- Nào! Nào!!! Thích yên lặng giữ trật tự hay thích tôi gông cổ tống vào nhà lao mai khỏi thi võ nữa nhể?
Ai biểu mợ khóc to quá làm chi? Kinh động tới cả quan lớn, quan bệ vệ đi ra, giọng không to nhưng vô cùng có uy. Mợ bị doạ sợ tới mức thất kinh, im bặt len lén liếc trộm quan, sao nom quan quen thế nhỉ? Mợ từng diện kiến quan sao? Đâu có đâu, mợ dân đen cả đời chui rúc trong cái thôn nhỏ, sao có thể có cái phúc ấy?
Quan họ Đinh, có cặp lông mày rất rậm, sống mũi cao thẳng, cao lớn vạm vỡ lắm chứ không bụng phệ như mợ thường tưởng tượng. Quan giống ai nhỉ? Ai giống quan? Cậu hai? Phải rồi, cậu hai y hệt phiên bản thời trai trẻ của quan, người không biết còn tưởng có họ hàng thân thích ý chứ. Phát hiện ra điều thú vị, mợ chợt cười ngây ngốc, được giống quan lớn có khi là điềm may, biết đâu mai sau cậu cũng được làm quan thì sao?
Cậu đẩy nhẹ lưng mợ, ý bảo đi thôi. Cậu mợ dắt tay nhau ra khỏi trường thi, kiếm nửa canh giờ mới thuê được cái nhà trọ với giá ưu đãi ba quan một ngày. Phố huyện nhộn nhịp tấp nập, nhiều trò hay nhưng đắt đỏ khủng khiếp, một bát bún riêu cũng phải ba tiền.
Cậu bị sốt, ngủ li bì trong phòng, người mỗi lúc một nóng. Mợ lo sốt hết cả ruột, mợ tính chạy đi cắt thuốc cho cậu thì lại phát hiện ra túi vải cậu đem theo chẳng còn đồng nào, chắc bị người của bà cả lột hết rồi, mợ nghĩ mà ứa nước mắt. Mợ thì cũng còn vài đồng lẻ thôi, không lẽ mợ đem cái vòng cậu tặng đi cầm?
Mợ thích chiếc vòng đó ghê lắm, mợ đeo quen tay rồi, bây giờ bỏ ra mợ thấy trống vắng. Nhưng giờ không có tiền cũng toi, quãng đường về xa xăm cách trở, bao nhiêu thứ cần tiêu, với cậu không hạ sốt thì mai thi sao được? Mợ cứ đứng trước cửa tiệm cầm đồ, băn khoăn day dứt một hồi lâu cho tới khi gặp vị tiểu thư váy áo diêm dúa đi ngang qua.
Đẹp nghiêng nước nghiêng thành là như thế nào, đến bây giờ mợ mới rõ. Nét đẹp đó không phải từ gấm vóc lụa là, khí chất cao quý toát ra từ cô ấy mang theo sức hút vô cùng lớn, thanh nhiên trai tráng ngang qua ai ai cũng phải ngoái lại nhìn, có người còn lảng vảng loanh quanh mãi không chịu rời đi.
Mợ thấy mợ cũng đẹp, mà đứng bên người ta, đúng kiểu cóc ghẻ sánh với thiên nga. Tiểu thư hỏi han mợ, kiên nhẫn nghe mợ kể khổ, rồi tốt bụng đề nghị giữ chiếc vòng hộ mợ, giọng tiểu thư nghe hay lắm, nhẹ nhàng thánh thót như mật ngọt rót bên tai. Tiểu thư đổi cho mợ năm mươi quan, còn dặn năm nào vào dịp hè tiểu thư cũng cùng cha tới đây chơi, nếu mợ muốn lấy lại đồ thì chuẩn bị tiền rồi hẹn tháng sáu năm sau tại nơi này.
Mợ gật đầu lia lịa, tiểu thư tên Minh Châu, là người từ trên kinh thành, mợ nhớ rõ rồi, nhất định sẽ có ngày mợ lấy lại được chiếc vòng cậu trổ tặng mợ. Mợ rối rít cảm ơn người ta rồi hớn hở chạy đi cắt thuốc, chủ quán trọ thương tình cho mợ mượn bếp sắc, còn kêu nếu mợ chịu cọ rửa đống xoong nồi hộ thì cho mợ vét nốt chỗ cơm nguội còn thừa.
