Về nước đã lâu nhưng Bảy Dĩ chưa dám trở về thăm vợ. Biết bao lần đi qua cửa nhà mình, Dĩ lấm lét nhìn ngôi biệt thự xinh xắn với những ô cửa màu xanh, giàn hoa đăng tiêu nở đầy hoa, cái ban công nhỏ với hàng song sắt mang những nét trang trí uốn lượn độc đáo. Cái tổ ấm thân yêu này gắn với thời trai trẻ của y biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp Ngôi nhà vẫn trang nhã duyên dáng như xưa bất chấp mọi đổi thay của thời cuộc.
Dĩ đã xa nó mười năm rồi. Những năm đầu y còn viết thư cho Khánh Chi. Nhưng sau khi nghe tin đứa con dị tật duy nhất bị chết vì khối u trên thái dương phát triển thì y vô cùng thất vọng. Kể từ đó thì chắc gì Chi còn chịu sống độc thân chờ Dĩ nữa. Mặt khác, vì nguyên tắc hoạt động bí mật không cho phép y tùy tiện xuất đầu lộ diện ngay cả với vợ. Đã nhiều lần lảng vảng qua cửa, nhưng thường vào buổi chiều tối, cố ý xem có thấy Khánh Chi xuất hiện trên ban công không. Nhưng chưa lần nào Dĩ gặp may. Còn dò hỏi những người xung quanh thì y chưa dám mạo hiểm.
Tối nay y quyết định thâm nhập ngôi nhà để bí mật kiểm tra nội tình. Chờ trời tối hẳn Dĩ mới lén lút như một tên ăn cắp lần đến trước cổng. Cửa khóa, tầng trệt tối om, chỉ có những buồng trên lầu là sáng ánh đèn. Y chờ đợi hình dáng người thiếu phụ cô đơn đẹp như huyền thoại in bóng trên tấm rèm cửa sổ trắng như tuyết... Nhưng mười phút trôi qua mà tất cả đều vắng lặng cả âm thanh lẫn đường nét. Y tưởng tượng ra tấm thân óng ả, chắc lẳn và thơm phức của Khánh Chi... một nỗi nhớ cồn cào thúc đẩy y liều lĩnh hành động. Dĩ đến cổng đẩy nhẹ mảnh tôn hình chữ nhật bằng bàn tay trên cánh, ghé mắt nhìn vào bên trong. Con chó béc-giê to như con báo gấm vẫn còn nhận ra cái hơi quen thuộc của chủ cũ. Nó đứng dậy ghếch mũi hít hít, ve vẩy đuối, rung rung dậy xích làm chiếc lục lặc nhỏ kêu leng keng. Con chó mừng rỡ rít lên ư ử biểu thị nỗi vui chào đón.
Liếc quanh thấy vắng người. Dĩ nhẹ nhàng đu mình leo qua cánh cổng rất nhẹ nhàng. Y chạy lại vuốt ve con chó mác-nô tí chút rồi đi về phía cửa ga-ra. Y thấy chiếc hon-đa lạ dựng dưới lùm cây. Một nỗi hoài nghi lan tỏa khắp người y. Có thể người đàn bà đẹp không đủ kiên định chờ chồng đã tìm được một người đàn ông khác. Y không dám gõ cửa mà quyết định leo theo đường ống máng lên ban công lầu trên. Y thuộc lòng tòa nhà của mình nên công việc trót lọt nhẹ nhàng. Y nhìn qua khe tấn màn che cửa và được chứng kiến một cảnh tượng đau xót. Trên giường ngủ của y trước đây, một cặp trai gái đang quấn lấy nhau như đôi rắn. Bảy Dĩ uất ức tưởng đến phát điên. Y muốn đập phá tất cả, chém giết hết, thậm chí thế giới này có nổ tung cũng không giải thoát được nỗi căm giận của y. Dĩ rút cây súng giảm thanh ra toan trưng phạt con dâm phụ, gã gian phu, nhưng lý trí kịp giữ y lại. Cặp mắt nảy lửa của Dĩ vẫn bị hút vào trò thác loạn của một cuộc ái ân cuồng nhiệt... Nhưng khì chúng buông nhau ra thì Bảy Dĩ ngạc nhiên nhận ra người đàn bà trong cuộc không phải là Khánh Chi. Vợ y đã bán nhà cho... chủ khác rồi chăng? Nhưng tại sao con mác-nô vẫn ở lại đấy? Sợ người chủ mới mở cửa ra ban công thì có thể xảy ra bất lợi, y vội vàng chuồn thẳng. Đêm hôm đó Dĩ không sao chợp mắt được. Vợ y bán nhà rồi đi đâu? Khi bán Khánh Chi có biết trong nhà còn cất giấu số hàng đắt giá bằng hàng chục ngôi nhà hay không? Liệu chủ mới đã khám phá ra kho hàng của y chưa? Y lấy gì giao cho Warrens theo hợp đồng đã định? Sự lựa chọn hành động của Dĩ lúc này thật không dễ dàng. Dù sao thì y cũng phải lần tới nơi cất giấu của cải để xem còn hay mất.
Mấy bữa sau Dĩ lại quay về nhà theo lối cũ. Tầng trệt vẫn tối om và lầu hai vang lên một điệu nhạc thời trang. Y vòng quanh ngôi nhà, mọi cách bài trí vườn cây chậu cảnh vẫn như xưa, nhưng có lẽ ít người đi lại quét dọn nên lối mòn ngập lá. Mọi cánh cửa đều khoá chặt. Chỉ còn một khả năng quan sát là lặp lại trò leo trèo lên ban công phía trước. Y ngạc nhiên vì đôi trai gái lần này hoàn toàn khác trước. Chúng đang nhảy một điệu sexy lõa thể. Dĩ đang băn khoăn chưa biết ai là chủ mới của ngôi nhà thì Khánh Chi xuất hiện. Cô ta đi vào buồng rất tự nhiên, đến bên bàn rót rượu uống.
- Lẹ lên bay rồi về đi cho chị nghỉ. Hết giờ rồi.
Đôi trai gái mặc quần áo rất nhanh rồi đi ra phía hành lang xuống cầu. thang. Đến tầng trệt bật sáng và Khánh Chi cũng theo bọn nhỏ xuống nhà. Bảy Dĩ rất sung sướng vì vợ y vẫn còn ở đây. Y nhẹ nhàng đu mình theo ống máng tụt xuống rồi lẩn mình vào vườn cây. Dĩ hy vọng có thể quan sát những gì ở tầng trệt. Cánh cửa ga-ra bật mở. Đôi trai gái dắt xe Honđa ra. Khánh Chi mở cổng cho họ.
- Chúng em chào chị Bảy.
- Ừ, các em về.
Trong khi cuộc đưa tiễn đang diễn ra thì Bảy Dĩ đã nhanh nhẹn lọt vào tìm chỗ nấp bên hồi tủ. Khánh Chi quay vào đóng cửa tắt đèn tầng trệt rồi đi lên gác.
Bảy Dĩ quan sát và thấy trong nhà y không còn ai ngoài người vợ. Đây là thời cơ thuận lợi đê Dĩ bộc lộ mình. Khánh Chi phải có trách nhiệm bảo vệ y.
Đến cửa buồng vợ, Dĩ phải ngừng lại trước nhột cảnh tượng khác thường. Khánh Chi khoả thân ngắm mình trước gương rồi sau đó độc diễn một vũ điệu kỳ quái khiến Bảy Dĩ không còn tin vào mắt mình nữa. Khi đã mệt lử bởi cái trò man rợ đó thị nằm vật ra giường khóc nức nở. Bảy Dĩ không cầm nổi nỗi xúc động. Y chạy đến bên giường, ngồi xuống khiến Khánh Chi bừng tỉnh và hoảng hốt hét lên rồi ngất xỉu. Dĩ ôm lấy vợ lay gọi nhẹ nhàng:
- Anh đây mà, đừng làm ầm lên như thế. Khánh Chi, tỉnh lại đi em!
- Anh Dĩ! Ôi, mộng hay thực đây hỡi trời! - Cô nói như trong cơn mơ.
- Thực mà. Anh trở về với em đây, tỉnh lại đi.
Vài phút sau Khánh Chi mới trấn tĩnh lại được.
- Anh về từ bao giờ? Sao anh không gọi em? Anh vào trong nhà bằng lối nào?
- Anh muốn em bất ngờ... Anh leo qua cổng và con mác-nô đã vui mừng đón anh. Thấy có tiếng đàn ông lạ anh tưởng em đã lấy chồng nên không muốn gõ cửa. Khi em tiễn khách, anh đã lẻn vào nhà...
- Trời ơi! Em chờ đợi anh, mong mỏi anh đón em đi theo, thế mà chúng ta bặt tin nhau từ mười năm rồi. Em sống cô đơn. Em còn trẻ, em có những khát vọng yêu đương nhưng vẫn thủ tiết chờ anh. Người ta tu bằng nỗi khổ hạnh, diệt dục bằng cách ướp xác. Còn em đã phải đầy đoạ dồn nén và bóp chết dục vọng của mình bằng những tác động khốc liệt. Xin hãy tha thứ cho cơn điên dại của em. Em đã giữ lại cho anh được cái cao quý nhất. Anh hãy nhìn vào mắt em xem... em vẫn như xưa, đúng không anh? Anh có tin em không?
- Anh tin mà! - Bảy Dĩ trả lời vội vã, y nhìn cặp mắt tô sáp quầng xanh, da mặt thoa phấn dày hơn, cặp môi tô son đậm hơn, bờ vai thô hơn, bộ ngực đồ sộ hơn, eo lưng đẫy hơn, cơ bắp mềm nhẽo hơn... Tất cả đã đổi thay so với những gì y còn lưu giữ trong ký ức. ôi thời gian, làm sao mà cưỡng được. Giờ đây Khánh Chi đã ở tuổi bốn mươi rồi. Khi hôn vợ Dĩ thấy rõ hơi rượu mạnh phả ra từ hơi thở của cô. Khi vuốt đôi cánh tay, y nhận thấy cái cảm giác lổn nhổn của những vết tiêm chích trên da thịt. Là một tên buôn lậu ma túy chuyên nghiệp, y hiểu ngay vợ mình đã nghiện ngập sa đoạ đến mức nào.
