Thiếu Lâm tự từ xưa vốn được coi là thái sơn bắc đẩu của võ lâm, sau này được người ta tôn xưng là thiên hạ đệ nhất phái. Mỗi một vị cao tăng của Thiếu Lâm đều luôn nói đi nói lại rằng: “Người xuất gia luyện võ là vì cường thân kiện thể, không phải là dùng để chém chém giết giết, cho nên thỉnh cầu của thí chủ thứ cho lão nạp không thể đáp ứng.”
Nhưng không hiểu sao cho đến một thời kỳ, nhóm cao tăng ở Thiếu Lâm Tự rốt cục đã thay đổi một câu khác, đó là: Xuống núi cẩn thận giang hồ hiểm ác. Cơ hồ mỗi đệ tử Thiếu Lâm tự muốn xuống núi thực sự là gian khổ vô cùng, bởi vì Thiếu Lâm đối với đệ tử yêu cầu vô cùng khắc nghiệt, các vị trưởng lão nói, đó bởi vì nếu học nghệ chưa thành để cho bọn chúng xuống núi thực là không thể tự bảo vệ sinh mệnh của mình. Hơn nữa gần hai năm trở lại đây đệ tử Thiếu Lâm có thể thành tài xuống núi càng ít, chuẩn xác mà nói, là không có vượt qua hai đầu ngón tay, mà người duy nhất kia ở dưới chân núi Tung Sơn mở một khách điếm tên là “Giang Hồ”, ông chủ tên gọi Ngô Nại.
Người trong giang hồ đều gọi khách điếm này là giang hồ hiểm ác. Giang hồ chưa bao giờ bình yên, mà Giang Hồ khách điếm lại càng chưa bao giờ chịu bình yên.
“Rầm” một tiếng, cái bàn bị chém thành một đống củi vụn, vết cắt gọn gàng, có thể coi là dân chuyên nghiệp. Đứng ở quầy sau ông chủ áo xám thần sắc như thường nhìn cảnh đánh nhau tàn bạo trước mắt, mặt không chút thay đổi lấy bút viết lên trên sổ: Hư hao cái bàn trà, bốn cái ghế dựa, tổng cộng bốn mươi hai lượng
Bốn mươi hai! Hắc điếm a!
Giang Hồ khách điếm, nổi tiếng là giang hồ đại hắc điếm, người trong giang hồ bị “mần thịt” nhiều như cá diếc qua sông, trong đó số người phái Thiếu Lâm nhiều nhất, cái này gọi là: “Dê béo không lọt tay người ngoài”.
Ngô Nại cũng không bởi vì đối phương là Thiếu Lâm đệ tử mà thủ hạ lưu tình, ngược lại, có khi hắn sẵn sàng “một con dê béo lột hai tầng da” - cho dù ngươi căn bản chưa từng ở khách điếm động thủ, thậm chí ngay cả cửa khách điếm cũng chưa bước tới, nhưng bởi vì là đệ tử Thiếu Lâm, Ngô Nại sẽ chủ động tiếp đón, nhiệt tình tiễn ngươi về tận Thiếu Lâm Tự.
Ở Giang Hồ khách điếm khi có người gây sự, mỗi khi hai bên đánh tới lưỡng bại câu thương, Ngô Nại liền ra tay làm cho hai bên đồng ý ký tên, rồi qua Cái Bang rải tin tức, con nhà ai nhà nấy đón, đương nhiên số bạc trên sổ sách phải thanh toán. Gặp trận nào đình chiến, chốt sổ lại, Ngô Nại hít một hơi mà thở dài, dùng thứ âm thanh vô cùng ủy khuất mà nói: “Kỳ thật ta một chút cũng không xấu, lòng tham của ta cũng rất thiện lương, bây giờ ta chỉ cần gấp đôi bạc mà thôi...”
Lại nói, Ngô Nại đối với đệ tử Thiếu Lâm “nhiệt tình” như vậy cũng không phải không có nguyên nhân, bởi vì hắn mười bốn tuổi đã đủ tư cách xuống núi, nhưng ngay trước đêm hắn chuẩn bị xuống núi, ba mươi sáu thủ tọa Thiếu Lâm viện đột nhiên đồng lòng cả đám xông vào phòng hắn, lấy nhiều chèn ít, đem hắn trói chặt khiêng đến phía sau núi, ném đến trước một đám hóa thượng râu bạc phất phơ, sau đó rũ bỏ trách nhiệm vỗ mông rời đi. Từ đó, Ngô Nại bắt đầu vượt qua một kiếp sống trốn chạy gian khổ khó khăn trong ba năm trường.
Nhìn khách điếm bên ngoài có đệ tử Thiếu Lâm đi qua, trong mắt hắn sáng ngời lên chút thương cảm sâu sắc, Ngô Nại mặt ảm đạm cúi xuống, bởi vì hắn mãi cho đến khi xuống núi cũng không thể có được “Trái Thanh Long, phải Bạch Hổ”[1], mỗi một đệ tử Thiếu Lâm thành tài xuống núi hai bên cánh tay đều có dấu hiệu độc nhất vô nhị, nhưng mà hắn không có.
Hắn rốt cuộc có được coi là đệ tử Thiếu Lâm không?
Vấn đề này hắn đã tự hỏi hai năm nay, mà Giang Hồ khách điếm cũng đã ở dưới chân núi Tung Sơn kinh doanh được hai năm, không ít đệ tử Thiếu Lâm học thành xuống núi đã quay về. Ngay cả người không được Thiếu Lâm thừa nhận cũng đánh không lại, dựa vào cái gì mà đòi xuống núi? Dựa vào cái gì giương “biển hiệu” Thiếu Lâm xông pha giang hồ, thật mất mặt, thật xấu hổ.
