Dương Thu Trì khẽ hỏi Từ huấn đạo đang bịt mũi ở bên cạnh: "Đông Vân là...?"
"Là con gái của Lý giáo dụ, khuê danh Lý Đông Vân, được gả làm vợ cho Triệu Thiên Châu. Thành thân được một năm, còn chưa có con, không ngờ rằng.... ai!"
"Giáo dụ đại nhân nói chuyện uống rượu hoan ca ba ngày trước là thế nào?"
"À..., học sinh trong học cung của bổn huyện kinh qua sự tuyển chọn của học chính, xác định thành tích đặc biệt ưu tú sẽ trực tiếp tiến cử làm cống sinh, nhập vào Quốc tử giám. Bốn người được chọn là Triệu Thiên Châu, Lưu Mộng Chương, Chu Tư Hạo và Tiểu An Nhiên, là sự vinh diệu khôn cùng. Do đó, học cung đã cử hành tiệc mừng ở hậu hoa viên. Ngày đó tri huyện lão gia và các vị chức sắc đều tới dự. Đáng tiếc là hài tử Thiên Châu này bạc mệnh, không có phúc hưởng vinh dự này!"
Dương Thu Trì quay đầu nhìn thuốc nấu trên lò lửa, hỏi: "Triệu Thiên Châu có bệnh?"
Từ huấn đạo thở một hơi dài: "Vâng! Mấy tháng trước bụng cậu ấy tự nhiên phình ra, vô cùng đau đớn, sắc mặt vàng vọt. Khi tìm mấy lang trung chẩn trị, đều nói là tuyệt chứng, bệnh đã vào trong xương, chẳng sống được mấy ngày, ai...! Một tháng nay, bệnh tình càng lúc càng nặng, mỗi ngày đều đau đớn khó chịu, rên rĩ gào thét, ngày đêm không ngủ được, các thu sinh cách vách đều chịu không được dọn ra xa. Cậu ấy cuối cùng nhịn không được căn bệnh dày vò, đã tự dứt đời, ai...! Đáng thương a!"
Dương Thu Trì à một tiếng, đưa tay vỗ vai Lý giáo dụ: "Đại nhân bớt buồn nín đau thương, hãy để ta kiểm tra thi thể một chút."
Lý giáo dụ bấy giờ mới sụt sùi lùi ra một bên.
Dương Thu Trì cho Ngỗ Tác tiến vào, căn cứ lời thuật của hắn mà ghi thi cách. Hắn sau đó đóng cửa phòng lại, cởi y phục của thi thể, tiến hành kiểm tra toàn thân.
Kiểm tra phát hiện thi thể không có vết thương bên ngoài nào khác, chỉ có ở trên cánh tay có một dấu cột hình trò ở cánh tay, không thấy có triệu chứng viêm đỏ hay xuất huyết dưới da nào, khiến hắn nhất thời không nghĩ ra nó hình thành bằng cách nào.
Tiếp đó, Dương Thu Trì tiến hành quan sát vết thương bị đâm ở trên ngực, rút đao ra một cách cẩn thận, xem xét thấy đó là con dao nhọn cán bầu. Khi so sánh với vết thương trên ngực, cơ bản phù hợp.
Hắn lấy một chiếc đũa đặt trên bàn ở góc tường lại, cẩn thận chọc vào trong vết thương, phát hiện xương ngực có một cọng bị đâm đứt, đâm thủng tim. Hắn vạch hai bên miệng vết thương ra xem, thấy thành vết thương nhẳn, vết thương bên bén bên tầy, không có chỗ dập mô cơ hay nội tạng, cho thấy là do vật bén gây ra.
Sau khi quan sát xong, Dương Thu Trì đứng lên, chong mắt nhìn vệt máu ở giữa nhà đến xuất thần, sau đó kiểm tra tử tế khắp phòng, bao gồm dưới sàn, trên nóc... Sau khi xong xuôi, hắn lắc đầu nói với Lý giáo dụ: "Giáo dụ đại nhân, ta phát hiện dưới giường có một cái rương bị khóa, có thể mở ra xem không?"
Lý giáo dụ khóc lóc gật đầu: "Thỉnh đại nhân cứ tự tiện."
Lúc nãy Dương Thu Trì đã lấy từ trong thi thể hai chiếc chìa khóa, trong đó có một chiếc mở được khóa đồng trên rương. Phần trên của rương có mấy bộ đồ cũ, khi tìm xuống dưới thì thấy một bọc nhỏ, mở ra xem hắn kinh ngạc vô cùng, vì đó là một bao bạc trắng! Số bạc này lên đến năm sáu chục lượng!
