- Hình như đám du khách sợ lạnh trốn hết rồi hay sao ấy, mẹ nó!
Anh Hải làu bàu phết vào mông con Zaku một cái khá mạnh, làm như nó là nguyên nhân khiến trời lạnh không bằng. Tất nhiên với dân Đà Lạt thì cái lạnh này chẳng thấm vào đâu nhưng khách du lịch thì khác. Mới buổi xế trưa còn có thể tung tăng với một chiếc áo ấm mỏng thì sau cơn mưa trời đã đầy gió lạnh tê tái, mà du khách làm gì có áo gió dày cộp như dân địa phương, lại chịu lạnh dở. Tôi nhớ có năm mùa giáng sinh không lạnh, dịp Tết âm lịch trời trở lạnh nhất trong năm. Tôi hớn hở khoác áo trong áo ngoài. Mẹ bắt xỏ găng len. Trời lạnh mà đứng bên hồ, cái lạnh tăng gấp đôi vì gió sương nhiều hơn. Tôi thích lạnh vì sinh ra từ trong cái lạnh, nhưng Đà Lạt cứ nóng dần lên. Hồi còn nhỏ tôi đi học với cái áo len xanh mẹ đan dày thật dày, nặng trình trịch, tay xỏ găng len. Cái áo len mặc suốt cả ngày. Ai cũng thế, suốt ngày áo len áo ấm dày cộm, mũ len khăn quàng cổ chứ không riêng gì tôi, nhưng cái lạnh cứ len vào qua từng lớp vải, cọng len và gãi gãi vào da thịt, bất kể mùa nào. Khi tôi lớn - tính từ hồi tôi học cấp ba nhe - tôi bắt đầu biết thế nào là nóng. Đó là vào trưa tháng tư, tôi mặc chiếc áo len mỏng và chạy dọn dẹp trong lớp. Ba tôi phàn nàn suốt ngày về việc Đà Lạt cứ nóng dần lên đến nỗi chẳng nhớ ra Đà Lạt xưa lạnh như thế nào. Thế nên mỗi lần Đà Lạt lạnh cóng lên tôi vui như thấy lại thời nhỏ.
Nhưng bài học của cái Tết lạnh cóng năm đó là: thằng tôi hớn hở áo ấm ra hồ, còn du khách thì biến mất. Họ nằm ôm nhau trong khách sạn, quấn đủ mọi lớp mà vẫn lạnh cầm cập. Hơn nửa số du khách bỏ về trước khi tour chấm dứt. Có nhiều đoàn chỉ lên hai ngày là quay xe về vì lạnh quá chẳng ai đi nổi tới đâu. Đó là một cái Tết móm xọm với những người làm du lịch địa phương. Anh Hải gõ gõ lên đầu tôi:
- Đừng có khoái làm cậu bé tí như thế, bây giờ là phải biết thích cái gì mà du khách thích mới có tiền, nhe!
- Nhưng mà họ thích lên đây vì trên đây lạnh mà?
- Thằng này tướng như cù lần mà tư tưởng cũng cù lần nốt vậy hả?
Anh Hải nói chuyện lúc nào cũng cộc kệch, nhưng anh là người quan tâm đến tôi nhiều nhất trong những người chạy xe thổ mộ ở đây. Hồi đầu mới ra đây tôi ghét anh vì anh chỉ hơn tôi vài tuổi, hình như cứ muốn làm đại ca của tôi. Nhưng cuối cùng thì tôi hiểu cái tính anh vốn thế, anh là dân mới nhập cư đến và trước khi tôi xuất hiện, anh là người nhỏ nhất trong bãi. Sau năm năm làm nghề này anh là người tôi thân nhất.
Trời lạnh, du khách không nhiều nhưng xe ra bãi đầy đủ. Có hai nhóm du khách ra bao xe chạy vòng quanh bờ hồ. Trong lúc tôi đang tán dóc với ông già ngồi câu cá dưới hồ, một cô gái đến gần ngồi phía trên cao nhìn xuống. Tôi ngồi xéo nên nhìn thấy nhưng tỏ ra không quan tâm còn ông già vẫn bình thản ngồi câu. Quanh bờ hồ có nhiều người câu cá như thế, cắm một cây dù tay rồi ngồi luôn mấy tiếng, có khi giữa trời mưa nhỏ bay lất phất. Đám sinh viên lang thang quanh hồ hay ngồi câu ké bằng cách quan sát, đôi lúc có người - thường là nữ - tò mò xuống ngồi gần gần để hỏi thăm có câu được cá không.
