Chu Diệu cố khống chế bản thân không nên suy nghĩ quá nhiều, cho dù ngày 16 tháng 3 năm năm về trước thật sự là thời kỳ rụng trứng của Đa Ninh, cũng không chứng minh được gì cả. Trừ khi anh mang Alice đi làm giám định DNA. Nhưng giám định DNA trong nước yêu cầu phải có sự đồng ý của cả hai bên. Đứa trẻ chỉ gặp một lần đã đinh ninh đó là con mình, bất luận là Đa Ninh hay là dì dượng của cô đều sẽ nói đó chỉ là suy nghĩ chủ quan của anh mà thôi.
Thật vậy, hành vi của anh hiện tại đặc biệt phù hợp với chứng bệnh ảo tưởng, tốt hơn hết là nên nghĩ đến về những chuyện thực tế khác.
Chu Diệu nhắm mắt lại, hồi tưởng đến một ít hình ảnh, đứng dậy rót một ly nước lạnh; sau đó cầm ly nước dựa vào quầy bar ngắm nhìn đèn đóm bên ngoài cửa sổ hướng bắc. Bóng đêm trầm lắng nhưng tâm trạng tựa như có ngọn lửa đang thiêu đốt. Buổi tối, Chu Diệu đi xuống lầu nơi ở của ông lão trung y để giác hơi, muốn rút bớt chút nóng nảy trong người.
Tấm lưng rắc chắc lưu lại một số vòng tròn màu đỏ sậm.
Ngày hôm sau, Chu Diệu xuất hiện ở bàn ăn sáng tại nhà họ Chu, khiến cho ba mẹ Chu và anh cả Chu đều cảm thấy kì quái. Bởi vì bọn họ không biết Chu Diệu trở về từ lúc nào, là từ tối hôm qua hay là sáng hôm nay.
Sáng nay Chu Diệu vội vã chạy về nhà họ Chu cộng thêm tối qua mất ngủ cả đêm, nên không có tâm trạng đối mặt với gia đình. Dáng vẻ có chút mệt mỏi.
“Có chuyện gì vậy?” Anh cả Chu hỏi.
“Không có gì.” Chu Diệu nhích lại gần bàn ăn ngồi xuống ghế, hỏi người nhà: “Còn điểm tâm không?”
“Còn cháo và bánh bao.” Ba Chu nói, lắc đầu không hài lòng.
Chu Diệu: “Vậy cho con ít cháo đi.”
Ba Chu không thể chịu nối, hét lên: “Con đang ở nhà hay đang ở tiệm ăn sáng vậy hả?”
Chu Diệu đau đầu, đứng lên tự mình đi lấy cháo. Anh cả Chu ngồi đối diện cười một tiếng. Lúc Chu Diệu đứng dậy thì cô giáo Đỗ chú ý tới vết tích để lại của việc giác hơi, quan tâm hỏi: “Con mới giác hơi à?”
“Dạ, có chút nóng trong người.” Khi Chu Diệu quay lại, nghĩ đến mục đích trở về hôm nay thì hỏi mẹ mình: “Mẹ, album của nhà chúng ta để đâu vậy?”
“Album hình à?” Cô giáo Đỗ đẩy gọng kính.
“Là quyển có hình con và Đa Ninh chụp chung đó.” Chu Diệu nói cụ thể một chút.
Cô giáo Đỗ suy nghĩ, lớn tuổi rồi nên trí nhớ không được tốt lắm, nhất thời nhớ không nổi để ở chỗ nào, phàn nàn hỏi Chu Diệu: “Sao tự nhiên lại muốn xem hình chụp khi còn bé vậy?”
Chu Diệu cắn một bánh bao, trả lời: “Nghi ngờ* —— chuyện xưa.”
Nhớ chuyện xưa? Cô giáo Đỗ và ba Chu đồng thời không lên tiếng, nhất là ba Chu, trào phúng cười lên: “Con cứ việc hoài niệm, còn Đa Ninh thì để người khác theo đuổi đi.”
(*Chu Diệu nói 怀 —— 旧. (chữ 怀 đứng một mình nghĩa là nghi ngờ), nhưng khi vào tai của ba mẹ Chu thì thành 怀旧? (nghĩa là hoài cựu/ nhớ chuyện xưa).
Chu Diệu lười phản ứng. Hiện tại anh chưa có kết luận chắc chắn nên không muốn kích thích bọn họ. Nếu như quả thật có khả năng đó, nhất định sẽ để bọn họ biết cái gì gọi là chiến thắng tại vạch xuất phát.
Đúng vậy, đêm qua anh có một giấc mộng du xuân cùng Đa Ninh và Alice, anh lại có thêm một chút ý chí kiên định.
“Anh biết quyển album đó ở đâu.” Anh cả Chu đứng lên, nói với anh: “Anh đi lấy cho em.”
“Cám ơn anh.” Chu Diệu kéo môi dưới rồi hỏi: “Trong nhà có cà phê không? Loại hòa tan cũng được.”
“Ở ngăn kéo thứ hai bên trái em đấy.” Anh cả Chu trả lời, lên lầu kiếm quyển album.
