Edit: Thịnh Ái Tư Tư
Chết rồi. Lại bài kiểm tra. Lại những câu hỏi khủng khiếp kiểu như “Em hãy cho biết tình hình giai đoạn hai của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1917-1918”.
Toi.
Đau đớn thay, phải chăng Sơn Bóng đã đúng “Thầy cô nào cũng tỏ ra kỳ lạ ban đầu, sau đó mới siết chặt dây cương, làm các em ná thở”.
Sao lại siết chặt dây cương? Học sinh là ngựa à? Lúc ấy tôi đã định hỏi Sơn câu này nhưng quên béng mất.
Hôm nay thì đã nhớ ra.
Chán nản, nặng nề, xôn xao, cả lớp lôi giấy kiểm tra đặt lên trên bàn.
Thầy bỗng nói:
-Các em nhanh lên. Vì thời gian làm bài chỉ có 30 giây thôi.
Toàn thể lớp 11A giật nảy mình. Đời học sinh luôn có kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết hay kiểm tra 3 tiết cuối kỳ. Còn kiểm tra 30 giây là sao?
30 giây chưa đủ thời gian chép đề! 30 giây có khi còn không đủ ngáp.
Con gái còn kín đáo, chứ con trai, tôi đã thấy nhiều đứa ngáp rất dài, dài đến mức gần như vô tận.
-Nào, tất cả các em đã để giấy trước mặt chưa. Bài kiểm tra sẽ bắt đầu.
-Dạ, thưa Thầy, bọn em xong rồi. - Cả lớp im lặng, tò mò và hồi hộp.
-Thầy sẽ đọc đề bài, và các em không chép nó. Các em chỉ cần suy nghĩ và viết trả lời ngay. Viết một chữ cũng được!
Kinh hồn! Kinh hồn! Kinh hồn! Bài kiểm tra một chữ! Đùa sao?
-Xin cả lớp nghe cho kĩ: Hãy viết tên một di tích lịch sử mà em biết trong thành phố. Hết. Giây thứ nhất bắt đầu.
Ly Cún mất 10 giây để ngạc nhiên. 10 giây để suy nghĩ. Và 10 giây để viết xong!
Toàn thể lớp 11A cũng thế.
-30 giây đã hết. Các em dừng bút. Nộp bài.
Kinh ngạc.
Xem tivi, tôi biết anh chàng nhanh nhất hành tinh chạy 100 mét hết gần 9 giây và cả thế giới chỉ một anh chàng làm được. Còn hôm nay, cả thế giới chỉ có học sinh lớp 11A của trường cấp ba An Hòa, Việt Nam làm bài kiểm tra hết 30 giây theo đề bài của thầy giáo Sử.
-Các em, bài kiểm tra này sẽ được chấm điểm công khai và ngay bây giờ. Chúng ta bắt đầu.
Cả lớp tiếp tục ngạc nhiên. Tiếp tục im phăng phắc. Đến mức con thằn lằn trên trần nhà mọi bữa hay kêu vớ vẩn, hôm nay cũng im luôn. Nín thở. Có khả năng nó sẽ rơi bộp vào cổ đứa nào. Mặc kệ.
Thầy giáo thong thả cầm từng tờ giấy lên:
-Nguyễn Thanh Sơn. Câu trả lời của em là: Nhà thờ Đức Bà. Đúng. Đây rõ ràng là một di tích lịch sử. 10 điểm!
Sơn hét lên, ngã vật ra bàn vì sướng. Nó không bao giờ ngờ có thể lao tới đỉnh cao danh vọng bằng bốn chữ Nhà thờ Đức Bà. Coi như đường lên đỉnh Olympia.
-Lê Sĩ Long. Câu trả lời của em: Chợ Bến Thành. Chưa chính xác. Chỉ có cổng chợ là di tích thôi. 6 điểm.
-Phạm Anh Khoa: Bưu điện Thành phố. Chính xác. 10 điểm.
Khoa đơ như cây đơ. Cả đời nó chưa được bất cứ điểm 10 nào trừ môn Thể dục. Hôm nay, Khoa đổi đời.
