“Lão tổ Bốc Ninh.” Tiểu Hắc trả lời lại lần nữa.
Cậu được tạo nên từ linh vật còn sót lại của Bốc Ninh, nên khi nhắc đến vị này, giọng điệu chợt hết sức trang nghiêm và cung kính, ngay cả tư thế quỳ sát đất cũng không hề thay đổi.
Nhưng cả đám người đứng sau lưng cậu lại tràn đầy kinh ngạc.
Trương Lam há miệng, sửng sốt không thể tin nổi suốt ít lâu sau mới nói nổi một câu: “Bớt đùa đi, sao lại như thế được?”
Tiểu Hắc đứng dậy rồi lại quỳ rạp xuống đất lần nữa, bái lạy lần thứ hai rồi nói: “Thật mà.”
Môi của Trương Nhã Lâm khép mở rất nhiều lần, nói một cách cường điệu: “Đúng là đá trận của lão tổ Bốc Ninh có dấu ấn, nhưng không liên quan gì tới tên của ngài ấy đâu. Cậu đừng trông có chữ ‘Bặc’ và chữ ‘Ninh’ thì tự động cảm thấy trận này là của ngài ấy.”
“Đúng thế.” Trương Lam lập tức hùa theo, “Chú mày đừng có tính sai chớ.”
Thực ra lời nhắc nhở này hơi thừa thãi.
Đúng ra họ phải biết rõ hơn bất kỳ ai hết rằng Bốc Ninh đặc biệt như thế nào đối với Tiểu Hắc, bởi thế cậu sẽ không liều lĩnh nhận người bậy bạ.
Quả nhiên Tiểu Hắc trả lời: “Tôi biết.”
Cậu vừa nói thế xong, Văn Thời đã có mặt trước đám cỏ khô kia.
Tảng đá bị phơi bày vốn trông chẳng có gì lạ. Sau khi bị tay người lau qua, nó lại ánh lên một vệt sáng trong, nhìn như một mặt kính bóng loáng.
Dấu ấn nằm ở góc phải mé dưới của tảng đá như ẩn như hiện.
Văn Thời chỉ mới liếc sơ thôi cũng đã nhận ra dấu ấn đó…
Đúng là Bốc Ninh.
Người đời ai cũng thích để lại chút dấu vết trên đồ đạc của mình, ví dụ như họa sĩ ẩn náu tên mình trên bức tranh, nhà văn để lại lời nhắn sau tác phẩm của mình. Người vẽ bùa thì viết tên xin mời nào đó trên giấy, kẻ bày trận cũng có chú trọng riêng về vụ này.
Đa số họ sẽ để lại tên húy của mình trên đá trận, nhưng chỉ ngoại trừ hai người trong nhận thức của Văn Thời —— đó chính là Trần Bất Đáo và Bốc Ninh.
Người phía trước không có tên húy để ghi, còn người đằng sau lại không để tên đúng.
Tiếng bước chân vội vàng vọng đến, mấy người còn lại đều đã tới đây.
Trương Lam nói nhấn mạnh với Tiểu Hắc: “Nghe đồn lão tổ Bốc Ninh thích để lại chữ ‘Bắc’ mà, chú mày chắc chắn mình không nhìn nhầm hả?”
Cô vừa dứt lời vừa nằm bò xuống đất để phân biệt một phen với thái độ không tin tà ma, sau đó mở to hai mắt ngửa đầu nói với mọi người: “Thôi gặp quỷ rồi bây ơi, đúng thiệt rồi… nhưng chữ ‘Bắc’ này viết hơi lạ. Nhã Lâm, em tới xem thử đi?”
Bà cô đang trong trạng thái không thể tin được, túm đại người đến để xác nhận.
Ánh mắt của cô lướt một vòng quanh cả bọn, ngừng lại trên người Tạ Vấn một chút trước và nói: “Ma ốm, chẳng phải cậu đọc nhiều sách lắm à? Từng thấy dấu ấn mà Bặc Ninh để lại chưa?”
Văn Thời ngước thấy Tạ Vấn đang đứng bên cạnh, mắt rủ thẳng xuống đất, lẳng lặng dừng lại trên đá trận trong phút chốc rồi đáp: “Từng thấy.”
Trương Lam: “Nó dài như thế này hả?”
Tạ Vấn: “Ừ, gần giống thế.”
Trương Nhã Lâm cũng đã phân biệt xong, hắn nói: “Sai thì hẳn là không sai đâu, nhưng quả thực chữ ‘Bắc’ này trông hơi lạ.”
