Giang Nam.
Pháo hoa bùng nổ ở Tây Hồ. Hôm nay là lễ Đông Chí. Mọi người vui mừng đón hội Trùng Dương.
Vào ngày Đông Chí, khoảng cách giữa mặt trời và vị trí của trái đất rất xa. Bởi vậy mà hằng năm, tết Đông Chí là ngày có nhiệt độ lạnh nhất. Đông Chí là một trong hai mươi bốn tiết khí nông lịch. Chữ đông có nghĩa là mùa đông tuyết phủ còn chữ chí dùng để ám chỉ cực điểm hoặc đỉnh điểm của địa cầu xoay quanh thái dương.
Mỗi lần đến tiết Đông Chí, những người dân cư trú tại phía Bắc của trục bán cầu chứng kiến thời gian ban ngày thu hẹp nhưng ban đêm thì trái lại, thời khắc dài lê thê. Chi tiết này được người đời gọi là “ban đêm vùng cực,” nghĩa là quãng thời gian mà ban đêm kéo dài trên hai mươi bốn giờ đồng hồ. Riêng những người sống ở vùng Nam bán cầu thì cảm nhận ban ngày thời gian dài hơn ban đêm.
Vào thời xa xưa, trên hai ngàn rưỡi năm về trước, nhân sinh đã dùng đồng hồ mặt trời để xác định thời điểm Đông Chí bằng cách quan sát sự chuyển động của thái dương. Thời điểm bắt đầu đó được ghi khắc vào ngày hai mươi mốt hoặc hai mươi hai tháng mười hai dương lịch.
Dân gian cho rằng Đông Chí là một trong hai mươi bốn tiết cực kỳ quan trọng bởi vì đó là thời điểm mà muôn loài cây cối đâm chồi nảy lộc đơm bông. Hình ảnh bông hoa xum xuê cành lá tượng trưng cho điềm lành và ám chỉ khái quát một gia đình ấm cúng. Dần dần về sau, tục lễ đón tiết Đông Chí trở thành truyền thống đoàn viên trong toàn đất nước.
Phong tục ăn mừng tết Đông Chí đã được thịnh hành từ lâu, vào trước đời nhà Hán. Nhưng mãi cho đến triều đại Tần và Tống thì phong trào chào đón tết Đông Chí mới được phát triển mạnh mẽ.
Theo tục lệ của ngày tết mùa đông thì các bậc thường dân phải ngưng làm việc và triều đình cũng ngừng hoạt động. Tất cả chú tâm vào việc tụ tập ở nhà để sum vầy với người thân. Họ quây quần bên bếp trấu, cùng nấu các món ăn đặc trưng cho ngày lễ này. Sau đó, họ bày biện bàn cỗ tế thánh thần, đốt nhan cúng tổ tiên, chắp tay tạ ơn phụ mẫu và khấn vái cho người đã khuất.
Thường thường, trên các bàn thờ tổ tông người ta hay cúng món chè trôi nước, vốn là loại bánh bột nếp nhỏ, tròn, có nhân đậu xanh. Xen kẽ những viên bánh có nhân đó là loại bánh không nhân màu đỏ gọi là “ỉ.” Tục cúng ỉ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, tức là muốn cho các thành viên trong một gia đình luôn được sống trong không khí hòa bình, ai nấy đều ăn nên làm ra, còn mọi công việc đồng áng thì trở thành suôn sẻ hài hòa.
Viên ỉ hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn. Chữ viên tức là tròn còn chữ mãn nghĩa là đầy đặn. Món ăn ngon ngọt này đã được lưu truyền trong chốn dân gian, cả ngàn năm qua vẫn không biến đổi. Cũng vì vậy mà mỗi lần chè trôi nước được nấu chín thì bọn trẻ nghêu ngao câu ca “chén chè nước đường nóng hổi vừa thổi vừa ăn, cộng thêm mùi hương ấm nồng the thé. Cắn vô một miếng hít hà luôn miệng, vị cay của riềng tuôn trào giọt lệ, xóa tan không gian lạnh lẽo khi khí đông về.”
Nói tới hoàng cung, sau bữa tiệc tùng Đông Chí thì đấng quân vương và các vị chư hầu văn võ sẽ cùng nhau thưởng thức âm nhạc, ngắm cảnh xem hoa rồi tặng quà cáp. Tập tục tặng quà vật cho nhau gọi là “bái đông.” Ngoài phong tục tặng quà thì người ta còn trao đổi lời chúc mừng sức khỏe, lời cầu mong cho gia tộc được hưởng phước, đời đời an khang thịnh vượng. Và đặc biệt là triều đình, lễ hội Đông Chí được diễn ra trong vòng năm ngày.
Trong những ngày này thì ngày nào cũng có đoàn ca vũ trình bày những điệu múa tôn thờ dân tộc lịch sử. Hơn nữa, có rất nhiều nghệ sĩ ca kịch trứ danh giang hồ được mời vào cung để ca hát và diễn tấu các loại nhạc cụ. Ngoài những tuồng hát hò đình đám là nhiều pha kể chuyện, chẳng hạn như chuyện cổ tích hay là chuyện tiếu lâm.
Tiện thể cũng xin nhắc đến nguồn gốc và tập tục ăn bánh trôi nước trong ngày Đông Chí.
Sự tích chè trôi nước được bắt đầu bằng một câu chuyện buồn thê lương. Dân gian tương truyền rằng hồi xưa, vào ngày hai mươi hai tháng mười hai dương lịch, vợ của một người ăn xin bị chết vì lạnh cóng. Tướng công của bà không có tiền chôn cất đành nén đau thương mà bán nàng con gái cho một gia đình phú hộ để đổi tiền mua nấm quan tài.
Trước lúc chia tay, người cha trao chén cám mới vừa được dân làng bố thí cho nàng con gái. Nàng vì không nỡ chia lìa phụ thân tuổi già sức yếu nên đã khóc. Nước mắt nàng thiếu nữ nhỏ xuống chén sành làm ướt cám và tạo nên thứ bột nhão. Người cha bèn vò bột trong lòng bàn tay thành một viên nhỏ, bảo nàng hãy ăn. Nàng khăng khăng lắc đầu từ chối, cố ý muốn nhường phần ăn cho cha mình.
Đến khi nhà bá hộ hối thúc, người cha liền ôm chầm lấy cô con gái. Ông vừa khóc vừa khuyên “hôm nay hai cha con chúng ta chia tay cũng giống như viên bột này bị chia làm đôi.” Ông liền bẻ viên bột làm hai và nói tiếp “chúng ta mỗi người ăn phân nửa, đợi mai này đoàn tụ sẽ cùng ăn trọn một viên.”
Sau hôm từ giã, người cha bỏ xứ đi tìm công việc hòng kiếm tiền chuộc thân cho con gái của mình.
Nhiều năm trôi qua. Hình bóng của người cha ngày nào giờ chỉ là dĩ vãng nhưng người con gái vẫn cứ âm thầm chờ đợi buổi sum vầy. Đến lúc nhà chủ hộ chuyển đi nơi khác thì nàng tuyệt vọng. Nàng biết rồi đây sẽ không còn cách nào tụ hội với phụ thân.
Ở phương trời mới lạ, nàng tìm ra một kế. Để người cha nhận diện được nàng, mỗi ngày, nàng đều vo một viên bột nếp đặt trên chiếc mâm ở đằng trước cánh cổng của nhà chủ hộ. Hễ có ai hỏi tới thì nàng bảo với họ rằng đó là tập tục cúng thần giữ cửa.
Vài năm nữa trôi đi, nàng thiếu nữ trở thành một thiếu phụ có tuổi nhưng luôn mong mỏi một ngày cha nàng nhìn thấy viên bột nếp. Trớ trêu thay trời phụ người lành, hình hài người cha không hề trở lại.
Tới cuối cuộc đời, trong giây phút hấp hối, nàng thú thật với nhà bá hộ. Họ vỡ lẽ tình ý ẩn đằng sau những viên bột nếp và đã cảm động vô cùng trước tấm lòng hiếu tử. Dần dần, câu chuyện về tình hiếu thảo được lan truyền khắp nơi. Và từ đó về sau, vào mỗi năm đúng ngày Đông Chí, nhân gian đều bắt chước nàng vo từng viên bột nếp tròn tròn mang ý nghĩa đoàn viên.
Hết phần giới thiệu về tết Đông Chí.
Giang Nam. Hắc Viện. Bình Minh.
Tờ mờ sáng. Khi mặt trời còn đang ẩn náu thì căn nhà bếp của Hắc Viện ồn ào, vang vọng nhiều tiếng xôn xao. Nào là giọng cười hi hí, hòa tiếng bộp bộp, rồi rắc rắc.
Cửu Dương lúc đó đang trên đường đi… vệ sinh. Trờ ngang qua nhà bếp, chàng nghe tiếng la ó và chuyện trò như chợ búa thì cảm giác ngồ ngộ bèn xăn tay áo bước vô. Té ra tứ đại giai nhân đang cùng nhau làm chè trôi nước.
Khung cảnh bếp núc tưng bừng náo nhiệt. Tiểu Tường cán từng cục bột thành nhiều miếng mỏng, dẻo dai, và to bằng cái mâm đựng trầu cau sính lễ.
Lâm Tố Đình đón nhận miếng bột mỏng từ tay Tiểu Tường, rồi dùng dao cắt thành nhiều hình tròn lớn cỡ chân đèn. Xong, nàng cầm đũa gắp nhân đặt vào chính giữa hình tròn và nhanh tay đưa qua cho Hắc Lộ Phi nương.
Cặp tỷ muội song sinh thoăn thoắt vo thành nhiều chiếc bánh tròn trịa. Xen kẽ hàng trăm chiếc bánh đậu xanh đó là nhiều cái bánh không nhân màu đỏ, nhỏ xíu, tựa những hòn bi be bé.
Nữ Thần Y cũng có mặt trong bếp nhưng không phụ làm chè. Nàng bận nắn bánh bao. Còn lão Tôn thì có nhiệm vụ trông chừng nồi nước đường đang sôi sùng sục trên lò trấu.
Riêng Hiểu Lạc ngồi bệt xuống sàn nhà chẻ củi, thấy sư tôn giá lâm liền nhe răng thỏ tươi cười. Nó mắc hì hì với Cửu Dương nên suýt tí nữa là chém trật một nhát dao, xém đứt lìa bàn tay trái. Cũng may lúc đó lão Tôn cung giò đá vô mông nó một cái đau điếng khiến nó giật nẩy người như pháo thăng thiên.
Từ trên không trung, Hiểu Lạc ngoác mồm cự:
- Sao ông giở Thoái Thích Công không đúng chỗ vậy?
Nó hỏi xong thì đáp xuống mặt đất, vòng tay ra phía sau xoa mông đít và tiếp tục trách:
- Mai này làm sao tôi… ị được đây?
- Ta mà không làm vậy thì ngươi đã mất bàn tay rồi – Lão Tôn quắc mắt trả lời.
Hiểu Lạc rêm cả nửa người, nhưng thâm tâm biết ông lão là ân nhân thành thử nó chỉ còn nước tự rủa bản thân. “Đúng là cái tính bộp chộp hại đời hại mình!” Hiểu Lạc gầm gừ trong cổ họng.
Đòn chân Thoái Thích Công còn có tên gọi khác là Cước Thích Công. Ngón đòn này là một trong những kỹ thuật sử dụng bàn chân tinh tế của cước pháp Túc Xạ Công. Lực công phá của kỹ xảo Thoái Thích Công vô cùng dữ dội. Đặc tính trên hết là khi xuất cước vào khoáng thạch nào, dù cứng rắn bao nhiêu, cũng khiến cho tảng đá đó nát thành nhiều viên vụn rồi tung lên không trung và bắn về phía địch thủ. Hệt như một tấm lưới bủa vây đối phương. Gây ra cảm giác loạn thị. Kẻ thù vì bị mờ mắt mà không thấy rõ hành tung của kẻ xuất cước nên không thể phòng bị được chiêu thức tấn công tiếp theo.
- Ông nói quá! – Sau khi bớt đau đít rồi, Hiểu Lạc trề môi châm chế – Tôi có Song Tỏa Công thì con dao bé tẹo này làm sao chặt đứt bàn tay thép được?
- Thế à! - Lão Tôn gật gù.
Tuy cái đầu đánh nhịp nhưng trong trí lão Tôn cứ nghĩ Hiểu Lạc khoe mẽ tài cán. Thành ra, ông hỏi thòng thêm câu:
- Ngươi tập luyện ra sao để ta coi thử nào?
- Đây nè – Hiểu Lạc chẳng chút ngại ngần liền giơ hai cánh tay ra.
Lão Tôn bỏ nồi nước đường đang réo ùn ùn, đi đến kéo tay áo của Hiểu Lạc lên xem xét.
- Tốt, tốt - Lão Tôn hít hà.
Quả thật, hai cánh tay của Hiểu Lạc nom không tệ lắm, da thịt chai cứng như sắt, chắc lúc ra đòn sẽ làm gãy xương đối phương.
Song Tỏa Công là chiêu thứ hai trong bảy mươi hai thế công phu siêu đẳng của chùa Thiếu Lâm. Môn sinh luyện thể loại võ công này bằng cách dùng hai kiều thủ đập vào nhau rồi chà sát. Phương pháp làm tổn thương da thịt khiến bắp tay nổi u và dồn cứng lên. Lâu ngày, cánh tay ương rắn, có trọng lực nên khi ra đòn sẽ làm địch thủ cảm giác như đang chiến đấu với thanh côn mặc dầu cao thủ Song Tỏa Công không dùng vũ khí.
- Đương nhiên là phải tốt rồi! – Hiểu Lạc đáp từ trước khi kéo tay áo xuống che.
Và nó vênh mặt lên trần nhà:
- Bởi sư phụ của tôi là cao thủ độc bá thiên hạ!
Hiểu Lạc vừa nói vừa liếc Cửu Dương, bắt gặp chàng nháy mắt. Chắc đấng tôn sư của nó khoái cái câu chích chòe nịnh nọt hoa què.
Phía đối diện, lão Tôn không hề hay biết Cửu Dương vừa mới nhận tân đồ đệ. Ông trố mắt:
- Sư phụ của ngươi? – Lão Tôn chưng hửng – Nữ Thần Y biết võ công hồi nào?
