Dịch: Lãng Nhân Môn
***
Mạnh Thanh Hà về phòng mình rồi lấy một cái túi vải lớn trong tủ ra, để vào đó vài món quần áo thay giặt và một con dao nhọn.
Sau đó bà lấy hết tiền mình giấu trong túi áo bông và tiền Đào Minh để trong tủ đầu giường có khóa ra và đặt bên người.
Bà day day huyệt thái dương:
- Còn tiền của hai lão già kia nữa.
Mạnh Thanh Hà biết rõ chỗ cụ Đồng giấu tiền riêng. Bà lấy túi nilon được dán ở ván dưới gầm giường lên đo độ dày và cảm thấy
rất vừa lòng.
Góp nhặt linh tinh cũng được vài ngàn, đủ để bà sống ở thế giới bên ngoài một thời gian.
- Chậc chậc.
Mạnh Thanh Hà nghiêng đầu:
- Người ta chạy trốn thì thế nào nhỉ?
Mạnh Thanh Hà nghĩ ngợi một lúc rồi tháo hết ngăn kéo trong phòng ra đổ xuống đất, bới tủ quần áo cho lộn xộn rồi lấy hai ba
bộ đồ của người nhà họ Đào, cho vào một túi khác.
Sắp xếp xong xuôi, hiện trường trông y như thật.
Khi cảm thấy đã ổn thỏa rồi, Mạnh Thanh Hà bèn ra khỏi phòng, cửa vẫn để mở toang.
…
Nghe xong chuyện này, Cố Thăng gật đầu:
- Cảnh sát nói là người nhà họ Đào nhận được tin rồi sợ hãi bỏ trốn.
Căn cứ vào hiện trường thì đúng là như vậy thật.
Không ngờ đó lại là hiện trường được Mạnh Thanh Hà sắp xếp, bà ta tính toán hay thật, đến cảnh sát cũng bị bà ta trêu đùa,
ngay từ đầu phương hướng điều tra đã sai rồi.
Song anh lại không hiểu một chuyện:
- Nếu người nhà họ Đào đều bị Mạnh Thanh Hà giết chết thì phải có dấu vết gì để lại chứ? Hơn nữa, bà ta làm gì có thời gian để
xử lý thi thể đâu?
Tuy bà ta khỏe mạnh, nhưng xét cho cùng vẫn là đàn bà con gái, bà ta giấu xác ở chỗ nào mới được?
Nam Sơn nói:
- Anh nghe em kể xong đã.
- Ừ.
…
Mạnh Thanh Hà không về phòng ăn vội. Bà ta ra sân sau, quỳ xuống trước cây lê chôn hài cốt của Hứa Tuệ Lộ mà dập đầu lạy ba
cái, cực kì trịnh trọng.
Sau đó, bà ta ngồi dựa gốc lê:
- Chị Tuệ Lộ à, chuyện năm đó là em có lỗi, em cũng không mong chị tha thứ cho em. Em chỉ đến báo cho chị biết một tiếng thôi,
hôm nay đám người họ Đào sẽ chết, chúng sẽ xuống đó cùng với chị. Còn em, em sẽ bắt đầu một cuộc sống mới mà em hằng ao
ước.
Sau khi nói xong những chuyện ấy, bà ta vẫn không vào nhà ăn mà đi ra ngoài rồi đóng cổng lại. Sau quãng đường chừng năm
sáu phút, bà ta đến một ngôi nhà cũ mà tường ải quấn đầy dây trường xuân.
Bà ta đứng bên ngoài một lát rồi nói:
- Thôi không vào nữa, tôi biết dù bà có chết cũng không muốn nhìn thấy tôi đâu. Tôi đứng ngoài này nói với bà một tiếng thôi, tôi
đi đây, tôi sẽ không bao giờ về nữa.
…
Cố Thăng hỏi:
- Đó là nơi nào vậy?
- Là nhà cũ của dì Mạnh đấy.
Nam Sơn nhớ lại:
- Khi đó có người hàng xóm sát vách nhìn thấy bà ta nên chào một câu: A Hà lại đến quét tước nhà cửa đấy à? Đúng là có hiếu
quá. Ba mất bao nhiêu năm rồi mà hôm nào cô cũng về thăm nhà.
Dì Mạnh hơi gật đầu:
- Hôm nay tôi chỉ đi ngang qua thôi, không vào đâu.
Cố Thăng liên tưởng đến những gì Nam Sơn kể với mình lúc trước: Người nên đi đều đi, bà ta không còn vướng bận, người trong
ngôi nhà cũ dẫu chết cũng không muốn nhìn thấy mặt bà ta… Rồi anh lại nhớ tới lời của người hàng xóm nhà Mạnh Thanh Hà:
ngày nào bà ta cũng tới.
Anh nói cho Nam Sơn nghe suy đoán của mình:
- Có phải trong nhà họ Mạnh còn có người ở, mà người đó mới chết gần đây không?
- Em cũng nghĩ thế, nhưng mà bố của dì Mạnh mất nhiều năm rồi, mẹ dì ấy thì rời khỏi thôn Đào Nguyên từ lâu, em thực sự
không nghĩ ra ai đang ở trong nhà họ Mạnh nữa.
Cố Thăng nghĩ tới một khả năng, bàn tay nắm quả táo hơi siết lại.
- Anh nghĩ tới cái gì vậy?
Nam Sơn hỏi.
Cố Thăng lắc đầu cười đáp:
- Không có đầu mối, để anh bảo với cảnh sát một tiếng, để họ kiểm tra nhà họ Mạnh kia xem. Em kể tiếp đi.
- Vâng.
…
Mạnh Thanh Hà vội vàng về nhà họ Đào rồi đi vào phòng nhỏ đặt dụng cụ nhà nông. Bà ta chọn hai con dao quắm, đẩy một chiếc
xe đẩy, trên xe để hai bó rơm to và cái bọc bà ta chuẩn bị lúc trước.
