.
Sáng sớm ngày hai mươi ba tháng giêng nguyên niên Thần long, trên đường lớn Chu Tước bỗng treo đầu của năm huynh đệ họ Trương.
Tin tức này vừa truyền khắp thành Trường An, lại có một cái tin kinh người truyền đến: Nữ hoàng đã tuyên bố, do Thái tử giám quốc, thống nhất vạn cơ.
Lòng trung thành của dân chúng Trường An đối với Lý Đường mạnh gấp ba lần so với dân chúng Lạc Dương. Nghe được tin tức này, vạn chúng hoan hô, vô số bách tính đổ xuống đầu đường lớn, dường như lại quay về cảnh tượng náo nhiệt của tết Nguyên tiêu trước.
Phàn Xuyên Đỗ Kính Đình đuổi tới đường lớn Chu Tước, bày ra hương án ở ngay trước đầu của năm huynh đệ họ Trương, tế lễ, trong lúc nhất thời mà nước mắt tuôn đầy mặt.
Ngay sau đó, Hoàng Thái tử Lý Hiển giám quốc tuyên bố bổ nhiệm Tương Vương Phủ Ti Mã Thiên Thứ Kỷ làm Phượng Các thị lang, Đồng Bình Chương sự, phân chia sai phái mười tên sứ giả, phụng mệnh tỉ thư Thái tử Giám quốc, tuyên bố an ủi mười đạo các châu.
Nếu lúc này để Võ Tắc Thiên tiếp tục nắm giữ danh hiệu Hoàng đế, thì rất có lợi cho việc bình ổn bàn giao chính quyền, bọn họ có thể đánh vào danh nghĩa Võ Tắc Thiên giải quyết được rất nhiều vấn đề mấu chốt chưa được tháo gỡ, một vài sự việc không nên do Thái tử ra mặt mang cờ hiệu Hoàng đế đi trước xử lý tốt.
Nhưng vì chủ trương của Trương Giản Chi và Hoàn Ngạn Phạm, trong giả thiết vốn ít nhất nên có ba tháng quá độ bỗng chốc bị rút ngắn thành một ngày, triều đình vào ngày hai mươi tư tháng giêng tuyên bố Nữ hoàng thoái vị, truyền ngôi cho Hoàng Thái tử. Đến lúc này, không chỉ rất nhiều sự việc trong kế hoạch không thể thi hành, mà lúc này còn phát sinh nhiều vấn đề mới.
Đột nhiên thay đổi kết quả trực tiếp của phản đối bằng vũ trang liền lập tức tạo thành sự chia rẽ tập đoàn phản đối bằng vũ trang. Võ Tam Tư bỗng nhiên giận dữ cáo bệnh với Hoàng Thái tử, đóng cửa không ra. Các đệ tử có quan chức của nhất tộc Võ thị toàn bộ gửi trong quân đội, đến Võ Du Nghi cũng bị thả về Võ Lâm Vệ.
Lập tức, Tương Vương Lý Đán và Thái Bình công chúa cũng trước sau cáo bệnh với Hoàng Thái tử, nhất thời khiến Lý Hiển bị công kích nặng nề. Nhưng ông lúc đó không kìm nổi sự hấp dẫn lập tức đăng vị, đã đồng ý với đám người Trương Giản Chi, hơn nữa đã tuỳ tiện công khai cả nước, sao có thể lật lọng?
Vạn bất đắc dĩ, Lý Hiển đành phải hạ mình, đích thân đến nhà để thăm hỏi. Trước tiên là Tương Vương phủ, rồi Thái Bình công chúa phủ, cuối cùng là Lương Vương phủ.
Lý Hiển và huynh đệ, bào muội lén thảo luận bí mật, cố gắng loại mình ra, đem hết mọi trách nhiệm đổ lên đám người Trương Giản Chi và Thôi Huyền Huy. Tương Vương và Thái Bình công chúa trong lòng biết rõ việc này đã thành sự thực, không thể ép Hoàng Thái tử thay đổi chủ ý được, bọn họ chỉ là lòng dạ không yên, ồn ào lên chút cảm xúc.
Hiện giờ Hoàng Thái tử chủ động đến nhà, hạ mình mềm giọng năn nỉ, hai người vừa phát ra một trận tức giận cũng đáp ứng tham dự đại lễ đăng cơ. Nhưng Võ Tam Tư lại không nể mặt Lý Hiển, mặc ông nói hết lời, Võ Tam Tư vẫn cố ý không ra.