-Đào Ngọc Anh. Em viết: Khách sạn Sheraton. Sai. Đây là khách sạn mới xây. Tuy rất sang nhưng không hề là di tích, dù mỗi đêm ở trong đó có khi ta phải trả mấy chục triệu đồng. 0 điểm.
-Trương Thị Cần: Nhà hát lớn Thành phố. Chính xác. 10 điểm.
-Nguyễn Bích Hồng: Bánh cuốn Thanh Trì. Đây là nhãn hiệu, không phải công trình. 0 điểm.
-Trịnh Kim Thắng: Đồng hồ bốn mặt. Sai. Dù có bốn nghìn mặt, đồng hồ ở đường Nguyễn Huệ cũng không phải di tích. 0 điểm.
-Vũ Hoàng Việt: Ủy ban Thành phố. Đúng. 10 điểm.
-Nguyễn Ngọc Mai. Cơm gà Thượng Hải. Sai. Dù ở chỗ này đã bán thêm cơm vịt. 0 điểm.
-Lý Bá Quang: Chùa Vĩnh Nghiêm. Đúng. 10 điểm.
-Phạm An Dung: Phở Pasteur. Dù phở tái, phở chín, hay phở thập cẩm, nơi đây cũng không là di tích bao giờ. 0 điểm.
Thầy giáo ngừng lại:
-Các em chú ý, di tích lịch sử là một địa danh mà khi con người tới đó, họ có cảm xúc về một thời kì hay một sự kiện quá khứ liên quan đến văn hóa hoặc xây dựng của một dân tộc. Nó thường là một công trình kiến trúc, nhưng cũng có khả năng là một con đường, một cây cầu, một bức tượng hay một mảnh tường còn nguyên vết đạn bom.
Những công dân văn minh thường thuộc lòng những di tích của thành phố mình đến mức chúng ghi sâu vào tiềm thức. Do đó, 30 giây là hoàn toàn đủ, bởi để có 30 giây này, một quốc gia phải trải qua 3.000 năm.
Bé Dung đứng dậy:
-Vậy thưa Thầy, mỗi lần qua phở Pasteur em đều nhớ ngay ngày xưa Má dẫn đi ăn.
-Như thế không phải di tích. Đó là kỉ niệm em Dung ạ. Nào, ta chấm bài tiếp tục. Nguyễn Bích Ngọc: Nem Thủ Đức. Đấy cũng không phải là di tích. Đấy là truyền thống ẩm thực. 0 điểm.
-Phạm Ngọc Lưu Ly: Tượng Thánh Gióng. Đây đâu phải di tích. 0 điểm.
Tôi đứng phắt dậy
-Thưa Thầy, sao không phải di tích ạ? Tượng đó đã xây rất lâu.
-Lưu Ly. Không phải cái gì lâu cũng là lịch sử. Đấy là điều thứ nhất. Điều thứ hai: Tượng đó được làm rất xấu. Trong khi di tích văn hóa cần đẹp.
-Thưa Thầy, nhưng Thánh Gióng là anh hùng mà.
-Em Ly. Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch có tượng nàng tiên cá một di tích rất nổi tiếng được toàn thế giới công nhận. Tiên cá không phải anh hùng. Em còn thắc mắc gì không?
Không. Tôi ngồi xuống. Chết điếng.
Trong thâm tâm, tôi cũng công nhận bức tượng của mình xấu thật. Con ngựa thì lùn, Thánh Gióng thì béo, mặc cau có và có vẻ như còn không mặc quần. Thua xa Thánh Gióng tôi đã xem trong phim hoạt hình hay truyện tranh, vừa đẹp vừa oai hùng lẫm liệt.
Chưa có một buổi chấm bài nào lại công khai đến thế và hào hứng đến thế, đã vậy còn cười nôn ruột. Nhiều đứa viết tên tiệm ăn, tiệm may, hay tiệm quần áo, có đứa viết sở thú, mà không ghi rõ là chuồng khỉ hay chuồng voi. Vài đứa viết tên bảo tàng nhưng không đề địa chỉ.
