Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Hai đứa trẻ đứng tần ngần giữa đường vắng. Lúc này, lẽ ra chúng nên đi thẳng về nhà, vượt qua khung cảnh heo hút nhưng êm đềm của làng Liễu Thanh mà thắp lửa thổi đèn trong nơi tá túc ấm áp kia. Lúc này, lẽ ra cả làng Liễu Thanh nên chìm vào giấc ngủ sau một ngày dài lao động, sau đó lại đợi gá gáy đón rạng đông, lặp lại chuỗi ngày bình bình đạm đạm mà chất phác an bình của họ.
Thế nhưng không được rồi.
Phía cuối con đường sáng rực ánh lửa. Ngọn lửa tàn bạo nhắm nuốt mọi thứ. Nó cháy phừng theo gió trên những mái nhà tranh, bùng ra ngoài ô cửa sổ từng nhà. Nó thiêu đàn gia súc sống nhăn, đuổi theo đàn gia cầm đang hoảng hốt. Người chạy thoát cố dùng nước dập lửa nhưng không nổi. Người không chạy kịp ôm nhau kẹt trong cơn lửa vây. Ngôi làng thanh bình ụp xuống sự náo động vốn không nên có.
Trọng Khanh và Lâm Nhạc không nói một lời mà lao thẳng về chốn hoảng loạn như địa ngục trần gian. Tại sao?! Tại sao?! Họ gào thét trong lòng nhưng không thể thốt ra lời. Cổ họng đã bị khói lửa làm nghẹn tắc, đôi tay múc từng gáo nước ít ỏi như muối bỏ bể mà hắt vào ngọn lửa. Nước bốc hơi. Người mù quáng chẳng dừng tay.
Rồi bỗng động tác mọi người đều dừng lại. Gáo nước chạm đáy thùng, vươn vài giọt nước như cười cợt. Ai đó nhớ ra dòng sông lớn cách đây vài dặm, toan chạy đi, nhưng rồi cũng bần thần dừng lại. Im quá. Mười mấy người đứng bên ngoài, sao im thế? Chỉ nghe có tiếng lửa tanh tách vẫn cuồng vọng mà cháy. Sao không lấy nước? Sao không dập lửa?
Nhà đã cháy, người đã chết, dập làm chi? Dập được gì?
Không còn tiếng kêu cứu nào phát ra, kể cả tiếng đàn heo ré i ỉ cũng đứt hẳn. Lửa vẫn cháy. Cháy tàn cháy tạ.
Đợi đến khi quan binh thành Liễu Dương kéo đến, lửa đã nhấm nuốt đến cái xà nhà cuối cùng. Khói đen vương vấn vẽ ra tàn cục. Hiếm có nhà nào trong làng được cất bằng gạch, đã cháy là cháy hết, quá lắm để lại mấy mảnh sành sứ không thể tan thành tro. Tựa như minh chứng cho điều gì, lại tựa như cười cợt điều gì vậy.
Trọng Khanh bước đến gần một lão thúc hàng xóm vẫn đang bần thần, khe khẽ hỏi: “Tại sao?”
Giọng thiếu niên khan đặc. Bàn tay cậu nắm chặt đôi tay bé nhỏ của em trai mình, nhẹ run run. Bóng lưng gầy dưới lớp áo cồng kềnh, chực chờ một cơn gió khẽ đổ lay.
Hàn thúc tuổi đã qua tứ tuần, đôi mắt lắng đọng tháng năm mà thường mang vẻ minh mẫn hiền từ. Nay lão thúc ngồi bệt trên đất, mắt hướng về ngôi nhà chỉ còn đống tro tàn, nơi có mảnh vải đã bị đốt không thấy màu do cột xà đè mà còn vương lại. Trọng Khanh nhớ rõ, hôm nay trước khi đi làm đã gặp qua Hàn nương. Hàn nương đưa qua nhà cậu vài ba cái bánh bao mới hấp, miệng lúc trước còn cằn nhằn lão chồng thị biếng làm không nên thân, lúc sau đã quay sang khoe tấm áo mới Hàn thúc lấy tiền công mua cho thị. Vải áo màu tím nhạt không được nhuộm đều tay, chưa giặt lần nào nên trông còn thô ráp. Thế mà gương mặt đậm nắng sương của thị lại tươi tắn lắm, mềm mại lắm.