Hiện giờ mặc dù Tương Vương Lý Đán nắm giữ chư vệ Nam Nha, chỉ cần ông đồng ý tham dự đại lễ đăng có, ủng hộ Thái tử đăng cơ, về cơ bản có thể đảm bảo chín phần an toàn, nhưng Lý Hiển vẫn không yên tâm, cho dù Trương Giản Chi liên tục đảm bảo với ông, nói gia tộc Võ thị lúc này tuyệt đối không dám mạo hiểm nảy sinh sự cố kiêng kị trong thiên hạ rộng lớn, nhưng ông vẫn phải thấp tha thấp thỏm.
Vì thế, Lý Hiển lại quay đầu xe, lần nữa quay lại phủ Thái Bình công chúa, mặt dày năn nỉ bào muội lấy thân phận con dâu của Võ gia để ra mặt, khuyên nhủ đại bá Võ Tam Tư của nàng. Thái Bình công chúa đành phải ra mặt thuyết phục, hiệp thương một hồi, lúc này Võ Tam Tư mới miễn miễn cưỡng đồng ý.
Những việc này, đương nhiên chỉ có ba huynh muội Lý Hiển và Võ Tam Tư mấy người này nắm rõ. Ít nhất trong mắt người ngoài thì Hoàng Thái tử đăng cơ là mục đích mà mọi người hướng tới.
Đại lễ đăng cơ ngày hai mươi lăm tháng giêng, tuy rằng vì quá gấp gáp mà có vẻ hơi có chút đơn sơ, nhưng những nhân vật thuộc các phe có thực lực vẫn ùn ùn kéo đến tham dự, tự nhiên khiến người ta cảm thấy Hoàng Thái tử đăng cơ thiên hạ quy tâm, thực chí danh quy. Nhưng một số quan viên và những nho sinh am hiểu lễ nghi quy chế triều đình vẫn có thể từ trong đó nhận ra được một chút mùi vị đặc biệt.
Hoàng đế đăng cơ theo lệ có một trình tự cố định, có một số sự việc cũng cần tuyên bố trong ngày đăng cơ, ví dụ đã là truyền ngôi, Tân Hoàng sắp xếp như thế nào đối với Tiên hoàng, Tân đế đăng cơ, niên hiệu xác định như thế nào, tân đế có quốc sách trọng đại thế nào, tân triều vừa lập đối với văn võ bá quan có bổ nhiệm và điều động gì .v.v.
Mà hết thảy những thứ này, vì Lý Hiển đăng cơ quá gấp gáp, hơn nữa liên quan đến phương diện ích lợi trọng đại, trong nội bộ tập đoàn chính biến vẫn chưa bàn bạc thống nhất, không có cách nào lập tức tuyên bố, dẫn đến Lý Hiển sau hai mươi năm, khi lại đăng cơ xưng đế không ngờ trong lễ đăng cơ lại tuyên bố một sự kiện.
Mà việc này trong trình tự thường lệ ngày đăng quang hoàng đế vốn nên là điều cuối cùng, nhưng không chỉ có một điều, đó là: đại xá thiên hạ!
Lý Hiển tuyên bố, những người bị hoạch tội từ năm Văn Minh (năm 684 công nguyên, cũng là năm mà Lý Hiển xưng đế lần đầu rồi lại bị hạ đài) tới nay ngoại trừ Từ Kính Nghiệp, Việt Vương Lý Trinh, Lang Gia Vương Lý Xung và những kẻ cầm đầu phản nghịch, cùng với bè lũ Nhị Trương, tất cả đều thoát tội, con cái không gả tất cả đều đặc xá.
Nhất đảng Trương Dịch Chi gặp xá không tha nhưng thật ra là hợp tình hợp lý. Tại sao Từ Kính Nghiệp bảo Đường phản Võ, lại còn có hai vị Việt Vương Lý Trinh, Lang Gia Vương Lý Xung có tâm huyết với Lý Đường đều không được đặc xá? Truy tìm nguyên nhân, vẫn là màn diễn tốt nhất đột nhiên làm rối loạn chính quyền của Trương Giản Chi.
Trương Giản Chi có lẽ là vì khống chế thế lực của tôn thất và ngoại thích, hoặc là chỉ vì muốn tập đoàn công thần nhận được lợi ích chính trị lớn nhất. Y rốt cuộc là muốn gì, người ngoài không thể biết được, nhưng y gấp gáp ủng hộ lên ngôi, không giữ lại một chút thời gian hoà hoãn chính biến, tuyệt đối là phạm phải sai lầm lớn về chính trị.
