Lúc xảy ra chuyện, lão Triệu không ở nhà, khi đấy anh ấy đang học đại học ở xa, cho đến khi người cô gọi điện thoại tới báo cha mẹ đã mất tích được một tuần rồi. Vì bà ấy không thể tìm được họ nên mới thông báo cho lão Triệu đang đi học ở bên ngoài.
Năm đó lão Triệu vẫn còn là một thanh niên chưa hiểu chuyện,2biết tin cha mẹ gặp nạn thì không màng gì mà chạy tới đó. Dù lúc ấy cơn động đất đã qua, nhưng vẫn còn dư chấn liên tục không ngừng, có nhiều tuyến đường đến khu gặp tai nạn đều bị chặn lại.
Cho đến khi lão Triệu vất vả lắm mới chạy được tới khu vực cha mẹ gặp nạn thì lại được biết là đã dừng việc cứu hộ5rồi. Lúc đó anh ấy thật sự không thể chấp nhận được sự thực này, muốn lên núi đi tìm nhưng bị cản lại, bởi vì lúc ấy trên núi thật sự quá nguy hiểm.
Cuối cùng anh ấy đành phải làm tình nguyện viên tại chỗ, vừa chờ đợi tin tức của cha mẹ mình. Nhưng trời không toại lòng người, những người cùng anh ấy ở đó chờ đợi tin6tức của người nhà, dù còn sống hay đã chết thì đều có tin tức cả, chỉ riêng có mình anh…
Mất tích, là hai chữ cuối cùng anh ấy nhận được, cũng là tin tức cuối cùng của cha mẹ anh ấy. Lúc ban đầu anh ấy không tin cha mẹ mình đã chết, anh biết sớm muộn gì cũng có một ngày họ sẽ trở về.
Nhưng cái “sớm muộn” ấy5quá dài, cho đến khi cô của anh ấy tới và đưa anh ấy từ khu vực bị nạn về lại trường học. Từ đó về sau, chỉ cần trường học cho nghỉ là anh ấy lại đến khu vực gặp nạn để tìm người, nhưng lần nào cũng thất vọng mà về.
Có một lần anh ấy tìm được hai bộ hài cốt, nhưng đáng tiếc khi bên pháp y tới3kiểm tra lại nói đây là hai người đàn ông, tuổi cũng không quá ba mươi. Sau đó, người ta đã xác định được hai người này là hai cậu thanh niên đã mất tích ở ngôi làng gần đó vài năm trước.
Hai người đó cùng nhau lên núi chơi, nhưng một đi không trở lại. Bên pháp y phát hiện ra rằng cả hai đều bị gãy xương ở các mức độ khác nhau, có lẽ là do bị trượt chân rơi xuống vách núi nên mới bị thương nghiêm trọng như vậy, nhưng vì không được ai phát hiện ra nên cuối cùng chết do không được cứu chữa.
Đúng là hy vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều! Cũng từ đó về sau, cô của lão Triệu không đồng ý cho anh ấy tiếp tục tìm kiếm nữa, bởi vì nếu cứ tiếp tục như vậy chẳng những chểnh mảng việc học hành, mà sức khỏe cũng không được đảm bảo. Từ đó về sau, lão Triệu không còn nghĩ đến chuyện tìm cha mẹ nữa. Cho đến thời gian trước anh ấy thấy tôi giúp đỡ được bạn học của mình, lúc này mới dấy lên hy vọng.
Tôi có lòng muốn giúp anh ấy, nhưng lại sợ anh ấy giống như người bị khát lâu ngày nhìn thấy nước vậy, sẽ có những hành động điên rồ, nên tôi cũng không cho anh ấy nhiều hy vọng, vì nếu lại không tìm thấy thì chẳng phải sẽ khiến anh ấy bị đả kích một lần nữa sao!
