Ám vệ hồi báo tốc độ nhanh hơn tưởng tượng của ta, không quá ba ngày, tư liệu cơ bản đã giao trên tay ta.
Lạc Dương Trần, Lạc phủ Đại công tử. Con cả của Lạc phủ thủ phủ Lạc Mông Dực và Thích Ngưng Sương. Lạc phủ sở hữu Lạc thị trang doanh, Lạc thị tửu lâu, Lạc thị bố trang, Lạc thị tiệm may, Lạc thị tiệm rèn. Trong giới thương nhân có câu, sản nghiệp của Lạc thị do được Hoàng gia và quan lại chống lưng mà trải rộng ra khắp nơi, chín phần lợi nhuận đều hiến cho Hoàng thất, cũng là thương nhân hàng năm dâng kim tiền cho triều đình nhiều nhất.
Cha là Lạc Mông Dực, không có tiểu thiếp, đang sống ở kinh thành, nguyên quán Nam Đô Đông Quận, là con trai độc nhất của họ Lạc, phụ mẫu đều mất; Mẹ là Thích Ngưng Sương, cũng ở kinh thành, nguyên quán Nam Đô Tây Truân, là song bào muội muội của Hoàng Hậu Thích Lẫm Tuyết, phụ mẫu đều mất; Có hai đệ đệ, Nhị đệ Lạc Dật Trần, năm mười lăm tuổi đã giúp đỡ kinh doanh Lạc thị tiệm rèn, mới vừa kết hôn, không có tiểu thiếp, thê tử Quý Tư Giai là thứ nữ của Binh Bộ Thượng Thư Quý Vĩ; Tam đệ Lạc Phi Trần, năm mười bốn tuổi đã hiệp trợ kinh doanh Lạc thị tửu lâu, độc thân, hôn thê Bạch Phức Quế là chất nữ của lễ bộ thị lang Bạch Hậu Chiếu.
Sản nghiệp của Lạc thị lớn kinh người! Nếu không phải Thích Ngưng Sương là bào muội của Hoàng Hậu, hàng năm Lạc thị lại hiến rất nhiều tiền cho Hoàng thất thì chỉ sợ công cao của Lạc thị chấn động đến trời, khiến đế vương sinh nghi kỵ.
Lạc thị kinh doanh cũng vô cùng thông minh, phát triển những ngành có khả năng kiếm tiền rất cao, dựa theo lợi nhuận họ có, muốn tiến sâu vào các ngành nghề khác tuyệt đối cũng không là vấn đề, nhưng lại chỉ phát triển tửu lâu, tiệm vải, xưởng đúc, trang doanh, không hề kinh doanh gì khác, để tránh cây to đón gió, cấu thành uy hiếp trong lòng Hoàng Thượng.
Có thể trở thành thủ phủ thì Lạc Mông Dực và Thích Ngưng Sương quả nhiên không phải nhân vật đơn giản, vừa khiến sản nghiệp của mình phát triển rất tốt, lại vừa hiến lợi nhuận cho Hoàng thất, đem sản nghiệp thành nơi ủy thác kinh doanh cho Hoàng gia, để tránh họa của Hoàng cung.
“Lạc Dương Trần, năm nay mười tám tuổi, độc thân, không có đối tượng hôn phối. Biết văn không biết võ, không có quan chức, không giúp đỡ việc kinh doanh cho gia đình, hằng ngày dành thời gian để ăn cơm, ngủ, đi dạo, vào thanh lâu nói chuyện phiếm, thỉnh thoảng thì viết nhật kí.”
Không biết võ? Vậy hắn ngày ấy dựa vào cái gì mà động thân đối kháng với đám người kia? Hai đệ đệ đều đã có hôn phối và cũng giúp đỡ việc kinh doanh trong nhà, Lạc Dương Trần năm nay đã mười tám, vừa chưa có kết hôn, lại cũng không giúp đỡ việc kinh doanh gì cả, nguyên nhân là vì sao? Chưa kể lại thích đi thanh lâu, nhưng lần đầu nghe thấy vào thanh lâu nói chuyện phiếm? Thật sự là trước đây chưa từng gặp, đây là dạng sở thích kỳ quái nào thế này?
Ta không tự chủ được nhíu lông mày, tư liệu có rất nhiều điểm quái dị.