Chúng tôi chợt nhận ra di tích lịch sử có ở khắp nơi. Và rất nhiều thứ mình đi qua hàng ngày nhưng chưa bao giờ nhìn kĩ.
Cái giờ Lịch sử hôm ấy trôi qua sôi động tới nỗi tôi cảm thấy cũng chỉ khoảng 30 giây.
Hoang mang. Tê tái.
Làm thế nào để hiểu một người vừa cho mình điểm 10, vừa đi bơi với mình, vừa bị chết đuối nhờ mình cứu, chưa kể nhìn thấy mình mặc bikini con vịt, lại cho mình một điểm 0 to tướng?
Hiểu được chết liền.
Thầy đã đi ra, mà lớp vẫn còn náo loạn.
Những đứa điểm 10 reo hò. Những đứa điểm 0 nhăn nhó. Những kẻ ở điểm giữa thì ghét cả hai phe. Ai mà giái thích cho nổi. Thầy nhìn cái bánh bao thấy Lịch sử, còn đọc một câu viết về bánh cuốn lại không.
Chết mất.
Mai kéo tôi ra gốc cây dưới sân trường:
-Ly Cún này, thầy Lịch sử không phải giáo viên đâu, mà là một quả bom. Đứa nào đến gần trước sau cũng nổ tan tành.
-Ý mày là sao? Mai - Tôi gằn giọng.
-Ý tao nói mày có thể yêu ca sĩ, yêu diễn viên, yêu sinh viên hoặc yêu trai bình thường, nhưng chớ yêu bom.
Các bạn nghe rõ chưa? Yêu bom! Có tình yêu chung thủy. Có tình yêu xa cách. Có tình yêu tan vỡ. Có tình yêu phản bội. Nhưng hôm nay Ly Cún đã phát hiện ra tình yêu mới: Yêu bom!
Tôi cứ tưởng Mai nói cho vui, hoặc nói do ghen tị.
Nhầm to.
Hóa ta, bom sắp nổ bây giờ.
Trên đường từ trường về nhà, Ly Cún suy nghĩ miên man. Cứ nghe thiên hạ đồn yêu là đau khổ, yêu là buốt giá, yêu là cay dắng. Sai bét. Hóa ra yêu là kinh ngạc, yêu là sửng sốt. Yêu là tức cả ruột lên đầu.
Vừa suy nghĩ, tôi vừa nhìn cảnh vật bên đường, nhỡ di tích nào mình thấy còn chúng nó chưa, để lần sau đạt điểm tốt.
Ngay từ hôm trước, sau cái vụ bàn gỗ xoan và bánh bao ngọt, tôi đã quan sát cẩn thận các đồ đạc trong nhà và khám phá ra nhiều điều thú vị.
Tivi trong phòng Mẹ mua bằng tiền giải thưởng đầu tiên về nấu ăn. Cái quạt dưới bếp do Dì tôi cho hôm mới về nhà, cái áo khoác Ba tặng lúc sinh nhật 15 tuổi. Thậm chí, cái thớt trong bếp cũng là quà tặng cuối cùng của Ngoại mang từ quê lên trước khi Ngoại mất có mười ngày.
Đúng là nhìn theo Thầy, không hề có đồ vật vô tri.
Phải chăng những lịch sử be bé tạo nên lịch sử vừa vừa, rồi lịch sử vừa vừa tạo ra lịch sử to to, lịch sử to to tạo nên lịch sử vĩ đại.
Hay thiệt.
Nhưng Ly Cún vẫn có một thắc mắc. Cần phải hỏi Thầy ngay. Tuy nhiên, Thầy đã về rồi.
Ơ, ta vẫn còn ghi số điện thoại cơ mà. Cũng đâu có cần ghi, ta thuộc. Chả phải ai cũng được Cún này thuộc số đâu đấy. Con trai trong lớp chưa có chàng nào.
Tôi bấm số. Đầu bên kia bắt máy ngay:
-Gì đó, Ki Ki?
