A Tư Mạc đứng trên Thập Hổ đao của Thương Hùng huynh, nhìn núi rừng dưới chân vô cùng thích thú. Cảm giác đằng không này, từ nay về sau, luôn là một thú vui của hắn.
Về việc pháp bảo mà nói, sư tổ Ngọc Tiết cung năm xưa sau khi ngộ đạo, có luyện ra một thanh kiếm Phá Vạn Tà, uy lực khiến thiên địa biến sắc, phong vân đổi dời, sư tổ năm xưa cùng với Phá Vạn Tà tung hoành khắp nơi, khắp Tu Chân Giới đương thời không ai có thể đánh bại. Phá Vạn Tà theo đó trở thanh danh kiếm trong Tu Chân Giới, kẻ có học không ai không biết, đồng thời cũng trở thành thần khí trấn phái của Ngọc Tiết cung, chỉ có các đời chưởng môn mới có thể sở hữu.
Bọn hậu bối môn hạ Ngọc Tiết cung ngưỡng mộ dư thế, thành ra quá chín phần đều tu luyện tiên kiếm, mãi bao nhiêu năm sau, kiếm khách vẫn không ngừng xuất hiện. Việc chọn kiếm làm pháp bảo gần như là quy tắc bất thành văn của Ngọc Tiết cung.
Nói tới đây, lại phải nhắc một chút đến thủ toạ Khí Đường là Thiết Quân Bảo, ông vốn luyện kiếm, pháp khí hộ thân Bạt Sơn cũng là một trong các danh kiếm của Ngọc Tiết cung. Trong 6 vị chủ tọa của Lục Đường, trừ trưởng môn sử dụng Phá Vạn Tà ra, năm thanh kiếm còn lại, đều là tự tay Thiết Quân Bảo đúc thành. Những thanh kiếm nổi tiếng nhất nằm trong tay đám hậu bối, tuy ông không có tham gia chế tác thanh nào, song không ít là do đệ tử của ông đúc ra. Thậm chí thê tử của ông là Chu Linh Nhan cũng sở hữu Chu Lăng Kiếm nổi tiếng, mà nó cũng chính là do ông đúc ra.
Nhưng chẳng hiểu sao, Thiết sư thúc không hề có ý khuyến khích bọn đệ tử tu luyện tiên kiếm. Không chỉ có vậy, ông còn thường xuyên "xui giục" mọi người rèn tập các loại pháp bảo khác, khiến dư luận trong Ngọc Tiết cung dấy lên ít nhiều trách móc, nhưng chẳng có quy định nào nói rằng không được, nên cuối cùng nói chán nên mọi người cứ để mặc ông, chỉ cần khi đám đệ tử của họ cần phi kiếm liền có phi kiếm là được.
Đệ tử của Thiết Quân Bảo có chín người, gồm Chu Thái Nghĩa là đại đệ tử, sau đó theo thứ tự là Quyền Thái Lễ, Nguyễn Thái Lạc, Sơn Thái Tuệ, Đổ Bát Vạn, Đổ Nhất Đồng, Chu Thái Đức, Lý Thái Trọng, cùng tiểu sư đệ Cơ Thái Minh. Trong số đó, đại sư huynh Chu Thái Nghĩa tu hành súc tích nhất, đã luyện tới nhị mục đệ thập tầng của Châu Nhật Thượng Thanh Đạo, theo sau là lão tứ Sơn Thái Tuệ, luyện tới đệ nhất mục tầng thứ mười bốn. Tuy thời gian y nhập môn ngắn hơn Quyền Thái Lễ, Nguyễn Thái Lạc, nhưng trong số các đệ tử ở đấy y thuộc hạng thông minh nhất, vì vậy tuy đi sau mà lại về trước.
Trong khi ấy, toàn bộ các đệ tử còn lại, đều đang chật vật ở các tầng bảy tám của Thánh Nhân đệ nhất mục.
A Tư Mạc cùng Thương Hùng đại sư huynh rất nhanh liền đến Khí Đường. Vừa hạ độ cao xuống dưới tầng mây, hắn đã có thể cảm nhận được hơi nóng từ dưới truyền lên càng lúc càng mãnh liệt. Mà đến khi đáp xuống đất, hắn thật có cảm giác, bản thân như quay lại dưới ánh nắng chói chang vùng Cận Mạc vậy.
Ở dưới đất đã có người đứng đợi bọn hắn sẵn, là một hán tử cao to, tướng mạo thô hào, phục trang theo lối tục gia, làn da như bằng đồng đỏ, cơ thể cuồn cuộn cơ bắp cứng rắn. Chu Thái Nghĩa giọng nói hào sảng, đưa tay ra bắt tay Thương Hùng sư huynh:
- Thương Hùng, đệ từ ngày quen Mẫu Đơn muội đã không qua tệ đường chúng ta nữa rồi. Hôm nay đến đây, đừng hòng có thể thoát được khỏi tay ta nữa nhé.
- Chu sư huynh, huynh sao có thể nói thế chứ?
- Ha ha, đùa đệ vậy thôi. Hôm nay Mẫu Đơn cũng sẽ ở lại ăn cơm, ngươi cũng nên ở lại. Tuy bình thường ở cạnh muội ấy cũng không thể uống rượu, song hôm nay mấy chục người chúng ta tụ tập, chắc cũng có thể bảo muội ấy cho đệ phá lệ vậy.
Thương Hùng cùng Chu Thái Nghĩa tay bắt mặt mừng, tình cảm rất thân thiết, nói cười tự nhiên. Thương Hùng huynh đột nhiên nhìn ra khắp nơi, rồi nói:
- Chu muội đã đến chưa? Đệ không thấy đâu cả.
- Chu muội đã về rồi, muội ấy đang ở trong phòng sư nương. Có chuyện gì sao?
- À, vậy thì tốt. A Tư Mạc, đi nào, ta dẫn đệ đi, vừa để gặp Chu cô cô luôn.
Thương Hùng quay ra nói với A Tư Mạc, cũng là lúc Chu Thái Nghĩa để ý đến cơ thể nhỏ bé của hắn bị đại sư huynh che lấp mất. A Tư Mạc bị Chu Thái Nghĩa nhìn từ đầu đến chân, liền thấy hơi sợ, song vẫn chắp hai tay, gắng hết sức nói:
- Đệ A Tư Mạc, ra mắt Chu sư huynh.
- Ha ha ha.
A Tư Mạc gắng hết sức mới có thể mở lời, chợt thấy Chu Thái Nghĩa cười lớn, liền thấy kì lạ, quay sang nhìn đại sư huynh, song huynh ấy rõ ràng đã rất quen, chỉ mỉm cười. Chu sư huynh miệng vẫn nhoẻn cười, nói:
- Có cố gắng, tuy giọng không to, phổi không khỏe lắm, nhưng không sao. A Tư Mạc, ta nghe kể về đệ đã nhiều, thật không ngờ sớm vậy đã có thể gặp đệ. Nào, chúng ta vừa đi vừa nói chuyện.
Khu tiểu viện của Khí Đường cũng khá giống Dược Đường, thậm chí ngay thứ gỗ làm nhà, cũng là Hắc Thiết Tùng nốt. Hai người đại sư huynh Chu sư huynh, chỉ có A Tư Mạc là bị bỏ lại sau một chút. Hai người kia rất cao lớn, một bước của họ là bằng hai bước của hắn, A Tư Mạc gần như phải nửa chạy nửa đi mới có thể đuổi kịp. Bất giác Chu Thái Nghĩa quay lại thấy hắn hơi thở đã hơi nặng nhọc, liền chậm cước bộ, hỏi:
- A Tư Mạc, đệ tu luyện có gặp khó khăn gì không?