Nhưng người này sống cuộc sống không làm gì, chỉ biết đi thanh lâu, có lẽ vì thế mà bị Hoàng Thượng cắt bỏ trong danh sách, chẳng trách ta chưa bao giờ thấy hắn trên danh sách. Cứ xem tư liệu sẽ nhìn không ra kết quả, hay là trước hết điều tra những người ở tam hợp viện ở ngoại ô đi!
“Thuộc hạ có nói chuyện phiếm với Lạc phủ hạ nhân. Bọn họ nói đứa nhỏ lớn nhất tên là A Sinh, bọn chúng đều là những đứa nhỏ bất hạnh, trong nhà nuôi không nổi, thậm chí còn thiếu nợ, nên cha mẹ chúng không mang chúng đi, thừa dịp nửa đêm chạy trốn, còn có những người muốn đem bọn họ bán vào những căn hộ phú quý làm người ở, thậm chí còn có người còn định bán nữ nhân của mình vào thanh lâu để trả nợ nần, mỗi tháng còn có thể lĩnh tiền thưởng làm ra từ da thịt của nữ nhân. Không có ai chiếu cố, chúng sợ bị bán đi nên trốn đến nơi này, thấy tam hợp viện không ai ở bèn trốn vào trong.”
“Còn ba lão nhân gia, con Trương nãi nãi cưới vợ về lại đuổi bà ra khỏi nhà; Hàng xóm của Tôn nãi nãi khi dễ một lão nhân cơ khổ không chỗ nương tựa nên xâm chiếm tài sản của bà, hại bà lưu lạc đầu đường; Chu nãi nãi nghe nói con đến kinh thành đi thi đậu rồi, bèn bán của cải lấy tiền lên kinh, nhưng tìm không thấy đứa con, vòng vo qua lại cũng dùng hết tiền, ba người cũng đến nơi đây ở lại. Lão nhân gia làm một chút nghề thủ công, may vá kiếm lương bổng ít ỏi, bọn nhỏ thì ra ngoài ăn xin, những đứa nhỏ không đi thì đi hái dưa, trái cây và rau xanh, hoặc đi đến thôn quê hái một chút trái cây và nhặt củi.”
Lạc Dương Trần, Lạc phủ Đại công tử. Con cả của Lạc phủ thủ phủ Lạc Mông Dực và Thích Ngưng Sương. Lạc phủ sở hữu Lạc thị trang doanh, Lạc thị tửu lâu, Lạc thị bố trang, Lạc thị tiệm may, Lạc thị tiệm rèn. Trong giới thương nhân có câu, sản nghiệp của Lạc thị do được Hoàng gia và quan lại chống lưng mà trải rộng ra khắp nơi, chín phần lợi nhuận đều hiến cho Hoàng thất, cũng là thương nhân hàng năm dâng kim tiền cho triều đình nhiều nhất.
Cha là Lạc Mông Dực, không có tiểu thiếp, đang sống ở kinh thành, nguyên quán Nam Đô Đông Quận, là con trai độc nhất của họ Lạc, phụ mẫu đều mất; Mẹ là Thích Ngưng Sương, cũng ở kinh thành, nguyên quán Nam Đô Tây Truân, là song bào muội muội của Hoàng Hậu Thích Lẫm Tuyết, phụ mẫu đều mất; Có hai đệ đệ, Nhị đệ Lạc Dật Trần, năm mười lăm tuổi đã giúp đỡ kinh doanh Lạc thị tiệm rèn, mới vừa kết hôn, không có tiểu thiếp, thê tử Quý Tư Giai là thứ nữ của Binh Bộ Thượng Thư Quý Vĩ; Tam đệ Lạc Phi Trần, năm mười bốn tuổi đã hiệp trợ kinh doanh Lạc thị tửu lâu, độc thân, hôn thê Bạch Phức Quế là chất nữ của lễ bộ thị lang Bạch Hậu Chiếu.
Sản nghiệp của Lạc thị lớn kinh người! Nếu không phải Thích Ngưng Sương là bào muội của Hoàng Hậu, hàng năm Lạc thị lại hiến rất nhiều tiền cho Hoàng thất thì chỉ sợ công cao của Lạc thị chấn động đến trời, khiến đế vương sinh nghi kỵ.