Bà ta kéo xe tới trước hành lang rồi vào nhà ăn.
Ông cụ Đào, bà cụ Đồng đang ngồi đối diện với nhau, còn Đào Minh vẫn nằm còng queo trên đất, cảnh tượng im lặng quái quỷ
nhìn như một bức tranh kì dị.
Thấy Mạnh Thanh Hà đi vào, bà cụ Đồng há miệng ra thở hồng hộc, thế nhưng lại chẳng thể nói được gì, chỉ có thể nhìn con dâu
với ánh mắt phẫn hận.
Trong con ngươi của cụ Đồng vương tơ máu, độc tính của thứ thuốc này không hề nhẹ như Mạnh Thanh Hà nói.
Mạnh Thanh Hà nhìn cụ Đồng rồi cười nói:
- Cứ nhìn đi, nhìn cho kĩ đi, tôi là người sắp giết chết bà đấy.
Nghe thế, cụ Đồng hơi suy sụp, thế nhưng chỉ có thể tỏ ra căm phẫn chứ chẳng làm được gì.
Mạnh Thanh Hà ném cái túi đựng bát vỡ và ốc nước ngọt lên xe, sau đó khiêng ông cụ Đào và Đào Minh lên, để cho hai người
nằm thẳng trong xe đẩy.
Bà ta đắp một tấm chăn lên hai người họ rồi phủ thêm một lớp rơm, đảm bảo người ngoài không thể nhìn thấy trên xe có hai
người đàn ông đang nằm. Cuối cùng bà ta cõng cụ Đồng lên ngồi trên xe đẩy.
Mạnh Thanh Hà bắt đầu đẩy xe, khuôn mặt nở nụ cười rạng rỡ khao khát đối với tự do.
Bà ngẩng đầu nhìn lên bầu trời cao rộng:
- Đã lâu không nhìn thấy bầu trời như vậy rồi, xanh quá.
…
Cứ thế, Mạnh Thanh Hà đẩy xe đi đến nơi ở của bác sĩ Mục.
Trên đường bà ta gặp dì Đào, dì Đào cầm rổ trong tay, trong rổ toàn rau dại.
Dì Đào chào hỏi Mạnh Thanh Hà:
- Ôi, đưa bà cụ đi đâu thế này?
Nam Sơn cho rằng Mạnh Thanh Hà sẽ giật mình hoặc là căng thẳng, nhưng không, vẻ mặt của bà ta tự nhiên đến cùng cực.
Mạnh Thanh Hà dừng lại, lau mồ hôi trên trán rồi nói với vẻ lo âu:
- Mẹ chồng tôi ốm, nói chẳng nên lời đây này. Vừa hay tôi cũng phải sang bên bác sĩ Mục để khám cái bụng nên đưa bà cụ đi
luôn.
Vất vả lắm mới gặp được người trong thôn, cụ Đồng ra sức nháy mắt với dì Đào.
Thế nhưng tiếc là dì Đào lại không hiểu ánh mắt ấy. Dì nói với Mạnh Thanh Hà:
- Mắt mẹ chồng cô đỏ quá, xem có phải bị cát bay vào không?
Mạnh Thanh Hà nhìn cụ Đồng một cái:
- Hình như thế thật, tôi thổi cho bà cụ một cái là được ngay ấy mà.
- Ừ, chết thật, mải lo hái rau dại mà quên cả nấu cơm, tôi đi trước nhé.
Dì Đào cầm rổ rồi chạy vội về nhà.
- Dì Đào đi thong thả nhé.
Mạnh Thanh Hà đứng phía sau nói với giọng khách khí.
Dì Đào vừa đi, Mạnh Thanh Hà đã híp mắt nhìn chằm chằm vào bà cu Đồng rồi đột nhiên cười lên thành tiếng:
- Mẹ à, bà đừng mơ nữa, không ai cứu bà đâu.
Mạnh Thanh Hà lại lên đường, miệng lẩm bẩm bài hát gì Nam Sơn nghe không hiểu, chắc là một khúc dân ca địa phương. Khúc
hát ấy ngây thơ và đơn giản, nhưng lại đượm nét bi thương không tả được bằng lời.
Bác sĩ Mục ở tận sâu trong núi, nơi đó chỉ có một mình bà.
Vì ít người qua lại nên đường xá hơi gập ghềnh, Mạnh Thanh Hà đẩy chiếc xe đến được nhà bác sĩ Mục thì đã nửa tiếng đồng hồ
trôi qua.
Trong núi lành lạnh, dì Mạnh thở hổn hển mà không đổ một giọt mồ hôi nào.
Bà ta gõ vang cửa nhà bác sĩ Mục.
Ban đầu bác sĩ Mục nhìn thấy bà ta thì vừa ngạc nhiên lại vừa hơi sợ hãi. Có lẽ sau khi Mạnh Thanh Hà bị mất con đã chạy đến
gây sự với bác sĩ Mục, làm cho bà bị ám ảnh tới tận bây giờ.
Cuối cùng thì Nam Sơn cũng gặp được bác sĩ Mục. Đó là một bà cụ đầu tóc bạc phơ, sắc mặt hồng hào, khí chất trầm tĩnh.
Mạnh Thanh Hà thò đầu vào thăm dò:
- Trong đó có bệnh nhân không?
- Không có ai.
Bác sĩ Mục nắm cửa không buông, thần sắc cảnh giác.
Mạnh Thanh Hà cười:
- Sao mà bà sợ thế, chuyện năm đó là tôi có lỗi với bà cơ mà. Bà là bác sĩ duy nhất ở thôn Đào Nguyên, tôi làm gì bà được cơ
chứ?