-Thưa Thầy, mỗi lần về quê em lại thấy bên sông nơi lúc nhỏ tắm với lũ bạn. Như vậy có phải di tích không ạ?
Giọng Thầy dịu dàng:
-Có chứ Ki Ki, đấy là di tích của riêng em.
-Dạ, cám ơn Thầy.
Tôi cúp máy. Hóa ra mỗi cô gái có búp bê riêng, có phòng riêng và có di tích riêng. Khám phá này khiến Ki Ki ngây ngất.
Ly Cún giữ tâm trạng ngây ngất như thế cả ngày, cả đêm, cho đến tận sáng hôm sau.
Hôm sau, tôi vào lớp và giật mình thấy tất cả chúng nó dù đang nói cười hay đang làm chuyện khác đều bỗng dưng im bặt và quay đầu nhìn tôi.
Có chuyện gì vậy?
Mai mắt mũi xanh lè, lôi tôi ra một góc xa xa tới mức chả còn ai nhìn thấy:
-Cún, từ sáng tới giờ tao gọi cho mày không được.
-Ờ. Để máy im lặng. Không nghe.
Tất cả bà con dùng điện thoại đều biết có chế độ rung. Có thể gọi đó là chế độ học sinh vì đứa nào trong lớp cũng dùng.
-Vậy mở tin nhắn ra đi - Mai quát.
Tôi giật mình.
Xưa nay Mai chưa khi nào quát. Nó chỉ cười hí hí hoặc nhõng nhẽo bèo nhèo. Mai quát to cũng đáng kinh ngạc như con mèo tự nhiên bỗng gầm như con sư tử.
Tôi hấp tấp rút điện thoại. Mục tin nhắn có tới mấy chục số chờ. Ghê vậy?
Mai giật máy, mở ra. Tôi trợn mắt.
Bên trong là một loạt hình nữ sinh Phạm Ngọc Lưu Ly mặc áo tắm, còn thầy giáo dạy Sử mặc quần bơi. Hai người ngồi bên nhau, nắm tay nhau, và có lúc còn ôm nhau.
Chết rồi. Lại bài kiểm tra. Lại những câu hỏi khủng khiếp kiểu như “Em hãy cho biết tình hình giai đoạn hai của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1917-1918”.
Toi.
Đau đớn thay, phải chăng Sơn Bóng đã đúng “Thầy cô nào cũng tỏ ra kỳ lạ ban đầu, sau đó mới siết chặt dây cương, làm các em ná thở”.
Sao lại siết chặt dây cương? Học sinh là ngựa à? Lúc ấy tôi đã định hỏi Sơn câu này nhưng quên béng mất.
Hôm nay thì đã nhớ ra.
Chán nản, nặng nề, xôn xao, cả lớp lôi giấy kiểm tra đặt lên trên bàn.
Thầy bỗng nói:
-Các em nhanh lên. Vì thời gian làm bài chỉ có 30 giây thôi.
Toàn thể lớp 11A giật nảy mình. Đời học sinh luôn có kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết hay kiểm tra 3 tiết cuối kỳ. Còn kiểm tra 30 giây là sao?
30 giây chưa đủ thời gian chép đề! 30 giây có khi còn không đủ ngáp.
Con gái còn kín đáo, chứ con trai, tôi đã thấy nhiều đứa ngáp rất dài, dài đến mức gần như vô tận.
-Nào, tất cả các em đã để giấy trước mặt chưa. Bài kiểm tra sẽ bắt đầu.
-Dạ, thưa Thầy, bọn em xong rồi. - Cả lớp im lặng, tò mò và hồi hộp.
-Thầy sẽ đọc đề bài, và các em không chép nó. Các em chỉ cần suy nghĩ và viết trả lời ngay. Viết một chữ cũng được!
Kinh hồn! Kinh hồn! Kinh hồn! Bài kiểm tra một chữ! Đùa sao?
-Xin cả lớp nghe cho kĩ: Hãy viết tên một di tích lịch sử mà em biết trong thành phố. Hết. Giây thứ nhất bắt đầu.
