Mấy khối ruộng dưới chân núi kia đều bị người ta nhổ trộm mất!
Bởi vì Hoàng Đại Hà sáng sớm đã đi tìm mấy nhà bị trộm lúa nói cho người ta biết chuyện này, nên tin tức chẳng mấy chốc đã lan truyền khắp thôn. Nông dân đều rất xem trọng cây lúa nên mấy nhà bị trộm ngay khi nhận được tin tức đều vội vã chạy ra ngoài kiểm tra tình hình. Ngay cả nhà Hoàng Cù cũng thế, Hoàng phụ vừa nghe nói ruộng lúa nước nhà mình bị trộm cũng không quan tâm đến việc lên trấn đi làm, mà vội vã đi theo Hoàng Đại Hà chạy tới chân núi để kiểm tra.
Vốn Lưu thị đang bồi Hoàng Nhạc ngủ trong phòng, vừa nghe tin không khỏi choáng váng mà vứt lại nhi tử đuổi theo trượng phu chạy ra ngoài: "Đương gia, ta đi chung với ngươi".
Trước khi đi, Lưu thị còn không quên hét vào phòng nữ nhi Lưu Lan: "Lưu Lan, dậy làm bữa sáng đi. Đệ đệ ngươi còn đang trong phòng ngủ, ngươi đi nhìn hắn chớ để hắn lăn ngã xuống giường. Nếu ngươi dám để đệ đệ ngã thì nhìn xem ta có lột da ngươi không".
Lưu Lan vừa ngồi ở đầu giường mặc quần áo vừa đáp lại một tiếng. Dặn dò xong chuyện trong nhà, Lưu thị mới vội vàng đuổi theo sau trượng phu.
Chỉ trong thời gian ngắn như vậy nhưng Hoàng Đại Hà đã gọi tất cả các thành viên các nhà bị thiệt hại tới, và lúc này đang chuẩn bị đi tìm gặp thôn trưởng. Cũng có những người thấp thỏm lo lắng cho ruộng lúa nhà mình nên đã chạy đến chỗ chân núi trước. Hoàng Đại Hà chỉ nói ruộng lúa của bọn hắn bị người nhổ trộm mất, nhưng rốt cuộc bị trộm mất bao nhiêu thì hắn lại không nói tỉ mỉ, vì vậy nhiều người nóng vội đều chạy nhanh đi xem tình hình ruộng lúa nhà mình ra sao.
Đợi tới lúc mấy người Hoàng Đại Hà và thôn trưởng chạy đến ruộng lúa chỗ chân núi, đã có mấy người đến trước đang đứng trên sườn ruộng nhìn cánh đồng lúa rộng lớn của họ bị đào mất một góc lớn mà mặt ủ mày chau hoặc vỗ ngực chửi mắng.
Giờ phút này, thấy thôn trưởng đến đây bọn hắn đều như tìm được chỗ dựa, cả đám người chen chúc tới ngươi một câu ta một lời muốn kéo thôn trưởng đi xem ruộng nhà mình. Tình huống bới gốc đào cả cây lúa lên là lần đầu tiên xảy ra và cũng thật khiến cho người ta cảm thấy khó hiểu, thôn thưởng tiến lên dạo quanh mấy sào ruộng bị thiếu mất một góc lớn mà nhíu chặt lông mày đủ kẹp chết con ruồi.
Chuyển tầm mắt qua nhìn các thôn dân đang rất kích động, thôn trưởng nhanh chóng giơ tay trấn an họ.
"Các ngươi đừng ồn ào nữa, từng người nói một thôi. Đại Hà, ngươi là người đầu tiên phát hiện sự việc, ngươi qua bên này kể rõ cho ta nghe. Còn nữa, người này đào nhiều lúa mầm như thế khẳng định sẽ để lại dấu chân trên ruộng, các ngươi đi qua ruộng nhà mình kiểm tra xem có dấu chân nào lưu lại không, lại kiểm tra kỹ xem chỗ lúa mầm này là một người trộm hay là một đám người trộm".
Nghe thôn trưởng nói, có người lập tức nói nhỏ ở bên cạnh: "Cái này còn cần xem sao? Chắc chắn là một đám người trộm rồi, chứ nhiều cây lúa đào cả gốc lại còn mang theo cả bùn như vậy, gộp lại cũng là cả một đống lớn đấy. Một người thì sao mà làm được".
Người vây xem cũng cảm thấy người này nói rất đúng. Nhiều cây lúa như vậy, một người chắc chắn không thể chuyển đi hết được. Tuy nhiên, sau khi Hoàng Đại Hà và những thôn dân khác kiểm tra xong trở về, kết quả cho ra lại là trong mấy ruộng lúa chỉ lưu lại có đúng một dấu chân của một người.
