Hoàng Dung chỉ muốn thử một chút ba nam hài mà thôi, Dương Quá thông minh vừa nghe liền hiểu trong đó ẩn ý, Võ Tu Văn và Võ Đôn Nhu quả thật không bằng được.
Đối với kết quả này, Hoàng Dung như đã liệu định từ trước, trong lòng khẽ thở dài, liền nói sang chuyện khác: Phi Thiên giáo tại Băng Long Học Viên có mở lớp học, khóa cơ bản ngoài dạy tiếng Việt còn có dạy đạo lý làm người.
Dạy đạo lý làm người, cái này con biết. Tiểu Võ Võ Tu Văn lanh lợi liền giành trước.
Nhân chi sơ, tính bổn thiện, Tính tương cận, tập tương viễn, Cẩu bất giáo, tính nãi thiên, Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên. Võ Tu Văn vừa đọc vừa lắc lư cái đầu, sau đó mặt nghiêm túc phân tích: Phàm con người ta mới sinh ra đều có cái bản tánh tốt lành. Vì cái tánh lành ấy giống nhau nên giúp họ gần nhau; nhưng khi lớn lên, hòa nhập với xã hội, nhiễm nhiều thói tục ở đời khiến cho tính tình của họ khác đi và thành ra xa nhau. Nếu như con người ta chẳng được giáo dục, dạy dỗ thì tánh lành thuở ban đầu ấy sẽ trở nên thay đổi tùy theo môi trường mà họ tiếp xúc. Về đường lối giáo dục, dạy dỗ con cái thì lấy đức chuyên làm trọng.
Dưỡng bất giáo, phụ chi quá, Giáo bất nghiêm, sư chi đọa, Tử bất học, phi sở nghi, Ấu bất học, lão hà vi? Dương Quá cũng không chịu thua kém, vừa đọc bài mà Hoàng Dung dạy mình kỹ nhất vừa lắc lư cái đầu: Nuôi con mà chẳng dạy dỗ, ấy là lỗi của người cha. Dạy học mà chẳng nghiêm, ấy là quấy của ông thầy. Kẻ làm con mà chẳng học, chẳng phải lẽ nên vậy. Lúc nhỏ chẳng học thì lớn lên tới già rồi sẽ làm gì?
Ngọc bất trác, bất thành khí, Nhân bất học, bất tri nghĩa, Vi nhân tử, phương thiếu thời, Thân sư hữu, tập lễ nghi. Võ Đôn Nhu chẳng hiểu đang diễn ra chuyện gì, thấy hai người như thế hắn cũng làm một bài: Hòn ngọc không đẽo gọt thì chẳng nên món đồ; người ta không học thì chẳng biết nghĩa lý. Cho nên phận làm con, đương lúc còn trẻ, phải thân cận với thầy và bạn để học tập lễ nghi.
Ba tên tiểu tử thi nhau đọc xong còn cảm thấy khá đắc ý đang mong được khen ngợi, Hoàng Dung gương mặt đầy ý cười nói: Các ngươi hình như đã quên, tam đại giáo chủ là người Đại Việt, Tam Tự Kinh tại đây chỉ là hàng loại hai mà thôi! Tại Đại Việt muốn dạy con cháu cách làm người là kể truyện cổ tích.
Tam Tự Kinh tại đây không dùng được? Đúng là hàng loại hai. Dương Quá, Võ Đôn Nhu, Võ Tu Văn lòng thầm không vui, phí khá nhiều công sức để học vậy mà.
Truyện cổ tích? Nương kể thử một truyện đi. Quách Phù mặt đầy hiếu kỳ, giọng nũng nịu nói.
Hoàng Dung thấy bốn hài tử như thể cũng dành chiều theo: Truyện cổ tích đầu tiên là ‘Sang tàu đòi nợ’!!
Truyện kể!
Ở một vùng quê nọ có một đôi vợ chồng nghèo, sau nhiều năm mới có được một đứa con trai, chàng trai ăn uống rất khỏe bao nhiêu cũng không đủ, dù đôi vợ chồng nghèo đã làm thêm nhiều việc và được sự giúp đỡ của làng xóm.
