Người Dịch: Lan Thảo Hương.
Vì sắp phải đi xa nên lương khô luôn được chuẩn bị sẵn. Nếu là ở hiện đại, bất kể là ai, nếu muốn ra cửa hai mươi ngày đều phải bao lớn bọc nhỏ và vali để đầy quần áo để thay giặt. Nhưng ba người Trọng phụ lại không có nhu cầu này, bây giờ đã là cuối thu, và trước khi bắt đầu mùa xuân thì họ đều không có nhu cầu tắm rửa.
Thứ nhất là do trời lạnh, mà nếu đun nước nóng để tắm thì lại quá phí củi lửa. Hơn nữa, tắm vào mùa thu đông sẽ rất dễ bị nhiễm phong hàn, mà thuốc trị phong hàn bán trong tiệm thuốc lại đắt muốn chết. Chỉ mua hai gói thuốc trị phong hàn cũng tiêu hết mười mấy cân lương thực.
Quần áo để thay giặt không cần mang, nhưng khẩu phần lương thực trong hai mươi ngày tới lại không thể không mang. Bởi vì phải chuẩn bị lương khô ăn trên đường nên mấy người Trọng phụ không thể xuất phát ngay trưa nay. Trang Cơ dẫn theo Quý Hòa ngồi xổm ở bếp đá nhào bã đậu cho Trọng phụ.
Thêm nước vào bột đậu, nhào thành bột đặc hơn rồi dùng vỏ sò phơi khô múc vào trong nồi đất, thỉnh thoảng còn phải đảo một cái. Trang Cơ và Quý Hòa đã lấy hết mười mấy cân bột đậu hỗn hợp trong nhà nhào thành bã đậu, và chất đầy chúng trong hành lý. Đây chính là khẩu phần lương thực của Trọng phụ trong hai mươi ngày sắp tới.
Bá Hoa và Bá Thân cũng trở về chuẩn bị lương khô. Thê tử Bá Hoa là Huệ Cơ cũng là một người tay chân lưu loát. Nàng kéo theo thân thể đang mang thai ba tháng của mình cùng bà mẫu bận rộn suốt nửa buổi sáng bên bếp đá, và gói cho hai người Bá Hoa mỗi người một túi lớn đựng đầy bã đậu.
Bá Hoa chính là trụ cột trong nhà, lần này ra cửa không những đường vừa xa lại còn nguy hiểm. Huệ Cơ có lòng muốn khuyên trượng phu đừng đi, nhưng lại không nỡ buông bỏ một thành lương thực mà Trọng phụ đã hứa. Nên chỉ có thể ôm bụng bầu còn chưa lộ rõ nhiều lần dặn dò trượng phu đi ra ngoài nhất định phải ngàn vạn cẩn thận, lúc nào cũng phải khắc ghi rằng, nếu hắn có gì nguy hiểm thì một nhà phụ nữ trẻ em trong nhà này sẽ triệt để không có đường sống.
Bột đậu hỗn hợp của hai nhà đều không nhiều, nên làm ra bã đậu khẳng định sẽ không đủ cho bọn hắn ăn trong hai mươi ngày. Vì thế, mấy người Trọng phụ còn chuẩn bị thêm ít cá khô mang theo để lúc đói thì nướng chín lên ăn, cũng coi là chắc bụng.
Trang Cơ để lại một bình gốm gạo trắng ước chừng hai mươi cân. Nàng nghĩ rằng đổi gạo trắng ra thì dễ, nhưng sau này đổi bằng cá khô lại thì sẽ không có lời, nên muốn giữ lại số gạo trắng này để chuẩn bị cho bất cứ tình huống nào.
Xa không nói, chỉ nói giờ Huệ Cơ không đến mấy tháng nữa là sinh rồi. Ai cũng biết gạo trắng nuôi người hơn so với bột đậu hỗn hợp hay ngô, nên nói không chừng đến lúc đó nó lại phát huy được tác dụng.
Hơn bốn trăm cân gạo trắng, năm mươi cân muối mịn, bốn mươi cân đường cát. Ba người Trọng phụ chia ra đựng vào ba cái sọt lớn đeo trên lưng, phía trên chúng lại dùng cá khô phủ lên làm che lấp.