Nữ Thần Y đang chăm chú gói bánh bao. Nàng không nghe thấy.
- Đâu phải sư phụ đó - Hiểu Lạc đưa tay lên môi suỵt khẽ.
Có lẽ nó sợ Nữ Thần Y nghe được thì sẽ nghĩ nó phản bội nàng, tót đi tìm kẻ khác bái sư học đạo để rồi trở thành tặc tử bắt cá hai tay cùng lúc.
Lão Tôn thấy Hiểu Lạc co ro cú rú thì phát tánh tò mò:
- Vậy chẳng lẽ “thần quyền Nam hiệp” thu nhận ngươi? - Lão Tôn hạ giọng thì thầm vào tai Hiểu Lạc.
Ngoài chức vị nhị đương gia thì Tần Thiên Nhân còn là thiếu đà chủ của bang phái phản Thanh phục Minh, và cũng là sư huynh cùng chung huyết mạch với Cửu Dương. Cặp huynh đệ là cánh tay trái và cánh tay mặt của Sư Thái, người cầm đầu công cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm.
Tần Thiên Nhân đã và đang được võ lâm cung kính tôn thành “thần quyền Nam hiệp.” Chàng là cao thủ bậc nhất phương Nam, một chuyên gia sử dụng đòn tay. Trái ngược với sư đệ của chàng là Cửu Dương – Tần Thiên Văn, nhà võ thuật gia thông thạo ngón đòn cước pháp. Cả hai người họ xưng danh xưng bá ở Giang Nam, là đôi song hùng đại hiệp trấn thế giang hồ.
Nghe lão Tôn hỏi, Hiểu Lạc lắc đầu:
- Tôi đã không gặp thiếu đà chủ lâu lắm rồi.
- Vậy chờ khi thiếu đà chủ về đây thì ngươi thách đấu một phen – Lão Tôn gạ - Ngươi ra sức tấn công thiếu đà chủ trong lúc ngài bất ngờ nhất thử xem tay của ai cứng hơn.
Cửu Dương hùa theo ông ấy:
- Tí nữa thiếu đà chủ về, huynh sẽ dụ huynh ấy ra sau vườn gặp đệ.
Hiểu Lạc có vẻ bị họ thuyết phục. Nó định gật đầu.
- Hai người đừng có xúi dại Hiểu Lạc!
Nữ Thần Y thình lình lên tiếng khiến cả ba người, một già khằng, hai còn lâu mới sồn sồn, ba trẻ măng đọt chuối giật mình. Hóa ra nãy giờ nàng nghe hết trơn.
Nữ Thần Y liếc Cửu Dương:
- Huynh muốn Hiểu Lạc đi chầu Diêm Vương hay sao mà bảo nó so tài với Thiên Nhân?
- Giỡn cho vui vậy mà – Cửu Dương đáp lời, tay xoa đầu Hiểu Lạc.
Nữ Thần Y bỏ cái bánh bao đang nắn dang dở lên trên tấm thớt gỗ lim sần sùi, đi đến kéo tay Hiểu Lạc, lôi nó ra khỏi vòng dụ dỗ của Cửu Dương và lão Tôn. Nàng dắt nó lại tuốt đằng kia, xa tít tò, chỗ có cái lò hấp bánh và bảo nó canh lửa. Rồi nàng quay trở lại nơi Cửu Dương đang đứng, nghinh chàng một cái:
- Huynh muốn vui thì tự mình đi “tấn công bất ngờ” huynh ấy, đừng có ám hại đồ đệ của muội.
- Huynh so tài với huynh ấy hoài – Cửu Dương phất tay – Xưa như trái đất, không có dzui.
Lắng tai tới đây, Lộ Phi Nhi biết Lộ Phi Yến sắp hỏi câu gì nên lật đật giơ tay bụm miệng sư muội. Nhưng cô nàng ngốc tử nhanh nhảu đoảng:
- Gia Cát tái lai với thần quyền Nam hiệp đánh nhau hoài ư? Dzậy chứ người nào thắng?
Cửu Dương bị dội nguyên gáo nước lạnh. Chàng lóng ngóng, mặt ngớ ra, tưởng đâu cô nàng đang xỏ lá.
Mà phải công nhận Lộ Phi Yến khờ thiệt. Đương nhiên là thiếu đà chủ thắng rồi. Đã gọi là thần quyền Nam hiệp mà lị. Cô ngốc chắc chưa nghe qua câu “phương Nam có Tần Thiên Nhân, phía Bắc có Dương Tiêu Phong.” Lại nữa, ai đời đi vạch yếu điểm của người mình yêu? Không có lòng tin với chàng gì hết!!! Nhưng cũng có lẽ trong nhất thời Cửu Dương thua thiệt. Còn mai mốt ai sẽ hơn ai thì chưa biết một cách đích xác tận tường.
Cửu Dương mím môi mím lợi, tính giở trò dóc tổ thì Tiểu Tường cứu bồ:
- Quyền với cước khác nhau xa.
Lộ Phi Nhi cũng lật đật cốc đầu sư muội:
- Tiểu Tường nói đúng quá. Muội hỏi vậy chẳng khác nào hỏi trái cam với trái táo trái nào ngon hơn.
Tự dưng khi không Lộ Phi Nhi giở giọng văn chương chữ nghĩa, cong quẹo vòng vo, nói bóng nói gió. Đã Lộ Phi Yến khờ rồi thì rủa thẳng vô mặt còn không hiểu, ở đó mà xỏ với xiêng.
- Dĩ nhiên là trái táo ngon hơn - Lộ Phi Yến lẩm cẩm đáp làm nhiều người nôn ruột. Ngay cả Cửu Dương đang quê xệ cũng phì cười.
Chỉ riêng Lộ Phi Nhi nén cơn hí hí, nàng thở dài:
- Tỷ nói vậy là nói so sánh thí dụ thôi chứ có ai kêu muội chọn đâu mà muội bảo là trái táo.
- Nói so sánh thí dụ tức là sao? – Lộ Phi Yến cau mày.
Lộ Phi Nhi hắng giọng:
- Tức là khi mình đương đầu với hai việc hoàn toàn không ăn khớp với nhau thì không thể so sánh được, cũng như là mình không thể đem nam với nữ ra thi xem ai…ngon hơn vậy đó…
Lộ Phi Nhi giải thích dông dài đến cả con lừa cũng phải tỏ tường mọi việc. Vậy mà khi nghe sư tỷ hỏi:
- Đã hiểu chưa?
Lộ Phi Yến lắc đầu:
- Chưa.
- Trời ơi trời! - Lộ Phi Nhi tung hai tay lên cao – Tỷ phân tích rõ ràng như vậy mà muội còn chưa hiểu. Vậy chứ nãy giờ cái gì đang nằm ở trên cổ của muội?
Câu cuối cùng, Lộ Phi Nhi nói móc, cố tình cạnh khóe nhưng Lộ Phi Yến chậm tiêu. Cô khờ giơ tay rờ rẫm cổ, thành thật trả lời:
- Cọng dây chuyền này muội mới vừa đi thỉnh ở chùa hôm qua, dùng để khử tà.
- Tỷ đâu có nói cái đó – Lộ Phi Nhi xỉ trán em gái, hừ giọng – Tỷ hỏi là hỏi cái đầu của muội kia kìa, nó đi đâu mất rồi? Sao nãy giờ tỷ giải thích bã hơi tai mà nó không chịu hiểu?!
Tới nước này, Lộ Phi Yến mới phát hiện nàng bị sư tỷ kính yêu trộ, liền trừng mắt:
- Thì nãy giờ vẫn để trên cổ chứ đâu?
- Trên cổ cái móc xì, để dưới mông thì có.
- Ê, ê, sao tỷ chê muội?
- Ai biểu muội ngờ u…
- Thôi! Thôi! Các người đừng có tán tào lao nữa. Nước đường sôi cạn rồi, còn không mau cho bánh vô nồi?
Lão Tôn sợ có ẩu đả nên lên tiếng can. Quá trễ tràng, hai tỷ muội nhà họ Lộ đã xoạc chân xuống tấn. Hiểu Lạc cũng thấy không ổn. Nó tức tốc ra tay ngăn chặn nhưng kiểu ngăn chặn của nó không giống ai. Nó hét tướng:
- Ý ủa! Hai cô coi kìa, ai như là… Thiếu đà chủ đến!!!
Thần hồn nát thần tính. Thiếu đà chủ đã đến thật sao? Ngỡ thần quyền Nam hiệp giá đáo, mọi người nín thở nhìn theo tay chỉ của Hiểu Lạc. Lộ Phi Yến và Lộ Phi Nhi hối hả vuốt y phục tóc tai lại cho tươm tất. Song Lộ Phi nương muốn được nổi bật… gọng trong buổi đầu tiên trình diện Tần Thiên Nhân.
Không có ai ngoài sân.
Biết vừa bị lỡm, họ quơ đồ chọi nó. Nữ Thần Y tố đồ đệ của nàng bằng bánh bao mới vừa gói. Lão Tôn và Cửu Dương huơ tay nắm mấy thanh củi. Còn Tiểu Tường, Lộ Phi Yến và Lộ Phi Nhi thì bưng nguyên thau bột rắc tùm lum.
Chỉ cá nhân Lâm Tố Đình đứng im ru. Nàng nghe loáng thoáng tên của vị hôn phu, đôi tay run run làm đôi đũa rẩy rẩy chọt rách miếng bột nếp. Tiểu Tường thấy vậy liền bô bô:
- Tình là tình nhiều khi không mà có. Tình là tình nhiều lúc có như không…
Tuy đôi tai của Lâm Tố Đình thưởng thức bài ca mà mặt mày một mực giả điếc, đôi mắt nhìn chăm chăm chén nhân đậu xanh. Lộ Phi Nhi biết tỏng Giang Nam nhất đại mỹ nhân giận Hiểu Lạc lắm mà không dám nói bèn khều Lộ Phi Yến. Hai nương hắng giọng đọc thơ:
- Thò tay mà ngắt cọng ngò
- Thương anh muốn chết giả đò làm lơ!
Đúng lúc đó, Trương Quốc Khải thò đầu vào nhà bếp:
- Thiếu đà chủ đang có mặt ở tông đường.
Lộ Phi Nhi càng vịn cớ này trêu ngươi Lâm Tố Đình. Hắc y nữ tặc phát lên vai Giang Nam nữ hiệp:
- Phải công nhận cái miệng ăn mắm ăn muối của Tiểu Tường thiên thiệt, tình khi không mà có rồi kìa!
Câu dí dỏm làm mọi người cười ầm. Lâm Tố Đình cũng hé môi, mắt sáng ngời hạnh phúc. Cười xong, Trương Quốc Khải biến mất. Đám người đang nấu chè gói bánh lật đật ngưng tay để chạy đến tông đường của địa đạo Tây Hồ tham kiến thiếu đà chủ.
Cửu Dương vọt ra cửa trước tiên, quên cả việc tiểu tiện. Bây giờ trong đầu chàng chỉ có mỗi một chuyện hội ngộ sư huynh. Cửu Dương phi thân rồi thì tới phiên Hiểu Lạc và lão Tôn. Sau cùng là các vị võ lâm giai nhân. Họ lục tục đi theo, rồng rắn xuôi chiều.
Nối đuôi ra đến ngạch cửa, họ chợt nhớ đống chè trôi nước đang lùng bùng sủi bọt. Đám ngũ quái cô nương ngó nhau.
- Ai nên ở lại đây? – Lâm Tố Đình hỏi.
- Đừng có nhìn tôi - Tiểu Tường xua tay – Tôi không biết nấu nướng, chỉ biết cán bột thôi hà.
- Còn tôi chưa gặp thiếu đà chủ lần nào nên muốn đi coi thử - Lộ Phi Nhi đặt tay lên ngực, hồi hộp nói. Đã từ lâu, nàng không bỏ được chứng mê trai của mình.
- Muội cũng vậy! – Lộ Phi Yến giơ tay lên cao như đang phát biểu bài học.
Nghe cặp tỷ muội song sinh đồng lòng, Tiểu Tường trợn mắt liếc Lâm Tố Đình:
- Họ làm như thiếu đà chủ là khỉ trong sở thú không bằng, một hai đòi đi “coi.”
Mới dứt lời, Tiểu Tường đã la oai oái. Lâm Tố Đình nhéo vô be sườn một cái quá mạng.
- Các cô cứ đi đi, tôi ở lại đây – Có giọng nhỏ nhẹ khuyên.
Mọi người quay đầu, phát hiện chủ nhân của tiếng hót vàng anh đó là Nữ Thần Y.
- Cái này là do cô tự nguyện đó nha – Cả bốn nàng mừng rỡ - Chúng tôi không có ép à!
- Các cô cứ yên tâm! - Nữ Thần Y gật đầu xác nhận - Là do bản thân tôi tự nguyện ở lại đây trông nom bếp núc.
Trong lúc cái đầu của nàng cúi xuống, đám người kia đã khua chân chạy đi, đến khi cái đầu của nàng ngẩn lên thì bọn họ đã không còn ở đó.
(Còn tiếp)
Giang Nam. Địa đạo Tây Hồ. Tông đường.
Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân. Cuối cùng, thiếu đà chủ cũng bình an trở về.
Song Lộ Phi nương thi nhau chạy đến tông đường của địa đạo bí mật nằm cạnh Tây Hồ để coi tướng mạo nhân vật mà võ lâm gọi là thần quyền Nam hiệp. Họ không nói quá, chàng oai bá cháy!
Thiếu đà chủ Tần Thiên Nhân đang bái lạy trước linh đường. Chung quanh là cả trăm hảo huynh đệ đại diện của bang phái. Còn hàng vạn người nữa đang trú ngụ ở nơi tứ hải bát phương. Trong những vị thủ lĩnh đầu não đó có kẻ đứng nghiêm trang, có người ngồi an tọa. Đại đương gia hòa thượng Khẩu Tâm cũng âm thầm khấn niệm, xâu chuỗi tràng hạt nắm trong tay.
Giang Nam bát hiệp giờ đã không còn. Tứ đương gia, ngũ đương gia, và lục đương gia hy sinh tánh mạng vì đại cuộc. Các thành viên bang hội có đau buồn cách mấy cũng vậy thôi. Thế nên, họ đồng lòng biến đau thương thành hành động, quyết dồn tâm tư vào việc lý tưởng quốc gia. Tập trung khởi nghĩa, đánh đuổi binh mã Mãn Châu ra khỏi vùng đất đai trung thổ.