Hai anh em nhà họ Chu có tính cách hoàn toàn khác biệt. Một người luôn ở nhà, người kia thì không bao giờ ở đó.
Mà nhà họ Chu có cô giáo Đỗ ngoài là giáo viên chủ nhiệm thâm niêm ra, còn là một cô giáo có thành tích ưu tú nữa. Chu Diệu rót một ly cà phê, nghĩ đến vấn đề tối hôm qua, hỏi mẹ: “Mẹ à, có một câu hỏi toán học muốn hỏi mẹ.”
Câu hỏi toán học? Cô giáo Đỗ có chút kinh ngạc: “Con hỏi đi.”
“Một phụ nữ hai mươi bảy tuổi, nếu cô ta hành kinh sáu ngày, trong một vòng tuần hoàn 28 ngày, có thể chuẩn xác tính ra thời kỳ rụng trứng vào lúc cô ta 30 tuổi không.”
Đây là loại câu hỏi gì vậy… Cô giáo Đỗ trả lời con trai: “Trên lý thuyết thì có thể, tổ hợp có thể tính ra nhưng thực tế thì không được.”
“Tại sao?”
“Bởi vì lúc phụ nữ 27 tuổi là độ tuổi có điều kiện tốt nhất để sinh dục, sau khi sinh ra một đứa bé thì thời gian hành kinh sẽ bị thay đổi.”
Vậy mà tối qua anh lại quên mất chuyện này? Miệng Chu Diệu như bị bánh bao chặn họng, sau đó tiếp tục ham học hỏi: “Sao lại như vậy?”
Cô giáo Đỗ: “…”
Ba Chu chẳng buồn nói gì chỉ trực tiếp mắng một câu: “Bỉ ổi.” Là người làm cha, đương nhiên ông biết con trai đang tính toán thời kỳ rụng trứng của người nào đó.
Chu Diệu: “…”
Cô giáo Đỗ cũng không trả lời, ngừng lại một chút mới mở miệng hỏi: “… Lẽ nào Triệu Quang Vinh không dạy con?” Triệu Quang Vinh là giáo viên dạy môn sinh lý ở trường trung học thành phố A.
Chu Diệu đã thôi không còn hứng thú bàn về vấn đề này nữa, nhấn mạnh nói: “Học sinh trung học nam nữ học tách ra mà.” Mà đời này phụ nữ anh tiếp xúc nhiều nhất ngoài mẹ anh ra cũng chỉ có Đa Ninh mà thôi.
Cô giáo Đỗ đẩy gọng kính, ánh mắt nhìn con trai như một đứa ngốc, than thở lẫn nhắc nhở con mình: “Kế hoạch cũng sẽ có biến đổi, con phải lấy được sự chú ý mới được.” Thật là, tính toán cái gì mà thời kỳ rụng trứng khi Đa Ninh ba mươi tuổi
Thật vậy, hành vi của anh hiện tại đặc biệt phù hợp với chứng bệnh ảo tưởng, tốt hơn hết là nên nghĩ đến về những chuyện thực tế khác.
Chu Diệu nhắm mắt lại, hồi tưởng đến một ít hình ảnh, đứng dậy rót một ly nước lạnh; sau đó cầm ly nước dựa vào quầy bar ngắm nhìn đèn đóm bên ngoài cửa sổ hướng bắc. Bóng đêm trầm lắng nhưng tâm trạng tựa như có ngọn lửa đang thiêu đốt. Buổi tối, Chu Diệu đi xuống lầu nơi ở của ông lão trung y để giác hơi, muốn rút bớt chút nóng nảy trong người.
Tấm lưng rắc chắc lưu lại một số vòng tròn màu đỏ sậm.
Ngày hôm sau, Chu Diệu xuất hiện ở bàn ăn sáng tại nhà họ Chu, khiến cho ba mẹ Chu và anh cả Chu đều cảm thấy kì quái. Bởi vì bọn họ không biết Chu Diệu trở về từ lúc nào, là từ tối hôm qua hay là sáng hôm nay.
Sáng nay Chu Diệu vội vã chạy về nhà họ Chu cộng thêm tối qua mất ngủ cả đêm, nên không có tâm trạng đối mặt với gia đình. Dáng vẻ có chút mệt mỏi.
“Có chuyện gì vậy?” Anh cả Chu hỏi.
“Không có gì.” Chu Diệu nhích lại gần bàn ăn ngồi xuống ghế, hỏi người nhà: “Còn điểm tâm không?”
“Còn cháo và bánh bao.” Ba Chu nói, lắc đầu không hài lòng.
Chu Diệu: “Vậy cho con ít cháo đi.”
Ba Chu không thể chịu nối, hét lên: “Con đang ở nhà hay đang ở tiệm ăn sáng vậy hả?”
Chu Diệu đau đầu, đứng lên tự mình đi lấy cháo. Anh cả Chu ngồi đối diện cười một tiếng. Lúc Chu Diệu đứng dậy thì cô giáo Đỗ chú ý tới vết tích để lại của việc giác hơi, quan tâm hỏi: “Con mới giác hơi à?”