Hạ Tiều cẩn thận xen mồm: “Vì sao lại để lại chữ ‘Bắc’, có ai nghe nói gì không ạ?”
“Nghe đâu nó tượng trưng cho Bắc trong bốn hướng cũng như xuất thân của ngài ấy, vì ngài ấy là người đến từ phương Bắc.” Trương Lam giải thích. Cô chuyên tu bùa chú, nhưng lại thông thạo nhất đường tu bà tám tin đồn, vừa đề cập tới mấy điều này là sẽ luôn há mồm bay chữ.
Nhưng sau khi nói xong, Văn Thời và Tạ Vấn lại cùng nhìn sang cô.
Trương Lam cảm thấy khó chịu: “Nhìn bà làm gì? Thì bà nghe người ta nói thế đấy.”
Cô nói thản nhiên lắm, nhưng Văn Thời lại chợt có một cảm xúc khá phức tạp.
Đã nhiều năm trôi qua như vậy, anh luôn hiếm khi nghe thấy mấy lời đồn đãi này, nhưng lâu lâu cũng khó tránh vài câu lọt vào lỗ tai. Trước đây chưa có ký ức thì còn ổn, lúc nghe chỉ cảm thấy mờ mịt như thể có một làn sương mù che phủ trước mặt, anh chỉ xem đó là chuyện của người khác không liên quan gì tới mình thôi.
Nhưng giờ đã khác.
Trương Lam kể rõ những tin đồn đó như thế nào, trong đầu anh sẽ hiện ra cảnh tượng tương ứng như thế nấy.
Nhân vật vẫn vậy, nhưng mà câu chuyện thì hoàn toàn khác biệt.
…
Văn Thời nhớ rõ hồi đó tuổi họ còn chưa lớn lắm, chừng mười tuổi hơn. Với tính tình của bọn thiếu niên trong khoảng tuổi đó, họ thường thích tán gẫu với nhau giữa lúc luyện công.
Chung Tư là một người ưa nói, miệng không bao giờ chịu ngậm lại. Cứ hỏi y bất kỳ chuyện gì trên núi dưới núi, y cũng sẽ biến đổi đa dạng rồi lải nhải liên miên, nói bù cho một Văn Thời kiệm lời.
Thế nên mặc dù chỉ có lác đác vài người, sườn núi Tùng Vân lại là một nơi náo nhiệt.
Cậu được tạo nên từ linh vật còn sót lại của Bốc Ninh, nên khi nhắc đến vị này, giọng điệu chợt hết sức trang nghiêm và cung kính, ngay cả tư thế quỳ sát đất cũng không hề thay đổi.
Nhưng cả đám người đứng sau lưng cậu lại tràn đầy kinh ngạc.
Trương Lam há miệng, sửng sốt không thể tin nổi suốt ít lâu sau mới nói nổi một câu: “Bớt đùa đi, sao lại như thế được?”
Tiểu Hắc đứng dậy rồi lại quỳ rạp xuống đất lần nữa, bái lạy lần thứ hai rồi nói: “Thật mà.”
Môi của Trương Nhã Lâm khép mở rất nhiều lần, nói một cách cường điệu: “Đúng là đá trận của lão tổ Bốc Ninh có dấu ấn, nhưng không liên quan gì tới tên của ngài ấy đâu. Cậu đừng trông có chữ ‘Bặc’ và chữ ‘Ninh’ thì tự động cảm thấy trận này là của ngài ấy.”
“Đúng thế.” Trương Lam lập tức hùa theo, “Chú mày đừng có tính sai chớ.”
Thực ra lời nhắc nhở này hơi thừa thãi.
Đúng ra họ phải biết rõ hơn bất kỳ ai hết rằng Bốc Ninh đặc biệt như thế nào đối với Tiểu Hắc, bởi thế cậu sẽ không liều lĩnh nhận người bậy bạ.
Quả nhiên Tiểu Hắc trả lời: “Tôi biết.”
Cậu vừa nói thế xong, Văn Thời đã có mặt trước đám cỏ khô kia.
Tảng đá bị phơi bày vốn trông chẳng có gì lạ. Sau khi bị tay người lau qua, nó lại ánh lên một vệt sáng trong, nhìn như một mặt kính bóng loáng.
Dấu ấn nằm ở góc phải mé dưới của tảng đá như ẩn như hiện.
Văn Thời chỉ mới liếc sơ thôi cũng đã nhận ra dấu ấn đó…
Đúng là Bốc Ninh.