Cuộc ái ân của ngày hội ngộ diễn ra gò bó gượng gạo cho cả hai. Nhưng họ đã phải dùng những ngôn ngữ giả tạo để bù đắp cho thất bại này.
- Bảy tám năm qua, em sống ra sao?
- Em tiêu xài những gì anh để lại. Nhìn tiền bạc hao mòn mà em lo lắng. Hai năm nay em quyết định cho thuê buồng để chi dùng cho cuộc sống hàng ngày. Một cặp buổi sáng. Một cặp buổi tối. Tất cả chỉ diễn ra trong hai giờ đồng hồ. Kinh doanh kiểu này là bất hợp pháp nên em không muốn mở rộng.
- Chỉ có mình em thu dọn mọi việc trong nhà thôi à?
- Con Ngà đã lấy chồng, em không cho ở đây nữa. Buổi chiều nó đến làm việc từ hai giờ đến sáu giờ rồi về. Công việc chỉ cần đến thế, thuê cả ngày thêm tốn. Anh sống ở nước ngoài có kiếm được khá không?
- Mấy năm đầu cũng tàm tạm. Nhưng gần đây làm ăn thua lỗ, vốn liếng chẳng có bao nhiêu nên không đủ sức làm những vụ lớn.
- Bao giờ thì anh đưa em đi theo?
- Anh định về bàn với em bán ngôi nhà đi để có thêm ít vốn thì ra nước ngoài mới đỡ. Những người nghèo ra đi cũng vẫn nghèo khổ thôi. Có tiền rồi ta đi lúc nào cũng được.
- Nhà bán dễ thôi, nhưng giá không được cao lắm. Nhưng thôi, ta sẽ tính chuyện này sau. Anh có thấy đói không, em đì làm chút gì cho anh ăn nghẹn.
- Khỏi cần, anh cũng vừa ăn ngoài tiệm.
- Thế anh tắm rửa đi cho sạch sẽ. Quần áo cũ của anh, em vẫn giữ lại một số. Để em là ủi lại anh xài tạm.
- Cảm ơn em. Anh ra đi bất hợp pháp, và anh trở về cũng theo con đường bất lợp pháp. Anh ở nhà với em liệu có an toàn không?
- Anh không có giấy tờ gì à? - Khánh Chi lo lắng hỏi.
- Không... Nói đúng ra là cũng có vài thứ giấy bậy bạ, khi cần mới phải đưa ra, nhưng không đảm bảo lắm. Thế an ninh cộng sản có hay đến kiểm tra nhà mình không?
- Hồi anh mới đi, họ có đến hỏi và lập hồ sơ. Gần đây, một số cán bộ cũng hay lại thăm hỏi. Em sống một mình, đàn bà yếu đuối cũng cần phải giao hảo với họ để giữ an ninh cho mình.
- Nếu có kẻ nào gọi cửa thì anh tạm lánh xuống căn hầm để rượu có được không?
- Được chứ. Nhưng từ ngày anh đi, không có ai xuống đó. Có lẽ đầy chuột bọ, dơ bẩn lắm.
- Mai anh sẽ dọn dẹp để tạo ra một chỗ nấp khi cần thiết. Thỉnh thoảng anh mới ở nhà với em một đêm thôi.
- Thế anh đi đâu?
- Có công chuyện làm ăn. Anh phải chuẩn bị thuyền máy cho chuyến đi của chúng mình. Em không được lộ cho ai hay là anh về nghe.
- Dạ không bao giờ.
Đêm đó Bảy Dĩ ngủ lại nhà mình và suốt ngày hôm sau y chui vào căn hầm rượu ẩm mốc để thu dọn chỗ nằm. Nhưng phần lớn số thì giờ dành cho việc tìm moi lại kho bạch phiến được giấu kín. Tất cả đều nguyên vẹn.
Từ bữa mời cơm thân mật vợ chồng giáo sư Đỗ Thúc Vượng đến nay, tâm trí Chu Bội Ngọc luôn luôn bị cuốn hút vào cái kho của được ghi trên tấm ván hậu của Bức tranh Chiếu bạc. Hoàng Quý Nhân là chủ cũ của bức tranh. Nhân cũng sống ở căn nhà trong hẻm của Lili suốt bảy năm. Nếu bản mật mã là của tên trùm mật vụ này thì cái kho chứa những của cải vơ vét suốt ba chục năm trời ở cái cương vị đầy quyền lực béo bở, rất dễ có khả năng chôn giấu ngay trong ngôi nhà bé nhỏ này. Ngoài những tài khoản khổng lồ gửi ở các ngân hàng ngoại quốc. Nhân phải có một số vàng bạc, kim cương tùy thân chôn giấu nơi nào đó để phòng khi làm ăn vỡ lở, tội trạng bị phanh phui, các tài khoản có bị phong tỏa thì y cũng còn thứ để hối lộ quan toà, bẻ queo luật pháp, hoặc cùng lắm khi mãn hạn tù cũng còn cái vốn mà làm lại cuộc đời. Ấy là chưa kể đến những tài liệu gián điệp. Thoáng nghĩ đến đó, máu nghề nghiệp đã bốc lên khiến Chu Bội Ngọc sáng mắt ra. Cái cơ thể hơn bảy mươi tuổi đó bỗng hưng phấn đam mê như thời trai trẻ. Chỉ cần mười cân tài liệu quý về loại này cũng có cái giá gấp cả chục lần số vàng cùng trọng lượng. Dĩ nhiên là phải tìm được khách mà bán. Về phương diện này thì Chu thuộc vào loại chuyên gia lành nghề. Chẳng phải tìm khách đâu xa, cứ xì cái mùi đó cho Bảy Dĩ đánh hơi thì sẽ có khối kẻ tìm đến mồi chài ve vãn. Lão già cứ liên tưởng triền miên, hết mỉm cười một mình lại nhấp chút rượu sâm. Đầu óc lão càng trở nên tỉnh táo, trong suốt.
Nhưng cái kho bí ẩn đó nằm đâu. Chắc chắn Lili không thể hay biết.Vì nếu biết thì đời nào bà ta chịu bán bức tranh chứa đựng những điều bí mật cho người khác. Ngôi nhà trong hem Bảy hai là mục tiêu đầu tiên cần quan sát. Vì vậy mà Chu mong ngày mong đêm sao cho đến ngày chủ nhật.
Vợ chồng Vượng đón Chu Bội Ngọc rất đúng giờ.
Chu đã đến đây hai lần để mua Bức tranh chiếu bạc nhưng lão không hề chú ý đến hình thái cấu trúc ngôi nhà. Lúc đó bức tranh mới là mục tiêu thăm viếng.
Đúng tám giờ đã thấy tiếng chuông reo. Lili quan sát khách qua một cái khe nhỏ. Khi thấy có mình Chu Bội Ngọc, cô mới thận trọng mở cửa.
- Chào cụ. Cụ đến đúng hẹn quá, xin mời cụ vào nhà.
- Chào bà, chủ nhật phải biết tiết kiệm thời gian cho những cặp uyên ương. Hơn nữa tôi có thói quen đúng hẹn. Giáo sư có nhà chứ ạ?
- Dạ có, nhà tôi đang chờ cụ trong phòng khách.
Chu Bội Ngọc chưa vào ngay mà còn đứng ngoài sân ngắm nghía tiền sảnh, quan sát tường bao quanh sân rất kỹ lưỡng. Lili với cương vị chủ nhà cũng vui vẻ giơi thiệu, hướng dẫn như để quảng cáo cho món hàng của mình.
- Thưa cụ, cái sân hơi hẹp, chỉ đủ lối cho ô tô ra vào ga-ra, trồng vài cây hoa, đặt mấy chậu kiểng. Cửa trước còn chắc chắn lắm: Trên hàng chấn song là lưới chống trộm. Lại còn hai cây bông giấy có gai sắc nhọn làm cho mặt tiền kín đáo, chắc chắn và mát mẻ.
Lão già gật gù ra chiều vừa ý. Vừa lúc đó thì Đỗ Thúc Vượng đi ra mời khách vào nhà. Lili dọn rượu mời Chu Bội Ngọc.
- Như bữa trước hẹn với ông bà, hôm nay tôi đến xem kỹ ngôi nhà. Nếu ông bà thực sự có ý định bán thì tôi mong được là khách hàng đầu tiên và cũng là khách hàng cuối cùng.
- Xin mời cụ cứ xem tự nhiên. Chỉ có điều là chưa dám hứa trước là bán nhà này hay bán nhà kia. Vợ chồng tôi xin được suy nghĩ ít bữa và hẳn là cụ cũng chưa phải vội vã trong chuyện kiếm chỗ ở. Chỉ có thể nói chắc chắn là chúng tôi sẽ nhượng cho cụ trừ khi cụ thay đổi ý kiến thì mới đến tay người khác.
- Cảm ơn bà. Dù sao thì tôi cũng khuyên bà nên bán ngôi nhà này và giữ lấy toà biệt thự. Bây giờ thì bà cho phép tôi đi xem kỹ một chút.
- Xin mời cụ.
Lili hướng dẫn Chu đến từng buồng. Lão già đo đạc ghi chép cẩn thận hệt như một sơ đồ thiết kế. Cụ cẩn thận quá. Nếu cần hoạ đồ thì mời cụ chụp luôn bản vẽ trong date foncier, trong đó ghi đầy đủ, chính xác các kích thước.
- Dạ không dám phiền bà. Tôi không phải kiến trúc sư nên không quen nhìn các bản thiết kế. Tôi cứ đo lấy, ghi chép bậy bạ nhưng tay mình làm thì dễ nhớ dễ hiểu hơn. Chỉ phiền bà vài phút là xong thôi. Đi photo coppi thì còn tốn thời gian hơn.
Khi xuống tầng trệt thì Chu Bội Ngọc đo đạc rất kỹ lưỡng. Lão đi lại đếm từng viên gạch bông, nện mạnh gót giày như nghe ngóng dò xét độ rỗng trong lòng đất. Mặc dù thưa thoả thuận được giá cả lẫn chuyện mua đứt bán đoạn, nhưng cả chủ lẫn khách đều tỏ ra hoan hỉ nồng hậu.