Mợ nhận lời ngay, chỉ cần cậu ăn uống đầy đủ là được, còn mợ thì thế nào chả xong. Cả đêm mợ thức trắng canh cậu, cậu tỉnh giấc hai lần, mỗi lần uống được trên lưng bát thuốc, mợ biết cậu đắng miệng nhưng mợ dỗ ngọt để cậu cố ăn hết âu cháo thịt lấy sức. Trán cậu mát dần, lòng mợ nhẹ nhõm hẳn đi, mợ ngồi ngay đầu giường cầm quạt nan phe phẩy đuổi muỗi cho cậu.
- Cậu hai bây giờ nom giống cậu bé ghê! Mà đúng là cậu bé mà, cậu hai kém tui hai tuổi lận. Tui già nhỉ? Già hơn cậu nhiều quá, sợ mai sau cậu chê tui...chê cũng được, rước bà hai về cũng được, chỉ cần không đuổi tui ra khỏi nhà là được.
Mợ tỏ vẻ cam chịu tâm sự. Mắt cậu vẫn nhắm nghiền, nhưng mợ thấy cậu khẽ cựa người, mặt áp sát vào lưng mợ, cánh tay cậu vòng qua siết lấy eo mợ. Mợ cười hiền, lòng thầm nguyện cầu cho cậu ngày mai thi thật tốt.
Đấu trường sáng hôm sau đúng một trăm lẻ bảy người, vòng một có hai tên lính mặc áo đỏ đứng hai đầu, luật quan ra chính là phải bê tạ từ đầu này qua đầu kia, ai bê được trong một nén nhang cho lọt vòng hai.
Ban đầu mợ trộm nghĩ nhỡ ai cũng bê được thì không lẽ ai cũng qua? Nhưng mợ tính đâu có bằng quan tính, tạ nặng lắm, cậu cả được ưu tiên thi trước mà cậu nghiến răng nghiến lợi mãi còn chẳng nhấc nổi, xong cậu nhọc quá ngồi phệt xuống đất thở hổn hển, quan lớn đích thân đi ra vác cậu vào chỗ che nắng.
Sao quan ưu tiên cậu thế nhỉ? Ơ, quan họ Đinh mà? Bà cả tên Đinh Phi Yến còn gì? Lẽ nào quan là ông ngoại cậu? Cậu thật sướng, chả bù cho cậu hai thân phận thấp kém, phải là người thi cuối cùng. Nắng trưa gay gắt lắm, người cậu lại đang ốm, mồ hôi úa ra như nước, vết thương trên trán còn chưa khỏi hẳn. Mà cậu lì ghê, đầy tên bỏ cuộc giữa chừng nhưng cậu thì không đâu, thành tích của cậu khá cao, trong hai mươi bảy người lọt vòng hai cậu xếp thứ ba. Tiếc rằng, mọi chuyện không phải lúc nào cũng được như ý, khoảnh khắc ấy, đúng khoảnh khắc mợ hạnh phúc nhất, mợ thấy cậu ngã gục, ngay trước mắt mợ. Cậu cả lao ra dè bỉu cậu hai sức yếu, dụ mợ Trâm bỏ cậu hai về ở với cậu, mợ điên quá quát tháo ầm ĩ. Cậu Hưng thương mợ nên nhịn, quan lớn lừ lừ bước tới, mợ tưởng bị quan phạt, mà không, quan chỉ sai lính khiêng cậu hai về phòng trọ giúp mợ, quan còn cho mợ ít bạc lẻ, vỗ vai dặn dò.
- Cầm lấy, ba năm sau đăng ký thi tiếp, anh hùng trả thù mười năm vẫn chưa muộn.
Ba năm? Ba năm sao mà xa quá! Nhưng cũng đành chịu vậy thôi, năm nay thi Hương, năm sau thi Hội, năm sau nữa thi Đình, xong rồi mới quay vòng lại tổ chức thi Hương. Cậu hai mê man mấy ngày liên tiếp, mợ thì vừa trông cậu vừa làm thuê cho ông chủ quán trọ, khi thì dọn dẹp nhà cửa, khi thì rửa bát đũa, lúc lại nấu nướng cho khách, mợ tự nhủ chắt chiu thêm được chút nào hay chút đó.
