Đại tá Kitahara kinh sợ sai người khiêng xác quái vật đi đốt! Hắn không muốn lại nhìn thấy cái thứ này nữa!
Ngay sau đó, Oshima Koichi đã viết một báo cáo chi tiết về vụ này, ký tên mình lên đó, hi vọng Đại tá Kitahara sẽ chuyển bản báo cáo của mình lên cho cấp trên, lần này Đại tá Kitahara không từ chối mà nói sẽ suy nghĩ lại.
Nhưng việc khiến ông không ngờ tới là mình còn chưa chờ được cấp trên trả lời, thì trong một đêm nọ, ông lại bị mấy người lính lôi từ trên giường xuống, bịt mắt lại và dẫn ra ngoài doanh trại.
Dự cảm xấu nảy sinh, ông sợ Kitahara sẽ vì chiến công của mình mà giết người diệt khẩu…
Ký ức cuối cùng của Oshima Koichi là được đưa tới một bãi đất trống, có người tiêm cho ông ấy một mũi thuốc gì đó. Vì bị bịt mắt nên ông ấy mới hỏi kẻ đó đã tiêm cho mình thứ gì?
Nhưng những người này không hề nói câu nào, Oshima Koichi biết vì sao họ lại im lặng, bởi những người này đều là đồng sự, chiến hữu mà ông quen biết… Dường như họ đã bàn bạc trước với nhau nên không ai dám thốt ra lời nào.
Chẳng mấy chốc, Oshima Koichi dần mất đi ý thức, ông ấy biết mình bị tiêm thuốc độc, sắp phải chết rồi! Nhưng trước khi chết, ông còn nói với những người xung quanh rằng, đừng tiếp tục dự án “Chiến sĩ siêu cấp” nữa…
Khi tôi lấy lại tinh thần thì thấy Oshima Masao đang căng thẳng nhìn mình. Tôi cúi đầu, phát hiện mình đang nắm chặt lá thư kia đến mức nó sắp nhàu nát đến nơi!
Tôi hốt hoảng thả lỏng tay ra, sau đó nói xin lỗi: “Xin lỗi, tôi không định nắm nó chặt thế này…”
Oshima Masao xua tay nói vài câu tiếng Nhật, phiên dịch nói với tôi rằng: “Ngài Oshima nói cậu đừng để ý, nếu phải so sánh thì ngài ấy quan tâm đến vị trí của ông nội hơn phong thư này.”
Nói đến vị trí ông nội của ông ta, tôi không thể không nhắc lại lịch sử năm đó, bởi không thể né tránh nó được. Tôi kể lại cho ông ta nghe toàn bộ ký ức của Oshima Koichi, còn đặc biệt nhấn mạnh cho Oshima Masao biết, ông nội của ông ta bị chính người của mình sát hại.
Nói thật, giờ tôi cảm thấy hối hận vì đã nhận công việc này rồi đấy. Hình ảnh người lính với gương mặt nát bấy kia vẫn còn rõ nét trong đầu tôi đến giờ, thật không biết kết cục cuối cùng của những người đó như thế nào.
Nhưng có một điều tôi có thể khẳng định là kế hoạch này không được thông qua, nếu không thì đừng nói đến Trung Quốc, ngay cả thế giới cũng sẽ bị hủy diệt mất.
Oshima Masao trầm tư hồi lâu, cuối cùng ông ta vẫn nói cám ơn chúng tôi đã giúp đỡ để mình biết lý do vì sao năm đó ông nội lại mất tích. Ông ta vẫn hi vọng chúng tôi có thể đi đến căn cứ bí mật kia để tìm hài cốt của ông nội, chỉ có như vậy mới an ủi được vong linh bà nội đang ở trên thiên đàng…
Tôi suy nghĩ, được rồi, đi thì đi vậy! Lúc đầu đã đồng ý với người ta, bây giờ không thể nói mà không giữ lời được. Tôi và chú Lê thương lượng với họ một chút, chọn ngày xuất phát.
Nhưng khi tôi nói cho La Hải biết địa điểm mà mình lấy được trong trí nhớ của Oshima Koichi, anh ta lại khẳng định với tôi rằng ở Quý Châu không có cái huyện Tuy Lai này. Tôi ngạc nhiên đến trợn mắt, nếu cả cái địa chỉ này cũng không đúng thì tôi phải đi đâu tìm đây?!
Sau đó La Hải suy nghĩ kỹ lại rồi hỏi tôi: “Có phải tên quỷ Nhật Bản ấy phiên dịch nhầm tên không, nhầm huyện Tuy Dương thành Tuy Lai?”
Tôi thấy khả năng này rất lớn! Vội hỏi La Hải: “Vậy Quý Châu có huyện Tuy Dương à?”