Một nửa năm trôi qua kể từ ngày về nước. Bảy Dĩ sơ kết lại toàn bộ công việc của mình. Nói chung mọi mục tiêu Warrens giao cho đều tiến triển tốt. Có một nhiệm vụ rất quan trọng là khôi phục lại bộ máy tình báo cũ thì xem ra vẫn lẹt đẹt đằng sau nếu không muốn nói là giẫm chân tại chỗ. Mật danh ngữ đã hết hiệu lực từ lâu khiến rất nhiều điệp viên từ chối bắt liên lạc. Thay vào đó, Hoàng Quý Nhân đã hình thành tổ chức mới, thuyên chuyển, bổ nhiệm thay địa bàn, đổi địa chỉ, hủy bỏ hệ thống mật hiệu, ám hiệu, hòm thư mật, làm mới các quy ước liên lạc. Cả những xảo thuật dùng hình thức công khai của báo chí để bắt mồi cũng trở thành vô nghĩa.
Nay Dĩ phải tổng động viên lực lượng vào cuộc săn lùng bộ sưu tập của Hoàng Quý Nhân vì đó là bửu bối duy nhất đủ sức làm hồi sinh mạng lưới điệp viên nội địa. Trở ngại lớn nhất lúc này là trong tay y chẳng có nhiều lực lượng. Tiền Warrens đã gửi cho nhưng chưa biết tung vào đâu cho có hiệu quả. Dĩ quyết định tự mình mạo hiểm tìm đến một số ăng-ten quen cũ, hoặc những nhân vật kiên trung mà theo Dĩ hiểu, dù có lột xác họ, họ cũng không theo Việt cộng. Với những người này, nếu họ chẳng muốn bắt liên lạc thì thôi, chứ không sợ bị họ bắt đem nộp cho chính quyền. Cha Vũ Xuân Trinh là đối tượng hàng đầu cần tiếp cận.
Một bữa Lê Văn Dĩ đến gõ cửa khu nhà xứ thuộc giáo đường Đồng Thiện, nhờ ông bõ già trình lên với đức cha xin được tiếp trong khu nhà riêng.
Đứng trong vườn nhìn qua khe cổng, cha Trinh thấy một người đàn ông lạ mặt độ tuổi năm mươi, tầm vóc thấp đậm, nước da bánh mật, mày râu nhẵn nhụi. Chiếc kính đen to choán gần hết một phần ba khuôn mặt. Một nỗi hoài nghi bao trùm lên suy nghĩ của vị chăn chiên. Tuy nhiên ông đã truyền cho gặp ở phòng khách nhà xứ.
Dĩ không phải là người có đạo và cũng chẳng có ý định dùng xảo thuật bắt chước cung cách của giáo dân. Y đi đứng thoải mái ung dung thẳng đến trước vị linh mục kém y hàng chục tuổi và chìa bàn tay mập mạp ra bắt tay.
- Chào cha! Có chỗ nào kín đáo hơn để chuyện trò tự nhiên không thưa cha?
Vũ Xuân Trinh nhìn đương sự với cặp mắt dò xét.
- Đối với chuyện tu hành thì chỉ có chỗ thanh lâu nơi sòng bạc là không tiện bàn thôi.
Bảy Dĩ nhe hàng răng trắng bóng chắc khỏe ra cười vui vẻ.
- Cha không nên giễu tôi làm gì. Tôi đến đây không phải để nói chuyện tu hành. Xin giới thiệu, tôi không theo đạo Thiên chúa. Cũng chẳng phải tín đồ đạo Hồi, đạo Phật chi ráo trọi. Tôi là kẻ vô thần. Khi chết tôi không được lên Thiên đường Niết, bàn hay Bồng lai tiên cảnh nào cả. Nhưng chắc cũng chẳng xuống Địa ngục, âm phủ làm gì. Quá nhiều địa chỉ mời thì biết đi lối nào thưa cha.
Vũ Xuân Trinh thầm nghĩ kẻ ngồi trước ông là một tên khiêu khích. Nhưng không hiểu hắn đến đây nhằm mục đích gì.
- Tôi là linh mục Thiên Chúa giáo. Đối với tôi, ở thế giới bên kia chỉ có Thiên đường và Hoả ngục. Con người ta dù là vô thần hay đa thần, dù là giáo hữu hay ngoại đạo đều phải chịu phép thiêng liêng của Chúa Giê-su. Ngay tử lúc này họ cần phải lựa chọn một trong hai địa chỉ: Thiên đường hoặc Hỏa ngục. Không có địa chi thứ ba.
- Ha ha ha! Tôi đã nói ngay từ đầu là đến đây không phải để bàn chuyện tôn giáo mà. Đề tài này nó lai rai như chuyện con kiến leo cành đa vậy. Thế mà cha đã lôi cuốn tôi vào cái mối bòng bong vô bổ này mất mấy phút rồi.
- Vậy thưa ông, ông có chuyện gì cần nói với tôi?
- Thưa cha, tôi cần một chỗ mà tai mắt cộng sản không nhòm ngó tới.
- Ông là người vô thần, người duy vật chủ nghĩa, ông cũng hòa đồng quan điểm với cộng sản, có gì mà phải úp úp mở mở.
Bảy Dĩ cười hô hố.
- Duy tâm, duy vật cái mẹ gì đâu. Tôi tính chuyện mần ăn thôi.
- Thế thì ông có thể yên tâm trình bày những ý nghĩ tốt đẹp và kín đáo ấy ngay tại đây. Chúa sẽ che chở cho ông.
Bảy Dĩ ghé sát vào tai vị linh mục hỏi nhỏ câu mật ngữ cũ mèm:
- Thưa cha, Chúa Hài Đồng giáng sinh lúc mấy giờ trên mảng cỏ ạ.
Vũ Xuân Trinh giật mình như chạm vào điện. Ông lùi lại rồi quay mặt nhìn thẳng vào cặp mắt Bảy Dĩ, vẻ lo lắng thực sự.
- Ông nói gì tôi không hiểu.
- ... (Bảy Dĩ nhắc lại rành rọt từng từ một).
- À tôi hiểu ra rồi. Rất tiếc là thời đó chưa có đồng hồ nên không ai biết chính xác được. Tuy nhiên người ta quy ước với nhau rằng lúc đó là nửa đêm, đúng mười hai giờ.
Bảy Dĩ hiểu rằng đây là giọng điệu từ chối khéo, không chịu bắt liên lạc. Nhưng đã đến đây thì không vội sớm bỏ cuộc.
- Thưa cha, cha chưa thực lòng muốn trả lời tôi, có thể cha còn nghi ngại điều gì đó.
- Tôi trả lời đúng câu ông hỏi. Chẳng hay có điều gì sai sót, xin ông chỉ giáo cho.
Ngần ngừ một chút, Bảy Dĩ quyết định liều lĩnh bộc lộ.
- Đáng lẽ cha phải trả lời; "Hora petits quota sit - Dum petits illa fugit"
Cha Trinh mỉm cười:
- Ông đặt câu hỏi và ông lại tự tra lời được rồi. Vậy thì tôi còn có ích gì cho ông nữa.
- Sợ cha quên thì tôi nhắc cha thôi, chứ nếu cha cố tình quên thì tôi xin lỗi - Dĩ nói với bộ mặt pha chút đe doạ.
- Thưa ông khách lạ. Cái gì cần nhớ tôi vẫn nhớ. Cái gì không cần nhớ thì ông nhắc cũng vô ích, tôi quên biến từ lâu rồi.
- Cha đừng vờ vẫn nữa - Bảy Dĩ nói nghiêm khắc - Chiếc đồng hồ Sonac của Đức giám mục Mc Dovann tặng cha có ghi rõ cái khoảnh khắc thiêng liêng đó.
- Tôi cũng có chiếc đồng hồ Sonac, nhưng không phải của đức Giám mục Mc Dovann tặng - Cha Trinh bạo dạn đưa một câu thăm dò - Nhưng nó cũ rích và ngừng chạy từ lâu. Tôi đã quăng vào sọt rác rồi.
- Chiếc đồng hồ đó không thể hỏng được nếu không có một tên thợ láu cá nào thay phụ tùng dởm vào làm cho nó tê liệt.
- Làm sao mà biết được thợ nào giả, thợ nào thực ông khách ơi!
Cha Trinh cười chế giễu.
- Phải biết cách chứng minh. Cha là bầy tôi đấng chăn chiên, cha phải có con mắt tinh đời chứ. Tôi là người của đức Giám mục Mc Dovann phái đến chữa giúp cha cái đồng hồ đó.
- Toà thánh chưa phong cho ông Mc Dovann nào phẩm tước Giám mục.
- Có phải ông này không?
Dĩ đặt trước mặt cha Trinh một tấm ảnh màu. Ông linh mục đón lấy nhìn chăm chú. Bức hình chụp Bảy Dĩ đứng cạnh vị Giám mục đội mũ nồi áo chùng đỏ cầm cây thập tự. Ẳnh rất nét. Đây chỉ là trò giả trang thôi chứ Mc Dovann đâu phải là thày tu.
- Cha nhận ra bức chân dung đức Tổng Giám mục địa phận Langley xứ Virginia chứ?
- Đức Tổng Giám mục cử ông đến đây à? Cảm ơn. Nhưng đáng tiếc là tôi chưa được hân hạnh quen biết cha bề trên Mc Dovann.
- Thưa cha, chẳng lẽ cha lại không nhớ cuộc gặp ở phòng: "Một trăm hai mươi lăm" khách sạn Hudson ở Manille ngày Mười hai tháng Bảy năm Một chín bảy hai? Trong buổi tiếp còn có cả Fitzgerald và Hardy. Chỉ có khác là bữa đó đức Tổng Giám mục không mặc áo lễ mà ngài diện đồ bò?
- Chí ít ông cũng phải có lá thư giới thiệu của cha bề trên đối với tôi chứ.
- Rất tiếc là hoàn cảnh của chúng ta không cho phép tôi mang theo bất cứ thứ giấy tờ gì. Bức ảnh thay lời, cha không tin tôi sao?