Trước khi ra cửa, Trang Cơ kéo trượng phu tới trong phòng rồi che che giấu giấu đưa cây trâm mà Quý Hòa cho nàng giao cho Trọng phụ.
Nhìn thứ vàng óng trong tay, Trọng phụ lập tức mềm nhũn chân: “Đây là......vàng, làm bằng vàng hả?".
Lúc Quý Hòa đưa cây trâm cho Trang Cơ thì Trọng phụ không có ở đó. Mà trước đó mọi người vẫn luôn nhớ thương chuyện lương thực, nên Trang Cơ quên mất nói với hắn chuyện này.
Trang Cơ hạ giọng giải thích: "Đây là nữ nhi đưa cho ta ngày hôm qua, ngươi cầm lấy cái này phòng bất cứ tình huống nào".
Thấy Trọng phụ không phản ứng gì trên mặt, Trang Cơ lắc cánh tay hắn, không yên lòng lại dặn dò: "Nhớ kỹ, chỉ có lúc gặp được chuyện mới được lấy ra. Nếu không phải chuyện gì cấp bách thì chớ có lấy bảo bối này ra đấy. Đợi lúc trở về, ta đưa cho ngươi thế nào thì ngươi phải giao lại cho ta như thế".
Mục dù cây trâm kiểu dáng đuôi phượng này nàng chưa từng đeo, nhưng cực kỳ thích nó. Ngày thường buộc tóc nàng đều dùng hai mảnh vải cũ búi lên là xong. Còn cây trâm vàng này (thực ra là bằng đồng), theo ý kiến của nàng, nó hoàn toàn có thể coi là vật gia truyền sau này truyền cho bảo bối Trọng Hòa.
Suy cho cùng, những người như họ ngày thường đều giãy dụa làm sao để một nhà no bụng, nên nào có tiền dư đi mua những thứ nhàn rỗi như trâm vàng.
Trang Cơ đưa cây trâm cho Trọng phụ cũng là sau khi trải qua sự cân nhắc ước lượng. Đây là lần đầu Trọng phụ đi đến một nơi xa như vậy, không biết sau khi tới đó liệu có gặp phải chuyện gì không, nên nếu có cây trâm này bàng thân thì không khác nào có thêm một cái bùa cứu mạng. Nếu thực sự gặp được chuyện nguy hiểm, vậy chỉ cần lấy cây trâm này ra thì ít nhiều gì cũng có cơ hội có thể cứu vãn.
Trâm gài tóc có hai cái. Nhưng cái kia là đồ cưới của Quý Hòa sau này nên Trang Cơ không muốn tuỳ tiện động vào.
Cứ thế, Trọng phụ rời làng chài cùng huynh trưởng và tiểu đệ của mình với gùi "cá khô" trên lưng. Và trong ngực còn cất cây trâm Trang Cơ đưa cho hắn.
Nhìn theo bóng lưng của A đa, Quý Hòa có chút sầu khổ nhăn lông mày cố kéo ra một nụ cười. Trang Cơ trong nháy mắt có thể nhìn thấu tâm tư của nữ nhi, nàng đưa tay sờ đầu con bé, an ủi nói: "Có hai người Bá thúc của ngươi đi cùng hắn, hẳn sẽ không có chuyện gì đâu".
Vì lý do an toàn, mấy người Trọng phụ còn mang theo cả cây xiên cá trong nhà đi. Cây xiên cá tuy làm từ gỗ, nhưng chiếc xiên ba răng ở trên cùng đã được mài rất sắc nhọn, và nó vẫn có tác dụng phòng thân nhất định.
Các nam nhân không có ở nhà, một nhà phụ nữ trẻ em của Trang Cơ và Huệ Cơ cũng không cần phải ra biển bắt cá.
Chẳng qua tất cả mọi người đều đã quen làm việc và không quen ở nhà nhàn rỗi, nên sớm tối đều cõng theo cái gùi đi quanh bờ biển bắt hải sản. Vớt thêm được một con tôm một con cá đồng nghĩa với việc gia đình có thêm miếng ăn. Bọn hắn đều là người trải qua thời gian khổ cực nên sẽ không ai coi thường một chút lương thực này.
