Hoa nở hoa rụng, ngày tháng thoi đưa, chớp mắt đã qua hơn mười mấy năm.
Một buổi sớm đầy mưa sương trên đỉnh núi cao chót vót của Vân Tước sơn.
Một vị thiếu niên mười mấy tuổi đang cưỡi trên con ngựa ô, sau mình ngựa có buộc một cái rương lớn, bên kia đeo một bao đầy, đi trong mưa gió mông lung. Thiếu niên này dừng ngựa dưới một cây tùng lẻ loi trên núi, đưa mắt nhìn quần sơn xa xa, dưới chân là vực sâu cuồn cuộn lũ bất ngờ.
Dãy núi này rất lớn, mây sà xuống sát triền, thiếu niên hít sâu một hơi, thấy khắp người sảng khoái, tinh thần phơi phới.
Thiếu niên này chính là con trai lớn Dương Đạp Sơn của Trấn quốc công và là cẩm y vệ chỉ huy sứ của ba triều Vĩnh Nhạc, Hồng Hi, Tuyên Đức của Đại Minh - Dương Thu Trì.
Sau khi Dương Thu Trì giúp Minh Thành Tổ phá xong án mưu phản của nhị hoàng tử Chu Cao Hú và nguyên cẩm y vệ chỉ huy sứ Kỷ Cương, thế Kỷ Cương thành cẩm y vệ chỉ huy sứ, người thiếp thứ năm Tống Vân Nhi làm chỉ huy sứ phó sứ.
Dương Thu Trì trong những năm này làm quan thuận buồm xuôi gió, Minh Thành Tổ dời đô về Bắc Kinh, cẩm y vệ tổng bộ cũng dời về bắc kinh, cả nhà của Dương Thu Trì cũng đi theo. Năm Vĩnh Lạc thứ 22, Minh Thành Tổ bệnh mất, thái tử Chu Cao Sí tức vị được một năm cũng mất, tiếp theo đó Tuyên Tông Chu Chiếm Cơ tứ vị, lấy niên hiệu là Tuyên Đức. Nhị hoàng tử Chu Cao Hú lại lần nữa mưu phản, nhưng bị nhanh chóng bình định.
Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ đối với Dương Thu TRì tín nhiệm vô cùng, đương thời tuy Đông Hán đã được kiến lập, nhưng thế lực còn kém xa cẩm y vệ.
Người thiếp thứ tư của Dương Thu Trì là Liễu Nhược Băng được phong làm nhất phẩm phu nhân xong, chuyên tâm nuôi con trai Dương Đạp Sơn, và dốc túi truyền lại võ công cho cậu bé.
Nhưng rất tiếc là võ công của Liễu Nhược Băng không thích hợp cho nam nhân luyện, cộng thêm Dương Đạp Sơn tính tình hoạt bát, không tuân theo quy củ, hơn nữa cha là cẩm y vệ chỉ huy sứ, ở kinh thành quậy phá không ai dám nói, không ai dám chọc, cho nên luyện võ đối với hắn chẳng qua là để cường thân kiện thể mà thôi, không có áp lực cũng không có động lực, nên hắn không mấy dụng tâm.
Cho dù là thế, dù sao thì võ công của Liễu Nhược Băng cao tuyệt, tuyệt thế vô song, Dương Đạp Sơn vẫn học được bốn thành từ mẹ, có thể đối quyết trăm chiêu với Tống Vân Nhi mà chưa chịu bại, vẫn coi là khiến người vừa ý.
Nếu như võ công là Dương Đạp Sơn bị mẹ ép mới học, còn bản lãnh phá giải án và kỹ thuật kiểm nghiệm thì hắn lại rất có hứng thú, từ đó lãnh được chân truyền từ cha. Hứng thú là thầy dạy tốt nhất, Dương Đạp Sơn đối với thanh quy và giới luật kiểm nghiệm không những rất hứng thú, mà còn có chút thiên phận. Từ khi biết chuyện, chỉ mấy năm là hắn đã học toàn bộ kiến thức từ Dương Thu Trì.
Đối với tứ thư ngũ kinh, Dương Thu Trì chỉ cho Dương Đạp Sơn đụng tới hiểu sơ qua mà thôi, còn từ khi có ý thức biết chuyện rồi, thì Dương Thu Trì đã bắt đầu truyền thụ cho hắn tri thức hiện đại, và toàn bộ những gì mình đã học.