- Nó nói lên cái gì mà bảo tin với không? Thưa ông khách lạ, ông nói trong hoàn cảnh hiện tại không được phép khinh xuất, mang theo bất Cứ giấy tờ gì. Thế mà ông dám đến trước bàn thờ Chúa với cái giọng trơ tráo của một tên khiêu khích thực thụ. Xin lỗi tôi không thể tiếp ông bằng thứ ngôn ngữ ỡm ờ này được.
- Tôi nghĩ là mình không mạo hiểm tới mức mù quáng vì tôi tin tưởng mạnh mẽ vào lòng trung thành của cha. Đến nước này thì chúng ta cũng nên lột cái mặt nạ ỡm ờ đi. Cha là điệp viên mang bí số E. Một-bảy-sáu-ba. Cha được chỉ định ở lại sống hợp pháp với cộng sản theo mật lệnh của Mc Dovann. Có người ngoài tổ chức chúng ta biết được một khẩu đã chen chân nắm quyền chỉ huy để chống lại chính quyền cộng sản. Ông ta đã đổi mật danh cho cha và thay đổi toàn bộ quy ước liên lạc cũ. Những tiếc thay ông ta đã bị hạ sát. Viễn Đông vụ không còn là người chủ thật sự của mạng lưới mới. Vì vậy việc tu sửa lại bộ máy cho nó hoạt động trở nên rất khó khăn. Tuy nhiên chúng ta không thể bó tay chịu cho những gì còn lại trên mảnh đất này bị tê liệt, khô cứng và hoại tử. Tôi đến đây gặp cha với sứ mạng làm hồi sinh lại mối dây hên hệ thần thánh của CIA, của những chiến sĩ tự do sẵn sàng hiến dâng cả máu mình cho đại nghĩa dân tộc xin cha hãy tin tôi. Cha cần một điều kiện gì để bảo chứng cho lòng tin xin cứ nói.
- Thời gian. Chỉ có thời gian mới đủ sức phơi bầy nổi sự thật.
- Nhưng thưa cha, cái đó chúng ta lại rất nghèo. Vị thủ lĩnh tinh thần của phong trào khởi nghĩa đã tuẫn tiết. Toàn bộ di sản của nghề tình báo, ông ta lưu trữ trong ba chục năm qua hiện không ai biết chôn cất ở đâu. Cơ quan an ninh cộng sản đang ráo riết tìm kiếm. Nếu họ đến đích trước thì khinh xuất hay kín đáo, hoạt động hay nằm im, tiến công hay phòng thủ... đều trở thành vô nghĩa. Mạng lưới của chúng ta lúc đó sẽ bị cạo trọc. Đối với cha lúc đó thời gian cũng chỉ là gánh nặng tù đầy tra tấn. Thượng cấp đã chuẩn y một ngân khoản đủ mạnh để tung vào cuộc săn lùng. Mấu chốt là phải tìm ra nơi ẩn náu trước đây của con người vĩ đại ấy. Sau đó chúng ta sẽ tiến hành khoanh vùng thám hiểm. Nếu cha chưa tin, tôi cũng cứ xin nhờ cha giúp đỡ cho việc này. Cha quen biết nhiều giáo dân trong xứ đạo. Cha cố gắng hỏi xem có ai mất tích khoảng từ tháng 8 năm 1981 không.
- Tên ông ta là gì?
- Hoàng Quý Nhân, cựu đại tá cảnh sát, nguyên là trợ lý an ninh đặc nhiệm Tổng thống phủ những năm bảy mươi.
- Tên này nghe quen lắm.
Dĩ mở ví lấy ra một tấm ảnh nhỏ đưa cho cha Trinh.
- Ông ta đây.
Mới nhìn qua, vị linh mục đã giật mình nhận ra người trong ảnh chính là ông Năm Oăn, tuy râu tóc có khác nhưng những đặc trưng cấu trúc ngoại hình không thể đánh lửa cặp mắt tinh tường giàu kinh nghiệm chuyên môn của Vũ Xuân Trinh được. Tuy nhiên ông cũng giữ kín cảm xúc của mình và đưa ra một gợi ý tế nhị.
- Đúng là đáy biển tìm kim. Một công việc như thế đòi hỏi nhiều công sức. Giáo dân địa phận Đồng Thiện hầu hết nghèo khổ, lại sống trong sự kiểm tỏa hà khắc của thể chế cộng sản, bát cơm manh áo hàng ngày ngăn cản họ bỏ sức vào những công việc phúc đức của nhà thờ...
- Tôi hiểu. Tóm lại là cha cần tiền đúng không ạ? Trước hết thượng cấp có thể duyệt chi cho ông năm ngàn đô-la. Cha có thể nhận tiền qua đường chuyển ngân của một cơ quan từ thiện, một nhóm Việt kiều, hoặc một tổ chức quần chúng của đạo Ki-tô đến thẳng nhà thờ Đồng Thiện. Con đường thứ hai kín đáo hơn là trao tay, nhưng cha phải ký nhận cho tôi.
Vũ Xuân Trinh suy nghĩ một chút rồi mới nói:
- Gửi qua đường chuyển ngân quốc tế thì phải thông qua ngân hàng Nhà nước, tiếp đó Hội đồng giáo hữu nhà xứ sẽ nhúng tay vào việc chi tiêu. Rút cuộc thì chỉ một phần nhỏ không đáng kể được chi theo mục đích của ông đề ra. Còn đưa thẳng cho tôi và bắt ký nhận tiền cửa Viễn Đông vụ thì tôi không làm đâu. Nếu biên lai ghi là của Hội đồng nhà thờ Á châu chuyển cho cha Trinh để dùng vào việc tử thiện cho xứ đạo thì tôi ký.
- Cha cho phép tôi hỏi lại thượng cấp rồi mới dám thực thi. Tôi hy vọng là công thức ấy cũng có thể chấp nhận được. Thực ra Bảy Dĩ muốn dùng cái biên lai để buộc chặt cha Trinh vào cỗ xe của y, nhưng ông linh mục cũng là người khôn ngoan. Chưa có những đảm bảo đáng tin cậy thì ông chưa chịu lộ mặt dù cho khoản đô-la đó khá hấp dẫn.
Dù sao thì cuộc gặp gỡ cũng đem đến cho cả hai một điều khích lệ lớn. Khi tiễn chân Bảy Dĩ ra về, cha Trinh mới hỏi nho:
- Thưa ông, suốt thời gian tiếp kiến ông chưa cho tôi biết quý danh và địa chỉ.
- Xin cứ gọi tôi là Bình. Khi nào cha thừa nhận mối liên hệ chính thức của chúng ta, lúc đó tôi sẽ quy định hòm thư mật. Còn lúc này thì xin cho phép tôi giữ mối liên hệ một chiều.
Vũ Xuân Trinh biết chẳng thể đòi hỏi nhiều hơn ở người khách lạ này.
Khi Bảy Dĩ ra khỏi nhà xứ, vị linh mục mới thanh thản kiểm tra lại toàn bộ cuộc tiếp kiến. Liệu đây có phải là một tên điệp viên cộng sản tạo ra một màn kịch để đưa ông vào tròng không? Giả thuyết này quá yếu. Linh cảm đầu tiên cho ông thấy phong cách của con người này chẳng có gì giống cộng sản. Cái khứu giác chính trị mẫn cảm của vị linh mục rất dễ phân biệt mùi cộng sản với hương vị tư bản. Tấm ảnh hắn đứng bên Mc Dovann, dù ông này giả trang trong bộ áo thày tu cũng đủ cho Vũ Xuân Trinh yên tâm phần nào. Một điệp viên cộng sán thì làm sao có thể lần tới thánh địa của Mc Dovann tận Virgina? Kỹ thuật lồng ảnh hiện đại cũng đặt ra cho ông một dấu hỏi nhỏ. Song đến cuộc họp tay tư giữa ông với Mc Dovann, Fitgeral, và Hardy ở khách sạn Hudson tận Manille thì chỉ có một trong bốn người đó kể lại thì người ngoài cuộc mới biết nổi. Họ đâu có tiết lộ cho những người kém tin tưởng. Những mật khẩu cũ, hắn xướng âm rất chuẩn, hắn chỉ không biết những quy ước mới do Năm Oăn đặt ra thôi. Còn cái tác phong cuối cùng cũng khiến vị linh mục có thể tin được là hắn sẵn sàng tung đô-la một cách hào phóng, điều mà các điệp viên cộng sản hiếm thấy làm. Nếu người khách trao tay cho ông số tiền đã hứa, thì ông có thể dám bắt tay với con người này.
Vũ Xuân Trinh vội mở cuốn nhật ký ra xem trong số những kẻ xưng tội vào khoảng sáu tháng cuối năm 1981 than phiền về chuyện thân nhân bị mất tích không?
Những dòng chữ vắn tắt đó may ra gợi cho ông điều gì bổ ích. Nhưng suốt một giờ đồng hồ tra cứu, Vũ Xuân Trinh chẳng tìm ra được dấu tích gì. Ông uể oải xếp lại những quyển sổ và bỗng nhiên ông muốn đọc lại cái đoạn văn rất xúc động ghi lại cuộc xưng tội kỳ lạ của người đàn bà có cái lên nửa ta, nửa tây Lili. Lần đầu tiên trong đời ông bị một con mụ cuồng dâm... cưỡng hiếp ngay trong phòng xưng tội. Cái ấn tượng mạnh mẽ ấy còn hằn sâu trong ký ức ông. Mỗi lần nhớ lại dục vọng trong ông lại trào dâng và nỗi cồn cào của cơn khát giới tính lại vật vã nhà tu hành như kẻ nghiện ma túy hết thuốc chích. Nhưng sự kiện đó lại xảy ra vào mùa xuân 1982.
Ông linh mục đọc lại trang nhạt ký dữ dội và bỗng nhận ra một chi tiết thú vị. Thiếu phụ đó là vợ một viên đại tá cảnh sát, trốn cải tạo, sống bất hợp pháp rồi vượt biển di tản. Điều quan trọng này bị những ấn tượng tình dục làm lu mờ đến nỗi nếu không được ghi lại thì ông không sao nhớ được. Liệu di tản và hy sinh tuẫn tiết có khoảng nào trùng lặp ở đây. Vị linh mục quyết định tìm đến người đàn bà đa tình xinh đẹp ở hẻm Bảy hai.