Ngẫu nhiên khi không có mặt người ngoài, Huệ Cơ sẽ kéo Trang Cơ cảm thán vài câu. Nói nhà nàng có lần gặp gỡ này, cuộc sống sau này mắt thấy sẽ ngày càng tốt hơn.
Mỗi lúc như vậy, Trang Cơ sẽ liên tục xua tay nói: "Có tốt hơn hay không thì giờ chưa nói trước được. Tại giờ còn chưa biết chuyến đi này của bọn hắn có thuận lợi không, và có thể đổi được bao nhiêu lương thực trở về. Lại nói ta không phải người có dã tâm quá lớn, ta chỉ hy vọng người một nhà có thể được ăn no bụng đã là thấy rất tốt rồi".
Còn về những ngày tháng tốt lành kia, quả thực là nghĩ cũng không dám nghĩ.
Không nói đến mấy người Trang Cơ bên này thế nào. Sau khi ba người Trọng phụ ra khỏi làng, mỗi ngày họ trôi qua đúng là không mấy dễ chịu.
Trên lưng mỗi người đều cõng gần hai trăm cân đồ, lại thêm không biết đường nên chỉ có thể đi ngược chiều con đường dựa theo khách thương trước kia đã nói qua. Có khi bọn hắn gặp phải đường đèo dốc cũng không dám đi đường vòng, vì sợ đi nhầm đường rồi tìm không thấy đường về. Bởi thế dù đường có khó đi đến đâu cũng chỉ có thể cõng cái gùi lên đường.
Mang theo nhiều lương thực và vật phẩm quý giá như vậy, bọn hắn không dám tùy tiện tìm nông gia nghỉ lại ban đêm. Vừa phí tiền không nói, mà nếu lỡ không may gặp phải người xấu thì còn mất cả người cả của. Cũng may ba người bọn hắn là đại nam nhân nên không để ý nhiều tiểu tiết như thế. Chỉ cần buông xuống cái gùi rồi tìm đại một chỗ đất trống, sau đó kéo chặt quần áo cứ thế ngủ là có thể đánh được một giấc. Nếu hôm nào vận khí tốt hơn, còn có thể gặp được một cái sơn động trống để nghỉ ngơi lấy lại sức.
Tới đêm, cả ba người sẽ thay nhau nghỉ ngơi. Và tùy thời đều sẽ có một người thanh tỉnh để nếu thấy có cái gì dị dạng thì sẽ hô lớn lên, hai người còn lại đang ngủ nghe tiếng sẽ lập tức bật dậy.
Đoạn đường này màn trời chiếu đất không nói, mà cả ba người luôn trong trạng thái đề phòng lo lắng. Đợi tới khi bọn hắn thật vất vả đi tới cửa thành Tuyên Thành khách thương nói đã rơi xuống hình dáng nghèo túng rớt mùng tơi. Cả ba ở ngoài thành tìm một hộ nông hộ, và dùng một cân cá khô đổi lấy nước nóng thô sơ giản lược rửa mặt trước khi vào thành với cái gùi trên lưng.
Mới đến, ba người Trọng phụ không dám tách ra hành động. Cả ba cõng theo cái gùi lang thang khắp trong thành, cuối cùng cũng đại khái thăm dò ra rõ ràng tình huống trong thành.
Có rất nhiều phú thương ở Tuyên thành. Bởi vì hầu hết các phú thương đều sống ở Đông thành, nên ba người Trọng phụ chỉ có thể cõng theo cái gùi vội vàng đi tới bên Đông thành. Với quá nhiều gạo và đường muối như vậy, khách thương bình thường chắc chắn không có thực lực để mua nhiều như vậy. Sau khi suy tính với nhau, họ thấy chỉ có phú thương trong thành mới có thực lực bao trọn chỗ lương thực của họ.
Do mấy thứ này quá mức bắt mắt, nên Trọng phụ nghĩ tốt nhất là nên tìm một nhà làm ăn tốt để có đủ nguồn kinh tế để có thể mua hết số lương thực chỗ bọn hắn. Sau đó bọn hắn có thể trở lại làng chài sớm với tiền và lương thực mà họ đổi được.
