Đỗ Kính Tu nhíu mày chốc lát, khom người cung kính nói: “Bẩm hoàng thượng, lão thần tự cảm thấy, chưa từng làm chuyện gì sai trái, hổ thẹn với lương tâm.”
Lý Hạo cảm khái, giọng không nhanh không chậm như tự nói với chính mình: “À... thì ra trẫm nhìn lầm khanh. Coi như trẫm chưa từng nói qua điều gì. Bất quá, trẫm thật ngạc nhiên. Đỗ đại nhân, lão đại trung thần, một người từng được xưng tụng như một trong bốn đại công thần của triều Lý từ khi lập quốc đến nay. Công đức vô lượng, có thể sánh ngang với các bậc thánh hiền. Hùng tâm tráng chí khi xưa của khanh, đã bay biến đi đâu hết rồi.”
Thở dài một hơi, đôi mắt mờ đục già nua của Đỗ Kính Tu nhìn vào cõi xa xăm: “Đời người như phù vân. Công danh như bọt nước. Được, mất, thắng, thua, coi như đã trải qua đủ cả. Bây giờ, lão thần chỉ còn là một lão già chuẩn bị nhắm mắt xuôi tay, bàn gì đến hùng tâm tráng chí.”
Không ngờ rằng, lão già cổ hủ kia lại cố chấp đến thế, Lý Hạo cắn răng ngả bài: “Dòng chữ trên bức hoành phi kia, hẳn là khanh đã hiểu ý nghĩa của nó. Trẫm biết khanh có nỗi khổ riêng, cả trẫm cũng vậy. Khanh cũng như trẫm, gọi như thế nào cho phải đây? Ẩn giấu, thu mình hay nhẫn nhịn. Tất cả chỉ là ngụy biện, đó chính là nhục nhã. Nỗi ô nhục của triều Lý, nỗi ô nhục của hoàng tộc, nỗi ô nhục đối với những ai được ca ngợi là trung thần. Chẳng lẽ ngày tàn của triều Lý đã tới thật rồi hay sao?”
Thái úy Đỗ Kính Tu rùng mình. Khuôn mặt ai oán, trách móc của vị huynh trưởng kết nghĩa kim lan ngày xưa, Tô Hiến Thành, chợt hiện lên trong đầu lão đại thần. Tô Hiến Thành là vị tể tướng tài năng và đức độ của nhà Lý. Ông từng lập được nhiều công lao hiển hách như mở mang bờ cõi, bình định phản loạn, khai hoang lấn biển, trừ diệt gian thần.
Cả hai người Tô Hiến Thành và Đỗ Kính Tu có nhiều điểm rất giống nhau. Đặc biệt là, nếu Tô Hiến Thành nhận di chiếu của Lý Anh Tông lập Lý Long Trát làm vua, tức Cao Tông thì Đỗ Kính Tu nhận di chiếu của Lý Cao Tông lập Lý Sảm làm vua, tức Lý Huệ Tông.
Trước lúc lâm chung Tô Hiến Thành đã cầm tay Đỗ Kính Tu, nhắn nhủ: “Hiền đệ, nhớ, chúng ta là thần tử của triều Lý. Trọng trách gánh vác giang sơn, ngu huynh đành phải giao cho hiền đệ rồi. Đừng phụ lòng ngu huynh.”
“Ngu đệ, đã nhớ.” Hồi tưởng lại ký ức bị lãng quên, bây giờ chợt ùa về như đang xảy ra trước mắt, lão do dự bất quyết: “Lời hứa ấy văng vẳng bên tai Kính Tu chưa bao giờ dứt. Trọng trách ấy Kính Tu chưa bao giờ dám quên. Đạo tam cương, Kính Tu thấm tận ruột gan, hai chữ trung hiếu luôn để trên đầu. Nhưng thời thế đổi thay, Kính Tu đành lực bất tòng tâm. Lòng vua khó đoán, ý quân vương khó dò. Vua tin tưởng gian thần, sủng ái nguyên phi. Có chắc chắn vị vua này sẽ quyết chí tới cùng, hay lại giữa đường buông tay? Mạng của Kính Tu là nhỏ. Vận mệnh của gia tộc, Kính Tu làm sao gánh nổi đây?”
Quan sát trạng thái mông lung, chần chờ, nửa muốn nửa không, ẩn hiện trong đôi mắt của vị đại nhân có thể ảnh hưởng đến cục diện tương lai. Lý Hạo dứt khoát xuất chiêu bài cuối cùng.