Khi trong nhà và làng xóm cũng hết cách, người cha mới gọi con trai mình lại và nói rằng:
- Con cũng đã khôn lớn rồi, cha mẹ cũng sắp gần đất xa trời, không thể làm việc nuôi con được nữa. Khi trước nhà ta khá giả, lúc đó hoàng đế Trung Nguyên có vay nhà ta 70 vạn Đồng cả Kim tệ cà Ngân tệ. Nay con hãy đi sang đó ‘TÌM CÁCH’ đòi nợ mà ăn.
Người con trai nghe cha dặn dò liền đi. Đến vùng núi phương Tây, chàng thấy đại hán đang chăm chỉ đào núi, liền chạy đến hỏi:
- Này anh, anh đang làm gì vậy?
Đại hắn thấy anh chàng hỏi thì trả lời:
- Tôi đang đào xuyên núi, tìm vàng bạc châu báu bên trong.
Anh chàng thấy thú vị, sau khi trò chuyện liền cùng kết bái anh em. Nhớ tới chuyện chính anh liền rủ:
- Anh theo tôi sang đòi nợ vua Trung Nguyên, khi đó tha hồ lấy tiền mà ăn chơi, còn việc đào núi này để đó khi về rồi tiếp tục sau.
Đại hắn nghe thấy cũng có đạo lí, liền cùng anh đi.
Trên đường đi, vào một ngày, họ đến trước một ngọn núi. Trên hòn đá lớn dưới chân núi có một chàng trai trẻ tuổi đang ngồi rất nhàn hạ. Hai người thấy vậy bèn tiến tới hỏi hắn đang ngồi đấy làm gì. Hắn trả lời:
– Ta ngồi chỗ này, thi thoảng lại thổi ngã mấy cái cây rồi đem về làm củi đun.
Nghe thấy chuyện lạ, hai người liền bảo anh làm thử cho mình xem. Quả nhiên, người kia chỉ thổi nhẹ một hơi thì vô khối cây cối trước mặt đột nhiên đổ rạp xuống như vừa bị bão quét qua. Hai người vui mừng nói với anh:
– Bác có tài thế này, có thể nổi tiếng khắp thiên hạ, sao lại chọn sống ở nơi hẻo lánh này? Vậy đi! Bác cùng chúng tôi sang Trung Nguyên đòi nợ vua, coi bộ còn thú vị hơn là việc này đấy!
Nghe lời đề nghị, anh chàng ngay lập tức đồng ý. Rồi tất cả lại cùng nhau lên đường.
Cuộc hành trình sang phương bắc lại tiếp tục, mười ngày sau, mọi người đến trước một cái hồ. Từ xa đã thấy một anh chàng không ngưng lấy tay tác nước, mỗi lần tác vậy mà ¼ nước trong hồ đều bay theo. Mấy người vô cùng kính phục, vội vàng gọi lại:
- Bác đang làm gì thế?
- Tôi đang tát cạn biển, tìm vàng bạc châu báu dưới đó.
Cả bọn thấy vậy bèn bảo:
- Anh đi với bọn tôi đi, đi đòi nợ vua Trung Nguyên, sau đó về chia nhau ăn tiêu.
Anh chàng thấy vừa ý liền nói:
- Ừ! Đi thì đi.
Họ cứ đi, đi mãi rồi cuối cùng cũng đến được kinh đô Trung Nguyên, bốn anh chàng liền tìm đường vào hoàng cung. Nhưng đám lính canh cổng lại nhất quyết cản lại không cho họ vào trong. Mấy anh chàng bực tức nổi xung lên với bọn chúng:
- Bọn tao sang đòi nợ chứ có đi chơi đâu mà chúng bay cản.
Họ chút nữa thì định cho toán lính canh một trận, nhưng chàng trai ăn khỏe lại cản họ lại. Anh chàng viết một bức thư đòi nợ, sau đó kêu tên lính đem vào dâng vua.