Một thư sinh nghèo mà lấy đâu ra nhiều tiền như vậy? Hắn gọi Lý giáo dụ lại, hỏi số bạc này có phải là ông ta cho hay không.
Lý giáo dụ nhìn số bạc mà trợn mắt sửng người, sụt sùi nói: "Hài tử Thiên Châu này tính rất hiếu cường, từ trước đến giờ không tiếp thụ những gì tôi tặng, nói là phải tự nuôi gia đình. Do đó tôi không cho nó bao nhiều tiền cả. Gia cảnh nó bần hàn, số bạc này làm sao mà có thì ti chức không biết, có thể là có ai đó thấy nó khắc khổ, tặng cho nó..., thật không ngờ là không dùng được rồi..." Nói đến đây, ông ta lại nghẹn ngào khóc.
Dương Thu Trì gật đầu, bảo: "Giáo dụ đại nhân, ta đã khám sát hoàn tất, ông có thể lo hậu sự cho con rễ được rồi."
Dưới sự khuyên nhủ của huấn đạo và bộ đầu, ông ta dần ngừng khóc, bi thương nói với Dương Thu Trì: 'Điển sứ đại nhân, ti chức có chuyện khẩn cầu."
Chức quan hai người gần bằng nhau, nhưng thực quyền của Dương Thu Trì lớn hơn, cho nên giáo dụ tuy thanh cao, cái cần trước mắt đã khiến ông ta tự xếp mình vào vị trí kém.
Nhưng mà Dương Thu Trì đương nhiên không thể lấy đó làm khinh nhờn, vội chấp tay nói: "Giáo dụ đại nhân nặng lời rồi, có lời gì xin cứ nói."
Lý giáo dụ đắn đo một chút, quay đầu nhìn huấn đạo và bộ đầu, xong hạ giọng nói: "Tử viết: 'Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương, hiếu chí thủy dã.' (Tức: Thầy Khổng Tử viết 'Thân thể tóc da, là của cha mẹ, không được hủy hay làm bị thương, phải có hiếu đến cùng.') Thiên Châu hài tử nếu không phải bệnh nặng khó chống chịu, nhất định không tới mức này. Cho nên..., ti chức khẩn thỉnh đại nhân nói ra ngoài là tiểu tế bệnh nặng mà mất, không biết có được hay không?"
Đây là một câu trong phần Hiếu Kính của Khổng Tử, ứng với cái gọi là "Bách thiện hiếu vi tiên" (trăm sự hiếu đặt lên hàng đầu), cũng là nói, thân thể con người bao gồm cả da hay tóc đều do cha mẹ cấp cho, không được khinh thường hủy hoại, nếu không ấy là bất hiếu. Do đó, từ góc độ chữ hiếu mà nói, thì Khổng Tử không tán thành tự sát. Đương nhiên, khi trung và hiếu không thể lưỡng toàn, thì phải giữ "Nghĩa", đó là có thế tuẫn quốc (chết vì nước), tuẫn chức (hi sinh vì nhiệm vụ), hoặc tuẫn tình (chết vì tình) đều được khuyến khích. Trừ những việc này ra, tự sát là đi ngược lại với đạo hiếu. Cũng chính vì nguyên nhân này, danh nhân cổ đại ngoại trừ "Sát thân thủ nghĩa" ra, rất ít khi có người tự sát.
Lý giáo dụ cảm thấy con rễ Triệu Thiên Châu vì bệnh đau đớn mà tự sát, rất mất mặt của người đọc sách, cho nên mới khẩn cầu Dương Thu Trì giấu chân tướng của sự tình giùm.
Dương Thu Trì đương nhiên có thể lý giải tâm tình của ông ta, gật gật đầu. Từ huấn đạo và Ngụy bộ đầu cũng đáp ứng. Ngụy bộ đầu lại đặc biệt dặn dò các ngỗ tác khác.
Trong lúc ngỗ tác vẽ lại hiện trường và điền thi cách, Dương Thu Trì và Lý giáo dụ, Từ huấn đạo đàm luận, tìm hiểu tình huống của Triệu Thiên Châu. Hắn bấy giờ mới biết quê của Triệu Thiên Châu ở cách đây mấy trăm dặm, trong nhà chỉ có mẹ già. Vì cầu học, Triệu Thiên Châu mới nhờ người thân chăm sóc mẹ già, một mình đến huyện thành đọc sách. Do thiên tự thông tuệ, lại chuyên cần hiếu học, cho nên hắn giành được hảo cảm của giáo dụ, và ông ta đã đem con gái Đông Vân gả cho.
