thêm ngày đêm miệt mày đèn sách, mệt mỏi đến cực độ, năng lực đề kháng bị giảm, nên dễ dàng bị chết cóng nếu so với thanh niên trai tráng.
Dương Thu Trì đang cảm thán, đợt nhiên kêu khẽ, một hiện tượng kỳ quái hấp dẫn sự chú ý của hắn: lão đầu này mặc một bộ trường bào rất chỉnh tề, xem dáng vẻ chết rất thung dung, nhưng vì quá ung dung nên khiến hắn cảm thấy khác thường. Nhưng do người xem náo nhiệt quá nhiều, Dương Thu Trì không có biện pháp nào xem ra những tình huống khác của lão đầu đã chết.
Chẳng mấy chốc sau, mọi người nghe thanh âm từ xa truyền lại: "Tránh ra, tránh ra! Quan chủ khảo Cổ đại nhân đến rồi." Dương Thu Trì quay đầu lại nhìn, thấy có mấy người từ xa đi lại, phía trước có nha dịch dẫn đường.
Nghe nói đó là quan chủ khảo, Dương Thu Trì hiếu kỳ tập trung nhìn, thì ra là một lão đầu thấp lùn xấu xí.
Mọi người lui ra tránh đường, tạo thành một lối đi lớn, quan chủ khảo Cổ đại nhân đứng trước cửa hỏi: "Chuyện gì vậy?"
Quan phó chủ khảo phụ trách giám sát đáp: "Là một lão tú tài chết ở trong hiệu phòng. Ty chức vừa rồi đã tra qua, lão tú tài này tên là Lỗ Học Nho, là người Trừ châu thuộc Ứng Thiên phụ, ở tại một thôn nhỏ tên là Bắc tiếu thôn. Người này đã ứng thí nhiều năm, càng thi càng rớt, dường như không có tiền mua than đốt lò sưởi nên bị rét cóng mà chết."
Vị quan chủ khảo Cổ Hàn Lâm này là một Hàn lâm viện thứ cát sĩ (tương đương chức viện sĩ kiêm thành viên của ban chủ nhiệm thường trực của Viện khoa học xã hội trung ương), là một người do triều đình phái đến để chủ trì kỳ thi hương tại kinh thành Ứng Thiên Phủ. Khi nghe phó chủ khảo trà lời, lão khẽ nhíu mày, nếu chuyện này mà truyền ra ngoài, mọi người có thể nói là lão bất lực trong chuyện tổ chức khoa thi, mà đây lại là kỳ thi do honàg thượng khai ân, cử hành trong lễ thọ thần của hoàng thượng nữa. Để xảy ra chuyện này, nếu để cho giám sát ngự sử biết được, báo lên trên nói lão bất tài, nói không chừng phiền phức to!
Nhưng chuyện nếu đã xảy ra rồi, có muốn giấu cũng giấu không được, nên lão đành hỏi: "Thông tri cho nha môn của Ứng Thiên phủ chưa? Ngỗ tác đầu? Có gọi ngỗ tác đến chưa?"
Phó chủ khảo hồi đáp: "Đã phái người đi gọi rồi."
Chẳng mấy chốc sau, có mấy người đi lại, trong đó có một thông phán của Ứng Thiên phủ dẫn theo một ngỗ tác.
Vị ngỗ tác này mặt mày chằn chịt, nhìn bộ dạng như tên đồ tể chuyên giết heo. Y vừa đến đã tiến vào hiệu phòng bắt đầu kiểm tra.
Chẳng mấy chốc sau, tên ngỗ tác giết heo đó bước ra, cúi người thưa: "Hồi bẩm đại nhân, lão tú tài này bị rét cóng mà chết."
Mặt Cổ Hàn Lâm xuất hiện nụ cười khổ, bảo: "Vậy đem y đi giao cho liệm phòng của nha môn giữ lại, chờ người nhà của y đến nhận." Nói xong, lão chuyển người định đi.
Dương Thu Trì chợt kêu lên: "Đại nhân thỉnh dừng chân!" Vừa nói vừa chen đám người bước ra, "Đại nhân, vị Lỗ Học Nho này dường như không phải bị chết cóng."
/525
|