Ba người đáng lẽ nên sửa lại án xử sai nhất này lại không có cách nào nhận được sửa lại án xử sai, chính là vì sự liều lĩnh của Trương Giản Chi. Bởi vì ba người khởi binh xốc lại cờ hiệu này là phản lại Võ Tắc Thiên, mà Lý Hiển lại được Võ Tắc Thiên truyền ngôi! Vị chước danh nghĩa đăng cơ xưng đế, nếu ông vì sửa lại án sai của ba tên “phản tặc” công khai xốc cờ hiệu phản Võ tộc, đó chẳng phải là biến thành thừa nhận ông phản Võ sao?
Tự mình tát mình ông không thể làm. Người thắt nút vẫn phải là người tháo nút. Giải quyết mấy công án này vốn nên để trong thời gian Hoàng Thái tử giám quốc, tìm cơ hội lấy danh nghĩa Nữ hoàng Võ Tắc Thiên “hạ chiếu” miễn tội cho mấy đương sự trong mấy công án này, nhưng vì kế hoạch đột nhiên thay đổi, sự kiện để đấy mà chưa quyết đâu chỉ có mấy việc này.
Ngày hai mươi sáu tháng giêng, Võ Tắc Thiên rời khỏi tẩm cung Hoàng đế, đến sống ở Thượng Dương cung.
Ngày hai mươi bảy tháng giêng, Lý Hiển cùng văn võ bá quan đến Thượng Dương cung bái kiến Võ Tắc Thiên, dâng tôn hiệu “Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng đế”. Để tỏ lòng hiếu thuận của mình với mẫu thân, Lý Hiển còn tuyên bố trước mọi người, cứ mười ngày ông sẽ dẫn bá quan đến bái kiến một lần. Phỏng chừng đại quyền đã bị đoạt, bị giam lỏng trong nội uyển, Võ Tắc Thiên cũng không thích cách sắp xếp thế này, nhưng bà ta đã không còn quyền yêu cầu cái gì, tự nhiên cũng không có quyền phản đối cái gì.
Tình cảnh tân triều, tân hoàng đế đã đăng cơ, không thể không có chút động tĩnh nào với bá quan được. Hơn nữa mọi người cũng đều biết lần này Hoàng Thái tử đang trong bối cảnh thanh quân trắc, trừng phạt Nhị Trương mới sớm đăng cơ xưng đế, như vậy nhất định có công thần tồn tại, phong thưởng đối với công thần cũng không thể vô sỉ mà bỏ đấy.
Cho nên ngũ đại thần đang nắm giữ triều chính là Trương Giản Chi, Kính Huy, Hoàn Ngạn Phạm .v.v. mấy ngày nay bận rộn nhất là vấn đề thảo luận phân công công trạng.
Ngày hai mươi tám tháng giêng, danh sách nhóm công thần được phong thưởng đầu tiên cuối cùng đã có.
Đầu tiên, nhận được phong thưởng chính là tập đoàn công thần đã bày ra trận chính biến lần này. Lý Hiển tuyên bố, tuyên Trương Giản Chi làm Hạ quan Thượng thư, Đồng Phượng các loan đài tam phẩm, Thôi Huyền Vĩ làm Nội sử, Viên Thứ Kỷ làm đồng Phượng các loan đài tam phẩm, Kính Huy, Hoàn Ngạn Phạm đều làm Nạp ngôn, năm người trên đều là Tể tướng, đều ban thưởng tước là Quốc công.
Lý Đa Tộ đã là Vũ Lâm đại tướng quân, quan chức được thăng không thể cao hơn, thưởng tước Liêu Dương quận chủ; Vương Đồng Kiều là con rể Hoàng đế và công thần chủ yếu ủng hộ lập đế, phong làm Hữu Thiên Ngưu Tướng quân, ban tước Lang Tà Quận công; Lý Trạm phong làm Vũ Lâm Đại Tướng quân, ban thưởng Triệu quốc công; Dương Phàm phong Quán quân Đại tướng quân, ban tước Trung võ hầu.
Từ việc tước vị Dương Phàm nhận được có thể thấy, Lý Hiển không hề quên đại ân hắn đã cứu mình từ Phòng Châu về kinh thành, ngược lại trong lần binh biến này, Lý Hiển và công thần cũng không cho rằng hắn có tác dụng mấu chốt gì, nhưng Lý Hiển vẫn để hắn nắm Thiên kỵ, cũng xem như biểu thị sự tín nhiệm vô cùng đối với hắn.
