Hai người kia được khiêng về ký túc xá, chỉ một lát sau là tỉnh lại. Nhóm thanh niên cho họ ăn chút lương khô, họ ngấu nghiến như chưa từng ăn lương khô lần nào.
Lúc này, Đỗ Kiến Quốc bỗng phát hiện chuyện kỳ lạ, là hai người này đều không có lông mày. Nhưng nhìn chẳng giống như bị người ta cạo mất, mà như thể không có thật.
Vài ngày sau, bí thư cũng qua nhìn hai người kia mấy lần. Ông ta nói với Đỗ Kiến Quốc, sở dĩ người trong thôn không muốn nhận hai người này cũng là có nguyên do.
Ở vùng của họ, nếu xuất hiện một nam một nữ trôi dạt, thì có thể vì hai người này vụng trộm với nhau nên mới bị thả xuống biển. Nếu đã dâng mạng cho Long Vương rồi, thì ai dám cướp người của ngài đây? Trừ phi người đó không muốn tiếp tục ra biển đánh cá nữa!
Đỗ Kiến Quốc nghe bí thư nói thế thì hiểu được đôi chút, dù sao ngư dân ở đây cũng rất mê tín, nếu bắt họ làm những chuyện trái với tổ huấn, thì chẳng bằng giết họ luôn đi cho rồi.
Đã được giải thích rõ, Đỗ Kiến Quốc và những thanh niên trí thức cũng không làm khó cho thôn dân nữa. Họ đành phải để hai người kia ở lại ký túc xá dưỡng bệnh, đây cũng là điều duy nhất có thể làm được.
Hơn nửa tháng trôi qua, nhưng sức khỏe của hai người kia không hề khá hơn. Hỏi họ tên gì, từ đâu tới, cũng không nhận được đáp án. Hai người chỉ bảo họ là vợ chồng, cả ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ lại ăn, chưa từng rời khỏi phòng nửa bước…
Nhưng điều khiến Đỗ Kiến Quốc thấy kì quái nhất là, dù trời nóng thế nào, họ cũng chỉ mặc bộ quần áo dài lúc đầu của mình. Nhóm thanh niên trí thức cho mượn những bộ áo mỏng hơn, nhưng họ lại sống chết không chịu mặc.
Đều là người được giáo dục tốt, nên họ ít nhiều cũng cảm thấy đồng tình với đôi vợ chồng số khổ này. Thế nên cũng không bắt ép hai người làm gì, để họ ở lại một thời gian dài.
Ai ngờ một thời gian sau, mấy thanh niên trí thức đều bị mắc bệnh ngoài da. Căn bệnh này tới rất kì lạ, triệu chứng cũng rất quái. Mới đầu thỉnh thoảng xuất hiện mấy chấm đỏ trên người, nhưng thời gian dần trôi, những chấm đỏ ngày càng đậm, làn da bắt đầu có dấu hiệu bị hoại tử và lở loét.
Nhóm thanh niên này vốn nghĩ, chắc là do thiếu thực phẩm có đủ vitamin nên mới mắc bệnh ngoài da như vậy, vì thế chẳng ai quan tâm mấy.
Nhưng người bị nhiễm bệnh ngày càng nhiều, họ đành phải lên thôn trên lấy thuốc. Ai ngờ đi lên mới phát hiện, có rất nhiều thôn dân cũng bị bệnh ngoài da, vấn đề cũng trở nên nghiêm trọng!
Nếu những thanh niên bị bệnh là vì thiếu vitamin, nhưng những thôn dân đều là người lớn lên ở đây, trước giờ họ không hề bị loại bệnh ngoài da như thế này. Vậy nguyên nhân gây bệnh chắc chắn không phải do thiếu vitamin!
Đây cũng là lần đầu tiên bác sĩ trong thôn gặp phải thứ bệnh quái gở này. Vì điều kiện chữa bệnh quá kém, bác sĩ cũng chỉ có ít thuốc tiêu viêm và thuốc giảm đau thôi, nhưng mọi người uống thuốc xong cũng không thấy hiệu quả gì.
Chuyện phát triển nguy hiểm hơn, da của những người nhiễm bệnh bắt đầu thối rữa. Nghiêm trọng hơn là, tay chân họ cũng bắt đầu biến dạng, không thể lao động được.
Đỗ Kiến Quốc còn may là không nổi chấm đỏ, nhưng lại hay cảm thấy tay chân tê cứng mất sức. Ông còn đang trong độ tuổi trai tráng, trước kia mỗi lần làm việc thường đổ mồ hôi, nhưng bây giờ dù mặt trời có nóng cỡ nào, ông cũng không toát mồ hôi được nữa!