Dì Mạnh lùi lại một bước rồi chỉ vào bà cụ Đồng:
- Sáng nay lúc mẹ chồng tôi dậy thì còn khỏe mạnh, ấy thế mà không hiểu sao chân tay không cử động được nữa, miệng cũng
méo cả đi. Tôi thấy như là bị trúng phong ấy, bà ra xem thử xem thế nào.
Cụ Đồng quay lưng lại phía bác sĩ Mục, nên bác sĩ Mục không thấy được mặt của bà cụ.
- Vào đi.
Bác sĩ Mục quay người đi vào phòng, cửa vẫn để mở.
Mạnh Thanh Hà đáp lời rồi cõng cụ Đồng lên, mang theo dao rồi khóa cửa lại.
Bà đặt cụ Đồng lên ghế rồi nói với bác sĩ Mục đang đun thuốc:
- Bà xem thử xem mẹ tôi bị làm sao đi này.
- Ừ.
Bác sĩ Mục đáp một câu thản nhiên, mắt vẫn nhìn chằm chằm nồi thuốc, cứ như muốn đánh đòn phủ đầu cho Mạnh Thanh Hà lo
lắng suông vậy.
Mạnh Thanh Hà có gì mà phải sốt ruột chứ? Bà ta nhìn cụ Đồng chỉ có thể méo miệng lo suông mà chẳng làm được gì, rồi nở một
nụ cười hờ hững.
Bác sĩ Mục cũng không ngó lơ Mạnh Thanh Hà quá lâu. Bà đeo kính viễn thị, đến trước mặt cụ Đồng, lật mí mắt cụ lên rồi lại nhìn
xuống đầu lưỡi cụ.
- Không ổn!
Bác sĩ Mục nhíu mày làm cái trán nhăn nhúm lại:
- Bệnh trạng của bà cụ như là trúng độc vậy.
- Độc gì thế?
Mạnh Thanh Hà hệt như một con mèo đen giảo hoạt đang đùa giỡn với con mồi.
Bác sĩ Mục lắc đầu:
- Không nhớ lắm, tôi chỉ đọc trong sách thuốc…
Rồi bà ngẩng đầu lên:
- Có phải cô hạ độc bà cụ không?
Mạnh Thanh Hà đứng lên, vẻ mặt lạnh như tiền:
- Đúng là bà già rồi, lâu thế mới nhận ra sao?
- Cô muốn làm cái gì?
Mạnh Thanh Hà không nói gì, bà ta cầm con dao quắm rồi tiến từng bước về phía bác sĩ Mục.
Bác sĩ Mục nhìn thấy sát ý đậm đặc trong mắt dì Mạnh.
Bà không cầu xin, mà đưa ra quyết định cực nhanh, cầm ngay nồi thuốc đang sôi sùng sục trên bếp ném thẳng về phía Mạnh
Thanh Hà.
Mạnh Thanh Hà nhanh chóng tránh sang một bên, nồi thuốc nóng dội lên đùi cụ Đồng, nước sôi nóng bỏng đổ lên làn da, vẻ mặt
cứng đơ của cụ Đồng hơi vặn vẹo, chắc là phải đau đớn lắm.
Dì Mạnh dồn bác sĩ Mục vào góc tường. Vẻ mặt của bác sĩ Mục trở nên bối rối:
- Cô muốn làm gì? Có gì thì từ từ nói.
- Giữa tôi với bà chẳng có gì để nói với nhau cả.
Mạnh Thanh Hà đạp bác sĩ Mục một cái đầy căm giận, bà bác sĩ hộc máu mồm.
- Cô… không thể giết tôi được. Tôi là… bác sĩ…duy nhất… của thôn Đào Nguyên.
Bác sĩ Mục ôm ngực rồi nói đứt quãng.
Mạnh Thanh Hà nghe bà ta nói xong thì cười đến chảy nước mắt, như thể bà vừa nghe thấy chuyện cười gì tếu lắm:
- Bác sĩ à? Chưa chắc đâu. Gọi bà là đao phủ thì hợp hơn nhiều. Có bao nhiêu đứa trẻ trong bụng phụ nữ thôn này phải chết
trong tay bà rồi?
- Tôi chỉ…
Bác sĩ Mục muốn biện minh.
- Hi sinh có ích hả?
Mạnh Thanh Hà cúi người xuống túm tóc bác sĩ Mục:
- Mạng của con trai thì đáng giữ, mạng của con gái thì không đáng sao?
Bà cười lạnh:
- Bắt mạch mười lần chỉ đúng có tám lần, y thuật như thế mà cũng dám lôi ra khám chữa cho thiên hạ. Bà hại chết bao nhiêu
người như thế, đến đêm bà có ngủ ngon không? Những người mẹ mất con kia không ngủ nổi một đêm an giấc, dù là con trai hay
con gái đi chăng nữa!
Bà buông tóc của bác sĩ Mục ra:
- Hôm nay, tôi sẽ bắt bà nếm thử nỗi đau bị nạo thai!
Đầu của bác sĩ Mục áp lên tường, cả người bà ta lạnh run, miệng thì không ngừng cầu xin tha thứ.
Mạnh Thanh Hà nhìn bác sĩ Mục với ánh mắt lạnh lùng, thế rồi bà cầm dao bằng cả hai tay, đâm thẳng xuống bụng của bà ta.
Động tác của dì Mạnh rất thong thả. Chắc là lần đầu tiên giết người, cho nên bà còn lo lắng bất an, thậm chí bà đã buông lỏng
dao trong tay ra trong nháy mắt.
Thế nhưng tất cả chỉ xảy ra trong một nháy mắt mà thôi. Mạnh Thanh Hà nói:
- Bà còn hại chết cả em gái của tôi, nếu không nhờ ơn bà thì mẹ tôi đâu có muốn bỏ đi, tôi cũng chẳng rơi vào bước đường này.
Một nhà bốn người chúng tôi vốn phải được sống hạnh phúc mới đúng.