Đương nhiên, khi truyền thụ thì chỉ có hai cha con hắn, ngay cả Liễu Nhược Băng cũng không cho ở bên cạnh. Do đó mọi người đều không biết Dương Thu Trì dạy Dương Đạp Sơn những gì, nhưng từ mười tuổi trở đi, Dương Thu Trì ra ngoài phá án, thám sát hiện trường, đều đem con trai Dương Đạp Sơn theo. Sau khi trở về, người trong nhà thường nghe hai cha con hắn dùng những thuật ngữ chỉ hai cha con hiểu mà thảo luận các án.
Khi Dương Đạp Sơn được mười lăm tuổi, Dương Thu Trì bắt đầu dạy hắn giải phẩu thi thể. Những thi thể này đều do cẩm y vệ gặp phải những thi thể không người nhận lãnh phải hỏa táng đi. Hai cha con trước khi xử lý hỏa táng thi thể, đều lén tiến hành giải phẩu học hỏi. Hai năm sau, Dương Đạp Sơn đã giải phẩu qua mấy trăm thi thể, biết gần hết các nguyên nhân tử vong gây ra cho thi thể.
Dương Thu Trì cố sức bồi dưỡng con trai năng lực thực tiễn và hành động, vận dụng tri thức pháp y và kỹ năng trinh phá thời hiện đại độc lập phá không ít án, được khen ngợi vô cùng.
Đương nhiên, ngoại trừ tri thức pháp y, Dương Thu Trì còn dạy cho con tri thức hiện đại, không cho phép hắn hỏi những tri thức này từ đâu mà có, chỉ bảo hắn ghi nhớ là được.
Với hai con gái được sinh sau là Dương Uyển Hề và Dương Nhược Tử, Dương Thu Trì y chiếu theo truyền thống mà thỉnh tiên sinh dạy cầm kỳ thư họa, thi từ ca phú. Đương nhiên hai nàng này cũng theo Liễu Nhược Băng học võ công, nhưng do Dương Thu Trì không muốn cho con gái làm nữ hiệp, cho nên chỉ cho phép học chút võ phòng thân khỏe người mà thôi. Dương Thu Trì và Liễu Nhược Băng đem toàn bộ tâm huyết trút lên người Dương Đạp Sơn, cho nên từ nhỏ cậu bé này đã không biết sợ trời sợ đất gì.
Dương Đạp Sơn học một thân bản lĩnh pháp y của Dương Thu Trì xong, không muốn sống trong vòng tay bảo hộ của phụ thân, không muốn sống trong chăn êm nệm ấm, mà muốn ra ngoài vân du thiên hạ. Liễu Nhược Băng năm xưa tự đi khắp cùng trời cuối đất, khiêu chiến vô số cao thủ thành danh, nhưng mẫu tử tình thâm, nên vẫn thủy chung không đồng ý cho con trai lăn lộn giang hồ.
Dương Đạp Sơn cầu xin cha, Dương Thu Trì tuy tán thưởng cách nghĩ của con, nhưng cũng lo con trai một mình vân du thiên hạ, không đồng ý hoặc ừ hử cho qua. Dương Đạp Sơn cứ ba ngày hai bửa là yêu cầu được đi, khiến cho cha mẹ rối tung cả đầu, không cho thì hắn ra thông điệp tối hậu - Không đáp ứng thì lén trốn mà đi.
Liễu Nhược Băng cùng mọi người khi ấy mới biết tính nghiêm trọng của vấn đề, hợp nhau bàn kế, cảm thấy chuyện đi này không phải là chuyện không tốt, vì người cổ thông tin lạc hậu, bế tắc, cho nên rất chú trọng "Đọc vạn quyển sách không bằng đi trăm dặm đường", đi đó đi đây để mở mang kiến thức. Dương Đạp Sơn hiện giờ đã đôi mươi, có thể tự chiếu cố được, nếu để cho hắn trốn, chi bằng đồng ý rồi len lén theo dõi. Sau khi thương lượng xong, mọi người miễn cưỡng đồng ý cho Dương Đạp Sơn xuất ngoại, nhưng lại đưa thêm một loạt điều kiện, ví dụ như mang theo đội hộ vệ, dọc đường phải ngụ trong Bách vĩnh sở hoặc Thiên Vĩnh sở của cẩm y vệ, mười ngày phải viết một phong thư...