Chuyện khiến ông nhức đầu nhất là Hạ Thanh Thanh, bà cũng bị bệnh như những người khác. Thuốc của bác sĩ cho chẳng những không có tác dụng, uống xong lại càng nghiêm trọng hơn. Bây giờ mặt bà đã bắt đầu có chấm đỏ.
Đến mức này, nhóm Đỗ Kiến Quốc mới nghi ngờ chẳng lẽ ở đây có bệnh truyền nhiễm, nên mới khiến nhiều người nhiễm như vậy? Nên họ đi tìm bí thư chi bộ, bảo ông ấy vào thôn gọi điện lên huyện, để chính phủ cho bác sĩ xuống khám. Nếu cứ tiếp tục như vậy, chỉ sợ tình hình bệnh dịch sẽ khó mà khống chế được.
Dù làm việc rất nhanh, bệnh viện trong huyện cũng cho mấy bác sĩ xuống vùng nông thôn rất nhanh. Lúc đó chủ nhiệm ủy ban Cách Mạng cũng rất quan tâm đến chuyện này, nếu tạo thành bệnh dịch cấp tính, có thể nhiều người sẽ chết.
Thế là vị chủ nhiệm này tự mình hành động, điều ngay vài bác sĩ đang làm việc trên sở xuống, tạo thành một tổ chữa bệnh đến Khê Đầu Lĩnh ngay…
Trong nhóm có một bác sĩ từng học ở Nhật tên là Trịnh Gia Hiên, bởi vì trong tổ này không ai có danh vọng như vậy nên anh ta nhận chức tổ trưởng. Khi thấy báo cáo về bệnh dịch, sắc mặt của anh ta trầm xuống.
Cuối cùng nhóm Đỗ Kiến Quốc cũng chờ được bác sĩ trên huyện xuống, nhưng họ vào thôn xong cũng không khám bệnh ngay, mà lại để bí thư tìm hai gian phòng lớn. Sau đó họ đưa tất cả những người nhiễm bệnh tới, chia thành nam và nữ ngăn cách trong hai căn phòng kia.
Ngay lúc đó, tổ chữa bệnh phân biệt những người bị nhiễm là cơ thể có những chấm đỏ và làn da bị thối rữa. Dù Đỗ Kiến Quốc biết cơ thể mình có vấn đề, nhưng ông lại không có dấu hiệu giống như đám Hạ Thanh Thanh, nên không được tính vào nhóm bị nhiễm bệnh.
Thế nhưng, sau khi tổ chữa bệnh cách ly bệnh nhân xong, thì lại không tiến hành điều trị, mà chỉ tập trung những người chưa nhiễm bệnh, gom quần áo và dụng cụ những bệnh nhân kia đã dùng đi thiêu hủy. Sau đó họ bàn giao lại với bí thư rồi vội vàng bỏ đi.
Đỗ Kiến Quốc rất kinh ngạc, vất vả lắm mới tìm được bác sĩ, vì sao lại không khám bệnh chứ? Họ tìm bí thư thôn để hỏi xem đã xảy ra chuyện gì? Nhưng bí thư lại ấp úng không nói nên lời.
Sau đó vì bị đám Đỗ Kiến Quốc ép hỏi, bí thư mới nói, bác sĩ Trịnh kia nói đây là bệnh phong, sẽ truyền nhiễm. Người nhiễm bệnh không thể chữa được, giờ ở đâu cũng thiếu bác sĩ và thuốc men, nên những bệnh nhân này chỉ có thể chờ chết thôi! Mà bác sĩ còn bàn giao lại, nếu những bệnh nhân bị cách ly chết đi, thì phải hỏa táng thi thể ngay…
Đỗ Kiến Quốc chùng lòng, trước kia ông ta đã đọc được trên sách nhiều thông tin về bệnh phong, biết loại bệnh này rất đáng sợ. Nghĩ tới cô gái mình yêu cũng bị nhiễm loại bệnh này, ông ta đau đớn đến mức không muốn sống nữa.
Mỗi ngày Đỗ Kiến Quốc đều đi thăm Hạ Thanh Thanh, nhưng hai gian nhà lớn bị cô lập hoàn toàn, cả trong lẫn ngoài luôn có dân binh canh giữ 24 giờ liên tục. Bệnh nhân bên trong không ra được, người ở bên ngoài cũng không vào được.