Đứng trước tông đường của địa đạo Tây Hồ, thiếu đà chủ hồi tưởng ngày định mệnh. Vào hôm Sư Thái an bài ám toán Khang Hi ở núi Tây Sơn, bảy sư huynh đệ thề sinh tử. Dẫu biết mai này âm dương cách biệt, kẻ còn lại sẽ tiếp tục hành trình con đường phản Thanh phục Minh. Điều hối tiếc nhất là cho đến tận bây giờ, thi thể của ba sư đệ tìm mãi chưa thấy. Có lẽ đã bị quân Thanh thủ tiêu. Người chết rồi mà xác cũng không một ngày yên nghỉ.
Lộ Phi Yến và Lộ Phi Nhi lặng lẽ quan sát Tần Thiên Nhân từ đầu đến chân. Họ khoái chí thầm thì so sánh với Tần Thiên Văn, anh chàng hoàng tử của lòng mình.
- Thiên Văn quá bảnh – Lộ Phi Yến xù xì.
- Thiên Nhân cũng bao luôn – Lộ Phi Nhi xục xịch.
- Còn tôi thì sao? – Có tiếng khe khẽ hỏi.
Hai nàng quay lại, thấy Hiểu Lạc. Lộ Phi Nhi bĩu môi:
- Ngươi có mà đi theo xách dép cho hai huynh đệ họ!
- Xách giày chứ? – Lộ Phi Yến chỉnh – Nam nhi ai lại đeo dép?
Lộ Phi Nhi thấy sư muội của mình chứng nào tật nấy, ngốc hết thuốc chữa đành tặc lưỡi nín thinh. Chắc uống thuốc tiên mới họa may cứu được.
Câu so sánh khinh khi của Lộ Phi Nhi không làm Hiểu Lạc tức tối. Tri bỉ tri kỉ. Nó biết mình biết ta. Giận mà chi cho đem lửa vô lòng? Trèo cao mần gì để té đau mông đít? Vả lại, nó như vầy thì làm sao sánh cho lại song hùng đại thủ? Có chín cái mạng cũng chẳng dám bì với võ lâm chí tôn. Mà thiệt tình thì ngay cả chính bản thân nó cũng khoái “sư bá” vô cùng. Muôn bề trọng nể.
Thiếu đà chủ Tần Thiên Nhân nổi tiếng là người tráng kiện, dáng dấp oai phong, anh hùng chính nghĩa. Chàng có đôi mắt thanh liêm sáng ngời như sao. Chân mày ngài, ngực rộng, cơ bắp cuồn cuộn, thân cao tám trượng. Chàng còn sở hữu giọng nói trầm ngâm của vị thống soái chỉ đạo Quan Công. Còn diện mạo thì đương nhiên nhỉnh hơn Võ Tòng mười bậc.
Tần Thiên Nhân chưa một lần tự xưng là thần quyền Nam hiệp mặc dầu chàng có võ nghệ cao cường. Chàng rất khiêm nhường, biết người biết ta. Điểm này khác xa sư đệ ba hoa của chàng là Cửu Dương. Còn ai trồng khoai đất này?
Trong lúc giao tranh với địch, Tần Thiên Nhân hóa thân thành vị thống lĩnh xử trí chiến thuật tài tình. Khi đối đầu quan Thanh vô lại, chàng ứng xử tình thế chu tường anh minh. Có dũng, có mưu. Biết nắm bắt cơ hội thiên thời địa lợi nhân hòa. Chàng giấu cái khôn của mình và kết hợp tầm nhìn xa trông rộng với cách phân biệt phải trái đúng sai. Chàng biết nhận diện xu thế phát triển chính trị và dựa theo đó để hiện thực hoá kế hoạch phản Thanh phục Minh.
Bên cạnh đó, Tần Thiên Nhân còn là biểu tượng của sự công lý, một chuyên gia hành hiệp trượng nghĩa, thích xen vào chuyện thiên hạ và hay ra tay can thiệp vào việc bất bình nên lúc nào cũng được bạn bè cùng nữ nhi kính nể. Bởi thế mà Tần Thiên Nhân có rất nhiều bằng hữu. Họ tự nguyện xả tánh mạng vì cảm phục con người chàng. Họ coi chàng là một chủ soái tài ba nhất, một nhân vật võ lâm tuyệt vời nhất, và là người có nhân cách cao cả nhất.
Sau khi tham kiến thiếu đà chủ, các thành viên bang hội tay bắt mặt mừng, huyên thuyên đủ chuyện. Nhứt là Cửu Dương. Chàng bị bao vây. Đám huynh đệ tò tò đi theo đòi coi ảo thuật. Khẩu Tâm bận giảng giải đạo phật triết lý cao xa cho lão Tôn và Trương Quốc Khải. Còn Hiểu Lạc thì đi kiếm người này người kia so tài. Chỉ có đám quới nhân cô nương là quây quần bên cạnh thiếu đà chủ cốt để “nghía hàng.” Tần Thiên Nhân còn đang trang nghiêm mặc niệm những người đã khuất.
Lâm Tố Đình ỏn ẻn như cô đồng, tiến đến sau lưng vị hôn phu nhưng e lệ thẹn thùng không dám gọi. Lộ Phi Nhi tới giờ xí xọn, nàng lén lút nháy mắt với Tiểu Tường. Bắt được ám hiệu, Tiểu Tường hí hửng thò chân ngáng cẳng bằng cách giở chiêu Trực Tiêu Cước.
Đó là một trong tám thế của bộ Tiền Cước Pháp mà Cửu Dương đã dạy cho nàng. Tám thế Tiền Cước Pháp chủ yếu là sử dụng đòn chân đá về phía trước, vô cùng hữu hiệu khi bị địch thủ tấn công từ hướng đối diện.
Ngón đòn Trực Tiêu Cước được Tiểu Tường thực hiện hoàn mỹ. Nàng xoạc chân đứng thế trung bình tấn, thân thế giữ vững nguyên tắc “túc bất ly địa,” nghĩa là chân không rời khỏi mặt đất rồi dùng kỹ thuật đá tống ra trước bằng ức bàn chân. Động thủ xong, Tiểu Tường lập tức thối lùi và giương mắt ngó trần nhà, tỏ vẻ ta đây ngây thơ vô số tội.
Thình lình bị hung thủ bí mật chơi ác, Lâm Tố Đình té nhào về phía trước. Không có ai đứng gần đó can thiệp.
Đến phút thập tử nhất sinh, ngàn cân treo sợi tóc thì cứu nhân lộ diện. Thiếu đà chủ danh bất hư truyền, phản xạ nhanh nhẹn còn hơn cả vận tốc ánh sáng.
Trong lúc khắc nghiệt, tức là khi vị hôn thê của mình sắp trầy vi tróc vảy thì Tần Thiên Nhân quay người lại và dang một tay ra đỡ. Nàng ngã trọn vào lòng chàng. Khung cảnh hữu tình. Mười phần có đến chín phần lãng mạn.
Do Lâm Tố Đình té chúi mũi về phía trước thành ra cái đầu nàng hơi cúi xuống, chỉ còn thấy vầng trán. Bởi thế mà Tần Thiên Nhân không rõ nữ nhi chàng đang ôm đó là ai. Cũng có lẽ vì chàng ngày nhớ đêm mong, tương tư hình bóng nên khi thấy Lâm Tố Đình, chàng tưởng người hằng trông đợi. Tần Thiên Nhân hoảng hốt gọi:
- Tây Hồ, muội không sao chứ?
Giọng nói của thiếu đà chủ trầm ấm vang lên, đầy rẫy lo lắng nhưng cũng chất chứa sự hoan hỉ một cách thầm kín. Và gương mặt của Tần Thiên Nhân cũng vậy, đượm nét vui mừng. Mặc nhiên không lộ liễu. Phải nhìn kỹ mới thấy. Ngặt nỗi trong lúc này, huynh đệ bang hội tíu tít trò chuyện cơ hồ ít ai để ý dù là trời sắp sập tới nơi. Còn Lâm Tố Đình thì mất hồn mất vía. Thành thử, nàng đương nhiên không biết, thậm chí cũng chẳng nghe chàng kêu lộn tên.
Lâm Tố Đình ngẩn đầu lên. Không phải Tây Hồ. Nụ cười của Tần Thiên Nhân vừa mới nhú nhen một phần tám nay tức khắc đóng băng, lạnh ngắt như Thiên Sơn núi tuyết. Chàng thu môi lại, hỏi:
- Tố Đình, muội không sao chứ?
- Muội không sao - Lâm Tố Đình ửng hồng đôi má – Đa tạ huynh.
Tần Thiên Nhân lập tức buông Lâm Tố Đình ra. Sau khi thốt câu khách sáo, Lâm Tố Đình chẳng biết phải “tám” cái gì với chàng. Tần Thiên Nhân cũng hết lời đàm phán. Cặp phu thê tương lai đứng chôn chân ngó mặt đất, cố công tìm... bạc cắc. Được một lát, Tần Thiên Nhân ngoảnh đầu tứ phía tìm người chàng muốn gặp. Chợt, ánh mắt chàng dừng lại chỗ song Lộ Phi nương. Thấy hai khuôn mặt lạ hoắc, chàng chưa kịp hỏi thì hai nường chạy lại rờ rẫm tùm lum.
Nhưng thiếu đà chủ khác Cửu Dương, không có máu dzê xồm. Bị sờ mó, thần quyền Nam hiệp quay mình tránh né.
Nếu bọn họ không phải là nhi nữ thì chắc chàng đã tung bộ pháp Thiên Thủ Thiên Nhãn Quyền, dùng tuyệt kỹ Chuẩn Đề Quyền để thoi hai cái bản mặt dễ thương rồi.
May hồn lúc đó Tiểu Tường và Cửu Dương thấy chuyện bất bình ra tay tương trợ.
- E…hèm! - Cửu Dương tằng hắng một cái, Lộ Phi Yến rụt tay lại ngay.
Riêng con đỉa thứ hai, tức là Lộ Phi Nhi thì đang mê trai. Nàng không nghe thấy.
- Đủ rồi! – Tiểu Tường nắm cổ tay của Lộ Phi Nhi, vừa ra sức kéo vừa nói – Người ta là bông đã có chủ!
Được phóng thích khỏi cảnh gươm lạc giữa rừng dzê, Tần Thiên Nhân thở phào. Lộ Phi Nhi còn chưa cam tâm, nàng dẩu môi cãi chày cãi cối:
- Bộ cô chưa nghe câu “bông đang nở thì phải hái, chớ để bông tàn rồi bẻ cành?”
- Hái cái này này! – Tiểu Tường chìa nắm đấm – Muốn hái thì ít nhất phải xin phép chủ nhân.
Lời lẽ chí lý thức tỉnh Lộ Phi Nhi. Nàng khẽ liếc Lâm Tố Đình, thấy sát khí rần rần, mây vần phong vũ.
- Giỡn tí cho vui mà - Lộ Phi Nhi cười cười phân bua, và nàng gối đầu lên vai Cửu Dương.
Tần Thiên Nhân thấy sư đệ của mình, lòng mừng như bắt được vàng. Chàng định mở miệng hỏi thăm tung tích thì Hiểu Lạc xông lại làm kỳ đà cản mũi:
- Tiệc đã chuẩn bị xong. Các huynh đệ đang chờ thiếu đà chủ.
Giang Nam. Địa đạo Tây Hồ.
Buổi tiệc tùng Đông Chí vui đáo để mà Nữ Thần Y vắng mặt. Chẳng ai biết nàng đi đâu. Chắc trốn trong xó nào đó xơi bánh bao một mình, sợ người khác ăn hết.
Tên đồ đệ cưng của nàng thì ngược lại, nó không tham bánh bao. Hiểu Lạc bắt chước Cửu Dương chén thù chén tạt. Trong lúc nam vô tửu, nó dùng cùi chỏ húc vô bụng Gia Cát tái lai:
- Tối nay đệ sẽ cùng huynh cụng ly tới sáng.
- Huynh không có rảnh – Cửu Dương xua tay – Tối nay huynh bận.
Hiểu Lạc trố mắt:
- Thì có lúc nào mà huynh không “bận” đâu? Không bận quần ai dám ra đường?
Nghe hai sư đồ đối đáp, nhiều người ngả ngớn vào nhau cười ầm. Thật ra thì Hiểu Lạc chỉ giỡn chơi thôi. Mọi bữa nó rất chậm tiêu, thường phải nhờ Nữ Thần Y hốt thang thuốc xổ. Nhưng giây phút này thì không. Nó hiểu. Tối nay, Cửu Dương quy an bởi vì chàng mắc bận quần đi ngắm thí sinh hoa… hôi.
Chả là trong đêm tết Đông Chí này, Giang Nam thị trấn mở hội giai nhân. Mỹ nhân khuê tú ghi danh dự thi. Giai lệ võ lâm đề tên ứng cử. Các nàng thiếu nữ đồng loạt xinh tươi, diện mạo tài tình, thân hình kiều diễm. Vị thiên hương quốc sắc nào may mắn trúng tuyển sẽ nhận ba nén vàng rồng, một chuỗi trân châu hạt, và niềm vinh hạnh khi được công nhận là mỹ nữ xinh đẹp nhất trong năm.
---oo0oo---
Còn nửa thì thời là tới cuộc thi sắc tài hấp dẫn. Song Lộ Phi nương và Tiểu Tường sợ người ta giành hết ghế ngồi nên hối Cửu Dương dẫn đi xem. Chàng đương nhiên tán thành hai tay hai chân. Họ quay sang Lâm Tố Đình. Bản mặt nàng chù ụ.
- Tới đó chỉ thấy đám khỉ làm trò, có gì hay ho? – Lâm Tố Đình cự nự.
Lộ Phi Yến thòi lòi đôi mắt:
- Rõ ràng hồi tối hôm qua cô nôn nóng đến ngủ không được, nằn nì đòi đi xem hoa …hôi, giờ trở chứng?
Đúng vậy! Lâm Tố Đình là chúa ham vui, cô nàng tổ sư dạ hội, khoái coi náo nhiệt còn hơn kiếm tiền. Nhưng bây giờ con người ưa thích chơi bời đó lại phân vân không muốn đi một mình. Đi hai mình mới dzui. Tới đó có một mình thôi buồn chết được!