Thôn trưởng nghe báo cáo mà phát sầu. Trong thôn có kẻ trộm theo lý nên báo quan, nhưng người thời bây giờ đều vô cùng e ngại quan phủ. Mà nói tỉ mỉ, thứ bị mất chỉ là một ít lúa mầm và nó không đủ giá trị để báo quan. Hơn nữa, lần này chỉ có năm sáu nhà bị trộm, có một nhà còn bị trộm liền kề hai khối ruộng và cả hai bên ruộng đều bị đào mất hai, ba trăm gốc lúa mầm.
Nhưng nếu không báo quan mà cứ để sự việc cho qua như thế này, thì mấy nhà bị trộm lúa mầm khẳng định không muốn. Nói cho cùng, đây là hai ba trăm cây lúa đã trưởng thành đấy, nó tương đương với trực tiếp mất đi mấy chục cân thóc. Mười mấy cân thóc tuy không nhiều nhưng nếu đổi thành tiền bạc thì đủ cho một gia đình mua được vài ký thịt ăn.
Trong khi mọi người đang tranh luận không ngớt có nên đi báo quan hay không, thì Hoàng phụ thấy có hai gốc lúa mầm bị tên trộm đụng ngã xuống ruộng, hắn bèn cởi giày cỏ ra nhảy vào trong ruộng. Cây lúa gãy này tất nhiên không sống được nữa, nhưng bông lúa lại vẫn còn tốt. Tuy rằng đã bị ngâm nước nhưng hiện tại nắng to, chỉ cần phơi nắng nửa ngày là bông lúa sẽ khô ngay.
Hai gốc lúa mầm cũng có mấy tuệ lúa, nên khi Hoàng phụ nhìn thấy tất nhiên muốn nhặt mang về. Tuy nhiên, hắn mới nhảy vào ruộng và bước được hai bước thì chợt cảm thấy có thứ gì đó cứng rắn bị hắn giẫm lên. Loại xúc cảm này không giống như một viên đá, Hoàng phụ tò mò không nghĩ nhiều lập tức cúi người nhặt thứ thứ dưới lòng bàn chân mình lên.
Vật vừa đến tay, Hoàng phụ đã có suy đoán trong lòng. Đến khi thứ trong tay được mò ra khỏi nước, quả nhiên đúng như hắn đoán trúng chính là một đồng tiền. Hoàng phụ cầm đồng xu trong tay không biểu lộ gì, mà dứt khoát khom người sờ soạng tìm kiếm chung quanh đó. Điều giật mình là trong ruộng có rất nhiều tiền đồng, Hoàng phụ lần mò tìm một hồi cũng tìm được chừng trăm đồng tiền.
Giờ hắn có muốn giấu cũng không được nữa, bởi trên bờ ruộng đang có rất nhiều người nhìn xuống đây. Ban đầu, một mình Hoàng phụ đứng trong ruộng lúa đã trông rất bắt mắt rồi. Hiện giờ trong tay hắn còn cầm nhiều tiền đồng như thế tất nhiên người khác có không muốn thấy cũng khó.
Những nhà có ruộng lúa không bị trộm nhìn thấy tình huống này đã không nhịn được mà hô lớn: "Các ngươi nhìn kìa, trong ruộng nhà Hoàng Đại Sơn có tiền đồng. Còn là một nắm rất lớn đấy, nhìn chắc cũng chừng một trăm văn tiền".
Những người khác nghe vậy lập tức đứng ngồi không yên, đều nhao nhao tiến lên xem tình huống: "Chỗ nào? Chỗ nào?".
Động tác của Lưu thị còn nhanh hơn so với đám người xung quanh, nàng ta vốn đứng gần ruộng nhà mình nhất. Mặc dù trước đó nàng không có chú ý đến tình huống của trượng phu nhưng vừa nghe có người hô lớn, nàng ta liền ba bước thành hai bước chạy vụt tới chỗ thoát nước trên sườn núi nhà mình, miệng liên tục thúc giục bắt trượng phu đưa chỗ tiền đó cho nàng ta.
Tiền vừa đến tay, Lưu thị nhanh chóng nhét tất cả vào trong ngực của mình. Xác định chỗ tiền đó đã nằm trong ngực, nàng mới cảm thấy nhẹ nhõm và hét lên với những thôn dân đang kéo sang đây xem náo nhiệt: "Chỗ tiền này là đương gia nhà ta từ trong ruộng nhà ta tìm được, cho nên tiền này tất nhiên thuộc về nhà ta. Các ngươi ai cũng đừng hòng đánh chủ ý đến nó, có giỏi thì tự mình nhảy vào ruộng nhà mình tìm đi, nói không chừng cũng có đấy".
