Dì Ba này tên là Liễu Mai, mặc dù là hoa khôi trong thành nhưng tính tình rất ngây thơ, lúc gả cho Tiết cử nhân vẫn còn là trinh nữ. Cô ấy làm sao đấu lại được với đám đàn bà đang ghen ghét dữ dội kia, muốn giải thích rõ ràng cũng không được.
Cuối cùng Tiết cử nhân tin tưởng lời nói của mấy bà kia, trói Liễu Mai vào cây cột trong sân rồi lấy roi quất…
Liễu Mai có thể giữ được trinh tiết khi ở trong thanh lâu không phải vì tú bà lương thiện, mà vì tính tình của cô có tiếng là cương liệt. Lúc trước bị bán vào thanh lâu đã tự tử mấy lần, về sau tú bà thấy thế không ổn, nên thương lượng với Liễu Mai, hỏi phải như thế nào thì cô mới không tìm đến cái chết.
Liễu Mai yêu cầu mình chỉ bán nghệ không bán thân, nếu cứ nhất quyết bán cô cho đàn ông, vậy thì người đàn ông đấy phải chuộc thân cho cô mới được! Thế là cô sống như vậy trong thanh lâu ba năm, mãi cho đến khi gặp được Tiết cử nhân, chính là người đàn ông nguyện ý chuộc thân cho cô.
Vốn Liễu Mai cũng muốn sống cùng người này thật tốt, dù tuổi của ông ấy so ra còn lớn hơn cha cô. Thế mà lão già đó lại dễ dàng tin lời người khác như vậy, treo cô lên rồi đánh!
Đến sáng sớm hôm sau, người hầu hạ Liễu Mai chạy tới cửa phòng của Tiết cử nhân gọi, nói không nhìn thấy dì Ba đâu cả! Tiết cử nhân nghe xong thì nổi trận lôi đình, cho rằng Liễu Mai đã chạy theo trai rồi!
Ông ta gọi người làm trong nhà chạy ra ngoài thôn tìm ròng rã cả ngày nhưng nửa cái bóng người cũng không thấy, cuối cùng đành phải bất đắc dĩ quay về. Nhưng vào buổi tối, một người làm đến giếng múc nước thì đột nhiên nhìn thấy trong giếng có một vật gì đen sì đang nổi lềnh phềnh, nhìn kỹ thì phát hiện đó là tóc của phụ nữ.
Khi vị Tiết cử nhân kia đến giếng nước ở sân sau, thì Liễu Mai đã được người làm vớt lên, mắt cô trợn ngược, chết không nhắm mắt. Dì Hai đứng sau lưng Tiết cử nhân bị dọa đến mức run người, bà ta trợn mắt rồi ngất đi.
Mọi người thấy dáng vẻ của Liễu Mai thì đoán ầm lên là dì Ba bị oan uổng, cho nên mới nhảy giếng tự sát! Giờ người cũng đã chết, Tiết cử nhân đành phải tuyên bố với bên ngoài là Liễu Mai bị bệnh mà qua đời, sau đó chôn cất qua loa ở bãi đất hoang ngoài thôn.
Dì Hai quá sợ hãi nên bệnh nặng một trận, Tiết cử nhân tìm đại phu trên huyện xuống xem bệnh cho bà ta, kết quả đại phu kia nói bà ta bị tâm bệnh, muốn chữa chỉ do chính người bệnh tự chữa thôi.
Không có dì Ba, Tiết cử nhân cũng chẳng còn thiết tha gì với việc tìm đến những bà vợ bé khác, nhưng bệnh của dì Hai không thể không chữa được. Ông ấy mời một thầy pháp nổi danh gần đấy đến để xem có thể trị được tâm bệnh của dì Hai hay không. Vị đại sư này vừa bước vào cửa đã nói ngay trong nhà âm khí quá nặng, nhất định là đã có một oan hồn phụ nữ trẻ tuổi bị chết oan.
Tiết cử nhân nghe xong thì biết mình gặp được cao nhân rồi, bèn kể ra từ đầu chí cuối chuyện của dì Ba cho vị đại sư này nghe. Ông ấy nghe xong thì kết luận Liễu Mai bị oan mà chết, cô mang theo oán khí nhảy xuống giếng tự sát, vậy thì nước giếng này cũng có oán khí, không thể dùng được nữa!
Mà không để cho oán khí thoát ra ngoài thì phải lập tức đóng kín miệng giếng, sau đó dùng đá xếp thành một tòa tháp nhỏ để trấn nữ quỷ ở dưới! Tiết cử nhân nhanh chóng dùng tiền thuê công nhân đến lấp kín miệng giếng, sau đó xếp một tòa tháp đá ở bên trên.