- Dạ, cũng không có ạ. À Chu sư huynh này, huynh vừa bảo thường nghe kể về đệ, là ai nói với huynh vậy? Thiết đường chủ ạ?
- Đâu, đâu phải là sư phụ. Là Chu muội đấy chứ. Chu muội sau khi đến Dược Đường học tập vài ngày lại về Khí Đường ăn cơm một lần, mấy tháng nay kể rất nhiều về đệ, chúng ta theo đó cũng được nghe kể rất nhiều a. Trước đây Chu muội cũng không có kể chuyện hào hứng như vậy, tiểu sư đệ à, đệ cũng thật tài tình nha.
A Tư Mạc nghe vậy, chỉ khẽ ngẩn người ra, còn Chu Thái Nghĩa đến đây lại nhìn Thương Hùng, mặt đầy ẩn ý. Đại sư huynh tương tự nhìn lại, chỉ khẽ gật đầu, Chu sư huynh theo đó lại cười thành tiếng rất thoải mái. Song đột nhiên huynh ấy lại nghiêm mặt, nghiêng đầu như thể nghe gì cái gì đó, nét mặt càng lúc càng nghiêm trọng, theo đó quay ngoắt sang nhìn đại sư huynh. Hai người chỉ nhìn nhau trong sát na, liền cùng quay người lại, chạy về phía ngược lại. Chu Thái Nghĩa chỉ hét về phía A Tư Mạc:
- Tiểu sư đệ, bọn ta có việc, đệ cứ đi thẳng sẽ đến phòng sư nương.
A Tư Mạc chỉ trong chốc lát đã còn lại một mình, chỉ biết nhìn trái phải, rồi dấn bước đi. Hắn cũng không biết làm sao thì tìm được phòng của Chu cô cô, bởi như ở Dược Đường, cửa phòng bình thường đều có chút bùa phép, trừ khi chủ nhân muốn, còn không bình thường đứng ngoài cũng không biết bên trong sáng tối thế nào, cũng không nghe được gì. Thế là A Tư Mạc cứ lang thang đi về phía trước. Cũng may là khi hắn đi được chừng một khắc, liền thấy cánh cửa phòng bên cạnh mở ra, là Chu tỷ, bất quá tỷ ấy hai gò má vẫn phớt hồng.
- Ngươi vào đi.
A Tư Mạc bước vào, bên trong trừ sư tỷ còn có một người nữa, là một thiếu phụ xinh đẹp đoan trang điềm đạm, khoảng hơn ba mươi tuổi, phong tư yểu điệu. A Tư Mạc có ngốc cũng đoán được, đấy là Chu cô cô, liền chắp tay cố nói rõ ràng:
- A Tư Mạc ra mắt Chu cô cô.
- Hảo hài tử, con ra đây ngồi đi.
Chu Linh Nhan nhìn hắn cười nói, tay chỉ chiếc ghế cạnh Chu tỷ. A Tư Mạc liền cúi người, rồi xuống ngồi cạnh sư tỷ. Hắn nhìn quanh quất, căn phòng cũng không có gì đặc biệt, căn bản không khác gì phòng hắn cả. Họa chăng có thêm một bàn trang điểm, trên bàn khách có thêm ấm trà mà thôi.
Chu cô liền rót cho hắn một cốc trà nóng, sau đó hỏi chuyện:
- A Tư Mạc, con dạo này ở Dược Đường thế nào? Ăn uống vẫn đủ chứ?
- Dạ, con cảm ơn sư cô, con vẫn khỏe ạ?
- Tỷ tỷ ta vẫn khỏe chứ? Tỷ ấy có quan tâm đến con không?
- Dạ, sư phó vẫn khỏe ạ, người rất quan tâm tới con. Bình thường khi người nấu cơm, đều xới cơm cho con rất nhiều ạ.
A Tư Mạc hồn nhiên trả lời như vậy, khiến Chu Linh Nhan cảm thấy vừa khôi hài vừa hài lòng, tủm tỉm cười, mà Đường Mộng tỷ tỷ ở cạnh lại khẽ nói: “Đồ ngốc”, bất quá nàng cũng nở một nụ cười nhẹ. Chu Linh Nhan thấy con gái như vậy, lại hỏi hắn:
- Còn Đường Mộng nhi thì sao? Nó không có bắt nạt con chứ?
- Mẹ…
Chu Đường Mộng nghe thấy mẹ mình nói thế, liền kêu lên, rồi lại thấy A Tư Mạc mãi không nói gì, chỉ nhìn lên trần nhà nghĩ ngợt, liền cấu vào hông hắn một cái. A Tư Mạc giật mình kêu á một tiếng, liền mở miệng như một con vẹt:
- Dạ, Chu tỷ rất quan tâm tới con. Bình thường tỷ ấy có nghiêm khắc một chút, song đấy cũng là vì muốn tốt cho con…
Chu tỷ nghe hắn nói đến đây là biết hắn đang nhại lại câu nàng nói khi nãy, liền càng cấu hắn kịch liệt. Chu sư cô theo đó nhíu mày rất không hài lòng nhìn nàng, song Chu tỷ chỉ cười hì hì, tuy không còn cấu A Tư Mạc nữa, song lại quay ra nhìn hắn nhe lưỡi làm mặt xấu.
Từ ngoài bỗng có một giọng nữ nhẹ nhàng nói:
- Chu cô cô, Mẫu Đơn nhi đã đến.
- A, Mẫu Đơn, vào đi con.
- Mẫu Đơn tỷ, tỷ đến rồi.
Đường Mộng rất nhanh chạy ra mở cửa, cầm tay của vị sư tỷ kia kéo vào trong phòng. Người ấy là một nữ nhân mỹ miều mặt trái xoan, tóc mềm như mây, da mịn như tuyết, khoé miệng gắn một nét cười vui. A Tư Mạc thấy vị sư tỷ gần đây vẫn thường nghe tên vậy, sau này còn có khả năng trở thành phu nhân của đại sư huynh, liền rất tò mò, đưa mắt len lén nhìn theo.
Mẫu Đơn tỷ nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh Chu cô cô, còn Đường Mộng lại quay lại ngồi cạnh A Tư Mạc. Mẫu Đơn nhìn hắn, liền khẽ gật đầu chào. Hắn là hậu bối, vừa chắp tay lại, song đúng lúc này Đường Mộng tỷ lại tíu tít hỏi:
- Mẫu Đơn tỷ, tỷ đã gặp Thương Hùng huynh chưa?
Mẫu Đơn tỷ nghe đến tên của đại sư huynh, hai gò má hơi ửng hồng. Chu cô ở bên cạnh, tuy miệng khẽ cười, song vẫn khẽ nhắc nhở Chu tỷ.
- Đường Mộng, không được tò mò.
Chu tỷ cũng không để ý, chỉ chống cằm nhìn Mẫu Đơn tỷ tỷ cười. Bất quá Mẫu Đơn tỷ tỷ rất nhanh tìm được cách chuyển chủ đề, liền chỉ vào hắn hỏi Chu sư cô:
- Tiểu sư đệ này là…?
Chu tỷ như thể đến giờ mới nhớ ra hắn đang ở trong phòng, liền nói:
- À, đúng rồi, đây là A Tư Mạc đấy. Tỷ muốn gặp hắn đúng không?
Mẫu Đơn tỷ tỷ nghe vậy, liền nhìn hắn có chút hiếu kỳ, song rất nhanh liền mỉm cười, hiền từ nhìn hắn nói:
- Chào em.
Những âm thanh quen thuộc thường vẫn lớn lên cùng hắn chợt vang lên, khiến A Tư Mạc bất chợt cảm thấy kì lạ trong lòng. Hắn chỉ có thể run run, nói:
- Chị…chị nói được tiếng Cận Mạc sao?
