Kiếp trước, người Lâm gia đã lấy của hồi môn của mẹ nàng làm của riêng.
Nhưng Thanh Thư biết rõ, phòng ốc, cửa hàng của mẹ nàng cũng chỉ là bề nổi mà thôi, những sản nghiệp này gộp lại cũng chỉ mấy ngàn lượng.
Những thứ thực sự đáng giá trong của hồi môn của mẹ nàng lại là đồ trang sức cùng với đồ cổ và đồ sứ.
Chỉ là mấy thứ này, kiếp trước nàng đều chưa từng thấy qua, về phần hướng đi của nó thì nàng cũng đã có suy đoán.
Cố Nhàn thấy Thanh Thư đang ngẩn người thì hỏi: "Con đang suy nghĩ gì đấy? Làm gì mà nghĩ đến nhập thần như vậy?"
Thanh Thư nói: "Mẹ, nếu chúng ta đi kinh thành thì điền sản, cửa hàng nhất định đều phải bán đi."
Không bán hết đi cũng chỉ lợi cho mấy người Lâm gia này mà thôi, còn không bằng bán lấy tiền để tự mình tiêu.
Cố Nhàn có chút do dự: "Thế nhưng tổ mẫu của con không đồng ý.
Hơn nữa, điều tổ mẫu con băn khoăn cũng đúng, cũng nên để lại cho con cháu một chút gì đó."
Chẳng qua là lấy cớ nhằm chiếm sản nghiệp của nhà nàng làm của riêng thôi.
Thanh Thư nói ngay: "Mẹ à, giờ mà không bán sản nghiệp đi, chúng ta nào có tiền đi kinh thành? Về phần tương lai, chỉ cần cha thi đậu, đến lúc đó chúng ta lại về đặt mua ít sản nghiệp là được rồi."
Cố Nhàn cảm thấy rất có lý: "Chỉ là tổ mẫu con không đồng ý, còn nói sẽ cho chúng ta hai trăm lượng bạc."
Vì muốn nuốt đồ cưới của mẹ nàng, lão thái thái kia vậy mà cam lòng móc ra hai trăm lượng bạc đấy.
"Mẹ, hai trăm lượng bạc sao mà đủ?" Thấy thần tình phức tạp trên mặt Cố Nhàn, Thanh Thư đã hiểu: "Mẹ, tổ mẫu sẽ không bảo người vay tiền của bà ngoại đi?"
Cố Nhàn nghiêm mặt nói: "Vừa rồi có thật là con không trốn dưới cửa sổ nghe lén không đó?"
Nếu Thanh Thư nghe lén thật thì nàng nhất định phải giáo huấn thật tốt, loại thói xấu này thật là không thể dung thứ.
Chút tâm tư đó của tổ mẫu, nàng mà còn phải nghe lén ư! Thanh Thư đáp: "Mẹ ạ, bà ngoại cũng chỉ có mình người là con gái, vay tiền của bà còn cần phải trả sao? Bàn tính của tổ mẫu cũng thật hay mà."
Thấy sắc mặt Cố Nhàn biến hóa, Thanh Thư lại tranh thủ nói thêm: "Mẹ, người viết thư cho cha đi, để ông ấy quyết định.
Nếu cha cũng nói cứ bán những sản nghiệp này đi, con nghĩ là tổ mẫu cũng sẽ không phản đối nữa đâu."
Thanh Thư không muốn chống đối Cố Nhàn, người mang thai phải giữ cho tâm tình được tốt.
Cho nên nàng lập tức đá quả bóng này cho Lâm Thừa Ngọc.
Mẹ nàng đơn thuần sẽ không nghĩ xấu cho người khác, nhưng người cha kia của nàng thì lại không giống vậy.
Từ chỗ Trần ma ma, Thanh Thư biết được, thời điểm mẹ nàng đi phủ thành từng tỏ ý với Lâm Thừa Ngọc rằng, hàng năm, bà sẽ gửi hai mươi lượng bạc tiền dưỡng lão cho hai người Lâm lão thái gia.
Chỉ có điều lại bị Lâm Thừa Ngọc khéo léo từ chối, lý do là hắn muốn tự mình kiếm tiền dưỡng lão cho cha mẹ, chứ không phải lấy tiền từ đồ cưới của Cố Nhàn.
Lúc ấy, Cố Nhàn nghe xong thì vừa cảm động lại tự hào, cho rằng Lâm Thừa Ngọc rất có trách nhiệm.
Thanh Thư lại cảm thấy là do ông ta không muốn cho nhị phòng với tam phòng chiếm tiện nghi.