Ông thầy pháp kia còn tự tay khắc lên đá một đạo bùa chú, trấn trụ oán khí bên trong giếng này…
Kể cũng lạ, sau khi tòa tháp đá này được đắp xong, dì Hai lập tức khỏi bệnh! Từ đấy cả nhà từ trên xuống dưới đều không nhắc một lời đến chuyện của dì Ba Liễu Mai, như chưa từng xảy ra vậy. Không được mấy năm sau, chẳng biết có phải chuyện này quá âm hiểm hay không mà Tiết cử nhân nhanh chóng bị bệnh chết.
Con trai của Tiết cử nhân làm quan ở trên huyện trở về đón mẹ mình là bà Cả đi, cũng phân phát hết các bà vợ bé còn lại ra ngoài, để họ tự tìm người tái giá, căn nhà này cũng được bán cho người khác.
Nghe Lý Cương nói đến đây, tôi vô thức muốn nhìn ra sân sau xem cái giếng và tòa tháp đá có còn không?
Nhưng Lý Cương lại nói với tôi: “Cậu nghĩ gì thế? Sớm đã bị phá hết cả rồi, chẳng phải lúc vào thôn mọi người cũng nhìn thấy cái đền thờ chỉ còn lại một ít kia đấy sao? Vào thời cải cách năm đó, ngay cả đền thờ của trinh nữ cũng không thoát được, thì đừng nói tới cái tháp đá trấn quỷ đó!”
Ngẫm thấy anh ta nói cũng đúng, lúc ấy chuyện mê tín của thời phong kiến chính là một khối u ác tính! Làm sao mà chính quyền giữ chúng lại cho để đến bây giờ được? Lúc này Đinh Nhất mang đồ ăn từ trong xe ra, chia cho chúng tôi.
Tôi cầm một túi thịt bò khô đưa cho Lý Cương: “Nào ăn một túi cho đỡ đói, mùi vị cũng không tệ lắm đâu ạ!”
Nhưng Lý Cương lại không nhận, anh ta chỉ cười nói với tôi: “Cám ơn, không cần đâu, trước khi mọi người đến anh đã ăn rồi.”
Tôi bèn nhún vai, sau đó mở ra ăn. Ăn xong, chú Lê đòi đi dạo quanh căn nhà, tất nhiên tôi cũng không thể bỏ qua cơ hội này, đặc biệt là sau khi nghe Lý Cương nói về chuyện của chủ nhân đời trước của căn nhà này.
Tôi và chú Lê đi vào mấy gian phòng ở trước, chúng tôi phát hiện cửa phòng đều đã bị dây leo quấn chặt rồi, nếu muốn đi vào thì phải chặt hết đám dây leo này đi mới được.
Tôi thấy chú Lê cứ đứng sững trước căn phòng này thì hỏi khẽ: “Sao vậy ạ? Phòng này có vấn đề gì không?”
Chú Lê quay sang nhìn tôi, sau đó quay đầu lại nhìn một cây đại thụ ở trong sân, sau đó chú nói: “Nếu chú không nhầm, thì cậu sinh viên mà Lưu Lan kể hẳn là chết ở dưới gốc cây kia…”
Tôi lạnh cả sống lưng, theo bản năng muốn quay lại nhìn thì chợt nghe thấy chú Lê nói: “Muốn quay lại nhìn thì xoay cả người, không đột nhiên quay đầu như thế, rất dễ bị thổi tắt lửa trên vai.”
Nghe ông ấy nói thế, đầu vừa quay được một nửa đã dừng ngay tại chỗ, cuối cùng tôi đành xoay cả người lại. Khi nhìn về phía gốc cây kia, tôi đành phải nói: “Tất cả đều rất bình thường mà, làm gì có bóng ma quỷ nào đâu!”
Chú Lê nghe tôi nói vậy thì tự lẩm bẩm: “Đúng vậy, tất cả đều rất bình thường, bình thường đến mức khác thường…”
Dù tôi không hiểu ý của chú Lê, nhưng nơi này hẳn là không hề an toàn như bề ngoài nhìn vào. Lúc này Tôn Bằng Phi đi tới, anh ta cầm một cái xẻng thép nhỏ, nói: “Giờ đi vào trong hả?”
Chú Lê lại lắc đầu: “Thời cơ chưa tới, bây giờ đang là buổi tối, âm khí lại nặng, nếu muốn vào trong cũng phải chờ trời sáng đã! Được rồi, giờ cũng không còn sớm nữa, mọi người mau nghỉ ngơi đi!”
Tôi còn đang tưởng rằng chú Lê sẽ đưa mình đi thăm dò căn nhà ma này chứ, không ngờ chỉ đứng mãi ở cửa rồi quay về đi ngủ! Chán chết…
Đinh Nhất thấy tôi vẫn còn đứng thần người ở trước cửa, bèn đi đến kéo tôi lại và nói: “Tò mò hại chết mèo đấy, cậu đừng quên việc chính của chúng ta là gì! Nghe người ta kể chuyện rồi muốn nhân lúc nửa đêm đi thăm dò nhà ma hả?”
