Lý Hạo quay sang hỏi thái úy Đàm Dĩ Mông: “Vậy Đàm thái úy có cao kiến gì về việc giặc cướp hay không?” Đàm Dĩ Mông quản lý hoàn toàn việc binh, nên hỏi hắn cũng không sai.
Thái úy Đàm Dĩ Mông có bộ dạng mập mạp, khuôn mặt trắng trẻo nung núc thịt, hai má phệ xuống, cộng với đôi mắt thâm quầng chứng tỏ là người tửu sắc quá độ, không có hình dáng gì của một võ tướng, đứng ra ngượng ngập hồi đáp: “Mấy tên giặc cỏ này, không cần quan tâm nhiều làm gì, chỉ là một đám ô hợp, sao có thể chọi được với quân lính chính quy triều đình, thần chỉ cần phái vài đạo quân đi, là có thể tiễu trừ hòan toàn nạn cường đạo này.”
Tô Trung Từ nghe thấy lời Đàm Dĩ Mông vừa nói, cảm thấy giống như đang xem hài kịch, buông lời chế giễu: “Lời này của Đàm thái úy, hình như bổn quan đã nghe nhiều rồi, nhưng nạn giặc cỏ vẫn không hề thuyên giảm thì phải?”
Đàm Dĩ Mông tím mặt hồi lâu mới đứng ra đáp: “Sao có thể có chuyện đó, bẩm hoàng thượng, quả thực là vi thần đã xóa sạch nạn cường đạo trước đây, nhưng đám điêu dân lại ham ăn biếng làm, chỉ lo cướp bóc để hưởng thụ, nên mới xảy ra chuyện như thế.”
Tô Trung Từ nhếch mép cười: “Thì ra là vậy, bổn quan lắm lời rồi.” Tô Trung Từ quyền khuynh thiên hạ. Một lời của hắn còn nặng hơn lời vua, giữa chốn triều đình chỉ người nọ, mắng người kia đã dưỡng thành thói quen, nhưng không một ai dám làm gì hắn cả.
Lý Hạo thầm cảm thán, Lý Sảm lên làm vua như vậy có khác gì bù nhìn. Người ta ở trước mặt hắn vung tay vung chân, mà không dám hé răng chỉ trích nửa lời. Đứng ở ngôi cửu ngũ chí tôn mà nhục nhã như thế, đến nửa đời sau không phát điên mới là quái sự.
Còn Đàm Dĩ Mông ư? Hắn rõ ràng là một kẻ vô dụng, nhu nhược và nói nhẹ là thiếu học thức, còn bảo nặng chính là ngu ngốc. Con người này mà trông cậy vào thì có khác gì bắt mèo đi canh cổng, bắt chó đi cày. Đàm Dĩ Mông là bào đệ của Đám thái hậu. Đàm thái hậu lại chính là mẫu hậu của thân xác mà Lý Hạo đang trú thân. Từ đó suy ra, Đàm Dĩ Mông leo lên chức thái úy, hơn phân nửa cậy nhờ vào thân phận của người bào muội vậy.
Lý Hạo còn căm ghét Đàm Dĩ Mông ở bản chất bội tín bội nghĩa. Trước đây, để lấy lòng Lý Cao Tông mà Đàm Dĩ Mông đã bán đứng quan đồng liêu, dâng lên bản danh sách gồm 28 người, từng được Lý Sảm sắc phong thời Lý Sảm tự xưng Vương. Lúc quyền thế thì hắn coi rẻ tình đồng liêu, khi sa cơ thì nghĩa vua tôi chẳng kể, đến hồi hoạn nạn thì phản bạn mà lo thân. Con người Đàm Dĩ Mông phải nói là thủ đoạn khó lường, chỉ kẻ tiểu nhân mới có tâm địa ấy.
Vốn dĩ, Lý Hạo còn muốn chiêu lãm Đàm Dĩ Mông dưới trướng, nhưng hôm nay Lý Hạo thấy biểu hiện của Đàm Dĩ Mông yếu đuối, hèn nhát như thế, Lý Hạo quyết định đá hắn ra khỏi vòng tròn, để tránh về sau bị đâm một đao lúc nào không biết.