Trong giây phút này, Lâm Tố Đình rất muốn ở bên cạnh vị hôn phu mà nàng vừa mới tương phùng sau nhiều ngày xa xứ. Nàng muốn chàng tình tứ đón đưa. Cả hai dắt tay, dung dăng dung dẻ.
Kẹt cái là thiếu đà chủ không hiểu tâm tình nhi nữ. Tần Thiên Nhân đặt tay lên vai vị hôn thê, ôn tồn bảo:
- Lễ hội hoa khôi mỗi năm chỉ có một lần, muội nên đi xem cho vui.
- Thế còn huynh? – Lâm Tố Đình chu mỏ - Không thích tới đó ngắm người đẹp hay sao?
Lâm Tố Đình nói thế là nói lẩy, chỉ xuất chiêu đoán mò thôi. Dè đâu phóng trúng mục tiêu ngay chóc. Thiếu đà chủ sắc bất thị không. Dòng máu mê gái trong lòng chàng rất hiếm. Nếu có mê đi chăng nữa thì đã lỡ dành cho người kia hết rồi. Trầm ngâm một hồi, Tần Thiên Nhân đáp:
- Hôm nay là tiết Đông Chí, huynh muốn đến đình Mẫu Tử thắp nhang tạ ơn thân mẫu.
Tần Thiên Nhân trả lời câu hỏi của Lâm Tố Đình mà ánh mắt ngó sư đệ. Chạm phải tia nhìn của sư huynh, Cửu Dương thở dài. Tuy rằng phụ thân và phụ mẫu của họ nhẫn tâm, từ nhỏ tới lớn đối xử với hai huynh đệ quá ư phũ phàng. Nhưng nói cho cùng thì dẫu sao, công ơn sinh thành cao như núi.
- Để muội đi với huynh? – Lâm Tố Đình rụt rè xin phép đấng ông chồng tương lai.
Thấy Lâm Tố Đình một hai nằng nặc đòi theo tình về dinh, Tiểu Tường xù xì với Lộ Phi Nhi:
- Chưa chi đã muốn ra mắt thân mẫu của người ta, hình như hơi sớm đó nha.
- Ừ! – Lộ Phi Nhi gật đầu – Có chút không hợp quy chế.
Bị trêu là cô gái thèm chồng, đôi gò má của Lâm Tố Đình ửng đỏ. Biết sư muội ngại ngùng, Cửu Dương cảm giác tội nghiệp đành trỗi tánh anh hùng. Chàng vừa vung tay vừa tung ý kiến:
- Thôi thì như vầy, đệ có cách này vẹn toàn đôi sự.
Rồi chẳng cho ai cơ hội chặn hầu chặn họng, Cửu Dương chỉ mặt cặp phu thê, nói luôn:
- Huynh đi thắp nhang, còn muội tới coi hoa khôi. Đến khi mãn tuồng rồi thì tụ lại trước cổng ngôi đình, hun hun hít hít.
Cửu Dương nói khúc trước nghe rất được, đến khúc sau thì chứng nào tật nấy, tầm bậy tầm bạ. Lời lẽ nhảm nhí khiến Lâm Tố Đình cắn chặt môi, thốt không nên lời. Còn thiếu đà chủ thì ngó lơ chỗ khác. Chỉ có ba người kia ra mặt ủng hộ. Lộ Phi Nhi và Tiểu Tường vỗ tay:
- Ý kiến hay tuyệt!
Lộ Phi Yến làm con chó hùa:
- Điện nước đầy đủ!
Cửu Dương cười. Chàng phát một cái lên vai sư huynh và đá lông nheo với Lâm Tố Đình. Thật tình mà nói, nãy giờ đứng chờ họ quyết định tơ tình khiến chàng chán nản lắm rồi, chỉ mong hai người mau mau giải quyết cho xong thôi. Ai kẻ nào thì đi đường kẻ nấy. Để chàng còn chạy đến khán đài xem gái nữa.
Bởi vậy mà khi không nghe câu phản hồi bác bỏ, Cửu Dương ba giò bốn cẳng tót đi. À quên! Trước khi biến thân, tiếng nói vẫn còn dai dẳng:
- Cứ tính vậy đi nha? Đệ cáo biệt à. Không cần tiễn!
(còn tiếp)
Giang Nam.
Vào đêm trình diễn hoa khôi, dáng nguyệt to tròn ngự đỉnh cây. Vũ hội tưng bừng. Hàng vạn hoa đăng thắp sáng hòa tiếng ca hát dìu dặt. Quan khách đến dự, ngỡ rằng đang lạc chốn tiên cung.
Giai nhân khuê nữ lần lượt xuất hiện cùng tiếng vỗ tay reo hò. Nhưng khi nàng hoa khôi của năm rồi hiện diện thì không khí tưng bừng hóa trang nghiêm. Nam nhân tưởng chừng vừa uống vào chung rượu ấm, thấy say lòng dạ lẫn tâm can. Rồi nàng tân khoa hoa khôi lại nhận được hàng vạn đóa hồng trong tiếng vui mừng cổ vũ.
Tiểu Tường, Lộ Phi Yến, Lộ Phi Nhi cùng Lâm Tố Đình đứng chầu rìa ngoài vòng khán giả, chống mắt coi nhóm khỉ làm trò. Giang Nam đệ nhất mỹ nhân Lâm Tố Đình đang đứng đó mà đám thí sinh hoa khôi dám múa rìu qua mắt thợ.
Tiểu Tường bất phục đành khiếu nại với Lộ Phi Nhi:
- Hai đứa tụi mình đẹp hơn nhiều!
- Dư thừa! - Lộ Phi Nhi gật đầu – Cái đó đương nhiên.
Tiểu Tường lại tặc lưỡi:
- Ngay cả sư muội của cô còn đẹp hơn mấy cổ!
Ngay tức thì, Lộ Phi Yến quắc mắt:
- Nói vậy là ý gì? – Huyết y nữ hiệp bị Tiểu Tường phê phán đến chạm tự ái.
- Ủa! – Tiểu Tường nghệch mặt ngạc nhiên ngó Lộ Phi Nhi – Cô ấy hiểu câu nói bóng gió của tôi. Sao đêm nay thông minh đột xuất thế?
Chậc! Tiểu Tường khen vậy chẳng khác nào bảo mọi bữa Lộ Phi Yến này ngốc như heo. Lộ Phi Yến nhận ra lời xuyên tạc, nàng thu nắm đấm:
- Cô còn nói xiên nói xỏ nữa à?
- Đâu có! – Tiểu Tường xua tay. Rồi nàng danh kỹ của Thái Hồng Lâu thụp đầu núp phía sau lưng Lâm Tố Đình.
Tới khi biết chắc an toàn tuyệt đối, có Giang Nam đệ nhất mỹ nữ làm bia đỡ đạn, Tiểu Tường cả gan dẩu mỏ:
- Câu đó là tôi nói thẳng, hổng phải xiên!
- Cô im cái miệng! - Lộ Phi Yến nhe nanh hùm ra.
Tiểu Tường thất kinh hoảng hồn dzông chạy. Lộ Phi Yến rượt theo, mồm tru tréo:
- Nhà ngươi ráng mà chạy cho nhanh và trốn cho khéo, kẻo cô nãi nãi bắt được là nhà ngươi chết không kịp ngáp nghe chưa?
Kẻ đằng trước người đằng sau. Trong chớp mắt, hai nàng con gái hóa thành hai chấm nhỏ ở cuối đường.
---oo0oo---
Khi bức màn sân khấu đóng lại, Lâm Tố Đình chia tay Lộ Phi Nhi để dời gót đến trước cánh cổng nguy nga của ngôi đình Mẫu Tử. Giai nhân dõi mắt ngóng hôn phu nhưng chàng đâu không thấy? Nàng cảm giác một làn gió lạnh thổi qua hồn. Lâm Tố Đình thất vọng ra mặt. Nàng ngồi bệt xuống bậc tam cấp, bó gối trông sao. Bắc đẩu ơi ngươi ở phương nào? Sao không soi bóng đường đi cho chàng?
Vừa mới khấn xong, chàng ló dạng. Chàng xuất hiện trong bộ y phục láng cóng màu trắng, tay trái cầm cái quạt, vừa đi vừa hút sáo miệng. Còn cặp mắt thì láo liên dòm “sắc” qua đường.
Cửu Dương nãy giờ bị cả toán hồng nhan đeo theo. Mệt ứ hơi. Thở không nổi. Chàng vừa mới thoát khỏi vòng vây thì phát hiện tướng người quen quen. Bộ mặt người đó ủ rũ. Chàng thấy tội tội nên đến bên cạnh an ủi.
- Đêm nay muội đẹp bá phát! – Cửu Dương khen. Chàng dùng bàn tay phải xoa đầu sư muội.
Lâm Tố Đình cảnh giác:
- Đẹp “bá phát” nghĩa là sao?
Cửu Dương phe phẩy cây nam châm quạt:
- Đẹp “bá phát” mà cũng không biết hở?
Lâm Tố Đình lắc đầu, gương mặt thấp thỏm, đôi mắt mở to chờ đợi viện trưởng của học đường ưu tú nhất Giang Nam giải nghĩa cụm từ “bá phát.”
- Đẹp “bá phát” tức là… – Viện trưởng gãi cằm, suy nghĩ.
Và chàng sửa cổ áo, đứng thẳng người lên một cách long trọng rồi hắng giọng hai ba cái trước khi cất tiếng êm ái:
- Hai từ đẹp “bá phát” là dùng để chỉ một người con gái có nhan sắc mà lúc nhìn xa xa trông giống Hằng Nga. Nhìn nghiêng nghiêng nom giống Phan Kim Liên. Nhìn ngang ngang thấy giống Di Quang. Còn đến khi nhìn kỹ kỹ thì lại giống… con khỉ.
Nói đến câu cuối cùng, Cửu Dương há miệng cười toe toét. Vẻ trịnh trọng trang nghiêm mất tích. Chàng còn tinh ranh bước thối lùi. Chắc trong lòng đã có dự phòng sẵn. Thế nên, cho dù Lâm Tố Đình có rướn tay cách mấy cũng không tóm được. Lâm Tố Đình chơi thua. Nàng đổ quạu:
- Muội là khỉ còn đỡ hơn huynh xấu!
Khỉ với xấu cũng ngang hàng nhau, không con nào đỡ hơn cái nào cả. Nhưng trong lúc tức tối, Lâm Tố Đình đã không nhận ra. Vả lại, vì muốn điểm tử huyệt đạo nên Lâm Tố Đình mới cố tình bảo Cửu Dương “xí.” Bởi vì bị chê bai nhan sắc là yếu điểm thứ nhì của Gia Cát tái lai. Yếu điểm thứ nhất là Nữ Thần Y. Ai mà dám làm tổn hại tình yêu dấu của chàng là ngủm ngay. Bứt mây động rừng liền!
Nhưng tối đêm nay, Cửu Dương biết Lâm Tố Đình cố tình chọc giận. Chàng phủi ngoài tai lời gây hấn. Quyết không mắc kế, chàng độp lại:
- Nói chơi! – Cửu Dương vỗ ngực – Gia đình huynh đẹp ba đời.
Lâm Tố Đình sửng cồ. Nàng hứ liền tù tì vài tiếng:
- Ai mắt lé mới thấy huynh đẹp!
Nghe giọng nói quạu đeo, Cửu Dương hiểu Giang Nam đệ nhất mỹ nhân quyết ăn thua đủ. Nàng sẽ há mồm rộng hết cỡ, cãi lộn đến sùi bọt mép, cho tới khi hít hơi gió đầy bụng luôn.
Cửu Dương chợt buồn cười. Bên ngoài ai cũng cho rằng chàng khôi ngô tuấn tú, nữ nhân đua nhau hâm mộ. Vậy mà Lâm Tố Đình cứ khư khư bảo “huynh xấu như ma.” Đúng là Thái Sơn hiện diện mà không biết. Trong đầu Cửu Dương âm thầm lẩm bẩm triết lý cùn “ui dzời, đời là thế, phật nhà thì không bao giờ bảo là thiêng!”
Cửu Dương xếp cái quạt lại, bật ngón tay cái tự chỉ vô mặt, cổ nghiêng sang bên:
- Huynh mà xấu thì muội nói thử xem, ai mới đẹp?
Lâm Tố Đình thè lưỡi:
- Ai cũng đẹp hết. Chỉ có Tần gia của huynh xấu thôi!
- Nhưng thiếu đà chủ họ Tần. Huynh ấy với huynh đều là cùng cha cùng mẹ sinh ra. Vậy chẳng lẽ muội bảo huynh ấy cũng xí trai y hệt?
Cửu Dương không hổ danh là đại trạng sư có cái lưỡi vàng, toàn tung đòn hung hiểm. Lâm Tố Đình lặng im.
Cửu Dương đọc được nỗi bất an. Chàng không giỡn nữa:
- Chắc muội đang trông chờ ai đó?
Lâm Tố Đình vẫn cứ nín thinh. Cửu Dương quyết tìm cho ra lẽ. Chàng lừa:
- Người muội chờ, huynh vừa mới gặp.
- Thật không? – Lâm Tố Đình mắc mưu. Nàng hỏi dồn dập - Ở đâu thế? Thiếu đà chủ đang ở đâu?
Tuy Lâm Tố Đình mồm mép tép nhảy nhưng tâm hồn rất đỗi thơ ngây. Gia Cát tái lai chỉ bịp có một chiêu mà tâm tình lộ tẩy.
Lâm Tố Đình chợt hiểu. Nàng đứng bật dậy, rống bò:
- Huynh đúng là… vừa xấu tướng vừa khó ưa!
Sạt thỏa lòng, Lâm Tố Đình quay mình đuổi theo vì sao rơi. Trăng chông chênh soi lối mòn diệu vợi.
Người bỏ đi có hay chăng người ở lại đang dõi mắt ngóng trông chiếc bóng nàng tha thướt lướt trên đường? Cửu Dương cảm giác bất nhẫn trước sự si tình khổ lụy của Lâm Tố Đình đối với sư huynh.
Gia Cát tái lai ngưng trêu ghẹo, nói với theo:
- Hình như huynh ấy đang ở Tây Hồ!
