Sâu trong hoàng cung, trong ngự thư phòng có một long án phản chiếu quang mang sáng ngời. Trên long án đặt một cuốn sách mỏng đang được mở ra, phía trên chỉ có đơn giản vài chữ: đã đọc.
Phía sau long án một gã nam tử đang ngồi trên long ngai, trán hơi nhăn lại, vẻ mặt u sầu.
Trẫm thân là hoàng đế, trị vì cũng đã được 20 năm, đã kiến lập nên uy vũ hoàng đế, cơ nghiệp cũng được mấy ngàn năm. Từ ngày lập quốc đến nay trải qua không dưới mấy trăm vị hoàng đế. Nhưng mà hoàng đế phải chịu uất ức cũng chỉ có một mình ta mà thôi.
Văn dĩ nho loạn pháp, hiệp dĩ vũ phạm cấm - - đây là lời cổ nhân đã nói.
Từ xưa hoàng đế luôn có suy nghĩ như vậy, lúc ban đầu trẫm cũng cho rằng là như vậy. Mấy ngàn năm qua điều duy nhất khiến hoàng tộc thực sự phiền não chính là tư tưởng đại nho, đại nho dựa vào kinh điển, nắm giữ nguồn gốc đấu tranh, căn bản không để ý tới lập trường của hoàng tộc, thậm chí đối kháng với hoàng tộc .
Văn nhân theo đạo nho gia, tư tưởng cũng cổ hủ không chịu nổi, đại đức Minh tông hoàng đế hai mươi năm trước xảy ra đại loạn là do một tay văn nhân gây nên. Việc này hoàng thất thẳng thắn thừa nhận là một sự sỉ nhục. Tất cả các triều đại hoàng đế trước đây đối với nho tự cũng là quá trận trọng.
Trẫm vẫn tưởng rằng chỉ cần thủ dụ của Đại tiên hoàng truyền xuống phương pháp dĩ nho chế nho, liền có thể bình yên vô sụ, an tâm ngồi tại ngôi vị hoàng đế quá trăm năm. Kể cả trẫm cũng sợ hãi, chỉ một câu trở thành sự thật sẽ nguy hại rất nhiều đối với triều đình.
Vũ giả làm hại triều đình, cái họa căn này cũng được chôn giấu từ hơn bốn trăm năm trước. Chỉ cần giang hồ không quá gây nguy hại cho triều đình, triều đình sẽ không can thiệp vào. Dù sao giang hồ cũng tồn tại lâu năm, không phải có thể dễ dàng tiêu diệt được. Những người này qua lại trên giang hồ, nếu chọc tức họ thì ngay cả cấm vệ quân hoàng tộc cũng phải không ngừng đề phòng, bảo vệ hoàng cung một cách chặt chẽ. Tuy nhiên những cái này đối với cao nhân trong giang hồ mà nói thì không đáng kể. Nếu triều đình đưa ra thủ đoạn cực đoan, nói không chừng đến ngày thứ hai đương kim hoàng đế đã trở thành xác chết.
Vũ giả cho tới bây giờ vẫn không có coi trọng lễ quân thần, giết người một cách công khai.
Đối với giang hồ, võ lâm triều đình không nhúng tay, nhưng cũng không phải hoàn toàn không quản đến. Trước kia thật lâu tiên đế đã thành lập một một bộ phận giám sát võ lâm.
Vũ giả phạm vào điều cấm này, bắt đầu từ hơn 400 năm trước, lúc ấy tên là Phong Vân Vô Kị. Một thân võ học làm cho thiên hạ giật mình, được thiên hạ xưng là Kiếm thần. người này từ võ nhập đao, ban ngày phi thăng, nhưng hắn lưu lại một Diệt ma tâm kinh, trở thành căn nguyên của họa hoạn.
