Trần Hoằng Nghi sinh được ba người con trai là Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ. Trong ba người con ấy, mỗi người mỗi tính, mỗi người mỗi vẻ khác nhau. Từ bé cả ba người đã bộc lộ sở thích riêng biệt của mình.
Trần An Quốc thì tháo vát, khôn ngoan. Trần An Bang thì trầm tĩnh, cẩn thận. Nổi bật hơn cả là Trần Thủ Độ với sự thông minh hơn người, học một hiểu mười. Càng về sau sự khác biệt của ba người lại càng thể hiện rõ nét. Trong đó, Trần An Quốc với vai trò là anh cả trong gia đình, cộng thêm khả năng ăn nói hoạt bát đã dấn thân vào ngành nghề kinh doanh của gia tộc. Chủ yếu là là buôn muối và buôn bán các loại thủy hải sản trong gia tộc.
Bởi nắm mạch kinh tế của gia tộc, nên Trần An Quốc thường hay tổ chức yến tiệc, giao lưu với thương nhân ở khắp nơi trong cả nước, quan hệ ngoại giao với nhiều hạng người ở giới kinh doanh. Dần dà tính cách của Trần An Quốc đã bị vấy bẩn nhiều, trở thành một con buôn chính hiệu. Trong đầu hắn luôn chỉ toan tính làm cách nào thu vén được lợi ích thật nhiều, nó trở thành châm ngôn, trở thành lý tưởng sống của hắn.
Mưa đêm vẫn rơi không dứt. Trong phủ đệ của Trần An Quốc, ở phòng khách, ánh nến chập chờn in hai bóng người hắt lên tường. Hai cái bóng đang nghiêng nghiêng trên mặt tường là cái bóng của Trần An Quốc và Bùi Thị Hồng, vợ cả của hắn. Trần An Quốc đang lật giở sổ sách chi tiêu hàng tháng ra tính toán, còn Bùi Thị Hồng đi đi lại lại giữa phòng, sốt sắng lên tiếng, phá tan bầu không khí tĩnh mịch trong phòng: “Ông xem thằng bé đi đâu mà giờ này chưa về? Tôi lo quá. Tôi cứ cảm thấy ruột gan bồn chồn thế nào ấy.”
Trần An Quốc vẫn vùi đầu vào quyển sổ chăm chú đọc, xẵng giọng: “Bà cứ vớ vẩn, cái thằng bất học vô thuật đó ngày nào chẳng đi chơi tới khuya lắc khuya lơ mới chịu mò về nhà. Yên tâm đi, chốc nữa nó là mò về rồi. Đừng có làm phiền tôi... tôi đang mải tính toán thu nhập cuối năm. Năm nay nhà ta phải lời to rồi, hà hà.”
Bùi Thị Hồng không phải là người đàn bà đẹp, nhưng nàng có nét mặn mà, đằm thắm riêng biệt. Gia tộc họ Bùi ở vùng ven biển phía nam nước Đại Việt cũng được xếp vào gia tộc lớn mạnh. Và gia tộc này quản lý hệ thống giao thông đường thủy dọc các sông từu phương nam lên tận kinh thành, mọi thuyền đò, bến nước ở các con sông hầu hết đều là tài sản của gia tộc họ Bùi. Cuộc hôn nhân của Trần An Quốc và Bùi Thị Hồng là một cuộc hôn nhân chính trị điển hình. Với lại Trần An Quốc cũng rất vui vẻ chấp thuận cuộc hôn nhân ấy, trong mắt hắn đàn bà đẹp hay xấu không hề quan trọng, chỉ cần có lợi ích là hắn sẵn sàng xả thân vì gia tộc!?
“Ông thì lúc nào cũng tiền với tiền, vợ con ông có chết hết ông cũng không thèm quan tâm luôn hay gì? Còn không cho người đi tìm thằng bé về đi. Ruột gan tôi cứ sôi hết cả lên đây này. Ông không đi thì để tôi đi.” Bùi Thị Hồng nghe Trần An Quốc nói thế, tức anh ách, giậm chân mắng lại vài câu, đoạn đi ra cửa.