Ly Cún mất 10 giây để ngạc nhiên. 10 giây để suy nghĩ. Và 10 giây để viết xong!
Toàn thể lớp 11A cũng thế.
-30 giây đã hết. Các em dừng bút. Nộp bài.
Kinh ngạc.
Xem tivi, tôi biết anh chàng nhanh nhất hành tinh chạy 100 mét hết gần 9 giây và cả thế giới chỉ một anh chàng làm được. Còn hôm nay, cả thế giới chỉ có học sinh lớp 11A của trường cấp ba An Hòa, Việt Nam làm bài kiểm tra hết 30 giây theo đề bài của thầy giáo Sử.
-Các em, bài kiểm tra này sẽ được chấm điểm công khai và ngay bây giờ. Chúng ta bắt đầu.
Cả lớp tiếp tục ngạc nhiên. Tiếp tục im phăng phắc. Đến mức con thằn lằn trên trần nhà mọi bữa hay kêu vớ vẩn, hôm nay cũng im luôn. Nín thở. Có khả năng nó sẽ rơi bộp vào cổ đứa nào. Mặc kệ.
Thầy giáo thong thả cầm từng tờ giấy lên:
-Nguyễn Thanh Sơn. Câu trả lời của em là: Nhà thờ Đức Bà. Đúng. Đây rõ ràng là một di tích lịch sử. 10 điểm!
Sơn hét lên, ngã vật ra bàn vì sướng. Nó không bao giờ ngờ có thể lao tới đỉnh cao danh vọng bằng bốn chữ Nhà thờ Đức Bà. Coi như đường lên đỉnh Olympia.
-Lê Sĩ Long. Câu trả lời của em: Chợ Bến Thành. Chưa chính xác. Chỉ có cổng chợ là di tích thôi. 6 điểm.
-Phạm Anh Khoa: Bưu điện Thành phố. Chính xác. 10 điểm.
Khoa đơ như cây đơ. Cả đời nó chưa được bất cứ điểm 10 nào trừ môn Thể dục. Hôm nay, Khoa đổi đời.
-Đào Ngọc Anh. Em viết: Khách sạn Sheraton. Sai. Đây là khách sạn mới xây. Tuy rất sang nhưng không hề là di tích, dù mỗi đêm ở trong đó có khi ta phải trả mấy chục triệu đồng. 0 điểm.
-Trương Thị Cần: Nhà hát lớn Thành phố. Chính xác. 10 điểm.
-Nguyễn Bích Hồng: Bánh cuốn Thanh Trì. Đây là nhãn hiệu, không phải công trình. 0 điểm.
-Trịnh Kim Thắng: Đồng hồ bốn mặt. Sai. Dù có bốn nghìn mặt, đồng hồ ở đường Nguyễn Huệ cũng không phải di tích. 0 điểm.
-Vũ Hoàng Việt: Ủy ban Thành phố. Đúng. 10 điểm.
-Nguyễn Ngọc Mai. Cơm gà Thượng Hải. Sai. Dù ở chỗ này đã bán thêm cơm vịt. 0 điểm.
-Lý Bá Quang: Chùa Vĩnh Nghiêm. Đúng. 10 điểm.
-Phạm An Dung: Phở Pasteur. Dù phở tái, phở chín, hay phở thập cẩm, nơi đây cũng không là di tích bao giờ. 0 điểm.
Thầy giáo ngừng lại:
-Các em chú ý, di tích lịch sử là một địa danh mà khi con người tới đó, họ có cảm xúc về một thời kì hay một sự kiện quá khứ liên quan đến văn hóa hoặc xây dựng của một dân tộc. Nó thường là một công trình kiến trúc, nhưng cũng có khả năng là một con đường, một cây cầu, một bức tượng hay một mảnh tường còn nguyên vết đạn bom.
Những công dân văn minh thường thuộc lòng những di tích của thành phố mình đến mức chúng ghi sâu vào tiềm thức. Do đó, 30 giây là hoàn toàn đủ, bởi để có 30 giây này, một quốc gia phải trải qua 3.000 năm.