Một lúc sau Hàn thúc mới thu lại tầm mắt, liếc nhìn đám quan binh đang sục sạo điều tra mà lắc đầu mỉm cười với cậu. Lão thúc gượng dậy tấm lưng sắp đổ lay, thất thểu đi về con đường hoang vắng nào.
Thiếu niên nắm tay đứa trẻ đứng nhìn bóng hình ấy hòa vào đêm đen. Mãi cho đến khi quan binh tản đi, cậu vẫn giữ nguyên tư thế ấy, đổi lấy được một câu: Hỏa hoạn vô ý. Lửa cháy từ nhà ai, cháy lan nhà nào, bao nhiêu vật đã mất, bao nhiêu người đã đi, e cũng chỉ có người trong cuộc tự biết với nhau. Những kẻ nãy giờ sục sạo cho qua việc kia làm sao hiểu được?
Cậu đi về phía căn chòi nhỏ cuối làng của hai người. Cũng như bao đám tan hoang khác, chỉ còn lại chút đá vụn tro tàn. Lâm Nhạc lấy tay đào bới dưới nền tro đất, đào ra được một bình sứ nhỏ đựng tiền tích cóp nửa tháng nay. Lo trước lo sau, vốn tưởng bản thân thừa thải vẽ chuyện hóa ra lại phòng được cái họa này. Đôi tay bé nhỏ bê bết đất quyện cùng tro nhám run run siết chặt bình sứ như đè nén điều gì, rốt cuộc vẫn là đôi môi mím chặt không nhịn được bật thốt: “Là chúng.”
Hai từ đầu tiên đứa trẻ bật thốt sau cơn hỏa hoạn vang lên giữa thinh không tịch mịch u ám. Thanh âm trong trẻo mang theo ai oán khó tả nên lời.
“Chúng?”
Lâm Nhạc đưa mắt nhìn ánh đuốc của quan binh đang rẽ đường mà đi trong tăm tối phía xa. Dường như ánh đuốc le lói đang dần xa kia chứa ngàn tên vạn lao đâm vào mắt đứa trẻ, khiến nó đau đớn nhắm mắt lại, rời rạc kể chuyện sáng nay.
Hóa ra lúc Trọng Khanh đang bận rộn ở Kiến Nhan lâu đã có vài vị khách lạ đến thăm làng. Ba tên mặc vải lụa sáng màu, chân mang hài dệt cẩm, đạp lên đường đất gồ ghề lấm bùn mà khệnh khạng vào làng Liễu Thanh. Chúng chẳng nói chẳng rằng, xộc thẳng tới nhà Hàn thúc mà hô to gọi nhỏ. Hàn thúc lúc đó đang làm công ở trên thành, nhà chỉ còn Hàn nương.
Bọn chúng tự xưng là thuộc hạ của An Định hầu cai quản thành Liễu Dương, bảo rằng Hầu gia năm nay cần thu gom đủ ba trăm món bảo vật để kính dâng thần điện. Mấy hôm nay người phủ An Định đã lùng sục khắp thành Liễu Dương làm gà bay chó sủa. Những nhà phú hộ dâng lên vài món trân bảo cũng không nói làm gì, ngay cả hộ nông bình thường bữa đói bữa no chúng cũng lùng sục cho được mấy chiếc chén sứ được mấy chục năm niên đại mà gom đi. Đáng tiếc Trọng Khanh đi sớm về khuya, vừa vặn bỏ lỡ hành vi tác oai tác quái của bọn quan sai này.
Đúng vậy, là quan sai. An Định hầu và tri huyện thành Liễu Dương cùng một giuộc với nhau, ba trăm trân quý phẩm không thể thiếu phần gã tham quan ấy. Ngay cả đám quan binh đêm nay đến ‘giúp đỡ’ e rằng hơn tám phần được lợi từ Hầu gia.
Lại nói, bước chân bọn tay sai dạo khắp thành Liễu Dương vẫn không ngừng nghỉ mà tràn đến làng Liễu Thanh này. Chốn khỉ ho cò gáy tách biệt với thành quách phồn hoa rốt cuộc cũng không thoát được bàn tay vươn dài của An Định hầu. Lục sục mấy hộ đầu làng, ngay cả chén đũa hay tủ thờ cũng chỉ là loại hạ phẩm không đáng mấy đồng, chúng rốt cuộc lại ưng mắt gốc liễu trăm năm trồng trước nhà Hàn thúc.
