Đầu tháng 10 năm 1662.
Sau khi thi thể của Mẫn Mẫn được chôn cất xong xuôi, Minh Thượng phò mã và An đích phúc tấn mới bớt mối thương cảm mà trở về đại mạc. Trên đường hồi hương, phò mã ngồi trên yên ngựa, mắt trông lên cao. Bỗng ở góc trời tây bắc xuất hiện một ngôi sao chổi rất lớn. Khâm thiên giám khuyên phò mã không nên tiếp tục cuộc hành trình bởi sao chổi xuất hiện là ám chỉ hiện tượng hung hiểm, mưu sự binh đao có nguy cơ đổi thay.
Minh Thượng phò mã nghe vậy tức thì nghĩ đến việc phục hận cho cái chết bất đắc kỳ tử của muội muội mình. Do lòng thù hằn sâu sắc với nhóm tam mệnh đại thần, phò mã đã không nghe lời Cửu Dương khuyên răn, thời cơ chưa đến, kỵ binh chưa huấn luyện thành thạo đã mang phong thư ra công cáo thiên hạ.
Dương Tiêu Phong lúc bấy giờ đương ở trong phủ đệ, khi hay tin gương mặt không giấu vẻ sửng sốt. Tuy vậy, vì biết đồng minh mình lỡ phóng lao, Phủ Viễn tướng quân đành nhắm mắt theo lao, tối hôm đó bèn vào cung tâu lên thái hoàng thái hậu.
Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang bất đắc dĩ liền bảo Khang Hi lập tức hạ chỉ sai Khang thân vương đem ngự lâm binh tới tỉnh Tuyền Châu bắt Trịnh Chi Long cùng toàn thể gia quyến. Lại nữa bà sợ giữa đường có kẻ cướp, lại phái Tô Khất và một toán ngự tiền thị vệ dũng sĩ đi theo kèm giữ, giam Trịnh Chi Long vào công đường của hình bộ.
Tiếp theo đó là một đạo thánh chỉ hạ xuống. Thái hoàng thái hậu sai Lưu tướng quốc, Đổng trung đường, phó tướng Mai Lặc Chương Kinh dùng nghiêm hình thẩm vấn. Trịnh Chi Long không chịu nổi trọng hình đành nhất nhất cung khai những tội ác năm xưa, khi ông đã từng là thủ lĩnh của băng cướp biển hoạt động mạnh ở vùng bờ biển Hoa Nam.
Lưu tướng quốc truyền cho quân lính cùm chân xích tay họ Trịnh, tống vào nhà lao, rồi đem hết bản khẩu cung tâu lên.
Dương Tiêu Phong đến xem bản cung, triệu Tô Khất vào bàn định mọi việc.
Tô Khất tâu:
- Kẻ gian thần chuyên quyền đại nghịch như Trịnh Chi Long cần phải nghiêm hình trừng trị!
Thêm vào đó, tuần phủ Phúc Kiến Đồng Quốc Khí đến tâu rằng:
- Trịnh Chi Long cùng con trai là Trịnh Thành Công lén lút liên lạc cá nhân, với chủ trương phản triều đình hòng phục hồi hoàng triều Minh quốc…
Rốt cuộc, hội nghị đại thần nghị chính vương quyết định nghị luận, ghép Trịnh Chi Long tội danh tư thông bên ngoài, đày cả nhà tử tội đến Ninh Cổ Tháp chờ xử tử.
Đạo thánh chỉ bản án vừa hạ xuống, Tô Khất tới ngay nha môn bộ hình cho lôi phạm nhân từ đại lao ra kiểm nghiệm lại xem có phải đích thân y không rồi mới tuyên đọc thánh chỉ:
- Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết…
Trịnh Chi Long ngước mặt lên phía trên, không những không oán trách Thanh triều mà còn lạy tạ thánh ân, đôi mắt nhỏ lệ như mưa.
---oo0oo---
Cuối tháng 10 năm 1662.
Khang Hi hạ lệnh chém đầu Trịnh Chi Long cùng thân tộc tại Sài Thị ở kinh sư. Năm đó ông cũng gần sáu mươi tuổi.
Phụ chính đại thần Tô Khắc Táp Cáp tới phủ tướng báo tin với Ngao Bái và Át Tất Long về cái chết bất thình lình của Trịnh Chi Long. Cả ba người nhìn nhau chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao cả.
Ngày Trịnh Chi Long qua đời, Cửu Dương nghe tin thì biết Minh Thượng phò mã đã dùng chứng cớ buộc tội ông, lòng không biết nên buồn hay nên vui. Cửu Dương hẳn nhiên là cảm nhận được phò mã rất có năng lực, lại không ngờ rằng y có năng lực đến mức này. Kế hoạch chỉ mới vẽ ra không được bao lâu, y đã sớm làm xong, còn rất gọn gàng tươm tất.
---oo0oo---
Đầu tháng 11 năm 1662.
Nhận được tin tức xấu gởi đến từ Trung Nguyên, phụ thân qua đời một cách không minh bạch, Trịnh Thành Công dù năm xưa quyết chí nuôi binh mã phục Minh, tuyệt nhiên không đứng cùng chiến tuyến với cha nhưng vì lòng căm phẫn thành phần ngoại tộc Mãn Châu đã xua binh tấn công kinh thành. Âu cũng là do quan niệm một giọt máu đào hơn ao nước lã, tình thân tộc dù gì cũng mạnh hơn hẳn quan niệm quốc gia.