Dương Đạp Sơn đương nhiên không chịu, nói rõ là bản thân đi vân du thiên hạ, đương nhiên phải tự do tự tại, nếu mang theo tùy tùng, lại dọc đường còn đến cẩm y vệ báo cáo, thì chẳng khác nào đi công tác, không có ý tứ gì. Hắn kiên trì một mình đi du hành, và ra tối hậu thư: không chịu thì lén trốn!
Không còn cách nào khác, Liễu Nhược Băng chỉ còn nước buông bỏ tình mẫu tử, cho con một mình xuất du, nhưng kỳ hạn chỉ một năm, một năm sau phải tự động quay về, nếu không dùng cẩm y vệ bắt về.
Dương Đạp Sơn vẫn không chịu, nói một năm quá ít, không đủ rong chơi, phải cần ba năm. Nói đi nói lại, hai bên đều nhượng bộ, lấy kỳ hạn hai năm.
Dương Đạp Sơn tính cách quật cường, nhấn mạnh với cha là Dương Thu Trì cùng dì Tống Vân Nhi là không cho phép cẩm y vệ lén theo bảo hộ, càng không cho phép thông báo gì trước cho ai, nếu không thời gian đi đó đi đây của hắn tăng thêm hai năm nữa.
Trước khi xuất phát, Liễu Nhược Băng chuẩn bị cho con trai một rương châu báo, nhưng thứ Dương Đạp Sơn cần là rương pháp y của cha, để dọc đường có gặp chuyện gì đó thì thuận tiện ra tay điều tra phá án.
Dương Thu Trì đương nhiên đáp ứng, không những cho hắn rương pháp y, còn đưa cho con hắc mã để làm vật cưỡi. Sau khi xuất du, Dương Đạp Sơn sợ phụ thân và dì năm phái cẩm y vệ mật thám dò theo, nên mấy lần dùng thủ đoạn phản theo dõi, thấy không có gì mới biết cha và dì 5 Tống Vân Nhi giữ lời, bấy giờ mới yên tâm.
Hắn đi mãi về phương nam, dọc đường không liên hệ quan phủ gì. Dương Thu Trì cũng giữ chữ tín, không báo trước cho quan lại địa phương.
Ngày ấy, Dương Đạp Sơn đến Vân Tước Sơn, nghe nói núi này hiểm trở, phong cảnh mê người, liền đội mưa phóng ngựa lên núi du ngoạn.
Những ngày này mưa không ngớt, những dòng suối nhỏ dưới núi đã đầy lũ cuốn, hắn nghề cao lớn mật, phóng ngựa lên vách núi xem phong cảnh mà chẳng sợ gì.
Trong lúc hắn trầm tỉnh hòa mình vào tự nhiên hùng hồn mỹ lệ, chợt cảm thấy mặt đất hơi động, con hắc mã đang cưỡi chợt ngữa cổ hí vang, tiếp theo đó là những trận đất lỡ ùng ùng. Dương Đạp Sơn thấy đầt trời xoay chuyển, thì ra là đất chỗ hắn đứng đã bị nước bào lỏng ra, hắn cưỡi ngựa đứng lên gia tăng áp lực, khiến chỗ đó chịu không nổi, lỡ xuống như tảng băng trôi!
Dương Đạp Sơn phản ứng thần tốc, phóng ngựa đạp lên nham thạch nhảy lên vách, nhưng cuối cùng phát hiện là nhảy không tới.
Khi người ngựa cuốn theo mãng đất rơi xuống dưới, Dương Đạp Sơn dùng tay phải phóng phi tác đen xì xì ra quấn vào thân cây tùng, tay trái nắm lấy rương pháp y, mượn lực bay lên thân cây tùng.
Thật không ngờ, khi hắn đứng ổn lên cành tùng, thì phát hiện nham thạch dưới gốc tùng này cũng đã lỡ ra, đang rơi ào xuống vực!
Dương Đạp Sơn rùn tay, đi thu hồi dây, không ngờ cây tùng này chợt xoay mạnh, quấn phi tác thật chặt, hắn thu hồi không được.
