Bên dưới mái đình trong vườn hoa ở phủ Trần Trung Văn, Lý Hạo cùng với Trần Trung Văn lặng lẽ ngồi nghe tiếng tiêu du dương, lúc vút cao, lúc trầm lắng. Trần Huyền Trân mặc y phục trắng, mái tóc xõa dài buông thả sang một bên vai, càng tôn thêm vẻ đẹp quyến rũ mê hồn. Nàng vẫn đội chiếc nón có miếng vải đen mỏng che hơn nửa khuôn mặt, đôi môi đỏ hồng của nàng đang kề vào chiếc tiêu đỏ hồng thổi lên những khúc nhạc tuyệt vời của chốn nhân gian.
Khi tiếng nhạc trầm bổng ấy ngừng hẳn, Lý Hạo vẫn còn đắm chìm trong xúc cảm, giờ đây tâm hồn của hắn như phiêu dạt về thời thơ ấu, những tháng ngày hạnh phúc nhất cuộc đời hắn khi ở bên người sư phụ mà hắn luôn luôn tôn thờ. Trần Huyền Trân quay sang nhìn Lý Hạo, mỉm cười: “Hình như Hoàng Thượng rất thích khúc nhạc này.”
Nghe tiếng nói ngọt ngào của mỹ nhân cất lên, Lý Hạo mới tỉnh lại từ trong mộng tưởng: “Đây là lần đầu trong đời mình, trẫm được nghe khúc nhạc tuyệt vời như vậy, có lẽ chỉ chốn thần tiên mới tồn tại khúc nhạc này, quả là tiên khúc giữa nhân gian. Phải chăng khanh đã tốn nhiều tâm huyết vào khúc nhạc vừa rồi?”
“Hoàng thượng quá khen. Dân nữ chỉ vô tình sáng tác khúc nhạc này trong một lần ngắm cảnh thiên nhiên khi đứng trên đỉnh núi. Lúc ấy dân nữ chỉ biết rằng, tâm hồn dường như đã tương liên với thiên nhiên, hòa mình vào những âm thanh, những hình ảnh của từng hàng cây ngọn cỏ, cơn gió thoảng qua, những áng mây đang bay lững lờ trước mặt. Nhưng về sau, dân nữ cố tìm lại cảm giác kỳ diệu ấy mà không thể nào.” Trần Huyền Trân dịu dàng đáp.
“Trẫm hiểu, cảnh giới mà khanh đã thể nghiệm, thực khó để tìm lại lần nữa, không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông.” Lý Hạo nở nụ cười mà hắn cho rằng quyến rũ nhất.
“Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông.” Trần Huyền Trân ngạc nhiên, tự nhẩm.
Lý Hạo đắc ý khi đã khơi gợi được tâm lý hiếu kỳ của nàng. Hắn biết đối với nàng không thể dùng cách thô tục, thông thường để cướp nàng vào tay. Kiểu mẫu như Trần Huyền Trân là kiểu mẫu siêu trần thoát tục, không có hứng thú với những chuyện đã hiểu rõ tận tường. Hắn phải chứng tỏ được bản lĩnh và tài năng của mình, rồi từ đó mới dần dần chiếm lĩnh trái tim nàng.
Trần Trung Văn ngồi ở phía đối diện với Lý Hạo, từ tốn lên tiếng, vẻ mặt của hắn giờ đây đã không còn xanh xao, thay vào đó là khuôn mặt trắng hồng đầy sức sống: “Bẩm hoàng thượng, xin hoàng thượng cho tiểu dân biết lúc nào tiểu dân lên đường là thích hợp nhất?”
“Không cần gấp, khanh cứ nghỉ ngơi dưỡng sức, qua đợt tết nguyên đán rồi hãy khởi hành cũng chưa muộn.” Lý Hạo đang trong tình trạng phiêu diêu tự kỷ, bị câu hỏi của Trần Trung Văn kéo về với thực tại, thoáng chau mày liền trả lời.