Pháo hoa bùng nổ ở Tây Hồ. Hôm nay là lễ Đông Chí. Mọi người vui mừng đón hội Trùng Dương.
Vào ngày Đông Chí, khoảng cách giữa mặt trời và vị trí của trái đất rất xa. Bởi vậy mà hằng năm, tết Đông Chí là ngày có nhiệt độ lạnh nhất. Đông Chí là một trong hai mươi bốn tiết khí nông lịch. Chữ đông có nghĩa là mùa đông tuyết phủ còn chữ chí dùng để ám chỉ cực điểm hoặc đỉnh điểm của địa cầu xoay quanh thái dương.
Mỗi lần đến tiết Đông Chí, những người dân cư trú tại phía Bắc của trục bán cầu chứng kiến thời gian ban ngày thu hẹp nhưng ban đêm thì trái lại, thời khắc dài lê thê. Chi tiết này được người đời gọi là “ban đêm vùng cực,” nghĩa là quãng thời gian mà ban đêm kéo dài trên hai mươi bốn giờ đồng hồ. Riêng những người sống ở vùng Nam bán cầu thì cảm nhận ban ngày thời gian dài hơn ban đêm.
Vào thời xa xưa, trên hai ngàn rưỡi năm về trước, nhân sinh đã dùng đồng hồ mặt trời để xác định thời điểm Đông Chí bằng cách quan sát sự chuyển động của thái dương. Thời điểm bắt đầu đó được ghi khắc vào ngày hai mươi mốt hoặc hai mươi hai tháng mười hai dương lịch.
Dân gian cho rằng Đông Chí là một trong hai mươi bốn tiết cực kỳ quan trọng bởi vì đó là thời điểm mà muôn loài cây cối đâm chồi nảy lộc đơm bông. Hình ảnh bông hoa xum xuê cành lá tượng trưng cho điềm lành và ám chỉ khái quát một gia đình ấm cúng. Dần dần về sau, tục lễ đón tiết Đông Chí trở thành truyền thống đoàn viên trong toàn đất nước.
Phong tục ăn mừng tết Đông Chí đã được thịnh hành từ lâu, vào trước đời nhà Hán. Nhưng mãi cho đến triều đại Tần và Tống thì phong trào chào đón tết Đông Chí mới được phát triển mạnh mẽ.
Theo tục lệ của ngày tết mùa đông thì các bậc thường dân phải ngưng làm việc và triều đình cũng ngừng hoạt động. Tất cả chú tâm vào việc tụ tập ở nhà để sum vầy với người thân. Họ quây quần bên bếp trấu, cùng nấu các món ăn đặc trưng cho ngày lễ này. Sau đó, họ bày biện bàn cỗ tế thánh thần, đốt nhan cúng tổ tiên, chắp tay tạ ơn phụ mẫu và khấn vái cho người đã khuất.
Thường thường, trên các bàn thờ tổ tông người ta hay cúng món chè trôi nước, vốn là loại bánh bột nếp nhỏ, tròn, có nhân đậu xanh. Xen kẽ những viên bánh có nhân đó là loại bánh không nhân màu đỏ gọi là “ỉ.” Tục cúng ỉ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, tức là muốn cho các thành viên trong một gia đình luôn được sống trong không khí hòa bình, ai nấy đều ăn nên làm ra, còn mọi công việc đồng áng thì trở thành suôn sẻ hài hòa.
Viên ỉ hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn. Chữ viên tức là tròn còn chữ mãn nghĩa là đầy đặn. Món ăn ngon ngọt này đã được lưu truyền trong chốn dân gian, cả ngàn năm qua vẫn không biến đổi. Cũng vì vậy mà mỗi lần chè trôi nước được nấu chín thì bọn trẻ nghêu ngao câu ca “chén chè nước đường nóng hổi vừa thổi vừa ăn, cộng thêm mùi hương ấm nồng the thé. Cắn vô một miếng hít hà luôn miệng, vị cay của riềng tuôn trào giọt lệ, xóa tan không gian lạnh lẽo khi khí đông về.”
Nói tới hoàng cung, sau bữa tiệc tùng Đông Chí thì đấng quân vương và các vị chư hầu văn võ sẽ cùng nhau thưởng thức âm nhạc, ngắm cảnh xem hoa rồi tặng quà cáp. Tập tục tặng quà vật cho nhau gọi là “bái đông.” Ngoài phong tục tặng quà thì người ta còn trao đổi lời chúc mừng sức khỏe, lời cầu mong cho gia tộc được hưởng phước, đời đời an khang thịnh vượng. Và đặc biệt là triều đình, lễ hội Đông Chí được diễn ra trong vòng năm ngày.
Trong những ngày này thì ngày nào cũng có đoàn ca vũ trình bày những điệu múa tôn thờ dân tộc lịch sử. Hơn nữa, có rất nhiều nghệ sĩ ca kịch trứ danh giang hồ được mời vào cung để ca hát và diễn tấu các loại nhạc cụ. Ngoài những tuồng hát hò đình đám là nhiều pha kể chuyện, chẳng hạn như chuyện cổ tích hay là chuyện tiếu lâm.
Tiện thể cũng xin nhắc đến nguồn gốc và tập tục ăn bánh trôi nước trong ngày Đông Chí.
Sự tích chè trôi nước được bắt đầu bằng một câu chuyện buồn thê lương. Dân gian tương truyền rằng hồi xưa, vào ngày hai mươi hai tháng mười hai dương lịch, vợ của một người ăn xin bị chết vì lạnh cóng. Tướng công của bà không có tiền chôn cất đành nén đau thương mà bán nàng con gái cho một gia đình phú hộ để đổi tiền mua nấm quan tài.
Trước lúc chia tay, người cha trao chén cám mới vừa được dân làng bố thí cho nàng con gái. Nàng vì không nỡ chia lìa phụ thân tuổi già sức yếu nên đã khóc. Nước mắt nàng thiếu nữ nhỏ xuống chén sành làm ướt cám và tạo nên thứ bột nhão. Người cha bèn vò bột trong lòng bàn tay thành một viên nhỏ, bảo nàng hãy ăn. Nàng khăng khăng lắc đầu từ chối, cố ý muốn nhường phần ăn cho cha mình.
Đến khi nhà bá hộ hối thúc, người cha liền ôm chầm lấy cô con gái. Ông vừa khóc vừa khuyên “hôm nay hai cha con chúng ta chia tay cũng giống như viên bột này bị chia làm đôi.” Ông liền bẻ viên bột làm hai và nói tiếp “chúng ta mỗi người ăn phân nửa, đợi mai này đoàn tụ sẽ cùng ăn trọn một viên.”
Sau hôm từ giã, người cha bỏ xứ đi tìm công việc hòng kiếm tiền chuộc thân cho con gái của mình.
Nhiều năm trôi qua. Hình bóng của người cha ngày nào giờ chỉ là dĩ vãng nhưng người con gái vẫn cứ âm thầm chờ đợi buổi sum vầy. Đến lúc nhà chủ hộ chuyển đi nơi khác thì nàng tuyệt vọng. Nàng biết rồi đây sẽ không còn cách nào tụ hội với phụ thân.
Ở phương trời mới lạ, nàng tìm ra một kế. Để người cha nhận diện được nàng, mỗi ngày, nàng đều vo một viên bột nếp đặt trên chiếc mâm ở đằng trước cánh cổng của nhà chủ hộ. Hễ có ai hỏi tới thì nàng bảo với họ rằng đó là tập tục cúng thần giữ cửa.
Vài năm nữa trôi đi, nàng thiếu nữ trở thành một thiếu phụ có tuổi nhưng luôn mong mỏi một ngày cha nàng nhìn thấy viên bột nếp. Trớ trêu thay trời phụ người lành, hình hài người cha không hề trở lại.
Tới cuối cuộc đời, trong giây phút hấp hối, nàng thú thật với nhà bá hộ. Họ vỡ lẽ tình ý ẩn đằng sau những viên bột nếp và đã cảm động vô cùng trước tấm lòng hiếu tử. Dần dần, câu chuyện về tình hiếu thảo được lan truyền khắp nơi. Và từ đó về sau, vào mỗi năm đúng ngày Đông Chí, nhân gian đều bắt chước nàng vo từng viên bột nếp tròn tròn mang ý nghĩa đoàn viên.
Hết phần giới thiệu về tết Đông Chí.
Giang Nam. Hắc Viện. Bình Minh.
Tờ mờ sáng. Khi mặt trời còn đang ẩn náu thì căn nhà bếp của Hắc Viện ồn ào, vang vọng nhiều tiếng xôn xao. Nào là giọng cười hi hí, hòa tiếng bộp bộp, rồi rắc rắc.
Cửu Dương lúc đó đang trên đường đi… vệ sinh. Trờ ngang qua nhà bếp, chàng nghe tiếng la ó và chuyện trò như chợ búa thì cảm giác ngồ ngộ bèn xăn tay áo bước vô. Té ra tứ đại giai nhân đang cùng nhau làm chè trôi nước.
Khung cảnh bếp núc tưng bừng náo nhiệt. Tiểu Tường cán từng cục bột thành nhiều miếng mỏng, dẻo dai, và to bằng cái mâm đựng trầu cau sính lễ.
Lâm Tố Đình đón nhận miếng bột mỏng từ tay Tiểu Tường, rồi dùng dao cắt thành nhiều hình tròn lớn cỡ chân đèn. Xong, nàng cầm đũa gắp nhân đặt vào chính giữa hình tròn và nhanh tay đưa qua cho Hắc Lộ Phi nương.
Cặp tỷ muội song sinh thoăn thoắt vo thành nhiều chiếc bánh tròn trịa. Xen kẽ hàng trăm chiếc bánh đậu xanh đó là nhiều cái bánh không nhân màu đỏ, nhỏ xíu, tựa những hòn bi be bé.
Nữ Thần Y cũng có mặt trong bếp nhưng không phụ làm chè. Nàng bận nắn bánh bao. Còn lão Tôn thì có nhiệm vụ trông chừng nồi nước đường đang sôi sùng sục trên lò trấu.
Riêng Hiểu Lạc ngồi bệt xuống sàn nhà chẻ củi, thấy sư tôn giá lâm liền nhe răng thỏ tươi cười. Nó mắc hì hì với Cửu Dương nên suýt tí nữa là chém trật một nhát dao, xém đứt lìa bàn tay trái. Cũng may lúc đó lão Tôn cung giò đá vô mông nó một cái đau điếng khiến nó giật nẩy người như pháo thăng thiên.
Từ trên không trung, Hiểu Lạc ngoác mồm cự:
- Sao ông giở Thoái Thích Công không đúng chỗ vậy?
Nó hỏi xong thì đáp xuống mặt đất, vòng tay ra phía sau xoa mông đít và tiếp tục trách:
- Mai này làm sao tôi… ị được đây?
- Ta mà không làm vậy thì ngươi đã mất bàn tay rồi – Lão Tôn quắc mắt trả lời.
Hiểu Lạc rêm cả nửa người, nhưng thâm tâm biết ông lão là ân nhân thành thử nó chỉ còn nước tự rủa bản thân. “Đúng là cái tính bộp chộp hại đời hại mình!” Hiểu Lạc gầm gừ trong cổ họng.
Đòn chân Thoái Thích Công còn có tên gọi khác là Cước Thích Công. Ngón đòn này là một trong những kỹ thuật sử dụng bàn chân tinh tế của cước pháp Túc Xạ Công. Lực công phá của kỹ xảo Thoái Thích Công vô cùng dữ dội. Đặc tính trên hết là khi xuất cước vào khoáng thạch nào, dù cứng rắn bao nhiêu, cũng khiến cho tảng đá đó nát thành nhiều viên vụn rồi tung lên không trung và bắn về phía địch thủ. Hệt như một tấm lưới bủa vây đối phương. Gây ra cảm giác loạn thị. Kẻ thù vì bị mờ mắt mà không thấy rõ hành tung của kẻ xuất cước nên không thể phòng bị được chiêu thức tấn công tiếp theo.
- Ông nói quá! – Sau khi bớt đau đít rồi, Hiểu Lạc trề môi châm chế – Tôi có Song Tỏa Công thì con dao bé tẹo này làm sao chặt đứt bàn tay thép được?
- Thế à! - Lão Tôn gật gù.
Tuy cái đầu đánh nhịp nhưng trong trí lão Tôn cứ nghĩ Hiểu Lạc khoe mẽ tài cán. Thành ra, ông hỏi thòng thêm câu:
- Ngươi tập luyện ra sao để ta coi thử nào?
- Đây nè – Hiểu Lạc chẳng chút ngại ngần liền giơ hai cánh tay ra.
Lão Tôn bỏ nồi nước đường đang réo ùn ùn, đi đến kéo tay áo của Hiểu Lạc lên xem xét.
- Tốt, tốt - Lão Tôn hít hà.
Quả thật, hai cánh tay của Hiểu Lạc nom không tệ lắm, da thịt chai cứng như sắt, chắc lúc ra đòn sẽ làm gãy xương đối phương.
Song Tỏa Công là chiêu thứ hai trong bảy mươi hai thế công phu siêu đẳng của chùa Thiếu Lâm. Môn sinh luyện thể loại võ công này bằng cách dùng hai kiều thủ đập vào nhau rồi chà sát. Phương pháp làm tổn thương da thịt khiến bắp tay nổi u và dồn cứng lên. Lâu ngày, cánh tay ương rắn, có trọng lực nên khi ra đòn sẽ làm địch thủ cảm giác như đang chiến đấu với thanh côn mặc dầu cao thủ Song Tỏa Công không dùng vũ khí.
- Đương nhiên là phải tốt rồi! – Hiểu Lạc đáp từ trước khi kéo tay áo xuống che.
Và nó vênh mặt lên trần nhà:
- Bởi sư phụ của tôi là cao thủ độc bá thiên hạ!
Hiểu Lạc vừa nói vừa liếc Cửu Dương, bắt gặp chàng nháy mắt. Chắc đấng tôn sư của nó khoái cái câu chích chòe nịnh nọt hoa què.
Phía đối diện, lão Tôn không hề hay biết Cửu Dương vừa mới nhận tân đồ đệ. Ông trố mắt:
- Sư phụ của ngươi? – Lão Tôn chưng hửng – Nữ Thần Y biết võ công hồi nào?