Lạc thị kinh doanh cũng vô cùng thông minh, phát triển những ngành có khả năng kiếm tiền rất cao, dựa theo lợi nhuận họ có, muốn tiến sâu vào các ngành nghề khác tuyệt đối cũng không là vấn đề, nhưng lại chỉ phát triển tửu lâu, tiệm vải, xưởng đúc, trang doanh, không hề kinh doanh gì khác, để tránh cây to đón gió, cấu thành uy hiếp trong lòng Hoàng Thượng.
Có thể trở thành thủ phủ thì Lạc Mông Dực và Thích Ngưng Sương quả nhiên không phải nhân vật đơn giản, vừa khiến sản nghiệp của mình phát triển rất tốt, lại vừa hiến lợi nhuận cho Hoàng thất, đem sản nghiệp thành nơi ủy thác kinh doanh cho Hoàng gia, để tránh họa của Hoàng cung.
“Lạc Dương Trần, năm nay mười tám tuổi, độc thân, không có đối tượng hôn phối. Biết văn không biết võ, không có quan chức, không giúp đỡ việc kinh doanh cho gia đình, hằng ngày dành thời gian để ăn cơm, ngủ, đi dạo, vào thanh lâu nói chuyện phiếm, thỉnh thoảng thì viết nhật kí.”
Không biết võ? Vậy hắn ngày ấy dựa vào cái gì mà động thân đối kháng với đám người kia? Hai đệ đệ đều đã có hôn phối và cũng giúp đỡ việc kinh doanh trong nhà, Lạc Dương Trần năm nay đã mười tám, vừa chưa có kết hôn, lại cũng không giúp đỡ việc kinh doanh gì cả, nguyên nhân là vì sao? Chưa kể lại thích đi thanh lâu, nhưng lần đầu nghe thấy vào thanh lâu nói chuyện phiếm? Thật sự là trước đây chưa từng gặp, đây là dạng sở thích kỳ quái nào thế này?
Ta không tự chủ được nhíu lông mày, tư liệu có rất nhiều điểm quái dị.
Nhưng người này sống cuộc sống không làm gì, chỉ biết đi thanh lâu, có lẽ vì thế mà bị Hoàng Thượng cắt bỏ trong danh sách, chẳng trách ta chưa bao giờ thấy hắn trên danh sách. Cứ xem tư liệu sẽ nhìn không ra kết quả, hay là trước hết điều tra những người ở tam hợp viện ở ngoại ô đi!
“Thuộc hạ có nói chuyện phiếm với Lạc phủ hạ nhân. Bọn họ nói đứa nhỏ lớn nhất tên là A Sinh, bọn chúng đều là những đứa nhỏ bất hạnh, trong nhà nuôi không nổi, thậm chí còn thiếu nợ, nên cha mẹ chúng không mang chúng đi, thừa dịp nửa đêm chạy trốn, còn có những người muốn đem bọn họ bán vào những căn hộ phú quý làm người ở, thậm chí còn có người còn định bán nữ nhân của mình vào thanh lâu để trả nợ nần, mỗi tháng còn có thể lĩnh tiền thưởng làm ra từ da thịt của nữ nhân. Không có ai chiếu cố, chúng sợ bị bán đi nên trốn đến nơi này, thấy tam hợp viện không ai ở bèn trốn vào trong.”
“Còn ba lão nhân gia, con Trương nãi nãi cưới vợ về lại đuổi bà ra khỏi nhà; Hàng xóm của Tôn nãi nãi khi dễ một lão nhân cơ khổ không chỗ nương tựa nên xâm chiếm tài sản của bà, hại bà lưu lạc đầu đường; Chu nãi nãi nghe nói con đến kinh thành đi thi đậu rồi, bèn bán của cải lấy tiền lên kinh, nhưng tìm không thấy đứa con, vòng vo qua lại cũng dùng hết tiền, ba người cũng đến nơi đây ở lại. Lão nhân gia làm một chút nghề thủ công, may vá kiếm lương bổng ít ỏi, bọn nhỏ thì ra ngoài ăn xin, những đứa nhỏ không đi thì đi hái dưa, trái cây và rau xanh, hoặc đi đến thôn quê hái một chút trái cây và nhặt củi.”
/96
|