Người Đẹp Thành Phiên Ngung

Chương 5: Cơn Nguy Trong Triều Nội

/11


Cơn nguy trong triều nội

Quan khách đã về hết cổng vòng dinh cũng đã khép.

Đợi cho mọi người trong nhà yên giấc, quan Đề đốc mới lẳng lặng ra nhà thủy

tạ đúng lời hẹn với chàng thanh niên lạ mặt.

Đề đốc phân vân nhiều lắm? Vũ Anh Kiệt có ý nghĩ mà vừa ra khỏi Phiên

Ngung đã cho người mang thư trở về. Chàng bị lâm nguy ở dọc đường chăng?

Không lý chàng thanh niên lạ mặt kia muốn dùng Anh Kiệt để đe dọa ông?

Đoán xét hành động của hai người, Hoàng Đề đốc không tin như vậy. Họ

chứng tỏ là những tay hào kiệt rất phong nhã, biết tế khốn, phò nguy, giúp đỡ kẻ

yếu hèn. Nhất là chàng thanh niên đã trò chuyện với ông. Chàng có vẻ cốt cách phi

phàm, thông minh tuyệt đỉnh, khiến ông phải khiếp phục.

Mới rồi, Lệ Hồng đã nói rõ hành động của hai tên khốn kiếp đều theo lệnh của

côâng tử Phi Hồng Phong làm cho Đề đốc càng nể vị chàng thanh niên kia hơn.

Tại sao chàng ta đoán trước được những sự nguy hiểm mà cho người bảo vệ

Lệ Hồng?

Trống trên thành đã điểm canh tư mà chàng thanh niên không thấy đến.

Đề đốc bồn chồn, qua lại dưới nhà thủy tạ, mãi không yên. ông muốn biết rõ

vì sao thanh niên đã tìm đến đây? Một ý nghĩ bỗng đến với ông:

Hay là chàng thanh niên bị kẹt ngoài vòng rào?

Đề đốc phì cười. Với những người tài giỏi như hai chàng thanh niên kia thì

quân canh và tướng vòng dinh này có nghĩa gì? ông thầm khen Anh Kiệt mới

bước ra khỏi Phiên Ngung vài hôm đã kết giao được những bậc kỳ tài.

Bỗng một tiếng "Soạt" trên bờ. Đề đốc ngạc nhiên nhìn lên. Hai cái bóng trắng

từ từ bước xuống nhà thủy tạ.

Dưới ánh sáng rực rỡ của những ngọn đèn lồng, Đề đốc trông rõ nét mặt của

hai thanh niên lúc nãy.

ông bước tới vồn vã trong lúc Tiểu Lý Bá và Hà Minh chắp tay vái chào, Đề

đốc muốn xóa tan sự bỡ ngỡ giữa hai người vội nói:

- Thật không biết lấy gì đền đáp ơn nhị vị tráng sĩ. Tự nãy giờ lão quan có ý

mong...

Tiểu Lý Bá cúi đầu cung kính:

- Bẩm thúc phụ chớ bận tâm. Mấy cháu vì đuổi theo công tử, chủ mưu việc

hãm hại tiểu thư nên đến trễ, xin thúc phụ miễn chấp ?

Đề đốc ngạc nhiên hỏi:

- ồ ? Tráng sĩ cũng biết hắn nữa ư?

Hà Minh cất tiếng:

- Cháu theo dõi hắn từ lúc tiểu thư múa đường kiếm "Vạn tinh". Bất ngờ khi ra

cửa lại gặp hắn, mấy cháu theo dõi đến tận nhà...

Chàng ngừng lại giây phút rồi nói tiếp giọng nhỏ hơn:

- Không ngờ hắn là con của một quan ĐÔ thống đương triều.

Đề đốc gật đầu:

- Đúng đấy? ĐÔ thống tên gọi là Phi Hồng Xà, tay thân cận của Cù Thái Hậu.

Tiểu Lý Bá và Hà Minh đều buộc miệng kêu lên:

- Thảo nào ?

Hoàng Đề đốc bỗng nhìn Tiểu Lý Bá hỏi:

- Nhị vị tráng sĩ từ phương nào lại, không biết có điều chi chỉ giáo cho lão

quan chăng?

Tiểu Lý Bá vội vàng dâng bức thư của Anh Kiệt:

- Chúng cháu từ thôn Cao Đồng đến đây cốt báo tin chẳng lành cho thúc phụ.

Dạ, đây là thư của Vũ hiền huynh thuật rõ tình hình.

Hoàng Đề đốc ngạc nhiên bóc thư ra xem, gương mặt người tái dần đi...

Người khẽ thốt lên:

- Trời ? Vận nước đã đến hồi nguy ngập ư?

Một lúc sau. Ngài hỏi Tiểu Lý Bá:

- Tráng sĩ nhận được tin từ bao giờ?

- Thưa thúc phụ, từ chiều hôm qua?

Hoàng Đề đốc thất sắc:

- Nguy rồi? Nếu vậy quân Hán triều đã kéo gần đến hoàng thành? Ta còn ngăn

sao kịp.

Và Đề đốc bực tức:

- Nhưng tại sao quân biên cảnh không về cấp báo?

Tiểu Lý Bá liền đáp như đã sắp sẳn:

- Cháu nghĩ là họ đã nhập thành, nhưng gặp ngày lễ thọ của Hoàng thái hậu,

Đức vua không lâm triều...

Như chợt hiểu ra, Hoàng Đề đốc dậm chân:

- Thôi rồi? Chúng ta đã lầm mưu Hoàng thái hậu?

Tiểu Lý Bá đáp và tiện dịp đưa ra những ý nghĩ của mình:

- Vâng, đúng thế ? Nhưng theo ý cháu, lập mưu này Cù Thái Hậu và An Quốc

Thiếu Quý chưa dám ngang nhiên cướp nước ta bằng binh lực mà chỉ cốt dùng đạo

binh Hán để dọa nạt triều thần. Từ nay, họ sẽ tìm cách diệt lần những lão quan

trung nghĩa để đưa vào hay cất nhắc cho nhưng tên phản nghịch như ĐÔ thống Phi

Hồng Xà. Dụng ý của họ là thôn tính nước ta không tốn một tên lính...

Lời nói của Tiểu Lý Bá như Hoàng Đề đốc từ chổ tối tăm ra chỗ sáng sủa.

ông không ngờ chàng tráng sĩ lạ mặt, tuy còn ít tuổi mà quán thông thiên hạ, đoán

xét việc nước rõ ràng, minh bạch như trở bàn tay. Nhừng gì ông đang nghĩ và chưa

kịp nói ra, Tiểu Lý Bá đã nói trước khiến ông càng cảm phục.

Hoàng Đề đốc bỗng nói:

- Thật là vạn hạnh? Không ngờ trong một đêm lão phu lại được dịp tiếp kiến

hai bậc tiền bối trong nước. Nhưng nhị vị tráng sĩ danh tánh là chi, mà mãi khiêm

nhường, gọi lão phu là "Thúc phự ?

Tiểu Lý Bá và Hà Minh vội sụp xuống lạy xin ra mắt.

Tiểu Lý Bá nói:

- Kính mừng thúc phụ, cháu tên Tiểu Lý Bá, dưỡng tử của sư Lý Biểu. Và đây

là Hà Minh sư đệ của cháu...

Nghe đến tên Lý Biểu, Hoàng Đề đốc chụp lấy vai Tiểu Lý Bá reo mừng:

- Trời? Lý Biểu còn sống ư? Cháu là con của Lý đệ?

Mắt ngài vụt sáng lên hớn hở. Đề đốc hỏi dồn dập:

- Bây giờ Lý đệ ở đâu? Sao không đến thăm ta?

Tiểu Lý Bá cảm động đáp:

- Bẩm thúc phụ, cha cháu trụ trì ở một Cổ Am, tại thôn Cao Đồng. Người chán

bã lợi danh nên chỉ lo tu hành và truyền dạy kiếm pháp cho các cháu.

Hoàng Đề đốc buông vai Tiểu Lý Bá, gương mặt đượm nét buồn:

- Phải rồi? Cha cháu rất giống tánh Vũ Đại huynh của ta. Từ những ngày xa

xưa còn phiêu bạt giang hồ. Lý đệ đã mong tìm một nơi thâm sơn cùng cốc để

luyện tâm học đạo và ẩn dật trong lúc tuổi già. Bây giờ thì cha cháu đã toại nguyện

rồi Chỉ còn có ta. . .

Đề đốc thở dài tiếp:

- Đã đến từng này tuổi mà vẫn không yên. Việc nước rối như tơ vò. Ngày đêm

ta căm hận con dâm phụ chuyên quyền bán nước cho lũ ngoại bang dân lành khốn

khổ mà đành phải làm ngơ. Ta chỉ có tiếng cầm binh giữ nước nhưng thực ra

không sửa trị được một tên sứ giả Hán triều, ngày ngày nhởn nhơ trên đường phố

Phiên Ngung, thì các cháu nghĩ có tủi cực chăng?

Tiểu Lý Bá nhìn Hoàng đề đốc chua xót giùm ngài.

Ba người cùng yên lặng trong khu vườn hoa vắng vẻ. Hà Minh thẫn thờ nhìn

lên những ngọn đèn lồng im lìm, thẳng ngọn trên những cành tre, không thốt một

lời

Một cái bóng trắng, từ đâu vụt hiện ra, nép mình bên các giàn hoa, rồi lẩn đến

nhà thủy tạ, nhẹ nhàng rón rén tránh từng chiếc lá khô. Bóng ấy đến sát chỗ ba

người và thu mình ngồi xuống nghe ngóng.

Hoàng đề đốc và hai chàng tráng sĩ vẫn vô tình không hay biết.