Mộc quốc thờ Mộc thần, cổ thụ đối với đất nước này chính là trân phẩm. Trước nhà mỗi hộ dân Mộc quốc đều trồng một đại thụ, cây càng quý hiếm, càng khỏe mạnh vươn cành thì càng đại biểu cho điềm lành cùng phước lộc. Bách tính đã tin tưởng đến mức thành phong tục thì đừng nói chi cung vua phủ chúa. Thú chơi cây cảnh vốn chỉ là thú vui trong mắt văn nhân tứ quốc, đến Mộc quốc lại là biểu thị của quyền lực cùng danh vọng.
Đáng buồn là cây quý trước nhà Hàn thúc không mang đến phước lành mà lại gieo tai vạ. Đám tay sai nhân danh cống phẩm cho thần điện mà kéo lôi Hàn nương ra ngoài, muốn bứng cả cây về Hầu phủ. Cây liễu xanh trước nhà được trồng từ đời cụ tổ họ Hàn, chẳng biết phép màu phù hộ ra sao nhưng cũng đã dõi theo nhà họ Hàn suốt trăm năm, nhìn mấy đời gia chủ thay qua đổi lại, đến đời Hàn thúc sao nỡ để bị bứng đi? Hàn nương càng không nỡ. Thị quỳ gối xin bọn chúng tha cho, bảo liễu xanh nào có trân quý gì, khắp thành Liễu Dương này có ngàn cây liễu, khắp Mộc quốc này có vạn ngàn, triệu ngàn cây liễu, hà cớ phải làm khó nhà thị, khổ thân thị.
Quả thật vậy, một cây liễu trăm năm trên đất Liễu Dương vốn chuộng nuôi liễu chẳng là gì cả, bán ra ngoài cũng chỉ ăn được dăm bữa nửa tháng. Thế nhưng liễu nhà họ Hàn trong mắt mấy kẻ ham ăn biếng làm kia vẫn là một món hời không nhỏ. Chúng ngang ngược muốn bật gốc liễu lên, lại bị thị liều mạng ngăn cản. Bọn chúng vẫn ỷ danh thần điện mà hoành hành, dân chúng tuy không cam lòng nhưng vẫn sợ thần linh tức giận nên đành thuận theo, hiếm thấy phụ nhân nào lớn mật cãi lệnh trên như thị.
Chuyện làm lớn um lên khắp làng. Thấy người vây xem càng lúc càng đông, chúng cũng ngại xô xác với nông phụ điên này, đành bỏ đi. Tan cục khó coi ban ngày, ai ngờ được tai vạ ban đêm? Lửa cháy khắp làng giữa đêm khuya, chói mắt như vậy, oan uổng như vậy. Có người bảo lửa cũng là bắt từ gốc liễu kia mà cháy, nhà họ Hàn cũng là nhà cháy nhanh nhất trong làng. Hàn thúc đi làm công khuya mới trở về, chỉ thấy nhà cháy, người mất, bất lực trở tay.
Trọng Khanh tức đến bật cười. Hỏa hoạn ư? E cũng là màn kịch của kẻ tức không đoạt được liền hủy nào đó. Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, mà Thủy khắc Hỏa – mối quan hệ vi diệu trong ngũ hành mà ngũ thần đại diện vô hình trung cũng hình thành mối giao bang khó nói nên lời của Mộc quốc cùng Hỏa quốc. Người dân Mộc quốc đối với lửa sinh hoạt vẫn là dựa dẫm nhưng kiêng kỵ, chỉ thắp khi thực sự cần thiết, hạn chế đến nghiêm ngặt. Nghề thợ rèn cùng người phụ trách thắp đèn trông thành bị xem là nghề thấp kém. Ngay cả trù sư cũng hạn chế dùng lửa trong bếp, kiêng chiên xào các món. Trọng Khanh đến đây đã gần nửa tháng, ngoài lửa bếp cùng lửa đèn lồng ra thì số lần thấy lửa được sử dụng trong làng chỉ đếm trên đầu ngón tay, lấy đâu ra lửa lớn dấy hỏa hoạn?