Theo quan hàm mà nói, Dương Phàm cũng nhanh leo lên đỉnh cao của quan võ rồi. Trên hắn chỉ có ba Đại tướng hàm là Phiêu Kỵ, Phổ quốc, Trấn quân, trong đó có hai chức là hàm suông, trong quân hàm có thực quyền, Dương Phàm chỉ thiếu một bước là có thể lên đến đỉnh cao, nhận phong Trấn quân đại Tướng quân.
Về phần các công thần khác, vì các thế lực tranh đua kịch liệt, tranh giành tấc đất, mỗi một danh ngạch đều không chịu bỏ qua, nhất thời vẫn chưa thương lượng được kết quả, nhưng từ các công thần tiên phong, vả lại từ việc năm người Trương Giản Chi đều được phong Quốc công, đều được bái tướng mà thấy, sự ủng hộ của Trương Giản Chi quả thực đạt được hiệu quả tuyệt đối, triều chính bây giờ đều do bọn họ nắm giữ cả rồi.
Phong thưởng xong công thần thì nên phong thưởng Hoàng thân quốc thích có tham gia vào chính biến và những người có công khác. Trước tiên cần gia phong đương nhiên là Tương Vương và Thái Bình công chúa đã góp hết sức mình.
Tương Vương Lý Đán làm Tịnh Châu mục, Tả vệ Đại Tướng quân, Thái tử vệ suất kiêm An Bắc Đại đô hộ. Thân phận, tiến hiệu của Tương Vương là An Quốc Tương Vương, phong quan Thái uý, Tham tri chính sự, cấp thực ấp một vạn hộ. Thái Bình công chúa tiến hiệu Trấn Quốc Công chúa, cấp thực phong năm nghìn hộ, Tham tri chính sự. Một là An quốc, một là Trấn quốc, địa vị giang hồ của hai huynh muội này nghĩ đến là biết rồi.
Về phần Võ Tam Tư… rất không may, vì thời gian khẩn cấp, thương lượng chưa có kết quả, lão đầu nhi này bị đưa vào nhóm công thần được phong thường lần sau.
Hàng loạt phong thưởng bên trên, tự nhiên không phải là một mình Lý Hiẻn quyết định, mà là do đám người Trương Giản Chi, Thôi Huyền Huy từ ngày chính biến, ấp ủ ngọc tỉ truyền quốc bảo vệ Thái tử nhập Tử Thần điện đã khống chế chính quyền bắt đầu, bài xích gia tộc Võ thị cũng là quyết định của bọn họ.
Theo bọn họ, Hoàng đế đã đăng cơ, đại cục đã định, Nam nha đã bị khống chế chặt chẽ, Bắc nha trong giai đoạn này cũng bị phân chia hoàn toàn, nhất tộc Võ Thị đã không đáng để lo nghĩ, đợi một thời gian có thể dễ dàng loại bỏ gia tộc Võ thị khỏi chính đàn, không cần nhìn sắc mặt bọn họ nữa.
Võ Tam Tư bị lợi dụng xong liền bị quẳng sang một bên giống như một khối rẻ rách. Việc này khiến y tức điên lên, y đầu tiên là tức giận tranh cãi vô ích, tiếp đó tức giận mài đao. Lúc đầu nói là tru sát Nhị Trương, kết quả là tên lão tặc Trương Giản Chi lâm trận giở quẻ, sớm ủng hộ Thái tử đăng cơ. Được lắm, cái này y nhịn rồi.
Tiếp đó, để cho y đồng ý tham dự đại lễ đăng cơ, tên khốn Lý Hiển tự mình đến nhà, khép nép năn nỉ, tiếp theo lại đưa Thái Bình công chúa nói giúp, y nể mặt, tham dự đại lễ đăng cơ. Bây giờ luận công ban thưởng, y lại bị xếp vào nhóm thứ hai, “Thúc có thể nhẫn, thím không thể nhịn nha!”
Không đề cập tới Võ Tam Tư đang giận giữ, lần này bảo vệ Lý Hiển đăng cơ xưng đế, còn có một đại công thần. Người này công lao to lớn, không thể không thưởng, nhưng đối với chúng công thần sau một phen luận công hành thưởng, đến lượt nàng lại khiến Hoàng đế và ngũ đại tể tướng làm khó, vì bọn họ không biết nên thưởng thế nào…
Sáng sớm ngày hai mươi ba tháng giêng nguyên niên Thần long, trên đường lớn Chu Tước bỗng treo đầu của năm huynh đệ họ Trương.