“Thưa hoàng thượng, dân nữ mạo muội hỏi hoàng thượng một câu. Đạo trị quốc của hoàng thượng là gì?” Trần Huyền Trân dịu dàng nói.
“Tới rồi, mỹ nhân muốn kiểm nghiệm tài năng trị nước của mình có xứng đáng để nàng dốc sức trợ giúp hay không đây mà!” Lý Hạo thầm nghĩ, đoạn ung dung đáp: “Điều này trẫm đã trăn trở, băn khoăn rất nhiều, cho đến hiện tại, trẫm mới thấu hiểu để trị quốc cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa pháp trị và đức trị.”
“Kết hợp giữa pháp trị và đức trị? Hoàng thượng có thể giải thích rõ hơn được không ạ?” Trần Huyền Trân mạnh dạn hỏi tiếp.
Trần Trung Văn trầm tĩnh nhấp một ngụm trà, mắt nhìn hòn giả sơn ở phía sau lưng Lý Hạo.
Lý Hạo phẩy cây quạt vải màu vàng có thêu rồng phượng uốn quanh đánh xoạt một cái, tự quạt cho mình, trầm ngâm nói: “Pháp trị là gì? Pháp trị nghĩa là dùng pháp luật để trị vì dân chúng. Đức trị là gì? Đức trị nghĩa là dùng đạo đức để trị vì dân chúng. Từ ngàn xưa cổ nhân, thánh hiền đã tranh cãi rất nhiều về hai tư tưởng trị vì này, họ đều đưa ra những luận điểm, chứng cứ lịch sử để bảo vệ tư tưởng của mình. Trẫm đã từng đọc đi đọc lại rất nhiều lần những cổ thư liên quan đến vấn đề ấy. Trẫm luôn tự vấn lương tâm, trăn trở để tìm ra phương thức trị vì đất nước một cách hữu hiệu nhất. Có thể thấy rõ pháp luật và đạo đức là hai lĩnh vực khác nhau thuộc hai hình thái ý thức xã hội khác nhau, nhưng hai vấn đề này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Pháp luật là một biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức, ngược lại đạo đức là những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được mọi người thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với người khác, nhưng nhiều khi rất cần sự hỗ trợ của pháp luật. Bởi vì nếu không kết hợp với tính nghiêm minh của pháp luật thì giáo dục đạo đức trở thành vô nghĩa.”
Dừng lại một lúc, quan sát biểu hiện trên nét mặt của hai anh em họ Trần, Lý Hạo mỉm cười tiếp lời: “Trẫm đánh giá đạo đức là gốc, pháp luật là chuẩn. Trong cái nhất thể đức trị và pháp trị, xét về cội nguồn thì thiện, đức có trước và là gốc của lệ, luật. Mà xét về công dụng đối với đời sống xã hội thì đạo đức gây men sống, còn pháp luật là chuẩn, xác định mức độ phạm vi, phương pháp tác động của men sống ấy chỉ đạo hành động con người và bảo đảm cho hành động ấy có hiệu quả đối với xã hội. Pháp luật là tất yếu cần cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, làm hình thành mọi quan hệ xã hội hợp với chuẩn đã định. Không có pháp luật thì xã hội khó mà tồn tại được. Cho nên nếu như trẫm có thể nắm vững giang sơn trong lòng bàn tay này, việc đầu tiên trẫm làm là tự thân lo việc soạn thảo lại luật lệ triều đình, kỷ cương phép nước.”
