May mắn cho Lý Hạo, vua thời Lý không như mấy Hoàng đế Đại Tống đòi hỏi cái gì mà ba ngàn cung tần mỹ nữ trong hậu cung. Nếu hắn phải đi an ủi tới tận bằng đó bà vợ thì chẳng biết tới ngày tháng năm nào mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ cao cả ấy.
Những vị vua Đại Việt không thu nạp nhiều phi tần đến thế. Triều nhà Lý quy định số hậu phi và cung nữ như sau, hoàng hậu và phi tần mười ba người , ngự nữ mười tám người, nhạc kỹ là một trăm người. Theo quy chế hậu cung nhà Lý, nguyên phi là tước hiệu đứng đầu các phi tần, kế dưới còn có thần phi, quý phi, đức phi, thục phi, hiền phi, các thứ phi và các phu nhân.
Con số phi tần này, có thể nói là không nhiều không ít, nhưng đi đủ mỗi người một đêm, cũng phải rất lâu, như vậy xem ra quá bất tiện. Hắn ao ước sau này có thể xây một phòng thật lớn, trong đó đặt một cái giường thật rộng gom hết cả vào đấy, một đêm ôm được chục mỹ nhân thì sướng biết mấy.
Các bà phi, cung tần đa số là con cháu các đại thần trong triều. Khi đến tuổi gả chồng, cha dâng lên biếu vua. Có một ban tuyển chọn đánh giá tài sắc của mỗi ứng viên. Được nhận vào cung, mỗi cô ở một cung điện riêng biệt. Một viên thái giám quản lý thời khắc biểu của từng người và đề nghị dâng vua.
Cũng có cung nữ xuất thân dân thường. Huyện trưởng, hương trưởng chọn các cô gái đẹp nhất trong làng xã làm danh sách tâu lên. Triều đình sẽ tổ chức chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định như thi hoa hậu ngày nay, mà phần thưởng là được chung chăn gối với vua trên long sàng.
Theo truyền thống và tục lệ, mỗi đêm, vua chọn một bà trong đám phi tần, mặc dù lượt các bà phi chính thức đến nhanh hơn. Tất cả các bà đó chỉ như người bạn tình ân ái trong chốc lát. Sau khi "thưởng ngoạn" xong, nhà vua lăn ra ngủ một mình, các bà phải rời khỏi long sàng theo thái giám về cung mình.
Không phải người nào, vua cũng biết mặt. Có nhiều cung tần, dù được đưa vào hầu, nhưng vua cũng không cần nhìn dung nhan. Chỉ có viên thái giám là biết rõ tên tuổi cung tần nào tối nay được đưa vào cho nhà vua. Để tránh mưu sát, cung tần phải cởi hết quần áo, choàng người bằng tấm vải đỏ do thái giám đưa cho và viên thái giám ghi rõ tên tuổi cung tần, ghi ngày, thậm chí cả giờ "hầu" vua vào một tấm thẻ tre để kín đáo trên bàn ăn của nhà vua.
Có rất nhiều giai thoại kể về cách vua chọn cung tần, bởi vì vua có nhiều vợ quá, không biết chọn ai, có ông vua sau nhiều ngày lao tâm khổ tứ, đã nghĩ ra một kế. Vua cho người đóng một cỗ xe do dê kéo. Mỗi ngày, khi tới lúc chọn phi tần hầu ngủ, vua lại ngồi lên chiếc xe dê này cho dê kéo đi. Khi con dê dừng lại ở cung của phi tần nào thì đêm hôm đó, vua sẽ ngủ lại ở cung của phi tần đó. Các phi tần trong hậu cung thì ai cũng muốn được hoàng đế sủng hạnh, sinh được hoàng tử để sau này vẫn giữ được cuộc sống vinh hoa phú quý một khi hoàng đế qua đời.