(Cớ nhưng sau này vì sự tình mâu thuẫn xảy ra giữa Dương Tiêu Phong và Khang Hi hoàng đế, tên tuổi của cả dòng họ Tế Nhĩ Ha Lãng bị xóa hẳn trong sử sách, trận chiến này do vậy đã không được ghi chép lại mà chỉ được tuyên truyền trong dân gian.)
Lại nói về cuộc chiến tranh…
Thời khắc thư hùng quyết đấu. Thình! Thình! Thình! Tiếng trống trận uy phong vang vang càng lúc càng mau. Từng thanh âm gióng lên, vọng ra tứ bề, khuấy động trái tim của mỗi binh sĩ trên chiến trường không khác gì quỷ chú đòi mạng.
Không trung lúc này mây đen vần vũ, sấm sét ầm ĩ chớp nhanh, rạch bầu trời ngang dọc thành nhiều mảnh. Trịnh Thành Công dẫn đại quân đi thuyền xuất phát từ đảo Đài Loan hướng vào kinh thành.
Đứng trên thuyền chỉ huy, Trịnh Thành Công biên chế binh lính thành hai thê đội, bản thân chỉ huy thê đội thứ nhất gồm ba vạn người, một trăm hai mươi chiến thuyền tiến thẳng vào kinh đô. Số chiến thuyền còn lại đi xuống hướng nam tiến quân với tốc độ cực nhanh, vòng lên để đánh bọc hậu.
Trịnh Thành Công nắm rất vững khí hậu, thời tiết và đường hàng hải nên quân đội hành quân rất thuận lợi. Sau một ngày đêm, thuyền đã đến nơi.
Cửa khẩu Thiên Tân rộng khoảng một dặm. Đó là con đường hàng hải để đi vào các sông nội địa và cũng là cửa hải quan nhằm vận chuyển áp phiện. Tại phía nam cũng có một con đường hàng hải tương tự do một số quân sĩ của Ngao Bái đóng giữ thành thử rất khó đi qua những nơi đó.
Lúc bấy giờ tổng số quân trú đóng tại kinh thành chủ yếu đóng tại Thiên Tân nhưng vì mệnh lệnh của tam mệnh đại thần đã đổ dồn đi tác chiến, bỏ lại kho thuốc phiện với vài ngàn quân coi giữ.
Quân Ngao Bái cho rằng tại cửa hải quan phía nam đá ngầm rất nhiều, dẫn tới từ trước đã có thuyền chìm ở đó gây ách tắc việc qua lại của tàu chiến. Hơn nữa nước ở đó nông cạn, không thuận cho việc hành quân của binh lính thủy chiến của Trịnh Thành Công vì quân Trịnh không quen địa hình hiểm trở. Do vậy mà quân Ngao Bái lơ là canh phòng phía nam. Trịnh Thành Công nắm bắt được sơ hở này, quyết tâm đột nhập.
Tháng 11 năm 1662, Trịnh Thành Công lợi dụng nước triều buổi sớm đang dâng cao, nhờ Hà Bân làm hoa tiêu đưa chiến thuyền đi vòng qua pháo đào địch, nhanh chóng tiến vào nội hải, sau đó lập tức cho quân đổ bộ lên đất liền.
Theo như phân công, quân chủ lực của Trịnh Thành Công đổ bộ lên cảng, tiến thẳng đến lực lượng quân Ngao Bái mà đánh. Một cánh quân khác của Trịnh Thành Công đánh từ hướng nam lên nhằm bảo đảm cho quân chủ lực đổ bộ an toàn.
Dương Tiêu Phong di chuyển dân chúng vùng ven biển vào nội địa trong khi Ngao Bái tăng cường quân số bảo vệ vùng ven biển.
Ngao Bái ra lệnh cho Tịnh Nam vương Cảnh Kế Mậu đưa quân đến bảo vệ kinh thành, đồng thời bổ nhiệm Lạc Thác làm An Nam tướng quân phụng mệnh đi đánh dẹp Trịnh Thành Công.
---oo0oo---
Binh sĩ của Ngao Bái ngoảnh đầu nhìn xa xa ngoài hải lí, thấy hướng đông nam đang giương cao một cây cờ soái màu đen, trên đề chữ Minh màu trắng, lệch về phía nam là một cây đại bạch kỳ khác thêu chữ Trịnh màu đỏ đang nhe nanh múa vuốt. Cả hai đều bay phần phật trong gió. Hai cây đại kỳ này vượt lên tất cả những chiến kỳ khác chừng nửa trượng.
Quân Thanh ai cũng biết hai chữ đó đại diện cho mãnh tướng trứ danh Trịnh Thành Công, một dũng sỹ quyền khuynh thiên hạ ở đảo Đài Loan. Người mà năm xưa khi rời bỏ Trung Nguyên đã từng tuyên thệ phục hồi hoàng triều Hán thất.
Trịnh Thành Công chỉ huy chiến hạm xông vào trận địa quân địch. Binh lính của Trịnh Thành Công đổ bộ xuống đất liền, vừa chạy vừa nhất tề hét vang khiến cho quân sĩ giàu kinh nghiệm trận mạc của Ngao Bái cũng phải chấn động màng nhĩ.
Trên bình nguyên mênh mang bên ngoài thành, tinh kỳ của Ngao Bái rờm rợp như biển, tầng tầng binh mã sát khí ngút trời lặng lẽ chờ thời khắc quyết chiến.