Dĩ đã xa nó mười năm rồi. Những năm đầu y còn viết thư cho Khánh Chi. Nhưng sau khi nghe tin đứa con dị tật duy nhất bị chết vì khối u trên thái dương phát triển thì y vô cùng thất vọng. Kể từ đó thì chắc gì Chi còn chịu sống độc thân chờ Dĩ nữa. Mặt khác, vì nguyên tắc hoạt động bí mật không cho phép y tùy tiện xuất đầu lộ diện ngay cả với vợ. Đã nhiều lần lảng vảng qua cửa, nhưng thường vào buổi chiều tối, cố ý xem có thấy Khánh Chi xuất hiện trên ban công không. Nhưng chưa lần nào Dĩ gặp may. Còn dò hỏi những người xung quanh thì y chưa dám mạo hiểm.
Tối nay y quyết định thâm nhập ngôi nhà để bí mật kiểm tra nội tình. Chờ trời tối hẳn Dĩ mới lén lút như một tên ăn cắp lần đến trước cổng. Cửa khóa, tầng trệt tối om, chỉ có những buồng trên lầu là sáng ánh đèn. Y chờ đợi hình dáng người thiếu phụ cô đơn đẹp như huyền thoại in bóng trên tấm rèm cửa sổ trắng như tuyết... Nhưng mười phút trôi qua mà tất cả đều vắng lặng cả âm thanh lẫn đường nét. Y tưởng tượng ra tấm thân óng ả, chắc lẳn và thơm phức của Khánh Chi... một nỗi nhớ cồn cào thúc đẩy y liều lĩnh hành động. Dĩ đến cổng đẩy nhẹ mảnh tôn hình chữ nhật bằng bàn tay trên cánh, ghé mắt nhìn vào bên trong. Con chó béc-giê to như con báo gấm vẫn còn nhận ra cái hơi quen thuộc của chủ cũ. Nó đứng dậy ghếch mũi hít hít, ve vẩy đuối, rung rung dậy xích làm chiếc lục lặc nhỏ kêu leng keng. Con chó mừng rỡ rít lên ư ử biểu thị nỗi vui chào đón.
Liếc quanh thấy vắng người. Dĩ nhẹ nhàng đu mình leo qua cánh cổng rất nhẹ nhàng. Y chạy lại vuốt ve con chó mác-nô tí chút rồi đi về phía cửa ga-ra. Y thấy chiếc hon-đa lạ dựng dưới lùm cây. Một nỗi hoài nghi lan tỏa khắp người y. Có thể người đàn bà đẹp không đủ kiên định chờ chồng đã tìm được một người đàn ông khác. Y không dám gõ cửa mà quyết định leo theo đường ống máng lên ban công lầu trên. Y thuộc lòng tòa nhà của mình nên công việc trót lọt nhẹ nhàng. Y nhìn qua khe tấn màn che cửa và được chứng kiến một cảnh tượng đau xót. Trên giường ngủ của y trước đây, một cặp trai gái đang quấn lấy nhau như đôi rắn. Bảy Dĩ uất ức tưởng đến phát điên. Y muốn đập phá tất cả, chém giết hết, thậm chí thế giới này có nổ tung cũng không giải thoát được nỗi căm giận của y. Dĩ rút cây súng giảm thanh ra toan trưng phạt con dâm phụ, gã gian phu, nhưng lý trí kịp giữ y lại. Cặp mắt nảy lửa của Dĩ vẫn bị hút vào trò thác loạn của một cuộc ái ân cuồng nhiệt... Nhưng khì chúng buông nhau ra thì Bảy Dĩ ngạc nhiên nhận ra người đàn bà trong cuộc không phải là Khánh Chi. Vợ y đã bán nhà cho... chủ khác rồi chăng? Nhưng tại sao con mác-nô vẫn ở lại đấy? Sợ người chủ mới mở cửa ra ban công thì có thể xảy ra bất lợi, y vội vàng chuồn thẳng. Đêm hôm đó Dĩ không sao chợp mắt được. Vợ y bán nhà rồi đi đâu? Khi bán Khánh Chi có biết trong nhà còn cất giấu số hàng đắt giá bằng hàng chục ngôi nhà hay không? Liệu chủ mới đã khám phá ra kho hàng của y chưa? Y lấy gì giao cho Warrens theo hợp đồng đã định? Sự lựa chọn hành động của Dĩ lúc này thật không dễ dàng. Dù sao thì y cũng phải lần tới nơi cất giấu của cải để xem còn hay mất.
Mấy bữa sau Dĩ lại quay về nhà theo lối cũ. Tầng trệt vẫn tối om và lầu hai vang lên một điệu nhạc thời trang. Y vòng quanh ngôi nhà, mọi cách bài trí vườn cây chậu cảnh vẫn như xưa, nhưng có lẽ ít người đi lại quét dọn nên lối mòn ngập lá. Mọi cánh cửa đều khoá chặt. Chỉ còn một khả năng quan sát là lặp lại trò leo trèo lên ban công phía trước. Y ngạc nhiên vì đôi trai gái lần này hoàn toàn khác trước. Chúng đang nhảy một điệu sexy lõa thể. Dĩ đang băn khoăn chưa biết ai là chủ mới của ngôi nhà thì Khánh Chi xuất hiện. Cô ta đi vào buồng rất tự nhiên, đến bên bàn rót rượu uống.
- Lẹ lên bay rồi về đi cho chị nghỉ. Hết giờ rồi.
Đôi trai gái mặc quần áo rất nhanh rồi đi ra phía hành lang xuống cầu. thang. Đến tầng trệt bật sáng và Khánh Chi cũng theo bọn nhỏ xuống nhà. Bảy Dĩ rất sung sướng vì vợ y vẫn còn ở đây. Y nhẹ nhàng đu mình theo ống máng tụt xuống rồi lẩn mình vào vườn cây. Dĩ hy vọng có thể quan sát những gì ở tầng trệt. Cánh cửa ga-ra bật mở. Đôi trai gái dắt xe Honđa ra. Khánh Chi mở cổng cho họ.
- Chúng em chào chị Bảy.
- Ừ, các em về.
Trong khi cuộc đưa tiễn đang diễn ra thì Bảy Dĩ đã nhanh nhẹn lọt vào tìm chỗ nấp bên hồi tủ. Khánh Chi quay vào đóng cửa tắt đèn tầng trệt rồi đi lên gác.
Bảy Dĩ quan sát và thấy trong nhà y không còn ai ngoài người vợ. Đây là thời cơ thuận lợi đê Dĩ bộc lộ mình. Khánh Chi phải có trách nhiệm bảo vệ y.
Đến cửa buồng vợ, Dĩ phải ngừng lại trước nhột cảnh tượng khác thường. Khánh Chi khoả thân ngắm mình trước gương rồi sau đó độc diễn một vũ điệu kỳ quái khiến Bảy Dĩ không còn tin vào mắt mình nữa. Khi đã mệt lử bởi cái trò man rợ đó thị nằm vật ra giường khóc nức nở. Bảy Dĩ không cầm nổi nỗi xúc động. Y chạy đến bên giường, ngồi xuống khiến Khánh Chi bừng tỉnh và hoảng hốt hét lên rồi ngất xỉu. Dĩ ôm lấy vợ lay gọi nhẹ nhàng:
- Anh đây mà, đừng làm ầm lên như thế. Khánh Chi, tỉnh lại đi em!
- Anh Dĩ! Ôi, mộng hay thực đây hỡi trời! - Cô nói như trong cơn mơ.
- Thực mà. Anh trở về với em đây, tỉnh lại đi.
Vài phút sau Khánh Chi mới trấn tĩnh lại được.
- Anh về từ bao giờ? Sao anh không gọi em? Anh vào trong nhà bằng lối nào?
- Anh muốn em bất ngờ... Anh leo qua cổng và con mác-nô đã vui mừng đón anh. Thấy có tiếng đàn ông lạ anh tưởng em đã lấy chồng nên không muốn gõ cửa. Khi em tiễn khách, anh đã lẻn vào nhà...
- Trời ơi! Em chờ đợi anh, mong mỏi anh đón em đi theo, thế mà chúng ta bặt tin nhau từ mười năm rồi. Em sống cô đơn. Em còn trẻ, em có những khát vọng yêu đương nhưng vẫn thủ tiết chờ anh. Người ta tu bằng nỗi khổ hạnh, diệt dục bằng cách ướp xác. Còn em đã phải đầy đoạ dồn nén và bóp chết dục vọng của mình bằng những tác động khốc liệt. Xin hãy tha thứ cho cơn điên dại của em. Em đã giữ lại cho anh được cái cao quý nhất. Anh hãy nhìn vào mắt em xem... em vẫn như xưa, đúng không anh? Anh có tin em không?
- Anh tin mà! - Bảy Dĩ trả lời vội vã, y nhìn cặp mắt tô sáp quầng xanh, da mặt thoa phấn dày hơn, cặp môi tô son đậm hơn, bờ vai thô hơn, bộ ngực đồ sộ hơn, eo lưng đẫy hơn, cơ bắp mềm nhẽo hơn... Tất cả đã đổi thay so với những gì y còn lưu giữ trong ký ức. ôi thời gian, làm sao mà cưỡng được. Giờ đây Khánh Chi đã ở tuổi bốn mươi rồi. Khi hôn vợ Dĩ thấy rõ hơi rượu mạnh phả ra từ hơi thở của cô. Khi vuốt đôi cánh tay, y nhận thấy cái cảm giác lổn nhổn của những vết tiêm chích trên da thịt. Là một tên buôn lậu ma túy chuyên nghiệp, y hiểu ngay vợ mình đã nghiện ngập sa đoạ đến mức nào.
Cuộc ái ân của ngày hội ngộ diễn ra gò bó gượng gạo cho cả hai. Nhưng họ đã phải dùng những ngôn ngữ giả tạo để bù đắp cho thất bại này.