La Hải gật đầu: “Có, mà ở gần đấy còn có rất nhiều hang động lớn nổi tiếng…”
Ba ngày sau, chúng tôi ngồi máy bay từ Bắc Kinh đến Tuân Nghĩa, lộ trình không lâu lắm, khoảng 9 giờ tối chúng tôi đã đến nơi rồi. Máy bay hạ cánh, chúng tôi đi đến khách sạn đã đặt trước trong nội thành.
Ăn bữa tối đơn giản xong, chúng tôi ngồi trong khách sạn để bàn bạc các bước hành động tiếp theo. La Hải đề nghị ngày mai chúng tôi thuê một chiếc xe hơi, như vậy cũng thuận tiện hơn trong việc chạy đi chạy lại ở nơi rừng núi.
Tôi hỏi anh ta có muốn mời một hướng dẫn viên người bản địa không? La Hải lại cười nói: “Không cần đâu, anh cũng khá thông thạo vùng này, mà mấy người dẫn đường bình thường chắc chắn không biết vị trí cụ thể của thôn Đầu Trâu kia đâu!”
“Vậy phải tìm ai?”
La Hải cười thần bí: “Một người bạn cũ của anh, ngày mai cậu sẽ biết!”
Thấy anh ấy cố ý không nói, tôi cũng đành dằn lòng hiếu kỳ của mình xuống, chờ đến ngày mai là biết thôi.
Sáng sớm hôm sau, La Hải đến công ty thuê xe để thuê một chiếc Cherokee có thể đi được đường núi, sau đó anh ấy quay về khách sạn đón chúng tôi, rồi đến quán cơm nhỏ đón một người đàn ông khác.
Người này tầm 40 tuổi, mặt mũi bóng loáng, vừa thấy anh ta, La Hải đã đi tới ôm chầm lấy, xem ra người này khá thân thiết với anh ấy. Sau khi lên xe, La Hải giới thiệu cho chúng tôi biết, người đàn ông này tên là Cổ Thu Giang, có biệt hiệu là Ngô Ngạn Tổ của Tuân Nghĩa!
Tôi nghe mà suýt phun nước bọt! Nếu anh ta là Ngô Ngạn Tổ thì tôi chính là Lưu Đức Hoa đấy! Cái biệt danh này cũng quá khoa trương rồi! Chúng tôi chào hỏi coi như làm quen. Cổ Thu Giang là dân bản địa ở đây, anh ta thường hay nói một câu: “Chuyện trên trời anh ta chỉ biết một nửa thôi, nhưng chuyện dưới mặt đất thì cái gì anh ta cũng biết!”
Dù tôi biết đó chỉ là khoác lác thôi, nhưng dù gì người này cũng do La Hải giới thiệu tới, chắc là năng lực cũng không quá kém, thế là tôi cười nói với anh ta: “Anh Cổ, anh có biết ở gần Tuy Dương có cái thôn nào được gọi là thôn Đầu Trâu không?”
Cổ Thu Giang suy nghĩ một lúc: “Thôn Đầu Trâu á? Nếu anh nhớ không nhầm thì trước giải phóng cũng có một thôn như thế, nhưng sau giải phóng, khi người ta điều tra tổng kết nhân khẩu thì phát hiện cái thôn đấy đã không còn ai nữa, cho nên mới xóa tên khỏi bản đồ! Những chuyện như thế này chắc có ghi lại trong quyển giới thiệu thông tin huyện, chúng ta có thể đi điều tra thêm…”
Cổ Thu Giang đưa chúng tôi tới thư viện huyện, nhưng hôm nay thư viện lại không mở cửa, Cổ Thu Giang kín đáo nhét cho tay bảo vệ 100 tệ, ông ta mới cho chúng tôi vào trong.
Quyển giới thiệu chỉ nói mấy câu ngắn ngủi về thôn Đầu Trâu, đại khái là trước đây nơi này từng gặp động đất, chết rất nhiều người, những người còn sống đều dọn đi chỗ khác, nên sau giải phóng thôn này đã bị xóa sổ.
Dù chúng tôi không tra được nhiều thông tin, nhưng trên đó có ghi chép lại thời gian cụ thể của trận động đất năm đó ở thôn Đầu Trâu. Chuyện xảy ra vào mùa thu năm 1947, tuy trên quyển giới thiệu không ghi rõ con số thương vong, nhưng từ đó về sau, mấy làng gần đấy cũng không có ai ở.
Từ thư viện huyện đi ra, chúng tôi cùng bàn bạc lại một chút, mặc dù bây giờ còn chưa thể xác định đó có phải là nơi mình muốn tìm không, nhưng chúng tôi nhất định phải đi một chuyến.