Bằng chứng chính là, từ sau khi ông ta thi đậu tiến sĩ ra làm quan, nhị phòng và tam phòng cũng không có lợi lộc thực tế nào cả.
Vì vậy, ông ta nhất định sẽ để cho mẹ của nàng bán sản nghiệp, mang tiền lên kinh.
Cố Nhàn gật đầu đồng ý: "Con nói rất đúng, chuyện này để cha con quyết định vậy."
Lâm Thừa Ngọc kia bạc tình bạc nghĩa, vì lợi ích, ngay cả con gái ruột cũng có thể đẩy vào hố lửa.
Vậy thì làm sao ông ta có thể thiệt tình đối tốt với mẹ nàng đây! Nhưng hết lần này tới lần khác, mẹ nàng lại đơn thuần, dễ dụ, thật làm cho người ta phát sầu.
Càng nghĩ nhiều, đầu Thanh Thư lại bắt đầu đau.
Cố Nhàn vừa tức, vừa giận: "Có phải con lại suy nghĩ linh tinh gì rồi không?"
Thanh Thư đương nhiên sẽ không nói ra.
Cố Nhàn bực bội nói: "Những chuyện này mẹ sẽ giải quyết, con không cần bận tâm."
Không quan tâm thì sợ lại rơi vào kết cục như kiếp trước mất.
Thanh Thư không muốn làm Cố Nhàn tức giận, chỉ đành rầu rĩ nói: "Con cũng không muốn đâu, nhưng không khống chế nổi."
Ôm Thanh Thư, vẻ mặt Cố Nhàn đau lòng: "Ta thà rằng con cứ giống trước kia, cái gì cũng không hiểu, chỉ cần mỗi ngày trôi qua thật vui vẻ là tốt rồi."
Thanh Thư dựa vào người Cố Nhàn, không nói gì cả.
(Truyện đăng tại [email protected]ục Lam)
Biết được ý định của Cố Nhàn, Lâm lão thái gia cũng ngồi không yên, lập tức gọi nàng tới: "Nàng dâu Thừa Ngọc à, không đủ tiền thì chúng ta lại nghĩ cách, những thứ sản nghiệp này thì tuyệt đối không thể bán đâu."
Ruộng nước với nương dâu trong hồi môn của Cố Nhàn đều ở bờ sông, đặc biệt phì nhiêu.
Giờ đây những thứ đất đai như thế thì đều ở trong tay mấy hộ gia đình giàu có cả.
Cố Nhàn đáp: "Cha, việc này con đã viết thư hỏi tướng công rồi."
Lâm lão thái gia gật đầu nói: "Cũng tốt."
Còn may là vấn đề gì Cố Nhàn cũng đều nghe Thừa Ngọc, bằng không thì thực sự làm cho người ta phát rầu.
Đợi Cố Nhàn đi rồi, Lâm lão thái thái mới phàn nàn: "Cũng không biết đầu óc nàng ta để đi đâu nữa?"
Lão thái bà kia cũng chỉ có một đứa con gái là nàng ta, cái thân xác đó cũng chưa phải tất cả những gì nàng ta có.
Muốn lên kinh thành mà không có tiền thì hoàn toàn có thể đòi từ chỗ lão thái bà kia mà! Kết quả là cái đồ đàn bà ngu xuẩn đó thà bán sản nghiệp có thể sanh ra tiền ấy đi, cũng không đi vòi vĩnh với lão thái bà đó.
Lâm lão thái gia không tiếp lời, lại nói một câu như đặt trâu ngựa trong gió*, chẳng có liên quan gì: "Từ tháng trước, Cố Hòa Bình đã dẫn theo vợ con chuyển ra khỏi Cố gia rồi."
*Chú thích: 风牛马, đặt trâu và ngựa trong gió, con trâu thì đi theo chiều gió còn con ngựa thì chạy ngược lại chiều gió, chúng đi về hai hướng hoàn toàn trái ngược nhau.
Câu này dùng như một phép ẩn dụ ví von những thứ không liên quan gì tới nhau.
Nguồn baidu.
Lâm lão thái thái còn thật sự chưa biết chuyện này, chưa có ai nói với bà ta: "Cho nên mới nói, không phải ruột thịt thật đúng là không tin cậy được."
Lâm lão thái gia thấy Lâm lão thái thái lúc nào cũng không bắt được trọng điểm, lập tức mất kiên nhẫn, nói: "Tôi đi đây."