Chính vì vậy, các phi tần trong hậu cung của vị vua ấy đã tìm mọi cách để “dụ dỗ” con dê kéo xe chạy tới phòng của mình. Có người bỏ các loại cỏ thơm, có người bỏ lá trúc, có người lại dùng nước muối trộn với rượu,… để ở trước cửa phòng để dụ con dê của hoàng đế dừng lại. Cho nên, người ta mới nói đùa với nhau rằng, người được sủng hạnh nhiều nhất trong chốn hậu cung của vua, có thể không phải là người xinh đẹp nhất nhưng chắc chắn phải là người giỏi dụ dê nhất.
* * * * * * * * * *
“Năm nay, những học trò ở đây có ai xuất sắc hay không?” Lý Hạo chắp hai tay sau lưng, ngực ưỡn ra phía trước, ngẩng cao đầu, uy nghiêm hỏi.
“Bẩm hoàng thượng, theo như đánh giá của thần, có hơn chục học trò được xem là xuất sắc, những học trò còn lại đều bình thường, không có gì nổi trội.” Một trong hai vị đứng sau Lý Hạo cẩn thận trả lời.
“Tạm được, học trò đều là tương lai của đất nước, các khanh phải cố gắng dạy dỗ sao cho thật tốt, để sau này họ đủ tài năng, bản lĩnh giúp dân giúp nước.” Lý Hạo giữ bộ mặt kẻ cả, lên tiếng chỉ bảo hai vị đại nhân đứng sau lưng. Đồng thời hắn nhìn vào lớp học đang có một người thầy ngồi ở trên cầm sách đọc, học trò ở dưới chú ý lắng nghe, chốc chốc lại xoay đầu ra chiều hiểu biết.
Hôm nay, Lý Hạo quyết định đi thăm Bộ giáo dục hay còn có thể gọi là trường Đại học đương thời, Văn miếu - Quốc tử giám. Nơi đây được thành lập vào thời vua Lý Nhân Tông, là cơ quan có nhiệm vụ trông coi về việc giáo dục trong nước. Cơ quan này còn có chức năng dạy học, tuy nhiên chỉ dành riêng cho con vua và con các hoàng tộc, quý tộc và quan lại. Đứng đầu Quốc tử giám là quan tế tửu tương đương với hiệu trưởng trường đại học, quan tư nghiệp tương đương với hiệu phó.
Hắn đi thăm thú các nơi trong Văn miếu, vừa đi vừa trò chuyện râm ran với hai vị đứng đầu Quốc tử giám. Tế tửu có tên là Chu Sĩ Trung, còn tư nghiệp có tên Trịnh Phi Tấn. Lúc luận bàn tới vấn đề nho giáo, hai vị đại học sĩ như cá gặp nước, thao thao bất tuyệt những lý luận vô cùng thâm thúy, dù cho hắn vận động não hết công suất cũng chẳng hiểu được một chút phần da lông bên ngòai, nói chi tới phần xương ở bên trong.
Lúc đến thăm nơi dạy học của Quốc tử giám. Hắn dừng trước một lớp học trong Quốc tử giám, đứng ngoài quan sát không khí học tập đó. Trong quá trình nhìn cách dạy học của thầy giáo, hắn thầm lắc đầu ngán ngẩm, nhưng không nói ra.
Cách dạy học thời xưa hay còn gọi là cách dạy học truyền thống, quả thật không gây nhiều hứng thú cho học trò. Sự thật rõ ràng trước mắt hắn, những học trò bên dưới, đứa thì ngủ gật, đứa thì nói chuyện, có đứa cũng ra vẻ chăm chú lắm, nhưng nhìn kỹ lại mới nhận ra hồn của mấy thằng nhóc đang phiêu dạt nơi chốn nào.
Bàn về phương pháp dạy học, cái nào hay, cái nào dở, vẫn còn gây nhiều tranh luận không ngớt. Nhưng chung quy, ai cũng có cùng một quan điểm chung, dù là phương pháp dạy học nào đi chăng nữa, nếu học trò không chủ động tìm tòi kiến thức, trau dồi bản thân, thì mọi chuyện đều là công cốc. Vì vậy đòi hỏi người thầy phải biết cách hướng dẫn học trò hứng thú với môn học, tự tìm tòi, sáng tạo, và tập luyện thói quen tự học của riêng mình.