Một thanh âm nặng nề vang lên, “Bụp”, Lý Hạo làm ra hành động kinh người. Hắn bước ra khỏi bàn, quỳ sụp xuống trước mặt Đỗ Kính Tu, cúi đầu chạm đất, hô lớn: “Đây là một lạy của trẫm, để tạ tội cho những lỗi lầm trước đây mà phụ hoàng đã gây ra. Mong Đỗ ái khanh hãy vì bách tính trăm họ, vì an nguy của giang sơn xã tắc, mà nhận một lạy này của trẫm. Trẫm thề, từ giờ trở đi trẫm sẽ là một minh quân sáng suốt, yêu nước thương dân. Nếu vi phạm lời thề, trời tru đất diệt, vĩnh bất siêu sinh. Đỗ ái khanh, hãy giúp trẫm giành lại giang sơn.”
Vô cùng kinh ngạc, Đỗ Kính Tu lập cập chạy lại, vươn hai tay đỡ Lý Hạo nâng lên, run rẩy nói: “Hoàng thượng, tội tình gì phải thế. Lão thần, thực không gánh nổi. Lão thần vẫn luôn khắc cốt ghi tâm bốn chữ trung quân ái quốc. Đạo tam cương ngũ thường vẫn canh cánh không quên. Nào dám có lòng riêng, phản trắc bao giờ. Nay hoàng thượng đã hạ mình coi trọng lão thần, lão thần nguyện vì ngài tận lực, xuất thân khuyển mã.”
Cầm hai cánh tay Đỗ Kính Tu dìu lão ngồi xuống ghế, Lý Hạo đau lòng cảm thán như đứt từng khúc ruột: “Trẫm biết khanh vẫn còn oán hận trong lòng. Những việc sai lầm của phụ hoàng trước kia, quả thực đã khiến cho những bậc trung thần nguội lạnh. Trẫm nguyện rằng có thể làm gì đó để đền bù lại mất mát xưa kia. Khanh cũng biết rõ tình thế hiện nay, tiếng dân ai oán ngập trời, giặc giã nổi lên khắp nơi, quyền thần lộng hành giữa chốn triều đình. Trẫm cảm thấy rất đau lòng, như xé nát tâm can, hàng đêm trằn trọc không sao ngủ được. Nhưng trẫm có lòng mà không có lực, trẫm thực không còn cách nào có thể vãn hồi cục diện. Chỉ đành muối mặt cậy nhờ Đỗ ái khanh.”
Lão đại thần được Lý Hạo đỡ ngồi, lại đứng lên ngay, cuống quýt thưa: “Bẩm hoàng thượng, mời hoàng thượng về ghế ngồi, lão thần không dám đảm đương. Chuyện lão thần đã đáp ứng qua, không bao giờ từ bỏ. Mời hoàng thượng về ghế ngồi ạ.”
Nghe đến đó, Lý Hạo biết có thể dừng, không cần phô diễn thái quá, chẳng may khéo quá hóa vụng, lại được không bằng mất. Hắn đi về bàn đặt tấu chương, ung dung ngồi xuống. Tuy nhiên, vẻ mặt vẫn hồi hộp, không yên, chăm chú nhìn Đỗ Kính Tu, tựa như sợ lão chạy mất, bồi thêm liều thuốc an thần: “Trước nay, trẫm luôn hiểu rõ đại cuộc. Chỉ vì đại kế trăm năm, trẫm phải ủy khuất các vị trung thần. Khanh hãy hiểu cho trẫm. Trẫm coi trọng Đàm Dĩ Mông cũng chỉ là quyền biến nhất thời. Còn đêm qua, trẫm đã ngủ ở cung hoàng hậu. Có lẽ từ giờ trở đi trẫm sẽ ghé qua cung điện của các phi tần khác.”
Những ý nghĩa sâu xa trong từng câu nói của Lý Hạo, Đỗ Kính Tu sao có thể không hiểu. Lão ngầm gật đầu thán phục, lại nghi hoặc băn khoăn, chẳng lẽ con mắt nhìn người của bản thân cũng có khi sai lầm. Không sao ngờ được, vị hoàng đế trẻ tuổi kia lại biết ẩn mình sâu đến vậy. Lão cung tay, thành thật tán thán: “Có được vị minh quân như hoàng thượng, đại nghiệp tất thành. Lão thần bội phục.”
Hài lòng trước thái độ của lão thái úy, Lý Hạo vồn vã hỏi: “Tình thế giờ đây như lửa xém lông mày, Đỗ ái khanh hãy giúp trẫm vạch ra đường sáng, thoát khỏi bến mê.”