Đợi địch quân đến gần, lính của Ngao Bái xông thẳng ra phía trước hăng hái tác chiến, tay huơ cờ hiệu rồng vàng được thêu trên nền vải đỏ thẫm diễu võ dương oai ở ba trượng trên cao.
Đôi bên giáp chiến, tình thế phức tạp. Bóng đao bóng kiếm, tiếng la tiếng hét vang trời nhấn chìm cả tiếng động phát ra từ trên cao.
Độ chừng ba canh giờ sau, trước tình hình nguy cấp, quân trú phòng của Ngao Bái quyết định cố thủ chặt chẽ. Đồng thời Ngao Bái phái bốn chiến hạm phản công vào bên sườn quân Trịnh. Quân Thanh còn lấy thân mình kết thành tường chắn, liều chết kháng cự, đổ máu tươi giữ lấy từng tấc đất, ngăn chặn địch nhân chọc qua lỗ hổng tràn vào như nước triều.
Trên đất liền, quân đội Trịnh Thành Công đã chia ra làm hai bộ phận từ sớm, cả hai đều hướng về khu vực kinh thành nhằm trấn áp quân của Ngao Bái ở đó.
Vị tướng thân cận của Trịnh Thành Công là Trần Bàng đích thân chỉ huy quân chủ lực tổng tấn công quân Bát Kỳ.
Trong trận chiến đầu tiên, quân Trần Bàng bắn bị thương ba chiến hạm địch, chỉ có một chiếc chạy thoát. Trên đất liền, Trần Bàng còn đưa đại quân phản công chính diện. Ngoài ra còn một ngàn kị binh vòng ra phía sau giáp công. Đại quân và kị binh của Trần Bàng ngay lập tức đánh tan một phần tư quân đội của Ngao Bái đang trên đường tiến công.
Ngày hôm sau.
Nhân lúc nhân mã của Ngao Bái đang chống trả đại binh đến từ hải đảo, từng đoàn thiết giáp quân được phó tướng Mai Lặc Chương Kinh chỉ huy thừa cơ hội phóng hỏa thiêu hủy kho thuốc phiện tại Thiên Tân. Tô Khất cùng binh lính đốt tàu nha phiến, và đốt hơn hai vạn thùng thuốc phiện của thương nhân Anh.
Trong Tử Cấm Thành, Tân Nguyên cách cách dìu thái hoàng thái hậu Hiếu Trang bước lên gác lâu. Đứng song song ở đó, hai người nhìn thấy ngoại thành ngùn ngụt khói cuộn, rừng rực lửa cháy, màu đen u ám tràn ngập khoảng không trải dài hàng chục dặm. Tuy rằng thời khắc lúc ấy là đương ngọ, mặt trời mùa thu còn lơ lửng trên cao nhưng dưới màn khói đen dày đặc, cả vùng đất đều vô quang hôn ám.
Rồi để thi hành triệt để việc cấm buôn bán nha phiến, Phủ Viễn tướng quân đích thân dẫn đoàn binh Chính Bạch Kỳ tới những tiệm thuốc bắc ở Quảng Châu, sai tịch thu gần hai ngàn tẩu thuốc và hủy trên mười ngàn lạng thuốc phiện.
Dương Tiêu Phong lại điều tra biết được bọn buôn lậu là ai, và số thuốc vừa được thương nhân Anh chở tới liền sai xây dựng công trình phòng thủ bờ biển, đem nhiều quân tới đóng.
Thêm vào đó, Dương Tiêu Phong viết cho lãnh sự Anh một bức thư, buộc nội trong ba ngày phải tuyệt đối trình hết số lượng nha phiến mà thương nhân Anh tích trữ ở Trung Nguyên, trong thư chứa đầy hàm ý trách cứ bọn con buôn đã lợi dụng lòng nhân từ của triều đình cho họ làm ăn dễ dàng mà đầu độc những người dân vô tội.
Bọn con buôn không tuân lệnh. Dương Tiêu Phong đem quân tới bức. Họ vì bảo toàn mạng sống, bất đắc dĩ phải nộp phân nửa số thùng thuốc dự trữ. Dương Tiêu Phong biết là chưa đủ số, tức khắc đuổi thương nhân các nước ra khỏi quan ải, chờ họ dời đi chỗ khác rồi mới bắt giam hết các người làm công của Anh, mấy ngày sau lại đem binh vây thương quán Anh quốc.
Lãnh sự Anh muốn cho êm chuyện đành khuyên các thương nhân nộp toàn bộ số thuốc phiện, hết thảy được hơn ba mươi ngàn thùng, nặng tới một tấn, trị giá gần sáu ngàn vạn đồng bạc Euro, một đơn vị tiền tệ của liên minh châu Âu.
Dương Tiêu Phong tự tay xem xét từng thùng trước khi đốt bỏ hết và đổ xuống biển Hoa Đông, rồi viết cáo thị cảnh cáo thương nhân các nước biết nếu về sau thuyền buôn nào vào bến mà chở thuốc phiện thì hàng hóa bị sung công, người bị tội chết.
Thương nhân các nước đọc cáo thị, giận đến tái cả mặt mày nhưng tất cả đều tuân theo, ngoại trừ Anh quốc. Chẳng những không đồng ý, mười ngày sau có một chiếc tàu Anh ghé Hương Cảng, nhóm thủy thủ người Anh lên bờ say rượu, ẩu đả và bắn chết năm binh sĩ trong đoàn binh Chính Bạch Kỳ. Dương Tiêu Phong nghe tin, tức tối yêu cầu người Anh giao nộp hung thủ để xử tử vì nói là “sát nhân thì phải thường mạng…” Lãnh sự Anh không chịu, cử người mang tới phủ đệ nộp năm mươi Anh bảng để đền bù năm mạng người rồi thôi.