Những kẻ vì lòng tham cùng vị kỷ mà bỏ quên cả tín ngưỡng kia nào còn biết điểm dừng. Sợ rằng chuỗi ngày ở thành Liễu Dương phồn hoa sẽ không yên bình như cậu nghĩ.
Cậu có thể nghĩ đến đây thì Lâm Nhạc vốn sinh thành nơi Mộc quốc lại càng rõ ràng vị trí của tín ngưỡng trong lòng mỗi người dân. Có thể vì tiền tài mà vứt bỏ tín ngưỡng, xem ra sự thối nát của đám quý tộc đã lan rộng đến dân gian rồi. Lâm Nhạc bước đến ngôi nhà đã cháy thành tro của nhà họ hàng, nhặt mảnh vải vương trên cột gỗ đã bị cháy sém, phủi đi lớp tro bám trên vải để lộ ra màu tím nhàn nhạt, nắm chặt nó trong lòng. Màu áo mới tựa như hoa súng tím cả chiều hoàng hôn, nay nhợt nhạt như nỗi tuyệt vọng của người chôn thân biển lửa.
“Bây giờ đi đâu?” Đứa trẻ lần đầu hỏi ý cậu, mảnh vải tím kia vẫn nắm trong tay.
Trọng Khanh nhìn nó, thở dài: “Đến Kiến Nhan lâu tạm tá túc đi.”
Rời khỏi làng mạc đã tan hoang, hai người họ hướng về con đường hoang vắng lúc nãy mà đi. Trọng Khanh lần cuối đưa mắt nhìn ngõ nhỏ tối tăm đã nuốt chửng bóng lưng đơn bạc của Hàn thúc, có gì đó hoang mang tích tụ trong lòng thiếu niên.
Đường đến Liễu Dương dài ra trước mắt, làng Liễu Thanh bị bỏ lại xa xa. Đoạn đường bớt đi phần ấm áp lúc trước, tăng phêm một tầng tịch mịch bủa vây. Trăng bàng bạc phủ lên hai bóng người nho nhỏ.
Lạnh lẽo.
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Hai đứa trẻ đứng tần ngần giữa đường vắng. Lúc này, lẽ ra chúng nên đi thẳng về nhà, vượt qua khung cảnh heo hút nhưng êm đềm của làng Liễu Thanh mà thắp lửa thổi đèn trong nơi tá túc ấm áp kia. Lúc này, lẽ ra cả làng Liễu Thanh nên chìm vào giấc ngủ sau một ngày dài lao động, sau đó lại đợi gá gáy đón rạng đông, lặp lại chuỗi ngày bình bình đạm đạm mà chất phác an bình của họ.
Thế nhưng không được rồi.
Phía cuối con đường sáng rực ánh lửa. Ngọn lửa tàn bạo nhắm nuốt mọi thứ. Nó cháy phừng theo gió trên những mái nhà tranh, bùng ra ngoài ô cửa sổ từng nhà. Nó thiêu đàn gia súc sống nhăn, đuổi theo đàn gia cầm đang hoảng hốt. Người chạy thoát cố dùng nước dập lửa nhưng không nổi. Người không chạy kịp ôm nhau kẹt trong cơn lửa vây. Ngôi làng thanh bình ụp xuống sự náo động vốn không nên có.
Trọng Khanh và Lâm Nhạc không nói một lời mà lao thẳng về chốn hoảng loạn như địa ngục trần gian. Tại sao?! Tại sao?! Họ gào thét trong lòng nhưng không thể thốt ra lời. Cổ họng đã bị khói lửa làm nghẹn tắc, đôi tay múc từng gáo nước ít ỏi như muối bỏ bể mà hắt vào ngọn lửa. Nước bốc hơi. Người mù quáng chẳng dừng tay.
Rồi bỗng động tác mọi người đều dừng lại. Gáo nước chạm đáy thùng, vươn vài giọt nước như cười cợt. Ai đó nhớ ra dòng sông lớn cách đây vài dặm, toan chạy đi, nhưng rồi cũng bần thần dừng lại. Im quá. Mười mấy người đứng bên ngoài, sao im thế? Chỉ nghe có tiếng lửa tanh tách vẫn cuồng vọng mà cháy. Sao không lấy nước? Sao không dập lửa?