Kế tiếp, các đại thần trong triều lần lượt dâng sớ tâu về nhiều vấn đề khác cần giải quyết, chẳng hạn như xây cầu, thông đường, đắp đê, đào mương, … rồi các vấn đề về nông nghiệp, thương nghiệp, ngoại giao, …
Có thể thấy rõ, tới bất cứ vấn đề nào đi nữa, đám quan lại trong điện chầu cũng cãi nhau ỏm tỏi liên hồi. Nhìn bề ngoài tưởng rằng họ đau đáu, khổ sở vì nước vì dân lắm lắm. Nhưng thực ra là đang tranh giành quyền lợi về bên phe phái của mình. Một phe cựu thần triều cũ do Đỗ Kính Tu dẫn đầu, một bên là bè đảng của gia tộc họ Trần do Tô Trung Từ lãnh đạo. Kết cuộc, đa số là phe Tô Trung Từ chủ yếu chiếm phần hơn.
Lý Hạo ngó lại những quan viên mang họ Lý, lại rặt một phường giá áo túi cơm, ngậm miệng ăn tiền. Có một số kẻ chỉ cúi gằm mặt xuống từ lúc bắt đầu đến lúc tan chầu, có một số tên thì mắt lơ đãng nhìn quanh như muốn thể hiện rằng không liên quan đến ta, đừng tìm ta gây phiền toái. Có một số người cũng đứng ra lên tiếng, lúc đó Lý Hạo mừng quýnh, tưởng đã tìm được hiền tài. Nhưng ai ngờ, chỉ cần Tô Trung Từ đứng ra chặn họng mấy câu, đã run lẩy bẩy như gặp hung thần, há mồm mãi vẫn không thốt nên được lời nào. Lý Hạo chỉ còn biết ngửa đầu than thở: “Trời diệt nhà Lý ta.”
Ban đầu, Lý Hạo còn chăm chú lắng nghe, ra chiều hứng thú, đến dần về sau cảm giác đầu váng mắt hoa, sao bay đầy trước mặt. Vừa nhập vào thân xác vua, chưa cho hắn hưởng thú vui, hoan lạc của việc làm vua, đã bắt hắn chịu loại cực hình tra tấn nặng nề đến độ này. Thực khiến hắn muốn đâm đầu vào cột để tự sát cho xong.
Trước đây, hắn những tưởng làm vua phải cực kỳ sung sướng. Chỉ cần ngồi một chỗ giơ tay năm ngón, tất cả muôn dân trăm họ đều vâng vâng dạ dạ, răm rắp lắng nghe. Vung tay đằng đông, không ai dám đi đằng tây. Oai vua như sấm, giận dữ thì máu chảy thành sông, vui vẻ thì ban ân khắp chốn. Thế mà bây giờ hắn không dám mở miệng mắng chửi một lời, chỉ có thể chịu nhục đóng kịch trước mặt trăm quan, ai nói cái gì cũng phải gật đầu lia lịa như gà mổ thóc.
Vào tối hôm qua, Lý Hạo còn bừng bừng khí thế, suy nghĩ cả đêm về đối sách dẹp loạn yên dân. Hắn còn định bụng sẽ làm ra một loạt chính sách canh tân đổi mới, giúp cho lê dân bá tánh ca ngợi tung hô, được đời đời truyền lại, lưu danh hậu thế. Hắn những tưởng mọi chuyện sẽ đơn giản như lông gà vỏ tỏi, chỉ cần một đạo thánh chỉ là giải quyết được hết vấn đề. Hắn là ai chứ? Là vua một nước, vua nắm mọi quyền hành sinh sát trong tay, kẻ nào dám chống, tru di cửu tộc, giết sạch không tha.
Nhưng, đúng vậy, phải dùng chữ nhưng. Bởi vì hắn đang ở trong một hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm, như ngàn cân treo sợi tóc. Nếu như Lý Hạo dám mở miệng hô câu đó với Tô Trung Từ, người chết đầu tiên không phải ai khác, lại chính là hắn.
Một sự thực hiển nhiên, mọi quyền hành trong triều đã rơi vào tay gia tộc họ Trần. Những vị trí cốt cán, quan trọng đều là người của chúng, nếu không phải họ Trần, cũng là họ Tô. Bộ lại đứng đầu là ai? Là thượng thư bộ lại Nguyễn Ma La, là nữ tế của Tô Trung Từ. Bộ binh đứng đầu là ai? Là thượng thư bộ binh Trần Đản, là biểu đệ của Trần Tự Khánh. Còn nhiều chức vụ khác nữa, mà Lý Hạo không buồn nghĩ tới. Chưa hết, chúng còn nắm giữ quyền quản lý ba đội Túc vệ quân, nắm giữ quyền điều khiển khoảng một phần ba binh lính Thành vệ quân. Ngoài ra, hàng vạn binh lính của gia tộc họ Trần ở phương nam khí thế ngút trời, điên cuồng thao luyện ngày đêm, như hổ đói rình mồi, luôn đợi dịp xông thẳng tới kinh thành.