Dương Tiêu Phong ném số ngân lượng ra khỏi phủ, hạ lệnh cấm người Anh buôn bán ở Trung Nguyên, không cho tàu Anh nhập cảng nữa.
Anh quốc phản ứng lại.
Cuối thu năm 1662, mười lăm chiến thuyền Anh chở hơn mười ngàn quân tới Áo Môn chuẩn bị khai chiến.
---oo0oo---
Lại nói về cuộc chiến tranh giữ Ngao Bái và Trịnh Thành Công…
Sau hai mươi ngày quyết đấu sinh tử, quân của Ngao Bái vẫn cố thủ, không hề khuất phục. Trịnh Thành Công lập tức cho tập trung toàn bộ lực lượng tiến công nhưng quân Ngao Bái kiên quyết chiến đấu đến cùng thành ra Trịnh Thành Công quyết định sử dụng chiến thuật vây hãm, cắt đứt toàn bộ chi viện ở các nơi, đợi quân Bát Kỳ sức cùng lực kiệt phải đầu hàng.
Không ngờ đến thời điểm khắc nghiệt nhất, lúc đang đánh nhau quyết liệt thì mây trời vần vũ, gió biển nổi lên, mưa trút xuống ào ào như thác lũ, gió bão rất to khiến cho phân nửa số quân của Trịnh Thành Công không quen địa hình bị đánh bật trở ra ngoài khơi.
Còn lại Trịnh Thành Công và phân nửa số lượng quân sĩ, Ngao Bái bèn cử tướng Đạt Tố, tổng đốc Mân Triết Lý Soái Thái đưa quân xuất phát từ Chương Châu và Đông An mang quân tiến đánh. Trịnh Thành Công cùng Trần Bàng, Chu Toàn Bân, Trần Huy, Hoàng Đình, Chu Thụy, Trần Nhiêu Sách chống trả. Quân Thanh đi từ Chương Châu đến thẳng kinh thành. Hai bên lại giao chiến.
Quân đội Bát Kỳ Mãn Châu lặng lẽ bọc Trịnh Thành Công và một đoàn tướng sĩ vào giữa. Trịnh Thành Công thấy rõ tình hình rất khó khăn, không còn dễ dàng hành động như trước nữa. Nhưng xưa nay họ Trịnh rất chiếu cố quân sĩ, lúc này binh lính biết gặp phải đại kình địch, Ngao Bái quả thật lợi hại, trong lòng đều có ý lấy cái chết để bảo hộ huyết mạch của Trịnh gia.
Tướng của Trịnh Thành Công là Chu Thụy và Trần Nhiêu Sách bị tử trận. Quân Thanh ép sát, chiếm được chiến thuyền của Trần Huy buộc Trần Huy phải đốt cháy thuyền của mình. Lúc ấy số lương thực mang theo từ hải đảo ngày càng vơi đi, tình hình khó khăn đang ngày càng đè nặng. Quân Trịnh đại bại, tuy nhiên Trịnh Thành Công vẫn bình tĩnh quyết đoán, quyết định ngay tối hôm đó phải lựa theo chiều gió để rút quân. Đông đảo các tướng sĩ đều thuận theo hướng gió thu quân lên thuyền lướt sóng trở về.
Cũng vào thời điểm cuối thu năm 1662, do sức cùng lực kiệt nên Trịnh Thành Công rút quân đội ra khỏi Trung Nguyên. Sự kiện này đánh dấu kết thúc phong trào phản Thanh phục Minh ở hải đảo.
Khi trở về Đài Loan, Trịnh Thành Công trong lòng vừa buồn vừa hận liền lâm bệnh nặng, không lâu sau qua đời, trước phút lâm chung đã gào lên “ta không còn mặt mũi nào nhìn tiên đế dưới suối vàng nữa” rồi lấy tay cào nát mặt mà chết.
---oo0oo---
Ngao Bái thắng trận khải hoàn, trở về phủ mới hay tin kho thuốc phiện bị hủy. Lòng sực hiểu Dương Tiêu Phong muốn mượn binh lực của Tây phương và quân Trịnh để triệt hạ quân đội Bát Kỳ Mãn Châu của mình, Ngao Bái liền tập trung Tô Khắc Táp Cáp và Át Tất Long vào phủ bàn bạc. Át Tất Long bảo ba người họ nên đồng lòng xuất kho, tự tiện chủ kiến dâng nộp một khoảng ngân lượng khổng lồ nhằm đền bù số lượng nha phiến đã bị hủy hoại trong cuộc hỏa hoạn. Đế quốc Anh thấy lòng thành khẩn của nhóm tam mệnh đại thần, đồng ý rút binh về. Chiến tranh nha phiến vì vậy đã không xảy ra.
Mùa đông năm 1662, tất cả các con tàu chiến của Anh quốc rời hải phận. Ngao Bái lại có dịp ở yên trong phủ cười nói hả hê.
Minh Thượng phò mã lúc bấy giờ đang ở Mông Cổ, nhận tin Trịnh Thành Công hạ lệnh rút quân, Anh quốc cũng cho tàu thủy quay đầu trở về nước còn tên hung tàn Ngao Bái vẫn bình an vô sự thì đùng đùng đứng bật dậy cáu kỉnh đập bàn nghe chát một tiếng.