Ngay sau đó, Oshima Koichi đã viết một báo cáo chi tiết về vụ này, ký tên mình lên đó, hi vọng Đại tá Kitahara sẽ chuyển bản báo cáo của mình lên cho cấp trên, lần này Đại tá Kitahara không từ chối mà nói sẽ suy nghĩ lại.
Nhưng việc khiến ông không ngờ tới là mình còn chưa chờ được cấp trên trả lời, thì trong một đêm nọ, ông lại bị mấy người lính lôi từ trên giường xuống, bịt mắt lại và dẫn ra ngoài doanh trại.
Dự cảm xấu nảy sinh, ông sợ Kitahara sẽ vì chiến công của mình mà giết người diệt khẩu…
Ký ức cuối cùng của Oshima Koichi là được đưa tới một bãi đất trống, có người tiêm cho ông ấy một mũi thuốc gì đó. Vì bị bịt mắt nên ông ấy mới hỏi kẻ đó đã tiêm cho mình thứ gì?
Nhưng những người này không hề nói câu nào, Oshima Koichi biết vì sao họ lại im lặng, bởi những người này đều là đồng sự, chiến hữu mà ông quen biết… Dường như họ đã bàn bạc trước với nhau nên không ai dám thốt ra lời nào.
Chẳng mấy chốc, Oshima Koichi dần mất đi ý thức, ông ấy biết mình bị tiêm thuốc độc, sắp phải chết rồi! Nhưng trước khi chết, ông còn nói với những người xung quanh rằng, đừng tiếp tục dự án “Chiến sĩ siêu cấp” nữa…
Khi tôi lấy lại tinh thần thì thấy Oshima Masao đang căng thẳng nhìn mình. Tôi cúi đầu, phát hiện mình đang nắm chặt lá thư kia đến mức nó sắp nhàu nát đến nơi!
Tôi hốt hoảng thả lỏng tay ra, sau đó nói xin lỗi: “Xin lỗi, tôi không định nắm nó chặt thế này…”
Oshima Masao xua tay nói vài câu tiếng Nhật, phiên dịch nói với tôi rằng: “Ngài Oshima nói cậu đừng để ý, nếu phải so sánh thì ngài ấy quan tâm đến vị trí của ông nội hơn phong thư này.”
Nói đến vị trí ông nội của ông ta, tôi không thể không nhắc lại lịch sử năm đó, bởi không thể né tránh nó được. Tôi kể lại cho ông ta nghe toàn bộ ký ức của Oshima Koichi, còn đặc biệt nhấn mạnh cho Oshima Masao biết, ông nội của ông ta bị chính người của mình sát hại.
Nói thật, giờ tôi cảm thấy hối hận vì đã nhận công việc này rồi đấy. Hình ảnh người lính với gương mặt nát bấy kia vẫn còn rõ nét trong đầu tôi đến giờ, thật không biết kết cục cuối cùng của những người đó như thế nào.
Nhưng có một điều tôi có thể khẳng định là kế hoạch này không được thông qua, nếu không thì đừng nói đến Trung Quốc, ngay cả thế giới cũng sẽ bị hủy diệt mất.
Oshima Masao trầm tư hồi lâu, cuối cùng ông ta vẫn nói cám ơn chúng tôi đã giúp đỡ để mình biết lý do vì sao năm đó ông nội lại mất tích. Ông ta vẫn hi vọng chúng tôi có thể đi đến căn cứ bí mật kia để tìm hài cốt của ông nội, chỉ có như vậy mới an ủi được vong linh bà nội đang ở trên thiên đàng…
Tôi suy nghĩ, được rồi, đi thì đi vậy! Lúc đầu đã đồng ý với người ta, bây giờ không thể nói mà không giữ lời được. Tôi và chú Lê thương lượng với họ một chút, chọn ngày xuất phát.
Nhưng khi tôi nói cho La Hải biết địa điểm mà mình lấy được trong trí nhớ của Oshima Koichi, anh ta lại khẳng định với tôi rằng ở Quý Châu không có cái huyện Tuy Lai này. Tôi ngạc nhiên đến trợn mắt, nếu cả cái địa chỉ này cũng không đúng thì tôi phải đi đâu tìm đây?!
Sau đó La Hải suy nghĩ kỹ lại rồi hỏi tôi: “Có phải tên quỷ Nhật Bản ấy phiên dịch nhầm tên không, nhầm huyện Tuy Dương thành Tuy Lai?”
Tôi thấy khả năng này rất lớn! Vội hỏi La Hải: “Vậy Quý Châu có huyện Tuy Dương à?”