Lý Hạo đã ngưng lời, nhưng Trần Trung Văn vẫn còn cúi đầu suy nghĩ rất lâu, Trần Huyền Trân ngạc nhiên rất nhiều. Từ khi Lý Hạo bắt đầu nêu ra luận điểm kết hợp giữa đức trị và pháp trị, nàng đã rất tò mò về luận điểm hoàn toàn mới mẻ ấy, nàng vừa chăm chú lắng nghe từng lời Lý Hạo vừa chìm vào phân tích những lời ấy, từng câu từng chữ đều ẩn chứa những triết lý sâu xa mà lại gần gũi với đời sống hàng ngày, cho đến khi Lý Hạo đã dứt lời lúc nào mà nàng cũng không hay. Nàng ngầm đánh giá vị vua trẻ tuổi kia quả là có những tư tưởng tân tiến, lạ kỳ
Khi tiếng nhạc trầm bổng ấy ngừng hẳn, Lý Hạo vẫn còn đắm chìm trong xúc cảm, giờ đây tâm hồn của hắn như phiêu dạt về thời thơ ấu, những tháng ngày hạnh phúc nhất cuộc đời hắn khi ở bên người sư phụ mà hắn luôn luôn tôn thờ. Trần Huyền Trân quay sang nhìn Lý Hạo, mỉm cười: “Hình như Hoàng Thượng rất thích khúc nhạc này.”
Nghe tiếng nói ngọt ngào của mỹ nhân cất lên, Lý Hạo mới tỉnh lại từ trong mộng tưởng: “Đây là lần đầu trong đời mình, trẫm được nghe khúc nhạc tuyệt vời như vậy, có lẽ chỉ chốn thần tiên mới tồn tại khúc nhạc này, quả là tiên khúc giữa nhân gian. Phải chăng khanh đã tốn nhiều tâm huyết vào khúc nhạc vừa rồi?”
“Hoàng thượng quá khen. Dân nữ chỉ vô tình sáng tác khúc nhạc này trong một lần ngắm cảnh thiên nhiên khi đứng trên đỉnh núi. Lúc ấy dân nữ chỉ biết rằng, tâm hồn dường như đã tương liên với thiên nhiên, hòa mình vào những âm thanh, những hình ảnh của từng hàng cây ngọn cỏ, cơn gió thoảng qua, những áng mây đang bay lững lờ trước mặt. Nhưng về sau, dân nữ cố tìm lại cảm giác kỳ diệu ấy mà không thể nào.” Trần Huyền Trân dịu dàng đáp.
“Trẫm hiểu, cảnh giới mà khanh đã thể nghiệm, thực khó để tìm lại lần nữa, không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông.” Lý Hạo nở nụ cười mà hắn cho rằng quyến rũ nhất.
“Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông.” Trần Huyền Trân ngạc nhiên, tự nhẩm.
Lý Hạo đắc ý khi đã khơi gợi được tâm lý hiếu kỳ của nàng. Hắn biết đối với nàng không thể dùng cách thô tục, thông thường để cướp nàng vào tay. Kiểu mẫu như Trần Huyền Trân là kiểu mẫu siêu trần thoát tục, không có hứng thú với những chuyện đã hiểu rõ tận tường. Hắn phải chứng tỏ được bản lĩnh và tài năng của mình, rồi từ đó mới dần dần chiếm lĩnh trái tim nàng.
Trần Trung Văn ngồi ở phía đối diện với Lý Hạo, từ tốn lên tiếng, vẻ mặt của hắn giờ đây đã không còn xanh xao, thay vào đó là khuôn mặt trắng hồng đầy sức sống: “Bẩm hoàng thượng, xin hoàng thượng cho tiểu dân biết lúc nào tiểu dân lên đường là thích hợp nhất?”
“Không cần gấp, khanh cứ nghỉ ngơi dưỡng sức, qua đợt tết nguyên đán rồi hãy khởi hành cũng chưa muộn.” Lý Hạo đang trong tình trạng phiêu diêu tự kỷ, bị câu hỏi của Trần Trung Văn kéo về với thực tại, thoáng chau mày liền trả lời.
“Thưa hoàng thượng, dân nữ mạo muội hỏi hoàng thượng một câu. Đạo trị quốc của hoàng thượng là gì?” Trần Huyền Trân dịu dàng nói.