Một lúc, cô gái đi xuống bờ cỏ đến gần chỗ tôi ngồi, hơi tần ngần khi tôi ngẩng lên nhìn:
- Anh cho em hỏi thăm...
- Sao hả chị?
- Anh có biết mấy cái xe ngựa kia đi như thế nào không ạ?
- À, đi vòng quanh bờ hồ hoặc là đi hết đồi Cù, thường thì là như vậy vì không được phép vào thành phố.
Cô gái vén tóc vén tai cười bối rối:
- Dạ, ý em hỏi là có mua vé không, hay là thuê giờ, hay là sao ạ?
- Tụi tôi đi theo vòng, ví dụ như đi một vòng quanh bờ hồ là bốn chục ngàn, cũng tùy khách thỏa thuận nữa.
- Hóa ra anh cũng chạy xe hả?
Tôi gật đầu. Cô gái suy nghĩ rất nhanh rồi hỏi tiếp:
- Vậy anh cho em hỏi nếu khách chỉ có một mình thì sao? Em có đi ghép được không? Em... em chỉ đi có một mình à.
- Đi ghép hả?
Tôi bắt đầu lúng túng. Thường thì khách đi chơi theo đoàn, tệ lắm cũng là hai người và họ đều bao nguyên chuyến, còn cô nàng này chỉ có một mình. Tôi nhìn qua. Ông già ngồi bên vẫn im lặng câu cá.
- Dạ, vì em không có đủ tiền để bao nguyên chuyến đi một mình. Nếu như mà...
- Chị đợi một chút tôi hỏi thử xem.
Tôi đi vội lại bãi đậu xe hỏi anh Hải. Anh đưa mắt nhìn cô nàng đang ngồi bên ông già câu cá.
- Sao không hỏi xem có bao nhiêu, ít thì đi gần thôi.
- Nhưng mà người ta muốn đi ghép theo khách khác để đi quanh bờ hồ mà anh.
- Với đoàn nào đây? Thường thì đoàn người ta đâu có thích có người lạ đi theo. Xe thổ mộ đâu có chở được nhiều khách đâu mà đi ghép được.
Tôi thấy tội tội cho cô nàng. Đi chơi một mình hẳn là buồn lắm rồi, chẳng lẽ giờ tôi lại đến nói rằng các du khách không đồng ý cho đi theo cùng? Mà cũng phải thôi, nếu người ta đi theo cặp mà đòi theo thì càng vô duyên bạo.
- Mày đừng có định phá giá anh em ở đây nghe Quân!
Giọng anh Hải đanh như thép. Tôi giật nảy mình. Cứ như anh Hải đang đi trong đầu tôi không bằng.
- Em... đâu có đâu!
- Ừ, tao biết mày nghĩ gì mà... Ra đây làm ăn rồi, không phải chỉ có mình mày, còn anh em khác nữa chi? Mày đừng có để anh em nói tới nói lui mệt lắm đó.
Anh Hải đã nói vậy, tôi không còn ý định mời cô nàng lên xe đi vòng quanh hồ một chuyến rồi có bao nhiêu trả bấy nhiêu nữa. Khi tôi bước lại gần, cô gái quay sang nhìn tôi với ánh mắt ấm áp lạ lùng, cứ như tôi là người thân quen lắm của cô. Nghe tôi nói ở đây không nhận khách đi ghép, hai khóe môi của cô gái chùng xuống buồn thiu. Nhưng chỉ vài giây sau cô gái đã cười tươi tắn:
- Cám ơn anh!
