Chỉ là lúc bốc đồng nhỡ buột miệng thôi, ai dè hậu quả khôn lường. Mợ Trâm dường như chỉ đợi thời khắc ấy, nhanh như cắt chạy vụt lên méc bà cả, bà hai cũng toát mồ hôi hột đuổi theo. Phú bà đang nằm nhai trầu tỏm tẻm trên chiếc chõng tre, phú ông bên cạnh vừa bổ cau cho bà vừa cười sằng sặc.
- Chị ăn sằng nói bậy cái gì thế hả? Chị nom lại cậu xem, da dẻ trắng bóc, trí tuệ hơn người, giải Hương Cống đó, nào có phải chuyện đùa? Cái ngữ bà hai mà đẻ được cậu hử?
- Nhưng...nhưng...chính bu Phúc bảo vậy...với trước giờ bu chả hề thương cậu hai...bu...bu chỉ thương cậu cả thôi...
- Ơ cái chị này hay nhể? Cậu hai hay cậu cả thì cũng là con phú ông, con tiểu thư, con tôi, đã là con thì tôi thương tất, thương như nhau...
Bà hai giảo hoạt lên tiếng, bà cả chẹp miệng cắt ngang.
- Chị Phúc nè, đừng thấy cậu cả đỗ đạt cao, thấy sang mà bắt quàng làm họ nghe! Còn mợ Trâm nữa, tội ông ngoại cậu Lâm mà cậu phải gánh kể cũng khổ, nhưng đó là số của cậu rồi, muốn đổi đời thì cố đợi kiếp sau thôi, chứ kiếp này bịa ra chuyện tày trời như vậy, hoang đường lắm mợ ạ. Thân hèn mà cứ thích trèo cao, mắc mệt!
Mợ nào có dám trèo cao, tại mợ cứ nghĩ biết đâu cậu không phải con bu Phúc mà chỉ là đứa bé bu lượm được ở ngoài đồng thì tốt biết mấy. Không cha không mẹ vẫn còn hơn vừa mới sinh ra đã mang cái danh cháu tội phạm sát nhân. Mợ tiu nghỉu về buồng tiếp tục quay sợi, cậu thì tới xế trưa mới ghé qua nhà.
- Cậu đi đâu đấy? Sáng tui chạy lên nhà trên xíu mà về đã chả thấy cậu. Chuyện kia cậu định như nào? Cậu tính nghe lời bu hử?
- Không.
- Là sao?
- Sang tuần tui đi.
Cậu vừa gặp ông lão kia về, ông kêu đợi ông dưỡng thương mấy bữa thì hai người xuất phát. Như vậy tiện đôi bên, đường xá xa xôi ông già có người trẻ bên cạnh đỡ đần, còn cậu đỡ mất công hỏi han rồi nhỡ đi lạc.
- Tui bảo cậu chứ cứ đi từ sớm, đi lén bu ý, bu ngủ say chả biết gì đâu. Tốt quá rồi!
Mợ cười rạng rỡ, xưa hay chê con Trang giả tạo, giờ mợ thấy mợ cũng giỏi ngang nó. Lòng mợ thực sự không vui đến thế đâu. Một năm, đỗ thêm là hai năm, rất có thể còn tới ba năm, vui sao nổi?
Mợ bò vào gầm giường lôi ra cái túi vải giấu bên dưới thúng khoai, gom chỗ bạc vụn và tiền lẻ tích được đưa hết cho cậu, dặn có cần mua sắm gì thì mua dần. Cậu gật đầu, nhưng chiều tối cậu lại lẳng lặng qua nhà bu Trinh, gửi sạch cho bu. Cậu nhờ bu bữa nào mợ lên chợ thì mua cho mợ xâu bánh tẻ hoặc bát chè lam, thi thoảng mợ về chơi bu cứ thịt gà tẩm bổ mợ, tiền thiếu sau này cậu gửi.
- Ôi dào, cậu tính xa làm gì? Con gái bu, bu chả xót thì ai xót? Cậu cứ cầm lấy còn chi tiêu nhiều việc.