Đề đốc chợt hỏi:

- Bây giờ các cháu định lẽ nào?

Rồi ông nói tiếp:

- Ta cũng nghĩ như tiểu hiền điệt. Nếu quân Hán muốn lấy hoàng thành, chúng

đã đánh úp trong đêm? Chắc chúng dồn binh đâu đó, ta cho quân do thám ra đi

rạng ngày sẽ biết...

Tiểu Lý Bá trầm ngâm một lúc rồi đáp:

- Theo cháu thì mai đây, khi vua lâm triều, tự dưng sứ giả An Quốc Thiếu Quý

phải báo tin đạo binh của Hán triều đến viếng nước ta. Nhưng chưa rõ với cớ gì?

Thúc phụ đi chầu tự khắc hiểu ngay. Lúc tối, chúng cháu đã thấy đoàn người ngựa

của An Quốc Thiếu Quý về triều một cách vội vã cho kịp giờ chúc thọ Cù Thái

Hậu. Chắc chắn tên giặc ấy đã đến chỗ đóng binh để gặp tướng Cù Lạc.

Hoàng đề đốc thầm phục tài xét đoán như thần của Tiểu Lý Bá ngài nghĩ rằng

rồi đây, trên đường tiến thân Tiểu Lý Bá sẽ tiến xa lắm. Lời nói nào của chàng thốt

ra cũng suy nghĩ tận tường . . .

Đề đốc bỗng hỏi:

- Theo ý cháu, ngày giờ này chúng ta phải hành động như thế nào?

Tiểu Lý Bá kinh hãi, cúi đầu không dám thưa.

Chàng khẽ đáp:

- Thúc phụ dạy quá lời. Cháu còn nhỏ người non dạ, làm thế nào dám bàn đến

việc ấy

Hoàng đề đốc vội nói:

- Không? Cháu đừng ngại? Ta hỏi thật? Cháu cứ tự nhiên giải bày, miễn sao

cho ích nước lợi dân là được. Bọn ta ngày nay ví như cá nằm trên thớt, kẻ có lòng

thì ít mà bọn hèn hạ muốn theo giặc thì nhiều. Thật là tủi nhục ? Ngày đêm ta chỉ

mong gặp người tài giỏi để lo việc cứu nước... Cháu cứ thật tình nói ra những ý

nghĩ của cháu. . .

Nhừng lời nói hết sức chân thành của Hoàng đề đốc làm cho Tiểu Lý Bá xúc

động. Chàng thấy mình không có quyền từ chối nữa, nên từ từ cất tiếng:

- Bẩm thúc phụ? Cháu xin thật tình bày giải những ý nghĩ của mình. Nếu có

điều chi sơ suất, mong thúc phụ miễn chấp.

Đề đốc dễ dãi đáp:

- Được rồi cháu cứ tự tiện...

- Thưa thúc phụ? Nhà Hán không dùng binh lực để thôn tính nước ta mà dùng

mưu lược, mượn tay Cù Thái Hậu, mua chuộc các quan, định bắt buộc nhà vua tự

dâng nước Nam cho nhà Hán. Ta không còn chống quân thù ở biên cương mà

chống ngay trong triều nội. Lâu rồi, chắc thúc phụ và các vị lão quan cũng nhìn

thấy việc đó, tuy nhiên chưa thực lòng chung sức, quy tụ anh tài, kết thành lực

lượng thiết thực, để có dịp dùng đến. Các quan hầu hết đều rời rạc, lúc bị uất ức

giữa triều thì hăng hái chống báng, nhưng khi thấy thế giặc hùng mạnh hay nghe

lời vuốt ve của Cù Thái Hậu đã lãng quên ngay nhục nước. Nhưng đến giờ phút

này, quân Hán đã kéo sang hung ác như hùm beo, các quan phải phân minh thái

độ: Hoặc chống, hoặc theo, chứ không được lững lờ như trước. Thúc phụ cần biết

những người thực tâm yêu nước mà kêu gọi, kết nạp...

Tiểu Lý Bá hùng hồn như một viên tướng giữa ba quân phân biệt nhiều sự lợi

hại khiến Đề đốc khiếp đảm không ngờ nhiều việc xảy ra hàng ngày mà ông

không thấy được.

Nét mặt Tiểu Lý Bá càng nói càng hồng lên, phương phi dưới ánh đèn, gây

cho Đề đốc một niềm tin tưởng vô biên.

Chàng đoán trước những mưu mô mà Cù Thái Hậu và An Quốc Thiếu Quý sẽ

dùng đến để khuyến dụ những kẻ yếu lòng và tiêu diệt những vị lão quan yêu

nươc .

Sau cùng, chàng kết luận.

- Trước tình thế này, theo ý cháu, thúc phụ nên họp các quân trung nghĩa dò

xét lòng họ... Rồi... Nghĩ kế hoạch chống giặc.

Tiểu Lý Bá như lưỡng lự trước sự gì, khẽ nói tiếp:

- Thời giờ cấp bách, công việc còn nhiều, thúc phụ nên tận lực thúc đẩy mới

được kẻo không còn kịp nữa...

Hoàng Đề đốc lặng im. Chính trong lòng ngài cũng có nhiều uẩn khúc chưa

tiện giải bày.

Ngài bỗng nói:

- Ta cũng hiểu tình thế nguy ngập nhưng hiện nay bọn ta đang gặp trở ngại lớn

lao: Vua còn nhỏ, Cù Thái Hậu chuyên quyền, nội cung xáo trộn; nếu chống lại

Thái Hậu tức lại là chống lại vua; biết dân tình có phục chăng? Thiếu danh nghĩa

đã không thành công được, lại còn mang tiếng phản nghịch?

Tiểu Lý Bá mỉm cười:

Chính vì chỗ đó mà cháu lưỡng lự, không dám nói hết ý mình. Cháu mong

được dự buổi họp kín của các vị trung quân để dò lòng mọi người. Chúng ta ngày

nay ở vào cái thế nguy, theo vua thì mất nước vì vua nghe lời mẹ, mà mẹ vua đem

dâng nước cho ngoại bang? Nhưng nếu chống vua, ta mượn danh nghĩa gì cho

lòng dân mến phục theo về? Cháu nghĩ đến một việc táo bạo, nhưng trước tình thế

này, không thể lặng im được. Cháu nói ra mong thúc phụ bận tâm nhận xét.

Chàng nín lặng hồi lâu, khiến Đề đốc ngạc nhiên lên tiếng:

- Kìa? Sao cháu không nói đi.

Tiểu Lý Bá có vẻ lưỡng lự nhưng cũng chậm rãi nói:

- Theo cháu được biết thì Minh vương ngày xưa trước khi sang Tàu gặp Cù

Thái Hậu đã sanh được một hoàng nam, tên gọi là Kiến Đức? Không biết hiện giờ

người đang ở đâu?

Đôi mắt Hoàng đề đốc vụt sáng lên thấy rõ. ông nhìn Tiểu Lý Bá cất giọng

run run :

- Thái Tử bí mật bị đày ra Nam Hải, trông coi dân mò ngọc từ một năm nay.

Cháu... Hỏi... để làm gì?

Tiểu Lý Bá làm như không nhìn thấy thái độ của Hoàng Đề đốc, tiếp lời:

- Đó, chỉ có thái tử mới giúp được ta cứu nước. Cháu đã nghĩ kỹ rồi. Ta không

thể phù Ai vương để diệt Thái Hậu, đuổi sứ giả Tàu và quân binh của chúng. Dù

chưa biết gì, Ai vương vẫn là con Cù Thái Hậu, trong người đã sẳn dòng máu

ngo ại b ang ? Thế nào người cũng phải b ênh vực mẹ ? . . . Huống chi lòng dân ngày

nay, phần lớn đều không phục Cù Thái Hậu, họ đặt vè nhạo báng "Mẹ dâm, vua

hèn", và đồng ngưỡng mộ thái tử, người con trưởng của đức Minh vương, mẹ là

người Nam Việt. . .

Tiểu Lý Bá chưa kịp dút lời, Hoàng đề đốc đã quay đầu nhìn xuống hồ sen

như không muốn nghe thêm những lời nói táo bạo ây.

Hà Minh kinh hãi vì sợ gặp chuyện chẳng lành, vội nắm tay anh giật lại.

Tiểu Lý Bá cũng biết ý kiến của mình quá táo bạo, có thể bị diệt tộc ngay? Thí

vua "Ai Vương" để lập "Kiến Đức"? Các quan trong triều đều nô nức chống giặc

chứ chưa ai dám nghĩ tới việc đó ?

Song Tiểu Lý Bá tin tưởng ở Hoàng Đề đốc, dù sao người cũng ở vào hàng

thúc phụ của chàng.

Tiểu Lý Bá lại cất tiếng:

- Thúc phụ nên sớm quyết định. Chúng ta trễ một ngày là hại một ngày. Lúc

các quan chưa bị hăm dọa, hay vuốt ve, ta đủ thì giờ tôn Phù Kiến Đức cho hợp

lòng dân, tạo lấy danh nghĩa, quy tụ nghĩa sĩ bốn phương cứu nước.

Thấy Hoàng Đề đốc vẫn im lặng. Tiểu Lý Bá quỳ xuống và nói bằng một

giọng xúc động:

- Tiểu Lý Bá nay vì việc cứu nước mà bày kế chống giặc, nếu có điều chi phí

phạm nguy hại cho đất nước, xin thúc phụ hạ lệnh chém đầu? Cháu không dám

than van

Hoàng Đề đốc nhìn xuống hồ sen tâm hồn xáo trộn. ông cũng hiểu những lời

thẳng thăng mà Tiểu Lý Bá thốt ra là do lòng trung kiên nghĩa khí các bậc hiền

nhân quân tử, chứ chúng không có chút tâm vụ lợi nào ?