Có giáo dụ hết lòng chỉ điểm, Triệu Thiên Châu học nghiệp đại tiến, thi huyện thi phủ đầu đứng hàng đầu, thi viện đứng vào hàng tam giáp, trở thành tú tài nhập vào huyện nho học. Sau khi thương lượng với Lý giáo dụ, để tập trung tinh lực học tập, y đưa vợ Đông Vân về nhà cha ruột cư trú, một mình ở trong túc xá của học cung ngày đêm khổ học, chờ mùa thu tham gia kỳ thi hương ở tỉnh. Nhưng không ngờ nhiều năm khổ học đã dưỡng thành bệnh tật như thế này, cuối cùng y vì không chịu nổi bệnh tật giày vò mà dẫn tới tự sát.
Ngỗ Tác khám tra xong, Dương Thu Trì báo cho Lý giáo dụ biết là có thể xử lý thi thể rồi.
Lý giáo dụ nói con rễ Triệu Thiên Châu có quê cách mấy trăm dặm, hơn nữa quê chỉ có một mình mẹ già, cho nên quyết định dựng chòi tang lo hậu sự cho y đón thân hữu đến phúng điếu, làm tang lễ xong xuôi mới vận chuyển quan quách về quê an táng.
Triệu Thiên Châu ngụ trọng túc xá của học cung, nhưng học cung không tiện dựng linh đường, cũng không thể dời đến nha môn, Lý giáo dụ liền quyết định đem linh đường đặt ở nhà mình, bỏ tiền ra nhờ ngỗ tác mua dùm cổ quan tài thượng đẳng, rồi cho thanh tẩy thi thể ở trong phòng, dùng vải bố bọc lại, cho nhập liệm khiêng về nhà bắt đầu bố trí linh đường.
Cho đến bây giờ, con gái Đông Vân của Lý giáo dụ mới biết chồng bệnh nặng mà chết, ôm lấy quan tài mà khóc, thê thảm vô cùng. Dương Thu Trì vốn có lòng bước đến khuyên vài câu, nhưng thấy nàng ta khóc như chim đỗ quyên nhỏ máu vậy, nghe mà tan vỡ cả lòng, tự hỏi không biết vì sao.
Do học cung chỉ có ý nghĩa là học giáo tượng trưng, không có thật quyền gì, cũng không giảng dạy chánh quy, cho nên có những tú tài tâm cao khí ngạo cứ ngẩn đầu tìm tri huyện, tri phủ hay là học chánh ở tỉnh bái làm thầy, không cói giáo dụ, huấn đạo ở học cung ra gì. Do đó, tú tài trong học cung đến trợ giúp chỉ có mấy người. Mấy người này được Lý giáo dụ giới thiệu với Dương Thu Trì, hắn mới biết trong đó có ba người là kẻ có học nghiệp ưu tú được học chánh trực tiếp tuyển thành cống sinh, đó là tú tài Lưu Mộng Chương, Chu Tư Hạo và Tiêu An Nhiên.
Tiêu An Nhiên thì bận rộn bày biện bàn ghế, Lưu Mộng Chương lại văn nhã nghênh đón khách đến điếu tang, còn Chu Tư Hạo thì dường như có quan hệ không tệ với người vợ Đông Vân của Triệu Thiên Châu, nên vừa bố trí linh đường, vừa dịu giọng an ủi nàng ta.
Lý giáo dụ làm quan nhiều năm, cũng tích súc chút của, nhà là một trạch viện ba cửa vào có tường cao bao quanh, tòa lầu nhỏ ba tầng, rường cột đều chạm trổ không tệ chút nào. Chỉ có điều, phòng ốc kiến trúc của người ở Tương Tây đều xây nhà bếp ở sau đại sảnh, lại không có lổ thoát khói chuyên môn, cho nên khói nấu bếp đều tự nhiên bay qua cửa sổ sau, khiến cho vách tường sau ám khói đen xì xì. Rất may đó là nhà sau, người ta nếu không đến vườn sau nhà đều không nhìn thấy.
Linh đường được đặt trong vườn lớn ở cửa vào thứ nhất. Trong huyện Kiềm Dương này, giáo dụ dù sao cũng là một nhân vật có vai vế, hơn nữa ở Minh triều, người đọc sách thường được trọng thị, cho nến người đến điếu tang liên miên không ngớt.