Việc liên quan tới tiền bạc và lương thực, tốt hơn là nên tốc chiến tốc thắng càng tốt. Bởi hắn sợ nếu mình ở lại Tuyên thành quá lâu sẽ dẫn tới phiền phức mà bọn hắn xử lý không được.
Dọc theo con đường này có rất nhiều người hỏi bọn hắn cá khô trong gùi bán sao. Bởi Tuyên thành cách xa biển, nên giá cá khô so với thành trấn gần làng chài đắt hơn. Ở Tân thành, một cân cá khô chỉ có thể đổi được ba cân bột đậu hỗn hợp hoặc là một cân ngô. Nhưng ở Tuyên thành, một cân cá khô có thể đổi được năm cân bột đậu hỗn hợp hoặc là ba cân ngô. Giá ở đây còn đắt hơn một nửa so với bên Tân thành.
Bá Hoa không khỏi cảm thán nói: "Thì ra giá lương thực ở giữa lại chênh lệch nhiều như vậy. Khó trách hàng năm lại có nhiều khách thương đến làng chài thu mua cá khô như thế".
Bá Hoa là người có đầu óc linh hoạt nhất trong ba huynh đệ. Vừa nghe cá khô có nhiều không gian để vận hành như thế, tâm tư không khỏi hoạt động.
Sau mùa đông, người trong làng chài sẽ không ra khơi đánh cá, và phải tới đầu mùa xuân mới có thể ra khơi lần nữa. Trong khoảng thời gian ba, bốn tháng để trống này, đủ để bọn họ qua lại Tuyên thành mấy chuyến.
Nếu bọn hắn vận chuyển ít cá khô đến Tuyên thành bán, hẳn có thể từ giữa kiếm được không ít lương thực. Chỉ là Bá Hoa dù trong lòng có ý động, nhưng bất đắc dĩ trong tay lại không có tiền và lương thực để thu mua cá khô.
Hắn đưa tay chỉnh lại dây đeo trên vai, thầm nghĩ: Chờ đám lương thực trong gùi được đổi đi và lấy được phần mình được chia, chẳng phải hắn sẽ có vốn để thu mua cá khô sao?
Nghĩ tới đây, hắn cảm thấy cả người lập tức tuôn ra một loại khí lực mạnh mẽ. Trên vai dù cõng gần hai trăm cân hàng hóa nhưng bước chân vẫn thoăn thoắt đi về phía Đông thành.
Nhìn bước chân sinh gió của huynh trưởng, Bá Thân gãi đầu, bối rối hỏi: "A huynh bị sao thế?".
Đi một quãng đường dài như vậy, Bá Thân cảm thấy xương cốt mình đều sắp rã rời thành từng mảnh. Nguyện vọng lớn nhất của hắn bây giờ là đổi muối gạo đi sớm hơn, rồi kiếm một chỗ thư thư thản thản ngủ cho thoải mái.
Liếc nhìn huynh trưởng đang vô cùng hăng hái của mình, Trọng phụ quay lại nhìn thoáng qua Bá Thân rồi nhún vai đầy nghi hoặc. Hai huynh đệ nhìn nhau không nói gì, chỉ biết kéo dây đai trên vai và nhanh chóng nhấc chân đuổi theo Bá Hoa.
Khi ba người đi đến khu Đông thành, bọn hắn đã hoàn toàn bị hoa mắt bởi những dãy nhà san sát nhau hai bên đường. Đây là lần đầu tiên bọn hắn tới Tuyên thành, nên không quá hiểu rõ tình huống trong Tuyên thành lắm. Đứng ở đầu đường khu Đông thành, bọn hắn không biết nên đi tìm nhà phú thương nào để nói chuyện công việc thu mua.
Ba huynh đệ đứng ở trên đường lớn mờ mịt nhìn phố xá trước mặt một lát. Vẫn là Bá Hoa tiện tay kéo lấy một người ăn mặc như gã sai vặt lại, sau khi nhét vào tay đối phương một bó cá khô lại ăn nói khép nép hướng hắn tìm hiểu tình huống các phú thương trong thành.