- Bảy tám năm qua, em sống ra sao?
- Em tiêu xài những gì anh để lại. Nhìn tiền bạc hao mòn mà em lo lắng. Hai năm nay em quyết định cho thuê buồng để chi dùng cho cuộc sống hàng ngày. Một cặp buổi sáng. Một cặp buổi tối. Tất cả chỉ diễn ra trong hai giờ đồng hồ. Kinh doanh kiểu này là bất hợp pháp nên em không muốn mở rộng.
- Chỉ có mình em thu dọn mọi việc trong nhà thôi à?
- Con Ngà đã lấy chồng, em không cho ở đây nữa. Buổi chiều nó đến làm việc từ hai giờ đến sáu giờ rồi về. Công việc chỉ cần đến thế, thuê cả ngày thêm tốn. Anh sống ở nước ngoài có kiếm được khá không?
- Mấy năm đầu cũng tàm tạm. Nhưng gần đây làm ăn thua lỗ, vốn liếng chẳng có bao nhiêu nên không đủ sức làm những vụ lớn.
- Bao giờ thì anh đưa em đi theo?
- Anh định về bàn với em bán ngôi nhà đi để có thêm ít vốn thì ra nước ngoài mới đỡ. Những người nghèo ra đi cũng vẫn nghèo khổ thôi. Có tiền rồi ta đi lúc nào cũng được.
- Nhà bán dễ thôi, nhưng giá không được cao lắm. Nhưng thôi, ta sẽ tính chuyện này sau. Anh có thấy đói không, em đì làm chút gì cho anh ăn nghẹn.
- Khỏi cần, anh cũng vừa ăn ngoài tiệm.
- Thế anh tắm rửa đi cho sạch sẽ. Quần áo cũ của anh, em vẫn giữ lại một số. Để em là ủi lại anh xài tạm.
- Cảm ơn em. Anh ra đi bất hợp pháp, và anh trở về cũng theo con đường bất lợp pháp. Anh ở nhà với em liệu có an toàn không?
- Anh không có giấy tờ gì à? - Khánh Chi lo lắng hỏi.
- Không... Nói đúng ra là cũng có vài thứ giấy bậy bạ, khi cần mới phải đưa ra, nhưng không đảm bảo lắm. Thế an ninh cộng sản có hay đến kiểm tra nhà mình không?
- Hồi anh mới đi, họ có đến hỏi và lập hồ sơ. Gần đây, một số cán bộ cũng hay lại thăm hỏi. Em sống một mình, đàn bà yếu đuối cũng cần phải giao hảo với họ để giữ an ninh cho mình.
- Nếu có kẻ nào gọi cửa thì anh tạm lánh xuống căn hầm để rượu có được không?
- Được chứ. Nhưng từ ngày anh đi, không có ai xuống đó. Có lẽ đầy chuột bọ, dơ bẩn lắm.
- Mai anh sẽ dọn dẹp để tạo ra một chỗ nấp khi cần thiết. Thỉnh thoảng anh mới ở nhà với em một đêm thôi.
- Thế anh đi đâu?
- Có công chuyện làm ăn. Anh phải chuẩn bị thuyền máy cho chuyến đi của chúng mình. Em không được lộ cho ai hay là anh về nghe.
- Dạ không bao giờ.
Đêm đó Bảy Dĩ ngủ lại nhà mình và suốt ngày hôm sau y chui vào căn hầm rượu ẩm mốc để thu dọn chỗ nằm. Nhưng phần lớn số thì giờ dành cho việc tìm moi lại kho bạch phiến được giấu kín. Tất cả đều nguyên vẹn.
Từ bữa mời cơm thân mật vợ chồng giáo sư Đỗ Thúc Vượng đến nay, tâm trí Chu Bội Ngọc luôn luôn bị cuốn hút vào cái kho của được ghi trên tấm ván hậu của Bức tranh Chiếu bạc. Hoàng Quý Nhân là chủ cũ của bức tranh. Nhân cũng sống ở căn nhà trong hẻm của Lili suốt bảy năm. Nếu bản mật mã là của tên trùm mật vụ này thì cái kho chứa những của cải vơ vét suốt ba chục năm trời ở cái cương vị đầy quyền lực béo bở, rất dễ có khả năng chôn giấu ngay trong ngôi nhà bé nhỏ này. Ngoài những tài khoản khổng lồ gửi ở các ngân hàng ngoại quốc. Nhân phải có một số vàng bạc, kim cương tùy thân chôn giấu nơi nào đó để phòng khi làm ăn vỡ lở, tội trạng bị phanh phui, các tài khoản có bị phong tỏa thì y cũng còn thứ để hối lộ quan toà, bẻ queo luật pháp, hoặc cùng lắm khi mãn hạn tù cũng còn cái vốn mà làm lại cuộc đời. Ấy là chưa kể đến những tài liệu gián điệp. Thoáng nghĩ đến đó, máu nghề nghiệp đã bốc lên khiến Chu Bội Ngọc sáng mắt ra. Cái cơ thể hơn bảy mươi tuổi đó bỗng hưng phấn đam mê như thời trai trẻ. Chỉ cần mười cân tài liệu quý về loại này cũng có cái giá gấp cả chục lần số vàng cùng trọng lượng. Dĩ nhiên là phải tìm được khách mà bán. Về phương diện này thì Chu thuộc vào loại chuyên gia lành nghề. Chẳng phải tìm khách đâu xa, cứ xì cái mùi đó cho Bảy Dĩ đánh hơi thì sẽ có khối kẻ tìm đến mồi chài ve vãn. Lão già cứ liên tưởng triền miên, hết mỉm cười một mình lại nhấp chút rượu sâm. Đầu óc lão càng trở nên tỉnh táo, trong suốt.
Nhưng cái kho bí ẩn đó nằm đâu. Chắc chắn Lili không thể hay biết.Vì nếu biết thì đời nào bà ta chịu bán bức tranh chứa đựng những điều bí mật cho người khác. Ngôi nhà trong hem Bảy hai là mục tiêu đầu tiên cần quan sát. Vì vậy mà Chu mong ngày mong đêm sao cho đến ngày chủ nhật.
Vợ chồng Vượng đón Chu Bội Ngọc rất đúng giờ.
Chu đã đến đây hai lần để mua Bức tranh chiếu bạc nhưng lão không hề chú ý đến hình thái cấu trúc ngôi nhà. Lúc đó bức tranh mới là mục tiêu thăm viếng.
Đúng tám giờ đã thấy tiếng chuông reo. Lili quan sát khách qua một cái khe nhỏ. Khi thấy có mình Chu Bội Ngọc, cô mới thận trọng mở cửa.
- Chào cụ. Cụ đến đúng hẹn quá, xin mời cụ vào nhà.
- Chào bà, chủ nhật phải biết tiết kiệm thời gian cho những cặp uyên ương. Hơn nữa tôi có thói quen đúng hẹn. Giáo sư có nhà chứ ạ?
- Dạ có, nhà tôi đang chờ cụ trong phòng khách.
Chu Bội Ngọc chưa vào ngay mà còn đứng ngoài sân ngắm nghía tiền sảnh, quan sát tường bao quanh sân rất kỹ lưỡng. Lili với cương vị chủ nhà cũng vui vẻ giơi thiệu, hướng dẫn như để quảng cáo cho món hàng của mình.
- Thưa cụ, cái sân hơi hẹp, chỉ đủ lối cho ô tô ra vào ga-ra, trồng vài cây hoa, đặt mấy chậu kiểng. Cửa trước còn chắc chắn lắm: Trên hàng chấn song là lưới chống trộm. Lại còn hai cây bông giấy có gai sắc nhọn làm cho mặt tiền kín đáo, chắc chắn và mát mẻ.
Lão già gật gù ra chiều vừa ý. Vừa lúc đó thì Đỗ Thúc Vượng đi ra mời khách vào nhà. Lili dọn rượu mời Chu Bội Ngọc.
- Như bữa trước hẹn với ông bà, hôm nay tôi đến xem kỹ ngôi nhà. Nếu ông bà thực sự có ý định bán thì tôi mong được là khách hàng đầu tiên và cũng là khách hàng cuối cùng.
- Xin mời cụ cứ xem tự nhiên. Chỉ có điều là chưa dám hứa trước là bán nhà này hay bán nhà kia. Vợ chồng tôi xin được suy nghĩ ít bữa và hẳn là cụ cũng chưa phải vội vã trong chuyện kiếm chỗ ở. Chỉ có thể nói chắc chắn là chúng tôi sẽ nhượng cho cụ trừ khi cụ thay đổi ý kiến thì mới đến tay người khác.
- Cảm ơn bà. Dù sao thì tôi cũng khuyên bà nên bán ngôi nhà này và giữ lấy toà biệt thự. Bây giờ thì bà cho phép tôi đi xem kỹ một chút.
- Xin mời cụ.
Lili hướng dẫn Chu đến từng buồng. Lão già đo đạc ghi chép cẩn thận hệt như một sơ đồ thiết kế. Cụ cẩn thận quá. Nếu cần hoạ đồ thì mời cụ chụp luôn bản vẽ trong date foncier, trong đó ghi đầy đủ, chính xác các kích thước.
- Dạ không dám phiền bà. Tôi không phải kiến trúc sư nên không quen nhìn các bản thiết kế. Tôi cứ đo lấy, ghi chép bậy bạ nhưng tay mình làm thì dễ nhớ dễ hiểu hơn. Chỉ phiền bà vài phút là xong thôi. Đi photo coppi thì còn tốn thời gian hơn.
Khi xuống tầng trệt thì Chu Bội Ngọc đo đạc rất kỹ lưỡng. Lão đi lại đếm từng viên gạch bông, nện mạnh gót giày như nghe ngóng dò xét độ rỗng trong lòng đất. Mặc dù thưa thoả thuận được giá cả lẫn chuyện mua đứt bán đoạn, nhưng cả chủ lẫn khách đều tỏ ra hoan hỉ nồng hậu.