- Đương nhiên rồi…
Song Mẫu Đơn tỷ tỷ đang định nói tiếp, A Tư Mạc đã chặn lại, chuyển sang tiếng Trung Thổ:
- Thôi, chúng ta cứ nói theo tiếng Trung Thổ đi, như vậy mọi người đều có thể nghe được.
Nhìn sang Chu nương cùng Đường Mộng tỷ, hắn chẳng hiểu sao khẽ mỉm cười. Song có gì đó trong hắn cảm thấy rằng, nói tiếng Cận Mạc trong căn phòng này là không phải, cả với hai người kia, lẫn với bản thân tiếng Cận Mạc.
Có vẻ như hắn làm Mẫu Đơn tỷ tỷ rất hiếu kỳ, tỷ ấy vừa nghe thấy hắn nói tiếng Trung Thổ, liền hỏi han cẩn thận:
- Đệ biết nói tiếng Trung Thổ sao?
- Vâng.
- Đúng mà, tên ngốc này bình thường vẫn nói chuyện với muội mà.
Cả bàn bốn người, đều nhìn nhau rất lạ lùng. Cuối cùng là Mẫu Đơn tỷ tỷ lên tiếng phá tan không khí, chỉ có điều lại bằng một câu hỏi:
- Là ai dạy đệ tiếng Trung Thổ?
- Bá bá của đệ.
- Bá bá?
- Vâng. Bá bá đệ là thương nhân, mà là một thương nhân lớn, buôn bán suốt từ Trung Thổ đến Hách Lăng Đế Quốc, bởi vậy những thứ tiếng hay gặp trên Đại Dịch Lộ, bá bá đều biết. Nhà bá bá không có con trai, mà bá bá tuổi đã cao, nên bá bá vốn định để đệ thừa hưởng cơ ngơi. Bá bá dạy đệ rất nhiều thứ về buôn bán, đệ học những thứ khác cũng không giỏi lắm, chỉ học tiếng là giỏi thôi.
Mẫu Đơn tỷ tỷ dường như vô cùng hiếu kì về điều này, hắn càng trả lời, tỷ ấy càng biết nhiều thêm, chỉ có Chu nương ở bên cạnh như hiểu ra điều gì, liền khẽ tủm tỉm cười, đưa môi đỏ lên nhắm một ngụm trà nóng.
- Thế em có biết nói tiếng Hách Lăng không?
- A, cái này thì bác em rất rành, bởi bác gái của em là người Hách Lăng mà. Hơn nữa nhà bác em nuôi rất nhiều người làm công, hầu hết việc sổ sách đều giao cho một ông lão người Hách Lăng, đấy cũng là thầy dạy em môn số học.
- Vậy em có biết nói tiếng Ma Ha La không?
- Dạ, tiếng Ma Ha La thì em cũng biết một chút. Bác em cũng thường xuyên buôn bán trang sức bằng ngà voi cùng sừng tê giác, nên còn có một xưởng gia công ở tỉnh biên giới phía bắc Ma Ha La.
A Tư Mạc càng đối đáp càng hứng thú. Ngày xưa bá bá cũng hay nói chuyện với hắn như vậy, cứ một câu này lại một thứ tiếng kia, hắn gần bốn năm hôm nào cũng có lúc như vậy, bốn thứ tiếng này hắn vì thế rất thông thạo. Vốn A Tư Mạc cũng rất thích học ngoại ngữ, nên càng học càng vào. Song khi hắn đang đợi Mẫu Đơn tỷ tỷ hỏi tiếp, liền thấy tỷ ấy cùng nhị tỷ ngây người nhìn hắn kinh ngạc, bất quá khiến A Tư Mạc cảm thấy không được tự nhiên, liền cười trừ hỏi lại:
- Dạ…dạ?
Nhưng người đáp lời hắn lại là Chu sư cô, hơn nữa cũng không nói với hắn, mà như nói với Mẫu Đơn tỷ tỷ:
- Diêm sư huynh nghe thấy con kể lại chuyện này, không biết sẽ đóng cửa tự vấn trong bao lâu đây?
Mẫu Đơn tỷ tỷ cũng không có trả lời, chỉ có thể chống tay lên bàn khẽ xoa xoa bên thái dương:
- Bốn thứ tiếng…bốn thứ tiếng…
- Không cần bỏ vốn ra cũng có thể có một đồ đệ như vậy, Chu tỷ thật quá may mắn đi.
Khe khẽ thở dài ra một hơi, rồi Mẫu Đơn tỷ tỷ cũng chỉ có thể lắc đầu, nói:
- Nếu vậy thì coi như món quà này của sư phụ sẽ không phí phạm rồi.
Vừa ca thán, nàng vừa khẽ điểm xuống gần mặt bàn một cái, tức thì trên bàn hiện ra một cuộn giấy da. Trục giấy dài mười tấc rưỡi (42cm), bìa bên ngoài được bọc bằng da thuộc để đề phòng giấy bên trong bị ẩm mốc. Sách cuộn loại này là vô cùng thường thấy ở vùng Cận Mạc, tất cả hợp đồng quan trọng của bá bá A Tư Mạc đều được làm như vậy.
- Cuốn sách này gọi là Cận Mạc Toát Yếu, vốn được Vạn Lý Thiền Tăng ghi chép lại trong thời gian người ở vùng Cận Mạc trong truyến hành trình về phía Tây của mình hơn sáu trăm năm trước. Bản thân Vạn Lý Thiền Tăng có mẹ là người Cận Mạc, cha là tướng trấn biên ải phía Tây của triều đình Đông Lưu lúc bấy giờ. Ông lớn lên không hề thích làm quan, chỉ ưa đọc kinh Phật cùng tu chân. Sau này, khi cha mẹ của ông mất, Vạn Lý Thiền Tăng liền cắt tóc đi tu, trở thành đệ tử của Đại Phật Tự, khi lớn tuổi liền cùng rất nhiều vị tăng nhân khác đi về phía Tây. Trên thực tế, ông cùng các huynh đệ của mình được coi là những người đầu tiên két nối các tuyến đường thông thương bấy giờ lại với nhau, hình thành nên con đường Đại Dịch Lộ của ngày hôm nay.
Mẫu Đơn tỷ tỷ vừa mở sách ra, vừa chầm chậm kể chuyện cho A Tư Mạc cùng mọi nghe, giọng nói của tỷ ấy nghe rất hấp dẫn, khiến A Tư Mạc có cảm giác bản thân như đang ngồi nghe thầy giáo của hắn kể truyện về những vùng đất phương Đông xa xôi vậy.
- Cận Mạc Toát Yếu gần như là một cuốn bách khoa toàn thư của vùng Cận Mạc vậy: lịch sử, địa lý, văn hóa, tôn giáo, động thực vật,… tất cả những gì thiền sư thấy trên chuyến hành trình của mình, đều được ghi xuống ở đây. Từ những ảnh hưởng của Phật Giáo từ Ma Ha La lên các thành trấn phía Đông, đến chiến tranh với Đại Lợi Đế Chế ở phía Tây, từ các loài động vật hiếm hoi có thể sinh tồn được trên những biển cát đến vườn cây xanh mướt mát kỳ vĩ quanh các ốc đảo hiếm hoi, tất cả đều được Vạn Lý Thiên Tăng ghi chép lại trong cuốn sách này.
A Tư Mạc hiếu kỳ nhìn theo những ngón tay thon thon của Mẫu Đơn sư tỷ chỉ vào bức tranh một con lạc đà một bướu, bộ lông trắng tuyền đang đứng trên một đụn cát vàng. Từ đàn lạc đà ở phía nền bức tranh có thể thấy, con lạc đà này to gấp rưỡi lạc đà thường, là lạc đà hoang, trên lưng chỉ có một bướu, toàn thân một màu trắng như tuyết, trên dải cát vàng lại càng thêm nối bật.