Dáng vẻ khép nép của Bá Hoa làm tên gia nô kia vô cùng hưởng thụ. Vốn ba người Bá Hoa chính là bình dân đứng đắn, nếu nói về địa vị thì bọn hắn cao hơn tên gia nô kia. Nhưng hiện tại có việc cầu người, nên tránh không được cần phải thả thấp tư thái xuống một chút.
Tên gia nô này là nô trong nhà một phú thương, ngày thường bị người gọi đến kêu đi đã quen nên đột nhiên bị người khép nép như thế, trong lòng cực kỳ hưởng thụ. Hắn nhanh chóng nói ra tình huống của từng phú thương cho ba người Bá Hoa nghe.
Còn may đối phương là gia nô trong nhà phú thương, ngày thường cũng theo chủ gia dạo quanh trong thành nên vẫn có một ít kiến thức.
Muốn nói cũng khéo, vị chủ gia của tên gia nô này là một phú thương đứng số một số hai ở Tuyên thành, và là khách thương trực thuộc tại Tuyên Bình Hầu phủ. Do đó, vị chủ gia đó vẫn có quyền lên tiếng nhất định trong các giao dịch kinh doanh ở Tuyên thành.
Ba người Trọng phụ nghe tên gia nô nói thế đều kích động đến mặt đỏ rần. Bọn hắn nhanh chóng nắm lấy cánh tay của gia nô và hỏi: "Chúng ta tới Tuyên Thành là có ít hàng hóa muốn bán, không biết tiểu ca có thể dẫn tiến cho chúng ta hay không".
Thấy sắc mặt gia nô khó xử, Bá Hoa vội vàng bổ sung một câu: "Nếu chuyện thành, ba huynh đệ chúng ta tuyệt đối sẽ không quên ân tình dẫn tiến của tiểu ca. Tất nhiên, chúng ta cũng sẽ đưa lên một phần tạ lễ".
Nghe Bá Hoa nói vậy, trong lòng tên gia nô cũng không động tâm nhiều lắm. Chỉ vì hắn thấy cái gùi trên lưng ba người Bá Hoa đều chứa cá khô. Đừng nói chủ gia hắn sẽ không thu mua hàng hóa rẻ tiền này, mà ngay cả khi có mua thì mấy giỏ cá khô này có thể bán được bao nhiêu tiền cơ chứ. Cho nên coi như bọn hắn hứa hẹn muốn đưa tạ lễ cho hắn, hẳn cũng chỉ là một chút lương thực cá khô mà thôi. Nó không đáng giá để hắn mạo hiểm đi dẫn tiến khiến chủ gia chán ghét mình.
Thấy trên mặt gia nô lộ ra khinh thị, trong lòng Trọng phụ cảm thấy tức giận. Hắn đẩy ra cá khô trên lưng Bá Thân để tên gia nô nhìn kỹ đồ bên trong gùi.
"Đây....đây là gạo trắng?". Sau khi nhìn thấy đồ trong gùi, sắc mặt tên gia nô khá hơn một chút. Nếu là gạo trắng, tuy không phải thứ đặc biệt trân quý, nhưng cũng đáng giá để hắn ở trước mặt chủ gia dẫn tiến hai câu.
Gia nô thu hồi vẻ coi thường trên mặt, đi tới trước mặt ba người vẫy tay nói: "Vậy các ngươi đi theo ta đi. Chẳng qua ta cảnh cáo trước. Ta chỉ phụ trách dẫn tiến, còn chuyện có được hay không còn phải xem ý chủ gia nhà ta".
Bá Hoa phản ứng nhanh nhất, hắn vội vàng kéo hai đệ đệ đuổi theo. Còn không quên cười nịnh nọt nói: "Dạ, dạ. không cần biết chuyện có thành hay không, thì ba huynh đệ chúng ta trước hết muốn cám ơn tiểu ca".
Gia nô dẫn ba người đi đến trước một tòa thì dừng lại. Chỉ nhìn tường viện lát gạch là biết vị chủ gia của gia nô là người có vốn liếng. Tên gia nô ra hiệu bảo ba người Trọng phụ chờ ngoài cửa để hắn đi vào bẩm báo chủ gia trước.