Thái úy Đàm Dĩ Mông có bộ dạng mập mạp, khuôn mặt trắng trẻo nung núc thịt, hai má phệ xuống, cộng với đôi mắt thâm quầng chứng tỏ là người tửu sắc quá độ, không có hình dáng gì của một võ tướng, đứng ra ngượng ngập hồi đáp: “Mấy tên giặc cỏ này, không cần quan tâm nhiều làm gì, chỉ là một đám ô hợp, sao có thể chọi được với quân lính chính quy triều đình, thần chỉ cần phái vài đạo quân đi, là có thể tiễu trừ hòan toàn nạn cường đạo này.”
Tô Trung Từ nghe thấy lời Đàm Dĩ Mông vừa nói, cảm thấy giống như đang xem hài kịch, buông lời chế giễu: “Lời này của Đàm thái úy, hình như bổn quan đã nghe nhiều rồi, nhưng nạn giặc cỏ vẫn không hề thuyên giảm thì phải?”
Đàm Dĩ Mông tím mặt hồi lâu mới đứng ra đáp: “Sao có thể có chuyện đó, bẩm hoàng thượng, quả thực là vi thần đã xóa sạch nạn cường đạo trước đây, nhưng đám điêu dân lại ham ăn biếng làm, chỉ lo cướp bóc để hưởng thụ, nên mới xảy ra chuyện như thế.”
Tô Trung Từ nhếch mép cười: “Thì ra là vậy, bổn quan lắm lời rồi.” Tô Trung Từ quyền khuynh thiên hạ. Một lời của hắn còn nặng hơn lời vua, giữa chốn triều đình chỉ người nọ, mắng người kia đã dưỡng thành thói quen, nhưng không một ai dám làm gì hắn cả.
Lý Hạo thầm cảm thán, Lý Sảm lên làm vua như vậy có khác gì bù nhìn. Người ta ở trước mặt hắn vung tay vung chân, mà không dám hé răng chỉ trích nửa lời. Đứng ở ngôi cửu ngũ chí tôn mà nhục nhã như thế, đến nửa đời sau không phát điên mới là quái sự.
Còn Đàm Dĩ Mông ư? Hắn rõ ràng là một kẻ vô dụng, nhu nhược và nói nhẹ là thiếu học thức, còn bảo nặng chính là ngu ngốc. Con người này mà trông cậy vào thì có khác gì bắt mèo đi canh cổng, bắt chó đi cày. Đàm Dĩ Mông là bào đệ của Đám thái hậu. Đàm thái hậu lại chính là mẫu hậu của thân xác mà Lý Hạo đang trú thân. Từ đó suy ra, Đàm Dĩ Mông leo lên chức thái úy, hơn phân nửa cậy nhờ vào thân phận của người bào muội vậy.
Lý Hạo còn căm ghét Đàm Dĩ Mông ở bản chất bội tín bội nghĩa. Trước đây, để lấy lòng Lý Cao Tông mà Đàm Dĩ Mông đã bán đứng quan đồng liêu, dâng lên bản danh sách gồm 28 người, từng được Lý Sảm sắc phong thời Lý Sảm tự xưng Vương. Lúc quyền thế thì hắn coi rẻ tình đồng liêu, khi sa cơ thì nghĩa vua tôi chẳng kể, đến hồi hoạn nạn thì phản bạn mà lo thân. Con người Đàm Dĩ Mông phải nói là thủ đoạn khó lường, chỉ kẻ tiểu nhân mới có tâm địa ấy.
Vốn dĩ, Lý Hạo còn muốn chiêu lãm Đàm Dĩ Mông dưới trướng, nhưng hôm nay Lý Hạo thấy biểu hiện của Đàm Dĩ Mông yếu đuối, hèn nhát như thế, Lý Hạo quyết định đá hắn ra khỏi vòng tròn, để tránh về sau bị đâm một đao lúc nào không biết.
Kế tiếp, các đại thần trong triều lần lượt dâng sớ tâu về nhiều vấn đề khác cần giải quyết, chẳng hạn như xây cầu, thông đường, đắp đê, đào mương, … rồi các vấn đề về nông nghiệp, thương nghiệp, ngoại giao, …
Có thể thấy rõ, tới bất cứ vấn đề nào đi nữa, đám quan lại trong điện chầu cũng cãi nhau ỏm tỏi liên hồi. Nhìn bề ngoài tưởng rằng họ đau đáu, khổ sở vì nước vì dân lắm lắm. Nhưng thực ra là đang tranh giành quyền lợi về bên phe phái của mình. Một phe cựu thần triều cũ do Đỗ Kính Tu dẫn đầu, một bên là bè đảng của gia tộc họ Trần do Tô Trung Từ lãnh đạo. Kết cuộc, đa số là phe Tô Trung Từ chủ yếu chiếm phần hơn.