Và gật nhẹ đầu chào. Chỉ vậy thôi, rồi cô nàng đứng dậy đi lên ven đường, tiếp tục đi theo bờ hồ. Tôi lặng mất một hồi vì câu nói ngắn ngủi nhưng đầy tình cảm rất thật. Làm nghề này, tôi gặp rất nhiều khách du lịch từ nhiều miền khác nhau, có người vô duyên, có người giống như chập mạch, có người yểu điệu đến chảy nước, có người làm như bỏ tiền ra đi xe là mua luôn cả nhân phẩm của người chủ xe rồi muốn nói nặng nói nhẹ cũng được, có người thì hơi lịch sự kiểu cách, có người rất dễ thương, nhưng một lời cảm ơn như cô gái tôi mới gặp thì chưa bao giờ tôi nhận được. Những lời cảm ơn lịch sự thì nhiều, chỉ riêng của cô gái ấy, tôi cảm nhận cả sự chân thành. Cả cái dáng đi của cô gái cũng làm tôi lặng nhìn, có cái gì thật bình thản khác người. Hình như cô gái bước đến từ... đám sương mù đêm nay thì phải?
Anh Hải và mọi người còn chọc tôi vài câu nữa rồi chạy giỡn đuổi nhau, người này đá đít người kia vài cái cho đỡ lạnh. Tôi cố không nhìn theo bóng dáng cô gái mà đứng chải bờm cho con Phi.
Đêm ấy không có khách nhiều, chỉ vài xe dạo được. Tôi ngáp ngủ nhảy lên xe, ngoắc ngoắc tay chào rồi lịch kịch ra về. Con đường Đinh Tiên Hoàng bọc một phần đồi Cù rộng tênh, vắng ngắt. Con Phi quen đường tự do chạy chầm chậm. Tôi ngủ thiu thiu ngay trên đường. Một vài đôi sinh viên ôm nhau ấm áp tản bộ về ngã năm Đại Học. Bỗng con Phi chạy cà giựt cà giựt làm tôi choàng tỉnh. Không hiểu sao linh tính của tôi hay gắn liền với con Phi - người bạn thân thương nhất. Nó chạy chậm hẳn lại. Tôi nhận ra ven đường một cô gái đi sát rào hoa tường vi đầy gai góc. Tôi buồn cười vì cô gái đi một mình khá lãng mạn, lề đường lót bê tông không đi lại leo lên ven bờ rào đầy cỏ và sương, đẹp nhưng mà... không khỏi ăn vài nhát gai của đám dã tường vi bao quanh đồi Cù. Nghe tiếng vó ngựa, cô gái dừng chân quay lại.
- A... anh gì...!
Tôi cũng nhận ra ngay cô gái gặp bên bãi xe bờ hồ lúc nãy. Trời ạ, sao lại gặp cô ở đây?
- Chị đang về nhà hả?
Cô gái gật gật đầu cười rất tươi. Con Phi dừng lại theo lệnh của tôi.
- Tôi cũng đang về nhà, chị đi về đâu vậy?
- Em đi về ngã năm Đại Học.
Thì con đường này dẫn tới ngã năm Đại Học mà lại. Tôi bỗng bạo dạn hẳn:
- Chị có muốn đi cùng không? Chị lên đi, tôi không tính tiền đâu, tôi cũng về ngã năm.
Cô gái không từ chối một lời, nhanh nhảu nhảy lên xe ngồi cạnh tôi.
- Em ngồi đây được không? Em muốn nói chuyện với anh một chút.
- Ừ...
Tôi lúng búng trong miệng. Lúc thì tài lanh lúc thì như thằng ngọng. May mà cô gái chủ động bắt chuyện chứ nếu không tôi cũng chẳng biết nói gì. Nhưng những chuyện cô gái nói cũng chẳng rõ với tôi hay với ai.
- Bụi dã tường vi kia đẹp quá!
- Sương xuống đọng trong mấy nhánh cỏ giống bông hoa hồng bằng sương ghê!
- Con đường này vẫn là con đường của những đôi tình nhân như trước đây...