Tin tức này vừa truyền khắp thành Trường An, lại có một cái tin kinh người truyền đến: Nữ hoàng đã tuyên bố, do Thái tử giám quốc, thống nhất vạn cơ.
Lòng trung thành của dân chúng Trường An đối với Lý Đường mạnh gấp ba lần so với dân chúng Lạc Dương. Nghe được tin tức này, vạn chúng hoan hô, vô số bách tính đổ xuống đầu đường lớn, dường như lại quay về cảnh tượng náo nhiệt của tết Nguyên tiêu trước.
Phàn Xuyên Đỗ Kính Đình đuổi tới đường lớn Chu Tước, bày ra hương án ở ngay trước đầu của năm huynh đệ họ Trương, tế lễ, trong lúc nhất thời mà nước mắt tuôn đầy mặt.
Ngay sau đó, Hoàng Thái tử Lý Hiển giám quốc tuyên bố bổ nhiệm Tương Vương Phủ Ti Mã Thiên Thứ Kỷ làm Phượng Các thị lang, Đồng Bình Chương sự, phân chia sai phái mười tên sứ giả, phụng mệnh tỉ thư Thái tử Giám quốc, tuyên bố an ủi mười đạo các châu.
Nếu lúc này để Võ Tắc Thiên tiếp tục nắm giữ danh hiệu Hoàng đế, thì rất có lợi cho việc bình ổn bàn giao chính quyền, bọn họ có thể đánh vào danh nghĩa Võ Tắc Thiên giải quyết được rất nhiều vấn đề mấu chốt chưa được tháo gỡ, một vài sự việc không nên do Thái tử ra mặt mang cờ hiệu Hoàng đế đi trước xử lý tốt.
Nhưng vì chủ trương của Trương Giản Chi và Hoàn Ngạn Phạm, trong giả thiết vốn ít nhất nên có ba tháng quá độ bỗng chốc bị rút ngắn thành một ngày, triều đình vào ngày hai mươi tư tháng giêng tuyên bố Nữ hoàng thoái vị, truyền ngôi cho Hoàng Thái tử. Đến lúc này, không chỉ rất nhiều sự việc trong kế hoạch không thể thi hành, mà lúc này còn phát sinh nhiều vấn đề mới.
Đột nhiên thay đổi kết quả trực tiếp của phản đối bằng vũ trang liền lập tức tạo thành sự chia rẽ tập đoàn phản đối bằng vũ trang. Võ Tam Tư bỗng nhiên giận dữ cáo bệnh với Hoàng Thái tử, đóng cửa không ra. Các đệ tử có quan chức của nhất tộc Võ thị toàn bộ gửi trong quân đội, đến Võ Du Nghi cũng bị thả về Võ Lâm Vệ.
Lập tức, Tương Vương Lý Đán và Thái Bình công chúa cũng trước sau cáo bệnh với Hoàng Thái tử, nhất thời khiến Lý Hiển bị công kích nặng nề. Nhưng ông lúc đó không kìm nổi sự hấp dẫn lập tức đăng vị, đã đồng ý với đám người Trương Giản Chi, hơn nữa đã tuỳ tiện công khai cả nước, sao có thể lật lọng?
Vạn bất đắc dĩ, Lý Hiển đành phải hạ mình, đích thân đến nhà để thăm hỏi. Trước tiên là Tương Vương phủ, rồi Thái Bình công chúa phủ, cuối cùng là Lương Vương phủ.
Lý Hiển và huynh đệ, bào muội lén thảo luận bí mật, cố gắng loại mình ra, đem hết mọi trách nhiệm đổ lên đám người Trương Giản Chi và Thôi Huyền Huy. Tương Vương và Thái Bình công chúa trong lòng biết rõ việc này đã thành sự thực, không thể ép Hoàng Thái tử thay đổi chủ ý được, bọn họ chỉ là lòng dạ không yên, ồn ào lên chút cảm xúc.
Hiện giờ Hoàng Thái tử chủ động đến nhà, hạ mình mềm giọng năn nỉ, hai người vừa phát ra một trận tức giận cũng đáp ứng tham dự đại lễ đăng cơ. Nhưng Võ Tam Tư lại không nể mặt Lý Hiển, mặc ông nói hết lời, Võ Tam Tư vẫn cố ý không ra.