- Không, bu xót là việc của bu, còn đây là của tui lo cho vợ tui.
Cậu quả quyết rồi xin phép bu cậu về. Bu cứ nhớ tới chuyện cậu dặn đi dặn lại phải chăm mợ mà thấy ngọt ghê lắm. Nghe đâu cậu còn đặt ống tre mới thông từ trên mái lều xuống hứng nước mưa cho mợ, củi thì cậu tranh thủ chẻ nhỏ chất đống cao lắm, mợ thoải mái dùng cả năm. Thường thì cậu hay làm tới khuya nên lúc cậu vào mợ đi nằm rồi, chỉ có trước hôm cậu đi, cậu thấy mợ ngồi lặng lẽ một góc giường, tóc mợ mềm như mây buông xoã bên vai, những ngón tay búp măng bẽn lẽn mở từng khuy áo.
- Cậu hai, tui muốn thực sự là người của cậu.
Xong có cu tí luôn thì càng tốt, chứ cậu đi lâu như vậy, mợ ở nhà cô đơn lắm. Con nhỏ xíu thân phận thấp hèn nó cũng chả biết đâu, mợ sẽ chăm con mập mạp khoẻ mạnh, rồi cậu đỗ đạt cao về cả nhà đều được xoá phận hèn, như vậy chẳng phải rất tốt sao? Mợ ra sức nài nỉ, thậm chí ngay cả chiếc yếm đào cũng đã gỡ xuống, nhưng cậu, vẫn một mực không chịu.
- Cậu hai chê tui phải không? Chê tui già?
Nước mắt mợ lã chã rơi. Cậu chỉ ngồi cách mợ có một gang tay, giá như mợ biết ngay lúc này đây, cậu khó chịu tới nhường nào?
- Ngày mai tui đi chả biết như nào. Nếu nhỡ chết dọc đường thì lúc mợ tái giá với người ta, mợ còn nguyên vẹn chắc chồng cũng không làm khó.
Giọng cậu buồn buồn, mợ lao tới ôm chầm lấy cậu. Mợ khóc, rấm rứt, nức nở, tức tưởi. Mấy ngày nay mợ nhịn thế là đủ lắm rồi, mợ chịu không diễn thêm được nữa.
- Cậu sống tui sống, cậu chết tui chết.
Mợ hằn học cắn môi cậu đến bật máu, mợ kêu phải thật đau thì cậu mới nhớ tới mợ lâu lâu. Mợ khiêu khích cậu trả đũa, cậu cười, cậu nhá lại mợ, một chút trên cánh môi, một chút đôi gò má, một chút trên bờ vai nhỏ nhắn, miên man theo chiếc xương quai xanh mảnh dẻ, chút một, chút một, đều rất nhẹ nhàng. Đoạn cậu với chiếc chăn mỏng, bọc mợ gọn ghẽ trong lòng. Vòng tay của cậu, sự ân cần dịu dàng của cậu, khiến tim mợ chợt nhẹ nhõm. Mợ thôi không cáu, không hờn, không mè nheo, tay mợ mân mê gương mặt cậu, mợ ngắm cậu thật lâu.
- Tui chẳng thèm nhớ cậu đâu.
- Ừ, chỉ mình tui nhớ mợ là đủ rồi!
Ngọt ghê, cậu hai không biết nịnh nhưng cậu biết nói ngọt đó, nói câu nào nhử mợ chết đứ đừ câu đó. Mợ cười hiền, gần tới canh tư thì giả bộ ngủ say, cậu đi rồi mợ mới rón rén bám sau, mợ trèo lên con đê cao nhất, trời còn nhá nhem tối nên cũng chẳng nom rõ cái gì cả.
Đôi mắt mợ lơ đễnh vô định, mợ cứ đứng đó, đứng từ lúc bình minh rực rỡ chói chang tới khi trời dần tắt nắng. Khói trắng len lỏi từ các góc bếp quấn quít với mây hồng, gió đưa luỹ tre kêu xào xạc, đâu đây mùi cơm chín thơm phức, tiếng tụi nhỏ ríu rít tắm sông cùng trâu già nghé non, tiếng các chú các dì đi làm đồng về rôm rả chuyện trò, một buổi chiều yên bình êm ả như bao buổi chiều khác, cớ sao lòng mợ, trống rỗng đến tột cùng?