Câu này của bà như đang nói với chính bản thân mình.
Nói xong, ánh mắt bà đã kiên định hơn nhiều.
Máu văng lên khóe miệng của Mạnh Thanh Hà, bà ta dùng lưỡi liếm đi:
- Mặn.
Rồi dùng ngón cái lau một cái, tạo nên một vệt máu trên khuôn mặt.
Khi con dao hạ xuống lần nữa, động tác của Mạnh Thanh Hà đã quả quyết hơn nhiều. Bà còn thì thào đếm:
- Một dao, hai dao…
Bà không còn là người bình thường nữa, bà không ngừng vung đao, vẻ mặt bà dữ dằn hung hãn, và tai bà dường như không hề
nghe thấy tiếng kêu van thảm thiết.
Cảnh tượng kia đỏ tanh sắc máu, Nam Sơn nhắm nghiền hai mắt lại.
Khi Mạnh Thanh Hà dừng tay thì bụng của bác sĩ Mục đã bị đâm nát bét. Bác sĩ Mục vẫn còn thở, mồm vẫn hộc máu tươi, hai mắt
trợn trừng trừng, cả người co giật.
Mạnh Thanh Hà thì thào lẩm bẩm:
- Thì ra giết người là như thế, chẳng khó chút nào.
Bà mở cửa, vạch lớp rơm phủ ra, kéo Đào Minh và ông cụ Đào vào trong nhà.
- Bây giờ đến lượt các người.
Trong không khí thoang thoảng mùi khai, Mạnh Thanh Hà nhìn qua thì thấy đũng quần Đào Minh ướt sũng.
Bà nói:
- Ông sẽ không còn phải sợ nữa đâu, nhanh thôi.
Đào Minh lắc đầu cực khẽ, khuôn mặt lộ vẻ kinh hoàng.
Mạnh Thanh Hà đặt bà cụ Đồng và ông cụ Đào ngồi song song với nhau, còn bà túm tóc Đào Minh, để ông ta quỳ đối diện với họ.
- Nhìn cho kĩ, nhìn cho kĩ xem tôi giết con của hai người như thế nào. Hai người vui vẻ mà cảm nhận nỗi đau mất con đi!
Sau đó bà chém một phát vào thân của quý của Đào Minh:
- Lúc trước chính là thứ này làm tôi ghẻ tởm, cuối cùng tôi cũng có thể cắt nó đi rồi.
Sau đó, Mạnh Thanh Hà cười tươi roi rói rồi nói với hai ông bà cụ họ Đào:
- Nhà họ Đào các người tuyệt đường con cháu rồi!
Đúng lúc này thì bên ngoài vang lên tiếng đập cửa.
Cụ Đồng sáng mắt lên, có người tới, có người có thể cứu họ khỏi cảnh nguy khốn này rồi!
Bàn tay đang nắm tóc Đào Minh của Mạnh Thanh Hà hơi khựng lại. Nhưng bà không để ý tới. Bà lia dao qua cổ Đào Minh rồi
buông ông ta ra với vẻ ghét bỏ. Đào Minh ngã sấp xuống.
Mãi đến tận lúc chết, ông ta vẫn không nghĩ ra, vì sao A Hà vẫn sống tốt với mình hai chục năm trời, không hề cãi cọ với nhau,
mà tự nhiên lại bùng nổ.
Làm gì có người bị hại nào lại yêu đao phủ cơ chứ?
Sau tiếng gõ cửa, một người đàn ông gọi vọng từ ngoài vào:
- Bác sĩ Mục ơi, bác sĩ Mục có nhà không nhỉ?
Mạnh Thanh Hà ung dung đi tới trước mặt bà cụ Đồng rồi dùng khẩu hình nói:
- Đừng nóng ruột, tới phiên bà rồi đây.
Và rồi Mạnh Thanh Hà giải quyết cả hai ông bà cụ như cắt lúa.
Lại có tiếng phụ nữ mềm yếu vang lên bên ngoài:
- Chắc là bác sĩ Mục vào núi hái thuốc rồi, ngày mai mình đến xem con là trai hay gái cũng được mà.
Cô hỏi với vẻ hoang mang:
- Nếu con là gái thì anh có giữ nó không?
- Đi thôi.
Người đàn ông đáp.
Người phụ nữ nói:
- Vâng.
…
Mạnh Thanh Hà cầm dao quắm đi đến bên cửa sổ, vén mành ra một chút, nhìn theo bóng đôi vợ chồng kia mãi đến khi mất hút.
Thế rồi bà ném dao đi, ngồi bệt xuống đất, khóc òa lên như đã kiệt sức.
Thế nhưng trận khóc này chỉ kéo dài có năm phút đồng hồ. Khi Mạnh Thanh Hà đứng lên lần nữa, vẻ mặt bà nghiêm nghị như thể
vừa có được sinh mệnh mới.
Mạnh Thanh Hà thay một bộ quần áo. Đó là một chiếc váy dài màu trắng hoàn toàn không hợp với làn da ngăm đen sạm lại của
bà.
Đường kim xô lệch, vải dệt thô ráp, hẳn là mua ở tiệm trong thôn.
Bà ve vuốt từng nếp váy với vẻ yêu quý trân trọng vô cùng.
Sau đó, bà đứng lên, cầm lấy túi, đi ra ngoài cửa.
…
Bà ấy vừa ra cửa thì em thoát khỏi thân thể bà ấy ngay, rồi không có ý thức nữa. Lúc em tỉnh lại thì đã thấy mình nằm trên
giường bệnh rồi.
Kể chuyện xong, Nam Sơn cũng ăn gần xong cháo.
- Ừ.
Không hiểu sao, trong lòng Cố Thăng lại có dự cảm rầng, dù có nói manh mối cho cảnh sát thì họ cũng không thể tìm thấy cái xác
nào trong nhà bác sĩ Mục.