Hiện giờ mặc dù Tương Vương Lý Đán nắm giữ chư vệ Nam Nha, chỉ cần ông đồng ý tham dự đại lễ đăng có, ủng hộ Thái tử đăng cơ, về cơ bản có thể đảm bảo chín phần an toàn, nhưng Lý Hiển vẫn không yên tâm, cho dù Trương Giản Chi liên tục đảm bảo với ông, nói gia tộc Võ thị lúc này tuyệt đối không dám mạo hiểm nảy sinh sự cố kiêng kị trong thiên hạ rộng lớn, nhưng ông vẫn phải thấp tha thấp thỏm.
Vì thế, Lý Hiển lại quay đầu xe, lần nữa quay lại phủ Thái Bình công chúa, mặt dày năn nỉ bào muội lấy thân phận con dâu của Võ gia để ra mặt, khuyên nhủ đại bá Võ Tam Tư của nàng. Thái Bình công chúa đành phải ra mặt thuyết phục, hiệp thương một hồi, lúc này Võ Tam Tư mới miễn miễn cưỡng đồng ý.
Những việc này, đương nhiên chỉ có ba huynh muội Lý Hiển và Võ Tam Tư mấy người này nắm rõ. Ít nhất trong mắt người ngoài thì Hoàng Thái tử đăng cơ là mục đích mà mọi người hướng tới.
Đại lễ đăng cơ ngày hai mươi lăm tháng giêng, tuy rằng vì quá gấp gáp mà có vẻ hơi có chút đơn sơ, nhưng những nhân vật thuộc các phe có thực lực vẫn ùn ùn kéo đến tham dự, tự nhiên khiến người ta cảm thấy Hoàng Thái tử đăng cơ thiên hạ quy tâm, thực chí danh quy. Nhưng một số quan viên và những nho sinh am hiểu lễ nghi quy chế triều đình vẫn có thể từ trong đó nhận ra được một chút mùi vị đặc biệt.
Hoàng đế đăng cơ theo lệ có một trình tự cố định, có một số sự việc cũng cần tuyên bố trong ngày đăng cơ, ví dụ đã là truyền ngôi, Tân Hoàng sắp xếp như thế nào đối với Tiên hoàng, Tân đế đăng cơ, niên hiệu xác định như thế nào, tân đế có quốc sách trọng đại thế nào, tân triều vừa lập đối với văn võ bá quan có bổ nhiệm và điều động gì .v.v.
Mà hết thảy những thứ này, vì Lý Hiển đăng cơ quá gấp gáp, hơn nữa liên quan đến phương diện ích lợi trọng đại, trong nội bộ tập đoàn chính biến vẫn chưa bàn bạc thống nhất, không có cách nào lập tức tuyên bố, dẫn đến Lý Hiển sau hai mươi năm, khi lại đăng cơ xưng đế không ngờ trong lễ đăng cơ lại tuyên bố một sự kiện.
Mà việc này trong trình tự thường lệ ngày đăng quang hoàng đế vốn nên là điều cuối cùng, nhưng không chỉ có một điều, đó là: đại xá thiên hạ!
Lý Hiển tuyên bố, những người bị hoạch tội từ năm Văn Minh (năm 684 công nguyên, cũng là năm mà Lý Hiển xưng đế lần đầu rồi lại bị hạ đài) tới nay ngoại trừ Từ Kính Nghiệp, Việt Vương Lý Trinh, Lang Gia Vương Lý Xung và những kẻ cầm đầu phản nghịch, cùng với bè lũ Nhị Trương, tất cả đều thoát tội, con cái không gả tất cả đều đặc xá.
Nhất đảng Trương Dịch Chi gặp xá không tha nhưng thật ra là hợp tình hợp lý. Tại sao Từ Kính Nghiệp bảo Đường phản Võ, lại còn có hai vị Việt Vương Lý Trinh, Lang Gia Vương Lý Xung có tâm huyết với Lý Đường đều không được đặc xá? Truy tìm nguyên nhân, vẫn là màn diễn tốt nhất đột nhiên làm rối loạn chính quyền của Trương Giản Chi.
Trương Giản Chi có lẽ là vì khống chế thế lực của tôn thất và ngoại thích, hoặc là chỉ vì muốn tập đoàn công thần nhận được lợi ích chính trị lớn nhất. Y rốt cuộc là muốn gì, người ngoài không thể biết được, nhưng y gấp gáp ủng hộ lên ngôi, không giữ lại một chút thời gian hoà hoãn chính biến, tuyệt đối là phạm phải sai lầm lớn về chính trị.