Nữ Thần Y đang chăm chú gói bánh bao. Nàng không nghe thấy.
- Đâu phải sư phụ đó - Hiểu Lạc đưa tay lên môi suỵt khẽ.
Có lẽ nó sợ Nữ Thần Y nghe được thì sẽ nghĩ nó phản bội nàng, tót đi tìm kẻ khác bái sư học đạo để rồi trở thành tặc tử bắt cá hai tay cùng lúc.
Lão Tôn thấy Hiểu Lạc co ro cú rú thì phát tánh tò mò:
- Vậy chẳng lẽ “thần quyền Nam hiệp” thu nhận ngươi? - Lão Tôn hạ giọng thì thầm vào tai Hiểu Lạc.
Ngoài chức vị nhị đương gia thì Tần Thiên Nhân còn là thiếu đà chủ của bang phái phản Thanh phục Minh, và cũng là sư huynh cùng chung huyết mạch với Cửu Dương. Cặp huynh đệ là cánh tay trái và cánh tay mặt của Sư Thái, người cầm đầu công cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm.
Tần Thiên Nhân đã và đang được võ lâm cung kính tôn thành “thần quyền Nam hiệp.” Chàng là cao thủ bậc nhất phương Nam, một chuyên gia sử dụng đòn tay. Trái ngược với sư đệ của chàng là Cửu Dương – Tần Thiên Văn, nhà võ thuật gia thông thạo ngón đòn cước pháp. Cả hai người họ xưng danh xưng bá ở Giang Nam, là đôi song hùng đại hiệp trấn thế giang hồ.
Nghe lão Tôn hỏi, Hiểu Lạc lắc đầu:
- Tôi đã không gặp thiếu đà chủ lâu lắm rồi.
- Vậy chờ khi thiếu đà chủ về đây thì ngươi thách đấu một phen – Lão Tôn gạ - Ngươi ra sức tấn công thiếu đà chủ trong lúc ngài bất ngờ nhất thử xem tay của ai cứng hơn.
Cửu Dương hùa theo ông ấy:
- Tí nữa thiếu đà chủ về, huynh sẽ dụ huynh ấy ra sau vườn gặp đệ.
Hiểu Lạc có vẻ bị họ thuyết phục. Nó định gật đầu.
- Hai người đừng có xúi dại Hiểu Lạc!
Nữ Thần Y thình lình lên tiếng khiến cả ba người, một già khằng, hai còn lâu mới sồn sồn, ba trẻ măng đọt chuối giật mình. Hóa ra nãy giờ nàng nghe hết trơn.
Nữ Thần Y liếc Cửu Dương:
- Huynh muốn Hiểu Lạc đi chầu Diêm Vương hay sao mà bảo nó so tài với Thiên Nhân?
- Giỡn cho vui vậy mà – Cửu Dương đáp lời, tay xoa đầu Hiểu Lạc.
Nữ Thần Y bỏ cái bánh bao đang nắn dang dở lên trên tấm thớt gỗ lim sần sùi, đi đến kéo tay Hiểu Lạc, lôi nó ra khỏi vòng dụ dỗ của Cửu Dương và lão Tôn. Nàng dắt nó lại tuốt đằng kia, xa tít tò, chỗ có cái lò hấp bánh và bảo nó canh lửa. Rồi nàng quay trở lại nơi Cửu Dương đang đứng, nghinh chàng một cái:
- Huynh muốn vui thì tự mình đi “tấn công bất ngờ” huynh ấy, đừng có ám hại đồ đệ của muội.
- Huynh so tài với huynh ấy hoài – Cửu Dương phất tay – Xưa như trái đất, không có dzui.
Lắng tai tới đây, Lộ Phi Nhi biết Lộ Phi Yến sắp hỏi câu gì nên lật đật giơ tay bụm miệng sư muội. Nhưng cô nàng ngốc tử nhanh nhảu đoảng:
- Gia Cát tái lai với thần quyền Nam hiệp đánh nhau hoài ư? Dzậy chứ người nào thắng?
Cửu Dương bị dội nguyên gáo nước lạnh. Chàng lóng ngóng, mặt ngớ ra, tưởng đâu cô nàng đang xỏ lá.
Mà phải công nhận Lộ Phi Yến khờ thiệt. Đương nhiên là thiếu đà chủ thắng rồi. Đã gọi là thần quyền Nam hiệp mà lị. Cô ngốc chắc chưa nghe qua câu “phương Nam có Tần Thiên Nhân, phía Bắc có Dương Tiêu Phong.” Lại nữa, ai đời đi vạch yếu điểm của người mình yêu? Không có lòng tin với chàng gì hết!!! Nhưng cũng có lẽ trong nhất thời Cửu Dương thua thiệt. Còn mai mốt ai sẽ hơn ai thì chưa biết một cách đích xác tận tường.
Cửu Dương mím môi mím lợi, tính giở trò dóc tổ thì Tiểu Tường cứu bồ:
- Quyền với cước khác nhau xa.
Lộ Phi Nhi cũng lật đật cốc đầu sư muội:
- Tiểu Tường nói đúng quá. Muội hỏi vậy chẳng khác nào hỏi trái cam với trái táo trái nào ngon hơn.
Tự dưng khi không Lộ Phi Nhi giở giọng văn chương chữ nghĩa, cong quẹo vòng vo, nói bóng nói gió. Đã Lộ Phi Yến khờ rồi thì rủa thẳng vô mặt còn không hiểu, ở đó mà xỏ với xiêng.
- Dĩ nhiên là trái táo ngon hơn - Lộ Phi Yến lẩm cẩm đáp làm nhiều người nôn ruột. Ngay cả Cửu Dương đang quê xệ cũng phì cười.
Chỉ riêng Lộ Phi Nhi nén cơn hí hí, nàng thở dài:
- Tỷ nói vậy là nói so sánh thí dụ thôi chứ có ai kêu muội chọn đâu mà muội bảo là trái táo.
- Nói so sánh thí dụ tức là sao? – Lộ Phi Yến cau mày.
Lộ Phi Nhi hắng giọng:
- Tức là khi mình đương đầu với hai việc hoàn toàn không ăn khớp với nhau thì không thể so sánh được, cũng như là mình không thể đem nam với nữ ra thi xem ai…ngon hơn vậy đó…
Lộ Phi Nhi giải thích dông dài đến cả con lừa cũng phải tỏ tường mọi việc. Vậy mà khi nghe sư tỷ hỏi:
- Đã hiểu chưa?
Lộ Phi Yến lắc đầu:
- Chưa.
- Trời ơi trời! - Lộ Phi Nhi tung hai tay lên cao – Tỷ phân tích rõ ràng như vậy mà muội còn chưa hiểu. Vậy chứ nãy giờ cái gì đang nằm ở trên cổ của muội?
Câu cuối cùng, Lộ Phi Nhi nói móc, cố tình cạnh khóe nhưng Lộ Phi Yến chậm tiêu. Cô khờ giơ tay rờ rẫm cổ, thành thật trả lời:
- Cọng dây chuyền này muội mới vừa đi thỉnh ở chùa hôm qua, dùng để khử tà.
- Tỷ đâu có nói cái đó – Lộ Phi Nhi xỉ trán em gái, hừ giọng – Tỷ hỏi là hỏi cái đầu của muội kia kìa, nó đi đâu mất rồi? Sao nãy giờ tỷ giải thích bã hơi tai mà nó không chịu hiểu?!
Tới nước này, Lộ Phi Yến mới phát hiện nàng bị sư tỷ kính yêu trộ, liền trừng mắt:
- Thì nãy giờ vẫn để trên cổ chứ đâu?
- Trên cổ cái móc xì, để dưới mông thì có.
- Ê, ê, sao tỷ chê muội?
- Ai biểu muội ngờ u…
- Thôi! Thôi! Các người đừng có tán tào lao nữa. Nước đường sôi cạn rồi, còn không mau cho bánh vô nồi?
Lão Tôn sợ có ẩu đả nên lên tiếng can. Quá trễ tràng, hai tỷ muội nhà họ Lộ đã xoạc chân xuống tấn. Hiểu Lạc cũng thấy không ổn. Nó tức tốc ra tay ngăn chặn nhưng kiểu ngăn chặn của nó không giống ai. Nó hét tướng:
- Ý ủa! Hai cô coi kìa, ai như là… Thiếu đà chủ đến!!!
Thần hồn nát thần tính. Thiếu đà chủ đã đến thật sao? Ngỡ thần quyền Nam hiệp giá đáo, mọi người nín thở nhìn theo tay chỉ của Hiểu Lạc. Lộ Phi Yến và Lộ Phi Nhi hối hả vuốt y phục tóc tai lại cho tươm tất. Song Lộ Phi nương muốn được nổi bật… gọng trong buổi đầu tiên trình diện Tần Thiên Nhân.
Không có ai ngoài sân.
Biết vừa bị lỡm, họ quơ đồ chọi nó. Nữ Thần Y tố đồ đệ của nàng bằng bánh bao mới vừa gói. Lão Tôn và Cửu Dương huơ tay nắm mấy thanh củi. Còn Tiểu Tường, Lộ Phi Yến và Lộ Phi Nhi thì bưng nguyên thau bột rắc tùm lum.
Chỉ cá nhân Lâm Tố Đình đứng im ru. Nàng nghe loáng thoáng tên của vị hôn phu, đôi tay run run làm đôi đũa rẩy rẩy chọt rách miếng bột nếp. Tiểu Tường thấy vậy liền bô bô:
- Tình là tình nhiều khi không mà có. Tình là tình nhiều lúc có như không…
Tuy đôi tai của Lâm Tố Đình thưởng thức bài ca mà mặt mày một mực giả điếc, đôi mắt nhìn chăm chăm chén nhân đậu xanh. Lộ Phi Nhi biết tỏng Giang Nam nhất đại mỹ nhân giận Hiểu Lạc lắm mà không dám nói bèn khều Lộ Phi Yến. Hai nương hắng giọng đọc thơ:
- Thò tay mà ngắt cọng ngò
- Thương anh muốn chết giả đò làm lơ!
Đúng lúc đó, Trương Quốc Khải thò đầu vào nhà bếp:
- Thiếu đà chủ đang có mặt ở tông đường.
Lộ Phi Nhi càng vịn cớ này trêu ngươi Lâm Tố Đình. Hắc y nữ tặc phát lên vai Giang Nam nữ hiệp:
- Phải công nhận cái miệng ăn mắm ăn muối của Tiểu Tường thiên thiệt, tình khi không mà có rồi kìa!
Câu dí dỏm làm mọi người cười ầm. Lâm Tố Đình cũng hé môi, mắt sáng ngời hạnh phúc. Cười xong, Trương Quốc Khải biến mất. Đám người đang nấu chè gói bánh lật đật ngưng tay để chạy đến tông đường của địa đạo Tây Hồ tham kiến thiếu đà chủ.
Cửu Dương vọt ra cửa trước tiên, quên cả việc tiểu tiện. Bây giờ trong đầu chàng chỉ có mỗi một chuyện hội ngộ sư huynh. Cửu Dương phi thân rồi thì tới phiên Hiểu Lạc và lão Tôn. Sau cùng là các vị võ lâm giai nhân. Họ lục tục đi theo, rồng rắn xuôi chiều.
Nối đuôi ra đến ngạch cửa, họ chợt nhớ đống chè trôi nước đang lùng bùng sủi bọt. Đám ngũ quái cô nương ngó nhau.
- Ai nên ở lại đây? – Lâm Tố Đình hỏi.
- Đừng có nhìn tôi - Tiểu Tường xua tay – Tôi không biết nấu nướng, chỉ biết cán bột thôi hà.
- Còn tôi chưa gặp thiếu đà chủ lần nào nên muốn đi coi thử - Lộ Phi Nhi đặt tay lên ngực, hồi hộp nói. Đã từ lâu, nàng không bỏ được chứng mê trai của mình.
- Muội cũng vậy! – Lộ Phi Yến giơ tay lên cao như đang phát biểu bài học.
Nghe cặp tỷ muội song sinh đồng lòng, Tiểu Tường trợn mắt liếc Lâm Tố Đình:
- Họ làm như thiếu đà chủ là khỉ trong sở thú không bằng, một hai đòi đi “coi.”
Mới dứt lời, Tiểu Tường đã la oai oái. Lâm Tố Đình nhéo vô be sườn một cái quá mạng.
- Các cô cứ đi đi, tôi ở lại đây – Có giọng nhỏ nhẹ khuyên.
Mọi người quay đầu, phát hiện chủ nhân của tiếng hót vàng anh đó là Nữ Thần Y.
- Cái này là do cô tự nguyện đó nha – Cả bốn nàng mừng rỡ - Chúng tôi không có ép à!
- Các cô cứ yên tâm! - Nữ Thần Y gật đầu xác nhận - Là do bản thân tôi tự nguyện ở lại đây trông nom bếp núc.
Trong lúc cái đầu của nàng cúi xuống, đám người kia đã khua chân chạy đi, đến khi cái đầu của nàng ngẩn lên thì bọn họ đã không còn ở đó.
(Còn tiếp)
Giang Nam. Địa đạo Tây Hồ. Tông đường.
Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân. Cuối cùng, thiếu đà chủ cũng bình an trở về.
Song Lộ Phi nương thi nhau chạy đến tông đường của địa đạo bí mật nằm cạnh Tây Hồ để coi tướng mạo nhân vật mà võ lâm gọi là thần quyền Nam hiệp. Họ không nói quá, chàng oai bá cháy!
Thiếu đà chủ Tần Thiên Nhân đang bái lạy trước linh đường. Chung quanh là cả trăm hảo huynh đệ đại diện của bang phái. Còn hàng vạn người nữa đang trú ngụ ở nơi tứ hải bát phương. Trong những vị thủ lĩnh đầu não đó có kẻ đứng nghiêm trang, có người ngồi an tọa. Đại đương gia hòa thượng Khẩu Tâm cũng âm thầm khấn niệm, xâu chuỗi tràng hạt nắm trong tay.
Giang Nam bát hiệp giờ đã không còn. Tứ đương gia, ngũ đương gia, và lục đương gia hy sinh tánh mạng vì đại cuộc. Các thành viên bang hội có đau buồn cách mấy cũng vậy thôi. Thế nên, họ đồng lòng biến đau thương thành hành động, quyết dồn tâm tư vào việc lý tưởng quốc gia. Tập trung khởi nghĩa, đánh đuổi binh mã Mãn Châu ra khỏi vùng đất đai trung thổ.