Lý Hạo cảm khái, giọng không nhanh không chậm như tự nói với chính mình: “À... thì ra trẫm nhìn lầm khanh. Coi như trẫm chưa từng nói qua điều gì. Bất quá, trẫm thật ngạc nhiên. Đỗ đại nhân, lão đại trung thần, một người từng được xưng tụng như một trong bốn đại công thần của triều Lý từ khi lập quốc đến nay. Công đức vô lượng, có thể sánh ngang với các bậc thánh hiền. Hùng tâm tráng chí khi xưa của khanh, đã bay biến đi đâu hết rồi.”
Thở dài một hơi, đôi mắt mờ đục già nua của Đỗ Kính Tu nhìn vào cõi xa xăm: “Đời người như phù vân. Công danh như bọt nước. Được, mất, thắng, thua, coi như đã trải qua đủ cả. Bây giờ, lão thần chỉ còn là một lão già chuẩn bị nhắm mắt xuôi tay, bàn gì đến hùng tâm tráng chí.”
Không ngờ rằng, lão già cổ hủ kia lại cố chấp đến thế, Lý Hạo cắn răng ngả bài: “Dòng chữ trên bức hoành phi kia, hẳn là khanh đã hiểu ý nghĩa của nó. Trẫm biết khanh có nỗi khổ riêng, cả trẫm cũng vậy. Khanh cũng như trẫm, gọi như thế nào cho phải đây? Ẩn giấu, thu mình hay nhẫn nhịn. Tất cả chỉ là ngụy biện, đó chính là nhục nhã. Nỗi ô nhục của triều Lý, nỗi ô nhục của hoàng tộc, nỗi ô nhục đối với những ai được ca ngợi là trung thần. Chẳng lẽ ngày tàn của triều Lý đã tới thật rồi hay sao?”
Thái úy Đỗ Kính Tu rùng mình. Khuôn mặt ai oán, trách móc của vị huynh trưởng kết nghĩa kim lan ngày xưa, Tô Hiến Thành, chợt hiện lên trong đầu lão đại thần. Tô Hiến Thành là vị tể tướng tài năng và đức độ của nhà Lý. Ông từng lập được nhiều công lao hiển hách như mở mang bờ cõi, bình định phản loạn, khai hoang lấn biển, trừ diệt gian thần.
Cả hai người Tô Hiến Thành và Đỗ Kính Tu có nhiều điểm rất giống nhau. Đặc biệt là, nếu Tô Hiến Thành nhận di chiếu của Lý Anh Tông lập Lý Long Trát làm vua, tức Cao Tông thì Đỗ Kính Tu nhận di chiếu của Lý Cao Tông lập Lý Sảm làm vua, tức Lý Huệ Tông.
Trước lúc lâm chung Tô Hiến Thành đã cầm tay Đỗ Kính Tu, nhắn nhủ: “Hiền đệ, nhớ, chúng ta là thần tử của triều Lý. Trọng trách gánh vác giang sơn, ngu huynh đành phải giao cho hiền đệ rồi. Đừng phụ lòng ngu huynh.”
“Ngu đệ, đã nhớ.” Hồi tưởng lại ký ức bị lãng quên, bây giờ chợt ùa về như đang xảy ra trước mắt, lão do dự bất quyết: “Lời hứa ấy văng vẳng bên tai Kính Tu chưa bao giờ dứt. Trọng trách ấy Kính Tu chưa bao giờ dám quên. Đạo tam cương, Kính Tu thấm tận ruột gan, hai chữ trung hiếu luôn để trên đầu. Nhưng thời thế đổi thay, Kính Tu đành lực bất tòng tâm. Lòng vua khó đoán, ý quân vương khó dò. Vua tin tưởng gian thần, sủng ái nguyên phi. Có chắc chắn vị vua này sẽ quyết chí tới cùng, hay lại giữa đường buông tay? Mạng của Kính Tu là nhỏ. Vận mệnh của gia tộc, Kính Tu làm sao gánh nổi đây?”
Quan sát trạng thái mông lung, chần chờ, nửa muốn nửa không, ẩn hiện trong đôi mắt của vị đại nhân có thể ảnh hưởng đến cục diện tương lai. Lý Hạo dứt khoát xuất chiêu bài cuối cùng.