Tuy nhiên, những lời kia táo bạo quá, anh làm cho ông choáng váng, mất hết

bình tĩnh.

Thật là không ngờ?

Cả thành Phiên Ngung này chưa chắc ai dám nghĩ đến việc đó, kể cả Quốc

Công Lữ Gia, người mà ngày đêm hằng lo cho nước. Song càng xét kỹ càng thấy ý

kiến đó có phần hơp lý đang được xét lại...

Từ nãy đến giờ, cái bóng trắng vẫn ngồi im lìm bên giàn hoa dạ lý, nghe trộm

hết câu chuyện đang bàn luận và thầm phục ý nghĩ của Tiểu Lý Bá.

Nhưng đến khi thấy chàng quỳ gối, tha thiết khẩn cầu mà Hoàng Đề đốc vẫn

điềm nhiên nhìn xuống hồ sen, cái bóng trắng vụt đứng lên lẩm bẩm:

- Trời ? Trước tình thế này, không biết cha còn nghĩ ngợi gì nữa?

Và không suy nghĩ thêm, cái bóng trắng nhảy vụt xuống nhà thủy tạ, như một

lằn sáng bạc.

Hà Minh đang đứng im lìm nhưng đôi mắt sáng như sao, vừa thấy kẻ lạ, chàng

đã rút kiếm chém phạt ngang đầu, giữa khi Hoàng Đề đốc và Tiểu Lý Bá kinh hãi

thối lui

Một tiếng "Kẻng" nổi lên, tiếp theo một giọng nói trong trẻo:

- Hãy khoan, tráng sĩ?

Hà Minh rút kiếm lại. Lệ Hồng hiện ra trước sự kinh ngạc của mọi người.

Đề đốc vội hỏi:

- Con chưa ngủ ư?

Lệ Hồng cúi đầu đáp:

- Dạ chưa? Con đã trộm phép cha nghe hết câu chuyện vừa rồi.

Tiểu Lý Bá và Hà Minh kinh hãi nhìn Lệ Hồng, giữa lúc Hoàng Đề đốc nét

mặt dịu hơn, chỉ hai chàng thanh niên bảo con:

- Đây là vị ân nhân của con? Người cứu con là Hà Minh, còn đây là Tiểu Lý

Bá, cả hai đều cùng môn phái với ta.

Lệ Hồng vui mừng cúi đầu thi lễ ?

Nàng toan hỏi thăm Tiểu Lý Bá và cảm ơn Hà Minh thì thấy hai người lấm lét

nhìn Hoàng Đề đốc trong lúc cha nàng trầm ngâm nhìn xuống hồ sen như lúc nãy.

Lệ Hồng vừa cất tiếng bàn góp vào công chuyện quan trọng ấy thì Hoàng Đề

đốc quay đầu lại nói với Tiểu Lý Bá:

- ý kiến của cháu quá đột ngột, chính ta cũng đâm ra hoang mang, không

quyết định ngay được. Bây giờ trời cũng gần sáng, ta phải vào chầu để dò xem

tình thế ra sao rồi sẽ liệu?

Đề đốc suy nghĩ một phút rồi bảo tiếp:

- Ta muốn các cháu vào yết kiến một người và tự tiện giải bày hết ý kiến của

mình. Ta sẽ giới thiệu cho!

Tiểu Lý Bá và Hà Minh cùng ngơ ngác nhìn Đề đốc.

Hoàng Quốc Kính liền bảo:

- Người đó là Quốc Công Lữ Gia, tể tướng đương trào, người cùng tâm huyết

với ta, ngày đêm cùng chung lo việc nước. Mấy hôm nay Quốc Công cáo bệnh

không vào triều, nhưng ta biết là ngài muốn lánh mặt, không dự ngày lễ thọ của

Cù Thái Hậu.

Tiểu Lý Bá hết sức vui mừng:

- Bẩm thúc phụ? Được vậy còn gì bằng. Nếu việc này Lữ Quốc Công tán

thành thì hay biết mấy. Hiện nay Quốc Công rất được lòng dân, việc tôn phù chắc

chắn sẽ dễ dàng.

Hoàng Đề đốc gật đầu nói rằng:

- Ta cũng nghĩ như vậy. Các cháu nên hầu chuyện với Lữ Quốc Công và lưu

lại đó Ta chầu song sẽ đến đó ngay để cho biết rõ tình hình. Nội nhật hôm nay,

thế nào cũng quyết định xong việc tôn Phù Kiến Đức.

Tiểu Lý Bá và Hà Minh đều cúi đầu vâng dạ.

Hoàng Đề đốc liền trở vào phòng riêng thảo một bức thư dài, kể rõ tình hình

nguy ngập và giới thiệu hai vị hào kiệt đương thời, vũ dũng đa mưu, có thể bàn

được việc lớn

Đề đốc mang thư ra nhà thủy tạ giao cho Tiểu Lý Bá và dặn dò:

- Các cháu nên thận trọng khi trò chuyện với lịnh Quốc Công. Phải gây cho

ngài sự tin tưởng rồi mới luận bàn việc "Phò, phế" ? Phải dè dặt từ lời nói không thì

uổng công ta tiến dẫn.

Tiểu Lý Bá và Hà Minh khẽ đáp:

- Xin thúc phụ an lòng, các cháu sẽ hết sức thận trọng.

Đề đốc tiếp lời:

- Ta muốn các cháu lẻn vào dinh Lữ Quốc Công rồi theo ngã hành lang đến

phòng ngài. Đừng đường hoàng gọi cổng có thể bị lộ. Thôi các cháu đi ngay, lúc

đêm còn tối.

Tiểu Lý Bá toan thưa một điều gì thì Lệ Hồng bỗng hỏi:

- Nhị vị nhân huynh đã biết dinh Lữ Quốc Công rồi chứ?

Hai tráng sĩ cùng đáp:

- Thưa chưa ạ, chúng tôi vừa đến Phiên Ngung vào tối nay.

Đề đốc khẽ mỉm cười:

- Ta đãng trí thật? Chỉ vì quá tin tưởng các cháu mà ta quên mất điều đó.

Nhưng này, các cháu cứ trở lại hoàng thành sẽ gặp một ngã ba, đi theo con đường

lát đá sạn thì đến một vòng thành, xung quanh có một hào sâu bao bọc. Đấy là

dinh của Lữ Quốc Công ?

Đề đốc nín lặng rồi tiếp:

- Cửa dinh bao giờ cũng có lính gác. Nhưng ta muốn công việc được giữ hoàn

toàn bí mật nên tốt hơn hết các cháu tránh mắt quân canh, mượn bóng tối qua vòng

thành Bao giờ gặp Quốc Công, trao thư ta ngay? Ngài thấy được triện son, sẽ đưa

các cháu xuống hầm riêng để bàn chuyện. Thôi các cháu đi ngay kẻo trễ.

Tiểu Lý Bá và Hà Minh chắp tay vái chào quan Đề đốc và Lệ Hồng rồi nhảy

vút ra khỏi vòng dinh biến mất.

Đi hết con đường lát đá sạn, Tiểu Lý Bá và Hà Minh đã nhìn thấy lờ mờ phía

trước một vòng thành cao vọi.

Sao thưa còn le lói trên nền trời, dù đêm đã hầu tàn, canh đã lụn.

Tiểu Lý Bá quay lại bảo Hà Minh:

Phải nhanh lên hiền đệ? Trời sắp sáng đến nơi rồi.

Hà Minh chạy tới lẩn mình trong những hàng cây cạnh bờ hào, nhìn sang bên

kia vòng dinh.

Một chiếc cầu nối liền dinh thự qua bờ đất, treo đèn lồng sáng choang. Mấy

người lính canh ôm giáo bước đi bước lại đều đều.

Tiểu Lý Bá đến nơi, nhìn thấy quang cảnh, trầm ngâm suy nghĩ.

Chàng nhủ thầm: Có lẽ Hoàng Đề đốc muốn thử tài hai người một lần nữa

chăng? Vào được trong dinh này giữa lúc trời đang rạng sáng nào phải chuyện

đùa ?

Tuy nhiên, trót đã nhận lời thế nào cũng phải vượt qua mọi khó khăn.

Hà Minh bảo nhỏ vào tai anh:

- Chắc phải lội qua hào sâu này, đại huynh ạ!

Tiểu Lý Bá toan đáp lời em, bỗng có tiếng vó ngựa nổi lên rời rạc trên đường

đá sạn và tiếng người lao xao. Chàng quay đầu trông về phía con đường đã đi qua.

Bóng hai ky sĩ và một đoàn người lù lù tiến đến.

Tiếng cười nói của họ mỗi lúc một gần, nhưng không phân biệt được họ đang

nói những gì.

Toán người có hơn trăm, bước đều đều phía sau hai chàng ky sĩ giống như một

đạo binh theo chân hai viên tướng.

Họ ngang qua chổ ngồi của Hà Minh và Tiểu Lý Bá thì dừng lại.

Một ky sĩ quay đầu nhìn khắp mọi người rồi cất tiếng:

- Các anh, phải làm việc cẩn thận, đừng nên cẩu thả. Quốc Công không vừa ý

quở trách, thì từ nay trong dinh có việc cần đến, ta không gọi các ngươi nữa đâu.

Từ trong đám đông, một giọng nói phát ra:

- Cậu đừng lo, bọn tôi là thợ lành nghề. Năm Kỷ hợi đã dựng cửa Nam thành

Phiên Ngung này mà qua bao năm rồi có thấy suy suyển gì đâu?

Người ky sĩ đáp :

- Được rồi? Được rồi? Bọn ta trông cậy ở các ngươi. Việc sửa chữa trong vòng

dinh, còn nhiều ngày, từ nay cứ rạng sáng là các ngươi tụ hơp nơi đây rồi ta sẽ dẫn

vào dinh. Đừng bước gần hàng rào hay lảng vảng lên cầu mà chết uổng mạng đấy.