***
Mạnh Thanh Hà về phòng mình rồi lấy một cái túi vải lớn trong tủ ra, để vào đó vài món quần áo thay giặt và một con dao nhọn.
Sau đó bà lấy hết tiền mình giấu trong túi áo bông và tiền Đào Minh để trong tủ đầu giường có khóa ra và đặt bên người.
Bà day day huyệt thái dương:
- Còn tiền của hai lão già kia nữa.
Mạnh Thanh Hà biết rõ chỗ cụ Đồng giấu tiền riêng. Bà lấy túi nilon được dán ở ván dưới gầm giường lên đo độ dày và cảm thấy
rất vừa lòng.
Góp nhặt linh tinh cũng được vài ngàn, đủ để bà sống ở thế giới bên ngoài một thời gian.
- Chậc chậc.
Mạnh Thanh Hà nghiêng đầu:
- Người ta chạy trốn thì thế nào nhỉ?
Mạnh Thanh Hà nghĩ ngợi một lúc rồi tháo hết ngăn kéo trong phòng ra đổ xuống đất, bới tủ quần áo cho lộn xộn rồi lấy hai ba
bộ đồ của người nhà họ Đào, cho vào một túi khác.
Sắp xếp xong xuôi, hiện trường trông y như thật.
Khi cảm thấy đã ổn thỏa rồi, Mạnh Thanh Hà bèn ra khỏi phòng, cửa vẫn để mở toang.
…
Nghe xong chuyện này, Cố Thăng gật đầu:
- Cảnh sát nói là người nhà họ Đào nhận được tin rồi sợ hãi bỏ trốn.
Căn cứ vào hiện trường thì đúng là như vậy thật.
Không ngờ đó lại là hiện trường được Mạnh Thanh Hà sắp xếp, bà ta tính toán hay thật, đến cảnh sát cũng bị bà ta trêu đùa,
ngay từ đầu phương hướng điều tra đã sai rồi.
Song anh lại không hiểu một chuyện:
- Nếu người nhà họ Đào đều bị Mạnh Thanh Hà giết chết thì phải có dấu vết gì để lại chứ? Hơn nữa, bà ta làm gì có thời gian để
xử lý thi thể đâu?
Tuy bà ta khỏe mạnh, nhưng xét cho cùng vẫn là đàn bà con gái, bà ta giấu xác ở chỗ nào mới được?
Nam Sơn nói:
- Anh nghe em kể xong đã.
- Ừ.
…
Mạnh Thanh Hà không về phòng ăn vội. Bà ta ra sân sau, quỳ xuống trước cây lê chôn hài cốt của Hứa Tuệ Lộ mà dập đầu lạy ba
cái, cực kì trịnh trọng.
Sau đó, bà ta ngồi dựa gốc lê:
- Chị Tuệ Lộ à, chuyện năm đó là em có lỗi, em cũng không mong chị tha thứ cho em. Em chỉ đến báo cho chị biết một tiếng thôi,
hôm nay đám người họ Đào sẽ chết, chúng sẽ xuống đó cùng với chị. Còn em, em sẽ bắt đầu một cuộc sống mới mà em hằng ao
ước.
Sau khi nói xong những chuyện ấy, bà ta vẫn không vào nhà ăn mà đi ra ngoài rồi đóng cổng lại. Sau quãng đường chừng năm
sáu phút, bà ta đến một ngôi nhà cũ mà tường ải quấn đầy dây trường xuân.
Bà ta đứng bên ngoài một lát rồi nói:
- Thôi không vào nữa, tôi biết dù bà có chết cũng không muốn nhìn thấy tôi đâu. Tôi đứng ngoài này nói với bà một tiếng thôi, tôi
đi đây, tôi sẽ không bao giờ về nữa.
…
Cố Thăng hỏi:
- Đó là nơi nào vậy?
- Là nhà cũ của dì Mạnh đấy.
Nam Sơn nhớ lại:
- Khi đó có người hàng xóm sát vách nhìn thấy bà ta nên chào một câu: A Hà lại đến quét tước nhà cửa đấy à? Đúng là có hiếu
quá. Ba mất bao nhiêu năm rồi mà hôm nào cô cũng về thăm nhà.
Dì Mạnh hơi gật đầu:
- Hôm nay tôi chỉ đi ngang qua thôi, không vào đâu.
Cố Thăng liên tưởng đến những gì Nam Sơn kể với mình lúc trước: Người nên đi đều đi, bà ta không còn vướng bận, người trong
ngôi nhà cũ dẫu chết cũng không muốn nhìn thấy mặt bà ta… Rồi anh lại nhớ tới lời của người hàng xóm nhà Mạnh Thanh Hà:
ngày nào bà ta cũng tới.
Anh nói cho Nam Sơn nghe suy đoán của mình:
- Có phải trong nhà họ Mạnh còn có người ở, mà người đó mới chết gần đây không?
- Em cũng nghĩ thế, nhưng mà bố của dì Mạnh mất nhiều năm rồi, mẹ dì ấy thì rời khỏi thôn Đào Nguyên từ lâu, em thực sự
không nghĩ ra ai đang ở trong nhà họ Mạnh nữa.
Cố Thăng nghĩ tới một khả năng, bàn tay nắm quả táo hơi siết lại.
- Anh nghĩ tới cái gì vậy?
Nam Sơn hỏi.
Cố Thăng lắc đầu cười đáp:
- Không có đầu mối, để anh bảo với cảnh sát một tiếng, để họ kiểm tra nhà họ Mạnh kia xem. Em kể tiếp đi.
- Vâng.
…
Mạnh Thanh Hà vội vàng về nhà họ Đào rồi đi vào phòng nhỏ đặt dụng cụ nhà nông. Bà ta chọn hai con dao quắm, đẩy một chiếc
xe đẩy, trên xe để hai bó rơm to và cái bọc bà ta chuẩn bị lúc trước.