Ba người đáng lẽ nên sửa lại án xử sai nhất này lại không có cách nào nhận được sửa lại án xử sai, chính là vì sự liều lĩnh của Trương Giản Chi. Bởi vì ba người khởi binh xốc lại cờ hiệu này là phản lại Võ Tắc Thiên, mà Lý Hiển lại được Võ Tắc Thiên truyền ngôi! Vị chước danh nghĩa đăng cơ xưng đế, nếu ông vì sửa lại án sai của ba tên “phản tặc” công khai xốc cờ hiệu phản Võ tộc, đó chẳng phải là biến thành thừa nhận ông phản Võ sao?
Tự mình tát mình ông không thể làm. Người thắt nút vẫn phải là người tháo nút. Giải quyết mấy công án này vốn nên để trong thời gian Hoàng Thái tử giám quốc, tìm cơ hội lấy danh nghĩa Nữ hoàng Võ Tắc Thiên “hạ chiếu” miễn tội cho mấy đương sự trong mấy công án này, nhưng vì kế hoạch đột nhiên thay đổi, sự kiện để đấy mà chưa quyết đâu chỉ có mấy việc này.
Ngày hai mươi sáu tháng giêng, Võ Tắc Thiên rời khỏi tẩm cung Hoàng đế, đến sống ở Thượng Dương cung.
Ngày hai mươi bảy tháng giêng, Lý Hiển cùng văn võ bá quan đến Thượng Dương cung bái kiến Võ Tắc Thiên, dâng tôn hiệu “Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng đế”. Để tỏ lòng hiếu thuận của mình với mẫu thân, Lý Hiển còn tuyên bố trước mọi người, cứ mười ngày ông sẽ dẫn bá quan đến bái kiến một lần. Phỏng chừng đại quyền đã bị đoạt, bị giam lỏng trong nội uyển, Võ Tắc Thiên cũng không thích cách sắp xếp thế này, nhưng bà ta đã không còn quyền yêu cầu cái gì, tự nhiên cũng không có quyền phản đối cái gì.
Tình cảnh tân triều, tân hoàng đế đã đăng cơ, không thể không có chút động tĩnh nào với bá quan được. Hơn nữa mọi người cũng đều biết lần này Hoàng Thái tử đang trong bối cảnh thanh quân trắc, trừng phạt Nhị Trương mới sớm đăng cơ xưng đế, như vậy nhất định có công thần tồn tại, phong thưởng đối với công thần cũng không thể vô sỉ mà bỏ đấy.
Cho nên ngũ đại thần đang nắm giữ triều chính là Trương Giản Chi, Kính Huy, Hoàn Ngạn Phạm .v.v. mấy ngày nay bận rộn nhất là vấn đề thảo luận phân công công trạng.
Ngày hai mươi tám tháng giêng, danh sách nhóm công thần được phong thưởng đầu tiên cuối cùng đã có.
Đầu tiên, nhận được phong thưởng chính là tập đoàn công thần đã bày ra trận chính biến lần này. Lý Hiển tuyên bố, tuyên Trương Giản Chi làm Hạ quan Thượng thư, Đồng Phượng các loan đài tam phẩm, Thôi Huyền Vĩ làm Nội sử, Viên Thứ Kỷ làm đồng Phượng các loan đài tam phẩm, Kính Huy, Hoàn Ngạn Phạm đều làm Nạp ngôn, năm người trên đều là Tể tướng, đều ban thưởng tước là Quốc công.
Lý Đa Tộ đã là Vũ Lâm đại tướng quân, quan chức được thăng không thể cao hơn, thưởng tước Liêu Dương quận chủ; Vương Đồng Kiều là con rể Hoàng đế và công thần chủ yếu ủng hộ lập đế, phong làm Hữu Thiên Ngưu Tướng quân, ban tước Lang Tà Quận công; Lý Trạm phong làm Vũ Lâm Đại Tướng quân, ban thưởng Triệu quốc công; Dương Phàm phong Quán quân Đại tướng quân, ban tước Trung võ hầu.
Từ việc tước vị Dương Phàm nhận được có thể thấy, Lý Hiển không hề quên đại ân hắn đã cứu mình từ Phòng Châu về kinh thành, ngược lại trong lần binh biến này, Lý Hiển và công thần cũng không cho rằng hắn có tác dụng mấu chốt gì, nhưng Lý Hiển vẫn để hắn nắm Thiên kỵ, cũng xem như biểu thị sự tín nhiệm vô cùng đối với hắn.