Sau khi thi thể của Mẫn Mẫn được chôn cất xong xuôi, Minh Thượng phò mã và An đích phúc tấn mới bớt mối thương cảm mà trở về đại mạc. Trên đường hồi hương, phò mã ngồi trên yên ngựa, mắt trông lên cao. Bỗng ở góc trời tây bắc xuất hiện một ngôi sao chổi rất lớn. Khâm thiên giám khuyên phò mã không nên tiếp tục cuộc hành trình bởi sao chổi xuất hiện là ám chỉ hiện tượng hung hiểm, mưu sự binh đao có nguy cơ đổi thay.
Minh Thượng phò mã nghe vậy tức thì nghĩ đến việc phục hận cho cái chết bất đắc kỳ tử của muội muội mình. Do lòng thù hằn sâu sắc với nhóm tam mệnh đại thần, phò mã đã không nghe lời Cửu Dương khuyên răn, thời cơ chưa đến, kỵ binh chưa huấn luyện thành thạo đã mang phong thư ra công cáo thiên hạ.
Dương Tiêu Phong lúc bấy giờ đương ở trong phủ đệ, khi hay tin gương mặt không giấu vẻ sửng sốt. Tuy vậy, vì biết đồng minh mình lỡ phóng lao, Phủ Viễn tướng quân đành nhắm mắt theo lao, tối hôm đó bèn vào cung tâu lên thái hoàng thái hậu.
Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang bất đắc dĩ liền bảo Khang Hi lập tức hạ chỉ sai Khang thân vương đem ngự lâm binh tới tỉnh Tuyền Châu bắt Trịnh Chi Long cùng toàn thể gia quyến. Lại nữa bà sợ giữa đường có kẻ cướp, lại phái Tô Khất và một toán ngự tiền thị vệ dũng sĩ đi theo kèm giữ, giam Trịnh Chi Long vào công đường của hình bộ.
Tiếp theo đó là một đạo thánh chỉ hạ xuống. Thái hoàng thái hậu sai Lưu tướng quốc, Đổng trung đường, phó tướng Mai Lặc Chương Kinh dùng nghiêm hình thẩm vấn. Trịnh Chi Long không chịu nổi trọng hình đành nhất nhất cung khai những tội ác năm xưa, khi ông đã từng là thủ lĩnh của băng cướp biển hoạt động mạnh ở vùng bờ biển Hoa Nam.
Lưu tướng quốc truyền cho quân lính cùm chân xích tay họ Trịnh, tống vào nhà lao, rồi đem hết bản khẩu cung tâu lên.
Dương Tiêu Phong đến xem bản cung, triệu Tô Khất vào bàn định mọi việc.
Tô Khất tâu:
- Kẻ gian thần chuyên quyền đại nghịch như Trịnh Chi Long cần phải nghiêm hình trừng trị!
Thêm vào đó, tuần phủ Phúc Kiến Đồng Quốc Khí đến tâu rằng:
- Trịnh Chi Long cùng con trai là Trịnh Thành Công lén lút liên lạc cá nhân, với chủ trương phản triều đình hòng phục hồi hoàng triều Minh quốc…
Rốt cuộc, hội nghị đại thần nghị chính vương quyết định nghị luận, ghép Trịnh Chi Long tội danh tư thông bên ngoài, đày cả nhà tử tội đến Ninh Cổ Tháp chờ xử tử.
Đạo thánh chỉ bản án vừa hạ xuống, Tô Khất tới ngay nha môn bộ hình cho lôi phạm nhân từ đại lao ra kiểm nghiệm lại xem có phải đích thân y không rồi mới tuyên đọc thánh chỉ:
- Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết…
Trịnh Chi Long ngước mặt lên phía trên, không những không oán trách Thanh triều mà còn lạy tạ thánh ân, đôi mắt nhỏ lệ như mưa.
---oo0oo---
Cuối tháng 10 năm 1662.
Khang Hi hạ lệnh chém đầu Trịnh Chi Long cùng thân tộc tại Sài Thị ở kinh sư. Năm đó ông cũng gần sáu mươi tuổi.
Phụ chính đại thần Tô Khắc Táp Cáp tới phủ tướng báo tin với Ngao Bái và Át Tất Long về cái chết bất thình lình của Trịnh Chi Long. Cả ba người nhìn nhau chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao cả.
Ngày Trịnh Chi Long qua đời, Cửu Dương nghe tin thì biết Minh Thượng phò mã đã dùng chứng cớ buộc tội ông, lòng không biết nên buồn hay nên vui. Cửu Dương hẳn nhiên là cảm nhận được phò mã rất có năng lực, lại không ngờ rằng y có năng lực đến mức này. Kế hoạch chỉ mới vẽ ra không được bao lâu, y đã sớm làm xong, còn rất gọn gàng tươm tất.
---oo0oo---
Đầu tháng 11 năm 1662.
Nhận được tin tức xấu gởi đến từ Trung Nguyên, phụ thân qua đời một cách không minh bạch, Trịnh Thành Công dù năm xưa quyết chí nuôi binh mã phục Minh, tuyệt nhiên không đứng cùng chiến tuyến với cha nhưng vì lòng căm phẫn thành phần ngoại tộc Mãn Châu đã xua binh tấn công kinh thành. Âu cũng là do quan niệm một giọt máu đào hơn ao nước lã, tình thân tộc dù gì cũng mạnh hơn hẳn quan niệm quốc gia.