Vẫn quy củ cũ, trước tiên tôi bảo lão Triệu trở về tìm một số di vật của cha mẹ anh ấy và chắc chắn phải là món đồ mà hai bác ấy yêu quý mới được. Nhưng anh Triệu lại nói là mình cũng không biết cha mẹ thích nhất thứ gì, may mà căn nhà cũ của họ vẫn còn, đồ đạc trong nhà anh ấy cũng chưa từng động vào vì nghĩ rằng sẽ có một ngày cha mẹ trở về.
Nhà cũ của lão Triệu ở trong một huyện thành nhỏ cách đây hơn 100 cây số, vì muốn về tìm món đồ vật như tôi nói, anh ấy tới bệnh viện xin nghỉ phép hai ngày, sau đó cùng tôi và Đinh Nhất về nơi mình đã sinh sống mấy chục năm.
Cái huyện này không lớn, chỉ có hơn trăm nghìn nhân khẩu. Người cô vẫn luôn quan tâm tới lão Triệu vẫn luôn sống ở đây. Chuyện đầu tiên khi anh về đây là đi thăm cô của mình, đồng thời nói cho bà ấy biết mình chuẩn bị đi tìm kiếm hài cốt của cha mẹ một lần nữa.
Hiện tại lão Triệu đã không còn là đứa trẻ như năm đó nữa, bây giờ anh ấy là một bác sĩ bình tĩnh, già dặn và có chủ kiến, anh ấy đã có thể chịu trách nhiệm cho mỗi sự lựa chọn của mình.
Lần này cô của anh ấy cũng không tiếp tục ngăn cản, bởi vì bà thấy đứa cháu này của mình đã trưởng thành, mang dáng vẻ của anh trai và chị dâu năm đó, nên cũng không có gì phải lo lắng nữa.
Tối đó, ba chúng tôi đến căn nhà cũ của nhà họ Triệu, nó nằm trong một khu chung cư cũ cho công nhân viên chức. Năm đó cha của anh ấy được trường học phân cho căn hộ này, dù hiện giờ không còn người ở nhưng anh Triệu vẫn không nỡ bán nó đi.
Anh Triệu bảo căn hộ này đã nhiều năm không có người ở rồi, sợ chúng tôi ở không quen nên muốn ra khách sạn thuê phòng cho chúng tôi. Tôi xua tay ngay: “Thôi, đấy là anh còn chưa biết chúng em đã từng phải ngủ trong những hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nào đấy!”
Thấy tôi không đồng ý đi khách sạn, anh ấy cũng không nhiều lời nữa, dù gì chúng tôi cũng không phải người ngoài, trong nhà không sạch sẽ thì dọn dẹp một chút là được, vẫn còn hơn chuyện phải ngủ ở khách sạn đúng không?
Căn hộ nhà anh ấy nằm ở tầng ba, lúc chúng tôi đến thì thấy trong tòa chung cư này không có nhiều nhà sáng đèn. Hỏi ra mới biết, thì ra khu nhà này đã quá cũ kỹ, có mấy tòa nhà còn bị liệt vào dạng nguy hiểm, nên chính phủ bỏ tiền ra tài trợ cho khu nhà này. Tòa nhà nào có thể sửa chữa được thì sửa chữa, còn không thể sửa chữa thì phá đi.
Do đó phần lớn dân cư ở đây đều đã chuyển đi nơi khác, chờ nhà ở được chính phủ quy hoạch xây dựng lại thì bọn họ mới dọn về.
Vừa đi vào trong hành lang, tôi lập tức có cảm giác nhiệt độ xung quanh hạ xuống mấy độ. Không biết tại sao, loại tòa nhà cũ hơn hai mươi tuổi như thế này đều có không khí khá mát mẻ, dù đông hay hè cũng mát mẻ như nhau.
Khi lão Triệu mở cửa căn hộ, một thứ mùi do không có người ở lâu ngày xộc ra. Anh ấy vội mở toang tất cả các cửa sổ để gió lùa vào, làm tản bớt mùi mốc trong nhà…
Trong phòng cũng khá sạch sẽ, không giống với nơi mười năm không có người ở, đồ dùng trong nhà cũng được vải trắng che kín, chỉ cần lấy ra là có thể dùng được ngay. Anh Triệu nói cô của mình cũng có chìa khóa căn nhà này, nên hàng năm bà ấy vẫn sang đây quét dọn mấy lần.