- Chị ăn sằng nói bậy cái gì thế hả? Chị nom lại cậu xem, da dẻ trắng bóc, trí tuệ hơn người, giải Hương Cống đó, nào có phải chuyện đùa? Cái ngữ bà hai mà đẻ được cậu hử?
- Nhưng...nhưng...chính bu Phúc bảo vậy...với trước giờ bu chả hề thương cậu hai...bu...bu chỉ thương cậu cả thôi...
- Ơ cái chị này hay nhể? Cậu hai hay cậu cả thì cũng là con phú ông, con tiểu thư, con tôi, đã là con thì tôi thương tất, thương như nhau...
Bà hai giảo hoạt lên tiếng, bà cả chẹp miệng cắt ngang.
- Chị Phúc nè, đừng thấy cậu cả đỗ đạt cao, thấy sang mà bắt quàng làm họ nghe! Còn mợ Trâm nữa, tội ông ngoại cậu Lâm mà cậu phải gánh kể cũng khổ, nhưng đó là số của cậu rồi, muốn đổi đời thì cố đợi kiếp sau thôi, chứ kiếp này bịa ra chuyện tày trời như vậy, hoang đường lắm mợ ạ. Thân hèn mà cứ thích trèo cao, mắc mệt!
Mợ nào có dám trèo cao, tại mợ cứ nghĩ biết đâu cậu không phải con bu Phúc mà chỉ là đứa bé bu lượm được ở ngoài đồng thì tốt biết mấy. Không cha không mẹ vẫn còn hơn vừa mới sinh ra đã mang cái danh cháu tội phạm sát nhân. Mợ tiu nghỉu về buồng tiếp tục quay sợi, cậu thì tới xế trưa mới ghé qua nhà.
- Cậu đi đâu đấy? Sáng tui chạy lên nhà trên xíu mà về đã chả thấy cậu. Chuyện kia cậu định như nào? Cậu tính nghe lời bu hử?
- Không.
- Là sao?
- Sang tuần tui đi.
Cậu vừa gặp ông lão kia về, ông kêu đợi ông dưỡng thương mấy bữa thì hai người xuất phát. Như vậy tiện đôi bên, đường xá xa xôi ông già có người trẻ bên cạnh đỡ đần, còn cậu đỡ mất công hỏi han rồi nhỡ đi lạc.
- Tui bảo cậu chứ cứ đi từ sớm, đi lén bu ý, bu ngủ say chả biết gì đâu. Tốt quá rồi!
Mợ cười rạng rỡ, xưa hay chê con Trang giả tạo, giờ mợ thấy mợ cũng giỏi ngang nó. Lòng mợ thực sự không vui đến thế đâu. Một năm, đỗ thêm là hai năm, rất có thể còn tới ba năm, vui sao nổi?
Mợ bò vào gầm giường lôi ra cái túi vải giấu bên dưới thúng khoai, gom chỗ bạc vụn và tiền lẻ tích được đưa hết cho cậu, dặn có cần mua sắm gì thì mua dần. Cậu gật đầu, nhưng chiều tối cậu lại lẳng lặng qua nhà bu Trinh, gửi sạch cho bu. Cậu nhờ bu bữa nào mợ lên chợ thì mua cho mợ xâu bánh tẻ hoặc bát chè lam, thi thoảng mợ về chơi bu cứ thịt gà tẩm bổ mợ, tiền thiếu sau này cậu gửi.
- Ôi dào, cậu tính xa làm gì? Con gái bu, bu chả xót thì ai xót? Cậu cứ cầm lấy còn chi tiêu nhiều việc.
- Không, bu xót là việc của bu, còn đây là của tui lo cho vợ tui.