Cứ như vậy, thời gian trôi qua từng ngày, những bệnh nhân bị cách ly cũng dần có người chết. Và dù đã cô lập hết những người bệnh, nhưng trong thôn vẫn liên tục có người bị nhiễm, sau đó lại tiếp tục bị đưa đi cách ly…
Lúc này, Đỗ Kiến Quốc bỗng phát hiện chuyện kỳ lạ, là hai người này đều không có lông mày. Nhưng nhìn chẳng giống như bị người ta cạo mất, mà như thể không có thật.
Vài ngày sau, bí thư cũng qua nhìn hai người kia mấy lần. Ông ta nói với Đỗ Kiến Quốc, sở dĩ người trong thôn không muốn nhận hai người này cũng là có nguyên do.
Ở vùng của họ, nếu xuất hiện một nam một nữ trôi dạt, thì có thể vì hai người này vụng trộm với nhau nên mới bị thả xuống biển. Nếu đã dâng mạng cho Long Vương rồi, thì ai dám cướp người của ngài đây? Trừ phi người đó không muốn tiếp tục ra biển đánh cá nữa!
Đỗ Kiến Quốc nghe bí thư nói thế thì hiểu được đôi chút, dù sao ngư dân ở đây cũng rất mê tín, nếu bắt họ làm những chuyện trái với tổ huấn, thì chẳng bằng giết họ luôn đi cho rồi.
Đã được giải thích rõ, Đỗ Kiến Quốc và những thanh niên trí thức cũng không làm khó cho thôn dân nữa. Họ đành phải để hai người kia ở lại ký túc xá dưỡng bệnh, đây cũng là điều duy nhất có thể làm được.
Hơn nửa tháng trôi qua, nhưng sức khỏe của hai người kia không hề khá hơn. Hỏi họ tên gì, từ đâu tới, cũng không nhận được đáp án. Hai người chỉ bảo họ là vợ chồng, cả ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ lại ăn, chưa từng rời khỏi phòng nửa bước…
Nhưng điều khiến Đỗ Kiến Quốc thấy kì quái nhất là, dù trời nóng thế nào, họ cũng chỉ mặc bộ quần áo dài lúc đầu của mình. Nhóm thanh niên trí thức cho mượn những bộ áo mỏng hơn, nhưng họ lại sống chết không chịu mặc.
Đều là người được giáo dục tốt, nên họ ít nhiều cũng cảm thấy đồng tình với đôi vợ chồng số khổ này. Thế nên cũng không bắt ép hai người làm gì, để họ ở lại một thời gian dài.
Ai ngờ một thời gian sau, mấy thanh niên trí thức đều bị mắc bệnh ngoài da. Căn bệnh này tới rất kì lạ, triệu chứng cũng rất quái. Mới đầu thỉnh thoảng xuất hiện mấy chấm đỏ trên người, nhưng thời gian dần trôi, những chấm đỏ ngày càng đậm, làn da bắt đầu có dấu hiệu bị hoại tử và lở loét.
Nhóm thanh niên này vốn nghĩ, chắc là do thiếu thực phẩm có đủ vitamin nên mới mắc bệnh ngoài da như vậy, vì thế chẳng ai quan tâm mấy.
Nhưng người bị nhiễm bệnh ngày càng nhiều, họ đành phải lên thôn trên lấy thuốc. Ai ngờ đi lên mới phát hiện, có rất nhiều thôn dân cũng bị bệnh ngoài da, vấn đề cũng trở nên nghiêm trọng!
Nếu những thanh niên bị bệnh là vì thiếu vitamin, nhưng những thôn dân đều là người lớn lên ở đây, trước giờ họ không hề bị loại bệnh ngoài da như thế này. Vậy nguyên nhân gây bệnh chắc chắn không phải do thiếu vitamin!
Đây cũng là lần đầu tiên bác sĩ trong thôn gặp phải thứ bệnh quái gở này. Vì điều kiện chữa bệnh quá kém, bác sĩ cũng chỉ có ít thuốc tiêu viêm và thuốc giảm đau thôi, nhưng mọi người uống thuốc xong cũng không thấy hiệu quả gì.
Chuyện phát triển nguy hiểm hơn, da của những người nhiễm bệnh bắt đầu thối rữa. Nghiêm trọng hơn là, tay chân họ cũng bắt đầu biến dạng, không thể lao động được.
Đỗ Kiến Quốc còn may là không nổi chấm đỏ, nhưng lại hay cảm thấy tay chân tê cứng mất sức. Ông còn đang trong độ tuổi trai tráng, trước kia mỗi lần làm việc thường đổ mồ hôi, nhưng bây giờ dù mặt trời có nóng cỡ nào, ông cũng không toát mồ hôi được nữa!