Bà ta kéo xe tới trước hành lang rồi vào nhà ăn.
Ông cụ Đào, bà cụ Đồng đang ngồi đối diện với nhau, còn Đào Minh vẫn nằm còng queo trên đất, cảnh tượng im lặng quái quỷ
nhìn như một bức tranh kì dị.
Thấy Mạnh Thanh Hà đi vào, bà cụ Đồng há miệng ra thở hồng hộc, thế nhưng lại chẳng thể nói được gì, chỉ có thể nhìn con dâu
với ánh mắt phẫn hận.
Trong con ngươi của cụ Đồng vương tơ máu, độc tính của thứ thuốc này không hề nhẹ như Mạnh Thanh Hà nói.
Mạnh Thanh Hà nhìn cụ Đồng rồi cười nói:
- Cứ nhìn đi, nhìn cho kĩ đi, tôi là người sắp giết chết bà đấy.
Nghe thế, cụ Đồng hơi suy sụp, thế nhưng chỉ có thể tỏ ra căm phẫn chứ chẳng làm được gì.
Mạnh Thanh Hà ném cái túi đựng bát vỡ và ốc nước ngọt lên xe, sau đó khiêng ông cụ Đào và Đào Minh lên, để cho hai người
nằm thẳng trong xe đẩy.
Bà ta đắp một tấm chăn lên hai người họ rồi phủ thêm một lớp rơm, đảm bảo người ngoài không thể nhìn thấy trên xe có hai
người đàn ông đang nằm. Cuối cùng bà ta cõng cụ Đồng lên ngồi trên xe đẩy.
Mạnh Thanh Hà bắt đầu đẩy xe, khuôn mặt nở nụ cười rạng rỡ khao khát đối với tự do.
Bà ngẩng đầu nhìn lên bầu trời cao rộng:
- Đã lâu không nhìn thấy bầu trời như vậy rồi, xanh quá.
…
Cứ thế, Mạnh Thanh Hà đẩy xe đi đến nơi ở của bác sĩ Mục.
Trên đường bà ta gặp dì Đào, dì Đào cầm rổ trong tay, trong rổ toàn rau dại.
Dì Đào chào hỏi Mạnh Thanh Hà:
- Ôi, đưa bà cụ đi đâu thế này?
Nam Sơn cho rằng Mạnh Thanh Hà sẽ giật mình hoặc là căng thẳng, nhưng không, vẻ mặt của bà ta tự nhiên đến cùng cực.
Mạnh Thanh Hà dừng lại, lau mồ hôi trên trán rồi nói với vẻ lo âu:
- Mẹ chồng tôi ốm, nói chẳng nên lời đây này. Vừa hay tôi cũng phải sang bên bác sĩ Mục để khám cái bụng nên đưa bà cụ đi
luôn.
Vất vả lắm mới gặp được người trong thôn, cụ Đồng ra sức nháy mắt với dì Đào.
Thế nhưng tiếc là dì Đào lại không hiểu ánh mắt ấy. Dì nói với Mạnh Thanh Hà:
- Mắt mẹ chồng cô đỏ quá, xem có phải bị cát bay vào không?
Mạnh Thanh Hà nhìn cụ Đồng một cái:
- Hình như thế thật, tôi thổi cho bà cụ một cái là được ngay ấy mà.
- Ừ, chết thật, mải lo hái rau dại mà quên cả nấu cơm, tôi đi trước nhé.
Dì Đào cầm rổ rồi chạy vội về nhà.
- Dì Đào đi thong thả nhé.
Mạnh Thanh Hà đứng phía sau nói với giọng khách khí.
Dì Đào vừa đi, Mạnh Thanh Hà đã híp mắt nhìn chằm chằm vào bà cu Đồng rồi đột nhiên cười lên thành tiếng:
- Mẹ à, bà đừng mơ nữa, không ai cứu bà đâu.
Mạnh Thanh Hà lại lên đường, miệng lẩm bẩm bài hát gì Nam Sơn nghe không hiểu, chắc là một khúc dân ca địa phương. Khúc
hát ấy ngây thơ và đơn giản, nhưng lại đượm nét bi thương không tả được bằng lời.
Bác sĩ Mục ở tận sâu trong núi, nơi đó chỉ có một mình bà.
Vì ít người qua lại nên đường xá hơi gập ghềnh, Mạnh Thanh Hà đẩy chiếc xe đến được nhà bác sĩ Mục thì đã nửa tiếng đồng hồ
trôi qua.
Trong núi lành lạnh, dì Mạnh thở hổn hển mà không đổ một giọt mồ hôi nào.
Bà ta gõ vang cửa nhà bác sĩ Mục.
Ban đầu bác sĩ Mục nhìn thấy bà ta thì vừa ngạc nhiên lại vừa hơi sợ hãi. Có lẽ sau khi Mạnh Thanh Hà bị mất con đã chạy đến
gây sự với bác sĩ Mục, làm cho bà bị ám ảnh tới tận bây giờ.
Cuối cùng thì Nam Sơn cũng gặp được bác sĩ Mục. Đó là một bà cụ đầu tóc bạc phơ, sắc mặt hồng hào, khí chất trầm tĩnh.
Mạnh Thanh Hà thò đầu vào thăm dò:
- Trong đó có bệnh nhân không?
- Không có ai.
Bác sĩ Mục nắm cửa không buông, thần sắc cảnh giác.
Mạnh Thanh Hà cười:
- Sao mà bà sợ thế, chuyện năm đó là tôi có lỗi với bà cơ mà. Bà là bác sĩ duy nhất ở thôn Đào Nguyên, tôi làm gì bà được cơ
chứ?