Một nửa năm trôi qua kể từ ngày về nước. Bảy Dĩ sơ kết lại toàn bộ công việc của mình. Nói chung mọi mục tiêu Warrens giao cho đều tiến triển tốt. Có một nhiệm vụ rất quan trọng là khôi phục lại bộ máy tình báo cũ thì xem ra vẫn lẹt đẹt đằng sau nếu không muốn nói là giẫm chân tại chỗ. Mật danh ngữ đã hết hiệu lực từ lâu khiến rất nhiều điệp viên từ chối bắt liên lạc. Thay vào đó, Hoàng Quý Nhân đã hình thành tổ chức mới, thuyên chuyển, bổ nhiệm thay địa bàn, đổi địa chỉ, hủy bỏ hệ thống mật hiệu, ám hiệu, hòm thư mật, làm mới các quy ước liên lạc. Cả những xảo thuật dùng hình thức công khai của báo chí để bắt mồi cũng trở thành vô nghĩa.
Nay Dĩ phải tổng động viên lực lượng vào cuộc săn lùng bộ sưu tập của Hoàng Quý Nhân vì đó là bửu bối duy nhất đủ sức làm hồi sinh mạng lưới điệp viên nội địa. Trở ngại lớn nhất lúc này là trong tay y chẳng có nhiều lực lượng. Tiền Warrens đã gửi cho nhưng chưa biết tung vào đâu cho có hiệu quả. Dĩ quyết định tự mình mạo hiểm tìm đến một số ăng-ten quen cũ, hoặc những nhân vật kiên trung mà theo Dĩ hiểu, dù có lột xác họ, họ cũng không theo Việt cộng. Với những người này, nếu họ chẳng muốn bắt liên lạc thì thôi, chứ không sợ bị họ bắt đem nộp cho chính quyền. Cha Vũ Xuân Trinh là đối tượng hàng đầu cần tiếp cận.
Một bữa Lê Văn Dĩ đến gõ cửa khu nhà xứ thuộc giáo đường Đồng Thiện, nhờ ông bõ già trình lên với đức cha xin được tiếp trong khu nhà riêng.
Đứng trong vườn nhìn qua khe cổng, cha Trinh thấy một người đàn ông lạ mặt độ tuổi năm mươi, tầm vóc thấp đậm, nước da bánh mật, mày râu nhẵn nhụi. Chiếc kính đen to choán gần hết một phần ba khuôn mặt. Một nỗi hoài nghi bao trùm lên suy nghĩ của vị chăn chiên. Tuy nhiên ông đã truyền cho gặp ở phòng khách nhà xứ.
Dĩ không phải là người có đạo và cũng chẳng có ý định dùng xảo thuật bắt chước cung cách của giáo dân. Y đi đứng thoải mái ung dung thẳng đến trước vị linh mục kém y hàng chục tuổi và chìa bàn tay mập mạp ra bắt tay.
- Chào cha! Có chỗ nào kín đáo hơn để chuyện trò tự nhiên không thưa cha?
Vũ Xuân Trinh nhìn đương sự với cặp mắt dò xét.
- Đối với chuyện tu hành thì chỉ có chỗ thanh lâu nơi sòng bạc là không tiện bàn thôi.
Bảy Dĩ nhe hàng răng trắng bóng chắc khỏe ra cười vui vẻ.
- Cha không nên giễu tôi làm gì. Tôi đến đây không phải để nói chuyện tu hành. Xin giới thiệu, tôi không theo đạo Thiên chúa. Cũng chẳng phải tín đồ đạo Hồi, đạo Phật chi ráo trọi. Tôi là kẻ vô thần. Khi chết tôi không được lên Thiên đường Niết, bàn hay Bồng lai tiên cảnh nào cả. Nhưng chắc cũng chẳng xuống Địa ngục, âm phủ làm gì. Quá nhiều địa chỉ mời thì biết đi lối nào thưa cha.
Vũ Xuân Trinh thầm nghĩ kẻ ngồi trước ông là một tên khiêu khích. Nhưng không hiểu hắn đến đây nhằm mục đích gì.
- Tôi là linh mục Thiên Chúa giáo. Đối với tôi, ở thế giới bên kia chỉ có Thiên đường và Hoả ngục. Con người ta dù là vô thần hay đa thần, dù là giáo hữu hay ngoại đạo đều phải chịu phép thiêng liêng của Chúa Giê-su. Ngay tử lúc này họ cần phải lựa chọn một trong hai địa chỉ: Thiên đường hoặc Hỏa ngục. Không có địa chi thứ ba.
- Ha ha ha! Tôi đã nói ngay từ đầu là đến đây không phải để bàn chuyện tôn giáo mà. Đề tài này nó lai rai như chuyện con kiến leo cành đa vậy. Thế mà cha đã lôi cuốn tôi vào cái mối bòng bong vô bổ này mất mấy phút rồi.
- Vậy thưa ông, ông có chuyện gì cần nói với tôi?
- Thưa cha, tôi cần một chỗ mà tai mắt cộng sản không nhòm ngó tới.
- Ông là người vô thần, người duy vật chủ nghĩa, ông cũng hòa đồng quan điểm với cộng sản, có gì mà phải úp úp mở mở.
Bảy Dĩ cười hô hố.
- Duy tâm, duy vật cái mẹ gì đâu. Tôi tính chuyện mần ăn thôi.
- Thế thì ông có thể yên tâm trình bày những ý nghĩ tốt đẹp và kín đáo ấy ngay tại đây. Chúa sẽ che chở cho ông.
Bảy Dĩ ghé sát vào tai vị linh mục hỏi nhỏ câu mật ngữ cũ mèm:
- Thưa cha, Chúa Hài Đồng giáng sinh lúc mấy giờ trên mảng cỏ ạ.
Vũ Xuân Trinh giật mình như chạm vào điện. Ông lùi lại rồi quay mặt nhìn thẳng vào cặp mắt Bảy Dĩ, vẻ lo lắng thực sự.
- Ông nói gì tôi không hiểu.
- ... (Bảy Dĩ nhắc lại rành rọt từng từ một).
- À tôi hiểu ra rồi. Rất tiếc là thời đó chưa có đồng hồ nên không ai biết chính xác được. Tuy nhiên người ta quy ước với nhau rằng lúc đó là nửa đêm, đúng mười hai giờ.
Bảy Dĩ hiểu rằng đây là giọng điệu từ chối khéo, không chịu bắt liên lạc. Nhưng đã đến đây thì không vội sớm bỏ cuộc.
- Thưa cha, cha chưa thực lòng muốn trả lời tôi, có thể cha còn nghi ngại điều gì đó.
- Tôi trả lời đúng câu ông hỏi. Chẳng hay có điều gì sai sót, xin ông chỉ giáo cho.
Ngần ngừ một chút, Bảy Dĩ quyết định liều lĩnh bộc lộ.
- Đáng lẽ cha phải trả lời; "Hora petits quota sit - Dum petits illa fugit"
Cha Trinh mỉm cười:
- Ông đặt câu hỏi và ông lại tự tra lời được rồi. Vậy thì tôi còn có ích gì cho ông nữa.
- Sợ cha quên thì tôi nhắc cha thôi, chứ nếu cha cố tình quên thì tôi xin lỗi - Dĩ nói với bộ mặt pha chút đe doạ.
- Thưa ông khách lạ. Cái gì cần nhớ tôi vẫn nhớ. Cái gì không cần nhớ thì ông nhắc cũng vô ích, tôi quên biến từ lâu rồi.
- Cha đừng vờ vẫn nữa - Bảy Dĩ nói nghiêm khắc - Chiếc đồng hồ Sonac của Đức giám mục Mc Dovann tặng cha có ghi rõ cái khoảnh khắc thiêng liêng đó.
- Tôi cũng có chiếc đồng hồ Sonac, nhưng không phải của đức Giám mục Mc Dovann tặng - Cha Trinh bạo dạn đưa một câu thăm dò - Nhưng nó cũ rích và ngừng chạy từ lâu. Tôi đã quăng vào sọt rác rồi.
- Chiếc đồng hồ đó không thể hỏng được nếu không có một tên thợ láu cá nào thay phụ tùng dởm vào làm cho nó tê liệt.
- Làm sao mà biết được thợ nào giả, thợ nào thực ông khách ơi!
Cha Trinh cười chế giễu.
- Phải biết cách chứng minh. Cha là bầy tôi đấng chăn chiên, cha phải có con mắt tinh đời chứ. Tôi là người của đức Giám mục Mc Dovann phái đến chữa giúp cha cái đồng hồ đó.
- Toà thánh chưa phong cho ông Mc Dovann nào phẩm tước Giám mục.
- Có phải ông này không?
Dĩ đặt trước mặt cha Trinh một tấm ảnh màu. Ông linh mục đón lấy nhìn chăm chú. Bức hình chụp Bảy Dĩ đứng cạnh vị Giám mục đội mũ nồi áo chùng đỏ cầm cây thập tự. Ẳnh rất nét. Đây chỉ là trò giả trang thôi chứ Mc Dovann đâu phải là thày tu.
- Cha nhận ra bức chân dung đức Tổng Giám mục địa phận Langley xứ Virginia chứ?
- Đức Tổng Giám mục cử ông đến đây à? Cảm ơn. Nhưng đáng tiếc là tôi chưa được hân hạnh quen biết cha bề trên Mc Dovann.
- Thưa cha, chẳng lẽ cha lại không nhớ cuộc gặp ở phòng: "Một trăm hai mươi lăm" khách sạn Hudson ở Manille ngày Mười hai tháng Bảy năm Một chín bảy hai? Trong buổi tiếp còn có cả Fitzgerald và Hardy. Chỉ có khác là bữa đó đức Tổng Giám mục không mặc áo lễ mà ngài diện đồ bò?
- Chí ít ông cũng phải có lá thư giới thiệu của cha bề trên đối với tôi chứ.
- Rất tiếc là hoàn cảnh của chúng ta không cho phép tôi mang theo bất cứ thứ giấy tờ gì. Bức ảnh thay lời, cha không tin tôi sao?
- Nó nói lên cái gì mà bảo tin với không? Thưa ông khách lạ, ông nói trong hoàn cảnh hiện tại không được phép khinh xuất, mang theo bất Cứ giấy tờ gì. Thế mà ông dám đến trước bàn thờ Chúa với cái giọng trơ tráo của một tên khiêu khích thực thụ. Xin lỗi tôi không thể tiếp ông bằng thứ ngôn ngữ ỡm ờ này được.