Chuyện khiến ông nhức đầu nhất là Hạ Thanh Thanh, bà cũng bị bệnh như những người khác. Thuốc của bác sĩ cho chẳng những không có tác dụng, uống xong lại càng nghiêm trọng hơn. Bây giờ mặt bà đã bắt đầu có chấm đỏ.
Đến mức này, nhóm Đỗ Kiến Quốc mới nghi ngờ chẳng lẽ ở đây có bệnh truyền nhiễm, nên mới khiến nhiều người nhiễm như vậy? Nên họ đi tìm bí thư chi bộ, bảo ông ấy vào thôn gọi điện lên huyện, để chính phủ cho bác sĩ xuống khám. Nếu cứ tiếp tục như vậy, chỉ sợ tình hình bệnh dịch sẽ khó mà khống chế được.
Dù làm việc rất nhanh, bệnh viện trong huyện cũng cho mấy bác sĩ xuống vùng nông thôn rất nhanh. Lúc đó chủ nhiệm ủy ban Cách Mạng cũng rất quan tâm đến chuyện này, nếu tạo thành bệnh dịch cấp tính, có thể nhiều người sẽ chết.
Thế là vị chủ nhiệm này tự mình hành động, điều ngay vài bác sĩ đang làm việc trên sở xuống, tạo thành một tổ chữa bệnh đến Khê Đầu Lĩnh ngay…
Trong nhóm có một bác sĩ từng học ở Nhật tên là Trịnh Gia Hiên, bởi vì trong tổ này không ai có danh vọng như vậy nên anh ta nhận chức tổ trưởng. Khi thấy báo cáo về bệnh dịch, sắc mặt của anh ta trầm xuống.
Cuối cùng nhóm Đỗ Kiến Quốc cũng chờ được bác sĩ trên huyện xuống, nhưng họ vào thôn xong cũng không khám bệnh ngay, mà lại để bí thư tìm hai gian phòng lớn. Sau đó họ đưa tất cả những người nhiễm bệnh tới, chia thành nam và nữ ngăn cách trong hai căn phòng kia.
Ngay lúc đó, tổ chữa bệnh phân biệt những người bị nhiễm là cơ thể có những chấm đỏ và làn da bị thối rữa. Dù Đỗ Kiến Quốc biết cơ thể mình có vấn đề, nhưng ông lại không có dấu hiệu giống như đám Hạ Thanh Thanh, nên không được tính vào nhóm bị nhiễm bệnh.
Thế nhưng, sau khi tổ chữa bệnh cách ly bệnh nhân xong, thì lại không tiến hành điều trị, mà chỉ tập trung những người chưa nhiễm bệnh, gom quần áo và dụng cụ những bệnh nhân kia đã dùng đi thiêu hủy. Sau đó họ bàn giao lại với bí thư rồi vội vàng bỏ đi.
Đỗ Kiến Quốc rất kinh ngạc, vất vả lắm mới tìm được bác sĩ, vì sao lại không khám bệnh chứ? Họ tìm bí thư thôn để hỏi xem đã xảy ra chuyện gì? Nhưng bí thư lại ấp úng không nói nên lời.
Sau đó vì bị đám Đỗ Kiến Quốc ép hỏi, bí thư mới nói, bác sĩ Trịnh kia nói đây là bệnh phong, sẽ truyền nhiễm. Người nhiễm bệnh không thể chữa được, giờ ở đâu cũng thiếu bác sĩ và thuốc men, nên những bệnh nhân này chỉ có thể chờ chết thôi! Mà bác sĩ còn bàn giao lại, nếu những bệnh nhân bị cách ly chết đi, thì phải hỏa táng thi thể ngay…
Đỗ Kiến Quốc chùng lòng, trước kia ông ta đã đọc được trên sách nhiều thông tin về bệnh phong, biết loại bệnh này rất đáng sợ. Nghĩ tới cô gái mình yêu cũng bị nhiễm loại bệnh này, ông ta đau đớn đến mức không muốn sống nữa.
Mỗi ngày Đỗ Kiến Quốc đều đi thăm Hạ Thanh Thanh, nhưng hai gian nhà lớn bị cô lập hoàn toàn, cả trong lẫn ngoài luôn có dân binh canh giữ 24 giờ liên tục. Bệnh nhân bên trong không ra được, người ở bên ngoài cũng không vào được.
Cứ như vậy, thời gian trôi qua từng ngày, những bệnh nhân bị cách ly cũng dần có người chết. Và dù đã cô lập hết những người bệnh, nhưng trong thôn vẫn liên tục có người bị nhiễm, sau đó lại tiếp tục bị đưa đi cách ly…
/1940
|