Lúc này, thân của hắn đã theo cây tùng rơi xuống mấy trượng, không có cách gì trở lại đỉnh núi. Hắn chỉ biết bỏ dây leo ra, dùng hai chân nhún lấy lực, phóng thân nhảy vào vách núi, hi vọng có thể bám giữ vách đá hay là dây rừng gì đó.
Rất tiếc, vách núi này hõm vào trong, rơi xuống mấy trượng đã cách vách hai trượng rời, trong khi hắn chỉ thừa hưởng bốn thành võ công của Liễu Nhược Băng, công lực không đủ, một tay lại ôm cái rương, cho nên sau khi phóng vào vách chỉ còn mấy xích thì đã hết lực.
Giữa không trung không có cách gì tá lực, thân hình hắn như sao băng rơi xuống vách đá hướng xuống dòng lũ điên cuồng.
Tiêu rồi! Dương Đạp Sơn thầm kêu không xong, lần này coi như hắn tan xương nát thịt rồi, một thân bản lãnh chưa phát huy gì đã chết thảm. Hắn không cho phụ thân phái người theo dõi, chỉ sợ hai năm sau không phát hiện con trai không trở về mới đi tìm, không biết có phát hiện hắn chết dưới núi Vân Tước này không.
Lúc này, tay hắn ôm chặt rương pháp y, tâm niệm chợt động, rương này vốn làm bằng vật cứng, có thể ngăn cản sự va đập của cây cối và đá, hơn nữa rương lại đóng kín, khá nhẹ, có thể dùng làm thứ như phao cứu sinh để nổi lên mặt nước.
Dương Đạp Sơn đem mọi hi vọng vào rương pháp y, ôm thật chặt, định xoay người cho rương nằm dưới, nhưng chưa kịp thực hiện thì đầu đã đau nhói, hậu não đập mạnh vào một nhánh tùng chìa ra.
Lực rơi của hắn rất nhanh, nên cú chạm này cực mạnh, rắc một cái nhánh tùng gãy ngang, và sọ não của hắn cũng bị chấn động ngất đi ngay, tuy nhiên hai tay vẫn ôm chặt rương.
Tiếp theo đó, ùm một cái, Dương Đạp Sơn ôm rương rơi vào dòng nước đỏ lòm.
Một buổi sớm đầy mưa sương trên đỉnh núi cao chót vót của Vân Tước sơn.
Một vị thiếu niên mười mấy tuổi đang cưỡi trên con ngựa ô, sau mình ngựa có buộc một cái rương lớn, bên kia đeo một bao đầy, đi trong mưa gió mông lung. Thiếu niên này dừng ngựa dưới một cây tùng lẻ loi trên núi, đưa mắt nhìn quần sơn xa xa, dưới chân là vực sâu cuồn cuộn lũ bất ngờ.
Dãy núi này rất lớn, mây sà xuống sát triền, thiếu niên hít sâu một hơi, thấy khắp người sảng khoái, tinh thần phơi phới.
Thiếu niên này chính là con trai lớn Dương Đạp Sơn của Trấn quốc công và là cẩm y vệ chỉ huy sứ của ba triều Vĩnh Nhạc, Hồng Hi, Tuyên Đức của Đại Minh - Dương Thu Trì.
Sau khi Dương Thu Trì giúp Minh Thành Tổ phá xong án mưu phản của nhị hoàng tử Chu Cao Hú và nguyên cẩm y vệ chỉ huy sứ Kỷ Cương, thế Kỷ Cương thành cẩm y vệ chỉ huy sứ, người thiếp thứ năm Tống Vân Nhi làm chỉ huy sứ phó sứ.
Dương Thu Trì trong những năm này làm quan thuận buồm xuôi gió, Minh Thành Tổ dời đô về Bắc Kinh, cẩm y vệ tổng bộ cũng dời về bắc kinh, cả nhà của Dương Thu Trì cũng đi theo. Năm Vĩnh Lạc thứ 22, Minh Thành Tổ bệnh mất, thái tử Chu Cao Sí tức vị được một năm cũng mất, tiếp theo đó Tuyên Tông Chu Chiếm Cơ tứ vị, lấy niên hiệu là Tuyên Đức. Nhị hoàng tử Chu Cao Hú lại lần nữa mưu phản, nhưng bị nhanh chóng bình định.
Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ đối với Dương Thu TRì tín nhiệm vô cùng, đương thời tuy Đông Hán đã được kiến lập, nhưng thế lực còn kém xa cẩm y vệ.
Người thiếp thứ tư của Dương Thu Trì là Liễu Nhược Băng được phong làm nhất phẩm phu nhân xong, chuyên tâm nuôi con trai Dương Đạp Sơn, và dốc túi truyền lại võ công cho cậu bé.
Nhưng rất tiếc là võ công của Liễu Nhược Băng không thích hợp cho nam nhân luyện, cộng thêm Dương Đạp Sơn tính tình hoạt bát, không tuân theo quy củ, hơn nữa cha là cẩm y vệ chỉ huy sứ, ở kinh thành quậy phá không ai dám nói, không ai dám chọc, cho nên luyện võ đối với hắn chẳng qua là để cường thân kiện thể mà thôi, không có áp lực cũng không có động lực, nên hắn không mấy dụng tâm.
Cho dù là thế, dù sao thì võ công của Liễu Nhược Băng cao tuyệt, tuyệt thế vô song, Dương Đạp Sơn vẫn học được bốn thành từ mẹ, có thể đối quyết trăm chiêu với Tống Vân Nhi mà chưa chịu bại, vẫn coi là khiến người vừa ý.
Nếu như võ công là Dương Đạp Sơn bị mẹ ép mới học, còn bản lãnh phá giải án và kỹ thuật kiểm nghiệm thì hắn lại rất có hứng thú, từ đó lãnh được chân truyền từ cha. Hứng thú là thầy dạy tốt nhất, Dương Đạp Sơn đối với thanh quy và giới luật kiểm nghiệm không những rất hứng thú, mà còn có chút thiên phận. Từ khi biết chuyện, chỉ mấy năm là hắn đã học toàn bộ kiến thức từ Dương Thu Trì.
Đối với tứ thư ngũ kinh, Dương Thu Trì chỉ cho Dương Đạp Sơn đụng tới hiểu sơ qua mà thôi, còn từ khi có ý thức biết chuyện rồi, thì Dương Thu Trì đã bắt đầu truyền thụ cho hắn tri thức hiện đại, và toàn bộ những gì mình đã học.
Đương nhiên, khi truyền thụ thì chỉ có hai cha con hắn, ngay cả Liễu Nhược Băng cũng không cho ở bên cạnh. Do đó mọi người đều không biết Dương Thu Trì dạy Dương Đạp Sơn những gì, nhưng từ mười tuổi trở đi, Dương Thu Trì ra ngoài phá án, thám sát hiện trường, đều đem con trai Dương Đạp Sơn theo. Sau khi trở về, người trong nhà thường nghe hai cha con hắn dùng những thuật ngữ chỉ hai cha con hiểu mà thảo luận các án.
Khi Dương Đạp Sơn được mười lăm tuổi, Dương Thu Trì bắt đầu dạy hắn giải phẩu thi thể. Những thi thể này đều do cẩm y vệ gặp phải những thi thể không người nhận lãnh phải hỏa táng đi. Hai cha con trước khi xử lý hỏa táng thi thể, đều lén tiến hành giải phẩu học hỏi. Hai năm sau, Dương Đạp Sơn đã giải phẩu qua mấy trăm thi thể, biết gần hết các nguyên nhân tử vong gây ra cho thi thể.
Dương Thu Trì cố sức bồi dưỡng con trai năng lực thực tiễn và hành động, vận dụng tri thức pháp y và kỹ năng trinh phá thời hiện đại độc lập phá không ít án, được khen ngợi vô cùng.
Đương nhiên, ngoại trừ tri thức pháp y, Dương Thu Trì còn dạy cho con tri thức hiện đại, không cho phép hắn hỏi những tri thức này từ đâu mà có, chỉ bảo hắn ghi nhớ là được.
Với hai con gái được sinh sau là Dương Uyển Hề và Dương Nhược Tử, Dương Thu Trì y chiếu theo truyền thống mà thỉnh tiên sinh dạy cầm kỳ thư họa, thi từ ca phú. Đương nhiên hai nàng này cũng theo Liễu Nhược Băng học võ công, nhưng do Dương Thu Trì không muốn cho con gái làm nữ hiệp, cho nên chỉ cho phép học chút võ phòng thân khỏe người mà thôi. Dương Thu Trì và Liễu Nhược Băng đem toàn bộ tâm huyết trút lên người Dương Đạp Sơn, cho nên từ nhỏ cậu bé này đã không biết sợ trời sợ đất gì.