Lão thái thái cũng không thèm để ý chuyện này, đợi sau khi ông đi thì nói với Tề bà tử: "Người đàn bà đó không có con trai, lợi hại hơn nữa cũng có ích gì? Ngươi xem, lão thái bà Cố gia kia đi, không có con trai, gia nghiệp to như vậy mà giờ đây cũng chỉ có thể làm món hời cho kẻ khác."
Dù là Cố Hoà Bình có chuyển ra ngoài, nhưng chỉ cần lão thái bà đó mà chết đi thì những sản nghiệp đó đều là của hắn rồi.
Tề bà tử nhắc nhở: "Lão thái thái, Cố lão thái thái không có nhi tử, nhưng còn có cô con gái là thái thái đó."
"Con gái gả ra ngoài như bát nước hắt đi...." Còn chưa nói dứt lời, hai mắt Lâm lão thái thái đã tỏa sáng: "Ngươi nói rất đúng, nàng dâu Thừa Ngọc thế nhưng là con gái ruột của lão thái bà đó đấy!"
Con nuôi không đáng tin cậy, lão thái bà Cố gia kia nhất định phải dựa vào thân nữ.
Nói như vậy thì trong tương lai, những món tiền tài, sản nghiệp kia tám chín phần mười là sẽ để lại cho Cố Nhàn rồi.
Trước kia Cố gia là nhà giàu nhất đó.
Tuy rằng nay không bằng xưa, nhưng lạc đà gầy còn lớn hơn ngựa béo.
Trong tay lão thái bà kia khẳng định còn không ít tiền tích góp, nếu không thì cũng sẽ không chịu chi ra cho Thanh Thư hào phóng như vậy.
Càng nghĩ, Lâm lão thái thái lại càng sốt rột: "Tên Cố Hòa Bình này dọn ra rồi thì coi như chỉ còn lại một mình bà thông gia, xem ra ta phải nói chuyện thật tốt với nàng dâu Thừa Ngọc thôi, để nàng ta về nhà bồi thông gia nhiều một chút."
Về phần Thanh Thư thì đã trực tiếp bị lão thái thái bỏ qua.
Cố Nhàn vừa vào phòng đã nhìn thấy Thanh Thư đang dạy Như Điệp đọc thơ: "Cạp cạp cạp, cổ cong hướng lên trời mà hát*..."
"Cạp cạp cạp, dế dế mỗi ngày đều hát..."
*Chú thích: Đoạn trên trích trong Vịnh Nga (Ngỗng hát) của Lạc Tân Vương:
詠鵝
鵝鵝鵝,
曲項向天歌。
白毛浮綠水,
紅掌撥清波。
Vịnh nga
Nga nga nga,
Khúc hạng hướng thiên ca.
Bạch mao phù lục thuỷ,
Hồng chưởng bát thanh ba.
Dịch nghĩa
Cạp cạp cạp,
Cổ cong hướng lên trời mà hát.
Lông trắng nổi trên mặt nước xanh,
Chân hồng bơi đạp tạo sóng trong.
Nguồn thi viện.net
Thanh Thư rất có kiên nhẫn uốn nắn lỗi sai, sau đó lại dạy Như Điệp một lần nữa.
Hơn mười lần rồi, Như Điệp mới có thể đọc thuộc lòng bài thơ này mà không vấp lỗi.
Cố Nhàn cười nói với Trần ma ma: "Thanh Thư có kiên nhẫn như vậy, chờ khi tiểu Thủy trưởng thành rồi, chắc phải nhờ con bé dạy mất thôi."
Lấy tinh thần chăm chỉ, khắc khổ này của Thanh Thư, qua mấy năm nữa là cũng dư làm thầy vỡ lòng cho lão nhị rồi.
Học thuộc lòng được một bài thơ, Như Điệp bèn nói: "Nhị tỷ, sau này tỷ có thể luôn dẫn muội đi chơi có được hay không?"
Đối với Như Điệp mà nói, học thuộc lòng thật ra lại giống như đang chơi.
Thanh Thư lắc đầu, trả lời: "Không được rồi, nhị tỷ còn phải học bài, không thể ở lại chỗ này.
Chờ lần sau tỷ về, tỷ lại chơi với muội."
Như Điệp tủi thân, lắp bắp nói: "Nhị tỷ, muội thích tỷ, không thích đại tỷ đâu.
Đại tỷ, tỷ ấy véo tay muội, đau lắm."
Kỳ thật là véo trên bắp tay, chỉ là Như Điệp còn nhỏ tuổi, không phân biệt được đâu là tay với bắp tay.
/104
|