“Đối với những người dân du mục trên sa mạc Cận Mạc, lạc đà trắng một bướu là loài động vật thần kỳ. Họ quan niệm bão cát, nhất là thứ bão cát đen đáng sợ có thể trải hàng vạn dặm, lướt qua đâu là nơi đó cỏ cây hẽo rũ, động vật phơi xương là do ma quỷ đến từ địa ngục thổi đến. Đối với bọn họ mà nói, gặp bão cát đen gần như đồng nghĩa với cái chết. Song không có gì là tuyệt đối, người Cận Mạc vẫn truyền nhau rằng, nếu Quang Minh Thần rủ lòng cứu giúp những người mắc vào bão cát đen thì sẽ cử lạc đà trắng một bướu đến để dẫn đường cho tín đồ của mình khỏi cơn ác mộng tai vạ đấy. Đây được coi là linh vật thần kỳ nhất toàn vùng sa mạc này, các thành chủ Cận Mạc đều có lạc đà trắng, song chúng đều có hai bướu, tuy hiếm thấy, song không thể xem là thần kỳ. Nếu trong đoàn chỉ cần có một kẻ mà Quang Minh Thần không thích thôi, cũng không thể gặp được lạc đà trắng, bởi vậy nếu một đoàn người gặp được lạc đà trắng, đều được coi là tín đồ trung thành được Quang Minh Thần chiếu cố, từ đấy về sau, bọn họ đều coi nhau như anh em ruột thịt…
Vừa lẩm nhẩm đọc lời chú thích trong sách, A Tư Mạc vừa liếc sang bức tranh bên cạnh. Đột nhiên, trong sát na, A Tư Mạc thề chú lạc đà đó như khẽ quay đầu, còn cát vàng dưới chân thì như được thổi lên khe khẽ. Kinh ngạc, A Tư Mạc khẽ dụi mắt nhìn lại, tự nghĩ bản thân chẳng nhẽ bị hoang tưởng:
- Hình như… hình như chú lạc đà trong hình vừa…động đậy?
A Tư Mạc nói thầm, chỉ sợ mọi người nghe thấy sẽ lần nữa nhìn hắn quái dị, song chỉ thấy cả ba người phụ nữ ngồi trong phòng đều chợt bật cười. A Tư Mạc khi ấy mới tự gõ đầu, hắn dù nói nhỏ đến mấy, những người ở đây đều đã như bán tiên, tất nhiên sẽ nghe thấy rõ ràng. Chu sư cô là dừng lại trước nhất, nhìn hắn trìu mến nói:
- A Tư Mạc, con nói như vậy cũng không sai đâu, bởi từng con chữ, từng bức tranh trong này đều là phù tự, con tu luyện còn chưa đến Trúc Cơ kỳ, tự nhiên sẽ có cảm giác chúng sống động như thật vậy.
- Phù tự? Phù tự là gì ạ?
A Tư Mạc khẽ gãi gãi đầu, vừa nhìn lại chữ trong sách vừa hỏi. Hắn nhìn rất rõ, Cận Mạc Toát Yếu mỗi trang sách có một chiều bằng trục của cuộn giấy, chiều còn lại khoảng hơn bảy phân (28 cm) một chút, từng trang sách nối lại với nhau thành quyển trục. Mỗi trang đồng thời cũng là một mục, được chia làm ba phần bằng nhau, góc trên bên trái của trang là hình vẽ, bên phải là phần chữ viết bằng tiếng Trung Thổ, chữ viết theo chiều từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, phần ba bên dưới là phần dịch bằng tiếng Cận Mạc. Đương nhiên, chữ viết đều là chữ cổ, nhiều chữ A Tư Mạc cũng không đọc được, song đại khái có thể nắm được ý nghĩa của cả đoạn. Song hắn không hiểu, phù tự mà sư cô nhắc đến, cuối cùng là cái gì.
Chu Linh Nhan nhìn tiểu hài tử trước mặt mình vô cùng yêu thích, nàng bảy tháng trước vô cùng phiền lòng phu quân của mình lại không thu nhận vị đồ đệ này vào làm môn đệ, hơn nữa cũng còn khiến tỷ tỷ nàng giận lây cả sang nàng. Lần này phu quân nàng đưa lời bâng quơ bảo Chu nhi đem A Tư Mạc đến, một phần là vì chàng ấy tự mình xấu hổ, song một phần, chính là vì nàng “thuyết phục” mãi mới được, chính là để cho A Tư Mạc biết, hai người đều rất tiếc về chuyện của hắn. Mà Linh Nhan cũng có thể đoán, Diêm Bá Nhạc sư huynh tặng cuốn sách quý này cho A Tư Mạc, lý do cũng vì tương tự. Nghĩ đến đây, Chu Linh Nhan khẽ chấm ngón tay ngọc của mình vào tách nước trà, rồi viết lên mặt bàn, vừa đưa tay vừa nói:
- Chuyện pháp bảo, Thương Hùng chắc đã nói sơ qua cho con. Song về bản chất mà nói, pháp bảo, chỉ đơn giản là vật trung gian để không chế thiên địa nguyên khí. Nguyên khí trong càn khôn, phần tu giả có thể hấp thụ, tính ra không bằng giọt nước trong biển lớn. Tu giả có thể thôn tinh thích đẩu, di sơn đảo hải, phần lớn đều là vì có thể dùng niệm lực điều khiển nguyên khí trời đất. Sử dụng pháp bảo, chính là sử dụng vật phẩm đặc thù để tăng cường mối liên hệ giữa bản thân tu giả và thiên nhiên, ví như Ngọc Tiết cung chủ yếu tu luyện phi kiếm, thiên hạ kiếm sư đều là sử dụng ý niệm nén nguyên khí thành sợi dây vô hình, sau đó buộc lên thanh phi kiếm sắc bén mỏng manh mà tiêu dao khắp đông tây, có thể đạt đến cảnh giới chu thiên diệt địa. Pháp bảo cũng không cần một tiêu chuẩn nghiêm khắc nào: Chánh Nhất giáo thiên hạ đệ nhất chánh đạo cùng các môn phái đạo gia khác như Ngọc Tiết cung chúng ta hay dùng phất trần, phi kiếm; Phật môn tu giả như ở Tây Thiên Lôi Âm tự ở Ma Ha La hay Cửu Đại Thiền Môn ở Trung Thổ lại thích tràng hạt hay mõ, còn những thứ như bùa phép cũng thuộc loại thông dụng phổ biến. Hiếm thấy và kì lạ hơn, một số người tu hành lại sử dụng bút, nghiên, pháp trượng…, đủ loại trên đời. Dùng niệm lực phong ấn nguyên khí đất trời vào trong lá bùa, đó là phù sư, phong ấn nguyên khí vào trận pháp, đó là trận sư, ngưng tụ nguyên khí vào phi kiếm, đây là kiếm sư, trực tiếp điều khiển nguyên khí bằng niệm lực, đó là niệm sư, dùng...
Thiếu phụ Chu Linh Nhan vừa đưa tay ngọc viết trên bàn, tay bưng chén trà xanh, lưng dựa vào ghế, dáng vẻ hiền từ, miệng chậm rãi giảng giải. Thiết Quân Bảo thường ngày rất hiếm khi trực tiếp chỉ dạy đệ tử, trừ lâu lâu nổi hứng lên kiểm tra qua loa một trận, còn lại đều chỉ truyền thụ khẩu quyết cho đệ tử là trốn tiệt. Chu Linh Nhan theo đó đứng vào vai trò quản lý đám đồ đệ, dần dần công việc hóa thành sở thích. Mà trong đám đệ tử của Khí Đường đều ngầm đồng ý, nếu năm đó bọn hắn có thể trực tiếp bái sư nương thì tốt biết mấy.