“Tới rồi, mỹ nhân muốn kiểm nghiệm tài năng trị nước của mình có xứng đáng để nàng dốc sức trợ giúp hay không đây mà!” Lý Hạo thầm nghĩ, đoạn ung dung đáp: “Điều này trẫm đã trăn trở, băn khoăn rất nhiều, cho đến hiện tại, trẫm mới thấu hiểu để trị quốc cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa pháp trị và đức trị.”
“Kết hợp giữa pháp trị và đức trị? Hoàng thượng có thể giải thích rõ hơn được không ạ?” Trần Huyền Trân mạnh dạn hỏi tiếp.
Trần Trung Văn trầm tĩnh nhấp một ngụm trà, mắt nhìn hòn giả sơn ở phía sau lưng Lý Hạo.
Lý Hạo phẩy cây quạt vải màu vàng có thêu rồng phượng uốn quanh đánh xoạt một cái, tự quạt cho mình, trầm ngâm nói: “Pháp trị là gì? Pháp trị nghĩa là dùng pháp luật để trị vì dân chúng. Đức trị là gì? Đức trị nghĩa là dùng đạo đức để trị vì dân chúng. Từ ngàn xưa cổ nhân, thánh hiền đã tranh cãi rất nhiều về hai tư tưởng trị vì này, họ đều đưa ra những luận điểm, chứng cứ lịch sử để bảo vệ tư tưởng của mình. Trẫm đã từng đọc đi đọc lại rất nhiều lần những cổ thư liên quan đến vấn đề ấy. Trẫm luôn tự vấn lương tâm, trăn trở để tìm ra phương thức trị vì đất nước một cách hữu hiệu nhất. Có thể thấy rõ pháp luật và đạo đức là hai lĩnh vực khác nhau thuộc hai hình thái ý thức xã hội khác nhau, nhưng hai vấn đề này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Pháp luật là một biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức, ngược lại đạo đức là những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được mọi người thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với người khác, nhưng nhiều khi rất cần sự hỗ trợ của pháp luật. Bởi vì nếu không kết hợp với tính nghiêm minh của pháp luật thì giáo dục đạo đức trở thành vô nghĩa.”
Dừng lại một lúc, quan sát biểu hiện trên nét mặt của hai anh em họ Trần, Lý Hạo mỉm cười tiếp lời: “Trẫm đánh giá đạo đức là gốc, pháp luật là chuẩn. Trong cái nhất thể đức trị và pháp trị, xét về cội nguồn thì thiện, đức có trước và là gốc của lệ, luật. Mà xét về công dụng đối với đời sống xã hội thì đạo đức gây men sống, còn pháp luật là chuẩn, xác định mức độ phạm vi, phương pháp tác động của men sống ấy chỉ đạo hành động con người và bảo đảm cho hành động ấy có hiệu quả đối với xã hội. Pháp luật là tất yếu cần cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, làm hình thành mọi quan hệ xã hội hợp với chuẩn đã định. Không có pháp luật thì xã hội khó mà tồn tại được. Cho nên nếu như trẫm có thể nắm vững giang sơn trong lòng bàn tay này, việc đầu tiên trẫm làm là tự thân lo việc soạn thảo lại luật lệ triều đình, kỷ cương phép nước.”
Lý Hạo đã ngưng lời, nhưng Trần Trung Văn vẫn còn cúi đầu suy nghĩ rất lâu, Trần Huyền Trân ngạc nhiên rất nhiều. Từ khi Lý Hạo bắt đầu nêu ra luận điểm kết hợp giữa đức trị và pháp trị, nàng đã rất tò mò về luận điểm hoàn toàn mới mẻ ấy, nàng vừa chăm chú lắng nghe từng lời Lý Hạo vừa chìm vào phân tích những lời ấy, từng câu từng chữ đều ẩn chứa những triết lý sâu xa mà lại gần gũi với đời sống hàng ngày, cho đến khi Lý Hạo đã dứt lời lúc nào mà nàng cũng không hay. Nàng ngầm đánh giá vị vua trẻ tuổi kia quả là có những tư tưởng tân tiến, lạ kỳ
/100
|