Chợt có tiếng huyên náo ngoài cổng phủ truyền tới, Thị Hồng tất tưởi đội cả mưa chạy ra cổng. Nghe tiếng người ngựa ồn ào, Thị Hồng chạy vội tới, thì thấy Trần An Đông đang ngồi trên cáng được khiêng bởi hai tên lính. Trái tim Thị Hồng như thắt lại, nàng đau xót gào lớn: “Ôi giời ơi là giời, con ơi là con. Sao lại ra nông nỗi này hả con? Ôi con tôi, ai làm con tôi ra nông nỗi này thế hả giời?!”
Thị Hồng khóc nức nở, ôm chầm lấy cậu con trai quý tử của mình, ngó tới ngó lui khắp lượt. Trần An Đông toan bước xuống cáng, xấu hổ bảo: “Mẹ... mẹ làm cái gì đấy, con đã chết đâu mà mẹ khóc lóc cái gì chứ?”
“Đừng có xuống, xuống làm cái gì? Chân cẳng thế này mà còn đòi đi lại nữa. Cứ ngồi yên ở đấy.” Thị Hồng giữ rịt lấy tay con trai, kế đến ra lệnh cho hai tên lính đang khiêng cáng: “Hai ngươi nhanh lên, còn đứng ngơ ngác ở đấy hả? Mau đưa cậu vào, cậu mà bị cảm lạnh thì chết với bà, có nghe rõ chửa?”
“Vâng, thưa lệnh bà.” Hai tên lính rốt rít nâng cáng lên, nhanh chóng đi vào trong nhà. Hai gã đúng là bị chửi oan mà, là do Bùi Thị Hồng ôm riết lấy cậu con, đau xót khóc thương hết cả nửa ngày, giờ lại quay ngang nhiếc móc hai gã, có ức không cơ chứ? Phải chịu thôi, phận làm hạng tiểu nhân nhỏ bé thì sao mà so sánh được với những mệnh phụ phu nhân, quyền thế cao vói nhường này.
“Có chuyện gì mà ngoài này đông người thế? Không biết lúc ta đang tính toán sổ sách thì không được làm ồn à?” Trần An Quốc khệ nệ đi ra cửa, hai bên má phệ xuống kết hợp với cái bụng nhô cao của hắn nhún lên nhún xuống, trông hắn như một bức tượng phật di lặc biết chuyển động.
“Gì vậy? An Đông! Mày bị sao vậy hả?” Trần An Quốc trông thấy thằng con trai độc nhất băng bó đầy mình, trợn tròn mắt, gầm lên.
“Ông quát tháo cái gì? Con nó thành ra thế này, mà ông còn dám đứng đó hô to gọi nhỏ? Ông mà còn lớn tiếng lần nữa thì ông chết với tôi, mau biến vào nhà cho tôi.” Bùi Thị Hồng hai tay chống nạnh, rít lớn.
Trần An Quốc ngậm ngay miệng lại, nép nép người, đi lủi lủi theo cây cột trước cửa nhà lẩn nhanh vào trong phòng khách như con chạch chui xuống bùn. Thực ra Trần An Quốc là một kẻ sợ vợ, vì nền kinh tế trong nhà phất lên như diều gặp gió phần lớn là nhờ hậu thuẫn của gia đình bên vợ. Trần An Quốc luôn tự nhủ mình là người biết điều nên không thèm chấp với những hạng đàn bà không biết tôn ti trật tự, mình là đàn ông thanh lịch tao nhã cơ mà, ai lại đi đôi co với đàn bà bao giờ, thôi thì một điều nhịn chín điều lành, sợ vợ mình chứ có sợ vợ ai đâu mà chết cơ chứ.
Hai tên lính khiêng cáng được chứng kiến tình cảnh trớ trêu của quan trên, nhăn răng nín cười, ho khục khặc liên hồi, gắng gượng đưa Trần An Đông vào trong nhà. Trần Trí Giang chỉ đạo đám lính hộ vệ canh gác vòng ngoài, cho một toán lính khác đi tuần tra xung quanh, sau đó bước vào phòng khách.
Trần An Quốc lúc bấy giờ đứng ở giữa phòng, hắng giọng với hai tên lính: “Đưa cậu vào phòng đi, kêu đám nô tỳ lo lắng chu đáo cho cậu. Đi kêu thầy lang giỏi nhất kinh thành tới đây, có gì sai sót ta cắt chân các ngươi, làm nhanh lên.” Nói xong, hắn quay sang cười nịnh với Bùi Thị Hồng: “Bà thấy còn cần làm gì nữa không, tôi bảo chúng nó làm luôn một thể.”