Dì Mạnh lùi lại một bước rồi chỉ vào bà cụ Đồng:
- Sáng nay lúc mẹ chồng tôi dậy thì còn khỏe mạnh, ấy thế mà không hiểu sao chân tay không cử động được nữa, miệng cũng
méo cả đi. Tôi thấy như là bị trúng phong ấy, bà ra xem thử xem thế nào.
Cụ Đồng quay lưng lại phía bác sĩ Mục, nên bác sĩ Mục không thấy được mặt của bà cụ.
- Vào đi.
Bác sĩ Mục quay người đi vào phòng, cửa vẫn để mở.
Mạnh Thanh Hà đáp lời rồi cõng cụ Đồng lên, mang theo dao rồi khóa cửa lại.
Bà đặt cụ Đồng lên ghế rồi nói với bác sĩ Mục đang đun thuốc:
- Bà xem thử xem mẹ tôi bị làm sao đi này.
- Ừ.
Bác sĩ Mục đáp một câu thản nhiên, mắt vẫn nhìn chằm chằm nồi thuốc, cứ như muốn đánh đòn phủ đầu cho Mạnh Thanh Hà lo
lắng suông vậy.
Mạnh Thanh Hà có gì mà phải sốt ruột chứ? Bà ta nhìn cụ Đồng chỉ có thể méo miệng lo suông mà chẳng làm được gì, rồi nở một
nụ cười hờ hững.
Bác sĩ Mục cũng không ngó lơ Mạnh Thanh Hà quá lâu. Bà đeo kính viễn thị, đến trước mặt cụ Đồng, lật mí mắt cụ lên rồi lại nhìn
xuống đầu lưỡi cụ.
- Không ổn!
Bác sĩ Mục nhíu mày làm cái trán nhăn nhúm lại:
- Bệnh trạng của bà cụ như là trúng độc vậy.
- Độc gì thế?
Mạnh Thanh Hà hệt như một con mèo đen giảo hoạt đang đùa giỡn với con mồi.
Bác sĩ Mục lắc đầu:
- Không nhớ lắm, tôi chỉ đọc trong sách thuốc…
Rồi bà ngẩng đầu lên:
- Có phải cô hạ độc bà cụ không?
Mạnh Thanh Hà đứng lên, vẻ mặt lạnh như tiền:
- Đúng là bà già rồi, lâu thế mới nhận ra sao?
- Cô muốn làm cái gì?
Mạnh Thanh Hà không nói gì, bà ta cầm con dao quắm rồi tiến từng bước về phía bác sĩ Mục.
Bác sĩ Mục nhìn thấy sát ý đậm đặc trong mắt dì Mạnh.
Bà không cầu xin, mà đưa ra quyết định cực nhanh, cầm ngay nồi thuốc đang sôi sùng sục trên bếp ném thẳng về phía Mạnh
Thanh Hà.
Mạnh Thanh Hà nhanh chóng tránh sang một bên, nồi thuốc nóng dội lên đùi cụ Đồng, nước sôi nóng bỏng đổ lên làn da, vẻ mặt
cứng đơ của cụ Đồng hơi vặn vẹo, chắc là phải đau đớn lắm.
Dì Mạnh dồn bác sĩ Mục vào góc tường. Vẻ mặt của bác sĩ Mục trở nên bối rối:
- Cô muốn làm gì? Có gì thì từ từ nói.
- Giữa tôi với bà chẳng có gì để nói với nhau cả.
Mạnh Thanh Hà đạp bác sĩ Mục một cái đầy căm giận, bà bác sĩ hộc máu mồm.
- Cô… không thể giết tôi được. Tôi là… bác sĩ…duy nhất… của thôn Đào Nguyên.
Bác sĩ Mục ôm ngực rồi nói đứt quãng.
Mạnh Thanh Hà nghe bà ta nói xong thì cười đến chảy nước mắt, như thể bà vừa nghe thấy chuyện cười gì tếu lắm:
- Bác sĩ à? Chưa chắc đâu. Gọi bà là đao phủ thì hợp hơn nhiều. Có bao nhiêu đứa trẻ trong bụng phụ nữ thôn này phải chết
trong tay bà rồi?
- Tôi chỉ…
Bác sĩ Mục muốn biện minh.
- Hi sinh có ích hả?
Mạnh Thanh Hà cúi người xuống túm tóc bác sĩ Mục:
- Mạng của con trai thì đáng giữ, mạng của con gái thì không đáng sao?
Bà cười lạnh:
- Bắt mạch mười lần chỉ đúng có tám lần, y thuật như thế mà cũng dám lôi ra khám chữa cho thiên hạ. Bà hại chết bao nhiêu
người như thế, đến đêm bà có ngủ ngon không? Những người mẹ mất con kia không ngủ nổi một đêm an giấc, dù là con trai hay
con gái đi chăng nữa!
Bà buông tóc của bác sĩ Mục ra:
- Hôm nay, tôi sẽ bắt bà nếm thử nỗi đau bị nạo thai!
Đầu của bác sĩ Mục áp lên tường, cả người bà ta lạnh run, miệng thì không ngừng cầu xin tha thứ.
Mạnh Thanh Hà nhìn bác sĩ Mục với ánh mắt lạnh lùng, thế rồi bà cầm dao bằng cả hai tay, đâm thẳng xuống bụng của bà ta.
Động tác của dì Mạnh rất thong thả. Chắc là lần đầu tiên giết người, cho nên bà còn lo lắng bất an, thậm chí bà đã buông lỏng
dao trong tay ra trong nháy mắt.
Thế nhưng tất cả chỉ xảy ra trong một nháy mắt mà thôi. Mạnh Thanh Hà nói:
- Bà còn hại chết cả em gái của tôi, nếu không nhờ ơn bà thì mẹ tôi đâu có muốn bỏ đi, tôi cũng chẳng rơi vào bước đường này.
Một nhà bốn người chúng tôi vốn phải được sống hạnh phúc mới đúng.