Cuối cùng Tiết cử nhân tin tưởng lời nói của mấy bà kia, trói Liễu Mai vào cây cột trong sân rồi lấy roi quất…
Liễu Mai có thể giữ được trinh tiết khi ở trong thanh lâu không phải vì tú bà lương thiện, mà vì tính tình của cô có tiếng là cương liệt. Lúc trước bị bán vào thanh lâu đã tự tử mấy lần, về sau tú bà thấy thế không ổn, nên thương lượng với Liễu Mai, hỏi phải như thế nào thì cô mới không tìm đến cái chết.
Liễu Mai yêu cầu mình chỉ bán nghệ không bán thân, nếu cứ nhất quyết bán cô cho đàn ông, vậy thì người đàn ông đấy phải chuộc thân cho cô mới được! Thế là cô sống như vậy trong thanh lâu ba năm, mãi cho đến khi gặp được Tiết cử nhân, chính là người đàn ông nguyện ý chuộc thân cho cô.
Vốn Liễu Mai cũng muốn sống cùng người này thật tốt, dù tuổi của ông ấy so ra còn lớn hơn cha cô. Thế mà lão già đó lại dễ dàng tin lời người khác như vậy, treo cô lên rồi đánh!
Đến sáng sớm hôm sau, người hầu hạ Liễu Mai chạy tới cửa phòng của Tiết cử nhân gọi, nói không nhìn thấy dì Ba đâu cả! Tiết cử nhân nghe xong thì nổi trận lôi đình, cho rằng Liễu Mai đã chạy theo trai rồi!
Ông ta gọi người làm trong nhà chạy ra ngoài thôn tìm ròng rã cả ngày nhưng nửa cái bóng người cũng không thấy, cuối cùng đành phải bất đắc dĩ quay về. Nhưng vào buổi tối, một người làm đến giếng múc nước thì đột nhiên nhìn thấy trong giếng có một vật gì đen sì đang nổi lềnh phềnh, nhìn kỹ thì phát hiện đó là tóc của phụ nữ.
Khi vị Tiết cử nhân kia đến giếng nước ở sân sau, thì Liễu Mai đã được người làm vớt lên, mắt cô trợn ngược, chết không nhắm mắt. Dì Hai đứng sau lưng Tiết cử nhân bị dọa đến mức run người, bà ta trợn mắt rồi ngất đi.
Mọi người thấy dáng vẻ của Liễu Mai thì đoán ầm lên là dì Ba bị oan uổng, cho nên mới nhảy giếng tự sát! Giờ người cũng đã chết, Tiết cử nhân đành phải tuyên bố với bên ngoài là Liễu Mai bị bệnh mà qua đời, sau đó chôn cất qua loa ở bãi đất hoang ngoài thôn.
Dì Hai quá sợ hãi nên bệnh nặng một trận, Tiết cử nhân tìm đại phu trên huyện xuống xem bệnh cho bà ta, kết quả đại phu kia nói bà ta bị tâm bệnh, muốn chữa chỉ do chính người bệnh tự chữa thôi.
Không có dì Ba, Tiết cử nhân cũng chẳng còn thiết tha gì với việc tìm đến những bà vợ bé khác, nhưng bệnh của dì Hai không thể không chữa được. Ông ấy mời một thầy pháp nổi danh gần đấy đến để xem có thể trị được tâm bệnh của dì Hai hay không. Vị đại sư này vừa bước vào cửa đã nói ngay trong nhà âm khí quá nặng, nhất định là đã có một oan hồn phụ nữ trẻ tuổi bị chết oan.
Tiết cử nhân nghe xong thì biết mình gặp được cao nhân rồi, bèn kể ra từ đầu chí cuối chuyện của dì Ba cho vị đại sư này nghe. Ông ấy nghe xong thì kết luận Liễu Mai bị oan mà chết, cô mang theo oán khí nhảy xuống giếng tự sát, vậy thì nước giếng này cũng có oán khí, không thể dùng được nữa!
Mà không để cho oán khí thoát ra ngoài thì phải lập tức đóng kín miệng giếng, sau đó dùng đá xếp thành một tòa tháp nhỏ để trấn nữ quỷ ở dưới! Tiết cử nhân nhanh chóng dùng tiền thuê công nhân đến lấp kín miệng giếng, sau đó xếp một tòa tháp đá ở bên trên.
Ông thầy pháp kia còn tự tay khắc lên đá một đạo bùa chú, trấn trụ oán khí bên trong giếng này…
Kể cũng lạ, sau khi tòa tháp đá này được đắp xong, dì Hai lập tức khỏi bệnh! Từ đấy cả nhà từ trên xuống dưới đều không nhắc một lời đến chuyện của dì Ba Liễu Mai, như chưa từng xảy ra vậy. Không được mấy năm sau, chẳng biết có phải chuyện này quá âm hiểm hay không mà Tiết cử nhân nhanh chóng bị bệnh chết.