Lúc Lưu thị nói lời này cũng là vui vẻ ra mặt. Khi nãy nàng ta đã nhìn rồi, lúa mầm trong ruộng nhà mình là bị trộm ít nhất, bây giờ trượng phu còn ở trong ruộng tìm được nhiều tiền đồng như thế thành ra chuyện lúa mầm bị trộm mất từ chuyện xấu biến thành chuyện tốt.
Đây chính là tiền đồng đấy, người ta dù trộm lúa mầm nhưng vẫn để lại tiền đồng. Giá trị của chỗ tiền này không hề kém so với giá trị của mấy cây lúa đã bị trộm đi kia. Hơn nữa, vừa trực tiếp có được tiền đồng mà còn để bọn hắn bớt đi rất nhiều công phu và tiết kiệm được nhiều thời gian cho cắt kê, tuốt hạt, phơi khô và vận chuyển nó đến thị trấn để bán. Tính ra quá hời.
Đối với lời Lưu thị nói, tất cả mọi người đều có chút bán tín bán nghi. Chỉ nghe qua kẻ trộm sẽ trộm đồ, nhưng lại chưa từng nghe tới kẻ trộm trộm xong còn sẽ để lại tiền cho khổ chủ. Nhưng cũng có người ôm thử vận may gấp gáp cởi giày ra nhảy xuống ruộng mò tìm thử. Bởi vậy, trong ruộng thoáng chốc có rất nhiều người đều đang khom lưng tìm kiếm, hồi lâu sau cuối cùng đã có một người phát hiện ra nén bạc Vân Sơ ném xuống ruộng.
Vốn tất cả mọi người đều đang đổ xô đi tìm tiền đồng, nên có người giẫm phải bạc vụn lại tưởng nó là hòn đá nên đều bỏ qua. Nhưng rốt cuộc vẫn có một người vốn cũng đang tìm tiền đồng nhưng mò mãi không được, lại còn đạp phải nén bạc vụn kia đến mấy lần bèn giận quá mò tay xuống tính vứt nó ra khỏi ruộng cho đỡ thấy phiền. Kết quả vừa sờ cái lập tức khiến mọi người sôi trào, bởi vì màu sắc của bạc vụn rất khác với đá vụn. Mà cái người đầu tiên mò thấy bạc vụn ấy cũng đang rất ngây ngốc, kinh ngạc nhìn nén bạc trong tay không biết phải nói cái gì cho phải. Cuối cùng vẫn là có người mắt sắc trong đám người vây xem nhìn thấy lập tức hô lớn.
Trong thôn xảy ra chuyện lớn này, cho dù là ruộng lúa nhà mình không bị trộm nhưng các phụ nhân sau khi làm cơm sáng xong liền rảnh rỗi chạy tới đây xem náo nhiệt. Vừa nghe có người mò được bạc vụn, mấy người đang mò tiền đồng ở các ruộng khác cũng không khỏi giật mình. Đến lúc bọn hắn tỉnh táo lại, đều cẩn thận ở trong ruộng nhà mình mò mẫm xem có bạc vụn hay không.
Ở trước khi nén bạc vụn kia bị người mò ra, Lưu thị là người duy nhất vẫn có thể cười vui vẻ trong số rất nhiều người có mặt. Vốn dĩ ở trong nội tâm nàng đang rất cảm tạ cái tên trộm đã trộm lúa nhà nàng, nhưng sau khi thấy có người mò ra được bạc vụn, nàng đã không còn cười nổi nữa.
Cộng thêm sau khi mọi người đổi mạch suy nghĩ thì đều lục tục mò được một nén bạc vụn hoặc lớn hoặc nhỏ từ trong ruộng nhà mình, so sánh hai bên, chỗ một trăm văn tiền đang được Lưu thị cẩn thận cất giữ trong ngực này thật không đủ nhìn. Những người có được bạc vụn thì đều mừng rỡ vô cùng, không ai còn tiếp tục kêu gào muốn báo quan nữa.
Dù rằng Lưu thị rất không hài lòng nhưng vẫn là câu nói kia, lúa mầm nhà nàng bị mất ít nhất cho nên tiền có ít hơn nhà khác cũng là điều hiển nhiên và hợp lý.