"Là con gái của Lý giáo dụ, khuê danh Lý Đông Vân, được gả làm vợ cho Triệu Thiên Châu. Thành thân được một năm, còn chưa có con, không ngờ rằng.... ai!"
"Giáo dụ đại nhân nói chuyện uống rượu hoan ca ba ngày trước là thế nào?"
"À..., học sinh trong học cung của bổn huyện kinh qua sự tuyển chọn của học chính, xác định thành tích đặc biệt ưu tú sẽ trực tiếp tiến cử làm cống sinh, nhập vào Quốc tử giám. Bốn người được chọn là Triệu Thiên Châu, Lưu Mộng Chương, Chu Tư Hạo và Tiểu An Nhiên, là sự vinh diệu khôn cùng. Do đó, học cung đã cử hành tiệc mừng ở hậu hoa viên. Ngày đó tri huyện lão gia và các vị chức sắc đều tới dự. Đáng tiếc là hài tử Thiên Châu này bạc mệnh, không có phúc hưởng vinh dự này!"
Dương Thu Trì quay đầu nhìn thuốc nấu trên lò lửa, hỏi: "Triệu Thiên Châu có bệnh?"
Từ huấn đạo thở một hơi dài: "Vâng! Mấy tháng trước bụng cậu ấy tự nhiên phình ra, vô cùng đau đớn, sắc mặt vàng vọt. Khi tìm mấy lang trung chẩn trị, đều nói là tuyệt chứng, bệnh đã vào trong xương, chẳng sống được mấy ngày, ai...! Một tháng nay, bệnh tình càng lúc càng nặng, mỗi ngày đều đau đớn khó chịu, rên rĩ gào thét, ngày đêm không ngủ được, các thu sinh cách vách đều chịu không được dọn ra xa. Cậu ấy cuối cùng nhịn không được căn bệnh dày vò, đã tự dứt đời, ai...! Đáng thương a!"
Dương Thu Trì à một tiếng, đưa tay vỗ vai Lý giáo dụ: "Đại nhân bớt buồn nín đau thương, hãy để ta kiểm tra thi thể một chút."
Lý giáo dụ bấy giờ mới sụt sùi lùi ra một bên.
Dương Thu Trì cho Ngỗ Tác tiến vào, căn cứ lời thuật của hắn mà ghi thi cách. Hắn sau đó đóng cửa phòng lại, cởi y phục của thi thể, tiến hành kiểm tra toàn thân.
Kiểm tra phát hiện thi thể không có vết thương bên ngoài nào khác, chỉ có ở trên cánh tay có một dấu cột hình trò ở cánh tay, không thấy có triệu chứng viêm đỏ hay xuất huyết dưới da nào, khiến hắn nhất thời không nghĩ ra nó hình thành bằng cách nào.
Tiếp đó, Dương Thu Trì tiến hành quan sát vết thương bị đâm ở trên ngực, rút đao ra một cách cẩn thận, xem xét thấy đó là con dao nhọn cán bầu. Khi so sánh với vết thương trên ngực, cơ bản phù hợp.
Hắn lấy một chiếc đũa đặt trên bàn ở góc tường lại, cẩn thận chọc vào trong vết thương, phát hiện xương ngực có một cọng bị đâm đứt, đâm thủng tim. Hắn vạch hai bên miệng vết thương ra xem, thấy thành vết thương nhẳn, vết thương bên bén bên tầy, không có chỗ dập mô cơ hay nội tạng, cho thấy là do vật bén gây ra.
Sau khi quan sát xong, Dương Thu Trì đứng lên, chong mắt nhìn vệt máu ở giữa nhà đến xuất thần, sau đó kiểm tra tử tế khắp phòng, bao gồm dưới sàn, trên nóc... Sau khi xong xuôi, hắn lắc đầu nói với Lý giáo dụ: "Giáo dụ đại nhân, ta phát hiện dưới giường có một cái rương bị khóa, có thể mở ra xem không?"
Lý giáo dụ khóc lóc gật đầu: "Thỉnh đại nhân cứ tự tiện."
Lúc nãy Dương Thu Trì đã lấy từ trong thi thể hai chiếc chìa khóa, trong đó có một chiếc mở được khóa đồng trên rương. Phần trên của rương có mấy bộ đồ cũ, khi tìm xuống dưới thì thấy một bọc nhỏ, mở ra xem hắn kinh ngạc vô cùng, vì đó là một bao bạc trắng! Số bạc này lên đến năm sáu chục lượng!