(Cớ nhưng sau này vì sự tình mâu thuẫn xảy ra giữa Dương Tiêu Phong và Khang Hi hoàng đế, tên tuổi của cả dòng họ Tế Nhĩ Ha Lãng bị xóa hẳn trong sử sách, trận chiến này do vậy đã không được ghi chép lại mà chỉ được tuyên truyền trong dân gian.)
Lại nói về cuộc chiến tranh…
Thời khắc thư hùng quyết đấu. Thình! Thình! Thình! Tiếng trống trận uy phong vang vang càng lúc càng mau. Từng thanh âm gióng lên, vọng ra tứ bề, khuấy động trái tim của mỗi binh sĩ trên chiến trường không khác gì quỷ chú đòi mạng.
Không trung lúc này mây đen vần vũ, sấm sét ầm ĩ chớp nhanh, rạch bầu trời ngang dọc thành nhiều mảnh. Trịnh Thành Công dẫn đại quân đi thuyền xuất phát từ đảo Đài Loan hướng vào kinh thành.
Đứng trên thuyền chỉ huy, Trịnh Thành Công biên chế binh lính thành hai thê đội, bản thân chỉ huy thê đội thứ nhất gồm ba vạn người, một trăm hai mươi chiến thuyền tiến thẳng vào kinh đô. Số chiến thuyền còn lại đi xuống hướng nam tiến quân với tốc độ cực nhanh, vòng lên để đánh bọc hậu.
Trịnh Thành Công nắm rất vững khí hậu, thời tiết và đường hàng hải nên quân đội hành quân rất thuận lợi. Sau một ngày đêm, thuyền đã đến nơi.
Cửa khẩu Thiên Tân rộng khoảng một dặm. Đó là con đường hàng hải để đi vào các sông nội địa và cũng là cửa hải quan nhằm vận chuyển áp phiện. Tại phía nam cũng có một con đường hàng hải tương tự do một số quân sĩ của Ngao Bái đóng giữ thành thử rất khó đi qua những nơi đó.
Lúc bấy giờ tổng số quân trú đóng tại kinh thành chủ yếu đóng tại Thiên Tân nhưng vì mệnh lệnh của tam mệnh đại thần đã đổ dồn đi tác chiến, bỏ lại kho thuốc phiện với vài ngàn quân coi giữ.
Quân Ngao Bái cho rằng tại cửa hải quan phía nam đá ngầm rất nhiều, dẫn tới từ trước đã có thuyền chìm ở đó gây ách tắc việc qua lại của tàu chiến. Hơn nữa nước ở đó nông cạn, không thuận cho việc hành quân của binh lính thủy chiến của Trịnh Thành Công vì quân Trịnh không quen địa hình hiểm trở. Do vậy mà quân Ngao Bái lơ là canh phòng phía nam. Trịnh Thành Công nắm bắt được sơ hở này, quyết tâm đột nhập.
Tháng 11 năm 1662, Trịnh Thành Công lợi dụng nước triều buổi sớm đang dâng cao, nhờ Hà Bân làm hoa tiêu đưa chiến thuyền đi vòng qua pháo đào địch, nhanh chóng tiến vào nội hải, sau đó lập tức cho quân đổ bộ lên đất liền.
Theo như phân công, quân chủ lực của Trịnh Thành Công đổ bộ lên cảng, tiến thẳng đến lực lượng quân Ngao Bái mà đánh. Một cánh quân khác của Trịnh Thành Công đánh từ hướng nam lên nhằm bảo đảm cho quân chủ lực đổ bộ an toàn.
Dương Tiêu Phong di chuyển dân chúng vùng ven biển vào nội địa trong khi Ngao Bái tăng cường quân số bảo vệ vùng ven biển.
Ngao Bái ra lệnh cho Tịnh Nam vương Cảnh Kế Mậu đưa quân đến bảo vệ kinh thành, đồng thời bổ nhiệm Lạc Thác làm An Nam tướng quân phụng mệnh đi đánh dẹp Trịnh Thành Công.
---oo0oo---
Binh sĩ của Ngao Bái ngoảnh đầu nhìn xa xa ngoài hải lí, thấy hướng đông nam đang giương cao một cây cờ soái màu đen, trên đề chữ Minh màu trắng, lệch về phía nam là một cây đại bạch kỳ khác thêu chữ Trịnh màu đỏ đang nhe nanh múa vuốt. Cả hai đều bay phần phật trong gió. Hai cây đại kỳ này vượt lên tất cả những chiến kỳ khác chừng nửa trượng.
Quân Thanh ai cũng biết hai chữ đó đại diện cho mãnh tướng trứ danh Trịnh Thành Công, một dũng sỹ quyền khuynh thiên hạ ở đảo Đài Loan. Người mà năm xưa khi rời bỏ Trung Nguyên đã từng tuyên thệ phục hồi hoàng triều Hán thất.
Trịnh Thành Công chỉ huy chiến hạm xông vào trận địa quân địch. Binh lính của Trịnh Thành Công đổ bộ xuống đất liền, vừa chạy vừa nhất tề hét vang khiến cho quân sĩ giàu kinh nghiệm trận mạc của Ngao Bái cũng phải chấn động màng nhĩ.
Trên bình nguyên mênh mang bên ngoài thành, tinh kỳ của Ngao Bái rờm rợp như biển, tầng tầng binh mã sát khí ngút trời lặng lẽ chờ thời khắc quyết chiến.