Câu chuyện trộm lúa sáng nay mở màn rất oanh oanh liệt liệt, thế nhưng hạ màn đều khiến tất cả mọi người hài lòng. Thấy không còn náo nhiệt để nhìn, tất cả mọi người chỉ đành lưu luyến không rời trở về nhà mình ăn cơm sáng. Những người có được bạc vụn kia ai nấy chẳng còn thấy bóng mặt mày sầu mi khổ kiểm trước đó nữa, từng người đều là dáng vẻ cao hứng chỉ hận không thể ở trên mặt viết lên mấy chữ lớn "hoan nghênh lại đến trộm lúa mầm lần nữa".
Còn những thôn dân khác của Liễu Thụ thôn sau khi trở về đều kể lại mọi chuyện với người trong nhà với vẻ mặt tiếc hận, đều nói sao tên trộm kia không đến ruộng nhà mình trộm lúa mầm.
Cầm theo một trăm văn tiền mà trượng phu đã mò được từ trong ruộng, Lưu thị bước vào sân với vẻ mặt không vui.
Hoàng phụ là người tùy ý, hắn thấy tên trộm kia tuy rằng đã trộm lúa nhưng có để lại tiền, nên chuyện này hắn liền cho qua. Hắn không hề cảm thấy một trăm văn tiền này là ít, cho nên hắn thực sự không hiểu vì sao thê tử còn không vui trong khi đã nhận được tiền bồi thường.
Tuy nhiên, hai người vừa vào sân đã bị Lưu Lan chặn lại. Thấy sắc mặt mẫu thân không vui, Lưu Lan hơi lo lắng nói về chuyện trong bếp có một túi đồ ăn thịt. Lưu thị vừa nghe lập tức vui vẻ ngay. Đồ ăn thịt đấy, nàng ta nhớ lần cuối cùng trong nhà ăn thịt đã là chuyện một tháng trước rồi.
Chỉ là Lưu thị không bị kinh hỉ làm choáng váng đầu, mà vẫn có thể suy nghĩ một cách lý trí: "Đang yên đang lành sao trong nhà lại có thịt?".
Hoàng phụ bước qua nhìn vào túi giấy dầu đựng thịt kia, sau mới nói một cách chắc chắn: "Đây là đồ ăn của Thiên Hương tửu lâu ở An Dương trấn. Xem ra là Trụ tử mang từ tửu lâu về".
Túi giấy dầu đóng gói đồ ăn của Thiên Hương tửu lâu tất nhiên Hoàng phụ nhận ra, bởi quản sự bến tàu nơi hắn làm mỗi ngày đều tới Thiên Hương lâu gọi một ít đồ ăn mang về.
Lưu thị có chút không muốn tin tưởng: "Trụ tử mang về? Hắn có trở về à? Sao ta không thấy người?".
Thật ra Lưu thị nói vậy chỉ đang dối gạt chính mình. Thịt bây giờ rất đắt, nếu không phải Hoàng Cù mang về thì còn ai sẽ bỏ được mua thịt về ăn cơ chứ, lại còn để vào bếp nhà bọn hắn? Nhưng Lưu thị rất có ý kiến với Hoàng Cù đâu chỉ một hai điểm, nàng ta tuy vừa vui vẻ vì hôm nay có thịt ăn nhưng cũng lại lo lắng Hoàng Cù nói chuyện không giữ lời. Giờ thằng nhãi đó mới đi lên trấn làm việc được hai ngày đã lại đổi ý muốn hàn gắn mối quan hệ với cha ruột nó sao.
Hoàng phụ đi qua phòng củi đẩy cửa ra nhìn, thấy bên trong không có bóng dáng Hoàng Cù. Xem ra thằng bé đã trở lại sau khi mọi người đã ngủ say, và rời đi trước khi mọi người thức dậy. Nhìn chỗ rơm rạ trên giường không có lấy một vết lõm xuống, trong lòng Hoàng phụ cũng thấy rất khó chịu.
Có lẽ những sở tác sở vi trước đây của hắn đã làm tổn thương trái tim đứa con Hoàng Cù này rồi. Nhưng hắn cũng chẳng thể làm gì được, dù sao nam nhân đến cái tuổi này của hắn luôn muốn trong nhà sẽ hòa thuận một chút. Tình cảm của hắn và vợ kế vốn đã có rất nhiều vấn đề, vậy nên hắn luôn nghĩ rằng Trụ tử là nhi tử ruột của hắn có chịu ủy khuất một chút cũng không sao cả. Nam nhân mà, tóm lại nên rộng lương một chút.
Nhưng tại sao dường như hắn lại đang càng ngày càng đẩy nhi tử ra xa mình?