Nhiều tiếng vâng dạ vang lên.

- Chúng ta gặp dịp may rồi.

Nói xong, chàng nhìn phía trước tìm thấy một tàng cây có nhánh de ra giữa

đường vội phóng mình leo lên thoăn thoắt. Hà Minh theo sát chân anh.

Đợi cho đoàn người vượt qua, hai chàng liền buông mình xuống, nhẹ nhàng

như chiếc lá rụng rồi tháp tùng theo sau họ vào dinh Lữ Quốc Công, không một ai

để ý

Trời chưa sáng hẳn nhưng các ngọn đèn lồng trong dinh đều được tắt, bóng tối

còn ngự trị trên các lối đi.

Tiểu Lý Bá và Hà Minh vội rời đoàn người lẫn vào những con đường nhỏ

trồng đầy các thứ hoa, hương thơm ngào ngạt.

Hai người nhìn khắp nơi một lượt và thấy rõ hành lang đưa vào nhà giữa, phía

bên mặt. Tiểu Lý Bá đoán chừng mình phải theo con đường đó mới giáp mặt được

Lữ Quốc Công, đúng theo lời chỉ dẫn của Hoàng Đề đốc.

Hai người vừa đến sát hành lang, bỗng nghe tiếng đàn tỳ huyền hoặc phát ra từ

một gian phòng đèn bật sáng chỗ cửa ra vườn hoa, chỗ hai người đang đứng.

Tiếng đàn tỳ nổi lên vào lúc trời chưa sáng hẳn, rộn ràng như tiếng chim ca

trong buổi bình minh, gây một sự vui tươi trong lòng người.

Tiểu Lý Bá lắng nghe với tất cả tâm hồn. âm điệu tung hừng ấy, ngón đàn

tuyệt kỹ ấy khiến chàng chú ý vì người đàn phải là một bậc tài hoa.

Bỗng dưng, chàng nhớ đến công tử Lữ Kỳ, người mà chàng đã gặp trong vườn

Hoàng Đề đốc lúc tối, dưới nhà thủy tạ.

Có phải chăng Lữ Kỳ lại là người giỏi đàn như vậy?

Chàng kéo tay Hà Minh đến sát bên rèm trúc, đưa mắt nhìn vào trong.

Chàng giật mình kinh sợ khi nhìn thấy nhạc sĩ không phải là Lữ Kỳ mà là một

trang tuyệt thế giai nhân, đang ngồi nắn phím, tay mặt xoay tròn trên dây tơ, đôi

mắt sáng long lanh, trong khúc nhạc yêu đời.

Tiểu Lý Bá ngẩn ngơ nhìn thiếu nữ.

Nét kiều diễm của nàng và ngón đàn tuyệt kỷ kia đã làm say mê lòng chàng

hiệp khách. Chàng quên mất mình đang đứng giữa vòng vây của quan tể tướng Lữ

Gia và chỉ một chút hớ hênh cũng đủ bay đầu.

Hà Minh nắm tay lấy anh khẽ gọi:

- Đại huynh? Chúng ta đi thôi?

Tiểu Lý Bá giật mình. Lần đầu tiên trong đời, chàng mới có một phút yếu

lòng. Chàng vội rời phòng thiếu nữ cùng Hà Minh đi dọc theo hành lang tìm gặp

Lữ Quốc Công.

Song, tiếng đàn tỳ vẫn văng vẳng bên tai chàng, khiến Tiểu Lý Bá lại nghĩ đến

thiếu nữ, chàng thầm đoán nàng là một tiểu thư đài các, con cháu của Quốc Công.

Hà Minh đang đi, bỗng hụp xuống rồi nhảy vút ra khỏi hành lang, giữa lúc

Tiểu Lý Bá nép mình sát vào góc tường nghe động tịnh. Nhiều tiếng chân người

rộn rịp đến gần. Một toán lính tuần vác giáo, thẳng ra cổng vòng dinh để đổi phiên

canh.

Tiểu Lý Bá và Hà Minh không dám hớ hênh nữa. Cả hai đi sát vào nhau, cẩn

thận từng bước một, nhưng đều phân vân chưa biết làm cách nào tìm cho được

phòng riêng của Lữ Quốc Công.

Tiểu Lý Bá bỗng nhìn lên nóc ngói. Chàng nghĩ đến việc lên đó, chầm chậm

dò xét, có lẽ dễ dàng và kín đáo hơn.

Nhưng, Hà Minh chợt chỉ tay về phía trước. Trên tường lầu cao, một gian

phòng hé cửa để ánh đèn lọt ra ngoài và tiếng ngâm thơ sang sảng của ai phát ra tự

Cả hai đều quyết chắc Lữ Quốc Công ở nơi đó vì họ đã theo đúng lời chỉ dẫn

của Hoàng Đề đốc để gặp ngài.

Tiểu Lý Bá nhìn quanh một lượt rồi phóng mình lên một cây cổ thụ, tàng rộng

xum xê, nhánh gieo xuống tận mái lầu.

Chàng chuyển mình đi thoăn thoắt, thoáng chốc đã đến cửa phòng. Hà Minh

nhẹ nhàng theo sát bên cạnh anh.

Tiểu Lý Bá nép mình sát kẹt cửa, nhìn vào phòng.

Cạnh một án thư, một cụ già quắc thước, râu bạc phơ phơ, mặc áo choàng

rộng, đang ngồi chăm chú nhìn vào sách, thỉnh thoảng lại ngâm lên những dòng

thơ chính khí.

Mới trông qua, Tiểu Lý Bá đã cảm phục ngay ông lão mà chàng quyết đoán là

Lữ Quốc Công.

Chàng toan bước vào thi lễ để trình bức tâm thư của Hoàng Đề đốc thì chợt

thấy một tên tiểu đồng quạt nước hầu trà, đang ngồi dưới sân.

Tiểu Lý Bá chần chừ không dám bước vào. Chú tiểu đồng kia nếu không la

hoảng lên, cũng chú ý sự xuất hiện bất ngờ của hai chàng, mà phao truyền ra thành

to chuyện.

Tiểu Lý Bá hết sức phân vân?

Bên ngoài trời bắt đầu sáng. Bóng tối lan đi rất mau để nhường bước cho buổi

bình minh rực rỡ.

Hà Minh sợ hãi nhìn anh. Tình thế này kéo dài thêm nữa, hai người lộ diện

mất.

Trong phòng, Lữ Quốc Công vẫn điềm nhiên ngồi xem sách. Tên tiểu đồng

vẫn cầm quạt canh nước trong lò.

Quốc Công buông sách nhìn ra ngoài và khi thấy đêm đã tàn, ngài gọi tiểu

đồng:

- Trần Nhi con? Xuống bảo công nương lên ta dạy việc.

Tiểu đồng dạ một tiếng nhỏ rồi lui ra. Tiểu Lý Bá và Hà Minh nép sát vào kẹt

cửa để tiểu đồng không kịp nhìn thấy.

Trần Nhi rất nhanh nhẹn, vừa đến cửa đã chạy vụt xuống thang lầu, không để

ý đến những kẻ lạ mặt.

Đợi cho Lữ Quốc Công cúi đầu nhìn vào sách, Tiểu Lý Bá cùng Hà Minh lẻn

vào phòng, không gây một tiếng động.

Đứng lặng một phút, sắp sẳn những lời nói, Tiểu Lý Bá và Hà Minh phủ phục

dưới chân Quốc Công:

- Kính mừng thượng quan.

Đang ngồi im lặng, bỗng nghe tiếng nói lạ và thấy hai bóng người quỳ dưới

chân, Lữ Quốc Công kinh hãi buông sách, chăm chú nhìn rồi khẽ hỏi:

- Hai ngươi là ai? Đến đây có việc gì?

Tiểu Lý Bá vội ngẩng đầu dâng thư:

- Bẩm Quốc Công, chúng con vâng lệnh Đề đốc Hoàng Quốc Kính sang dâng

thư cho thượng quan về việc cơ mật.

Nghe đến tên Hoàng Đề đốc, Lữ Quốc Công đổi ngay thái độ. ông nhỏm dậy

chụp lấy phong thư, liếc nhanh qua và khi thấy triện son dưới chót, ngài bưng án

thư bảo Hà Minh:

- Phiền tráng sĩ đóng cửa lại ?

Hà Minh vâng lệnh trong lúc Lữ Quốc Công chăm chú nhìn hai người.

Vẻ mặt phương phi, điềm đạm của Tiểu Lý Bá và Hà minh làm cho Lữ Quốc

Công yên dạ.

Ngài khẽ bảo hai chàng tráng sĩ:

- Mời nhị vị tráng sĩ an tọa.

Tiểu Lý Bá và Hà Minh vâng dạ, nhưng vẫn cung kính chắp tay đứng hầu.

Lữ Quốc Công không bảo thêm, cúi xuống đọc bức thư Hoàng Đề đốc.

Quốc Công nhã giám.

Hạ quan xin tiến dẫn đến Quốc Công, Tiểu Lý Bá và Hà Minh, đệ tử của sư Lý

Biể uu, một trong hàng tiể ốu đệ của hiệp sĩ Vũ Anh Tùng.

Cả hai đến đây để báo tin chẳng lành.

Hán triều vừa sai tướng Cù Lạc kéo đại quân vươt biên giới nước ta hai hôm

và có lẽ đang đóng gần Phiên Ngung.

Hạ quan không dám chống lại vì Cù Lạc là em ruột Cù Thái Hậu. Thái Hậu lơi

dụng ngày Lễ7Thọ 1, quân sĩ ngoài ải quan không vào cấp báo đươc. Mong

Quốc Công hiể7u rõ tình thế và dã tâm của Cù Thái Hậu.