Đợi địch quân đến gần, lính của Ngao Bái xông thẳng ra phía trước hăng hái tác chiến, tay huơ cờ hiệu rồng vàng được thêu trên nền vải đỏ thẫm diễu võ dương oai ở ba trượng trên cao.
Đôi bên giáp chiến, tình thế phức tạp. Bóng đao bóng kiếm, tiếng la tiếng hét vang trời nhấn chìm cả tiếng động phát ra từ trên cao.
Độ chừng ba canh giờ sau, trước tình hình nguy cấp, quân trú phòng của Ngao Bái quyết định cố thủ chặt chẽ. Đồng thời Ngao Bái phái bốn chiến hạm phản công vào bên sườn quân Trịnh. Quân Thanh còn lấy thân mình kết thành tường chắn, liều chết kháng cự, đổ máu tươi giữ lấy từng tấc đất, ngăn chặn địch nhân chọc qua lỗ hổng tràn vào như nước triều.
Trên đất liền, quân đội Trịnh Thành Công đã chia ra làm hai bộ phận từ sớm, cả hai đều hướng về khu vực kinh thành nhằm trấn áp quân của Ngao Bái ở đó.
Vị tướng thân cận của Trịnh Thành Công là Trần Bàng đích thân chỉ huy quân chủ lực tổng tấn công quân Bát Kỳ.
Trong trận chiến đầu tiên, quân Trần Bàng bắn bị thương ba chiến hạm địch, chỉ có một chiếc chạy thoát. Trên đất liền, Trần Bàng còn đưa đại quân phản công chính diện. Ngoài ra còn một ngàn kị binh vòng ra phía sau giáp công. Đại quân và kị binh của Trần Bàng ngay lập tức đánh tan một phần tư quân đội của Ngao Bái đang trên đường tiến công.
Ngày hôm sau.
Nhân lúc nhân mã của Ngao Bái đang chống trả đại binh đến từ hải đảo, từng đoàn thiết giáp quân được phó tướng Mai Lặc Chương Kinh chỉ huy thừa cơ hội phóng hỏa thiêu hủy kho thuốc phiện tại Thiên Tân. Tô Khất cùng binh lính đốt tàu nha phiến, và đốt hơn hai vạn thùng thuốc phiện của thương nhân Anh.
Trong Tử Cấm Thành, Tân Nguyên cách cách dìu thái hoàng thái hậu Hiếu Trang bước lên gác lâu. Đứng song song ở đó, hai người nhìn thấy ngoại thành ngùn ngụt khói cuộn, rừng rực lửa cháy, màu đen u ám tràn ngập khoảng không trải dài hàng chục dặm. Tuy rằng thời khắc lúc ấy là đương ngọ, mặt trời mùa thu còn lơ lửng trên cao nhưng dưới màn khói đen dày đặc, cả vùng đất đều vô quang hôn ám.
Rồi để thi hành triệt để việc cấm buôn bán nha phiến, Phủ Viễn tướng quân đích thân dẫn đoàn binh Chính Bạch Kỳ tới những tiệm thuốc bắc ở Quảng Châu, sai tịch thu gần hai ngàn tẩu thuốc và hủy trên mười ngàn lạng thuốc phiện.
Dương Tiêu Phong lại điều tra biết được bọn buôn lậu là ai, và số thuốc vừa được thương nhân Anh chở tới liền sai xây dựng công trình phòng thủ bờ biển, đem nhiều quân tới đóng.
Thêm vào đó, Dương Tiêu Phong viết cho lãnh sự Anh một bức thư, buộc nội trong ba ngày phải tuyệt đối trình hết số lượng nha phiến mà thương nhân Anh tích trữ ở Trung Nguyên, trong thư chứa đầy hàm ý trách cứ bọn con buôn đã lợi dụng lòng nhân từ của triều đình cho họ làm ăn dễ dàng mà đầu độc những người dân vô tội.
Bọn con buôn không tuân lệnh. Dương Tiêu Phong đem quân tới bức. Họ vì bảo toàn mạng sống, bất đắc dĩ phải nộp phân nửa số thùng thuốc dự trữ. Dương Tiêu Phong biết là chưa đủ số, tức khắc đuổi thương nhân các nước ra khỏi quan ải, chờ họ dời đi chỗ khác rồi mới bắt giam hết các người làm công của Anh, mấy ngày sau lại đem binh vây thương quán Anh quốc.
Lãnh sự Anh muốn cho êm chuyện đành khuyên các thương nhân nộp toàn bộ số thuốc phiện, hết thảy được hơn ba mươi ngàn thùng, nặng tới một tấn, trị giá gần sáu ngàn vạn đồng bạc Euro, một đơn vị tiền tệ của liên minh châu Âu.
Dương Tiêu Phong tự tay xem xét từng thùng trước khi đốt bỏ hết và đổ xuống biển Hoa Đông, rồi viết cáo thị cảnh cáo thương nhân các nước biết nếu về sau thuyền buôn nào vào bến mà chở thuốc phiện thì hàng hóa bị sung công, người bị tội chết.
Thương nhân các nước đọc cáo thị, giận đến tái cả mặt mày nhưng tất cả đều tuân theo, ngoại trừ Anh quốc. Chẳng những không đồng ý, mười ngày sau có một chiếc tàu Anh ghé Hương Cảng, nhóm thủy thủ người Anh lên bờ say rượu, ẩu đả và bắn chết năm binh sĩ trong đoàn binh Chính Bạch Kỳ. Dương Tiêu Phong nghe tin, tức tối yêu cầu người Anh giao nộp hung thủ để xử tử vì nói là “sát nhân thì phải thường mạng…” Lãnh sự Anh không chịu, cử người mang tới phủ đệ nộp năm mươi Anh bảng để đền bù năm mạng người rồi thôi.