Bây giờ thế lực võ lâm ngày một lớn, thế lực triều đình ngày càng thu hẹp. Mỗi ngày các nơi đều xảy ra huyết án, tấu chương liên tiếp bay về kinh sư, nhưng bộ khoái của Lục phiến môn không có năng lực truy bắt hung thủ, ngược lại còn bị hung thủ giết hại. Bây giờ võ lâm quá mạnh, đã thoát khỏi sự khống chế của triều đình. Giang hồ rối loạn triều đình cũng không thể quản thúc.
văn dĩ nho loạn pháp, hiệp dĩ võ phạm cấm. Hai cái này so sánh với nhau, từ nay về sau càng là tai họa a.
Giang hồ loạn, khi đó thiên hạ loạn. Thiên hạ loạn, triều đình loạn. Trẫm tuy là hoàng đế nhưng nhưng đối với sự tình này cũng bị chúng nhân châm chọc a. Trẫm làm hoàng đế hai mươi năm, một vị hoàng đế bù nhìn.
Trẫm không cam lòng, trẫm mặc dù có ý định hiệu lệnh thiên hạ, có chí thống nhất giang hồ, điều đó vĩnh viễn không thể thực hiện được.
Trẫm không cam lòng, không cam lòng! Không cam lòng! Không cam lòng!
Nếu có một ngày trẫm nắm thực quyền trong tay, tất sẽ đem tất cả vũ giả trong thiên hạ ra tàn sát.
Cửa ngự thư phòng mở rộng ra, một trận gió tràn vào, ngọn lửa trong kim đăng bắt đầu lay động. Hoàng đế Thinh Minh khoảng bốn mươi tuổi, dáng vẻ uy nghiêm, vẻ mặt đột nhiên rạng rỡ, cầm lấy chiếc bút lông, chấm mực, mở hé cuộn giấy ra, vung bút viết như rồng bay phượng múa, một hàng chữ hiện ra: Văn dĩ nho loạn pháp, hiệp dĩ võ phạm cấm.
Sau đó dùng hết toàn thân khí lực, tại đây viết một hàng chữ: Giết! Giết! Giết!
Cuối cùng toàn thân khí lực biến mất, chán nản ngồi dựa vào trong long ngai.
Bên ngoài thư phòng của hoàng thượng có một gã thái giám chậm rãi bước vào trong ngự thư phòng, nhẹ nhàng tiêu sái tới bên cạnh hoàng thượng, kim đăng bị gió thổi, ánh sáng chập chờn. Ánh mắt đảo qua hàng chữ như rồng bay phượng múa trên long án kia, nhìn chăm chú vào những chữ thật to, sắc mặt khẽ biến đổi, sau đó vươn hai tay ra rồi nhẹ nhàng thu về, vừa đi vừa nói: “Bệ hạ, người phải nghỉ ngơi. Trong ngự thư phòng người đã kém minh mẫn lắm rồi.”
“Tên khốn kiếp, ngươi là cẩu nô tài, trẫm muốn làm cái gì, đâu đến phiên ngươi nhúng tay vào!” Thịnh Minh hoàng đế giận dữ quát mắng.
Thái giám kia cũng không để ý, tiếp tục nói: “Nô tài đã nói rồi, muốn hay không muốn là do bệ hạ tự quyết định, hừ hừ!... …”
Sau đó cầm lấy cuộn giấy mà Thịnh Minh hoàng đế kia đã viết, nhét vào trong áo rồi hướng ra ngoài cửa. Khi ra đến ngoài cánh cửa liền dừng chân, quay đầu lại quỷ dị nhìn hoàng đế cười một tiếng, sau đó đóng của phòng.
“Ngươi!...” Thịnh Minh hoàng đế chỉ vào gã thái giám kia, tức giận đến nỗi không nói ra lời, ngực tràn nộ khí, ngã ngồi xuống long ỷ (ghế ngồi của vua).
Trong ngự thư phòng trống rỗng, một cảm giác tịch mịch, tuyệt vọng, còn có sự khuất nhục trong thâm tâm, Thịnh Minh hoàng đế trong tâm nhỏ máu:
Vua không ra vua, bề tôi không ra bề tôi! Vua không ra vua, bề tôi không ra bề tôi! Ông trời ơi, có lẽ nào người muốn tiêu diệt cơ nghiệp ngàn năm của ta?