Hạ quan hiện vào triều để biết rõ thêm cuộc diện đã xảy ra như thế nào và sẽ

đến hầu Quốc Công ngay. Tình thế đã đến hồi nguy hch, mà chúng ta vẫn chưa

tìm đươc kế chống giặc, hạ quan lấy làm lo lắm!

Tiể đu Lý Bá và Hà Minh là những tay vũ dũng, túc trí đa mưu, có thể làm đươc

việc lớn Vừa rồi Lý Bá đã liều chết dâng mật kế, xin Quốc Công hỏi thẳng chàng

vì không tiện viết ra đây.

ý hến ấy tuy táo bạo, nhưng xét ra có nhiều điều hay, cần để ý tới.

Hạ quan còn đang phân vân mong Quốc Công bình tĩnh phán xét, nế. u đươc

chúng ta thi hành ngay kẻo không còn hp nữa.

Hiện nay quân Hán triều kéo đến Phiên Ngung, vi cánh của Cù Thái Hậu lại

thêm mạnh mẽ! Chúng có thể bắt buộc vua và triều thần dâng nước cho nhà Hán

dễ dàng!

Mong Quốc Công lưu ý!

Kính bút,

Hoàng Quốc Kính

Đọc xong bức thư, Lữ Quốc Công hơi biến sắc, nhưng ngài bình tĩnh được

ngay.

Quốc Công nghiêm trang nhìn hai tráng sĩ khẽ hỏi:

- Tráng sĩ nào tên gọi là Tiểu Lý Bá?

Chàng thanh niên vũ dũng ở thôn Cao Đồng vội vàng bước tới cúi đầu:

- Bẩm Quốc Công, chính tiểu tử?

Quốc Công tiếp lời:

- Ta đã xem thư Hoàng Đề đốc? Chẳng hay...

Bỗng ngài im bặt. Bên ngoài có tiếng chân người bước đến cửa phòng. Cánh

cửa vụt mở hiện ra một thiếu nữ đẹp tuyệt trần.

Tiểu Lý Bá vừa thấy nàng đã nhận ra được ngay người thiếu nữ đàn tỳ bà lúc

nãy. Thiếu nữ bỡ ngỡ nhìn những khách lạ, chưa biết nên chào hỏi thế nào thì Lữ

Quốc Công đã gọi:

- Thu Vân, hãy vào đây!

Thiếu nữ rón rén bước đến bên Lữ Quốc Công chắp tay hỏi:

- Bá phụ cho gọi con?

- Phải ?

Quốc Công nhìn về phía Tiểu Lý Bá và Hà Minh giới thiệu:

- Kia là nhị vị tráng sĩ, cháu của Hoàng Đề đốc, còn đây là Thu Vân, cháu ruột

của ta.

Đôi bên cúi đầu thi lễ:

Bỗng dưng Thu Vân ngạc nhiên hỏi:

- Nhị vị tráng sĩ đến đây tự bao giờ, mà cháu không nghe quân canh cấp báo?

Lữ Quốc chợt nhớ ra điều đó nhìn hai tráng sĩ dò hỏi.

Tiểu Lý Bá vội thưa:

- Bẩm Quốc Công? Việc cấp bách và cẩn mật nên Đề đốc truyền chúng con

tìm cách vào dinh, tránh mặt quân canh vì sợ e bọn dọ thám của Thái Hậu đoán

biết được việc lớn. Chúng cháu đã trộm phép Quốc Công lẻn vào...

Quốc Công gật đầu:

- Đề đốc cẩn thận lắm ta rất bằng lòng, song nhị vị tráng sĩ đã vào bằng cách

nào? Nếu thế, dinh thự này có ra gì nữa?

Thu Vân cũng kinh ngạc nhìn Tiểu Lý Bá.

Thanh niên chầm chậm thuật lại chuyện vừa qua, đã phải tháp tùng theo đoàn

người vào sửa vòng dinh.

Quốc Công và Thu Vân cả cười, thầm phục sự nhanh trí của hai người.

Quốc Công chợt hỏi:

- Ta muốn biết rõ ý nghĩ táo bạo của tráng sĩ như thế nào mà Đề đốc đã viết

trong thư.

Tiểu Lý Bá nhìn quanh như e ngại, khiến Lữ Quốc Công phải nói:

- Không? Tráng sĩ an lòng, Thu Vân là tay chân ruột thịt của ta? Cứ để cho em

nó nghe, hoạ may có giúp đỡ điều gì chăng?

Thu Vân bỗng thưa:

- Bẩm bá phụ? Tại sao chúng ta không xuống nhà hầm, bàn việc kín đáo hơn?

Lữ Quốc Công gật đầu bảo:

- Thu Vân nói đúng ? Nhị vị tráng sĩ hãy theo ta.

Ngài bước lại góc phòng, kéo bức hoàng phi, để lộ một cánh cửa nhỏ, thông

xuống một đường hầm tối đen như mực.

Quốc Công vừa mất hút trong hầm. Thu Vân đã bước theo. Tiểu Lý Bá và Hà

Minh không dám chậm trễ, theo sát chân nàng.

Bên ngoài trời, nắng đã lên.

Trong triều, giữa lúc ấy, Hoàng Đề đốc đang lâm nguy.

Các quan đều hồn phi phách tán không ngờ vì một câu chuyện nhỏ nhặt như

vậy mà Đề đốc lâm đại họa.

Nhất là công tử Lữ Kỳ, chàng kinh hãi lắm, nhưng biết làm cách nào gỡ rối

cho thân phụ Lệ Hồng.

Sáng hôm nay, chàng vâng lệnh bá phụ của chàng là Lữ Quốc Công, giả dạng

theo chân Hồ Lý, một tên nội giám tâm phúc của Quốc Công, để được vào triều dò

xét tình hình, xem thái độ của Ai vương và Cù Thái Hậu ra thế nào, sau khi ngài

cáo bệnh không dự "Lễ Thọ" của Thái Hậu.

Lữ Kỳ ngạc nhiên khi thấy Đề đốc Hoàng Quốc Kính đến chầu rất sớm, khác

hơn mọi khi, song chàng không hiểu vì lý do gì. Đến khi sứ giả An Quốc Thiếu

Quý vào triều cùng đi với ĐÔ thống Phi Hồng Xà thì Lữ Kỳ đã thấy trước nhiều

chuyện không lành. Phi Hồng Xà cứ nói thì thầm với sứ giả An Quốc và nhìn về

phía Hoàng Đề đốc với đôi mắt căm hờn.

Đề đốc Hoàng Quốc Kính vẫn vô tình không hay biết. Ngài ngồi trầm ngâm

suy nghĩ ở nhà Hữu Du chờ vua lâm triều sẽ vào chánh điện.

Bỗng tên nội giám Hồ Lý bước đến bên Lữ Kỳ bảo nhỏ:

- Nguy rồi công tử ạ? Việc đêm qua ở dinh Hoàng Đề đốc thành to chuyện

mất.

Lữ Kỳ ngạc nhiên hỏi:

- Chuyện gì?

Hồ Lý lấm lét nhìn quanh rồi đáp:

- ĐÔ thống Phi Hồng Xà vận động với sứ giả An Quốc Thiếu Quý và Cù Thái

Hậu hãm hại Hoàng Đề đốc. ông cáo gian là Đề đốc cậy quyền ỷ thế tự tiện bắt

giam hai hảo hán Hắc Tử Hoành và Lưu Hán, tay chân bộ hạ của ông.

Lữ Kỳ vội nói:

- Bọn kia phá đài, dùng ám khí hại Lệ Hồng tiểu thư ai cũng biết kia mà?

Hồ Lý lắc đầu:

- Không xong đâu công tử ạ? Thời này cần gì tội nặng mới bị hại? Từ lâu Thái

Hậu có ý muốn hại Hoàng Đề đốc nên gặp dịp này bà quyết làm ra to chuyện. Tôi

nghe rõ mưu cơ của Thái Hậu là cho sứ giả An Quốc nhận bừa hai tên hảo hớn kia

là bộ hạ của ông nên Hoàng Đề đốc thù ghét bắt giam để cho bà dễ dàng tâu lên

vua? Công tử cũng biết vua Ai vương mà?

Hồ Lý nói xong vội lảng đi nơi khác. Lữ Kỳ tức giận nghẹn ngào, buộc miệng

thốt ra:

- Thật là sâu độc ?

Lữ Kỳ cố dằn lòng, đợi chờ mọi việc xảy ra thế nào rồi sẽ định liệu.

Trong khi đó vua Ai vương lâm triều. Các quan đều phủ phục tung hô.

Cù Thái Hậu bước sau nhà vua và ngồi cạnh bên ngài, sắc mặt vẫn lạnh lùng,

hi ểm ác .

Như đã sắp đặt trước, ĐÔ thống Phi Hồng Xà quỳ tâu:

- Tâu thánh thượng và mẫu hậu.Chiều hôm qua thần nghe tin, quân Hán hơn

năm vạn, vượt biên giới nước ta, nên đã đến nơi xem xét tình hình. Hiện nay quân

Hán triều đóng cách hoàng thành ba mươi dặm.

Các quan trong triều đều xôn xao bàn tán. Vua Ai vương xanh mặt, lấm lét

nhìn Cù Thái Hậu.

Trước tin ấy, Cù Thái Hậu làm ra vẻ giận dữ, hét to lên:

- Tại sao quân ta không chận đứng chúng lại? Ai cho quyền chúng vượt biên

giới? Sứ giả Hán triều muốn gì sao không cho ta biết?

An Quốc Thiếu Quý từ từ đứng lên rồi bước tới quỳ trước sân rồng:

- Xin Thái Hậu bớt giận. Việc này chính thần cũng không hay biết gì hết.