Nhà đã cháy, người đã chết, dập làm chi? Dập được gì?
Không còn tiếng kêu cứu nào phát ra, kể cả tiếng đàn heo ré i ỉ cũng đứt hẳn. Lửa vẫn cháy. Cháy tàn cháy tạ.
Đợi đến khi quan binh thành Liễu Dương kéo đến, lửa đã nhấm nuốt đến cái xà nhà cuối cùng. Khói đen vương vấn vẽ ra tàn cục. Hiếm có nhà nào trong làng được cất bằng gạch, đã cháy là cháy hết, quá lắm để lại mấy mảnh sành sứ không thể tan thành tro. Tựa như minh chứng cho điều gì, lại tựa như cười cợt điều gì vậy.
Trọng Khanh bước đến gần một lão thúc hàng xóm vẫn đang bần thần, khe khẽ hỏi: “Tại sao?”
Giọng thiếu niên khan đặc. Bàn tay cậu nắm chặt đôi tay bé nhỏ của em trai mình, nhẹ run run. Bóng lưng gầy dưới lớp áo cồng kềnh, chực chờ một cơn gió khẽ đổ lay.
Hàn thúc tuổi đã qua tứ tuần, đôi mắt lắng đọng tháng năm mà thường mang vẻ minh mẫn hiền từ. Nay lão thúc ngồi bệt trên đất, mắt hướng về ngôi nhà chỉ còn đống tro tàn, nơi có mảnh vải đã bị đốt không thấy màu do cột xà đè mà còn vương lại. Trọng Khanh nhớ rõ, hôm nay trước khi đi làm đã gặp qua Hàn nương. Hàn nương đưa qua nhà cậu vài ba cái bánh bao mới hấp, miệng lúc trước còn cằn nhằn lão chồng thị biếng làm không nên thân, lúc sau đã quay sang khoe tấm áo mới Hàn thúc lấy tiền công mua cho thị. Vải áo màu tím nhạt không được nhuộm đều tay, chưa giặt lần nào nên trông còn thô ráp. Thế mà gương mặt đậm nắng sương của thị lại tươi tắn lắm, mềm mại lắm.
Một lúc sau Hàn thúc mới thu lại tầm mắt, liếc nhìn đám quan binh đang sục sạo điều tra mà lắc đầu mỉm cười với cậu. Lão thúc gượng dậy tấm lưng sắp đổ lay, thất thểu đi về con đường hoang vắng nào.
Thiếu niên nắm tay đứa trẻ đứng nhìn bóng hình ấy hòa vào đêm đen. Mãi cho đến khi quan binh tản đi, cậu vẫn giữ nguyên tư thế ấy, đổi lấy được một câu: Hỏa hoạn vô ý. Lửa cháy từ nhà ai, cháy lan nhà nào, bao nhiêu vật đã mất, bao nhiêu người đã đi, e cũng chỉ có người trong cuộc tự biết với nhau. Những kẻ nãy giờ sục sạo cho qua việc kia làm sao hiểu được?
Cậu đi về phía căn chòi nhỏ cuối làng của hai người. Cũng như bao đám tan hoang khác, chỉ còn lại chút đá vụn tro tàn. Lâm Nhạc lấy tay đào bới dưới nền tro đất, đào ra được một bình sứ nhỏ đựng tiền tích cóp nửa tháng nay. Lo trước lo sau, vốn tưởng bản thân thừa thải vẽ chuyện hóa ra lại phòng được cái họa này. Đôi tay bé nhỏ bê bết đất quyện cùng tro nhám run run siết chặt bình sứ như đè nén điều gì, rốt cuộc vẫn là đôi môi mím chặt không nhịn được bật thốt: “Là chúng.”
Hai từ đầu tiên đứa trẻ bật thốt sau cơn hỏa hoạn vang lên giữa thinh không tịch mịch u ám. Thanh âm trong trẻo mang theo ai oán khó tả nên lời.
“Chúng?”
Lâm Nhạc đưa mắt nhìn ánh đuốc của quan binh đang rẽ đường mà đi trong tăm tối phía xa. Dường như ánh đuốc le lói đang dần xa kia chứa ngàn tên vạn lao đâm vào mắt đứa trẻ, khiến nó đau đớn nhắm mắt lại, rời rạc kể chuyện sáng nay.