Một thanh âm nặng nề vang lên, “Bụp”, Lý Hạo làm ra hành động kinh người. Hắn bước ra khỏi bàn, quỳ sụp xuống trước mặt Đỗ Kính Tu, cúi đầu chạm đất, hô lớn: “Đây là một lạy của trẫm, để tạ tội cho những lỗi lầm trước đây mà phụ hoàng đã gây ra. Mong Đỗ ái khanh hãy vì bách tính trăm họ, vì an nguy của giang sơn xã tắc, mà nhận một lạy này của trẫm. Trẫm thề, từ giờ trở đi trẫm sẽ là một minh quân sáng suốt, yêu nước thương dân. Nếu vi phạm lời thề, trời tru đất diệt, vĩnh bất siêu sinh. Đỗ ái khanh, hãy giúp trẫm giành lại giang sơn.”
Vô cùng kinh ngạc, Đỗ Kính Tu lập cập chạy lại, vươn hai tay đỡ Lý Hạo nâng lên, run rẩy nói: “Hoàng thượng, tội tình gì phải thế. Lão thần, thực không gánh nổi. Lão thần vẫn luôn khắc cốt ghi tâm bốn chữ trung quân ái quốc. Đạo tam cương ngũ thường vẫn canh cánh không quên. Nào dám có lòng riêng, phản trắc bao giờ. Nay hoàng thượng đã hạ mình coi trọng lão thần, lão thần nguyện vì ngài tận lực, xuất thân khuyển mã.”
Cầm hai cánh tay Đỗ Kính Tu dìu lão ngồi xuống ghế, Lý Hạo đau lòng cảm thán như đứt từng khúc ruột: “Trẫm biết khanh vẫn còn oán hận trong lòng. Những việc sai lầm của phụ hoàng trước kia, quả thực đã khiến cho những bậc trung thần nguội lạnh. Trẫm nguyện rằng có thể làm gì đó để đền bù lại mất mát xưa kia. Khanh cũng biết rõ tình thế hiện nay, tiếng dân ai oán ngập trời, giặc giã nổi lên khắp nơi, quyền thần lộng hành giữa chốn triều đình. Trẫm cảm thấy rất đau lòng, như xé nát tâm can, hàng đêm trằn trọc không sao ngủ được. Nhưng trẫm có lòng mà không có lực, trẫm thực không còn cách nào có thể vãn hồi cục diện. Chỉ đành muối mặt cậy nhờ Đỗ ái khanh.”
Lão đại thần được Lý Hạo đỡ ngồi, lại đứng lên ngay, cuống quýt thưa: “Bẩm hoàng thượng, mời hoàng thượng về ghế ngồi, lão thần không dám đảm đương. Chuyện lão thần đã đáp ứng qua, không bao giờ từ bỏ. Mời hoàng thượng về ghế ngồi ạ.”
Nghe đến đó, Lý Hạo biết có thể dừng, không cần phô diễn thái quá, chẳng may khéo quá hóa vụng, lại được không bằng mất. Hắn đi về bàn đặt tấu chương, ung dung ngồi xuống. Tuy nhiên, vẻ mặt vẫn hồi hộp, không yên, chăm chú nhìn Đỗ Kính Tu, tựa như sợ lão chạy mất, bồi thêm liều thuốc an thần: “Trước nay, trẫm luôn hiểu rõ đại cuộc. Chỉ vì đại kế trăm năm, trẫm phải ủy khuất các vị trung thần. Khanh hãy hiểu cho trẫm. Trẫm coi trọng Đàm Dĩ Mông cũng chỉ là quyền biến nhất thời. Còn đêm qua, trẫm đã ngủ ở cung hoàng hậu. Có lẽ từ giờ trở đi trẫm sẽ ghé qua cung điện của các phi tần khác.”
Những ý nghĩa sâu xa trong từng câu nói của Lý Hạo, Đỗ Kính Tu sao có thể không hiểu. Lão ngầm gật đầu thán phục, lại nghi hoặc băn khoăn, chẳng lẽ con mắt nhìn người của bản thân cũng có khi sai lầm. Không sao ngờ được, vị hoàng đế trẻ tuổi kia lại biết ẩn mình sâu đến vậy. Lão cung tay, thành thật tán thán: “Có được vị minh quân như hoàng thượng, đại nghiệp tất thành. Lão thần bội phục.”
Hài lòng trước thái độ của lão thái úy, Lý Hạo vồn vã hỏi: “Tình thế giờ đây như lửa xém lông mày, Đỗ ái khanh hãy giúp trẫm vạch ra đường sáng, thoát khỏi bến mê.”
/100
|