Bởi vì Hoàng Đại Hà sáng sớm đã đi tìm mấy nhà bị trộm lúa nói cho người ta biết chuyện này, nên tin tức chẳng mấy chốc đã lan truyền khắp thôn. Nông dân đều rất xem trọng cây lúa nên mấy nhà bị trộm ngay khi nhận được tin tức đều vội vã chạy ra ngoài kiểm tra tình hình. Ngay cả nhà Hoàng Cù cũng thế, Hoàng phụ vừa nghe nói ruộng lúa nước nhà mình bị trộm cũng không quan tâm đến việc lên trấn đi làm, mà vội vã đi theo Hoàng Đại Hà chạy tới chân núi để kiểm tra.
Vốn Lưu thị đang bồi Hoàng Nhạc ngủ trong phòng, vừa nghe tin không khỏi choáng váng mà vứt lại nhi tử đuổi theo trượng phu chạy ra ngoài: "Đương gia, ta đi chung với ngươi".
Trước khi đi, Lưu thị còn không quên hét vào phòng nữ nhi Lưu Lan: "Lưu Lan, dậy làm bữa sáng đi. Đệ đệ ngươi còn đang trong phòng ngủ, ngươi đi nhìn hắn chớ để hắn lăn ngã xuống giường. Nếu ngươi dám để đệ đệ ngã thì nhìn xem ta có lột da ngươi không".
Lưu Lan vừa ngồi ở đầu giường mặc quần áo vừa đáp lại một tiếng. Dặn dò xong chuyện trong nhà, Lưu thị mới vội vàng đuổi theo sau trượng phu.
Chỉ trong thời gian ngắn như vậy nhưng Hoàng Đại Hà đã gọi tất cả các thành viên các nhà bị thiệt hại tới, và lúc này đang chuẩn bị đi tìm gặp thôn trưởng. Cũng có những người thấp thỏm lo lắng cho ruộng lúa nhà mình nên đã chạy đến chỗ chân núi trước. Hoàng Đại Hà chỉ nói ruộng lúa của bọn hắn bị người nhổ trộm mất, nhưng rốt cuộc bị trộm mất bao nhiêu thì hắn lại không nói tỉ mỉ, vì vậy nhiều người nóng vội đều chạy nhanh đi xem tình hình ruộng lúa nhà mình ra sao.
Đợi tới lúc mấy người Hoàng Đại Hà và thôn trưởng chạy đến ruộng lúa chỗ chân núi, đã có mấy người đến trước đang đứng trên sườn ruộng nhìn cánh đồng lúa rộng lớn của họ bị đào mất một góc lớn mà mặt ủ mày chau hoặc vỗ ngực chửi mắng.
Giờ phút này, thấy thôn trưởng đến đây bọn hắn đều như tìm được chỗ dựa, cả đám người chen chúc tới ngươi một câu ta một lời muốn kéo thôn trưởng đi xem ruộng nhà mình. Tình huống bới gốc đào cả cây lúa lên là lần đầu tiên xảy ra và cũng thật khiến cho người ta cảm thấy khó hiểu, thôn thưởng tiến lên dạo quanh mấy sào ruộng bị thiếu mất một góc lớn mà nhíu chặt lông mày đủ kẹp chết con ruồi.
Chuyển tầm mắt qua nhìn các thôn dân đang rất kích động, thôn trưởng nhanh chóng giơ tay trấn an họ.
"Các ngươi đừng ồn ào nữa, từng người nói một thôi. Đại Hà, ngươi là người đầu tiên phát hiện sự việc, ngươi qua bên này kể rõ cho ta nghe. Còn nữa, người này đào nhiều lúa mầm như thế khẳng định sẽ để lại dấu chân trên ruộng, các ngươi đi qua ruộng nhà mình kiểm tra xem có dấu chân nào lưu lại không, lại kiểm tra kỹ xem chỗ lúa mầm này là một người trộm hay là một đám người trộm".
Nghe thôn trưởng nói, có người lập tức nói nhỏ ở bên cạnh: "Cái này còn cần xem sao? Chắc chắn là một đám người trộm rồi, chứ nhiều cây lúa đào cả gốc lại còn mang theo cả bùn như vậy, gộp lại cũng là cả một đống lớn đấy. Một người thì sao mà làm được".
Người vây xem cũng cảm thấy người này nói rất đúng. Nhiều cây lúa như vậy, một người chắc chắn không thể chuyển đi hết được. Tuy nhiên, sau khi Hoàng Đại Hà và những thôn dân khác kiểm tra xong trở về, kết quả cho ra lại là trong mấy ruộng lúa chỉ lưu lại có đúng một dấu chân của một người.