Cô gái tự giới thiệu tên là Nguyên, Khôi Nguyên. Cái tên thật sự ấn tượng! Với vóc dáng gầy gầy, phong cách đầy nam tính, tự tin, Nguyên làm tôi tưởng cô là một du khách. Con gái phố núi đi bộ nhiều, đường thoai thoải dốc, khí trời mát lạnh nên hầu như ai cũng bầu bĩnh mập mạp, các vòng tương đối nảy nở, lại hiền lành e lệ qua đôi má ửng hồng, điệu bộ chậm chạp, đôi khi rất rụt rè. Hơn nữa dân địa phương chẳng khi nào leo lên xe thổ mộ để đi loanh quanh hồ Xuân Hương cả. Nguyên thì hoàn toàn khác, tôi cứ ngỡ Nguyên là người Sài Gòn, nhưng giọng nói của cô gần giống như dân địa phương. Giọng Nguyên trầm và rất ấm. Thằng con trai nhút nhát trong tôi ấm ớ trả lời, hơi ngờ ngợ. Một lúc sau tôi mới biết Nguyên cũng là dân địa phương, tuy nhiên Nguyên đã theo gia đình vào Sài Gòn hơn 5 năm. Cô vừa mới tốt nghiệp đại học và lên Đà Lạt tìm việc. Đơn giản là Nguyên yêu phố núi - cô nói thế, và hy vọng rằng mình sẽ tìm được việc để sống ở đây. Nguyên giống như một người bạn thân thiết đủ để tuy lần đầu gặp nhưng người ta dễ tin tưởng vào sự chân thành của cô. Tôi mến Nguyên ở điều ấy, và quý Nguyên hơn khi nhìn thấy cô ngồi dáng vẻ như một gã trai lãng tử trong phim kiếm hiệp, mái tóc ngắn bị gió thổi bay hất nhẹ ra sau. Tôi chưa từng thấy một cô gái nào như Nguyên, khi ngồi ở bên cạnh, người ta có cảm giác thanh thản thật dễ chịu.
Đến ngã năm, Nguyên nhảy xuống xe, không yểu điệu cũng không nghịch ngợm. Cô nhìn tôi cười đưa tay lên nhúc nhích mấy ngón tay qua tay áo dài trùm gần kín mu bàn tay:
- Bái bai anh nhe, cảm ơn anh. Chúc anh ngủ ngon! - Nguyên chỉ tay về phía con đường nhỏ - Em về lối này.
- Ừ, chào Nguyên.
Thằng khùng! Chỉ vậy thôi sao. Con Phi hí lên khó chịu vì không hiểu tôi muốn nó đi đâu. Khi chiếc xe xóc lên chạy về phía đồi Trà, tôi đưa tay vỗ bẹt vào trán rủa mình thậm tệ. Chỉ có việc hỏi thăm Nguyên về đâu, rồi đưa Nguyên về tận nhà, có khó khăn gì mà cứ im như thằng cù lần, chẳng có đàn ông gì hết! Nhưng mà chắc Nguyên nhìn mình giống như con nít. Thể nào mở miệng ra Nguyên cũng sẽ cười mình. Nhìn Nguyên thì biết, cô ấy trông không yếu đuối tí nào.
Xe lọc cọc xuống dốc. Căn nhà gỗ nhỏ lọt thỏm trong những bụi cây hồng, trà um um. Tôi thấy buồn buồn khó hiểu. Mẹ tôi ra mở cửa khi tôi tháo xe và buộc con Phi ra phía sau nhà. Ước gì tôi có thể bật ra với mẹ một câu: Mẹ ơi con buồn! Con buồn gì vậy hả con trai của mẹ? Con không biết! . Ôi, cái thằng đàn ông như đàn bà này, sao lại có những ý nghĩ như vậy chứ. Tôi đã nhe răng ra cười với mẹ, chờ mẹ nằm im trong giường rồi với tay tắt đèn. Vậy là xong một ngày, không có gì đáng nhớ.
- Mẹ?
- Gì vậy con?
Tôi hốt hoảng. Là tôi nói đấy sao? Mình đã mất kiểm soát rồi, tệ thật!
- Không có gì, con định hỏi... chẳng lẽ con sẽ mãi là một anh chàng chạy xe thổ mộ sao mẹ... nhưng con nhớ ra rồi mẹ ạ.
Mẹ tôi im lặng. Tôi leo lên giường nhắm mắt lại. Nụ cười và ánh mắt của Nguyên hiện ra rõ mồn một. Hai ánh mắt long lanh như ngôi sao hiền lành của những đêm lạnh in vào trong giấc mơ.