Đứng trước tông đường của địa đạo Tây Hồ, thiếu đà chủ hồi tưởng ngày định mệnh. Vào hôm Sư Thái an bài ám toán Khang Hi ở núi Tây Sơn, bảy sư huynh đệ thề sinh tử. Dẫu biết mai này âm dương cách biệt, kẻ còn lại sẽ tiếp tục hành trình con đường phản Thanh phục Minh. Điều hối tiếc nhất là cho đến tận bây giờ, thi thể của ba sư đệ tìm mãi chưa thấy. Có lẽ đã bị quân Thanh thủ tiêu. Người chết rồi mà xác cũng không một ngày yên nghỉ.
Lộ Phi Yến và Lộ Phi Nhi lặng lẽ quan sát Tần Thiên Nhân từ đầu đến chân. Họ khoái chí thầm thì so sánh với Tần Thiên Văn, anh chàng hoàng tử của lòng mình.
- Thiên Văn quá bảnh – Lộ Phi Yến xù xì.
- Thiên Nhân cũng bao luôn – Lộ Phi Nhi xục xịch.
- Còn tôi thì sao? – Có tiếng khe khẽ hỏi.
Hai nàng quay lại, thấy Hiểu Lạc. Lộ Phi Nhi bĩu môi:
- Ngươi có mà đi theo xách dép cho hai huynh đệ họ!
- Xách giày chứ? – Lộ Phi Yến chỉnh – Nam nhi ai lại đeo dép?
Lộ Phi Nhi thấy sư muội của mình chứng nào tật nấy, ngốc hết thuốc chữa đành tặc lưỡi nín thinh. Chắc uống thuốc tiên mới họa may cứu được.
Câu so sánh khinh khi của Lộ Phi Nhi không làm Hiểu Lạc tức tối. Tri bỉ tri kỉ. Nó biết mình biết ta. Giận mà chi cho đem lửa vô lòng? Trèo cao mần gì để té đau mông đít? Vả lại, nó như vầy thì làm sao sánh cho lại song hùng đại thủ? Có chín cái mạng cũng chẳng dám bì với võ lâm chí tôn. Mà thiệt tình thì ngay cả chính bản thân nó cũng khoái “sư bá” vô cùng. Muôn bề trọng nể.
Thiếu đà chủ Tần Thiên Nhân nổi tiếng là người tráng kiện, dáng dấp oai phong, anh hùng chính nghĩa. Chàng có đôi mắt thanh liêm sáng ngời như sao. Chân mày ngài, ngực rộng, cơ bắp cuồn cuộn, thân cao tám trượng. Chàng còn sở hữu giọng nói trầm ngâm của vị thống soái chỉ đạo Quan Công. Còn diện mạo thì đương nhiên nhỉnh hơn Võ Tòng mười bậc.
Tần Thiên Nhân chưa một lần tự xưng là thần quyền Nam hiệp mặc dầu chàng có võ nghệ cao cường. Chàng rất khiêm nhường, biết người biết ta. Điểm này khác xa sư đệ ba hoa của chàng là Cửu Dương. Còn ai trồng khoai đất này?
Trong lúc giao tranh với địch, Tần Thiên Nhân hóa thân thành vị thống lĩnh xử trí chiến thuật tài tình. Khi đối đầu quan Thanh vô lại, chàng ứng xử tình thế chu tường anh minh. Có dũng, có mưu. Biết nắm bắt cơ hội thiên thời địa lợi nhân hòa. Chàng giấu cái khôn của mình và kết hợp tầm nhìn xa trông rộng với cách phân biệt phải trái đúng sai. Chàng biết nhận diện xu thế phát triển chính trị và dựa theo đó để hiện thực hoá kế hoạch phản Thanh phục Minh.
Bên cạnh đó, Tần Thiên Nhân còn là biểu tượng của sự công lý, một chuyên gia hành hiệp trượng nghĩa, thích xen vào chuyện thiên hạ và hay ra tay can thiệp vào việc bất bình nên lúc nào cũng được bạn bè cùng nữ nhi kính nể. Bởi thế mà Tần Thiên Nhân có rất nhiều bằng hữu. Họ tự nguyện xả tánh mạng vì cảm phục con người chàng. Họ coi chàng là một chủ soái tài ba nhất, một nhân vật võ lâm tuyệt vời nhất, và là người có nhân cách cao cả nhất.
Sau khi tham kiến thiếu đà chủ, các thành viên bang hội tay bắt mặt mừng, huyên thuyên đủ chuyện. Nhứt là Cửu Dương. Chàng bị bao vây. Đám huynh đệ tò tò đi theo đòi coi ảo thuật. Khẩu Tâm bận giảng giải đạo phật triết lý cao xa cho lão Tôn và Trương Quốc Khải. Còn Hiểu Lạc thì đi kiếm người này người kia so tài. Chỉ có đám quới nhân cô nương là quây quần bên cạnh thiếu đà chủ cốt để “nghía hàng.” Tần Thiên Nhân còn đang trang nghiêm mặc niệm những người đã khuất.
Lâm Tố Đình ỏn ẻn như cô đồng, tiến đến sau lưng vị hôn phu nhưng e lệ thẹn thùng không dám gọi. Lộ Phi Nhi tới giờ xí xọn, nàng lén lút nháy mắt với Tiểu Tường. Bắt được ám hiệu, Tiểu Tường hí hửng thò chân ngáng cẳng bằng cách giở chiêu Trực Tiêu Cước.
Đó là một trong tám thế của bộ Tiền Cước Pháp mà Cửu Dương đã dạy cho nàng. Tám thế Tiền Cước Pháp chủ yếu là sử dụng đòn chân đá về phía trước, vô cùng hữu hiệu khi bị địch thủ tấn công từ hướng đối diện.
Ngón đòn Trực Tiêu Cước được Tiểu Tường thực hiện hoàn mỹ. Nàng xoạc chân đứng thế trung bình tấn, thân thế giữ vững nguyên tắc “túc bất ly địa,” nghĩa là chân không rời khỏi mặt đất rồi dùng kỹ thuật đá tống ra trước bằng ức bàn chân. Động thủ xong, Tiểu Tường lập tức thối lùi và giương mắt ngó trần nhà, tỏ vẻ ta đây ngây thơ vô số tội.
Thình lình bị hung thủ bí mật chơi ác, Lâm Tố Đình té nhào về phía trước. Không có ai đứng gần đó can thiệp.
Đến phút thập tử nhất sinh, ngàn cân treo sợi tóc thì cứu nhân lộ diện. Thiếu đà chủ danh bất hư truyền, phản xạ nhanh nhẹn còn hơn cả vận tốc ánh sáng.
Trong lúc khắc nghiệt, tức là khi vị hôn thê của mình sắp trầy vi tróc vảy thì Tần Thiên Nhân quay người lại và dang một tay ra đỡ. Nàng ngã trọn vào lòng chàng. Khung cảnh hữu tình. Mười phần có đến chín phần lãng mạn.
Do Lâm Tố Đình té chúi mũi về phía trước thành ra cái đầu nàng hơi cúi xuống, chỉ còn thấy vầng trán. Bởi thế mà Tần Thiên Nhân không rõ nữ nhi chàng đang ôm đó là ai. Cũng có lẽ vì chàng ngày nhớ đêm mong, tương tư hình bóng nên khi thấy Lâm Tố Đình, chàng tưởng người hằng trông đợi. Tần Thiên Nhân hoảng hốt gọi:
- Tây Hồ, muội không sao chứ?
Giọng nói của thiếu đà chủ trầm ấm vang lên, đầy rẫy lo lắng nhưng cũng chất chứa sự hoan hỉ một cách thầm kín. Và gương mặt của Tần Thiên Nhân cũng vậy, đượm nét vui mừng. Mặc nhiên không lộ liễu. Phải nhìn kỹ mới thấy. Ngặt nỗi trong lúc này, huynh đệ bang hội tíu tít trò chuyện cơ hồ ít ai để ý dù là trời sắp sập tới nơi. Còn Lâm Tố Đình thì mất hồn mất vía. Thành thử, nàng đương nhiên không biết, thậm chí cũng chẳng nghe chàng kêu lộn tên.
Lâm Tố Đình ngẩn đầu lên. Không phải Tây Hồ. Nụ cười của Tần Thiên Nhân vừa mới nhú nhen một phần tám nay tức khắc đóng băng, lạnh ngắt như Thiên Sơn núi tuyết. Chàng thu môi lại, hỏi:
- Tố Đình, muội không sao chứ?
- Muội không sao - Lâm Tố Đình ửng hồng đôi má – Đa tạ huynh.
Tần Thiên Nhân lập tức buông Lâm Tố Đình ra. Sau khi thốt câu khách sáo, Lâm Tố Đình chẳng biết phải “tám” cái gì với chàng. Tần Thiên Nhân cũng hết lời đàm phán. Cặp phu thê tương lai đứng chôn chân ngó mặt đất, cố công tìm... bạc cắc. Được một lát, Tần Thiên Nhân ngoảnh đầu tứ phía tìm người chàng muốn gặp. Chợt, ánh mắt chàng dừng lại chỗ song Lộ Phi nương. Thấy hai khuôn mặt lạ hoắc, chàng chưa kịp hỏi thì hai nường chạy lại rờ rẫm tùm lum.
Nhưng thiếu đà chủ khác Cửu Dương, không có máu dzê xồm. Bị sờ mó, thần quyền Nam hiệp quay mình tránh né.
Nếu bọn họ không phải là nhi nữ thì chắc chàng đã tung bộ pháp Thiên Thủ Thiên Nhãn Quyền, dùng tuyệt kỹ Chuẩn Đề Quyền để thoi hai cái bản mặt dễ thương rồi.
May hồn lúc đó Tiểu Tường và Cửu Dương thấy chuyện bất bình ra tay tương trợ.
- E…hèm! - Cửu Dương tằng hắng một cái, Lộ Phi Yến rụt tay lại ngay.
Riêng con đỉa thứ hai, tức là Lộ Phi Nhi thì đang mê trai. Nàng không nghe thấy.
- Đủ rồi! – Tiểu Tường nắm cổ tay của Lộ Phi Nhi, vừa ra sức kéo vừa nói – Người ta là bông đã có chủ!
Được phóng thích khỏi cảnh gươm lạc giữa rừng dzê, Tần Thiên Nhân thở phào. Lộ Phi Nhi còn chưa cam tâm, nàng dẩu môi cãi chày cãi cối:
- Bộ cô chưa nghe câu “bông đang nở thì phải hái, chớ để bông tàn rồi bẻ cành?”
- Hái cái này này! – Tiểu Tường chìa nắm đấm – Muốn hái thì ít nhất phải xin phép chủ nhân.
Lời lẽ chí lý thức tỉnh Lộ Phi Nhi. Nàng khẽ liếc Lâm Tố Đình, thấy sát khí rần rần, mây vần phong vũ.
- Giỡn tí cho vui mà - Lộ Phi Nhi cười cười phân bua, và nàng gối đầu lên vai Cửu Dương.
Tần Thiên Nhân thấy sư đệ của mình, lòng mừng như bắt được vàng. Chàng định mở miệng hỏi thăm tung tích thì Hiểu Lạc xông lại làm kỳ đà cản mũi:
- Tiệc đã chuẩn bị xong. Các huynh đệ đang chờ thiếu đà chủ.
Giang Nam. Địa đạo Tây Hồ.
Buổi tiệc tùng Đông Chí vui đáo để mà Nữ Thần Y vắng mặt. Chẳng ai biết nàng đi đâu. Chắc trốn trong xó nào đó xơi bánh bao một mình, sợ người khác ăn hết.
Tên đồ đệ cưng của nàng thì ngược lại, nó không tham bánh bao. Hiểu Lạc bắt chước Cửu Dương chén thù chén tạt. Trong lúc nam vô tửu, nó dùng cùi chỏ húc vô bụng Gia Cát tái lai:
- Tối nay đệ sẽ cùng huynh cụng ly tới sáng.
- Huynh không có rảnh – Cửu Dương xua tay – Tối nay huynh bận.
Hiểu Lạc trố mắt:
- Thì có lúc nào mà huynh không “bận” đâu? Không bận quần ai dám ra đường?
Nghe hai sư đồ đối đáp, nhiều người ngả ngớn vào nhau cười ầm. Thật ra thì Hiểu Lạc chỉ giỡn chơi thôi. Mọi bữa nó rất chậm tiêu, thường phải nhờ Nữ Thần Y hốt thang thuốc xổ. Nhưng giây phút này thì không. Nó hiểu. Tối nay, Cửu Dương quy an bởi vì chàng mắc bận quần đi ngắm thí sinh hoa… hôi.
Chả là trong đêm tết Đông Chí này, Giang Nam thị trấn mở hội giai nhân. Mỹ nhân khuê tú ghi danh dự thi. Giai lệ võ lâm đề tên ứng cử. Các nàng thiếu nữ đồng loạt xinh tươi, diện mạo tài tình, thân hình kiều diễm. Vị thiên hương quốc sắc nào may mắn trúng tuyển sẽ nhận ba nén vàng rồng, một chuỗi trân châu hạt, và niềm vinh hạnh khi được công nhận là mỹ nữ xinh đẹp nhất trong năm.
---oo0oo---
Còn nửa thì thời là tới cuộc thi sắc tài hấp dẫn. Song Lộ Phi nương và Tiểu Tường sợ người ta giành hết ghế ngồi nên hối Cửu Dương dẫn đi xem. Chàng đương nhiên tán thành hai tay hai chân. Họ quay sang Lâm Tố Đình. Bản mặt nàng chù ụ.
- Tới đó chỉ thấy đám khỉ làm trò, có gì hay ho? – Lâm Tố Đình cự nự.
Lộ Phi Yến thòi lòi đôi mắt:
- Rõ ràng hồi tối hôm qua cô nôn nóng đến ngủ không được, nằn nì đòi đi xem hoa …hôi, giờ trở chứng?
Đúng vậy! Lâm Tố Đình là chúa ham vui, cô nàng tổ sư dạ hội, khoái coi náo nhiệt còn hơn kiếm tiền. Nhưng bây giờ con người ưa thích chơi bời đó lại phân vân không muốn đi một mình. Đi hai mình mới dzui. Tới đó có một mình thôi buồn chết được!