“Dạ, có chút nóng trong người.” Khi Chu Diệu quay lại, nghĩ đến mục đích trở về hôm nay thì hỏi mẹ mình: “Mẹ, album của nhà chúng ta để đâu vậy?”
“Album hình à?” Cô giáo Đỗ đẩy gọng kính.
“Là quyển có hình con và Đa Ninh chụp chung đó.” Chu Diệu nói cụ thể một chút.
Cô giáo Đỗ suy nghĩ, lớn tuổi rồi nên trí nhớ không được tốt lắm, nhất thời nhớ không nổi để ở chỗ nào, phàn nàn hỏi Chu Diệu: “Sao tự nhiên lại muốn xem hình chụp khi còn bé vậy?”
Chu Diệu cắn một bánh bao, trả lời: “Nghi ngờ* —— chuyện xưa.”
Nhớ chuyện xưa? Cô giáo Đỗ và ba Chu đồng thời không lên tiếng, nhất là ba Chu, trào phúng cười lên: “Con cứ việc hoài niệm, còn Đa Ninh thì để người khác theo đuổi đi.”
(*Chu Diệu nói 怀 —— 旧. (chữ 怀 đứng một mình nghĩa là nghi ngờ), nhưng khi vào tai của ba mẹ Chu thì thành 怀旧? (nghĩa là hoài cựu/ nhớ chuyện xưa).
Chu Diệu lười phản ứng. Hiện tại anh chưa có kết luận chắc chắn nên không muốn kích thích bọn họ. Nếu như quả thật có khả năng đó, nhất định sẽ để bọn họ biết cái gì gọi là chiến thắng tại vạch xuất phát.
Đúng vậy, đêm qua anh có một giấc mộng du xuân cùng Đa Ninh và Alice, anh lại có thêm một chút ý chí kiên định.
“Anh biết quyển album đó ở đâu.” Anh cả Chu đứng lên, nói với anh: “Anh đi lấy cho em.”
“Cám ơn anh.” Chu Diệu kéo môi dưới rồi hỏi: “Trong nhà có cà phê không? Loại hòa tan cũng được.”
“Ở ngăn kéo thứ hai bên trái em đấy.” Anh cả Chu trả lời, lên lầu kiếm quyển album.
Hai anh em nhà họ Chu có tính cách hoàn toàn khác biệt. Một người luôn ở nhà, người kia thì không bao giờ ở đó.
Mà nhà họ Chu có cô giáo Đỗ ngoài là giáo viên chủ nhiệm thâm niêm ra, còn là một cô giáo có thành tích ưu tú nữa. Chu Diệu rót một ly cà phê, nghĩ đến vấn đề tối hôm qua, hỏi mẹ: “Mẹ à, có một câu hỏi toán học muốn hỏi mẹ.”
Câu hỏi toán học? Cô giáo Đỗ có chút kinh ngạc: “Con hỏi đi.”
“Một phụ nữ hai mươi bảy tuổi, nếu cô ta hành kinh sáu ngày, trong một vòng tuần hoàn 28 ngày, có thể chuẩn xác tính ra thời kỳ rụng trứng vào lúc cô ta 30 tuổi không.”
Đây là loại câu hỏi gì vậy… Cô giáo Đỗ trả lời con trai: “Trên lý thuyết thì có thể, tổ hợp có thể tính ra nhưng thực tế thì không được.”
“Tại sao?”
“Bởi vì lúc phụ nữ 27 tuổi là độ tuổi có điều kiện tốt nhất để sinh dục, sau khi sinh ra một đứa bé thì thời gian hành kinh sẽ bị thay đổi.”
Vậy mà tối qua anh lại quên mất chuyện này? Miệng Chu Diệu như bị bánh bao chặn họng, sau đó tiếp tục ham học hỏi: “Sao lại như vậy?”
Cô giáo Đỗ: “…”
Ba Chu chẳng buồn nói gì chỉ trực tiếp mắng một câu: “Bỉ ổi.” Là người làm cha, đương nhiên ông biết con trai đang tính toán thời kỳ rụng trứng của người nào đó.
Chu Diệu: “…”
Cô giáo Đỗ cũng không trả lời, ngừng lại một chút mới mở miệng hỏi: “… Lẽ nào Triệu Quang Vinh không dạy con?” Triệu Quang Vinh là giáo viên dạy môn sinh lý ở trường trung học thành phố A.
Chu Diệu đã thôi không còn hứng thú bàn về vấn đề này nữa, nhấn mạnh nói: “Học sinh trung học nam nữ học tách ra mà.” Mà đời này phụ nữ anh tiếp xúc nhiều nhất ngoài mẹ anh ra cũng chỉ có Đa Ninh mà thôi.
Cô giáo Đỗ đẩy gọng kính, ánh mắt nhìn con trai như một đứa ngốc, than thở lẫn nhắc nhở con mình: “Kế hoạch cũng sẽ có biến đổi, con phải lấy được sự chú ý mới được.” Thật là, tính toán cái gì mà thời kỳ rụng trứng khi Đa Ninh ba mươi tuổi
/92
|