Về việc pháp bảo mà nói, sư tổ Ngọc Tiết cung năm xưa sau khi ngộ đạo, có luyện ra một thanh kiếm Phá Vạn Tà, uy lực khiến thiên địa biến sắc, phong vân đổi dời, sư tổ năm xưa cùng với Phá Vạn Tà tung hoành khắp nơi, khắp Tu Chân Giới đương thời không ai có thể đánh bại. Phá Vạn Tà theo đó trở thanh danh kiếm trong Tu Chân Giới, kẻ có học không ai không biết, đồng thời cũng trở thành thần khí trấn phái của Ngọc Tiết cung, chỉ có các đời chưởng môn mới có thể sở hữu.
Bọn hậu bối môn hạ Ngọc Tiết cung ngưỡng mộ dư thế, thành ra quá chín phần đều tu luyện tiên kiếm, mãi bao nhiêu năm sau, kiếm khách vẫn không ngừng xuất hiện. Việc chọn kiếm làm pháp bảo gần như là quy tắc bất thành văn của Ngọc Tiết cung.
Nói tới đây, lại phải nhắc một chút đến thủ toạ Khí Đường là Thiết Quân Bảo, ông vốn luyện kiếm, pháp khí hộ thân Bạt Sơn cũng là một trong các danh kiếm của Ngọc Tiết cung. Trong 6 vị chủ tọa của Lục Đường, trừ trưởng môn sử dụng Phá Vạn Tà ra, năm thanh kiếm còn lại, đều là tự tay Thiết Quân Bảo đúc thành. Những thanh kiếm nổi tiếng nhất nằm trong tay đám hậu bối, tuy ông không có tham gia chế tác thanh nào, song không ít là do đệ tử của ông đúc ra. Thậm chí thê tử của ông là Chu Linh Nhan cũng sở hữu Chu Lăng Kiếm nổi tiếng, mà nó cũng chính là do ông đúc ra.
Nhưng chẳng hiểu sao, Thiết sư thúc không hề có ý khuyến khích bọn đệ tử tu luyện tiên kiếm. Không chỉ có vậy, ông còn thường xuyên "xui giục" mọi người rèn tập các loại pháp bảo khác, khiến dư luận trong Ngọc Tiết cung dấy lên ít nhiều trách móc, nhưng chẳng có quy định nào nói rằng không được, nên cuối cùng nói chán nên mọi người cứ để mặc ông, chỉ cần khi đám đệ tử của họ cần phi kiếm liền có phi kiếm là được.
Đệ tử của Thiết Quân Bảo có chín người, gồm Chu Thái Nghĩa là đại đệ tử, sau đó theo thứ tự là Quyền Thái Lễ, Nguyễn Thái Lạc, Sơn Thái Tuệ, Đổ Bát Vạn, Đổ Nhất Đồng, Chu Thái Đức, Lý Thái Trọng, cùng tiểu sư đệ Cơ Thái Minh. Trong số đó, đại sư huynh Chu Thái Nghĩa tu hành súc tích nhất, đã luyện tới nhị mục đệ thập tầng của Châu Nhật Thượng Thanh Đạo, theo sau là lão tứ Sơn Thái Tuệ, luyện tới đệ nhất mục tầng thứ mười bốn. Tuy thời gian y nhập môn ngắn hơn Quyền Thái Lễ, Nguyễn Thái Lạc, nhưng trong số các đệ tử ở đấy y thuộc hạng thông minh nhất, vì vậy tuy đi sau mà lại về trước.
Trong khi ấy, toàn bộ các đệ tử còn lại, đều đang chật vật ở các tầng bảy tám của Thánh Nhân đệ nhất mục.
A Tư Mạc cùng Thương Hùng đại sư huynh rất nhanh liền đến Khí Đường. Vừa hạ độ cao xuống dưới tầng mây, hắn đã có thể cảm nhận được hơi nóng từ dưới truyền lên càng lúc càng mãnh liệt. Mà đến khi đáp xuống đất, hắn thật có cảm giác, bản thân như quay lại dưới ánh nắng chói chang vùng Cận Mạc vậy.
Ở dưới đất đã có người đứng đợi bọn hắn sẵn, là một hán tử cao to, tướng mạo thô hào, phục trang theo lối tục gia, làn da như bằng đồng đỏ, cơ thể cuồn cuộn cơ bắp cứng rắn. Chu Thái Nghĩa giọng nói hào sảng, đưa tay ra bắt tay Thương Hùng sư huynh:
- Thương Hùng, đệ từ ngày quen Mẫu Đơn muội đã không qua tệ đường chúng ta nữa rồi. Hôm nay đến đây, đừng hòng có thể thoát được khỏi tay ta nữa nhé.
- Chu sư huynh, huynh sao có thể nói thế chứ?
- Ha ha, đùa đệ vậy thôi. Hôm nay Mẫu Đơn cũng sẽ ở lại ăn cơm, ngươi cũng nên ở lại. Tuy bình thường ở cạnh muội ấy cũng không thể uống rượu, song hôm nay mấy chục người chúng ta tụ tập, chắc cũng có thể bảo muội ấy cho đệ phá lệ vậy.
Thương Hùng cùng Chu Thái Nghĩa tay bắt mặt mừng, tình cảm rất thân thiết, nói cười tự nhiên. Thương Hùng huynh đột nhiên nhìn ra khắp nơi, rồi nói:
- Chu muội đã đến chưa? Đệ không thấy đâu cả.
- Chu muội đã về rồi, muội ấy đang ở trong phòng sư nương. Có chuyện gì sao?
- À, vậy thì tốt. A Tư Mạc, đi nào, ta dẫn đệ đi, vừa để gặp Chu cô cô luôn.
Thương Hùng quay ra nói với A Tư Mạc, cũng là lúc Chu Thái Nghĩa để ý đến cơ thể nhỏ bé của hắn bị đại sư huynh che lấp mất. A Tư Mạc bị Chu Thái Nghĩa nhìn từ đầu đến chân, liền thấy hơi sợ, song vẫn chắp hai tay, gắng hết sức nói:
- Đệ A Tư Mạc, ra mắt Chu sư huynh.
- Ha ha ha.
A Tư Mạc gắng hết sức mới có thể mở lời, chợt thấy Chu Thái Nghĩa cười lớn, liền thấy kì lạ, quay sang nhìn đại sư huynh, song huynh ấy rõ ràng đã rất quen, chỉ mỉm cười. Chu sư huynh miệng vẫn nhoẻn cười, nói:
- Có cố gắng, tuy giọng không to, phổi không khỏe lắm, nhưng không sao. A Tư Mạc, ta nghe kể về đệ đã nhiều, thật không ngờ sớm vậy đã có thể gặp đệ. Nào, chúng ta vừa đi vừa nói chuyện.
Khu tiểu viện của Khí Đường cũng khá giống Dược Đường, thậm chí ngay thứ gỗ làm nhà, cũng là Hắc Thiết Tùng nốt. Hai người đại sư huynh Chu sư huynh, chỉ có A Tư Mạc là bị bỏ lại sau một chút. Hai người kia rất cao lớn, một bước của họ là bằng hai bước của hắn, A Tư Mạc gần như phải nửa chạy nửa đi mới có thể đuổi kịp. Bất giác Chu Thái Nghĩa quay lại thấy hắn hơi thở đã hơi nặng nhọc, liền chậm cước bộ, hỏi:
- A Tư Mạc, đệ tu luyện có gặp khó khăn gì không?
- Dạ, cũng không có ạ. À Chu sư huynh này, huynh vừa bảo thường nghe kể về đệ, là ai nói với huynh vậy? Thiết đường chủ ạ?