Trong giây phút này, Lâm Tố Đình rất muốn ở bên cạnh vị hôn phu mà nàng vừa mới tương phùng sau nhiều ngày xa xứ. Nàng muốn chàng tình tứ đón đưa. Cả hai dắt tay, dung dăng dung dẻ.
Kẹt cái là thiếu đà chủ không hiểu tâm tình nhi nữ. Tần Thiên Nhân đặt tay lên vai vị hôn thê, ôn tồn bảo:
- Lễ hội hoa khôi mỗi năm chỉ có một lần, muội nên đi xem cho vui.
- Thế còn huynh? – Lâm Tố Đình chu mỏ - Không thích tới đó ngắm người đẹp hay sao?
Lâm Tố Đình nói thế là nói lẩy, chỉ xuất chiêu đoán mò thôi. Dè đâu phóng trúng mục tiêu ngay chóc. Thiếu đà chủ sắc bất thị không. Dòng máu mê gái trong lòng chàng rất hiếm. Nếu có mê đi chăng nữa thì đã lỡ dành cho người kia hết rồi. Trầm ngâm một hồi, Tần Thiên Nhân đáp:
- Hôm nay là tiết Đông Chí, huynh muốn đến đình Mẫu Tử thắp nhang tạ ơn thân mẫu.
Tần Thiên Nhân trả lời câu hỏi của Lâm Tố Đình mà ánh mắt ngó sư đệ. Chạm phải tia nhìn của sư huynh, Cửu Dương thở dài. Tuy rằng phụ thân và phụ mẫu của họ nhẫn tâm, từ nhỏ tới lớn đối xử với hai huynh đệ quá ư phũ phàng. Nhưng nói cho cùng thì dẫu sao, công ơn sinh thành cao như núi.
- Để muội đi với huynh? – Lâm Tố Đình rụt rè xin phép đấng ông chồng tương lai.
Thấy Lâm Tố Đình một hai nằng nặc đòi theo tình về dinh, Tiểu Tường xù xì với Lộ Phi Nhi:
- Chưa chi đã muốn ra mắt thân mẫu của người ta, hình như hơi sớm đó nha.
- Ừ! – Lộ Phi Nhi gật đầu – Có chút không hợp quy chế.
Bị trêu là cô gái thèm chồng, đôi gò má của Lâm Tố Đình ửng đỏ. Biết sư muội ngại ngùng, Cửu Dương cảm giác tội nghiệp đành trỗi tánh anh hùng. Chàng vừa vung tay vừa tung ý kiến:
- Thôi thì như vầy, đệ có cách này vẹn toàn đôi sự.
Rồi chẳng cho ai cơ hội chặn hầu chặn họng, Cửu Dương chỉ mặt cặp phu thê, nói luôn:
- Huynh đi thắp nhang, còn muội tới coi hoa khôi. Đến khi mãn tuồng rồi thì tụ lại trước cổng ngôi đình, hun hun hít hít.
Cửu Dương nói khúc trước nghe rất được, đến khúc sau thì chứng nào tật nấy, tầm bậy tầm bạ. Lời lẽ nhảm nhí khiến Lâm Tố Đình cắn chặt môi, thốt không nên lời. Còn thiếu đà chủ thì ngó lơ chỗ khác. Chỉ có ba người kia ra mặt ủng hộ. Lộ Phi Nhi và Tiểu Tường vỗ tay:
- Ý kiến hay tuyệt!
Lộ Phi Yến làm con chó hùa:
- Điện nước đầy đủ!
Cửu Dương cười. Chàng phát một cái lên vai sư huynh và đá lông nheo với Lâm Tố Đình. Thật tình mà nói, nãy giờ đứng chờ họ quyết định tơ tình khiến chàng chán nản lắm rồi, chỉ mong hai người mau mau giải quyết cho xong thôi. Ai kẻ nào thì đi đường kẻ nấy. Để chàng còn chạy đến khán đài xem gái nữa.
Bởi vậy mà khi không nghe câu phản hồi bác bỏ, Cửu Dương ba giò bốn cẳng tót đi. À quên! Trước khi biến thân, tiếng nói vẫn còn dai dẳng:
- Cứ tính vậy đi nha? Đệ cáo biệt à. Không cần tiễn!
(còn tiếp)
Giang Nam.
Vào đêm trình diễn hoa khôi, dáng nguyệt to tròn ngự đỉnh cây. Vũ hội tưng bừng. Hàng vạn hoa đăng thắp sáng hòa tiếng ca hát dìu dặt. Quan khách đến dự, ngỡ rằng đang lạc chốn tiên cung.
Giai nhân khuê nữ lần lượt xuất hiện cùng tiếng vỗ tay reo hò. Nhưng khi nàng hoa khôi của năm rồi hiện diện thì không khí tưng bừng hóa trang nghiêm. Nam nhân tưởng chừng vừa uống vào chung rượu ấm, thấy say lòng dạ lẫn tâm can. Rồi nàng tân khoa hoa khôi lại nhận được hàng vạn đóa hồng trong tiếng vui mừng cổ vũ.
Tiểu Tường, Lộ Phi Yến, Lộ Phi Nhi cùng Lâm Tố Đình đứng chầu rìa ngoài vòng khán giả, chống mắt coi nhóm khỉ làm trò. Giang Nam đệ nhất mỹ nhân Lâm Tố Đình đang đứng đó mà đám thí sinh hoa khôi dám múa rìu qua mắt thợ.
Tiểu Tường bất phục đành khiếu nại với Lộ Phi Nhi:
- Hai đứa tụi mình đẹp hơn nhiều!
- Dư thừa! - Lộ Phi Nhi gật đầu – Cái đó đương nhiên.
Tiểu Tường lại tặc lưỡi:
- Ngay cả sư muội của cô còn đẹp hơn mấy cổ!
Ngay tức thì, Lộ Phi Yến quắc mắt:
- Nói vậy là ý gì? – Huyết y nữ hiệp bị Tiểu Tường phê phán đến chạm tự ái.
- Ủa! – Tiểu Tường nghệch mặt ngạc nhiên ngó Lộ Phi Nhi – Cô ấy hiểu câu nói bóng gió của tôi. Sao đêm nay thông minh đột xuất thế?
Chậc! Tiểu Tường khen vậy chẳng khác nào bảo mọi bữa Lộ Phi Yến này ngốc như heo. Lộ Phi Yến nhận ra lời xuyên tạc, nàng thu nắm đấm:
- Cô còn nói xiên nói xỏ nữa à?
- Đâu có! – Tiểu Tường xua tay. Rồi nàng danh kỹ của Thái Hồng Lâu thụp đầu núp phía sau lưng Lâm Tố Đình.
Tới khi biết chắc an toàn tuyệt đối, có Giang Nam đệ nhất mỹ nữ làm bia đỡ đạn, Tiểu Tường cả gan dẩu mỏ:
- Câu đó là tôi nói thẳng, hổng phải xiên!
- Cô im cái miệng! - Lộ Phi Yến nhe nanh hùm ra.
Tiểu Tường thất kinh hoảng hồn dzông chạy. Lộ Phi Yến rượt theo, mồm tru tréo:
- Nhà ngươi ráng mà chạy cho nhanh và trốn cho khéo, kẻo cô nãi nãi bắt được là nhà ngươi chết không kịp ngáp nghe chưa?
Kẻ đằng trước người đằng sau. Trong chớp mắt, hai nàng con gái hóa thành hai chấm nhỏ ở cuối đường.
---oo0oo---
Khi bức màn sân khấu đóng lại, Lâm Tố Đình chia tay Lộ Phi Nhi để dời gót đến trước cánh cổng nguy nga của ngôi đình Mẫu Tử. Giai nhân dõi mắt ngóng hôn phu nhưng chàng đâu không thấy? Nàng cảm giác một làn gió lạnh thổi qua hồn. Lâm Tố Đình thất vọng ra mặt. Nàng ngồi bệt xuống bậc tam cấp, bó gối trông sao. Bắc đẩu ơi ngươi ở phương nào? Sao không soi bóng đường đi cho chàng?
Vừa mới khấn xong, chàng ló dạng. Chàng xuất hiện trong bộ y phục láng cóng màu trắng, tay trái cầm cái quạt, vừa đi vừa hút sáo miệng. Còn cặp mắt thì láo liên dòm “sắc” qua đường.
Cửu Dương nãy giờ bị cả toán hồng nhan đeo theo. Mệt ứ hơi. Thở không nổi. Chàng vừa mới thoát khỏi vòng vây thì phát hiện tướng người quen quen. Bộ mặt người đó ủ rũ. Chàng thấy tội tội nên đến bên cạnh an ủi.
- Đêm nay muội đẹp bá phát! – Cửu Dương khen. Chàng dùng bàn tay phải xoa đầu sư muội.
Lâm Tố Đình cảnh giác:
- Đẹp “bá phát” nghĩa là sao?
Cửu Dương phe phẩy cây nam châm quạt:
- Đẹp “bá phát” mà cũng không biết hở?
Lâm Tố Đình lắc đầu, gương mặt thấp thỏm, đôi mắt mở to chờ đợi viện trưởng của học đường ưu tú nhất Giang Nam giải nghĩa cụm từ “bá phát.”
- Đẹp “bá phát” tức là… – Viện trưởng gãi cằm, suy nghĩ.
Và chàng sửa cổ áo, đứng thẳng người lên một cách long trọng rồi hắng giọng hai ba cái trước khi cất tiếng êm ái:
- Hai từ đẹp “bá phát” là dùng để chỉ một người con gái có nhan sắc mà lúc nhìn xa xa trông giống Hằng Nga. Nhìn nghiêng nghiêng nom giống Phan Kim Liên. Nhìn ngang ngang thấy giống Di Quang. Còn đến khi nhìn kỹ kỹ thì lại giống… con khỉ.
Nói đến câu cuối cùng, Cửu Dương há miệng cười toe toét. Vẻ trịnh trọng trang nghiêm mất tích. Chàng còn tinh ranh bước thối lùi. Chắc trong lòng đã có dự phòng sẵn. Thế nên, cho dù Lâm Tố Đình có rướn tay cách mấy cũng không tóm được. Lâm Tố Đình chơi thua. Nàng đổ quạu:
- Muội là khỉ còn đỡ hơn huynh xấu!
Khỉ với xấu cũng ngang hàng nhau, không con nào đỡ hơn cái nào cả. Nhưng trong lúc tức tối, Lâm Tố Đình đã không nhận ra. Vả lại, vì muốn điểm tử huyệt đạo nên Lâm Tố Đình mới cố tình bảo Cửu Dương “xí.” Bởi vì bị chê bai nhan sắc là yếu điểm thứ nhì của Gia Cát tái lai. Yếu điểm thứ nhất là Nữ Thần Y. Ai mà dám làm tổn hại tình yêu dấu của chàng là ngủm ngay. Bứt mây động rừng liền!
Nhưng tối đêm nay, Cửu Dương biết Lâm Tố Đình cố tình chọc giận. Chàng phủi ngoài tai lời gây hấn. Quyết không mắc kế, chàng độp lại:
- Nói chơi! – Cửu Dương vỗ ngực – Gia đình huynh đẹp ba đời.
Lâm Tố Đình sửng cồ. Nàng hứ liền tù tì vài tiếng:
- Ai mắt lé mới thấy huynh đẹp!
Nghe giọng nói quạu đeo, Cửu Dương hiểu Giang Nam đệ nhất mỹ nhân quyết ăn thua đủ. Nàng sẽ há mồm rộng hết cỡ, cãi lộn đến sùi bọt mép, cho tới khi hít hơi gió đầy bụng luôn.
Cửu Dương chợt buồn cười. Bên ngoài ai cũng cho rằng chàng khôi ngô tuấn tú, nữ nhân đua nhau hâm mộ. Vậy mà Lâm Tố Đình cứ khư khư bảo “huynh xấu như ma.” Đúng là Thái Sơn hiện diện mà không biết. Trong đầu Cửu Dương âm thầm lẩm bẩm triết lý cùn “ui dzời, đời là thế, phật nhà thì không bao giờ bảo là thiêng!”
Cửu Dương xếp cái quạt lại, bật ngón tay cái tự chỉ vô mặt, cổ nghiêng sang bên:
- Huynh mà xấu thì muội nói thử xem, ai mới đẹp?
Lâm Tố Đình thè lưỡi:
- Ai cũng đẹp hết. Chỉ có Tần gia của huynh xấu thôi!
- Nhưng thiếu đà chủ họ Tần. Huynh ấy với huynh đều là cùng cha cùng mẹ sinh ra. Vậy chẳng lẽ muội bảo huynh ấy cũng xí trai y hệt?
Cửu Dương không hổ danh là đại trạng sư có cái lưỡi vàng, toàn tung đòn hung hiểm. Lâm Tố Đình lặng im.
Cửu Dương đọc được nỗi bất an. Chàng không giỡn nữa:
- Chắc muội đang trông chờ ai đó?
Lâm Tố Đình vẫn cứ nín thinh. Cửu Dương quyết tìm cho ra lẽ. Chàng lừa:
- Người muội chờ, huynh vừa mới gặp.
- Thật không? – Lâm Tố Đình mắc mưu. Nàng hỏi dồn dập - Ở đâu thế? Thiếu đà chủ đang ở đâu?
Tuy Lâm Tố Đình mồm mép tép nhảy nhưng tâm hồn rất đỗi thơ ngây. Gia Cát tái lai chỉ bịp có một chiêu mà tâm tình lộ tẩy.
Lâm Tố Đình chợt hiểu. Nàng đứng bật dậy, rống bò:
- Huynh đúng là… vừa xấu tướng vừa khó ưa!
Sạt thỏa lòng, Lâm Tố Đình quay mình đuổi theo vì sao rơi. Trăng chông chênh soi lối mòn diệu vợi.
Người bỏ đi có hay chăng người ở lại đang dõi mắt ngóng trông chiếc bóng nàng tha thướt lướt trên đường? Cửu Dương cảm giác bất nhẫn trước sự si tình khổ lụy của Lâm Tố Đình đối với sư huynh.
Gia Cát tái lai ngưng trêu ghẹo, nói với theo:
- Hình như huynh ấy đang ở Tây Hồ!
/67
|