Lúc bận bịu thì chả sao, cứ hễ rảnh rỗi nghĩ tới vụ thi cử mợ lại ức nghẹn người, nước mắt không tự chủ đua nhau chảy dài bên đôi gò má. Thi văn thì chưa có kết quả nhưng thi võ công bố người thắng cuộc luôn rồi, pháo đốt ầm ầm từ sáng tới chiều, không khí ngoài đó rộn ràng tấp nập kinh khủng.
Giá kể cậu hai khoẻ mạnh, không chừng cậu đỗ Giải nguyên cũng nên, tất cả là tại bà cả đó, loại đàn bà ác độc, mợ căm mợ hận bà, giá kể mợ có quyền khéo mợ băm bà ra thành trăm mảnh mất. Mà không, mợ chỉ là dân đen, uất đến đâu cũng chỉ có thể nén nhịn thôi. Mợ sụt sịt ngồi cọ xoong ngoài giếng, cậu tỉnh giấc thì lật đật chạy xuống tìm mợ, lúc cậu rẽ qua sân lớn, cậu nghe ông chủ quán trọ trêu chọc.
- Nhất cậu nhé, lấy được vợ đảm, toàn cạo nồi vét cơm cháy phần đồ ngon cho chồng.
Người ta đang khen, cớ sao cậu chẳng thấy vui vẻ là mấy? Sống mũi cậu cay xè, cậu đứng sững sờ một góc, mãi sau mợ trông thấy cậu, mợ nhoẻn miệng cười gọi với.
- Cậu lên phòng đi không có gió, lát tui mang cháo lên cho.
Mợ cười tươi thật, tươi tới mức khoé mắt đỏ hoe? Cậu lặng lẽ bước từng bước qua phía mợ, bất ngờ ôm mợ từ phía sau, cằm cậu cọ cọ lên bờ vai mảnh khảnh, mợ sợ cậu tủi thân nên mở lời an ủi.
- Không được làm quan kể cũng buồn, nhưng chả sao cả đâu, ba năm nữa thi lại.
- Không buồn.
- Sao vậy?
Mợ ngây ngô hỏi, cậu nhá nhẹ lên cổ mợ, chậm rãi giải thích.
- Làm chồng mợ là được rồi.
Ai biểu mợ khóc to quá làm chi? Kinh động tới cả quan lớn, quan bệ vệ đi ra, giọng không to nhưng vô cùng có uy. Mợ bị doạ sợ tới mức thất kinh, im bặt len lén liếc trộm quan, sao nom quan quen thế nhỉ? Mợ từng diện kiến quan sao? Đâu có đâu, mợ dân đen cả đời chui rúc trong cái thôn nhỏ, sao có thể có cái phúc ấy?
Quan họ Đinh, có cặp lông mày rất rậm, sống mũi cao thẳng, cao lớn vạm vỡ lắm chứ không bụng phệ như mợ thường tưởng tượng. Quan giống ai nhỉ? Ai giống quan? Cậu hai? Phải rồi, cậu hai y hệt phiên bản thời trai trẻ của quan, người không biết còn tưởng có họ hàng thân thích ý chứ. Phát hiện ra điều thú vị, mợ chợt cười ngây ngốc, được giống quan lớn có khi là điềm may, biết đâu mai sau cậu cũng được làm quan thì sao?
Cậu đẩy nhẹ lưng mợ, ý bảo đi thôi. Cậu mợ dắt tay nhau ra khỏi trường thi, kiếm nửa canh giờ mới thuê được cái nhà trọ với giá ưu đãi ba quan một ngày. Phố huyện nhộn nhịp tấp nập, nhiều trò hay nhưng đắt đỏ khủng khiếp, một bát bún riêu cũng phải ba tiền.
Cậu bị sốt, ngủ li bì trong phòng, người mỗi lúc một nóng. Mợ lo sốt hết cả ruột, mợ tính chạy đi cắt thuốc cho cậu thì lại phát hiện ra túi vải cậu đem theo chẳng còn đồng nào, chắc bị người của bà cả lột hết rồi, mợ nghĩ mà ứa nước mắt. Mợ thì cũng còn vài đồng lẻ thôi, không lẽ mợ đem cái vòng cậu tặng đi cầm?