Dương Đạp Sơn học một thân bản lĩnh pháp y của Dương Thu Trì xong, không muốn sống trong vòng tay bảo hộ của phụ thân, không muốn sống trong chăn êm nệm ấm, mà muốn ra ngoài vân du thiên hạ. Liễu Nhược Băng năm xưa tự đi khắp cùng trời cuối đất, khiêu chiến vô số cao thủ thành danh, nhưng mẫu tử tình thâm, nên vẫn thủy chung không đồng ý cho con trai lăn lộn giang hồ.
Dương Đạp Sơn cầu xin cha, Dương Thu Trì tuy tán thưởng cách nghĩ của con, nhưng cũng lo con trai một mình vân du thiên hạ, không đồng ý hoặc ừ hử cho qua. Dương Đạp Sơn cứ ba ngày hai bửa là yêu cầu được đi, khiến cho cha mẹ rối tung cả đầu, không cho thì hắn ra thông điệp tối hậu - Không đáp ứng thì lén trốn mà đi.
Liễu Nhược Băng cùng mọi người khi ấy mới biết tính nghiêm trọng của vấn đề, hợp nhau bàn kế, cảm thấy chuyện đi này không phải là chuyện không tốt, vì người cổ thông tin lạc hậu, bế tắc, cho nên rất chú trọng "Đọc vạn quyển sách không bằng đi trăm dặm đường", đi đó đi đây để mở mang kiến thức. Dương Đạp Sơn hiện giờ đã đôi mươi, có thể tự chiếu cố được, nếu để cho hắn trốn, chi bằng đồng ý rồi len lén theo dõi. Sau khi thương lượng xong, mọi người miễn cưỡng đồng ý cho Dương Đạp Sơn xuất ngoại, nhưng lại đưa thêm một loạt điều kiện, ví dụ như mang theo đội hộ vệ, dọc đường phải ngụ trong Bách vĩnh sở hoặc Thiên Vĩnh sở của cẩm y vệ, mười ngày phải viết một phong thư...
Dương Đạp Sơn đương nhiên không chịu, nói rõ là bản thân đi vân du thiên hạ, đương nhiên phải tự do tự tại, nếu mang theo tùy tùng, lại dọc đường còn đến cẩm y vệ báo cáo, thì chẳng khác nào đi công tác, không có ý tứ gì. Hắn kiên trì một mình đi du hành, và ra tối hậu thư: không chịu thì lén trốn!
Không còn cách nào khác, Liễu Nhược Băng chỉ còn nước buông bỏ tình mẫu tử, cho con một mình xuất du, nhưng kỳ hạn chỉ một năm, một năm sau phải tự động quay về, nếu không dùng cẩm y vệ bắt về.
Dương Đạp Sơn vẫn không chịu, nói một năm quá ít, không đủ rong chơi, phải cần ba năm. Nói đi nói lại, hai bên đều nhượng bộ, lấy kỳ hạn hai năm.
Dương Đạp Sơn tính cách quật cường, nhấn mạnh với cha là Dương Thu Trì cùng dì Tống Vân Nhi là không cho phép cẩm y vệ lén theo bảo hộ, càng không cho phép thông báo gì trước cho ai, nếu không thời gian đi đó đi đây của hắn tăng thêm hai năm nữa.
Trước khi xuất phát, Liễu Nhược Băng chuẩn bị cho con trai một rương châu báo, nhưng thứ Dương Đạp Sơn cần là rương pháp y của cha, để dọc đường có gặp chuyện gì đó thì thuận tiện ra tay điều tra phá án.
Dương Thu Trì đương nhiên đáp ứng, không những cho hắn rương pháp y, còn đưa cho con hắc mã để làm vật cưỡi. Sau khi xuất du, Dương Đạp Sơn sợ phụ thân và dì năm phái cẩm y vệ mật thám dò theo, nên mấy lần dùng thủ đoạn phản theo dõi, thấy không có gì mới biết cha và dì 5 Tống Vân Nhi giữ lời, bấy giờ mới yên tâm.