Chiều hôm qua thần đã theo chân ĐÔ thống Phi Hồng Xà ra đến Mai quan để gặp

viên tướng chỉ huy đại binh ấy. Và thần được biết đó là việc tư chứ không phải

việc công.

Tất cả triều thần đều chăm chú nhìn sứ giả Hán triều, tỏ vẻ ngạc nhiên.

Việc nào công còn việc nào tư? Mà đại tướng Hán triều vừa sang là ai mới

được?

Chính Hoàng Đề đốc đã hiểu rõ Cù Thái Hậu, An Quốc Thiếu Quý, Phi Hồng

Xà thông đồng giả bộ như nhau, nhưng trước lời nói ấy ông cũng không hiểu được

họ định giở trò gì?

Cho nên khi nghe sứ giả Tàu tâu lên như vậy, Đề đốc càng chú ý nghe.

Thái Hậu giữ vẻ mặt lạnh lùng hỏi:

- Việc tư là thế nào?

Sứ giả ngẩn đầu lên:

- Tâu Thái Hậu? Đó là đại quân của tướng "Cù Lạc".

Thái Hậu giật mình:

- Cù Lạc? Em ruột ta?

Sứ giả đáp:

- Vâng ạ? Tâu Thái Hậu, do đó thần mới dám bảo là việc tư. Cù Lạc tướng

quân đóng binh gần biên giới, nhớ ngày "Lễ Thọ" của Thái Hậu định sang chúc

mừng.

Thái Hậu đổi giận làm vui:

- Thế à? Sao không thấy em ta vào?

- Tâu Thái Hậu? Tướng quân rất nóng lòng gặp Thái Hậu, nhưng vì thần nói rõ

điều "Phạm Hòa Hiếư giữa hai nước, tướng quân sợ bị quở trách, nên đóng quân

cách kinh thành ba mươi dặm, để đợi lệnh.

Thái Hậu trầm ngâm như suy nghĩ.

Hoàng Đề đốc hiểu thấu mưu mẹo của Cù Thái Hậu và An Quốc Thiếu Quý

nên trong lòng vô cùng tức giận, nhưng thế có không biết làm sao.

Trong triều các quan đều câm miệng không dám lên tiếng chất vấn, mặc dù ai

cũng thấy điều mờ ám trong việc Cù Lạc kéo đại quân sang nước ta.

Thái Hậu đã tìm ra một cớ xác đáng để đưa năm vạn quân Tàu vào đất Việt

khỏi tốn một giọt máu? Đấy là lá bùa buộc vua tôi Nam triều phải dâng nước cho

nhà Hán.

Các quan trong triều đều nhìn thấy viễn ảnh khốc hại ấy, nhưng làm sao dám

hé môi.

Rồi đây, tướng Cù Lạc cứ đóng quân trên đất Việt, bắt dân Nam cung cấp

lương thực từ năm này sang năm khác, làm áp lực cho Cù Thị bức bách triều thần.

Dân Nam dù có uất hận đến đâu cũng không có cớ trục xuất quân binh Hán triều

ra khỏi nước.

- Phải tìm một giải pháp cấp thời chống quân xâm lược ?

Hoàng Đề đốc nghĩ thầm như vậy.

Trong giờ phút này, ông càng thấy ý nghĩ "Phế Ai vương, Phù Kiến Đức" của

Tiểu Lý Bá là hợp lý và đáng thi hành. Thốt nhiên, Đề đốc hy vọng Lữ Quốc Công

sẽ thấy rõ điều đó

ông quay nhìn các quan, thấy mọi người đều lặng lẽ cúi đầu, trên khuôn mặt

lộ vẻ sợ hãi hoang mang, trước tin quân Hán xâm nhập lãnh thổ ?

Đề đốc nhủ thầm:

- Thế này thì mong gì kêu gọi được sự hưởng ứng của các quan?

Họ là những người chỉ mong được yên thân, chứ không lo chi đến tiền đồ tổ

quốc Cù Thị bảo đâu nghe đấy, không một ai dám chống lại đứa dâm phụ làm Ô

nhục triều đình

Hoàng Đề đốc bỗng ngạc nhiên nhìn thấy công tử Lữ Kỳ cứ chăm chú nhìn

vào mặt ông, lộ vẻ sợ hãi lắm: đôi mắt chàng lấm lét như muốn nói với ông một

điều gì khá quan trọng ?

Có phải Lữ Kỳ vâng lệnh Lữ Quốc Công đến để gặp ông chăng? Đề đốc độ

chừng như vậy?

Nhưng biết làm thế nào bây giờ? Trong lúc đang chầu biểu lộ một cử chỉ nào

sơ thất cũng có thể mắc tội khi quân, bị chu diệt tộc.

Bỗng Cù Thái Hậu ngẩng đầu lên hỏi các quan:

- Các khanh chắc biết rõ việc Cù Lạc từ bên Hán sang thăm ta rồi đấy chứ? Dù

nóng nảy vi phạm điều cam kết giữa hai nước, nhưng xét kỹ cũng vì quá thương

ta, nên xin bỏ qua một lần, các quan nghĩ sao? Ai muốn buộc tội ta cho phép tấu

Các quan đều im lặng phăng phắc, vì họ hiểu rõ mối tai họa sẽ đến bất ngờ với

kẻ nào có gan chống lại ý kiến của Thái Hậu.

Thấy mọi người yên lặng. Thái Hậu khoan khoái liếc nhanh về phía sứ giả An

Quốc Thiếu Quý như ngầm bảo:

- "Chàng thấy không? Mọi việc đều êm như dự định? "

Sứ giả cũng tưởng thưởng công lao của Thái Hậu bằng một nụ cười thông

cam

Xong xuôi đâu đấy, Thái Hậu mới quay sang vua Ai vương và nói:

- Tâu thánh thượng ? Xin Thánh thượng phê chuẩn cho Cù Lạc được nhập

thành, để chị em được gặp mặt.

Ai vương nhìn mẹ rồi nhìn các quan gật đầu.

Hoàng Đề đốc khẽ thở dài.

Thế là xong, từ đây mặc tình cho Cù thị làm mưa, làm gió, không có kiêng nể

một ai.

Trong lúc ấy, ĐÔ thống Phi Hồng Xà liếc nhìn sứ giả An Quốc, như thúc giục

điều gì !

Sứ giả vội tiến lên quỳ trước sân rồng:

- Tâu Thái Hậu, tâu Hoàng thượng? Xin cho thần yêu cầu một việc.

Các quan đều nhìn nhau, tỏ vẻ ngạc nhiên. Riêng công tử Lữ Kỳ đã hiểu rõ

việc đó nên biết cơn nguy đã đến cho Hoàng Đề đốc. Song chàng vẫn lặng yên

xem câu chuyện sẽ đi đến đâu.

Cù Thái Hậu hỏi:

- Chẳng hay sứ giả muốn điều gì?

An Quốc Thiếu Quý chậm rãi tâu lên:

- Từ bao nhiêu năm qua, thần sang nước Nam để kết tình giao hữu. Bộ hạ của

thần sang đây cũng có hàng nghìn, nhưng chúng không hề làm điều phi pháp hay

phạm luật nước Nam. Điều đó chắc Thái Hậu và các quan trong triều đều nhận

Lời tấu rỗi sai sự thật ấy làm cho triều thần uất hận sôi gan nhưng cũng không

ai dám nói ra. Sự hống hách tàn bạo, phá phách lương dân của lũ bộ tướng sứ giả

Tàu còn ai lạ nữa mà An Quốc Thiếu Quý ngang nhiên phủ nhận tất cả.

Nhưng Cù Thái Hậu lại gật đầu:

Phải? Ta cũng thấy điều đó và thường có lời khen tặng bộ hạ của sứ giả!

Nhưng chẳng hay sứ giả muốn điều gì?

Sứ giả An Quốc bỗng ngẩn đầu lên:

- Tâu Thái Hậu? Thần thắc mắc có phải chăng Nam triều muốn tuyệt giao với

nhà Hán và định đuổi thần về nước? Nếu vậy thần cũng không dám vị tình riêng

mà s ẽ ra đi trong một phút hôm nay. . .

Trước những lời nói bất ngờ ấy, Cù Thái Hậu đứng phắt dậy; các quan kinh

hãi nhìn nhau; Hoàng Đề đốc cũng không hiểu được nguyên cớ nào?

Cù Thái Hậu chau mày hỏi:

- Kìa sứ giả? Chẳng hay có việc gì mà khanh nói như vậy?

An Quốc Thiếu Quý liền kể dông dài cho câu chuyện thêm phần bi thiết.

- Bấy lâu nay, thần có mặt ở chốn Nam triều là muốn giữ lấy sự an lành cho

hai nước. Song có người lại ganh tị, cố dèm pha và hạ nhục thần để thần buồn lòng

rời bỏ nước Nam...

Rồi sứ giả quay nhìn các quan như đe dọa:

- Nhưng họ hiểu đâu khi thần ra khỏi biên cương thì Hán đế sẽ kéo đại quân

sang hỏi tội ngay? Chừng đó liệu triều đình có đủ sức chống lại chăng? Thần cũng

vì Thái Hậu và hoàng thượng mà nhẫn nhịn để tránh can qua giữa hai nước.

Nhưng đến hôm nay thật hết, họ ngang nhiên hành động như vậy, mà Thái Hậu và

hoàng thượng vẫn làm ngơ thì thần còn ở làm sao được nữa?

Thái Hậu tỏ vẻ giận dữ:

- Sứ giả? Hãy nói cho rõ hơn để ta trừng trị kẻ ấy? Công ơn sứ giả đối với triều

đình Nam Việt ta hiểu lắm, đừng nói thêm nữa.