Câu này của bà như đang nói với chính bản thân mình.
Nói xong, ánh mắt bà đã kiên định hơn nhiều.
Máu văng lên khóe miệng của Mạnh Thanh Hà, bà ta dùng lưỡi liếm đi:
- Mặn.
Rồi dùng ngón cái lau một cái, tạo nên một vệt máu trên khuôn mặt.
Khi con dao hạ xuống lần nữa, động tác của Mạnh Thanh Hà đã quả quyết hơn nhiều. Bà còn thì thào đếm:
- Một dao, hai dao…
Bà không còn là người bình thường nữa, bà không ngừng vung đao, vẻ mặt bà dữ dằn hung hãn, và tai bà dường như không hề
nghe thấy tiếng kêu van thảm thiết.
Cảnh tượng kia đỏ tanh sắc máu, Nam Sơn nhắm nghiền hai mắt lại.
Khi Mạnh Thanh Hà dừng tay thì bụng của bác sĩ Mục đã bị đâm nát bét. Bác sĩ Mục vẫn còn thở, mồm vẫn hộc máu tươi, hai mắt
trợn trừng trừng, cả người co giật.
Mạnh Thanh Hà thì thào lẩm bẩm:
- Thì ra giết người là như thế, chẳng khó chút nào.
Bà mở cửa, vạch lớp rơm phủ ra, kéo Đào Minh và ông cụ Đào vào trong nhà.
- Bây giờ đến lượt các người.
Trong không khí thoang thoảng mùi khai, Mạnh Thanh Hà nhìn qua thì thấy đũng quần Đào Minh ướt sũng.
Bà nói:
- Ông sẽ không còn phải sợ nữa đâu, nhanh thôi.
Đào Minh lắc đầu cực khẽ, khuôn mặt lộ vẻ kinh hoàng.
Mạnh Thanh Hà đặt bà cụ Đồng và ông cụ Đào ngồi song song với nhau, còn bà túm tóc Đào Minh, để ông ta quỳ đối diện với họ.
- Nhìn cho kĩ, nhìn cho kĩ xem tôi giết con của hai người như thế nào. Hai người vui vẻ mà cảm nhận nỗi đau mất con đi!
Sau đó bà chém một phát vào thân của quý của Đào Minh:
- Lúc trước chính là thứ này làm tôi ghẻ tởm, cuối cùng tôi cũng có thể cắt nó đi rồi.
Sau đó, Mạnh Thanh Hà cười tươi roi rói rồi nói với hai ông bà cụ họ Đào:
- Nhà họ Đào các người tuyệt đường con cháu rồi!
Đúng lúc này thì bên ngoài vang lên tiếng đập cửa.
Cụ Đồng sáng mắt lên, có người tới, có người có thể cứu họ khỏi cảnh nguy khốn này rồi!
Bàn tay đang nắm tóc Đào Minh của Mạnh Thanh Hà hơi khựng lại. Nhưng bà không để ý tới. Bà lia dao qua cổ Đào Minh rồi
buông ông ta ra với vẻ ghét bỏ. Đào Minh ngã sấp xuống.
Mãi đến tận lúc chết, ông ta vẫn không nghĩ ra, vì sao A Hà vẫn sống tốt với mình hai chục năm trời, không hề cãi cọ với nhau,
mà tự nhiên lại bùng nổ.
Làm gì có người bị hại nào lại yêu đao phủ cơ chứ?
Sau tiếng gõ cửa, một người đàn ông gọi vọng từ ngoài vào:
- Bác sĩ Mục ơi, bác sĩ Mục có nhà không nhỉ?
Mạnh Thanh Hà ung dung đi tới trước mặt bà cụ Đồng rồi dùng khẩu hình nói:
- Đừng nóng ruột, tới phiên bà rồi đây.
Và rồi Mạnh Thanh Hà giải quyết cả hai ông bà cụ như cắt lúa.
Lại có tiếng phụ nữ mềm yếu vang lên bên ngoài:
- Chắc là bác sĩ Mục vào núi hái thuốc rồi, ngày mai mình đến xem con là trai hay gái cũng được mà.
Cô hỏi với vẻ hoang mang:
- Nếu con là gái thì anh có giữ nó không?
- Đi thôi.
Người đàn ông đáp.
Người phụ nữ nói:
- Vâng.
…
Mạnh Thanh Hà cầm dao quắm đi đến bên cửa sổ, vén mành ra một chút, nhìn theo bóng đôi vợ chồng kia mãi đến khi mất hút.
Thế rồi bà ném dao đi, ngồi bệt xuống đất, khóc òa lên như đã kiệt sức.
Thế nhưng trận khóc này chỉ kéo dài có năm phút đồng hồ. Khi Mạnh Thanh Hà đứng lên lần nữa, vẻ mặt bà nghiêm nghị như thể
vừa có được sinh mệnh mới.
Mạnh Thanh Hà thay một bộ quần áo. Đó là một chiếc váy dài màu trắng hoàn toàn không hợp với làn da ngăm đen sạm lại của
bà.
Đường kim xô lệch, vải dệt thô ráp, hẳn là mua ở tiệm trong thôn.
Bà ve vuốt từng nếp váy với vẻ yêu quý trân trọng vô cùng.
Sau đó, bà đứng lên, cầm lấy túi, đi ra ngoài cửa.
…
Bà ấy vừa ra cửa thì em thoát khỏi thân thể bà ấy ngay, rồi không có ý thức nữa. Lúc em tỉnh lại thì đã thấy mình nằm trên
giường bệnh rồi.
Kể chuyện xong, Nam Sơn cũng ăn gần xong cháo.
- Ừ.
Không hiểu sao, trong lòng Cố Thăng lại có dự cảm rầng, dù có nói manh mối cho cảnh sát thì họ cũng không thể tìm thấy cái xác
nào trong nhà bác sĩ Mục.
/117
|