“Ngươi dường như không cam lòng!” Một âm thanh bình thản truyền đến. Thịnh Minh hoàng đế cả kinh, từ long ỷ đứng lên, kinh hoảng nhìn mọi nơi dò xét, đồng thời kêu lên: “Ngươi là ai? Mau đến cứu trẫm.”
Trong ngự thư phòng, Phong Vân Vô Kị vẻ mặt lãnh đạm, thờ ơ từ phía sau bức bình phong xuất hiện. Thịnh Minh hoàng đế cả kinh, thối lui mấy bước. Sau đó không biết vì sao lại trở nên bình tĩnh.
“Ngươi là người phương nào? Chẵng lẽ không biết nơi này chính là hoàng cung cấm địa, náo loạn nơi này sẽ bị tru di cửu tộc?” Thịnh Minh hoàng đế phất tay áo, cả giận nói. Sự giận dữ lần này cũng rất có uy thế.
Phong Vân Vô Kị cũng không trả lời, chỉ nhìn chằm chằm vào hai mắt Thịnh Minh hoàng đế, hỏi: “Ngươi có thể tưởng tượng được tay nắm thực quyền, khôi phục lại hoàng uy?
Đại Đức Thịnh Minh hoàng đế giương hai mắt nhìn Phong Vân Vô Kị, trong lòng điên cuồng hét lên: “Ngươi tưởng rằng trẫm nhất định phải chết!” Nhưng hắn kìm nén xúc động trong lòng, trầm giọng nói: “Ngươi bằng cái gì mà dám nói ra những lời này.”
Phong Vân Vô Kị không có trả lời, ống tay áo phất ra, một cỗ kiếm ý cuồng bạo phát xuất ra ngoài.
Pa pa!
Dưới chân Phong Vân Vô Kị từng đạo kiếm ngân hướng tứ phía triển khai. Cửa sổ gỗ bốn phía phát ra một trận âm thanh, tạo thành những chấn động nhỏ. Trong ngự thư phòng, khắp bốn phía tồn tại một sự uy hiếp vô hình, tất cả đồ vật bắt đầu chuyển động vòng quanh hai người.
Trong một sát na, Đại Đức Thịnh Minh hoàng đế cảm thấy ở Phong Vân Vô Kị một cỗ khí tức quen thuộc: Khí tức hoàng giả.
Sắc mặt biến đổi, Đại Đức Thịnh Minh hoàng đế cả kinh hô: “là ngươi!”
“Ngươi cho đến lúc nào mới nhận ra?
Thịnh Minh hoàng đế trong lúc đó đột nhiên nhớ lại người này. Ngày ấy tại Lạc quốc giao chiến, đột nhiên thần bí nhân xuất hiện tại chiến trường, chỉ vung tay mà đã khống chế cả vạn mũi tên. Phong Vân Vô Kị dừng lại chiến trường trong thời gian rất ngắn, Thịnh Minh hoàng đế cũng chưa gặp qua Phong Vân Vô Kị, nhưng hắn cảm thấy khí tức quen thuộc đặc dị. Đúng là khí tức ngày đó cảm nhận được trên người thần bí nhân, hoàng giả khí tức. Hoàng đế nhân giới có lẽ đều không phải là võ lâm cao thủ, cũng không hiểu nguyên nhân gây ra cảm giác này, nhưng bọn họ trời sinh khí thế phi thường, đối với loại khí thế phi thường này vô cùng mẫn cảm.
Ngày ấy trên người Phong Vân Vô Kị hiện ra khí tức hoàng giả, đã lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Thịnh Minh hoàng đế.
“Ta tin tưởng rằng ngươi rất có thực lực” Thịnh Minh hoàng đế trầm giọng nói, “ta phải trả cho ngươi với giá nào?”
Phong Vân Vô Kị không lộ một biểu tình nào trên mặt, đột nhiên lộ ra vẻ tươi cười, nhìn Thịnh Minh hoàng đế, mở miệng nói: “Ngươi hãy ra một quyết đijnh chính xác nhất … …”
/542
|