Những vị vua Đại Việt không thu nạp nhiều phi tần đến thế. Triều nhà Lý quy định số hậu phi và cung nữ như sau, hoàng hậu và phi tần mười ba người , ngự nữ mười tám người, nhạc kỹ là một trăm người. Theo quy chế hậu cung nhà Lý, nguyên phi là tước hiệu đứng đầu các phi tần, kế dưới còn có thần phi, quý phi, đức phi, thục phi, hiền phi, các thứ phi và các phu nhân.
Con số phi tần này, có thể nói là không nhiều không ít, nhưng đi đủ mỗi người một đêm, cũng phải rất lâu, như vậy xem ra quá bất tiện. Hắn ao ước sau này có thể xây một phòng thật lớn, trong đó đặt một cái giường thật rộng gom hết cả vào đấy, một đêm ôm được chục mỹ nhân thì sướng biết mấy.
Các bà phi, cung tần đa số là con cháu các đại thần trong triều. Khi đến tuổi gả chồng, cha dâng lên biếu vua. Có một ban tuyển chọn đánh giá tài sắc của mỗi ứng viên. Được nhận vào cung, mỗi cô ở một cung điện riêng biệt. Một viên thái giám quản lý thời khắc biểu của từng người và đề nghị dâng vua.
Cũng có cung nữ xuất thân dân thường. Huyện trưởng, hương trưởng chọn các cô gái đẹp nhất trong làng xã làm danh sách tâu lên. Triều đình sẽ tổ chức chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định như thi hoa hậu ngày nay, mà phần thưởng là được chung chăn gối với vua trên long sàng.
Theo truyền thống và tục lệ, mỗi đêm, vua chọn một bà trong đám phi tần, mặc dù lượt các bà phi chính thức đến nhanh hơn. Tất cả các bà đó chỉ như người bạn tình ân ái trong chốc lát. Sau khi "thưởng ngoạn" xong, nhà vua lăn ra ngủ một mình, các bà phải rời khỏi long sàng theo thái giám về cung mình.
Không phải người nào, vua cũng biết mặt. Có nhiều cung tần, dù được đưa vào hầu, nhưng vua cũng không cần nhìn dung nhan. Chỉ có viên thái giám là biết rõ tên tuổi cung tần nào tối nay được đưa vào cho nhà vua. Để tránh mưu sát, cung tần phải cởi hết quần áo, choàng người bằng tấm vải đỏ do thái giám đưa cho và viên thái giám ghi rõ tên tuổi cung tần, ghi ngày, thậm chí cả giờ "hầu" vua vào một tấm thẻ tre để kín đáo trên bàn ăn của nhà vua.
Có rất nhiều giai thoại kể về cách vua chọn cung tần, bởi vì vua có nhiều vợ quá, không biết chọn ai, có ông vua sau nhiều ngày lao tâm khổ tứ, đã nghĩ ra một kế. Vua cho người đóng một cỗ xe do dê kéo. Mỗi ngày, khi tới lúc chọn phi tần hầu ngủ, vua lại ngồi lên chiếc xe dê này cho dê kéo đi. Khi con dê dừng lại ở cung của phi tần nào thì đêm hôm đó, vua sẽ ngủ lại ở cung của phi tần đó. Các phi tần trong hậu cung thì ai cũng muốn được hoàng đế sủng hạnh, sinh được hoàng tử để sau này vẫn giữ được cuộc sống vinh hoa phú quý một khi hoàng đế qua đời.
Chính vì vậy, các phi tần trong hậu cung của vị vua ấy đã tìm mọi cách để “dụ dỗ” con dê kéo xe chạy tới phòng của mình. Có người bỏ các loại cỏ thơm, có người bỏ lá trúc, có người lại dùng nước muối trộn với rượu,… để ở trước cửa phòng để dụ con dê của hoàng đế dừng lại. Cho nên, người ta mới nói đùa với nhau rằng, người được sủng hạnh nhiều nhất trong chốn hậu cung của vua, có thể không phải là người xinh đẹp nhất nhưng chắc chắn phải là người giỏi dụ dê nhất.