Anh Hải làu bàu phết vào mông con Zaku một cái khá mạnh, làm như nó là nguyên nhân khiến trời lạnh không bằng. Tất nhiên với dân Đà Lạt thì cái lạnh này chẳng thấm vào đâu nhưng khách du lịch thì khác. Mới buổi xế trưa còn có thể tung tăng với một chiếc áo ấm mỏng thì sau cơn mưa trời đã đầy gió lạnh tê tái, mà du khách làm gì có áo gió dày cộp như dân địa phương, lại chịu lạnh dở. Tôi nhớ có năm mùa giáng sinh không lạnh, dịp Tết âm lịch trời trở lạnh nhất trong năm. Tôi hớn hở khoác áo trong áo ngoài. Mẹ bắt xỏ găng len. Trời lạnh mà đứng bên hồ, cái lạnh tăng gấp đôi vì gió sương nhiều hơn. Tôi thích lạnh vì sinh ra từ trong cái lạnh, nhưng Đà Lạt cứ nóng dần lên. Hồi còn nhỏ tôi đi học với cái áo len xanh mẹ đan dày thật dày, nặng trình trịch, tay xỏ găng len. Cái áo len mặc suốt cả ngày. Ai cũng thế, suốt ngày áo len áo ấm dày cộm, mũ len khăn quàng cổ chứ không riêng gì tôi, nhưng cái lạnh cứ len vào qua từng lớp vải, cọng len và gãi gãi vào da thịt, bất kể mùa nào. Khi tôi lớn - tính từ hồi tôi học cấp ba nhe - tôi bắt đầu biết thế nào là nóng. Đó là vào trưa tháng tư, tôi mặc chiếc áo len mỏng và chạy dọn dẹp trong lớp. Ba tôi phàn nàn suốt ngày về việc Đà Lạt cứ nóng dần lên đến nỗi chẳng nhớ ra Đà Lạt xưa lạnh như thế nào. Thế nên mỗi lần Đà Lạt lạnh cóng lên tôi vui như thấy lại thời nhỏ.
Nhưng bài học của cái Tết lạnh cóng năm đó là: thằng tôi hớn hở áo ấm ra hồ, còn du khách thì biến mất. Họ nằm ôm nhau trong khách sạn, quấn đủ mọi lớp mà vẫn lạnh cầm cập. Hơn nửa số du khách bỏ về trước khi tour chấm dứt. Có nhiều đoàn chỉ lên hai ngày là quay xe về vì lạnh quá chẳng ai đi nổi tới đâu. Đó là một cái Tết móm xọm với những người làm du lịch địa phương. Anh Hải gõ gõ lên đầu tôi:
- Đừng có khoái làm cậu bé tí như thế, bây giờ là phải biết thích cái gì mà du khách thích mới có tiền, nhe!
- Nhưng mà họ thích lên đây vì trên đây lạnh mà?
- Thằng này tướng như cù lần mà tư tưởng cũng cù lần nốt vậy hả?
Anh Hải nói chuyện lúc nào cũng cộc kệch, nhưng anh là người quan tâm đến tôi nhiều nhất trong những người chạy xe thổ mộ ở đây. Hồi đầu mới ra đây tôi ghét anh vì anh chỉ hơn tôi vài tuổi, hình như cứ muốn làm đại ca của tôi. Nhưng cuối cùng thì tôi hiểu cái tính anh vốn thế, anh là dân mới nhập cư đến và trước khi tôi xuất hiện, anh là người nhỏ nhất trong bãi. Sau năm năm làm nghề này anh là người tôi thân nhất.
Trời lạnh, du khách không nhiều nhưng xe ra bãi đầy đủ. Có hai nhóm du khách ra bao xe chạy vòng quanh bờ hồ. Trong lúc tôi đang tán dóc với ông già ngồi câu cá dưới hồ, một cô gái đến gần ngồi phía trên cao nhìn xuống. Tôi ngồi xéo nên nhìn thấy nhưng tỏ ra không quan tâm còn ông già vẫn bình thản ngồi câu. Quanh bờ hồ có nhiều người câu cá như thế, cắm một cây dù tay rồi ngồi luôn mấy tiếng, có khi giữa trời mưa nhỏ bay lất phất. Đám sinh viên lang thang quanh hồ hay ngồi câu ké bằng cách quan sát, đôi lúc có người - thường là nữ - tò mò xuống ngồi gần gần để hỏi thăm có câu được cá không.