Hắn đi mãi về phương nam, dọc đường không liên hệ quan phủ gì. Dương Thu Trì cũng giữ chữ tín, không báo trước cho quan lại địa phương.
Ngày ấy, Dương Đạp Sơn đến Vân Tước Sơn, nghe nói núi này hiểm trở, phong cảnh mê người, liền đội mưa phóng ngựa lên núi du ngoạn.
Những ngày này mưa không ngớt, những dòng suối nhỏ dưới núi đã đầy lũ cuốn, hắn nghề cao lớn mật, phóng ngựa lên vách núi xem phong cảnh mà chẳng sợ gì.
Trong lúc hắn trầm tỉnh hòa mình vào tự nhiên hùng hồn mỹ lệ, chợt cảm thấy mặt đất hơi động, con hắc mã đang cưỡi chợt ngữa cổ hí vang, tiếp theo đó là những trận đất lỡ ùng ùng. Dương Đạp Sơn thấy đầt trời xoay chuyển, thì ra là đất chỗ hắn đứng đã bị nước bào lỏng ra, hắn cưỡi ngựa đứng lên gia tăng áp lực, khiến chỗ đó chịu không nổi, lỡ xuống như tảng băng trôi!
Dương Đạp Sơn phản ứng thần tốc, phóng ngựa đạp lên nham thạch nhảy lên vách, nhưng cuối cùng phát hiện là nhảy không tới.
Khi người ngựa cuốn theo mãng đất rơi xuống dưới, Dương Đạp Sơn dùng tay phải phóng phi tác đen xì xì ra quấn vào thân cây tùng, tay trái nắm lấy rương pháp y, mượn lực bay lên thân cây tùng.
Thật không ngờ, khi hắn đứng ổn lên cành tùng, thì phát hiện nham thạch dưới gốc tùng này cũng đã lỡ ra, đang rơi ào xuống vực!
Dương Đạp Sơn rùn tay, đi thu hồi dây, không ngờ cây tùng này chợt xoay mạnh, quấn phi tác thật chặt, hắn thu hồi không được.
Lúc này, thân của hắn đã theo cây tùng rơi xuống mấy trượng, không có cách gì trở lại đỉnh núi. Hắn chỉ biết bỏ dây leo ra, dùng hai chân nhún lấy lực, phóng thân nhảy vào vách núi, hi vọng có thể bám giữ vách đá hay là dây rừng gì đó.
Rất tiếc, vách núi này hõm vào trong, rơi xuống mấy trượng đã cách vách hai trượng rời, trong khi hắn chỉ thừa hưởng bốn thành võ công của Liễu Nhược Băng, công lực không đủ, một tay lại ôm cái rương, cho nên sau khi phóng vào vách chỉ còn mấy xích thì đã hết lực.
Giữa không trung không có cách gì tá lực, thân hình hắn như sao băng rơi xuống vách đá hướng xuống dòng lũ điên cuồng.
Tiêu rồi! Dương Đạp Sơn thầm kêu không xong, lần này coi như hắn tan xương nát thịt rồi, một thân bản lãnh chưa phát huy gì đã chết thảm. Hắn không cho phụ thân phái người theo dõi, chỉ sợ hai năm sau không phát hiện con trai không trở về mới đi tìm, không biết có phát hiện hắn chết dưới núi Vân Tước này không.
Lúc này, tay hắn ôm chặt rương pháp y, tâm niệm chợt động, rương này vốn làm bằng vật cứng, có thể ngăn cản sự va đập của cây cối và đá, hơn nữa rương lại đóng kín, khá nhẹ, có thể dùng làm thứ như phao cứu sinh để nổi lên mặt nước.
Dương Đạp Sơn đem mọi hi vọng vào rương pháp y, ôm thật chặt, định xoay người cho rương nằm dưới, nhưng chưa kịp thực hiện thì đầu đã đau nhói, hậu não đập mạnh vào một nhánh tùng chìa ra.
Lực rơi của hắn rất nhanh, nên cú chạm này cực mạnh, rắc một cái nhánh tùng gãy ngang, và sọ não của hắn cũng bị chấn động ngất đi ngay, tuy nhiên hai tay vẫn ôm chặt rương.
Tiếp theo đó, ùm một cái, Dương Đạp Sơn ôm rương rơi vào dòng nước đỏ lòm.
/525
|