Mợ thích chiếc vòng đó ghê lắm, mợ đeo quen tay rồi, bây giờ bỏ ra mợ thấy trống vắng. Nhưng giờ không có tiền cũng toi, quãng đường về xa xăm cách trở, bao nhiêu thứ cần tiêu, với cậu không hạ sốt thì mai thi sao được? Mợ cứ đứng trước cửa tiệm cầm đồ, băn khoăn day dứt một hồi lâu cho tới khi gặp vị tiểu thư váy áo diêm dúa đi ngang qua.
Đẹp nghiêng nước nghiêng thành là như thế nào, đến bây giờ mợ mới rõ. Nét đẹp đó không phải từ gấm vóc lụa là, khí chất cao quý toát ra từ cô ấy mang theo sức hút vô cùng lớn, thanh nhiên trai tráng ngang qua ai ai cũng phải ngoái lại nhìn, có người còn lảng vảng loanh quanh mãi không chịu rời đi.
Mợ thấy mợ cũng đẹp, mà đứng bên người ta, đúng kiểu cóc ghẻ sánh với thiên nga. Tiểu thư hỏi han mợ, kiên nhẫn nghe mợ kể khổ, rồi tốt bụng đề nghị giữ chiếc vòng hộ mợ, giọng tiểu thư nghe hay lắm, nhẹ nhàng thánh thót như mật ngọt rót bên tai. Tiểu thư đổi cho mợ năm mươi quan, còn dặn năm nào vào dịp hè tiểu thư cũng cùng cha tới đây chơi, nếu mợ muốn lấy lại đồ thì chuẩn bị tiền rồi hẹn tháng sáu năm sau tại nơi này.
Mợ gật đầu lia lịa, tiểu thư tên Minh Châu, là người từ trên kinh thành, mợ nhớ rõ rồi, nhất định sẽ có ngày mợ lấy lại được chiếc vòng cậu trổ tặng mợ. Mợ rối rít cảm ơn người ta rồi hớn hở chạy đi cắt thuốc, chủ quán trọ thương tình cho mợ mượn bếp sắc, còn kêu nếu mợ chịu cọ rửa đống xoong nồi hộ thì cho mợ vét nốt chỗ cơm nguội còn thừa.
Mợ nhận lời ngay, chỉ cần cậu ăn uống đầy đủ là được, còn mợ thì thế nào chả xong. Cả đêm mợ thức trắng canh cậu, cậu tỉnh giấc hai lần, mỗi lần uống được trên lưng bát thuốc, mợ biết cậu đắng miệng nhưng mợ dỗ ngọt để cậu cố ăn hết âu cháo thịt lấy sức. Trán cậu mát dần, lòng mợ nhẹ nhõm hẳn đi, mợ ngồi ngay đầu giường cầm quạt nan phe phẩy đuổi muỗi cho cậu.
- Cậu hai bây giờ nom giống cậu bé ghê! Mà đúng là cậu bé mà, cậu hai kém tui hai tuổi lận. Tui già nhỉ? Già hơn cậu nhiều quá, sợ mai sau cậu chê tui...chê cũng được, rước bà hai về cũng được, chỉ cần không đuổi tui ra khỏi nhà là được.
Mợ tỏ vẻ cam chịu tâm sự. Mắt cậu vẫn nhắm nghiền, nhưng mợ thấy cậu khẽ cựa người, mặt áp sát vào lưng mợ, cánh tay cậu vòng qua siết lấy eo mợ. Mợ cười hiền, lòng thầm nguyện cầu cho cậu ngày mai thi thật tốt.
Đấu trường sáng hôm sau đúng một trăm lẻ bảy người, vòng một có hai tên lính mặc áo đỏ đứng hai đầu, luật quan ra chính là phải bê tạ từ đầu này qua đầu kia, ai bê được trong một nén nhang cho lọt vòng hai.
Ban đầu mợ trộm nghĩ nhỡ ai cũng bê được thì không lẽ ai cũng qua? Nhưng mợ tính đâu có bằng quan tính, tạ nặng lắm, cậu cả được ưu tiên thi trước mà cậu nghiến răng nghiến lợi mãi còn chẳng nhấc nổi, xong cậu nhọc quá ngồi phệt xuống đất thở hổn hển, quan lớn đích thân đi ra vác cậu vào chỗ che nắng.