Thôn trưởng nghe báo cáo mà phát sầu. Trong thôn có kẻ trộm theo lý nên báo quan, nhưng người thời bây giờ đều vô cùng e ngại quan phủ. Mà nói tỉ mỉ, thứ bị mất chỉ là một ít lúa mầm và nó không đủ giá trị để báo quan. Hơn nữa, lần này chỉ có năm sáu nhà bị trộm, có một nhà còn bị trộm liền kề hai khối ruộng và cả hai bên ruộng đều bị đào mất hai, ba trăm gốc lúa mầm.
Nhưng nếu không báo quan mà cứ để sự việc cho qua như thế này, thì mấy nhà bị trộm lúa mầm khẳng định không muốn. Nói cho cùng, đây là hai ba trăm cây lúa đã trưởng thành đấy, nó tương đương với trực tiếp mất đi mấy chục cân thóc. Mười mấy cân thóc tuy không nhiều nhưng nếu đổi thành tiền bạc thì đủ cho một gia đình mua được vài ký thịt ăn.
Trong khi mọi người đang tranh luận không ngớt có nên đi báo quan hay không, thì Hoàng phụ thấy có hai gốc lúa mầm bị tên trộm đụng ngã xuống ruộng, hắn bèn cởi giày cỏ ra nhảy vào trong ruộng. Cây lúa gãy này tất nhiên không sống được nữa, nhưng bông lúa lại vẫn còn tốt. Tuy rằng đã bị ngâm nước nhưng hiện tại nắng to, chỉ cần phơi nắng nửa ngày là bông lúa sẽ khô ngay.
Hai gốc lúa mầm cũng có mấy tuệ lúa, nên khi Hoàng phụ nhìn thấy tất nhiên muốn nhặt mang về. Tuy nhiên, hắn mới nhảy vào ruộng và bước được hai bước thì chợt cảm thấy có thứ gì đó cứng rắn bị hắn giẫm lên. Loại xúc cảm này không giống như một viên đá, Hoàng phụ tò mò không nghĩ nhiều lập tức cúi người nhặt thứ thứ dưới lòng bàn chân mình lên.
Vật vừa đến tay, Hoàng phụ đã có suy đoán trong lòng. Đến khi thứ trong tay được mò ra khỏi nước, quả nhiên đúng như hắn đoán trúng chính là một đồng tiền. Hoàng phụ cầm đồng xu trong tay không biểu lộ gì, mà dứt khoát khom người sờ soạng tìm kiếm chung quanh đó. Điều giật mình là trong ruộng có rất nhiều tiền đồng, Hoàng phụ lần mò tìm một hồi cũng tìm được chừng trăm đồng tiền.
Giờ hắn có muốn giấu cũng không được nữa, bởi trên bờ ruộng đang có rất nhiều người nhìn xuống đây. Ban đầu, một mình Hoàng phụ đứng trong ruộng lúa đã trông rất bắt mắt rồi. Hiện giờ trong tay hắn còn cầm nhiều tiền đồng như thế tất nhiên người khác có không muốn thấy cũng khó.
Những nhà có ruộng lúa không bị trộm nhìn thấy tình huống này đã không nhịn được mà hô lớn: "Các ngươi nhìn kìa, trong ruộng nhà Hoàng Đại Sơn có tiền đồng. Còn là một nắm rất lớn đấy, nhìn chắc cũng chừng một trăm văn tiền".
Những người khác nghe vậy lập tức đứng ngồi không yên, đều nhao nhao tiến lên xem tình huống: "Chỗ nào? Chỗ nào?".
Động tác của Lưu thị còn nhanh hơn so với đám người xung quanh, nàng ta vốn đứng gần ruộng nhà mình nhất. Mặc dù trước đó nàng không có chú ý đến tình huống của trượng phu nhưng vừa nghe có người hô lớn, nàng ta liền ba bước thành hai bước chạy vụt tới chỗ thoát nước trên sườn núi nhà mình, miệng liên tục thúc giục bắt trượng phu đưa chỗ tiền đó cho nàng ta.
Tiền vừa đến tay, Lưu thị nhanh chóng nhét tất cả vào trong ngực của mình. Xác định chỗ tiền đó đã nằm trong ngực, nàng mới cảm thấy nhẹ nhõm và hét lên với những thôn dân đang kéo sang đây xem náo nhiệt: "Chỗ tiền này là đương gia nhà ta từ trong ruộng nhà ta tìm được, cho nên tiền này tất nhiên thuộc về nhà ta. Các ngươi ai cũng đừng hòng đánh chủ ý đến nó, có giỏi thì tự mình nhảy vào ruộng nhà mình tìm đi, nói không chừng cũng có đấy".