Một lúc, cô gái đi xuống bờ cỏ đến gần chỗ tôi ngồi, hơi tần ngần khi tôi ngẩng lên nhìn:
- Anh cho em hỏi thăm...
- Sao hả chị?
- Anh có biết mấy cái xe ngựa kia đi như thế nào không ạ?
- À, đi vòng quanh bờ hồ hoặc là đi hết đồi Cù, thường thì là như vậy vì không được phép vào thành phố.
Cô gái vén tóc vén tai cười bối rối:
- Dạ, ý em hỏi là có mua vé không, hay là thuê giờ, hay là sao ạ?
- Tụi tôi đi theo vòng, ví dụ như đi một vòng quanh bờ hồ là bốn chục ngàn, cũng tùy khách thỏa thuận nữa.
- Hóa ra anh cũng chạy xe hả?
Tôi gật đầu. Cô gái suy nghĩ rất nhanh rồi hỏi tiếp:
- Vậy anh cho em hỏi nếu khách chỉ có một mình thì sao? Em có đi ghép được không? Em... em chỉ đi có một mình à.
- Đi ghép hả?
Tôi bắt đầu lúng túng. Thường thì khách đi chơi theo đoàn, tệ lắm cũng là hai người và họ đều bao nguyên chuyến, còn cô nàng này chỉ có một mình. Tôi nhìn qua. Ông già ngồi bên vẫn im lặng câu cá.
- Dạ, vì em không có đủ tiền để bao nguyên chuyến đi một mình. Nếu như mà...
- Chị đợi một chút tôi hỏi thử xem.
Tôi đi vội lại bãi đậu xe hỏi anh Hải. Anh đưa mắt nhìn cô nàng đang ngồi bên ông già câu cá.
- Sao không hỏi xem có bao nhiêu, ít thì đi gần thôi.
- Nhưng mà người ta muốn đi ghép theo khách khác để đi quanh bờ hồ mà anh.
- Với đoàn nào đây? Thường thì đoàn người ta đâu có thích có người lạ đi theo. Xe thổ mộ đâu có chở được nhiều khách đâu mà đi ghép được.
Tôi thấy tội tội cho cô nàng. Đi chơi một mình hẳn là buồn lắm rồi, chẳng lẽ giờ tôi lại đến nói rằng các du khách không đồng ý cho đi theo cùng? Mà cũng phải thôi, nếu người ta đi theo cặp mà đòi theo thì càng vô duyên bạo.
- Mày đừng có định phá giá anh em ở đây nghe Quân!
Giọng anh Hải đanh như thép. Tôi giật nảy mình. Cứ như anh Hải đang đi trong đầu tôi không bằng.
- Em... đâu có đâu!
- Ừ, tao biết mày nghĩ gì mà... Ra đây làm ăn rồi, không phải chỉ có mình mày, còn anh em khác nữa chi? Mày đừng có để anh em nói tới nói lui mệt lắm đó.
Anh Hải đã nói vậy, tôi không còn ý định mời cô nàng lên xe đi vòng quanh hồ một chuyến rồi có bao nhiêu trả bấy nhiêu nữa. Khi tôi bước lại gần, cô gái quay sang nhìn tôi với ánh mắt ấm áp lạ lùng, cứ như tôi là người thân quen lắm của cô. Nghe tôi nói ở đây không nhận khách đi ghép, hai khóe môi của cô gái chùng xuống buồn thiu. Nhưng chỉ vài giây sau cô gái đã cười tươi tắn:
- Cám ơn anh!