- Tôi nghĩ là mình không mạo hiểm tới mức mù quáng vì tôi tin tưởng mạnh mẽ vào lòng trung thành của cha. Đến nước này thì chúng ta cũng nên lột cái mặt nạ ỡm ờ đi. Cha là điệp viên mang bí số E. Một-bảy-sáu-ba. Cha được chỉ định ở lại sống hợp pháp với cộng sản theo mật lệnh của Mc Dovann. Có người ngoài tổ chức chúng ta biết được một khẩu đã chen chân nắm quyền chỉ huy để chống lại chính quyền cộng sản. Ông ta đã đổi mật danh cho cha và thay đổi toàn bộ quy ước liên lạc cũ. Những tiếc thay ông ta đã bị hạ sát. Viễn Đông vụ không còn là người chủ thật sự của mạng lưới mới. Vì vậy việc tu sửa lại bộ máy cho nó hoạt động trở nên rất khó khăn. Tuy nhiên chúng ta không thể bó tay chịu cho những gì còn lại trên mảnh đất này bị tê liệt, khô cứng và hoại tử. Tôi đến đây gặp cha với sứ mạng làm hồi sinh lại mối dây hên hệ thần thánh của CIA, của những chiến sĩ tự do sẵn sàng hiến dâng cả máu mình cho đại nghĩa dân tộc xin cha hãy tin tôi. Cha cần một điều kiện gì để bảo chứng cho lòng tin xin cứ nói.
- Thời gian. Chỉ có thời gian mới đủ sức phơi bầy nổi sự thật.
- Nhưng thưa cha, cái đó chúng ta lại rất nghèo. Vị thủ lĩnh tinh thần của phong trào khởi nghĩa đã tuẫn tiết. Toàn bộ di sản của nghề tình báo, ông ta lưu trữ trong ba chục năm qua hiện không ai biết chôn cất ở đâu. Cơ quan an ninh cộng sản đang ráo riết tìm kiếm. Nếu họ đến đích trước thì khinh xuất hay kín đáo, hoạt động hay nằm im, tiến công hay phòng thủ... đều trở thành vô nghĩa. Mạng lưới của chúng ta lúc đó sẽ bị cạo trọc. Đối với cha lúc đó thời gian cũng chỉ là gánh nặng tù đầy tra tấn. Thượng cấp đã chuẩn y một ngân khoản đủ mạnh để tung vào cuộc săn lùng. Mấu chốt là phải tìm ra nơi ẩn náu trước đây của con người vĩ đại ấy. Sau đó chúng ta sẽ tiến hành khoanh vùng thám hiểm. Nếu cha chưa tin, tôi cũng cứ xin nhờ cha giúp đỡ cho việc này. Cha quen biết nhiều giáo dân trong xứ đạo. Cha cố gắng hỏi xem có ai mất tích khoảng từ tháng 8 năm 1981 không.
- Tên ông ta là gì?
- Hoàng Quý Nhân, cựu đại tá cảnh sát, nguyên là trợ lý an ninh đặc nhiệm Tổng thống phủ những năm bảy mươi.
- Tên này nghe quen lắm.
Dĩ mở ví lấy ra một tấm ảnh nhỏ đưa cho cha Trinh.
- Ông ta đây.
Mới nhìn qua, vị linh mục đã giật mình nhận ra người trong ảnh chính là ông Năm Oăn, tuy râu tóc có khác nhưng những đặc trưng cấu trúc ngoại hình không thể đánh lửa cặp mắt tinh tường giàu kinh nghiệm chuyên môn của Vũ Xuân Trinh được. Tuy nhiên ông cũng giữ kín cảm xúc của mình và đưa ra một gợi ý tế nhị.
- Đúng là đáy biển tìm kim. Một công việc như thế đòi hỏi nhiều công sức. Giáo dân địa phận Đồng Thiện hầu hết nghèo khổ, lại sống trong sự kiểm tỏa hà khắc của thể chế cộng sản, bát cơm manh áo hàng ngày ngăn cản họ bỏ sức vào những công việc phúc đức của nhà thờ...
- Tôi hiểu. Tóm lại là cha cần tiền đúng không ạ? Trước hết thượng cấp có thể duyệt chi cho ông năm ngàn đô-la. Cha có thể nhận tiền qua đường chuyển ngân của một cơ quan từ thiện, một nhóm Việt kiều, hoặc một tổ chức quần chúng của đạo Ki-tô đến thẳng nhà thờ Đồng Thiện. Con đường thứ hai kín đáo hơn là trao tay, nhưng cha phải ký nhận cho tôi.
Vũ Xuân Trinh suy nghĩ một chút rồi mới nói:
- Gửi qua đường chuyển ngân quốc tế thì phải thông qua ngân hàng Nhà nước, tiếp đó Hội đồng giáo hữu nhà xứ sẽ nhúng tay vào việc chi tiêu. Rút cuộc thì chỉ một phần nhỏ không đáng kể được chi theo mục đích của ông đề ra. Còn đưa thẳng cho tôi và bắt ký nhận tiền cửa Viễn Đông vụ thì tôi không làm đâu. Nếu biên lai ghi là của Hội đồng nhà thờ Á châu chuyển cho cha Trinh để dùng vào việc tử thiện cho xứ đạo thì tôi ký.
- Cha cho phép tôi hỏi lại thượng cấp rồi mới dám thực thi. Tôi hy vọng là công thức ấy cũng có thể chấp nhận được. Thực ra Bảy Dĩ muốn dùng cái biên lai để buộc chặt cha Trinh vào cỗ xe của y, nhưng ông linh mục cũng là người khôn ngoan. Chưa có những đảm bảo đáng tin cậy thì ông chưa chịu lộ mặt dù cho khoản đô-la đó khá hấp dẫn.
Dù sao thì cuộc gặp gỡ cũng đem đến cho cả hai một điều khích lệ lớn. Khi tiễn chân Bảy Dĩ ra về, cha Trinh mới hỏi nho:
- Thưa ông, suốt thời gian tiếp kiến ông chưa cho tôi biết quý danh và địa chỉ.
- Xin cứ gọi tôi là Bình. Khi nào cha thừa nhận mối liên hệ chính thức của chúng ta, lúc đó tôi sẽ quy định hòm thư mật. Còn lúc này thì xin cho phép tôi giữ mối liên hệ một chiều.
Vũ Xuân Trinh biết chẳng thể đòi hỏi nhiều hơn ở người khách lạ này.
Khi Bảy Dĩ ra khỏi nhà xứ, vị linh mục mới thanh thản kiểm tra lại toàn bộ cuộc tiếp kiến. Liệu đây có phải là một tên điệp viên cộng sản tạo ra một màn kịch để đưa ông vào tròng không? Giả thuyết này quá yếu. Linh cảm đầu tiên cho ông thấy phong cách của con người này chẳng có gì giống cộng sản. Cái khứu giác chính trị mẫn cảm của vị linh mục rất dễ phân biệt mùi cộng sản với hương vị tư bản. Tấm ảnh hắn đứng bên Mc Dovann, dù ông này giả trang trong bộ áo thày tu cũng đủ cho Vũ Xuân Trinh yên tâm phần nào. Một điệp viên cộng sán thì làm sao có thể lần tới thánh địa của Mc Dovann tận Virgina? Kỹ thuật lồng ảnh hiện đại cũng đặt ra cho ông một dấu hỏi nhỏ. Song đến cuộc họp tay tư giữa ông với Mc Dovann, Fitgeral, và Hardy ở khách sạn Hudson tận Manille thì chỉ có một trong bốn người đó kể lại thì người ngoài cuộc mới biết nổi. Họ đâu có tiết lộ cho những người kém tin tưởng. Những mật khẩu cũ, hắn xướng âm rất chuẩn, hắn chỉ không biết những quy ước mới do Năm Oăn đặt ra thôi. Còn cái tác phong cuối cùng cũng khiến vị linh mục có thể tin được là hắn sẵn sàng tung đô-la một cách hào phóng, điều mà các điệp viên cộng sản hiếm thấy làm. Nếu người khách trao tay cho ông số tiền đã hứa, thì ông có thể dám bắt tay với con người này.
Vũ Xuân Trinh vội mở cuốn nhật ký ra xem trong số những kẻ xưng tội vào khoảng sáu tháng cuối năm 1981 than phiền về chuyện thân nhân bị mất tích không?
Những dòng chữ vắn tắt đó may ra gợi cho ông điều gì bổ ích. Nhưng suốt một giờ đồng hồ tra cứu, Vũ Xuân Trinh chẳng tìm ra được dấu tích gì. Ông uể oải xếp lại những quyển sổ và bỗng nhiên ông muốn đọc lại cái đoạn văn rất xúc động ghi lại cuộc xưng tội kỳ lạ của người đàn bà có cái lên nửa ta, nửa tây Lili. Lần đầu tiên trong đời ông bị một con mụ cuồng dâm... cưỡng hiếp ngay trong phòng xưng tội. Cái ấn tượng mạnh mẽ ấy còn hằn sâu trong ký ức ông. Mỗi lần nhớ lại dục vọng trong ông lại trào dâng và nỗi cồn cào của cơn khát giới tính lại vật vã nhà tu hành như kẻ nghiện ma túy hết thuốc chích. Nhưng sự kiện đó lại xảy ra vào mùa xuân 1982.
Ông linh mục đọc lại trang nhạt ký dữ dội và bỗng nhận ra một chi tiết thú vị. Thiếu phụ đó là vợ một viên đại tá cảnh sát, trốn cải tạo, sống bất hợp pháp rồi vượt biển di tản. Điều quan trọng này bị những ấn tượng tình dục làm lu mờ đến nỗi nếu không được ghi lại thì ông không sao nhớ được. Liệu di tản và hy sinh tuẫn tiết có khoảng nào trùng lặp ở đây. Vị linh mục quyết định tìm đến người đàn bà đa tình xinh đẹp ở hẻm Bảy hai.
/72
|