Lý Hạo ngó lại những quan viên mang họ Lý, lại rặt một phường giá áo túi cơm, ngậm miệng ăn tiền. Có một số kẻ chỉ cúi gằm mặt xuống từ lúc bắt đầu đến lúc tan chầu, có một số tên thì mắt lơ đãng nhìn quanh như muốn thể hiện rằng không liên quan đến ta, đừng tìm ta gây phiền toái. Có một số người cũng đứng ra lên tiếng, lúc đó Lý Hạo mừng quýnh, tưởng đã tìm được hiền tài. Nhưng ai ngờ, chỉ cần Tô Trung Từ đứng ra chặn họng mấy câu, đã run lẩy bẩy như gặp hung thần, há mồm mãi vẫn không thốt nên được lời nào. Lý Hạo chỉ còn biết ngửa đầu than thở: “Trời diệt nhà Lý ta.”
Ban đầu, Lý Hạo còn chăm chú lắng nghe, ra chiều hứng thú, đến dần về sau cảm giác đầu váng mắt hoa, sao bay đầy trước mặt. Vừa nhập vào thân xác vua, chưa cho hắn hưởng thú vui, hoan lạc của việc làm vua, đã bắt hắn chịu loại cực hình tra tấn nặng nề đến độ này. Thực khiến hắn muốn đâm đầu vào cột để tự sát cho xong.
Trước đây, hắn những tưởng làm vua phải cực kỳ sung sướng. Chỉ cần ngồi một chỗ giơ tay năm ngón, tất cả muôn dân trăm họ đều vâng vâng dạ dạ, răm rắp lắng nghe. Vung tay đằng đông, không ai dám đi đằng tây. Oai vua như sấm, giận dữ thì máu chảy thành sông, vui vẻ thì ban ân khắp chốn. Thế mà bây giờ hắn không dám mở miệng mắng chửi một lời, chỉ có thể chịu nhục đóng kịch trước mặt trăm quan, ai nói cái gì cũng phải gật đầu lia lịa như gà mổ thóc.
Vào tối hôm qua, Lý Hạo còn bừng bừng khí thế, suy nghĩ cả đêm về đối sách dẹp loạn yên dân. Hắn còn định bụng sẽ làm ra một loạt chính sách canh tân đổi mới, giúp cho lê dân bá tánh ca ngợi tung hô, được đời đời truyền lại, lưu danh hậu thế. Hắn những tưởng mọi chuyện sẽ đơn giản như lông gà vỏ tỏi, chỉ cần một đạo thánh chỉ là giải quyết được hết vấn đề. Hắn là ai chứ? Là vua một nước, vua nắm mọi quyền hành sinh sát trong tay, kẻ nào dám chống, tru di cửu tộc, giết sạch không tha.
Nhưng, đúng vậy, phải dùng chữ nhưng. Bởi vì hắn đang ở trong một hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm, như ngàn cân treo sợi tóc. Nếu như Lý Hạo dám mở miệng hô câu đó với Tô Trung Từ, người chết đầu tiên không phải ai khác, lại chính là hắn.
Một sự thực hiển nhiên, mọi quyền hành trong triều đã rơi vào tay gia tộc họ Trần. Những vị trí cốt cán, quan trọng đều là người của chúng, nếu không phải họ Trần, cũng là họ Tô. Bộ lại đứng đầu là ai? Là thượng thư bộ lại Nguyễn Ma La, là nữ tế của Tô Trung Từ. Bộ binh đứng đầu là ai? Là thượng thư bộ binh Trần Đản, là biểu đệ của Trần Tự Khánh. Còn nhiều chức vụ khác nữa, mà Lý Hạo không buồn nghĩ tới. Chưa hết, chúng còn nắm giữ quyền quản lý ba đội Túc vệ quân, nắm giữ quyền điều khiển khoảng một phần ba binh lính Thành vệ quân. Ngoài ra, hàng vạn binh lính của gia tộc họ Trần ở phương nam khí thế ngút trời, điên cuồng thao luyện ngày đêm, như hổ đói rình mồi, luôn đợi dịp xông thẳng tới kinh thành.
/100
|