- Đâu, đâu phải là sư phụ. Là Chu muội đấy chứ. Chu muội sau khi đến Dược Đường học tập vài ngày lại về Khí Đường ăn cơm một lần, mấy tháng nay kể rất nhiều về đệ, chúng ta theo đó cũng được nghe kể rất nhiều a. Trước đây Chu muội cũng không có kể chuyện hào hứng như vậy, tiểu sư đệ à, đệ cũng thật tài tình nha.
A Tư Mạc nghe vậy, chỉ khẽ ngẩn người ra, còn Chu Thái Nghĩa đến đây lại nhìn Thương Hùng, mặt đầy ẩn ý. Đại sư huynh tương tự nhìn lại, chỉ khẽ gật đầu, Chu sư huynh theo đó lại cười thành tiếng rất thoải mái. Song đột nhiên huynh ấy lại nghiêm mặt, nghiêng đầu như thể nghe gì cái gì đó, nét mặt càng lúc càng nghiêm trọng, theo đó quay ngoắt sang nhìn đại sư huynh. Hai người chỉ nhìn nhau trong sát na, liền cùng quay người lại, chạy về phía ngược lại. Chu Thái Nghĩa chỉ hét về phía A Tư Mạc:
- Tiểu sư đệ, bọn ta có việc, đệ cứ đi thẳng sẽ đến phòng sư nương.
A Tư Mạc chỉ trong chốc lát đã còn lại một mình, chỉ biết nhìn trái phải, rồi dấn bước đi. Hắn cũng không biết làm sao thì tìm được phòng của Chu cô cô, bởi như ở Dược Đường, cửa phòng bình thường đều có chút bùa phép, trừ khi chủ nhân muốn, còn không bình thường đứng ngoài cũng không biết bên trong sáng tối thế nào, cũng không nghe được gì. Thế là A Tư Mạc cứ lang thang đi về phía trước. Cũng may là khi hắn đi được chừng một khắc, liền thấy cánh cửa phòng bên cạnh mở ra, là Chu tỷ, bất quá tỷ ấy hai gò má vẫn phớt hồng.
- Ngươi vào đi.
A Tư Mạc bước vào, bên trong trừ sư tỷ còn có một người nữa, là một thiếu phụ xinh đẹp đoan trang điềm đạm, khoảng hơn ba mươi tuổi, phong tư yểu điệu. A Tư Mạc có ngốc cũng đoán được, đấy là Chu cô cô, liền chắp tay cố nói rõ ràng:
- A Tư Mạc ra mắt Chu cô cô.
- Hảo hài tử, con ra đây ngồi đi.
Chu Linh Nhan nhìn hắn cười nói, tay chỉ chiếc ghế cạnh Chu tỷ. A Tư Mạc liền cúi người, rồi xuống ngồi cạnh sư tỷ. Hắn nhìn quanh quất, căn phòng cũng không có gì đặc biệt, căn bản không khác gì phòng hắn cả. Họa chăng có thêm một bàn trang điểm, trên bàn khách có thêm ấm trà mà thôi.
Chu cô liền rót cho hắn một cốc trà nóng, sau đó hỏi chuyện:
- A Tư Mạc, con dạo này ở Dược Đường thế nào? Ăn uống vẫn đủ chứ?
- Dạ, con cảm ơn sư cô, con vẫn khỏe ạ?
- Tỷ tỷ ta vẫn khỏe chứ? Tỷ ấy có quan tâm đến con không?
- Dạ, sư phó vẫn khỏe ạ, người rất quan tâm tới con. Bình thường khi người nấu cơm, đều xới cơm cho con rất nhiều ạ.
A Tư Mạc hồn nhiên trả lời như vậy, khiến Chu Linh Nhan cảm thấy vừa khôi hài vừa hài lòng, tủm tỉm cười, mà Đường Mộng tỷ tỷ ở cạnh lại khẽ nói: “Đồ ngốc”, bất quá nàng cũng nở một nụ cười nhẹ. Chu Linh Nhan thấy con gái như vậy, lại hỏi hắn:
- Còn Đường Mộng nhi thì sao? Nó không có bắt nạt con chứ?
- Mẹ…
Chu Đường Mộng nghe thấy mẹ mình nói thế, liền kêu lên, rồi lại thấy A Tư Mạc mãi không nói gì, chỉ nhìn lên trần nhà nghĩ ngợt, liền cấu vào hông hắn một cái. A Tư Mạc giật mình kêu á một tiếng, liền mở miệng như một con vẹt:
- Dạ, Chu tỷ rất quan tâm tới con. Bình thường tỷ ấy có nghiêm khắc một chút, song đấy cũng là vì muốn tốt cho con…
Chu tỷ nghe hắn nói đến đây là biết hắn đang nhại lại câu nàng nói khi nãy, liền càng cấu hắn kịch liệt. Chu sư cô theo đó nhíu mày rất không hài lòng nhìn nàng, song Chu tỷ chỉ cười hì hì, tuy không còn cấu A Tư Mạc nữa, song lại quay ra nhìn hắn nhe lưỡi làm mặt xấu.
Từ ngoài bỗng có một giọng nữ nhẹ nhàng nói:
- Chu cô cô, Mẫu Đơn nhi đã đến.
- A, Mẫu Đơn, vào đi con.
- Mẫu Đơn tỷ, tỷ đến rồi.
Đường Mộng rất nhanh chạy ra mở cửa, cầm tay của vị sư tỷ kia kéo vào trong phòng. Người ấy là một nữ nhân mỹ miều mặt trái xoan, tóc mềm như mây, da mịn như tuyết, khoé miệng gắn một nét cười vui. A Tư Mạc thấy vị sư tỷ gần đây vẫn thường nghe tên vậy, sau này còn có khả năng trở thành phu nhân của đại sư huynh, liền rất tò mò, đưa mắt len lén nhìn theo.
Mẫu Đơn tỷ nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh Chu cô cô, còn Đường Mộng lại quay lại ngồi cạnh A Tư Mạc. Mẫu Đơn nhìn hắn, liền khẽ gật đầu chào. Hắn là hậu bối, vừa chắp tay lại, song đúng lúc này Đường Mộng tỷ lại tíu tít hỏi:
- Mẫu Đơn tỷ, tỷ đã gặp Thương Hùng huynh chưa?
Mẫu Đơn tỷ nghe đến tên của đại sư huynh, hai gò má hơi ửng hồng. Chu cô ở bên cạnh, tuy miệng khẽ cười, song vẫn khẽ nhắc nhở Chu tỷ.
- Đường Mộng, không được tò mò.
Chu tỷ cũng không để ý, chỉ chống cằm nhìn Mẫu Đơn tỷ tỷ cười. Bất quá Mẫu Đơn tỷ tỷ rất nhanh tìm được cách chuyển chủ đề, liền chỉ vào hắn hỏi Chu sư cô:
- Tiểu sư đệ này là…?
Chu tỷ như thể đến giờ mới nhớ ra hắn đang ở trong phòng, liền nói:
- À, đúng rồi, đây là A Tư Mạc đấy. Tỷ muốn gặp hắn đúng không?
Mẫu Đơn tỷ tỷ nghe vậy, liền nhìn hắn có chút hiếu kỳ, song rất nhanh liền mỉm cười, hiền từ nhìn hắn nói:
- Chào em.
Những âm thanh quen thuộc thường vẫn lớn lên cùng hắn chợt vang lên, khiến A Tư Mạc bất chợt cảm thấy kì lạ trong lòng. Hắn chỉ có thể run run, nói:
- Chị…chị nói được tiếng Cận Mạc sao?