An Quốc Thiếu Quý bỗng quay về phía Hoàng Đề đốc.

Các quan, triều thần đều khiếp sợ vì họ đã biết đến lúc sứ giả Hán triều muốn

đàn áp những bậc trung thần không theo hắn.

Đề đốc cũng nghĩ như vậy nên càng giữ vẻ điềm tĩnh hơn.

An Quốc Thiếu Quý chỉ tay vào mặt Đề đốc nói:

- Tâu Thái Hậu? Đề đốc Hoàng Quốc Kính làm nhục thần quá đáng, tự dưng

hạ ngục Lưu Hán và Hắc Tử Hoành, hai bộ hạ thân tín nhất của thần, trong lúc

chúng vào chơi trong dinh Đề đốc nhân ngày "Lễ Thọ" của Thái Hậu.

Cả triều xôn xao.

Cù Thái Hậu quắc mắt nhìn về phía Đề đốc nhưng vẫn thấy ông điềm nhiên

tọa thị, thì có hơi nể, không dám dùng lời trách mắng mà chỉ hỏi:

- Đề đốc ? Tại sao ngài hành động như vậy? Ngài không nghĩ đến tình giao

hiếu giữa hai nước ư?

Hoàng Quốc Kính khẽ mỉm cười khinh bỉ, nhìn sứ giả rồi nhìn Thái Hậu.

Lòng uất hận dâng lên đến cực độ, ông thấy cần phải nói ra tất cả những ý

nghĩ trong lòng để lột bộ mặt dâm ác Cù Thái Hậu, phát giác âm mưu của sứ giả

An Quốc giữa triều, cốt cho các quan thức tĩnh trước cơn nguy của đất nước ? ông

cam lòng chịu chết để giúp cho Lữ Quốc Công và Tiểu Lý Bá tiện việc huy động

dân chúng "Phù Kiến Đức, phế Ai vương".

Suy nghĩ kỹ rồi, Đề đốc thấy rõ sự hy sinh của mình không đến nỗi uổng.

Cù Thái Hậu vô cùng tức giận khi thấy Hoàng Đề đốc khinh bỉ bà ra mặt.

Các quan đều lo sợ tính mạng của Đề đốc khó an toàn. Nhất là công tử Lữ Kỳ,

chàng thấy rõ cơn nguy trước hơn ai hết. Sứ giả và Cù Thái Hậu dùng quỷ kế

khiêu khích Hoàng Đề đốc cho ông uất giận, thốt ra những lời hỗn láo giữa triều

để bắt tội khi quân.

Thế này thì Đề đốc đã trúng kế của chúng.

Cù thị bỗng lớn tiếng:

- Đề đốc ? Tại sao ngài không đáp? Mặt ta không đáng nói chuyện với ngài ư?

Hay là ngài cậy quyền, cậy thế toan chống lại ta nữa?

Đề đốc Hoàng Quốc Kính từ từ đứng lên, nhìn khắp các quan rồi chắp tay lại:

- Tâu Thái Hậu? Hạ thần nào dám xúc phạm đến Thái Hậu và sứ giả An Quốc:

đấy là những người cầm vận mạng của nước Nam này, tất nhiên là cầm luôn vận

mạng của thần nữa? Trong đời ai lại không ham sống để hưởng giàu sang phú quý,

dù có phải sống trong sự nhục nhã triền miên đến trọn kiếp ? Chứ có ai dại đi tìm

lấy cái chết bao giờ mà Thái Hậu bảo hạ thần dám khinh khi Thái Hậu? ? ...

Thái độ của Hoàng Đề đốc rất cung kính, nhưng trong giọng nói, ngài biểu lộ

một sự khinh khi rõ rệt.

Các quan lặng lẽ cúi đầu, không dám hé môi.

Riêng sứ giả An Quốc và Cù Thái Hậu đều tức giận bầm gan, nhưng vẫn giữ

vẻ thản nhiên trước những lời châm chọc ấy, vì chưa đủ bằng cớ để buộc tội Đề

đốc

Tuy nhiên, Cù Thái Hậu cũng nói:

- Đề đốc đã chừng tỏ sự khôn ngoan của một lão thần, thật đáng khen; song ta

muốn hỏi Đề đốc vì lẽ gì đã hạ ngục hai bộ tướng của sứ giả An Quốc?

Hoàng Đề đốc từ từ bước ra sân rồng quỳ xuống tâu với vẻ nghiêm nghị chưa

từng thấy:

- Tâu Thái Hậu và hoàng thượng. Đấy là những lời vu cáo của sứ giả, chứ thần

không hề thấy mặt các bộ tướng Tàu trong dinh thự.

Đang quỳ bên cạnh Hoàng Đề đốc, An Quốc vội lùi ra xa, đưa mắt nhìn về

phía ĐÔ thống Phi Hồng Xà rồi nhìn Thái Hậu.

Phi Hồng Xà vẻ mặt hầm hầm ngồi đứng không yên, còn Thái Hậu thì vẫn

trầm ngâm nhưng trong lòng đang suy nghĩ nhiều độc kế.

Câu nói của Hoàng Đề đốc bất ngờ thoát ra ngoài những câu chuẩn bị buộc tội

của sứ giả An Quốc, nên hắn nín lặng, không đáp ngay được.

Thấy An Quốc lúng túng, Cù Thái Hậu liền mở ngay một lối ra:

- Đề đốc ? Có phải khanh dựng lên vũ đài trong ngày "Lễ Thọ" của ta chăng?

Hoàng Đề đốc ngẩng đầu lên:

- Tâu thái hậu? Vâng ạ, chính tiện nữ Lệ Hồng đã thủ danh "đài chử .

Cù Thái Hậu quay sang An Quốc:

- Các bộ tướng của khanh bị bắt giam từ bao giờ?

Biết là thái hậu mở lối cho mình. An Quốc Thiếu Quý mạnh dạn đáp:

- Tâu Thái Hậu? Chính đêm hôm đó, bộ tướng của hạ thần đến dự cuộc thí võ

thì bị Hoàng Đề đốc cho lính ùa ra bắt giam vào ngục? Có phải Đề đốc muốn làm

nhục thần chăng?

Hoàng Đề đốc trợn trừng, đứng phắt dậy:

- á? Thì ra sứ giả dám nhận càn hai tên Lưu Hán và Hắc Tử Hoành là bộ

tướng của sứ giả ư? Không? ông lầm rồi, chúng là người Nam Việt và là thủ hạ

cua. . .

Đề đốc nhìn thẳng về phía Phi Hồng Xà, thấy hắn lặng lẽ cúi đầu.

Đề đốc chợt hiểu mưu mô sắp đặt của bọn chúng.

ông nhìn Cù thị, nhìn An Quốc sứ giả rồi gật đầu lẩm bẩm một mình:

- Thế mà từ nãy giờ ta không hiểu kịp ?

Thấy Đề đốc bỏ lửng câu nói và nhìn mình như dò xét, Cù Thái Hậu vội cất

ti ếng :

- Đề đốc ? Chúng là thủ hạ của ai?

Hoàng Đề đốc lắc đầu:

- VÔ ích? Tâu Thái Hậu, thần chỉ muốn nói là hai tên khốn kiếp kia không phải

là bộ tướng của sứ giả Tàu mà là một bọn côn đồ, tay sai của một tên hèn mạt toan

phá đài và dùng ám khí, để thầm lén hại tiện nữ Lệ Hồng. Xin Thái Hậu cho thần

được tra xét chúng rồi sẽ tâu sau.

An Quốc Thiếu Quý hùng hồn phản đối:

- Thái Hậu không nên nghe lời Hoàng Đề đốc, chúng là bộ tướng của thần.

Hoàng Đề đốc cố tráo trở để giết chúng nội nhật hôm nay. Mong Thái Hậu soi xét

và truyền lệnh cho Hoàng Đề đốc trả chúng cho thần.

Sự tức giận thái hóa làm cho vị Đề đốc mất bình tĩnh. Ngài hét to lên:

- Sứ giả? ông đừng lộng quyền, ỷ thế. Tại sao ông dám nhận chúng là bộ

tướng của ông? Nếu vậy, chính ông đã bày mưu cho chúng dùng ám khí giết người

thầm lén ư?

Cậy Thái Hậu bênh vực mình, sứ giả An Quốc cũng không vừa:

- Hoàng Đề đốc? ông đừng bày điều? ông lấy gì làm bằng cớ là bộ tướng của

tôi hãm hại con gái ông bằng ám khí.

Đề đốc quay mắt lại nhìn các quan rồi nói:

- Đây? Trong số các quan đây, cũng có người dự cuộc dạ hội hôm qua? Sứ giả

hãy hỏi xem có phải hai tên khốn kiếp Lưu Hán và Hắc Tử Hoành đã hèn hạ dùng

ám khí chăng?

Đề đốc tin tưởng ở lòng thành thật của các quan trong triều, nên mới hỏi như

vậy, chứ ông có ngờ đâu lòng người đã thay đổi đi nhiều trước mặt cường quyền.

Sứ giả An Quốc còn do dự thì Thái Hậu đã cất tiếng:

- Được rồi? Ta đồng ý hỏi các quan để rõ thực hư.

Cù thị đã có dụng ý từ trước !

Bà thề diệt lần hồi vi cánh của Lữ Quốc Công và người đầu tiên phải là Đề

đốc Hoàng Quốc Kính, nên bà quyết tâm đưa Đề đốc vào tròng bằng cách đe dọa,

nói khích cho Đề đốc chống lại mà bắt tội: Hoặc tìm cách hạ ngục dù có tàn bạo

nhưng vẫn lợi hơn để Đề đốc ở bên ngoài giữa lúc vận mạng Nam triều phải đến

hồi quyết định.