* * * * * * * * * *
“Năm nay, những học trò ở đây có ai xuất sắc hay không?” Lý Hạo chắp hai tay sau lưng, ngực ưỡn ra phía trước, ngẩng cao đầu, uy nghiêm hỏi.
“Bẩm hoàng thượng, theo như đánh giá của thần, có hơn chục học trò được xem là xuất sắc, những học trò còn lại đều bình thường, không có gì nổi trội.” Một trong hai vị đứng sau Lý Hạo cẩn thận trả lời.
“Tạm được, học trò đều là tương lai của đất nước, các khanh phải cố gắng dạy dỗ sao cho thật tốt, để sau này họ đủ tài năng, bản lĩnh giúp dân giúp nước.” Lý Hạo giữ bộ mặt kẻ cả, lên tiếng chỉ bảo hai vị đại nhân đứng sau lưng. Đồng thời hắn nhìn vào lớp học đang có một người thầy ngồi ở trên cầm sách đọc, học trò ở dưới chú ý lắng nghe, chốc chốc lại xoay đầu ra chiều hiểu biết.
Hôm nay, Lý Hạo quyết định đi thăm Bộ giáo dục hay còn có thể gọi là trường Đại học đương thời, Văn miếu - Quốc tử giám. Nơi đây được thành lập vào thời vua Lý Nhân Tông, là cơ quan có nhiệm vụ trông coi về việc giáo dục trong nước. Cơ quan này còn có chức năng dạy học, tuy nhiên chỉ dành riêng cho con vua và con các hoàng tộc, quý tộc và quan lại. Đứng đầu Quốc tử giám là quan tế tửu tương đương với hiệu trưởng trường đại học, quan tư nghiệp tương đương với hiệu phó.
Hắn đi thăm thú các nơi trong Văn miếu, vừa đi vừa trò chuyện râm ran với hai vị đứng đầu Quốc tử giám. Tế tửu có tên là Chu Sĩ Trung, còn tư nghiệp có tên Trịnh Phi Tấn. Lúc luận bàn tới vấn đề nho giáo, hai vị đại học sĩ như cá gặp nước, thao thao bất tuyệt những lý luận vô cùng thâm thúy, dù cho hắn vận động não hết công suất cũng chẳng hiểu được một chút phần da lông bên ngòai, nói chi tới phần xương ở bên trong.
Lúc đến thăm nơi dạy học của Quốc tử giám. Hắn dừng trước một lớp học trong Quốc tử giám, đứng ngoài quan sát không khí học tập đó. Trong quá trình nhìn cách dạy học của thầy giáo, hắn thầm lắc đầu ngán ngẩm, nhưng không nói ra.
Cách dạy học thời xưa hay còn gọi là cách dạy học truyền thống, quả thật không gây nhiều hứng thú cho học trò. Sự thật rõ ràng trước mắt hắn, những học trò bên dưới, đứa thì ngủ gật, đứa thì nói chuyện, có đứa cũng ra vẻ chăm chú lắm, nhưng nhìn kỹ lại mới nhận ra hồn của mấy thằng nhóc đang phiêu dạt nơi chốn nào.
Bàn về phương pháp dạy học, cái nào hay, cái nào dở, vẫn còn gây nhiều tranh luận không ngớt. Nhưng chung quy, ai cũng có cùng một quan điểm chung, dù là phương pháp dạy học nào đi chăng nữa, nếu học trò không chủ động tìm tòi kiến thức, trau dồi bản thân, thì mọi chuyện đều là công cốc. Vì vậy đòi hỏi người thầy phải biết cách hướng dẫn học trò hứng thú với môn học, tự tìm tòi, sáng tạo, và tập luyện thói quen tự học của riêng mình.
/100
|