Bá Hoa rất cơ linh xé xuống một góc quần áo, đem gạo trắng và muối đường gói vào bên trong miếng vải xem như hàng mẫu.
Không thể không nói, Bá Hoa vì một thành được chia của mình mà liều mạng. Ngay cả bộ quần áo duy nhất của hắn cũng có thể hạ thủ được mà xé rách nó.
Nhìn thấy hắn lấy ra hai loại hạt trắng từ trong gùi ra, ánh mắt tên gia nô lóe lên, vội hỏi đây là vật gì.
Trọng phụ nhanh chóng bước tới và giải thích rằng đó là muối và đường.
Gia nô nghe vậy nhíu mày, cảm thấy mấy người Trọng phụ đây là đang lừa gạt hắn. Gia cảnh nhà chủ gia hắn cũng có chút giàu có, muối và đường trong phủ tất nhiên là có, nhưng hắn ta chưa bao giờ thấy qua muối và đường trắng như vậy.
Thấy hắn không tin, Trọng phụ nhanh chóng đưa tay chấm vài hạt muối và đường bỏ vào trong miệng cho hắn xem. Xác định hai thứ này an toàn, tên gia nô bán tín bán nghi cũng đưa tay chấm một ít muối và đường bỏ vào trong miệng mình.
Vị trong miệng đúng là vị của muối và đường.
Thế nhưng trong lòng hắn tránh không khỏi thấy kỳ quái----- Tại sao ba kẻ bình dân nhìn bình thường đến không thể bình thường hơn lại có được muối đường trắng như vậy?
Trong lòng gia nô trăm mối cảm xúc ngổn ngang. Hắn hành tẩu ở trước mặt các phú thương đã lâu, nên tự nhiên biết giá trị của những thứ này. Hắn nắm lấy góc áo chứa hàng mẫu trong tay Trọng phụ, sau khi bàn giao ba người ở đây chờ liền vội vàng vào phủ bẩm báo chủ gia.
Ở trong lòng hắn âm thầm quyết định, đợi lát nữa nhất định phải ở trước mặt chủ gia nói nhiều lời hữu ích. Bởi nếu cuộc mua bán này thành, vậy đám người Trọng phụ khẳng định sẽ cho hắn một bút tạ lễ không nhỏ.
- -- HẾT CHƯƠNG 80 ---
Vì sắp phải đi xa nên lương khô luôn được chuẩn bị sẵn. Nếu là ở hiện đại, bất kể là ai, nếu muốn ra cửa hai mươi ngày đều phải bao lớn bọc nhỏ và vali để đầy quần áo để thay giặt. Nhưng ba người Trọng phụ lại không có nhu cầu này, bây giờ đã là cuối thu, và trước khi bắt đầu mùa xuân thì họ đều không có nhu cầu tắm rửa.
Thứ nhất là do trời lạnh, mà nếu đun nước nóng để tắm thì lại quá phí củi lửa. Hơn nữa, tắm vào mùa thu đông sẽ rất dễ bị nhiễm phong hàn, mà thuốc trị phong hàn bán trong tiệm thuốc lại đắt muốn chết. Chỉ mua hai gói thuốc trị phong hàn cũng tiêu hết mười mấy cân lương thực.
Quần áo để thay giặt không cần mang, nhưng khẩu phần lương thực trong hai mươi ngày tới lại không thể không mang. Bởi vì phải chuẩn bị lương khô ăn trên đường nên mấy người Trọng phụ không thể xuất phát ngay trưa nay. Trang Cơ dẫn theo Quý Hòa ngồi xổm ở bếp đá nhào bã đậu cho Trọng phụ.
Thêm nước vào bột đậu, nhào thành bột đặc hơn rồi dùng vỏ sò phơi khô múc vào trong nồi đất, thỉnh thoảng còn phải đảo một cái. Trang Cơ và Quý Hòa đã lấy hết mười mấy cân bột đậu hỗn hợp trong nhà nhào thành bã đậu, và chất đầy chúng trong hành lý. Đây chính là khẩu phần lương thực của Trọng phụ trong hai mươi ngày sắp tới.