Bé Dung đứng dậy:
-Vậy thưa Thầy, mỗi lần qua phở Pasteur em đều nhớ ngay ngày xưa Má dẫn đi ăn.
-Như thế không phải di tích. Đó là kỉ niệm em Dung ạ. Nào, ta chấm bài tiếp tục. Nguyễn Bích Ngọc: Nem Thủ Đức. Đấy cũng không phải là di tích. Đấy là truyền thống ẩm thực. 0 điểm.
-Phạm Ngọc Lưu Ly: Tượng Thánh Gióng. Đây đâu phải di tích. 0 điểm.
Tôi đứng phắt dậy
-Thưa Thầy, sao không phải di tích ạ? Tượng đó đã xây rất lâu.
-Lưu Ly. Không phải cái gì lâu cũng là lịch sử. Đấy là điều thứ nhất. Điều thứ hai: Tượng đó được làm rất xấu. Trong khi di tích văn hóa cần đẹp.
-Thưa Thầy, nhưng Thánh Gióng là anh hùng mà.
-Em Ly. Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch có tượng nàng tiên cá một di tích rất nổi tiếng được toàn thế giới công nhận. Tiên cá không phải anh hùng. Em còn thắc mắc gì không?
Không. Tôi ngồi xuống. Chết điếng.
Trong thâm tâm, tôi cũng công nhận bức tượng của mình xấu thật. Con ngựa thì lùn, Thánh Gióng thì béo, mặc cau có và có vẻ như còn không mặc quần. Thua xa Thánh Gióng tôi đã xem trong phim hoạt hình hay truyện tranh, vừa đẹp vừa oai hùng lẫm liệt.
Chưa có một buổi chấm bài nào lại công khai đến thế và hào hứng đến thế, đã vậy còn cười nôn ruột. Nhiều đứa viết tên tiệm ăn, tiệm may, hay tiệm quần áo, có đứa viết sở thú, mà không ghi rõ là chuồng khỉ hay chuồng voi. Vài đứa viết tên bảo tàng nhưng không đề địa chỉ.
Chúng tôi chợt nhận ra di tích lịch sử có ở khắp nơi. Và rất nhiều thứ mình đi qua hàng ngày nhưng chưa bao giờ nhìn kĩ.
Cái giờ Lịch sử hôm ấy trôi qua sôi động tới nỗi tôi cảm thấy cũng chỉ khoảng 30 giây.
Hoang mang. Tê tái.
Làm thế nào để hiểu một người vừa cho mình điểm 10, vừa đi bơi với mình, vừa bị chết đuối nhờ mình cứu, chưa kể nhìn thấy mình mặc bikini con vịt, lại cho mình một điểm 0 to tướng?
Hiểu được chết liền.
Thầy đã đi ra, mà lớp vẫn còn náo loạn.
Những đứa điểm 10 reo hò. Những đứa điểm 0 nhăn nhó. Những kẻ ở điểm giữa thì ghét cả hai phe. Ai mà giái thích cho nổi. Thầy nhìn cái bánh bao thấy Lịch sử, còn đọc một câu viết về bánh cuốn lại không.
Chết mất.
Mai kéo tôi ra gốc cây dưới sân trường:
-Ly Cún này, thầy Lịch sử không phải giáo viên đâu, mà là một quả bom. Đứa nào đến gần trước sau cũng nổ tan tành.
-Ý mày là sao? Mai - Tôi gằn giọng.
-Ý tao nói mày có thể yêu ca sĩ, yêu diễn viên, yêu sinh viên hoặc yêu trai bình thường, nhưng chớ yêu bom.
Các bạn nghe rõ chưa? Yêu bom! Có tình yêu chung thủy. Có tình yêu xa cách. Có tình yêu tan vỡ. Có tình yêu phản bội. Nhưng hôm nay Ly Cún đã phát hiện ra tình yêu mới: Yêu bom!
Tôi cứ tưởng Mai nói cho vui, hoặc nói do ghen tị.
Nhầm to.
Hóa ta, bom sắp nổ bây giờ.