Dương Tiêu Phong ném số ngân lượng ra khỏi phủ, hạ lệnh cấm người Anh buôn bán ở Trung Nguyên, không cho tàu Anh nhập cảng nữa.
Anh quốc phản ứng lại.
Cuối thu năm 1662, mười lăm chiến thuyền Anh chở hơn mười ngàn quân tới Áo Môn chuẩn bị khai chiến.
---oo0oo---
Lại nói về cuộc chiến tranh giữ Ngao Bái và Trịnh Thành Công…
Sau hai mươi ngày quyết đấu sinh tử, quân của Ngao Bái vẫn cố thủ, không hề khuất phục. Trịnh Thành Công lập tức cho tập trung toàn bộ lực lượng tiến công nhưng quân Ngao Bái kiên quyết chiến đấu đến cùng thành ra Trịnh Thành Công quyết định sử dụng chiến thuật vây hãm, cắt đứt toàn bộ chi viện ở các nơi, đợi quân Bát Kỳ sức cùng lực kiệt phải đầu hàng.
Không ngờ đến thời điểm khắc nghiệt nhất, lúc đang đánh nhau quyết liệt thì mây trời vần vũ, gió biển nổi lên, mưa trút xuống ào ào như thác lũ, gió bão rất to khiến cho phân nửa số quân của Trịnh Thành Công không quen địa hình bị đánh bật trở ra ngoài khơi.
Còn lại Trịnh Thành Công và phân nửa số lượng quân sĩ, Ngao Bái bèn cử tướng Đạt Tố, tổng đốc Mân Triết Lý Soái Thái đưa quân xuất phát từ Chương Châu và Đông An mang quân tiến đánh. Trịnh Thành Công cùng Trần Bàng, Chu Toàn Bân, Trần Huy, Hoàng Đình, Chu Thụy, Trần Nhiêu Sách chống trả. Quân Thanh đi từ Chương Châu đến thẳng kinh thành. Hai bên lại giao chiến.
Quân đội Bát Kỳ Mãn Châu lặng lẽ bọc Trịnh Thành Công và một đoàn tướng sĩ vào giữa. Trịnh Thành Công thấy rõ tình hình rất khó khăn, không còn dễ dàng hành động như trước nữa. Nhưng xưa nay họ Trịnh rất chiếu cố quân sĩ, lúc này binh lính biết gặp phải đại kình địch, Ngao Bái quả thật lợi hại, trong lòng đều có ý lấy cái chết để bảo hộ huyết mạch của Trịnh gia.
Tướng của Trịnh Thành Công là Chu Thụy và Trần Nhiêu Sách bị tử trận. Quân Thanh ép sát, chiếm được chiến thuyền của Trần Huy buộc Trần Huy phải đốt cháy thuyền của mình. Lúc ấy số lương thực mang theo từ hải đảo ngày càng vơi đi, tình hình khó khăn đang ngày càng đè nặng. Quân Trịnh đại bại, tuy nhiên Trịnh Thành Công vẫn bình tĩnh quyết đoán, quyết định ngay tối hôm đó phải lựa theo chiều gió để rút quân. Đông đảo các tướng sĩ đều thuận theo hướng gió thu quân lên thuyền lướt sóng trở về.
Cũng vào thời điểm cuối thu năm 1662, do sức cùng lực kiệt nên Trịnh Thành Công rút quân đội ra khỏi Trung Nguyên. Sự kiện này đánh dấu kết thúc phong trào phản Thanh phục Minh ở hải đảo.
Khi trở về Đài Loan, Trịnh Thành Công trong lòng vừa buồn vừa hận liền lâm bệnh nặng, không lâu sau qua đời, trước phút lâm chung đã gào lên “ta không còn mặt mũi nào nhìn tiên đế dưới suối vàng nữa” rồi lấy tay cào nát mặt mà chết.
---oo0oo---
Ngao Bái thắng trận khải hoàn, trở về phủ mới hay tin kho thuốc phiện bị hủy. Lòng sực hiểu Dương Tiêu Phong muốn mượn binh lực của Tây phương và quân Trịnh để triệt hạ quân đội Bát Kỳ Mãn Châu của mình, Ngao Bái liền tập trung Tô Khắc Táp Cáp và Át Tất Long vào phủ bàn bạc. Át Tất Long bảo ba người họ nên đồng lòng xuất kho, tự tiện chủ kiến dâng nộp một khoảng ngân lượng khổng lồ nhằm đền bù số lượng nha phiến đã bị hủy hoại trong cuộc hỏa hoạn. Đế quốc Anh thấy lòng thành khẩn của nhóm tam mệnh đại thần, đồng ý rút binh về. Chiến tranh nha phiến vì vậy đã không xảy ra.
Mùa đông năm 1662, tất cả các con tàu chiến của Anh quốc rời hải phận. Ngao Bái lại có dịp ở yên trong phủ cười nói hả hê.
Minh Thượng phò mã lúc bấy giờ đang ở Mông Cổ, nhận tin Trịnh Thành Công hạ lệnh rút quân, Anh quốc cũng cho tàu thủy quay đầu trở về nước còn tên hung tàn Ngao Bái vẫn bình an vô sự thì đùng đùng đứng bật dậy cáu kỉnh đập bàn nghe chát một tiếng.
/136
|