Và gật nhẹ đầu chào. Chỉ vậy thôi, rồi cô nàng đứng dậy đi lên ven đường, tiếp tục đi theo bờ hồ. Tôi lặng mất một hồi vì câu nói ngắn ngủi nhưng đầy tình cảm rất thật. Làm nghề này, tôi gặp rất nhiều khách du lịch từ nhiều miền khác nhau, có người vô duyên, có người giống như chập mạch, có người yểu điệu đến chảy nước, có người làm như bỏ tiền ra đi xe là mua luôn cả nhân phẩm của người chủ xe rồi muốn nói nặng nói nhẹ cũng được, có người thì hơi lịch sự kiểu cách, có người rất dễ thương, nhưng một lời cảm ơn như cô gái tôi mới gặp thì chưa bao giờ tôi nhận được. Những lời cảm ơn lịch sự thì nhiều, chỉ riêng của cô gái ấy, tôi cảm nhận cả sự chân thành. Cả cái dáng đi của cô gái cũng làm tôi lặng nhìn, có cái gì thật bình thản khác người. Hình như cô gái bước đến từ... đám sương mù đêm nay thì phải?
Anh Hải và mọi người còn chọc tôi vài câu nữa rồi chạy giỡn đuổi nhau, người này đá đít người kia vài cái cho đỡ lạnh. Tôi cố không nhìn theo bóng dáng cô gái mà đứng chải bờm cho con Phi.
Đêm ấy không có khách nhiều, chỉ vài xe dạo được. Tôi ngáp ngủ nhảy lên xe, ngoắc ngoắc tay chào rồi lịch kịch ra về. Con đường Đinh Tiên Hoàng bọc một phần đồi Cù rộng tênh, vắng ngắt. Con Phi quen đường tự do chạy chầm chậm. Tôi ngủ thiu thiu ngay trên đường. Một vài đôi sinh viên ôm nhau ấm áp tản bộ về ngã năm Đại Học. Bỗng con Phi chạy cà giựt cà giựt làm tôi choàng tỉnh. Không hiểu sao linh tính của tôi hay gắn liền với con Phi - người bạn thân thương nhất. Nó chạy chậm hẳn lại. Tôi nhận ra ven đường một cô gái đi sát rào hoa tường vi đầy gai góc. Tôi buồn cười vì cô gái đi một mình khá lãng mạn, lề đường lót bê tông không đi lại leo lên ven bờ rào đầy cỏ và sương, đẹp nhưng mà... không khỏi ăn vài nhát gai của đám dã tường vi bao quanh đồi Cù. Nghe tiếng vó ngựa, cô gái dừng chân quay lại.
- A... anh gì...!
Tôi cũng nhận ra ngay cô gái gặp bên bãi xe bờ hồ lúc nãy. Trời ạ, sao lại gặp cô ở đây?
- Chị đang về nhà hả?
Cô gái gật gật đầu cười rất tươi. Con Phi dừng lại theo lệnh của tôi.
- Tôi cũng đang về nhà, chị đi về đâu vậy?
- Em đi về ngã năm Đại Học.
Thì con đường này dẫn tới ngã năm Đại Học mà lại. Tôi bỗng bạo dạn hẳn:
- Chị có muốn đi cùng không? Chị lên đi, tôi không tính tiền đâu, tôi cũng về ngã năm.
Cô gái không từ chối một lời, nhanh nhảu nhảy lên xe ngồi cạnh tôi.
- Em ngồi đây được không? Em muốn nói chuyện với anh một chút.
- Ừ...
Tôi lúng búng trong miệng. Lúc thì tài lanh lúc thì như thằng ngọng. May mà cô gái chủ động bắt chuyện chứ nếu không tôi cũng chẳng biết nói gì. Nhưng những chuyện cô gái nói cũng chẳng rõ với tôi hay với ai.
- Bụi dã tường vi kia đẹp quá!
- Sương xuống đọng trong mấy nhánh cỏ giống bông hoa hồng bằng sương ghê!
- Con đường này vẫn là con đường của những đôi tình nhân như trước đây...