Con trai của Tiết cử nhân làm quan ở trên huyện trở về đón mẹ mình là bà Cả đi, cũng phân phát hết các bà vợ bé còn lại ra ngoài, để họ tự tìm người tái giá, căn nhà này cũng được bán cho người khác.
Nghe Lý Cương nói đến đây, tôi vô thức muốn nhìn ra sân sau xem cái giếng và tòa tháp đá có còn không?
Nhưng Lý Cương lại nói với tôi: “Cậu nghĩ gì thế? Sớm đã bị phá hết cả rồi, chẳng phải lúc vào thôn mọi người cũng nhìn thấy cái đền thờ chỉ còn lại một ít kia đấy sao? Vào thời cải cách năm đó, ngay cả đền thờ của trinh nữ cũng không thoát được, thì đừng nói tới cái tháp đá trấn quỷ đó!”
Ngẫm thấy anh ta nói cũng đúng, lúc ấy chuyện mê tín của thời phong kiến chính là một khối u ác tính! Làm sao mà chính quyền giữ chúng lại cho để đến bây giờ được? Lúc này Đinh Nhất mang đồ ăn từ trong xe ra, chia cho chúng tôi.
Tôi cầm một túi thịt bò khô đưa cho Lý Cương: “Nào ăn một túi cho đỡ đói, mùi vị cũng không tệ lắm đâu ạ!”
Nhưng Lý Cương lại không nhận, anh ta chỉ cười nói với tôi: “Cám ơn, không cần đâu, trước khi mọi người đến anh đã ăn rồi.”
Tôi bèn nhún vai, sau đó mở ra ăn. Ăn xong, chú Lê đòi đi dạo quanh căn nhà, tất nhiên tôi cũng không thể bỏ qua cơ hội này, đặc biệt là sau khi nghe Lý Cương nói về chuyện của chủ nhân đời trước của căn nhà này.
Tôi và chú Lê đi vào mấy gian phòng ở trước, chúng tôi phát hiện cửa phòng đều đã bị dây leo quấn chặt rồi, nếu muốn đi vào thì phải chặt hết đám dây leo này đi mới được.
Tôi thấy chú Lê cứ đứng sững trước căn phòng này thì hỏi khẽ: “Sao vậy ạ? Phòng này có vấn đề gì không?”
Chú Lê quay sang nhìn tôi, sau đó quay đầu lại nhìn một cây đại thụ ở trong sân, sau đó chú nói: “Nếu chú không nhầm, thì cậu sinh viên mà Lưu Lan kể hẳn là chết ở dưới gốc cây kia…”
Tôi lạnh cả sống lưng, theo bản năng muốn quay lại nhìn thì chợt nghe thấy chú Lê nói: “Muốn quay lại nhìn thì xoay cả người, không đột nhiên quay đầu như thế, rất dễ bị thổi tắt lửa trên vai.”
Nghe ông ấy nói thế, đầu vừa quay được một nửa đã dừng ngay tại chỗ, cuối cùng tôi đành xoay cả người lại. Khi nhìn về phía gốc cây kia, tôi đành phải nói: “Tất cả đều rất bình thường mà, làm gì có bóng ma quỷ nào đâu!”
Chú Lê nghe tôi nói vậy thì tự lẩm bẩm: “Đúng vậy, tất cả đều rất bình thường, bình thường đến mức khác thường…”
Dù tôi không hiểu ý của chú Lê, nhưng nơi này hẳn là không hề an toàn như bề ngoài nhìn vào. Lúc này Tôn Bằng Phi đi tới, anh ta cầm một cái xẻng thép nhỏ, nói: “Giờ đi vào trong hả?”
Chú Lê lại lắc đầu: “Thời cơ chưa tới, bây giờ đang là buổi tối, âm khí lại nặng, nếu muốn vào trong cũng phải chờ trời sáng đã! Được rồi, giờ cũng không còn sớm nữa, mọi người mau nghỉ ngơi đi!”
Tôi còn đang tưởng rằng chú Lê sẽ đưa mình đi thăm dò căn nhà ma này chứ, không ngờ chỉ đứng mãi ở cửa rồi quay về đi ngủ! Chán chết…
Đinh Nhất thấy tôi vẫn còn đứng thần người ở trước cửa, bèn đi đến kéo tôi lại và nói: “Tò mò hại chết mèo đấy, cậu đừng quên việc chính của chúng ta là gì! Nghe người ta kể chuyện rồi muốn nhân lúc nửa đêm đi thăm dò nhà ma hả?”
/1940
|