Trần An Quốc thì tháo vát, khôn ngoan. Trần An Bang thì trầm tĩnh, cẩn thận. Nổi bật hơn cả là Trần Thủ Độ với sự thông minh hơn người, học một hiểu mười. Càng về sau sự khác biệt của ba người lại càng thể hiện rõ nét. Trong đó, Trần An Quốc với vai trò là anh cả trong gia đình, cộng thêm khả năng ăn nói hoạt bát đã dấn thân vào ngành nghề kinh doanh của gia tộc. Chủ yếu là là buôn muối và buôn bán các loại thủy hải sản trong gia tộc.
Bởi nắm mạch kinh tế của gia tộc, nên Trần An Quốc thường hay tổ chức yến tiệc, giao lưu với thương nhân ở khắp nơi trong cả nước, quan hệ ngoại giao với nhiều hạng người ở giới kinh doanh. Dần dà tính cách của Trần An Quốc đã bị vấy bẩn nhiều, trở thành một con buôn chính hiệu. Trong đầu hắn luôn chỉ toan tính làm cách nào thu vén được lợi ích thật nhiều, nó trở thành châm ngôn, trở thành lý tưởng sống của hắn.
Mưa đêm vẫn rơi không dứt. Trong phủ đệ của Trần An Quốc, ở phòng khách, ánh nến chập chờn in hai bóng người hắt lên tường. Hai cái bóng đang nghiêng nghiêng trên mặt tường là cái bóng của Trần An Quốc và Bùi Thị Hồng, vợ cả của hắn. Trần An Quốc đang lật giở sổ sách chi tiêu hàng tháng ra tính toán, còn Bùi Thị Hồng đi đi lại lại giữa phòng, sốt sắng lên tiếng, phá tan bầu không khí tĩnh mịch trong phòng: “Ông xem thằng bé đi đâu mà giờ này chưa về? Tôi lo quá. Tôi cứ cảm thấy ruột gan bồn chồn thế nào ấy.”
Trần An Quốc vẫn vùi đầu vào quyển sổ chăm chú đọc, xẵng giọng: “Bà cứ vớ vẩn, cái thằng bất học vô thuật đó ngày nào chẳng đi chơi tới khuya lắc khuya lơ mới chịu mò về nhà. Yên tâm đi, chốc nữa nó là mò về rồi. Đừng có làm phiền tôi... tôi đang mải tính toán thu nhập cuối năm. Năm nay nhà ta phải lời to rồi, hà hà.”
Bùi Thị Hồng không phải là người đàn bà đẹp, nhưng nàng có nét mặn mà, đằm thắm riêng biệt. Gia tộc họ Bùi ở vùng ven biển phía nam nước Đại Việt cũng được xếp vào gia tộc lớn mạnh. Và gia tộc này quản lý hệ thống giao thông đường thủy dọc các sông từu phương nam lên tận kinh thành, mọi thuyền đò, bến nước ở các con sông hầu hết đều là tài sản của gia tộc họ Bùi. Cuộc hôn nhân của Trần An Quốc và Bùi Thị Hồng là một cuộc hôn nhân chính trị điển hình. Với lại Trần An Quốc cũng rất vui vẻ chấp thuận cuộc hôn nhân ấy, trong mắt hắn đàn bà đẹp hay xấu không hề quan trọng, chỉ cần có lợi ích là hắn sẵn sàng xả thân vì gia tộc!?
“Ông thì lúc nào cũng tiền với tiền, vợ con ông có chết hết ông cũng không thèm quan tâm luôn hay gì? Còn không cho người đi tìm thằng bé về đi. Ruột gan tôi cứ sôi hết cả lên đây này. Ông không đi thì để tôi đi.” Bùi Thị Hồng nghe Trần An Quốc nói thế, tức anh ách, giậm chân mắng lại vài câu, đoạn đi ra cửa.
Chợt có tiếng huyên náo ngoài cổng phủ truyền tới, Thị Hồng tất tưởi đội cả mưa chạy ra cổng. Nghe tiếng người ngựa ồn ào, Thị Hồng chạy vội tới, thì thấy Trần An Đông đang ngồi trên cáng được khiêng bởi hai tên lính. Trái tim Thị Hồng như thắt lại, nàng đau xót gào lớn: “Ôi giời ơi là giời, con ơi là con. Sao lại ra nông nỗi này hả con? Ôi con tôi, ai làm con tôi ra nông nỗi này thế hả giời?!”