Cô gái tự giới thiệu tên là Nguyên, Khôi Nguyên. Cái tên thật sự ấn tượng! Với vóc dáng gầy gầy, phong cách đầy nam tính, tự tin, Nguyên làm tôi tưởng cô là một du khách. Con gái phố núi đi bộ nhiều, đường thoai thoải dốc, khí trời mát lạnh nên hầu như ai cũng bầu bĩnh mập mạp, các vòng tương đối nảy nở, lại hiền lành e lệ qua đôi má ửng hồng, điệu bộ chậm chạp, đôi khi rất rụt rè. Hơn nữa dân địa phương chẳng khi nào leo lên xe thổ mộ để đi loanh quanh hồ Xuân Hương cả. Nguyên thì hoàn toàn khác, tôi cứ ngỡ Nguyên là người Sài Gòn, nhưng giọng nói của cô gần giống như dân địa phương. Giọng Nguyên trầm và rất ấm. Thằng con trai nhút nhát trong tôi ấm ớ trả lời, hơi ngờ ngợ. Một lúc sau tôi mới biết Nguyên cũng là dân địa phương, tuy nhiên Nguyên đã theo gia đình vào Sài Gòn hơn 5 năm. Cô vừa mới tốt nghiệp đại học và lên Đà Lạt tìm việc. Đơn giản là Nguyên yêu phố núi - cô nói thế, và hy vọng rằng mình sẽ tìm được việc để sống ở đây. Nguyên giống như một người bạn thân thiết đủ để tuy lần đầu gặp nhưng người ta dễ tin tưởng vào sự chân thành của cô. Tôi mến Nguyên ở điều ấy, và quý Nguyên hơn khi nhìn thấy cô ngồi dáng vẻ như một gã trai lãng tử trong phim kiếm hiệp, mái tóc ngắn bị gió thổi bay hất nhẹ ra sau. Tôi chưa từng thấy một cô gái nào như Nguyên, khi ngồi ở bên cạnh, người ta có cảm giác thanh thản thật dễ chịu.
Đến ngã năm, Nguyên nhảy xuống xe, không yểu điệu cũng không nghịch ngợm. Cô nhìn tôi cười đưa tay lên nhúc nhích mấy ngón tay qua tay áo dài trùm gần kín mu bàn tay:
- Bái bai anh nhe, cảm ơn anh. Chúc anh ngủ ngon! - Nguyên chỉ tay về phía con đường nhỏ - Em về lối này.
- Ừ, chào Nguyên.
Thằng khùng! Chỉ vậy thôi sao. Con Phi hí lên khó chịu vì không hiểu tôi muốn nó đi đâu. Khi chiếc xe xóc lên chạy về phía đồi Trà, tôi đưa tay vỗ bẹt vào trán rủa mình thậm tệ. Chỉ có việc hỏi thăm Nguyên về đâu, rồi đưa Nguyên về tận nhà, có khó khăn gì mà cứ im như thằng cù lần, chẳng có đàn ông gì hết! Nhưng mà chắc Nguyên nhìn mình giống như con nít. Thể nào mở miệng ra Nguyên cũng sẽ cười mình. Nhìn Nguyên thì biết, cô ấy trông không yếu đuối tí nào.
Xe lọc cọc xuống dốc. Căn nhà gỗ nhỏ lọt thỏm trong những bụi cây hồng, trà um um. Tôi thấy buồn buồn khó hiểu. Mẹ tôi ra mở cửa khi tôi tháo xe và buộc con Phi ra phía sau nhà. Ước gì tôi có thể bật ra với mẹ một câu: Mẹ ơi con buồn! Con buồn gì vậy hả con trai của mẹ? Con không biết! . Ôi, cái thằng đàn ông như đàn bà này, sao lại có những ý nghĩ như vậy chứ. Tôi đã nhe răng ra cười với mẹ, chờ mẹ nằm im trong giường rồi với tay tắt đèn. Vậy là xong một ngày, không có gì đáng nhớ.
- Mẹ?
- Gì vậy con?
Tôi hốt hoảng. Là tôi nói đấy sao? Mình đã mất kiểm soát rồi, tệ thật!
- Không có gì, con định hỏi... chẳng lẽ con sẽ mãi là một anh chàng chạy xe thổ mộ sao mẹ... nhưng con nhớ ra rồi mẹ ạ.
Mẹ tôi im lặng. Tôi leo lên giường nhắm mắt lại. Nụ cười và ánh mắt của Nguyên hiện ra rõ mồn một. Hai ánh mắt long lanh như ngôi sao hiền lành của những đêm lạnh in vào trong giấc mơ.
/13
|