Bà ấy nói, dù phòng không có người ở cũng không thể không quét dọn trong thời gian dài được, nếu người không ở thì sẽ có những thứ khác vào ở đấy! Tôi nghe xong thì cười, không ngờ cô của lão Triệu lại là người am hiểu như vậy.
Trong nhà của lão Triệu có một mùi sách rất đậm, đặc biệt là phòng làm việc của cha anh ấy, vừa nhìn là biết căn phòng của một giáo viên dạy Trung văn. Trên các giá sách đầy những tác phẩm lịch sử nổi tiếng, mà hầu hết tất cả đều được viết bằng chữ phồn thể.
Trên bức tường trong phòng khách có treo rất nhiều ảnh chụp ba người trong gia đình anh ấy, lão Triệu chỉ vào một tấm trong đó rồi nói với tôi: “Đây là bức ảnh cuối cùng anh chụp với gia đình trước khi vào đại học.”
Nghe anh ấy nói như vậy, tôi bèn xem cẩn thận, khi đó gương mặt của lão Triệu đúng là trông rất ngây thơ.
Căn hộ trong khu chung cư loại này có diện tích không lớn, chỉ khoảng hơn bảy mươi mét vuông, vì trong nhà có thêm một căn phòng làm việc, nên diện tích của hai phòng ngủ cũng nhỏ. Phòng ngủ phía Đông chắc hẳn là của cha mẹ anh ấy, bên trong phòng ngoại trừ một cái giường đôi và một tủ đựng áo thì không còn gì nữa cả.
Tiếp theo là phòng của lão Triệu, đồ đạc khá nhiều, trong đó bày đầy những thành tích mà anh ấy đạt được từ nhỏ đến lớn. Tôi xem kỹ mới biết thì ra anh Triệu là một học sinh giỏi phát triển toàn diện cả văn thể mỹ!
Năm đó lão Triệu vẫn còn là một thanh niên chưa hiểu chuyện,2biết tin cha mẹ gặp nạn thì không màng gì mà chạy tới đó. Dù lúc ấy cơn động đất đã qua, nhưng vẫn còn dư chấn liên tục không ngừng, có nhiều tuyến đường đến khu gặp tai nạn đều bị chặn lại.
Cho đến khi lão Triệu vất vả lắm mới chạy được tới khu vực cha mẹ gặp nạn thì lại được biết là đã dừng việc cứu hộ5rồi. Lúc đó anh ấy thật sự không thể chấp nhận được sự thực này, muốn lên núi đi tìm nhưng bị cản lại, bởi vì lúc ấy trên núi thật sự quá nguy hiểm.
Cuối cùng anh ấy đành phải làm tình nguyện viên tại chỗ, vừa chờ đợi tin tức của cha mẹ mình. Nhưng trời không toại lòng người, những người cùng anh ấy ở đó chờ đợi tin6tức của người nhà, dù còn sống hay đã chết thì đều có tin tức cả, chỉ riêng có mình anh…
Mất tích, là hai chữ cuối cùng anh ấy nhận được, cũng là tin tức cuối cùng của cha mẹ anh ấy. Lúc ban đầu anh ấy không tin cha mẹ mình đã chết, anh biết sớm muộn gì cũng có một ngày họ sẽ trở về.
Nhưng cái “sớm muộn” ấy5quá dài, cho đến khi cô của anh ấy tới và đưa anh ấy từ khu vực bị nạn về lại trường học. Từ đó về sau, chỉ cần trường học cho nghỉ là anh ấy lại đến khu vực gặp nạn để tìm người, nhưng lần nào cũng thất vọng mà về.