Bá Hoa và Bá Thân cũng trở về chuẩn bị lương khô. Thê tử Bá Hoa là Huệ Cơ cũng là một người tay chân lưu loát. Nàng kéo theo thân thể đang mang thai ba tháng của mình cùng bà mẫu bận rộn suốt nửa buổi sáng bên bếp đá, và gói cho hai người Bá Hoa mỗi người một túi lớn đựng đầy bã đậu.
Bá Hoa chính là trụ cột trong nhà, lần này ra cửa không những đường vừa xa lại còn nguy hiểm. Huệ Cơ có lòng muốn khuyên trượng phu đừng đi, nhưng lại không nỡ buông bỏ một thành lương thực mà Trọng phụ đã hứa. Nên chỉ có thể ôm bụng bầu còn chưa lộ rõ nhiều lần dặn dò trượng phu đi ra ngoài nhất định phải ngàn vạn cẩn thận, lúc nào cũng phải khắc ghi rằng, nếu hắn có gì nguy hiểm thì một nhà phụ nữ trẻ em trong nhà này sẽ triệt để không có đường sống.
Bột đậu hỗn hợp của hai nhà đều không nhiều, nên làm ra bã đậu khẳng định sẽ không đủ cho bọn hắn ăn trong hai mươi ngày. Vì thế, mấy người Trọng phụ còn chuẩn bị thêm ít cá khô mang theo để lúc đói thì nướng chín lên ăn, cũng coi là chắc bụng.
Trang Cơ để lại một bình gốm gạo trắng ước chừng hai mươi cân. Nàng nghĩ rằng đổi gạo trắng ra thì dễ, nhưng sau này đổi bằng cá khô lại thì sẽ không có lời, nên muốn giữ lại số gạo trắng này để chuẩn bị cho bất cứ tình huống nào.
Xa không nói, chỉ nói giờ Huệ Cơ không đến mấy tháng nữa là sinh rồi. Ai cũng biết gạo trắng nuôi người hơn so với bột đậu hỗn hợp hay ngô, nên nói không chừng đến lúc đó nó lại phát huy được tác dụng.
Hơn bốn trăm cân gạo trắng, năm mươi cân muối mịn, bốn mươi cân đường cát. Ba người Trọng phụ chia ra đựng vào ba cái sọt lớn đeo trên lưng, phía trên chúng lại dùng cá khô phủ lên làm che lấp.
Trước khi ra cửa, Trang Cơ kéo trượng phu tới trong phòng rồi che che giấu giấu đưa cây trâm mà Quý Hòa cho nàng giao cho Trọng phụ.
Nhìn thứ vàng óng trong tay, Trọng phụ lập tức mềm nhũn chân: “Đây là......vàng, làm bằng vàng hả?".
Lúc Quý Hòa đưa cây trâm cho Trang Cơ thì Trọng phụ không có ở đó. Mà trước đó mọi người vẫn luôn nhớ thương chuyện lương thực, nên Trang Cơ quên mất nói với hắn chuyện này.
Trang Cơ hạ giọng giải thích: "Đây là nữ nhi đưa cho ta ngày hôm qua, ngươi cầm lấy cái này phòng bất cứ tình huống nào".
Thấy Trọng phụ không phản ứng gì trên mặt, Trang Cơ lắc cánh tay hắn, không yên lòng lại dặn dò: "Nhớ kỹ, chỉ có lúc gặp được chuyện mới được lấy ra. Nếu không phải chuyện gì cấp bách thì chớ có lấy bảo bối này ra đấy. Đợi lúc trở về, ta đưa cho ngươi thế nào thì ngươi phải giao lại cho ta như thế".
Mục dù cây trâm kiểu dáng đuôi phượng này nàng chưa từng đeo, nhưng cực kỳ thích nó. Ngày thường buộc tóc nàng đều dùng hai mảnh vải cũ búi lên là xong. Còn cây trâm vàng này (thực ra là bằng đồng), theo ý kiến của nàng, nó hoàn toàn có thể coi là vật gia truyền sau này truyền cho bảo bối Trọng Hòa.
Suy cho cùng, những người như họ ngày thường đều giãy dụa làm sao để một nhà no bụng, nên nào có tiền dư đi mua những thứ nhàn rỗi như trâm vàng.