Sao quan ưu tiên cậu thế nhỉ? Ơ, quan họ Đinh mà? Bà cả tên Đinh Phi Yến còn gì? Lẽ nào quan là ông ngoại cậu? Cậu thật sướng, chả bù cho cậu hai thân phận thấp kém, phải là người thi cuối cùng. Nắng trưa gay gắt lắm, người cậu lại đang ốm, mồ hôi úa ra như nước, vết thương trên trán còn chưa khỏi hẳn. Mà cậu lì ghê, đầy tên bỏ cuộc giữa chừng nhưng cậu thì không đâu, thành tích của cậu khá cao, trong hai mươi bảy người lọt vòng hai cậu xếp thứ ba. Tiếc rằng, mọi chuyện không phải lúc nào cũng được như ý, khoảnh khắc ấy, đúng khoảnh khắc mợ hạnh phúc nhất, mợ thấy cậu ngã gục, ngay trước mắt mợ. Cậu cả lao ra dè bỉu cậu hai sức yếu, dụ mợ Trâm bỏ cậu hai về ở với cậu, mợ điên quá quát tháo ầm ĩ. Cậu Hưng thương mợ nên nhịn, quan lớn lừ lừ bước tới, mợ tưởng bị quan phạt, mà không, quan chỉ sai lính khiêng cậu hai về phòng trọ giúp mợ, quan còn cho mợ ít bạc lẻ, vỗ vai dặn dò.
- Cầm lấy, ba năm sau đăng ký thi tiếp, anh hùng trả thù mười năm vẫn chưa muộn.
Ba năm? Ba năm sao mà xa quá! Nhưng cũng đành chịu vậy thôi, năm nay thi Hương, năm sau thi Hội, năm sau nữa thi Đình, xong rồi mới quay vòng lại tổ chức thi Hương. Cậu hai mê man mấy ngày liên tiếp, mợ thì vừa trông cậu vừa làm thuê cho ông chủ quán trọ, khi thì dọn dẹp nhà cửa, khi thì rửa bát đũa, lúc lại nấu nướng cho khách, mợ tự nhủ chắt chiu thêm được chút nào hay chút đó.
Lúc bận bịu thì chả sao, cứ hễ rảnh rỗi nghĩ tới vụ thi cử mợ lại ức nghẹn người, nước mắt không tự chủ đua nhau chảy dài bên đôi gò má. Thi văn thì chưa có kết quả nhưng thi võ công bố người thắng cuộc luôn rồi, pháo đốt ầm ầm từ sáng tới chiều, không khí ngoài đó rộn ràng tấp nập kinh khủng.
Giá kể cậu hai khoẻ mạnh, không chừng cậu đỗ Giải nguyên cũng nên, tất cả là tại bà cả đó, loại đàn bà ác độc, mợ căm mợ hận bà, giá kể mợ có quyền khéo mợ băm bà ra thành trăm mảnh mất. Mà không, mợ chỉ là dân đen, uất đến đâu cũng chỉ có thể nén nhịn thôi. Mợ sụt sịt ngồi cọ xoong ngoài giếng, cậu tỉnh giấc thì lật đật chạy xuống tìm mợ, lúc cậu rẽ qua sân lớn, cậu nghe ông chủ quán trọ trêu chọc.
- Nhất cậu nhé, lấy được vợ đảm, toàn cạo nồi vét cơm cháy phần đồ ngon cho chồng.
Người ta đang khen, cớ sao cậu chẳng thấy vui vẻ là mấy? Sống mũi cậu cay xè, cậu đứng sững sờ một góc, mãi sau mợ trông thấy cậu, mợ nhoẻn miệng cười gọi với.
- Cậu lên phòng đi không có gió, lát tui mang cháo lên cho.
Mợ cười tươi thật, tươi tới mức khoé mắt đỏ hoe? Cậu lặng lẽ bước từng bước qua phía mợ, bất ngờ ôm mợ từ phía sau, cằm cậu cọ cọ lên bờ vai mảnh khảnh, mợ sợ cậu tủi thân nên mở lời an ủi.
- Không được làm quan kể cũng buồn, nhưng chả sao cả đâu, ba năm nữa thi lại.
- Không buồn.
- Sao vậy?
Mợ ngây ngô hỏi, cậu nhá nhẹ lên cổ mợ, chậm rãi giải thích.
- Làm chồng mợ là được rồi.
/96
|