Bởi thế khi Đề đốc muốn hỏi đến các quan là Cù Thái Hậu chấp nhận ngay vì

tin rằng không một ai dám bênh vực Đề đốc. Thái Hậu sẽ thừa dịp đó bắt tội luôn

thể

Hoàng Đề đốc không ngờ âm mưu của Cù thị, vẫn ngang nhiên thách đố sứ

giả An Quốc:

- Thái Hậu đã đồng ý, ngài còn chần chờ gì không hỏi các quan?

Phải chi Đề đốc biết rằng các quan đang khiếp đảm trước một tình thế khó xử,

thì ngài không hùng hổ như vậy. Bênh vực Đề đốc ư? Làm sao sống nổi với Thái

Hậu? Thật tình, ai dám chống lại bà, trong lúc mà năm vạn quân Tàu đang đóng

ngoài thành?

Thái Hậu lợi dụng sự hoang mang của các quan mà đe dọa thêm:

- Hời các quan? Đây là một việc có phương hại đến tình giao hiếu giữa hai

nước. Ai đã chừng kiến tận mắt cứ tâu bày, bằng nói càn ta sẽ thẳng tay trừng trị.

Nhừng lời nói của Thái Hậu có sức mạnh như những lời tuyên án tử hình,

khiến các quan đều lấm lét nhìn nhau, dù đứng trước một chuyện bất bình họ cũng

đành nín lặng.

Cho nên khi sứ cất tiếng hỏi thì các quan đều im phăng phắc, chứng tỏ hai hảo

hán Hắc Tử Hoành và Lưu Hán không hề dùng ám khí hãm hại Lệ Hồng.

Hoàng Đề đốc thấy các quan ngậm miệng thì biết cơ nguy đã đến với mình,

nhưng ông vẫn điềm nhiên cất tiếng:

- Các quan? Các ông vì sợ hãi mà đành làm ngơ trước sự thật ư? Các ông

không dám kể lại những chuyện mà chính các ông đã chừng kiến nữa sao?

Triều thần lặng lẽ cúi đầu, không một ai dám nhúc nhích.

Hoàng Đề đốc không trách các quan vì biết rõ họ sợ quyền uy của Thái Hậu.

Tuy nhiên, sự uất ức lên đến cực độ, ông không còn chịu đựng được nữa, nên ông

lớn tiếng giữa triều:

- Thật là hèn mạt các ông đâu còn đáng mặt làm cha mẹ dân nữa khi chính bản

thân mình phản bội lại lẽ phải. Tại sao các ông lại nín lặng trước một việc mà

chính mắt các ông đã thấy, chính tai các ông đã nghe...

Rồi như say mê với ý nghĩ, Hoàng Đề đốc không còn biết ai nữa. ông nói toạc

ra những điêu uất ức, chất chứa trong lòng từ bao nhiêu lâu:

- Phải mà? Các ông sợ uy quyền của những kẻ xa lạ toan dâng đất nước này

cho gi ặc . . .

Cù Thái Hậu trước những lời xấc xược ấy, vội đứng lên nạt lớn:

- Hoàng Đề đốc ? Không được hỗn láo ? Nhà ngươi muốn gì?

Hoàng Quốc Kính, đôi mắt đỏ ngàu, ưỡn ngực nhìn thẳng lên ngai vàng nói:

- Ta muốn lột bộ mặt dâm tặc của mi ra chứ còn muốn gì nữa, hời con độc

phụ? Từ lâu rồi, ta dằn lòng nhẫn nhịn mặc cho bây làm những chuyện Ô uế ở chốn

triều nghi. Bây lầm tưởng nước Nam không ai còn ai dám chống lại bây ư? Rồi

hãy xem, bây có sống yên lành hưởng giàu sang được chăng? Dân Nam đã thức

tỉnh rồi chứ không hôn mê như các quan trong triều nội? Hãy coi chừng họ băm

vằm thân xác chúng bây ra từng mảnh vụn?

Thái Hậu giận xám mặt, vội thét:

- Võ sĩ đâu? Bắt trói thằng giặc già khốn nạn cho ta!

Các quan đều khiếp đảm kinh hồn thối lui cả lại, trong lúc bọn võ sĩ ùa ra vây

chặt lấy Hoàng Đề đốc nhưng không một tên nào dám đến gần.

Công tử Lữ Kỳ hồn phi phách tán, không ngờ Đề đốc lại hành động như vậy,

nhưng biết mình không đủ sức cứu Đề đốc thoát khỏi tay bọn võ sĩ chàng đành

lặng nhìn, chết điếng trong lòng.

Đề đốc điềm nhiên chỉ mặt sứ giả An Quốc Thiếu Quý bảo:

- Mi đã nhờ một con đàn bà mà làm mưa làm gió ở đất nước này, ta khen cho

đó Nhưng hãy sớm ăn năn hối cải, không thì có ngày bỏ xác mà thôi.

Cù Thái Hậu thét lớn:

- Võ sĩ đâu? Sao chưa bắt trói hắn còn chờ gì nữa?

Bọn võ sĩ là những tay hào kiệt được ĐÔ thống Phi Hồng Xà tuyển chọn trong

đám thủ hạ của mình, nên rất trung thành với Thái Hậu.

Tuy nhiên, trước vẻ uy nghi của Hoàng Đề đốc, chúng vẫn trù trừ, dù trên tay

của ông không có lấy một tấc sắt.

Đề đốc thấy chúng khiếp sợ cười lên khanh khách:

- Hà? Hà? Thái Hậu định dùng lũ chuột này uy hiếp ta ư? Khó lắm? Ta chỉ sợ

rồi đây máu tràn khắp điện ngọc mà thôi.

Song, Đề đốc Hoàng Quốc Kính liều chết, mạt xác Thái Hậu, nguyền rủa sứ

giả, không phải cốt ý dương oai diệu võ với bọn võ sĩ, mà ông muốn vạch cho các

quan thấy rõ cái bất lực của Ai vương, để dọn đường cho việc "Phù Kiến Đức" của

Lữ Quốc Công sau này.

ông hướng về phía Ai vương, chỉ tay vào mặt bảo:

- Bệ hạ không xứng đáng ngồi trên ngai vàng khi mà quyền uy đều nằm trong

tay đôi gian phu, dâm phụ. Bệ hạ chỉ biết gật đầu vâng lệnh của kẻ ngoại bang thì

còn chi là tiền đồ của giống dòng Nam Việt. Phải mà...

Đề đốc chưa kịp dứt lời, Ai vương đã đứng phắt dậy run lên vì tức giận. Nhà

vua thét lớn:

- Võ sĩ đâu? Giết chết đứa phản nghịch cho ta?

Các quan khiếp đảm, không ngờ Hoàng Đề đốc điên cuồng như vậy.

Riêng Cù Thái Hậu rất khoan khoái vì thấy mưu mô sắp đặt của bà được vẹn

toàn Nhừng lời điên dại vừa rồi chính là bản án tử hình của Hoàng Quốc Kính.

Hoàng Đề đốc vẫn thản nhiên quay nhìn các quan:

- Các ông sợ hãi ư? Tôi liều chết vì các ông để nói sự thật. Ai vương không

xứng đáng làm vua nước ta đâu vì người có máu dân tộc Hán. Sớm muộn gì nước

ta cũng sát nhập về Tàu thì các ông sẽ trở thành nô lệ của Hán triều. Hãy tĩnh ngộ

đi các ông và chọn vua khác mà thờ.

Nhừng lời nói của Hoàng Quốc Kính táo bạo quá chỉ làm cho các quan khiếp

đảm mà không kịp nghĩ suy.

Thừa lúc Hoàng Đề đốc say mê nói không đề phòng. ĐÔ thống Phi Hồng Xà

cầm "Thiên phương kích" cùng bọn võ sĩ, bất thình lình ập vào ôm chặt lấy Đề đốc

khiến ông trở tay không kịp.

Phi Hồng Xà vừa nhảy tới thọc "Thiên phương kích" vào cổ Đề đốc thì Cù

Thái Hậu đã thét:

- Hãy khoan? Chờ lệnh ta!

Thái Hậu khôn ngoan giáo quyệt sợ giết Đề đốc như vậy sẽ chấn động lòng

dân các quan trong đội hộ thành có thể khởi loạn được. Chi bằng giam giữ cho lập

pháp đình sẽ tuyên án trảm huyết cũng không: Với cái tội loạn trào Đề đốc không

làm sao thoát khỏi bêu đầu, dù cho Lữ Quốc Công can thiệp vào cũng vô ích.

Ai vương tức giận vì những lời mạt sát lúc nãy muốn giết Đề đốc ngay đi mới

hả giận, nhưng sợ lệnh mẹ đành nín lặng, song đôi mắt vẫn trừng trừng nhìn Đề

đốc

Thái Hậu biết ý con nên bảo nhỏ vào tai Ai vương. Nhà vua thay đổi sắc diện

và truyền giam Đề đốc vào ngục chờ ngày xét xử.

Bỗng ĐÔ thống Phi Hồng Xà lật đật quỳ tâu:

- Tâu Thái Hậu và hoàng thượng Đề đốc còn một ái nữ kiếm pháp tinh thông,

tài ba xuất chúng, nếu không giết ngay đi, sợ nội nhật ngày nay nàng khởi loạn.

Thái Hậu gật đầu và truyền cho Phi Hồng Xà dẫn võ sĩ đến vây chặt dinh thự

ĐÔ đốc, bắt hết cả nhà đem giam vào ngục.

Các quan trong triều mặt cắt không còn một chút máu, kinh tâm táng đởm

trước những chuyện tày trời.

Riêng công tử Lữ Kỳ đã bí mật lẻn ra nhà Hữu Du, rồi trốn thoát khỏi hoàng

thành, không một ai hay biết.

/11

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status