Hóa ra lúc Trọng Khanh đang bận rộn ở Kiến Nhan lâu đã có vài vị khách lạ đến thăm làng. Ba tên mặc vải lụa sáng màu, chân mang hài dệt cẩm, đạp lên đường đất gồ ghề lấm bùn mà khệnh khạng vào làng Liễu Thanh. Chúng chẳng nói chẳng rằng, xộc thẳng tới nhà Hàn thúc mà hô to gọi nhỏ. Hàn thúc lúc đó đang làm công ở trên thành, nhà chỉ còn Hàn nương.
Bọn chúng tự xưng là thuộc hạ của An Định hầu cai quản thành Liễu Dương, bảo rằng Hầu gia năm nay cần thu gom đủ ba trăm món bảo vật để kính dâng thần điện. Mấy hôm nay người phủ An Định đã lùng sục khắp thành Liễu Dương làm gà bay chó sủa. Những nhà phú hộ dâng lên vài món trân bảo cũng không nói làm gì, ngay cả hộ nông bình thường bữa đói bữa no chúng cũng lùng sục cho được mấy chiếc chén sứ được mấy chục năm niên đại mà gom đi. Đáng tiếc Trọng Khanh đi sớm về khuya, vừa vặn bỏ lỡ hành vi tác oai tác quái của bọn quan sai này.
Đúng vậy, là quan sai. An Định hầu và tri huyện thành Liễu Dương cùng một giuộc với nhau, ba trăm trân quý phẩm không thể thiếu phần gã tham quan ấy. Ngay cả đám quan binh đêm nay đến ‘giúp đỡ’ e rằng hơn tám phần được lợi từ Hầu gia.
Lại nói, bước chân bọn tay sai dạo khắp thành Liễu Dương vẫn không ngừng nghỉ mà tràn đến làng Liễu Thanh này. Chốn khỉ ho cò gáy tách biệt với thành quách phồn hoa rốt cuộc cũng không thoát được bàn tay vươn dài của An Định hầu. Lục sục mấy hộ đầu làng, ngay cả chén đũa hay tủ thờ cũng chỉ là loại hạ phẩm không đáng mấy đồng, chúng rốt cuộc lại ưng mắt gốc liễu trăm năm trồng trước nhà Hàn thúc.
Mộc quốc thờ Mộc thần, cổ thụ đối với đất nước này chính là trân phẩm. Trước nhà mỗi hộ dân Mộc quốc đều trồng một đại thụ, cây càng quý hiếm, càng khỏe mạnh vươn cành thì càng đại biểu cho điềm lành cùng phước lộc. Bách tính đã tin tưởng đến mức thành phong tục thì đừng nói chi cung vua phủ chúa. Thú chơi cây cảnh vốn chỉ là thú vui trong mắt văn nhân tứ quốc, đến Mộc quốc lại là biểu thị của quyền lực cùng danh vọng.
Đáng buồn là cây quý trước nhà Hàn thúc không mang đến phước lành mà lại gieo tai vạ. Đám tay sai nhân danh cống phẩm cho thần điện mà kéo lôi Hàn nương ra ngoài, muốn bứng cả cây về Hầu phủ. Cây liễu xanh trước nhà được trồng từ đời cụ tổ họ Hàn, chẳng biết phép màu phù hộ ra sao nhưng cũng đã dõi theo nhà họ Hàn suốt trăm năm, nhìn mấy đời gia chủ thay qua đổi lại, đến đời Hàn thúc sao nỡ để bị bứng đi? Hàn nương càng không nỡ. Thị quỳ gối xin bọn chúng tha cho, bảo liễu xanh nào có trân quý gì, khắp thành Liễu Dương này có ngàn cây liễu, khắp Mộc quốc này có vạn ngàn, triệu ngàn cây liễu, hà cớ phải làm khó nhà thị, khổ thân thị.