Nhận được thư, Hoàng đế Trung Nguyên lấy làm lạ bèn sai người ra xem kẻ nào dám to gan đến đòi nợ. Viên cận thần lĩnh lệnh đi ngay, khi trở vào thì tâu lại rằng:
- Ngoài cổng có tới bốn tên người cao to từ nước Đại Việt sang, bọn chúng nói phải đòi được nợ mới chịu trở về. Bọn chúng còn định đánh cả lính canh.
Nghe tên cận thần bẩm báo, Hoàng đế không vui nhưng cũng nén bực tức cho truyền dọn yến tiệc tử tế để chuẩn bị gặp mặt bọn họ.
Bốn anh chàng được quan dưới đưa tới một phòng ăn riêng ăn uống nghỉ ngơi ở đó trong ba ngày liền. Nhưng qua ngày thứ ba, viên quan trông nom ngự thiện vì thấy họ ăn tợn quá đành phải đi bẩm báo vua là kho thức ăn của người, vì tiếp đại bốn vị khách kia giờ đã vơi đi già nửa.
Cả Hoàng đế lẫn mấy vị quan trong triều đều giật mình, vội vàng tìm cách ám toán họ đi cho đỡ phiền. Cuối cùng hạ lệnh mời bốn anh chàng đi hồ chơi thuyền, sau đó đánh chìm thuyền cho cả đám chết đuối.
Bốn anh chàng không hề hay biết nên dễ dàng sa chân vào bẫy, bị đắm truyền chìm xuống nước cả thảy. Giữa lúc nguy nan đó, một anh chàng đã nhanh tay lấy sức tát lấy tát để. Chỉ một lát, nước trong hồ cạn khô, cả bốn người thoát chết.
Thấy bọn họ vẫn lành lặn, Hoàng đế thực sự nổi giận, vội vàng sai người thiết yến, định chờ tới lúc cả bốn người no say thì cho quân vào vây giết.
Ngày hôm ấy, bốn chàng trai cũng thoải mái vô tư uống hết chén này đến chén khác không mảy may nghi ngờ. Sau khi thấy họ ngà ngà say, bốn phía phục binh ào ào xông ra đông như kiến. Cả bọn bất ngờ định chạy trốn thì bị anh chàng thổi khỏe cản lại mà nói rằng:
- Mấy anh yên tâm, để tôi cho bọn chúng xiêu dạt một phen, xem ai sợ ai!
Dứt lời, anh lấy hơi rồi thổi liền mấy cái. Toán lính của vua không chịu nổi sức gió lớn như vậy, cả đám bay tan tác như đống lá khô. Còn bên trong, bốn chàng vẫn tiếp tục ngồi ăn uống cho đến khi mãn tiệc mới thôi.
Qua lần này thì Hoàng đế Trung Nguyên thực sự cảm thấy lo sợ. Vua triệu hết các vị quan của mình lại bí mật tìm cách đối phó. Nhưng tất cả họ đều khuyên vua nên trả quách nợ đi cho xong chuyện. Vua ngập ngừng:
- Nhưng 70 vạn Đồng Kim tệ thì nhiều quá. Các khanh tìm cách bắt chúng giảm bớt đi được không?
Một viên quan vẻ mặt gian manh tâu lại rằng:
- Bệ hạ cứ bằng lòng trả. Nhưng người ra lệnh cấm các thần dân, cấm thuyền bè, xe cộ khắp nước không cho họ gánh thuê chở thuê cho chúng. Và bắt chúng phải chở hết một lần, muốn lấy bao nhiều thì lấy nhưng phải lấy sức mang đi. Như vậy dù là sức Hạng Vũ cũng chỉ mang được chừng dăm bảy ngàn Đồng là nhiều.
Vua nghe lấy làm hài lòng và đồng ý làm theo cách đó.
Ngày lấy vàng bạc cũng tới, bốn người sức mạnh đều hơn người, cứ ra sức mà lấy, kho bạc liền nhanh trống không. Đòi được nợ, bốn chàng trai trước khi về còn theo lễ cúi chào hoàng đế rồi theo đường cũ mà về nước, sau đó họ cùng nhau chia vàng bạc và sống sung túc đến cuối đời.