Người đời ai cũng thích để lại chút dấu vết trên đồ đạc của mình, ví dụ như họa sĩ ẩn náu tên mình trên bức tranh, nhà văn để lại lời nhắn sau tác phẩm của mình. Người vẽ bùa thì viết tên xin mời nào đó trên giấy, kẻ bày trận cũng có chú trọng riêng về vụ này.
Đa số họ sẽ để lại tên húy của mình trên đá trận, nhưng chỉ ngoại trừ hai người trong nhận thức của Văn Thời —— đó chính là Trần Bất Đáo và Bốc Ninh.
Người phía trước không có tên húy để ghi, còn người đằng sau lại không để tên đúng.
Tiếng bước chân vội vàng vọng đến, mấy người còn lại đều đã tới đây.
Trương Lam nói nhấn mạnh với Tiểu Hắc: “Nghe đồn lão tổ Bốc Ninh thích để lại chữ ‘Bắc’ mà, chú mày chắc chắn mình không nhìn nhầm hả?”
Cô vừa dứt lời vừa nằm bò xuống đất để phân biệt một phen với thái độ không tin tà ma, sau đó mở to hai mắt ngửa đầu nói với mọi người: “Thôi gặp quỷ rồi bây ơi, đúng thiệt rồi… nhưng chữ ‘Bắc’ này viết hơi lạ. Nhã Lâm, em tới xem thử đi?”
Bà cô đang trong trạng thái không thể tin được, túm đại người đến để xác nhận.
Ánh mắt của cô lướt một vòng quanh cả bọn, ngừng lại trên người Tạ Vấn một chút trước và nói: “Ma ốm, chẳng phải cậu đọc nhiều sách lắm à? Từng thấy dấu ấn mà Bặc Ninh để lại chưa?”
Văn Thời ngước thấy Tạ Vấn đang đứng bên cạnh, mắt rủ thẳng xuống đất, lẳng lặng dừng lại trên đá trận trong phút chốc rồi đáp: “Từng thấy.”
Trương Lam: “Nó dài như thế này hả?”
Tạ Vấn: “Ừ, gần giống thế.”
Trương Nhã Lâm cũng đã phân biệt xong, hắn nói: “Sai thì hẳn là không sai đâu, nhưng quả thực chữ ‘Bắc’ này trông hơi lạ.”
Hạ Tiều cẩn thận xen mồm: “Vì sao lại để lại chữ ‘Bắc’, có ai nghe nói gì không ạ?”
“Nghe đâu nó tượng trưng cho Bắc trong bốn hướng cũng như xuất thân của ngài ấy, vì ngài ấy là người đến từ phương Bắc.” Trương Lam giải thích. Cô chuyên tu bùa chú, nhưng lại thông thạo nhất đường tu bà tám tin đồn, vừa đề cập tới mấy điều này là sẽ luôn há mồm bay chữ.
Nhưng sau khi nói xong, Văn Thời và Tạ Vấn lại cùng nhìn sang cô.
Trương Lam cảm thấy khó chịu: “Nhìn bà làm gì? Thì bà nghe người ta nói thế đấy.”
Cô nói thản nhiên lắm, nhưng Văn Thời lại chợt có một cảm xúc khá phức tạp.
Đã nhiều năm trôi qua như vậy, anh luôn hiếm khi nghe thấy mấy lời đồn đãi này, nhưng lâu lâu cũng khó tránh vài câu lọt vào lỗ tai. Trước đây chưa có ký ức thì còn ổn, lúc nghe chỉ cảm thấy mờ mịt như thể có một làn sương mù che phủ trước mặt, anh chỉ xem đó là chuyện của người khác không liên quan gì tới mình thôi.
Nhưng giờ đã khác.
Trương Lam kể rõ những tin đồn đó như thế nào, trong đầu anh sẽ hiện ra cảnh tượng tương ứng như thế nấy.
Nhân vật vẫn vậy, nhưng mà câu chuyện thì hoàn toàn khác biệt.
…
Văn Thời nhớ rõ hồi đó tuổi họ còn chưa lớn lắm, chừng mười tuổi hơn. Với tính tình của bọn thiếu niên trong khoảng tuổi đó, họ thường thích tán gẫu với nhau giữa lúc luyện công.
Chung Tư là một người ưa nói, miệng không bao giờ chịu ngậm lại. Cứ hỏi y bất kỳ chuyện gì trên núi dưới núi, y cũng sẽ biến đổi đa dạng rồi lải nhải liên miên, nói bù cho một Văn Thời kiệm lời.
Thế nên mặc dù chỉ có lác đác vài người, sườn núi Tùng Vân lại là một nơi náo nhiệt.