- Đương nhiên rồi…
Song Mẫu Đơn tỷ tỷ đang định nói tiếp, A Tư Mạc đã chặn lại, chuyển sang tiếng Trung Thổ:
- Thôi, chúng ta cứ nói theo tiếng Trung Thổ đi, như vậy mọi người đều có thể nghe được.
Nhìn sang Chu nương cùng Đường Mộng tỷ, hắn chẳng hiểu sao khẽ mỉm cười. Song có gì đó trong hắn cảm thấy rằng, nói tiếng Cận Mạc trong căn phòng này là không phải, cả với hai người kia, lẫn với bản thân tiếng Cận Mạc.
Có vẻ như hắn làm Mẫu Đơn tỷ tỷ rất hiếu kỳ, tỷ ấy vừa nghe thấy hắn nói tiếng Trung Thổ, liền hỏi han cẩn thận:
- Đệ biết nói tiếng Trung Thổ sao?
- Vâng.
- Đúng mà, tên ngốc này bình thường vẫn nói chuyện với muội mà.
Cả bàn bốn người, đều nhìn nhau rất lạ lùng. Cuối cùng là Mẫu Đơn tỷ tỷ lên tiếng phá tan không khí, chỉ có điều lại bằng một câu hỏi:
- Là ai dạy đệ tiếng Trung Thổ?
- Bá bá của đệ.
- Bá bá?
- Vâng. Bá bá đệ là thương nhân, mà là một thương nhân lớn, buôn bán suốt từ Trung Thổ đến Hách Lăng Đế Quốc, bởi vậy những thứ tiếng hay gặp trên Đại Dịch Lộ, bá bá đều biết. Nhà bá bá không có con trai, mà bá bá tuổi đã cao, nên bá bá vốn định để đệ thừa hưởng cơ ngơi. Bá bá dạy đệ rất nhiều thứ về buôn bán, đệ học những thứ khác cũng không giỏi lắm, chỉ học tiếng là giỏi thôi.
Mẫu Đơn tỷ tỷ dường như vô cùng hiếu kì về điều này, hắn càng trả lời, tỷ ấy càng biết nhiều thêm, chỉ có Chu nương ở bên cạnh như hiểu ra điều gì, liền khẽ tủm tỉm cười, đưa môi đỏ lên nhắm một ngụm trà nóng.
- Thế em có biết nói tiếng Hách Lăng không?
- A, cái này thì bác em rất rành, bởi bác gái của em là người Hách Lăng mà. Hơn nữa nhà bác em nuôi rất nhiều người làm công, hầu hết việc sổ sách đều giao cho một ông lão người Hách Lăng, đấy cũng là thầy dạy em môn số học.
- Vậy em có biết nói tiếng Ma Ha La không?
- Dạ, tiếng Ma Ha La thì em cũng biết một chút. Bác em cũng thường xuyên buôn bán trang sức bằng ngà voi cùng sừng tê giác, nên còn có một xưởng gia công ở tỉnh biên giới phía bắc Ma Ha La.
A Tư Mạc càng đối đáp càng hứng thú. Ngày xưa bá bá cũng hay nói chuyện với hắn như vậy, cứ một câu này lại một thứ tiếng kia, hắn gần bốn năm hôm nào cũng có lúc như vậy, bốn thứ tiếng này hắn vì thế rất thông thạo. Vốn A Tư Mạc cũng rất thích học ngoại ngữ, nên càng học càng vào. Song khi hắn đang đợi Mẫu Đơn tỷ tỷ hỏi tiếp, liền thấy tỷ ấy cùng nhị tỷ ngây người nhìn hắn kinh ngạc, bất quá khiến A Tư Mạc cảm thấy không được tự nhiên, liền cười trừ hỏi lại:
- Dạ…dạ?
Nhưng người đáp lời hắn lại là Chu sư cô, hơn nữa cũng không nói với hắn, mà như nói với Mẫu Đơn tỷ tỷ:
- Diêm sư huynh nghe thấy con kể lại chuyện này, không biết sẽ đóng cửa tự vấn trong bao lâu đây?
Mẫu Đơn tỷ tỷ cũng không có trả lời, chỉ có thể chống tay lên bàn khẽ xoa xoa bên thái dương:
- Bốn thứ tiếng…bốn thứ tiếng…
- Không cần bỏ vốn ra cũng có thể có một đồ đệ như vậy, Chu tỷ thật quá may mắn đi.
Khe khẽ thở dài ra một hơi, rồi Mẫu Đơn tỷ tỷ cũng chỉ có thể lắc đầu, nói:
- Nếu vậy thì coi như món quà này của sư phụ sẽ không phí phạm rồi.
Vừa ca thán, nàng vừa khẽ điểm xuống gần mặt bàn một cái, tức thì trên bàn hiện ra một cuộn giấy da. Trục giấy dài mười tấc rưỡi (42cm), bìa bên ngoài được bọc bằng da thuộc để đề phòng giấy bên trong bị ẩm mốc. Sách cuộn loại này là vô cùng thường thấy ở vùng Cận Mạc, tất cả hợp đồng quan trọng của bá bá A Tư Mạc đều được làm như vậy.
- Cuốn sách này gọi là Cận Mạc Toát Yếu, vốn được Vạn Lý Thiền Tăng ghi chép lại trong thời gian người ở vùng Cận Mạc trong truyến hành trình về phía Tây của mình hơn sáu trăm năm trước. Bản thân Vạn Lý Thiền Tăng có mẹ là người Cận Mạc, cha là tướng trấn biên ải phía Tây của triều đình Đông Lưu lúc bấy giờ. Ông lớn lên không hề thích làm quan, chỉ ưa đọc kinh Phật cùng tu chân. Sau này, khi cha mẹ của ông mất, Vạn Lý Thiền Tăng liền cắt tóc đi tu, trở thành đệ tử của Đại Phật Tự, khi lớn tuổi liền cùng rất nhiều vị tăng nhân khác đi về phía Tây. Trên thực tế, ông cùng các huynh đệ của mình được coi là những người đầu tiên két nối các tuyến đường thông thương bấy giờ lại với nhau, hình thành nên con đường Đại Dịch Lộ của ngày hôm nay.
Mẫu Đơn tỷ tỷ vừa mở sách ra, vừa chầm chậm kể chuyện cho A Tư Mạc cùng mọi nghe, giọng nói của tỷ ấy nghe rất hấp dẫn, khiến A Tư Mạc có cảm giác bản thân như đang ngồi nghe thầy giáo của hắn kể truyện về những vùng đất phương Đông xa xôi vậy.
- Cận Mạc Toát Yếu gần như là một cuốn bách khoa toàn thư của vùng Cận Mạc vậy: lịch sử, địa lý, văn hóa, tôn giáo, động thực vật,… tất cả những gì thiền sư thấy trên chuyến hành trình của mình, đều được ghi xuống ở đây. Từ những ảnh hưởng của Phật Giáo từ Ma Ha La lên các thành trấn phía Đông, đến chiến tranh với Đại Lợi Đế Chế ở phía Tây, từ các loài động vật hiếm hoi có thể sinh tồn được trên những biển cát đến vườn cây xanh mướt mát kỳ vĩ quanh các ốc đảo hiếm hoi, tất cả đều được Vạn Lý Thiên Tăng ghi chép lại trong cuốn sách này.
A Tư Mạc hiếu kỳ nhìn theo những ngón tay thon thon của Mẫu Đơn sư tỷ chỉ vào bức tranh một con lạc đà một bướu, bộ lông trắng tuyền đang đứng trên một đụn cát vàng. Từ đàn lạc đà ở phía nền bức tranh có thể thấy, con lạc đà này to gấp rưỡi lạc đà thường, là lạc đà hoang, trên lưng chỉ có một bướu, toàn thân một màu trắng như tuyết, trên dải cát vàng lại càng thêm nối bật.