Lúc Lưu thị nói lời này cũng là vui vẻ ra mặt. Khi nãy nàng ta đã nhìn rồi, lúa mầm trong ruộng nhà mình là bị trộm ít nhất, bây giờ trượng phu còn ở trong ruộng tìm được nhiều tiền đồng như thế thành ra chuyện lúa mầm bị trộm mất từ chuyện xấu biến thành chuyện tốt.
Đây chính là tiền đồng đấy, người ta dù trộm lúa mầm nhưng vẫn để lại tiền đồng. Giá trị của chỗ tiền này không hề kém so với giá trị của mấy cây lúa đã bị trộm đi kia. Hơn nữa, vừa trực tiếp có được tiền đồng mà còn để bọn hắn bớt đi rất nhiều công phu và tiết kiệm được nhiều thời gian cho cắt kê, tuốt hạt, phơi khô và vận chuyển nó đến thị trấn để bán. Tính ra quá hời.
Đối với lời Lưu thị nói, tất cả mọi người đều có chút bán tín bán nghi. Chỉ nghe qua kẻ trộm sẽ trộm đồ, nhưng lại chưa từng nghe tới kẻ trộm trộm xong còn sẽ để lại tiền cho khổ chủ. Nhưng cũng có người ôm thử vận may gấp gáp cởi giày ra nhảy xuống ruộng mò tìm thử. Bởi vậy, trong ruộng thoáng chốc có rất nhiều người đều đang khom lưng tìm kiếm, hồi lâu sau cuối cùng đã có một người phát hiện ra nén bạc Vân Sơ ném xuống ruộng.
Vốn tất cả mọi người đều đang đổ xô đi tìm tiền đồng, nên có người giẫm phải bạc vụn lại tưởng nó là hòn đá nên đều bỏ qua. Nhưng rốt cuộc vẫn có một người vốn cũng đang tìm tiền đồng nhưng mò mãi không được, lại còn đạp phải nén bạc vụn kia đến mấy lần bèn giận quá mò tay xuống tính vứt nó ra khỏi ruộng cho đỡ thấy phiền. Kết quả vừa sờ cái lập tức khiến mọi người sôi trào, bởi vì màu sắc của bạc vụn rất khác với đá vụn. Mà cái người đầu tiên mò thấy bạc vụn ấy cũng đang rất ngây ngốc, kinh ngạc nhìn nén bạc trong tay không biết phải nói cái gì cho phải. Cuối cùng vẫn là có người mắt sắc trong đám người vây xem nhìn thấy lập tức hô lớn.
Trong thôn xảy ra chuyện lớn này, cho dù là ruộng lúa nhà mình không bị trộm nhưng các phụ nhân sau khi làm cơm sáng xong liền rảnh rỗi chạy tới đây xem náo nhiệt. Vừa nghe có người mò được bạc vụn, mấy người đang mò tiền đồng ở các ruộng khác cũng không khỏi giật mình. Đến lúc bọn hắn tỉnh táo lại, đều cẩn thận ở trong ruộng nhà mình mò mẫm xem có bạc vụn hay không.
Ở trước khi nén bạc vụn kia bị người mò ra, Lưu thị là người duy nhất vẫn có thể cười vui vẻ trong số rất nhiều người có mặt. Vốn dĩ ở trong nội tâm nàng đang rất cảm tạ cái tên trộm đã trộm lúa nhà nàng, nhưng sau khi thấy có người mò ra được bạc vụn, nàng đã không còn cười nổi nữa.
Cộng thêm sau khi mọi người đổi mạch suy nghĩ thì đều lục tục mò được một nén bạc vụn hoặc lớn hoặc nhỏ từ trong ruộng nhà mình, so sánh hai bên, chỗ một trăm văn tiền đang được Lưu thị cẩn thận cất giữ trong ngực này thật không đủ nhìn. Những người có được bạc vụn thì đều mừng rỡ vô cùng, không ai còn tiếp tục kêu gào muốn báo quan nữa.
Dù rằng Lưu thị rất không hài lòng nhưng vẫn là câu nói kia, lúa mầm nhà nàng bị mất ít nhất cho nên tiền có ít hơn nhà khác cũng là điều hiển nhiên và hợp lý.