Số từ: 1921
Đối với kết quả này, Hoàng Dung như đã liệu định từ trước, trong lòng khẽ thở dài, liền nói sang chuyện khác: Phi Thiên giáo tại Băng Long Học Viên có mở lớp học, khóa cơ bản ngoài dạy tiếng Việt còn có dạy đạo lý làm người.
Dạy đạo lý làm người, cái này con biết. Tiểu Võ Võ Tu Văn lanh lợi liền giành trước.
Nhân chi sơ, tính bổn thiện, Tính tương cận, tập tương viễn, Cẩu bất giáo, tính nãi thiên, Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên. Võ Tu Văn vừa đọc vừa lắc lư cái đầu, sau đó mặt nghiêm túc phân tích: Phàm con người ta mới sinh ra đều có cái bản tánh tốt lành. Vì cái tánh lành ấy giống nhau nên giúp họ gần nhau; nhưng khi lớn lên, hòa nhập với xã hội, nhiễm nhiều thói tục ở đời khiến cho tính tình của họ khác đi và thành ra xa nhau. Nếu như con người ta chẳng được giáo dục, dạy dỗ thì tánh lành thuở ban đầu ấy sẽ trở nên thay đổi tùy theo môi trường mà họ tiếp xúc. Về đường lối giáo dục, dạy dỗ con cái thì lấy đức chuyên làm trọng.
Dưỡng bất giáo, phụ chi quá, Giáo bất nghiêm, sư chi đọa, Tử bất học, phi sở nghi, Ấu bất học, lão hà vi? Dương Quá cũng không chịu thua kém, vừa đọc bài mà Hoàng Dung dạy mình kỹ nhất vừa lắc lư cái đầu: Nuôi con mà chẳng dạy dỗ, ấy là lỗi của người cha. Dạy học mà chẳng nghiêm, ấy là quấy của ông thầy. Kẻ làm con mà chẳng học, chẳng phải lẽ nên vậy. Lúc nhỏ chẳng học thì lớn lên tới già rồi sẽ làm gì?
Ngọc bất trác, bất thành khí, Nhân bất học, bất tri nghĩa, Vi nhân tử, phương thiếu thời, Thân sư hữu, tập lễ nghi. Võ Đôn Nhu chẳng hiểu đang diễn ra chuyện gì, thấy hai người như thế hắn cũng làm một bài: Hòn ngọc không đẽo gọt thì chẳng nên món đồ; người ta không học thì chẳng biết nghĩa lý. Cho nên phận làm con, đương lúc còn trẻ, phải thân cận với thầy và bạn để học tập lễ nghi.
Ba tên tiểu tử thi nhau đọc xong còn cảm thấy khá đắc ý đang mong được khen ngợi, Hoàng Dung gương mặt đầy ý cười nói: Các ngươi hình như đã quên, tam đại giáo chủ là người Đại Việt, Tam Tự Kinh tại đây chỉ là hàng loại hai mà thôi! Tại Đại Việt muốn dạy con cháu cách làm người là kể truyện cổ tích.
Tam Tự Kinh tại đây không dùng được? Đúng là hàng loại hai. Dương Quá, Võ Đôn Nhu, Võ Tu Văn lòng thầm không vui, phí khá nhiều công sức để học vậy mà.
Truyện cổ tích? Nương kể thử một truyện đi. Quách Phù mặt đầy hiếu kỳ, giọng nũng nịu nói.
Hoàng Dung thấy bốn hài tử như thể cũng dành chiều theo: Truyện cổ tích đầu tiên là ‘Sang tàu đòi nợ’!!
Truyện kể!
Ở một vùng quê nọ có một đôi vợ chồng nghèo, sau nhiều năm mới có được một đứa con trai, chàng trai ăn uống rất khỏe bao nhiêu cũng không đủ, dù đôi vợ chồng nghèo đã làm thêm nhiều việc và được sự giúp đỡ của làng xóm.