Có một lần anh ấy tìm được hai bộ hài cốt, nhưng đáng tiếc khi bên pháp y tới3kiểm tra lại nói đây là hai người đàn ông, tuổi cũng không quá ba mươi. Sau đó, người ta đã xác định được hai người này là hai cậu thanh niên đã mất tích ở ngôi làng gần đó vài năm trước.
Hai người đó cùng nhau lên núi chơi, nhưng một đi không trở lại. Bên pháp y phát hiện ra rằng cả hai đều bị gãy xương ở các mức độ khác nhau, có lẽ là do bị trượt chân rơi xuống vách núi nên mới bị thương nghiêm trọng như vậy, nhưng vì không được ai phát hiện ra nên cuối cùng chết do không được cứu chữa.
Đúng là hy vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều! Cũng từ đó về sau, cô của lão Triệu không đồng ý cho anh ấy tiếp tục tìm kiếm nữa, bởi vì nếu cứ tiếp tục như vậy chẳng những chểnh mảng việc học hành, mà sức khỏe cũng không được đảm bảo. Từ đó về sau, lão Triệu không còn nghĩ đến chuyện tìm cha mẹ nữa. Cho đến thời gian trước anh ấy thấy tôi giúp đỡ được bạn học của mình, lúc này mới dấy lên hy vọng.
Tôi có lòng muốn giúp anh ấy, nhưng lại sợ anh ấy giống như người bị khát lâu ngày nhìn thấy nước vậy, sẽ có những hành động điên rồ, nên tôi cũng không cho anh ấy nhiều hy vọng, vì nếu lại không tìm thấy thì chẳng phải sẽ khiến anh ấy bị đả kích một lần nữa sao!
Vẫn quy củ cũ, trước tiên tôi bảo lão Triệu trở về tìm một số di vật của cha mẹ anh ấy và chắc chắn phải là món đồ mà hai bác ấy yêu quý mới được. Nhưng anh Triệu lại nói là mình cũng không biết cha mẹ thích nhất thứ gì, may mà căn nhà cũ của họ vẫn còn, đồ đạc trong nhà anh ấy cũng chưa từng động vào vì nghĩ rằng sẽ có một ngày cha mẹ trở về.
Nhà cũ của lão Triệu ở trong một huyện thành nhỏ cách đây hơn 100 cây số, vì muốn về tìm món đồ vật như tôi nói, anh ấy tới bệnh viện xin nghỉ phép hai ngày, sau đó cùng tôi và Đinh Nhất về nơi mình đã sinh sống mấy chục năm.
Cái huyện này không lớn, chỉ có hơn trăm nghìn nhân khẩu. Người cô vẫn luôn quan tâm tới lão Triệu vẫn luôn sống ở đây. Chuyện đầu tiên khi anh về đây là đi thăm cô của mình, đồng thời nói cho bà ấy biết mình chuẩn bị đi tìm kiếm hài cốt của cha mẹ một lần nữa.
Hiện tại lão Triệu đã không còn là đứa trẻ như năm đó nữa, bây giờ anh ấy là một bác sĩ bình tĩnh, già dặn và có chủ kiến, anh ấy đã có thể chịu trách nhiệm cho mỗi sự lựa chọn của mình.
Lần này cô của anh ấy cũng không tiếp tục ngăn cản, bởi vì bà thấy đứa cháu này của mình đã trưởng thành, mang dáng vẻ của anh trai và chị dâu năm đó, nên cũng không có gì phải lo lắng nữa.
Tối đó, ba chúng tôi đến căn nhà cũ của nhà họ Triệu, nó nằm trong một khu chung cư cũ cho công nhân viên chức. Năm đó cha của anh ấy được trường học phân cho căn hộ này, dù hiện giờ không còn người ở nhưng anh Triệu vẫn không nỡ bán nó đi.
Anh Triệu bảo căn hộ này đã nhiều năm không có người ở rồi, sợ chúng tôi ở không quen nên muốn ra khách sạn thuê phòng cho chúng tôi. Tôi xua tay ngay: “Thôi, đấy là anh còn chưa biết chúng em đã từng phải ngủ trong những hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nào đấy!”