Thị Hồng khóc nức nở, ôm chầm lấy cậu con trai quý tử của mình, ngó tới ngó lui khắp lượt. Trần An Đông toan bước xuống cáng, xấu hổ bảo: “Mẹ... mẹ làm cái gì đấy, con đã chết đâu mà mẹ khóc lóc cái gì chứ?”
“Đừng có xuống, xuống làm cái gì? Chân cẳng thế này mà còn đòi đi lại nữa. Cứ ngồi yên ở đấy.” Thị Hồng giữ rịt lấy tay con trai, kế đến ra lệnh cho hai tên lính đang khiêng cáng: “Hai ngươi nhanh lên, còn đứng ngơ ngác ở đấy hả? Mau đưa cậu vào, cậu mà bị cảm lạnh thì chết với bà, có nghe rõ chửa?”
“Vâng, thưa lệnh bà.” Hai tên lính rốt rít nâng cáng lên, nhanh chóng đi vào trong nhà. Hai gã đúng là bị chửi oan mà, là do Bùi Thị Hồng ôm riết lấy cậu con, đau xót khóc thương hết cả nửa ngày, giờ lại quay ngang nhiếc móc hai gã, có ức không cơ chứ? Phải chịu thôi, phận làm hạng tiểu nhân nhỏ bé thì sao mà so sánh được với những mệnh phụ phu nhân, quyền thế cao vói nhường này.
“Có chuyện gì mà ngoài này đông người thế? Không biết lúc ta đang tính toán sổ sách thì không được làm ồn à?” Trần An Quốc khệ nệ đi ra cửa, hai bên má phệ xuống kết hợp với cái bụng nhô cao của hắn nhún lên nhún xuống, trông hắn như một bức tượng phật di lặc biết chuyển động.
“Gì vậy? An Đông! Mày bị sao vậy hả?” Trần An Quốc trông thấy thằng con trai độc nhất băng bó đầy mình, trợn tròn mắt, gầm lên.
“Ông quát tháo cái gì? Con nó thành ra thế này, mà ông còn dám đứng đó hô to gọi nhỏ? Ông mà còn lớn tiếng lần nữa thì ông chết với tôi, mau biến vào nhà cho tôi.” Bùi Thị Hồng hai tay chống nạnh, rít lớn.
Trần An Quốc ngậm ngay miệng lại, nép nép người, đi lủi lủi theo cây cột trước cửa nhà lẩn nhanh vào trong phòng khách như con chạch chui xuống bùn. Thực ra Trần An Quốc là một kẻ sợ vợ, vì nền kinh tế trong nhà phất lên như diều gặp gió phần lớn là nhờ hậu thuẫn của gia đình bên vợ. Trần An Quốc luôn tự nhủ mình là người biết điều nên không thèm chấp với những hạng đàn bà không biết tôn ti trật tự, mình là đàn ông thanh lịch tao nhã cơ mà, ai lại đi đôi co với đàn bà bao giờ, thôi thì một điều nhịn chín điều lành, sợ vợ mình chứ có sợ vợ ai đâu mà chết cơ chứ.
Hai tên lính khiêng cáng được chứng kiến tình cảnh trớ trêu của quan trên, nhăn răng nín cười, ho khục khặc liên hồi, gắng gượng đưa Trần An Đông vào trong nhà. Trần Trí Giang chỉ đạo đám lính hộ vệ canh gác vòng ngoài, cho một toán lính khác đi tuần tra xung quanh, sau đó bước vào phòng khách.
Trần An Quốc lúc bấy giờ đứng ở giữa phòng, hắng giọng với hai tên lính: “Đưa cậu vào phòng đi, kêu đám nô tỳ lo lắng chu đáo cho cậu. Đi kêu thầy lang giỏi nhất kinh thành tới đây, có gì sai sót ta cắt chân các ngươi, làm nhanh lên.” Nói xong, hắn quay sang cười nịnh với Bùi Thị Hồng: “Bà thấy còn cần làm gì nữa không, tôi bảo chúng nó làm luôn một thể.”
/100
|