Cậu quả quyết rồi xin phép bu cậu về. Bu cứ nhớ tới chuyện cậu dặn đi dặn lại phải chăm mợ mà thấy ngọt ghê lắm. Nghe đâu cậu còn đặt ống tre mới thông từ trên mái lều xuống hứng nước mưa cho mợ, củi thì cậu tranh thủ chẻ nhỏ chất đống cao lắm, mợ thoải mái dùng cả năm. Thường thì cậu hay làm tới khuya nên lúc cậu vào mợ đi nằm rồi, chỉ có trước hôm cậu đi, cậu thấy mợ ngồi lặng lẽ một góc giường, tóc mợ mềm như mây buông xoã bên vai, những ngón tay búp măng bẽn lẽn mở từng khuy áo.
- Cậu hai, tui muốn thực sự là người của cậu.
Xong có cu tí luôn thì càng tốt, chứ cậu đi lâu như vậy, mợ ở nhà cô đơn lắm. Con nhỏ xíu thân phận thấp hèn nó cũng chả biết đâu, mợ sẽ chăm con mập mạp khoẻ mạnh, rồi cậu đỗ đạt cao về cả nhà đều được xoá phận hèn, như vậy chẳng phải rất tốt sao? Mợ ra sức nài nỉ, thậm chí ngay cả chiếc yếm đào cũng đã gỡ xuống, nhưng cậu, vẫn một mực không chịu.
- Cậu hai chê tui phải không? Chê tui già?
Nước mắt mợ lã chã rơi. Cậu chỉ ngồi cách mợ có một gang tay, giá như mợ biết ngay lúc này đây, cậu khó chịu tới nhường nào?
- Ngày mai tui đi chả biết như nào. Nếu nhỡ chết dọc đường thì lúc mợ tái giá với người ta, mợ còn nguyên vẹn chắc chồng cũng không làm khó.
Giọng cậu buồn buồn, mợ lao tới ôm chầm lấy cậu. Mợ khóc, rấm rứt, nức nở, tức tưởi. Mấy ngày nay mợ nhịn thế là đủ lắm rồi, mợ chịu không diễn thêm được nữa.
- Cậu sống tui sống, cậu chết tui chết.
Mợ hằn học cắn môi cậu đến bật máu, mợ kêu phải thật đau thì cậu mới nhớ tới mợ lâu lâu. Mợ khiêu khích cậu trả đũa, cậu cười, cậu nhá lại mợ, một chút trên cánh môi, một chút đôi gò má, một chút trên bờ vai nhỏ nhắn, miên man theo chiếc xương quai xanh mảnh dẻ, chút một, chút một, đều rất nhẹ nhàng. Đoạn cậu với chiếc chăn mỏng, bọc mợ gọn ghẽ trong lòng. Vòng tay của cậu, sự ân cần dịu dàng của cậu, khiến tim mợ chợt nhẹ nhõm. Mợ thôi không cáu, không hờn, không mè nheo, tay mợ mân mê gương mặt cậu, mợ ngắm cậu thật lâu.
- Tui chẳng thèm nhớ cậu đâu.
- Ừ, chỉ mình tui nhớ mợ là đủ rồi!
Ngọt ghê, cậu hai không biết nịnh nhưng cậu biết nói ngọt đó, nói câu nào nhử mợ chết đứ đừ câu đó. Mợ cười hiền, gần tới canh tư thì giả bộ ngủ say, cậu đi rồi mợ mới rón rén bám sau, mợ trèo lên con đê cao nhất, trời còn nhá nhem tối nên cũng chẳng nom rõ cái gì cả.
Đôi mắt mợ lơ đễnh vô định, mợ cứ đứng đó, đứng từ lúc bình minh rực rỡ chói chang tới khi trời dần tắt nắng. Khói trắng len lỏi từ các góc bếp quấn quít với mây hồng, gió đưa luỹ tre kêu xào xạc, đâu đây mùi cơm chín thơm phức, tiếng tụi nhỏ ríu rít tắm sông cùng trâu già nghé non, tiếng các chú các dì đi làm đồng về rôm rả chuyện trò, một buổi chiều yên bình êm ả như bao buổi chiều khác, cớ sao lòng mợ, trống rỗng đến tột cùng?
/96
|