Thấy tôi không đồng ý đi khách sạn, anh ấy cũng không nhiều lời nữa, dù gì chúng tôi cũng không phải người ngoài, trong nhà không sạch sẽ thì dọn dẹp một chút là được, vẫn còn hơn chuyện phải ngủ ở khách sạn đúng không?
Căn hộ nhà anh ấy nằm ở tầng ba, lúc chúng tôi đến thì thấy trong tòa chung cư này không có nhiều nhà sáng đèn. Hỏi ra mới biết, thì ra khu nhà này đã quá cũ kỹ, có mấy tòa nhà còn bị liệt vào dạng nguy hiểm, nên chính phủ bỏ tiền ra tài trợ cho khu nhà này. Tòa nhà nào có thể sửa chữa được thì sửa chữa, còn không thể sửa chữa thì phá đi.
Do đó phần lớn dân cư ở đây đều đã chuyển đi nơi khác, chờ nhà ở được chính phủ quy hoạch xây dựng lại thì bọn họ mới dọn về.
Vừa đi vào trong hành lang, tôi lập tức có cảm giác nhiệt độ xung quanh hạ xuống mấy độ. Không biết tại sao, loại tòa nhà cũ hơn hai mươi tuổi như thế này đều có không khí khá mát mẻ, dù đông hay hè cũng mát mẻ như nhau.
Khi lão Triệu mở cửa căn hộ, một thứ mùi do không có người ở lâu ngày xộc ra. Anh ấy vội mở toang tất cả các cửa sổ để gió lùa vào, làm tản bớt mùi mốc trong nhà…
Trong phòng cũng khá sạch sẽ, không giống với nơi mười năm không có người ở, đồ dùng trong nhà cũng được vải trắng che kín, chỉ cần lấy ra là có thể dùng được ngay. Anh Triệu nói cô của mình cũng có chìa khóa căn nhà này, nên hàng năm bà ấy vẫn sang đây quét dọn mấy lần.
Bà ấy nói, dù phòng không có người ở cũng không thể không quét dọn trong thời gian dài được, nếu người không ở thì sẽ có những thứ khác vào ở đấy! Tôi nghe xong thì cười, không ngờ cô của lão Triệu lại là người am hiểu như vậy.
Trong nhà của lão Triệu có một mùi sách rất đậm, đặc biệt là phòng làm việc của cha anh ấy, vừa nhìn là biết căn phòng của một giáo viên dạy Trung văn. Trên các giá sách đầy những tác phẩm lịch sử nổi tiếng, mà hầu hết tất cả đều được viết bằng chữ phồn thể.
Trên bức tường trong phòng khách có treo rất nhiều ảnh chụp ba người trong gia đình anh ấy, lão Triệu chỉ vào một tấm trong đó rồi nói với tôi: “Đây là bức ảnh cuối cùng anh chụp với gia đình trước khi vào đại học.”
Nghe anh ấy nói như vậy, tôi bèn xem cẩn thận, khi đó gương mặt của lão Triệu đúng là trông rất ngây thơ.
Căn hộ trong khu chung cư loại này có diện tích không lớn, chỉ khoảng hơn bảy mươi mét vuông, vì trong nhà có thêm một căn phòng làm việc, nên diện tích của hai phòng ngủ cũng nhỏ. Phòng ngủ phía Đông chắc hẳn là của cha mẹ anh ấy, bên trong phòng ngoại trừ một cái giường đôi và một tủ đựng áo thì không còn gì nữa cả.
Tiếp theo là phòng của lão Triệu, đồ đạc khá nhiều, trong đó bày đầy những thành tích mà anh ấy đạt được từ nhỏ đến lớn. Tôi xem kỹ mới biết thì ra anh Triệu là một học sinh giỏi phát triển toàn diện cả văn thể mỹ!
/1940
|