Khi trong nhà và làng xóm cũng hết cách, người cha mới gọi con trai mình lại và nói rằng:
- Con cũng đã khôn lớn rồi, cha mẹ cũng sắp gần đất xa trời, không thể làm việc nuôi con được nữa. Khi trước nhà ta khá giả, lúc đó hoàng đế Trung Nguyên có vay nhà ta 70 vạn Đồng cả Kim tệ cà Ngân tệ. Nay con hãy đi sang đó ‘TÌM CÁCH’ đòi nợ mà ăn.
Người con trai nghe cha dặn dò liền đi. Đến vùng núi phương Tây, chàng thấy đại hán đang chăm chỉ đào núi, liền chạy đến hỏi:
- Này anh, anh đang làm gì vậy?
Đại hắn thấy anh chàng hỏi thì trả lời:
- Tôi đang đào xuyên núi, tìm vàng bạc châu báu bên trong.
Anh chàng thấy thú vị, sau khi trò chuyện liền cùng kết bái anh em. Nhớ tới chuyện chính anh liền rủ:
- Anh theo tôi sang đòi nợ vua Trung Nguyên, khi đó tha hồ lấy tiền mà ăn chơi, còn việc đào núi này để đó khi về rồi tiếp tục sau.
Đại hắn nghe thấy cũng có đạo lí, liền cùng anh đi.
Trên đường đi, vào một ngày, họ đến trước một ngọn núi. Trên hòn đá lớn dưới chân núi có một chàng trai trẻ tuổi đang ngồi rất nhàn hạ. Hai người thấy vậy bèn tiến tới hỏi hắn đang ngồi đấy làm gì. Hắn trả lời:
– Ta ngồi chỗ này, thi thoảng lại thổi ngã mấy cái cây rồi đem về làm củi đun.
Nghe thấy chuyện lạ, hai người liền bảo anh làm thử cho mình xem. Quả nhiên, người kia chỉ thổi nhẹ một hơi thì vô khối cây cối trước mặt đột nhiên đổ rạp xuống như vừa bị bão quét qua. Hai người vui mừng nói với anh:
– Bác có tài thế này, có thể nổi tiếng khắp thiên hạ, sao lại chọn sống ở nơi hẻo lánh này? Vậy đi! Bác cùng chúng tôi sang Trung Nguyên đòi nợ vua, coi bộ còn thú vị hơn là việc này đấy!
Nghe lời đề nghị, anh chàng ngay lập tức đồng ý. Rồi tất cả lại cùng nhau lên đường.
Cuộc hành trình sang phương bắc lại tiếp tục, mười ngày sau, mọi người đến trước một cái hồ. Từ xa đã thấy một anh chàng không ngưng lấy tay tác nước, mỗi lần tác vậy mà ¼ nước trong hồ đều bay theo. Mấy người vô cùng kính phục, vội vàng gọi lại:
- Bác đang làm gì thế?
- Tôi đang tát cạn biển, tìm vàng bạc châu báu dưới đó.
Cả bọn thấy vậy bèn bảo:
- Anh đi với bọn tôi đi, đi đòi nợ vua Trung Nguyên, sau đó về chia nhau ăn tiêu.
Anh chàng thấy vừa ý liền nói:
- Ừ! Đi thì đi.
Họ cứ đi, đi mãi rồi cuối cùng cũng đến được kinh đô Trung Nguyên, bốn anh chàng liền tìm đường vào hoàng cung. Nhưng đám lính canh cổng lại nhất quyết cản lại không cho họ vào trong. Mấy anh chàng bực tức nổi xung lên với bọn chúng:
- Bọn tao sang đòi nợ chứ có đi chơi đâu mà chúng bay cản.
Họ chút nữa thì định cho toán lính canh một trận, nhưng chàng trai ăn khỏe lại cản họ lại. Anh chàng viết một bức thư đòi nợ, sau đó kêu tên lính đem vào dâng vua.