Ngô Nại tuyệt không thừa nhận chính mình là đang ghen tị, nhất định không!
Nhưng không hiểu sao cho đến một thời kỳ, nhóm cao tăng ở Thiếu Lâm Tự rốt cục đã thay đổi một câu khác, đó là: Xuống núi cẩn thận giang hồ hiểm ác. Cơ hồ mỗi đệ tử Thiếu Lâm tự muốn xuống núi thực sự là gian khổ vô cùng, bởi vì Thiếu Lâm đối với đệ tử yêu cầu vô cùng khắc nghiệt, các vị trưởng lão nói, đó bởi vì nếu học nghệ chưa thành để cho bọn chúng xuống núi thực là không thể tự bảo vệ sinh mệnh của mình. Hơn nữa gần hai năm trở lại đây đệ tử Thiếu Lâm có thể thành tài xuống núi càng ít, chuẩn xác mà nói, là không có vượt qua hai đầu ngón tay, mà người duy nhất kia ở dưới chân núi Tung Sơn mở một khách điếm tên là “Giang Hồ”, ông chủ tên gọi Ngô Nại.
Người trong giang hồ đều gọi khách điếm này là giang hồ hiểm ác. Giang hồ chưa bao giờ bình yên, mà Giang Hồ khách điếm lại càng chưa bao giờ chịu bình yên.
“Rầm” một tiếng, cái bàn bị chém thành một đống củi vụn, vết cắt gọn gàng, có thể coi là dân chuyên nghiệp. Đứng ở quầy sau ông chủ áo xám thần sắc như thường nhìn cảnh đánh nhau tàn bạo trước mắt, mặt không chút thay đổi lấy bút viết lên trên sổ: Hư hao cái bàn trà, bốn cái ghế dựa, tổng cộng bốn mươi hai lượng
Bốn mươi hai! Hắc điếm a!
Giang Hồ khách điếm, nổi tiếng là giang hồ đại hắc điếm, người trong giang hồ bị “mần thịt” nhiều như cá diếc qua sông, trong đó số người phái Thiếu Lâm nhiều nhất, cái này gọi là: “Dê béo không lọt tay người ngoài”.
Ngô Nại cũng không bởi vì đối phương là Thiếu Lâm đệ tử mà thủ hạ lưu tình, ngược lại, có khi hắn sẵn sàng “một con dê béo lột hai tầng da” - cho dù ngươi căn bản chưa từng ở khách điếm động thủ, thậm chí ngay cả cửa khách điếm cũng chưa bước tới, nhưng bởi vì là đệ tử Thiếu Lâm, Ngô Nại sẽ chủ động tiếp đón, nhiệt tình tiễn ngươi về tận Thiếu Lâm Tự.
Ở Giang Hồ khách điếm khi có người gây sự, mỗi khi hai bên đánh tới lưỡng bại câu thương, Ngô Nại liền ra tay làm cho hai bên đồng ý ký tên, rồi qua Cái Bang rải tin tức, con nhà ai nhà nấy đón, đương nhiên số bạc trên sổ sách phải thanh toán. Gặp trận nào đình chiến, chốt sổ lại, Ngô Nại hít một hơi mà thở dài, dùng thứ âm thanh vô cùng ủy khuất mà nói: “Kỳ thật ta một chút cũng không xấu, lòng tham của ta cũng rất thiện lương, bây giờ ta chỉ cần gấp đôi bạc mà thôi...”
Lại nói, Ngô Nại đối với đệ tử Thiếu Lâm “nhiệt tình” như vậy cũng không phải không có nguyên nhân, bởi vì hắn mười bốn tuổi đã đủ tư cách xuống núi, nhưng ngay trước đêm hắn chuẩn bị xuống núi, ba mươi sáu thủ tọa Thiếu Lâm viện đột nhiên đồng lòng cả đám xông vào phòng hắn, lấy nhiều chèn ít, đem hắn trói chặt khiêng đến phía sau núi, ném đến trước một đám hóa thượng râu bạc phất phơ, sau đó rũ bỏ trách nhiệm vỗ mông rời đi. Từ đó, Ngô Nại bắt đầu vượt qua một kiếp sống trốn chạy gian khổ khó khăn trong ba năm trường.
Nhìn khách điếm bên ngoài có đệ tử Thiếu Lâm đi qua, trong mắt hắn sáng ngời lên chút thương cảm sâu sắc, Ngô Nại mặt ảm đạm cúi xuống, bởi vì hắn mãi cho đến khi xuống núi cũng không thể có được “Trái Thanh Long, phải Bạch Hổ”[1], mỗi một đệ tử Thiếu Lâm thành tài xuống núi hai bên cánh tay đều có dấu hiệu độc nhất vô nhị, nhưng mà hắn không có.
Hắn rốt cuộc có được coi là đệ tử Thiếu Lâm không?
Vấn đề này hắn đã tự hỏi hai năm nay, mà Giang Hồ khách điếm cũng đã ở dưới chân núi Tung Sơn kinh doanh được hai năm, không ít đệ tử Thiếu Lâm học thành xuống núi đã quay về. Ngay cả người không được Thiếu Lâm thừa nhận cũng đánh không lại, dựa vào cái gì mà đòi xuống núi? Dựa vào cái gì giương “biển hiệu” Thiếu Lâm xông pha giang hồ, thật mất mặt, thật xấu hổ.
Ngô Nại tuyệt không thừa nhận chính mình là đang ghen tị, nhất định không!
/12
|