La Hải gật đầu: “Có, mà ở gần đấy còn có rất nhiều hang động lớn nổi tiếng…”
Ba ngày sau, chúng tôi ngồi máy bay từ Bắc Kinh đến Tuân Nghĩa, lộ trình không lâu lắm, khoảng 9 giờ tối chúng tôi đã đến nơi rồi. Máy bay hạ cánh, chúng tôi đi đến khách sạn đã đặt trước trong nội thành.
Ăn bữa tối đơn giản xong, chúng tôi ngồi trong khách sạn để bàn bạc các bước hành động tiếp theo. La Hải đề nghị ngày mai chúng tôi thuê một chiếc xe hơi, như vậy cũng thuận tiện hơn trong việc chạy đi chạy lại ở nơi rừng núi.
Tôi hỏi anh ta có muốn mời một hướng dẫn viên người bản địa không? La Hải lại cười nói: “Không cần đâu, anh cũng khá thông thạo vùng này, mà mấy người dẫn đường bình thường chắc chắn không biết vị trí cụ thể của thôn Đầu Trâu kia đâu!”
“Vậy phải tìm ai?”
La Hải cười thần bí: “Một người bạn cũ của anh, ngày mai cậu sẽ biết!”
Thấy anh ấy cố ý không nói, tôi cũng đành dằn lòng hiếu kỳ của mình xuống, chờ đến ngày mai là biết thôi.
Sáng sớm hôm sau, La Hải đến công ty thuê xe để thuê một chiếc Cherokee có thể đi được đường núi, sau đó anh ấy quay về khách sạn đón chúng tôi, rồi đến quán cơm nhỏ đón một người đàn ông khác.
Người này tầm 40 tuổi, mặt mũi bóng loáng, vừa thấy anh ta, La Hải đã đi tới ôm chầm lấy, xem ra người này khá thân thiết với anh ấy. Sau khi lên xe, La Hải giới thiệu cho chúng tôi biết, người đàn ông này tên là Cổ Thu Giang, có biệt hiệu là Ngô Ngạn Tổ của Tuân Nghĩa!
Tôi nghe mà suýt phun nước bọt! Nếu anh ta là Ngô Ngạn Tổ thì tôi chính là Lưu Đức Hoa đấy! Cái biệt danh này cũng quá khoa trương rồi! Chúng tôi chào hỏi coi như làm quen. Cổ Thu Giang là dân bản địa ở đây, anh ta thường hay nói một câu: “Chuyện trên trời anh ta chỉ biết một nửa thôi, nhưng chuyện dưới mặt đất thì cái gì anh ta cũng biết!”
Dù tôi biết đó chỉ là khoác lác thôi, nhưng dù gì người này cũng do La Hải giới thiệu tới, chắc là năng lực cũng không quá kém, thế là tôi cười nói với anh ta: “Anh Cổ, anh có biết ở gần Tuy Dương có cái thôn nào được gọi là thôn Đầu Trâu không?”
Cổ Thu Giang suy nghĩ một lúc: “Thôn Đầu Trâu á? Nếu anh nhớ không nhầm thì trước giải phóng cũng có một thôn như thế, nhưng sau giải phóng, khi người ta điều tra tổng kết nhân khẩu thì phát hiện cái thôn đấy đã không còn ai nữa, cho nên mới xóa tên khỏi bản đồ! Những chuyện như thế này chắc có ghi lại trong quyển giới thiệu thông tin huyện, chúng ta có thể đi điều tra thêm…”
Cổ Thu Giang đưa chúng tôi tới thư viện huyện, nhưng hôm nay thư viện lại không mở cửa, Cổ Thu Giang kín đáo nhét cho tay bảo vệ 100 tệ, ông ta mới cho chúng tôi vào trong.
Quyển giới thiệu chỉ nói mấy câu ngắn ngủi về thôn Đầu Trâu, đại khái là trước đây nơi này từng gặp động đất, chết rất nhiều người, những người còn sống đều dọn đi chỗ khác, nên sau giải phóng thôn này đã bị xóa sổ.
Dù chúng tôi không tra được nhiều thông tin, nhưng trên đó có ghi chép lại thời gian cụ thể của trận động đất năm đó ở thôn Đầu Trâu. Chuyện xảy ra vào mùa thu năm 1947, tuy trên quyển giới thiệu không ghi rõ con số thương vong, nhưng từ đó về sau, mấy làng gần đấy cũng không có ai ở.
Từ thư viện huyện đi ra, chúng tôi cùng bàn bạc lại một chút, mặc dù bây giờ còn chưa thể xác định đó có phải là nơi mình muốn tìm không, nhưng chúng tôi nhất định phải đi một chuyến.
/1940
|