Một thư sinh nghèo mà lấy đâu ra nhiều tiền như vậy? Hắn gọi Lý giáo dụ lại, hỏi số bạc này có phải là ông ta cho hay không.
Lý giáo dụ nhìn số bạc mà trợn mắt sửng người, sụt sùi nói: "Hài tử Thiên Châu này tính rất hiếu cường, từ trước đến giờ không tiếp thụ những gì tôi tặng, nói là phải tự nuôi gia đình. Do đó tôi không cho nó bao nhiều tiền cả. Gia cảnh nó bần hàn, số bạc này làm sao mà có thì ti chức không biết, có thể là có ai đó thấy nó khắc khổ, tặng cho nó..., thật không ngờ là không dùng được rồi..." Nói đến đây, ông ta lại nghẹn ngào khóc.
Dương Thu Trì gật đầu, bảo: "Giáo dụ đại nhân, ta đã khám sát hoàn tất, ông có thể lo hậu sự cho con rễ được rồi."
Dưới sự khuyên nhủ của huấn đạo và bộ đầu, ông ta dần ngừng khóc, bi thương nói với Dương Thu Trì: 'Điển sứ đại nhân, ti chức có chuyện khẩn cầu."
Chức quan hai người gần bằng nhau, nhưng thực quyền của Dương Thu Trì lớn hơn, cho nên giáo dụ tuy thanh cao, cái cần trước mắt đã khiến ông ta tự xếp mình vào vị trí kém.
Nhưng mà Dương Thu Trì đương nhiên không thể lấy đó làm khinh nhờn, vội chấp tay nói: "Giáo dụ đại nhân nặng lời rồi, có lời gì xin cứ nói."
Lý giáo dụ đắn đo một chút, quay đầu nhìn huấn đạo và bộ đầu, xong hạ giọng nói: "Tử viết: 'Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương, hiếu chí thủy dã.' (Tức: Thầy Khổng Tử viết 'Thân thể tóc da, là của cha mẹ, không được hủy hay làm bị thương, phải có hiếu đến cùng.') Thiên Châu hài tử nếu không phải bệnh nặng khó chống chịu, nhất định không tới mức này. Cho nên..., ti chức khẩn thỉnh đại nhân nói ra ngoài là tiểu tế bệnh nặng mà mất, không biết có được hay không?"
Đây là một câu trong phần Hiếu Kính của Khổng Tử, ứng với cái gọi là "Bách thiện hiếu vi tiên" (trăm sự hiếu đặt lên hàng đầu), cũng là nói, thân thể con người bao gồm cả da hay tóc đều do cha mẹ cấp cho, không được khinh thường hủy hoại, nếu không ấy là bất hiếu. Do đó, từ góc độ chữ hiếu mà nói, thì Khổng Tử không tán thành tự sát. Đương nhiên, khi trung và hiếu không thể lưỡng toàn, thì phải giữ "Nghĩa", đó là có thế tuẫn quốc (chết vì nước), tuẫn chức (hi sinh vì nhiệm vụ), hoặc tuẫn tình (chết vì tình) đều được khuyến khích. Trừ những việc này ra, tự sát là đi ngược lại với đạo hiếu. Cũng chính vì nguyên nhân này, danh nhân cổ đại ngoại trừ "Sát thân thủ nghĩa" ra, rất ít khi có người tự sát.
Lý giáo dụ cảm thấy con rễ Triệu Thiên Châu vì bệnh đau đớn mà tự sát, rất mất mặt của người đọc sách, cho nên mới khẩn cầu Dương Thu Trì giấu chân tướng của sự tình giùm.
Dương Thu Trì đương nhiên có thể lý giải tâm tình của ông ta, gật gật đầu. Từ huấn đạo và Ngụy bộ đầu cũng đáp ứng. Ngụy bộ đầu lại đặc biệt dặn dò các ngỗ tác khác.
Trong lúc ngỗ tác vẽ lại hiện trường và điền thi cách, Dương Thu Trì và Lý giáo dụ, Từ huấn đạo đàm luận, tìm hiểu tình huống của Triệu Thiên Châu. Hắn bấy giờ mới biết quê của Triệu Thiên Châu ở cách đây mấy trăm dặm, trong nhà chỉ có mẹ già. Vì cầu học, Triệu Thiên Châu mới nhờ người thân chăm sóc mẹ già, một mình đến huyện thành đọc sách. Do thiên tự thông tuệ, lại chuyên cần hiếu học, cho nên hắn giành được hảo cảm của giáo dụ, và ông ta đã đem con gái Đông Vân gả cho.