Theo quan hàm mà nói, Dương Phàm cũng nhanh leo lên đỉnh cao của quan võ rồi. Trên hắn chỉ có ba Đại tướng hàm là Phiêu Kỵ, Phổ quốc, Trấn quân, trong đó có hai chức là hàm suông, trong quân hàm có thực quyền, Dương Phàm chỉ thiếu một bước là có thể lên đến đỉnh cao, nhận phong Trấn quân đại Tướng quân.
Về phần các công thần khác, vì các thế lực tranh đua kịch liệt, tranh giành tấc đất, mỗi một danh ngạch đều không chịu bỏ qua, nhất thời vẫn chưa thương lượng được kết quả, nhưng từ các công thần tiên phong, vả lại từ việc năm người Trương Giản Chi đều được phong Quốc công, đều được bái tướng mà thấy, sự ủng hộ của Trương Giản Chi quả thực đạt được hiệu quả tuyệt đối, triều chính bây giờ đều do bọn họ nắm giữ cả rồi.
Phong thưởng xong công thần thì nên phong thưởng Hoàng thân quốc thích có tham gia vào chính biến và những người có công khác. Trước tiên cần gia phong đương nhiên là Tương Vương và Thái Bình công chúa đã góp hết sức mình.
Tương Vương Lý Đán làm Tịnh Châu mục, Tả vệ Đại Tướng quân, Thái tử vệ suất kiêm An Bắc Đại đô hộ. Thân phận, tiến hiệu của Tương Vương là An Quốc Tương Vương, phong quan Thái uý, Tham tri chính sự, cấp thực ấp một vạn hộ. Thái Bình công chúa tiến hiệu Trấn Quốc Công chúa, cấp thực phong năm nghìn hộ, Tham tri chính sự. Một là An quốc, một là Trấn quốc, địa vị giang hồ của hai huynh muội này nghĩ đến là biết rồi.
Về phần Võ Tam Tư… rất không may, vì thời gian khẩn cấp, thương lượng chưa có kết quả, lão đầu nhi này bị đưa vào nhóm công thần được phong thường lần sau.
Hàng loạt phong thưởng bên trên, tự nhiên không phải là một mình Lý Hiẻn quyết định, mà là do đám người Trương Giản Chi, Thôi Huyền Huy từ ngày chính biến, ấp ủ ngọc tỉ truyền quốc bảo vệ Thái tử nhập Tử Thần điện đã khống chế chính quyền bắt đầu, bài xích gia tộc Võ thị cũng là quyết định của bọn họ.
Theo bọn họ, Hoàng đế đã đăng cơ, đại cục đã định, Nam nha đã bị khống chế chặt chẽ, Bắc nha trong giai đoạn này cũng bị phân chia hoàn toàn, nhất tộc Võ Thị đã không đáng để lo nghĩ, đợi một thời gian có thể dễ dàng loại bỏ gia tộc Võ thị khỏi chính đàn, không cần nhìn sắc mặt bọn họ nữa.
Võ Tam Tư bị lợi dụng xong liền bị quẳng sang một bên giống như một khối rẻ rách. Việc này khiến y tức điên lên, y đầu tiên là tức giận tranh cãi vô ích, tiếp đó tức giận mài đao. Lúc đầu nói là tru sát Nhị Trương, kết quả là tên lão tặc Trương Giản Chi lâm trận giở quẻ, sớm ủng hộ Thái tử đăng cơ. Được lắm, cái này y nhịn rồi.
Tiếp đó, để cho y đồng ý tham dự đại lễ đăng cơ, tên khốn Lý Hiển tự mình đến nhà, khép nép năn nỉ, tiếp theo lại đưa Thái Bình công chúa nói giúp, y nể mặt, tham dự đại lễ đăng cơ. Bây giờ luận công ban thưởng, y lại bị xếp vào nhóm thứ hai, “Thúc có thể nhẫn, thím không thể nhịn nha!”
Không đề cập tới Võ Tam Tư đang giận giữ, lần này bảo vệ Lý Hiển đăng cơ xưng đế, còn có một đại công thần. Người này công lao to lớn, không thể không thưởng, nhưng đối với chúng công thần sau một phen luận công hành thưởng, đến lượt nàng lại khiến Hoàng đế và ngũ đại tể tướng làm khó, vì bọn họ không biết nên thưởng thế nào…
/1071
|