Câu chuyện trộm lúa sáng nay mở màn rất oanh oanh liệt liệt, thế nhưng hạ màn đều khiến tất cả mọi người hài lòng. Thấy không còn náo nhiệt để nhìn, tất cả mọi người chỉ đành lưu luyến không rời trở về nhà mình ăn cơm sáng. Những người có được bạc vụn kia ai nấy chẳng còn thấy bóng mặt mày sầu mi khổ kiểm trước đó nữa, từng người đều là dáng vẻ cao hứng chỉ hận không thể ở trên mặt viết lên mấy chữ lớn "hoan nghênh lại đến trộm lúa mầm lần nữa".
Còn những thôn dân khác của Liễu Thụ thôn sau khi trở về đều kể lại mọi chuyện với người trong nhà với vẻ mặt tiếc hận, đều nói sao tên trộm kia không đến ruộng nhà mình trộm lúa mầm.
Cầm theo một trăm văn tiền mà trượng phu đã mò được từ trong ruộng, Lưu thị bước vào sân với vẻ mặt không vui.
Hoàng phụ là người tùy ý, hắn thấy tên trộm kia tuy rằng đã trộm lúa nhưng có để lại tiền, nên chuyện này hắn liền cho qua. Hắn không hề cảm thấy một trăm văn tiền này là ít, cho nên hắn thực sự không hiểu vì sao thê tử còn không vui trong khi đã nhận được tiền bồi thường.
Tuy nhiên, hai người vừa vào sân đã bị Lưu Lan chặn lại. Thấy sắc mặt mẫu thân không vui, Lưu Lan hơi lo lắng nói về chuyện trong bếp có một túi đồ ăn thịt. Lưu thị vừa nghe lập tức vui vẻ ngay. Đồ ăn thịt đấy, nàng ta nhớ lần cuối cùng trong nhà ăn thịt đã là chuyện một tháng trước rồi.
Chỉ là Lưu thị không bị kinh hỉ làm choáng váng đầu, mà vẫn có thể suy nghĩ một cách lý trí: "Đang yên đang lành sao trong nhà lại có thịt?".
Hoàng phụ bước qua nhìn vào túi giấy dầu đựng thịt kia, sau mới nói một cách chắc chắn: "Đây là đồ ăn của Thiên Hương tửu lâu ở An Dương trấn. Xem ra là Trụ tử mang từ tửu lâu về".
Túi giấy dầu đóng gói đồ ăn của Thiên Hương tửu lâu tất nhiên Hoàng phụ nhận ra, bởi quản sự bến tàu nơi hắn làm mỗi ngày đều tới Thiên Hương lâu gọi một ít đồ ăn mang về.
Lưu thị có chút không muốn tin tưởng: "Trụ tử mang về? Hắn có trở về à? Sao ta không thấy người?".
Thật ra Lưu thị nói vậy chỉ đang dối gạt chính mình. Thịt bây giờ rất đắt, nếu không phải Hoàng Cù mang về thì còn ai sẽ bỏ được mua thịt về ăn cơ chứ, lại còn để vào bếp nhà bọn hắn? Nhưng Lưu thị rất có ý kiến với Hoàng Cù đâu chỉ một hai điểm, nàng ta tuy vừa vui vẻ vì hôm nay có thịt ăn nhưng cũng lại lo lắng Hoàng Cù nói chuyện không giữ lời. Giờ thằng nhãi đó mới đi lên trấn làm việc được hai ngày đã lại đổi ý muốn hàn gắn mối quan hệ với cha ruột nó sao.
Hoàng phụ đi qua phòng củi đẩy cửa ra nhìn, thấy bên trong không có bóng dáng Hoàng Cù. Xem ra thằng bé đã trở lại sau khi mọi người đã ngủ say, và rời đi trước khi mọi người thức dậy. Nhìn chỗ rơm rạ trên giường không có lấy một vết lõm xuống, trong lòng Hoàng phụ cũng thấy rất khó chịu.
Có lẽ những sở tác sở vi trước đây của hắn đã làm tổn thương trái tim đứa con Hoàng Cù này rồi. Nhưng hắn cũng chẳng thể làm gì được, dù sao nam nhân đến cái tuổi này của hắn luôn muốn trong nhà sẽ hòa thuận một chút. Tình cảm của hắn và vợ kế vốn đã có rất nhiều vấn đề, vậy nên hắn luôn nghĩ rằng Trụ tử là nhi tử ruột của hắn có chịu ủy khuất một chút cũng không sao cả. Nam nhân mà, tóm lại nên rộng lương một chút.
Nhưng tại sao dường như hắn lại đang càng ngày càng đẩy nhi tử ra xa mình?
/198
|