Nhận được thư, Hoàng đế Trung Nguyên lấy làm lạ bèn sai người ra xem kẻ nào dám to gan đến đòi nợ. Viên cận thần lĩnh lệnh đi ngay, khi trở vào thì tâu lại rằng:
- Ngoài cổng có tới bốn tên người cao to từ nước Đại Việt sang, bọn chúng nói phải đòi được nợ mới chịu trở về. Bọn chúng còn định đánh cả lính canh.
Nghe tên cận thần bẩm báo, Hoàng đế không vui nhưng cũng nén bực tức cho truyền dọn yến tiệc tử tế để chuẩn bị gặp mặt bọn họ.
Bốn anh chàng được quan dưới đưa tới một phòng ăn riêng ăn uống nghỉ ngơi ở đó trong ba ngày liền. Nhưng qua ngày thứ ba, viên quan trông nom ngự thiện vì thấy họ ăn tợn quá đành phải đi bẩm báo vua là kho thức ăn của người, vì tiếp đại bốn vị khách kia giờ đã vơi đi già nửa.
Cả Hoàng đế lẫn mấy vị quan trong triều đều giật mình, vội vàng tìm cách ám toán họ đi cho đỡ phiền. Cuối cùng hạ lệnh mời bốn anh chàng đi hồ chơi thuyền, sau đó đánh chìm thuyền cho cả đám chết đuối.
Bốn anh chàng không hề hay biết nên dễ dàng sa chân vào bẫy, bị đắm truyền chìm xuống nước cả thảy. Giữa lúc nguy nan đó, một anh chàng đã nhanh tay lấy sức tát lấy tát để. Chỉ một lát, nước trong hồ cạn khô, cả bốn người thoát chết.
Thấy bọn họ vẫn lành lặn, Hoàng đế thực sự nổi giận, vội vàng sai người thiết yến, định chờ tới lúc cả bốn người no say thì cho quân vào vây giết.
Ngày hôm ấy, bốn chàng trai cũng thoải mái vô tư uống hết chén này đến chén khác không mảy may nghi ngờ. Sau khi thấy họ ngà ngà say, bốn phía phục binh ào ào xông ra đông như kiến. Cả bọn bất ngờ định chạy trốn thì bị anh chàng thổi khỏe cản lại mà nói rằng:
- Mấy anh yên tâm, để tôi cho bọn chúng xiêu dạt một phen, xem ai sợ ai!
Dứt lời, anh lấy hơi rồi thổi liền mấy cái. Toán lính của vua không chịu nổi sức gió lớn như vậy, cả đám bay tan tác như đống lá khô. Còn bên trong, bốn chàng vẫn tiếp tục ngồi ăn uống cho đến khi mãn tiệc mới thôi.
Qua lần này thì Hoàng đế Trung Nguyên thực sự cảm thấy lo sợ. Vua triệu hết các vị quan của mình lại bí mật tìm cách đối phó. Nhưng tất cả họ đều khuyên vua nên trả quách nợ đi cho xong chuyện. Vua ngập ngừng:
- Nhưng 70 vạn Đồng Kim tệ thì nhiều quá. Các khanh tìm cách bắt chúng giảm bớt đi được không?
Một viên quan vẻ mặt gian manh tâu lại rằng:
- Bệ hạ cứ bằng lòng trả. Nhưng người ra lệnh cấm các thần dân, cấm thuyền bè, xe cộ khắp nước không cho họ gánh thuê chở thuê cho chúng. Và bắt chúng phải chở hết một lần, muốn lấy bao nhiều thì lấy nhưng phải lấy sức mang đi. Như vậy dù là sức Hạng Vũ cũng chỉ mang được chừng dăm bảy ngàn Đồng là nhiều.
Vua nghe lấy làm hài lòng và đồng ý làm theo cách đó.
Ngày lấy vàng bạc cũng tới, bốn người sức mạnh đều hơn người, cứ ra sức mà lấy, kho bạc liền nhanh trống không. Đòi được nợ, bốn chàng trai trước khi về còn theo lễ cúi chào hoàng đế rồi theo đường cũ mà về nước, sau đó họ cùng nhau chia vàng bạc và sống sung túc đến cuối đời.
Số từ: 1921
/84
|