Quả thật vậy, một cây liễu trăm năm trên đất Liễu Dương vốn chuộng nuôi liễu chẳng là gì cả, bán ra ngoài cũng chỉ ăn được dăm bữa nửa tháng. Thế nhưng liễu nhà họ Hàn trong mắt mấy kẻ ham ăn biếng làm kia vẫn là một món hời không nhỏ. Chúng ngang ngược muốn bật gốc liễu lên, lại bị thị liều mạng ngăn cản. Bọn chúng vẫn ỷ danh thần điện mà hoành hành, dân chúng tuy không cam lòng nhưng vẫn sợ thần linh tức giận nên đành thuận theo, hiếm thấy phụ nhân nào lớn mật cãi lệnh trên như thị.
Chuyện làm lớn um lên khắp làng. Thấy người vây xem càng lúc càng đông, chúng cũng ngại xô xác với nông phụ điên này, đành bỏ đi. Tan cục khó coi ban ngày, ai ngờ được tai vạ ban đêm? Lửa cháy khắp làng giữa đêm khuya, chói mắt như vậy, oan uổng như vậy. Có người bảo lửa cũng là bắt từ gốc liễu kia mà cháy, nhà họ Hàn cũng là nhà cháy nhanh nhất trong làng. Hàn thúc đi làm công khuya mới trở về, chỉ thấy nhà cháy, người mất, bất lực trở tay.
Trọng Khanh tức đến bật cười. Hỏa hoạn ư? E cũng là màn kịch của kẻ tức không đoạt được liền hủy nào đó. Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, mà Thủy khắc Hỏa – mối quan hệ vi diệu trong ngũ hành mà ngũ thần đại diện vô hình trung cũng hình thành mối giao bang khó nói nên lời của Mộc quốc cùng Hỏa quốc. Người dân Mộc quốc đối với lửa sinh hoạt vẫn là dựa dẫm nhưng kiêng kỵ, chỉ thắp khi thực sự cần thiết, hạn chế đến nghiêm ngặt. Nghề thợ rèn cùng người phụ trách thắp đèn trông thành bị xem là nghề thấp kém. Ngay cả trù sư cũng hạn chế dùng lửa trong bếp, kiêng chiên xào các món. Trọng Khanh đến đây đã gần nửa tháng, ngoài lửa bếp cùng lửa đèn lồng ra thì số lần thấy lửa được sử dụng trong làng chỉ đếm trên đầu ngón tay, lấy đâu ra lửa lớn dấy hỏa hoạn?
Những kẻ vì lòng tham cùng vị kỷ mà bỏ quên cả tín ngưỡng kia nào còn biết điểm dừng. Sợ rằng chuỗi ngày ở thành Liễu Dương phồn hoa sẽ không yên bình như cậu nghĩ.
Cậu có thể nghĩ đến đây thì Lâm Nhạc vốn sinh thành nơi Mộc quốc lại càng rõ ràng vị trí của tín ngưỡng trong lòng mỗi người dân. Có thể vì tiền tài mà vứt bỏ tín ngưỡng, xem ra sự thối nát của đám quý tộc đã lan rộng đến dân gian rồi. Lâm Nhạc bước đến ngôi nhà đã cháy thành tro của nhà họ hàng, nhặt mảnh vải vương trên cột gỗ đã bị cháy sém, phủi đi lớp tro bám trên vải để lộ ra màu tím nhàn nhạt, nắm chặt nó trong lòng. Màu áo mới tựa như hoa súng tím cả chiều hoàng hôn, nay nhợt nhạt như nỗi tuyệt vọng của người chôn thân biển lửa.
“Bây giờ đi đâu?” Đứa trẻ lần đầu hỏi ý cậu, mảnh vải tím kia vẫn nắm trong tay.
Trọng Khanh nhìn nó, thở dài: “Đến Kiến Nhan lâu tạm tá túc đi.”
Rời khỏi làng mạc đã tan hoang, hai người họ hướng về con đường hoang vắng lúc nãy mà đi. Trọng Khanh lần cuối đưa mắt nhìn ngõ nhỏ tối tăm đã nuốt chửng bóng lưng đơn bạc của Hàn thúc, có gì đó hoang mang tích tụ trong lòng thiếu niên.
Đường đến Liễu Dương dài ra trước mắt, làng Liễu Thanh bị bỏ lại xa xa. Đoạn đường bớt đi phần ấm áp lúc trước, tăng phêm một tầng tịch mịch bủa vây. Trăng bàng bạc phủ lên hai bóng người nho nhỏ.
Lạnh lẽo.
/5
|