Trên đường từ trường về nhà, Ly Cún suy nghĩ miên man. Cứ nghe thiên hạ đồn yêu là đau khổ, yêu là buốt giá, yêu là cay dắng. Sai bét. Hóa ra yêu là kinh ngạc, yêu là sửng sốt. Yêu là tức cả ruột lên đầu.
Vừa suy nghĩ, tôi vừa nhìn cảnh vật bên đường, nhỡ di tích nào mình thấy còn chúng nó chưa, để lần sau đạt điểm tốt.
Ngay từ hôm trước, sau cái vụ bàn gỗ xoan và bánh bao ngọt, tôi đã quan sát cẩn thận các đồ đạc trong nhà và khám phá ra nhiều điều thú vị.
Tivi trong phòng Mẹ mua bằng tiền giải thưởng đầu tiên về nấu ăn. Cái quạt dưới bếp do Dì tôi cho hôm mới về nhà, cái áo khoác Ba tặng lúc sinh nhật 15 tuổi. Thậm chí, cái thớt trong bếp cũng là quà tặng cuối cùng của Ngoại mang từ quê lên trước khi Ngoại mất có mười ngày.
Đúng là nhìn theo Thầy, không hề có đồ vật vô tri.
Phải chăng những lịch sử be bé tạo nên lịch sử vừa vừa, rồi lịch sử vừa vừa tạo ra lịch sử to to, lịch sử to to tạo nên lịch sử vĩ đại.
Hay thiệt.
Nhưng Ly Cún vẫn có một thắc mắc. Cần phải hỏi Thầy ngay. Tuy nhiên, Thầy đã về rồi.
Ơ, ta vẫn còn ghi số điện thoại cơ mà. Cũng đâu có cần ghi, ta thuộc. Chả phải ai cũng được Cún này thuộc số đâu đấy. Con trai trong lớp chưa có chàng nào.
Tôi bấm số. Đầu bên kia bắt máy ngay:
-Gì đó, Ki Ki?
-Thưa Thầy, mỗi lần về quê em lại thấy bên sông nơi lúc nhỏ tắm với lũ bạn. Như vậy có phải di tích không ạ?
Giọng Thầy dịu dàng:
-Có chứ Ki Ki, đấy là di tích của riêng em.
-Dạ, cám ơn Thầy.
Tôi cúp máy. Hóa ra mỗi cô gái có búp bê riêng, có phòng riêng và có di tích riêng. Khám phá này khiến Ki Ki ngây ngất.
Ly Cún giữ tâm trạng ngây ngất như thế cả ngày, cả đêm, cho đến tận sáng hôm sau.
Hôm sau, tôi vào lớp và giật mình thấy tất cả chúng nó dù đang nói cười hay đang làm chuyện khác đều bỗng dưng im bặt và quay đầu nhìn tôi.
Có chuyện gì vậy?
Mai mắt mũi xanh lè, lôi tôi ra một góc xa xa tới mức chả còn ai nhìn thấy:
-Cún, từ sáng tới giờ tao gọi cho mày không được.
-Ờ. Để máy im lặng. Không nghe.
Tất cả bà con dùng điện thoại đều biết có chế độ rung. Có thể gọi đó là chế độ học sinh vì đứa nào trong lớp cũng dùng.
-Vậy mở tin nhắn ra đi - Mai quát.
Tôi giật mình.
Xưa nay Mai chưa khi nào quát. Nó chỉ cười hí hí hoặc nhõng nhẽo bèo nhèo. Mai quát to cũng đáng kinh ngạc như con mèo tự nhiên bỗng gầm như con sư tử.
Tôi hấp tấp rút điện thoại. Mục tin nhắn có tới mấy chục số chờ. Ghê vậy?
Mai giật máy, mở ra. Tôi trợn mắt.
Bên trong là một loạt hình nữ sinh Phạm Ngọc Lưu Ly mặc áo tắm, còn thầy giáo dạy Sử mặc quần bơi. Hai người ngồi bên nhau, nắm tay nhau, và có lúc còn ôm nhau.
/19
|