Có giáo dụ hết lòng chỉ điểm, Triệu Thiên Châu học nghiệp đại tiến, thi huyện thi phủ đầu đứng hàng đầu, thi viện đứng vào hàng tam giáp, trở thành tú tài nhập vào huyện nho học. Sau khi thương lượng với Lý giáo dụ, để tập trung tinh lực học tập, y đưa vợ Đông Vân về nhà cha ruột cư trú, một mình ở trong túc xá của học cung ngày đêm khổ học, chờ mùa thu tham gia kỳ thi hương ở tỉnh. Nhưng không ngờ nhiều năm khổ học đã dưỡng thành bệnh tật như thế này, cuối cùng y vì không chịu nổi bệnh tật giày vò mà dẫn tới tự sát.
Ngỗ Tác khám tra xong, Dương Thu Trì báo cho Lý giáo dụ biết là có thể xử lý thi thể rồi.
Lý giáo dụ nói con rễ Triệu Thiên Châu có quê cách mấy trăm dặm, hơn nữa quê chỉ có một mình mẹ già, cho nên quyết định dựng chòi tang lo hậu sự cho y đón thân hữu đến phúng điếu, làm tang lễ xong xuôi mới vận chuyển quan quách về quê an táng.
Triệu Thiên Châu ngụ trọng túc xá của học cung, nhưng học cung không tiện dựng linh đường, cũng không thể dời đến nha môn, Lý giáo dụ liền quyết định đem linh đường đặt ở nhà mình, bỏ tiền ra nhờ ngỗ tác mua dùm cổ quan tài thượng đẳng, rồi cho thanh tẩy thi thể ở trong phòng, dùng vải bố bọc lại, cho nhập liệm khiêng về nhà bắt đầu bố trí linh đường.
Cho đến bây giờ, con gái Đông Vân của Lý giáo dụ mới biết chồng bệnh nặng mà chết, ôm lấy quan tài mà khóc, thê thảm vô cùng. Dương Thu Trì vốn có lòng bước đến khuyên vài câu, nhưng thấy nàng ta khóc như chim đỗ quyên nhỏ máu vậy, nghe mà tan vỡ cả lòng, tự hỏi không biết vì sao.
Do học cung chỉ có ý nghĩa là học giáo tượng trưng, không có thật quyền gì, cũng không giảng dạy chánh quy, cho nên có những tú tài tâm cao khí ngạo cứ ngẩn đầu tìm tri huyện, tri phủ hay là học chánh ở tỉnh bái làm thầy, không cói giáo dụ, huấn đạo ở học cung ra gì. Do đó, tú tài trong học cung đến trợ giúp chỉ có mấy người. Mấy người này được Lý giáo dụ giới thiệu với Dương Thu Trì, hắn mới biết trong đó có ba người là kẻ có học nghiệp ưu tú được học chánh trực tiếp tuyển thành cống sinh, đó là tú tài Lưu Mộng Chương, Chu Tư Hạo và Tiêu An Nhiên.
Tiêu An Nhiên thì bận rộn bày biện bàn ghế, Lưu Mộng Chương lại văn nhã nghênh đón khách đến điếu tang, còn Chu Tư Hạo thì dường như có quan hệ không tệ với người vợ Đông Vân của Triệu Thiên Châu, nên vừa bố trí linh đường, vừa dịu giọng an ủi nàng ta.
Lý giáo dụ làm quan nhiều năm, cũng tích súc chút của, nhà là một trạch viện ba cửa vào có tường cao bao quanh, tòa lầu nhỏ ba tầng, rường cột đều chạm trổ không tệ chút nào. Chỉ có điều, phòng ốc kiến trúc của người ở Tương Tây đều xây nhà bếp ở sau đại sảnh, lại không có lổ thoát khói chuyên môn, cho nên khói nấu bếp đều tự nhiên bay qua cửa sổ sau, khiến cho vách tường sau ám khói đen xì xì. Rất may đó là nhà sau, người ta nếu không đến vườn sau nhà đều không nhìn thấy.
Linh đường được đặt trong vườn lớn ở cửa vào thứ nhất. Trong huyện Kiềm Dương này, giáo dụ dù sao cũng là một nhân vật có vai vế, hơn nữa ở Minh triều, người đọc sách thường được trọng thị, cho nến người đến điếu tang liên miên không ngớt.
/146
|