“Đối với những người dân du mục trên sa mạc Cận Mạc, lạc đà trắng một bướu là loài động vật thần kỳ. Họ quan niệm bão cát, nhất là thứ bão cát đen đáng sợ có thể trải hàng vạn dặm, lướt qua đâu là nơi đó cỏ cây hẽo rũ, động vật phơi xương là do ma quỷ đến từ địa ngục thổi đến. Đối với bọn họ mà nói, gặp bão cát đen gần như đồng nghĩa với cái chết. Song không có gì là tuyệt đối, người Cận Mạc vẫn truyền nhau rằng, nếu Quang Minh Thần rủ lòng cứu giúp những người mắc vào bão cát đen thì sẽ cử lạc đà trắng một bướu đến để dẫn đường cho tín đồ của mình khỏi cơn ác mộng tai vạ đấy. Đây được coi là linh vật thần kỳ nhất toàn vùng sa mạc này, các thành chủ Cận Mạc đều có lạc đà trắng, song chúng đều có hai bướu, tuy hiếm thấy, song không thể xem là thần kỳ. Nếu trong đoàn chỉ cần có một kẻ mà Quang Minh Thần không thích thôi, cũng không thể gặp được lạc đà trắng, bởi vậy nếu một đoàn người gặp được lạc đà trắng, đều được coi là tín đồ trung thành được Quang Minh Thần chiếu cố, từ đấy về sau, bọn họ đều coi nhau như anh em ruột thịt…
Vừa lẩm nhẩm đọc lời chú thích trong sách, A Tư Mạc vừa liếc sang bức tranh bên cạnh. Đột nhiên, trong sát na, A Tư Mạc thề chú lạc đà đó như khẽ quay đầu, còn cát vàng dưới chân thì như được thổi lên khe khẽ. Kinh ngạc, A Tư Mạc khẽ dụi mắt nhìn lại, tự nghĩ bản thân chẳng nhẽ bị hoang tưởng:
- Hình như… hình như chú lạc đà trong hình vừa…động đậy?
A Tư Mạc nói thầm, chỉ sợ mọi người nghe thấy sẽ lần nữa nhìn hắn quái dị, song chỉ thấy cả ba người phụ nữ ngồi trong phòng đều chợt bật cười. A Tư Mạc khi ấy mới tự gõ đầu, hắn dù nói nhỏ đến mấy, những người ở đây đều đã như bán tiên, tất nhiên sẽ nghe thấy rõ ràng. Chu sư cô là dừng lại trước nhất, nhìn hắn trìu mến nói:
- A Tư Mạc, con nói như vậy cũng không sai đâu, bởi từng con chữ, từng bức tranh trong này đều là phù tự, con tu luyện còn chưa đến Trúc Cơ kỳ, tự nhiên sẽ có cảm giác chúng sống động như thật vậy.
- Phù tự? Phù tự là gì ạ?
A Tư Mạc khẽ gãi gãi đầu, vừa nhìn lại chữ trong sách vừa hỏi. Hắn nhìn rất rõ, Cận Mạc Toát Yếu mỗi trang sách có một chiều bằng trục của cuộn giấy, chiều còn lại khoảng hơn bảy phân (28 cm) một chút, từng trang sách nối lại với nhau thành quyển trục. Mỗi trang đồng thời cũng là một mục, được chia làm ba phần bằng nhau, góc trên bên trái của trang là hình vẽ, bên phải là phần chữ viết bằng tiếng Trung Thổ, chữ viết theo chiều từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, phần ba bên dưới là phần dịch bằng tiếng Cận Mạc. Đương nhiên, chữ viết đều là chữ cổ, nhiều chữ A Tư Mạc cũng không đọc được, song đại khái có thể nắm được ý nghĩa của cả đoạn. Song hắn không hiểu, phù tự mà sư cô nhắc đến, cuối cùng là cái gì.
Chu Linh Nhan nhìn tiểu hài tử trước mặt mình vô cùng yêu thích, nàng bảy tháng trước vô cùng phiền lòng phu quân của mình lại không thu nhận vị đồ đệ này vào làm môn đệ, hơn nữa cũng còn khiến tỷ tỷ nàng giận lây cả sang nàng. Lần này phu quân nàng đưa lời bâng quơ bảo Chu nhi đem A Tư Mạc đến, một phần là vì chàng ấy tự mình xấu hổ, song một phần, chính là vì nàng “thuyết phục” mãi mới được, chính là để cho A Tư Mạc biết, hai người đều rất tiếc về chuyện của hắn. Mà Linh Nhan cũng có thể đoán, Diêm Bá Nhạc sư huynh tặng cuốn sách quý này cho A Tư Mạc, lý do cũng vì tương tự. Nghĩ đến đây, Chu Linh Nhan khẽ chấm ngón tay ngọc của mình vào tách nước trà, rồi viết lên mặt bàn, vừa đưa tay vừa nói:
- Chuyện pháp bảo, Thương Hùng chắc đã nói sơ qua cho con. Song về bản chất mà nói, pháp bảo, chỉ đơn giản là vật trung gian để không chế thiên địa nguyên khí. Nguyên khí trong càn khôn, phần tu giả có thể hấp thụ, tính ra không bằng giọt nước trong biển lớn. Tu giả có thể thôn tinh thích đẩu, di sơn đảo hải, phần lớn đều là vì có thể dùng niệm lực điều khiển nguyên khí trời đất. Sử dụng pháp bảo, chính là sử dụng vật phẩm đặc thù để tăng cường mối liên hệ giữa bản thân tu giả và thiên nhiên, ví như Ngọc Tiết cung chủ yếu tu luyện phi kiếm, thiên hạ kiếm sư đều là sử dụng ý niệm nén nguyên khí thành sợi dây vô hình, sau đó buộc lên thanh phi kiếm sắc bén mỏng manh mà tiêu dao khắp đông tây, có thể đạt đến cảnh giới chu thiên diệt địa. Pháp bảo cũng không cần một tiêu chuẩn nghiêm khắc nào: Chánh Nhất giáo thiên hạ đệ nhất chánh đạo cùng các môn phái đạo gia khác như Ngọc Tiết cung chúng ta hay dùng phất trần, phi kiếm; Phật môn tu giả như ở Tây Thiên Lôi Âm tự ở Ma Ha La hay Cửu Đại Thiền Môn ở Trung Thổ lại thích tràng hạt hay mõ, còn những thứ như bùa phép cũng thuộc loại thông dụng phổ biến. Hiếm thấy và kì lạ hơn, một số người tu hành lại sử dụng bút, nghiên, pháp trượng…, đủ loại trên đời. Dùng niệm lực phong ấn nguyên khí đất trời vào trong lá bùa, đó là phù sư, phong ấn nguyên khí vào trận pháp, đó là trận sư, ngưng tụ nguyên khí vào phi kiếm, đây là kiếm sư, trực tiếp điều khiển nguyên khí bằng niệm lực, đó là niệm sư, dùng...
Thiếu phụ Chu Linh Nhan vừa đưa tay ngọc viết trên bàn, tay bưng chén trà xanh, lưng dựa vào ghế, dáng vẻ hiền từ, miệng chậm rãi giảng giải. Thiết Quân Bảo thường ngày rất hiếm khi trực tiếp chỉ dạy đệ tử, trừ lâu lâu nổi hứng lên kiểm tra qua loa một trận, còn lại đều chỉ truyền thụ khẩu quyết cho đệ tử là trốn tiệt. Chu Linh Nhan theo đó đứng vào vai trò quản lý đám đồ đệ, dần dần công việc hóa thành sở thích. Mà trong đám đệ tử của Khí Đường đều ngầm đồng ý, nếu năm đó bọn hắn có thể trực tiếp bái sư nương thì tốt biết mấy.
/24
|