Trang Cơ đưa cây trâm cho Trọng phụ cũng là sau khi trải qua sự cân nhắc ước lượng. Đây là lần đầu Trọng phụ đi đến một nơi xa như vậy, không biết sau khi tới đó liệu có gặp phải chuyện gì không, nên nếu có cây trâm này bàng thân thì không khác nào có thêm một cái bùa cứu mạng. Nếu thực sự gặp được chuyện nguy hiểm, vậy chỉ cần lấy cây trâm này ra thì ít nhiều gì cũng có cơ hội có thể cứu vãn.
Trâm gài tóc có hai cái. Nhưng cái kia là đồ cưới của Quý Hòa sau này nên Trang Cơ không muốn tuỳ tiện động vào.
Cứ thế, Trọng phụ rời làng chài cùng huynh trưởng và tiểu đệ của mình với gùi "cá khô" trên lưng. Và trong ngực còn cất cây trâm Trang Cơ đưa cho hắn.
Nhìn theo bóng lưng của A đa, Quý Hòa có chút sầu khổ nhăn lông mày cố kéo ra một nụ cười. Trang Cơ trong nháy mắt có thể nhìn thấu tâm tư của nữ nhi, nàng đưa tay sờ đầu con bé, an ủi nói: "Có hai người Bá thúc của ngươi đi cùng hắn, hẳn sẽ không có chuyện gì đâu".
Vì lý do an toàn, mấy người Trọng phụ còn mang theo cả cây xiên cá trong nhà đi. Cây xiên cá tuy làm từ gỗ, nhưng chiếc xiên ba răng ở trên cùng đã được mài rất sắc nhọn, và nó vẫn có tác dụng phòng thân nhất định.
Các nam nhân không có ở nhà, một nhà phụ nữ trẻ em của Trang Cơ và Huệ Cơ cũng không cần phải ra biển bắt cá.
Chẳng qua tất cả mọi người đều đã quen làm việc và không quen ở nhà nhàn rỗi, nên sớm tối đều cõng theo cái gùi đi quanh bờ biển bắt hải sản. Vớt thêm được một con tôm một con cá đồng nghĩa với việc gia đình có thêm miếng ăn. Bọn hắn đều là người trải qua thời gian khổ cực nên sẽ không ai coi thường một chút lương thực này.
Ngẫu nhiên khi không có mặt người ngoài, Huệ Cơ sẽ kéo Trang Cơ cảm thán vài câu. Nói nhà nàng có lần gặp gỡ này, cuộc sống sau này mắt thấy sẽ ngày càng tốt hơn.
Mỗi lúc như vậy, Trang Cơ sẽ liên tục xua tay nói: "Có tốt hơn hay không thì giờ chưa nói trước được. Tại giờ còn chưa biết chuyến đi này của bọn hắn có thuận lợi không, và có thể đổi được bao nhiêu lương thực trở về. Lại nói ta không phải người có dã tâm quá lớn, ta chỉ hy vọng người một nhà có thể được ăn no bụng đã là thấy rất tốt rồi".
Còn về những ngày tháng tốt lành kia, quả thực là nghĩ cũng không dám nghĩ.
Không nói đến mấy người Trang Cơ bên này thế nào. Sau khi ba người Trọng phụ ra khỏi làng, mỗi ngày họ trôi qua đúng là không mấy dễ chịu.
Trên lưng mỗi người đều cõng gần hai trăm cân đồ, lại thêm không biết đường nên chỉ có thể đi ngược chiều con đường dựa theo khách thương trước kia đã nói qua. Có khi bọn hắn gặp phải đường đèo dốc cũng không dám đi đường vòng, vì sợ đi nhầm đường rồi tìm không thấy đường về. Bởi thế dù đường có khó đi đến đâu cũng chỉ có thể cõng cái gùi lên đường.
Mang theo nhiều lương thực và vật phẩm quý giá như vậy, bọn hắn không dám tùy tiện tìm nông gia nghỉ lại ban đêm. Vừa phí tiền không nói, mà nếu lỡ không may gặp phải người xấu thì còn mất cả người cả của. Cũng may ba người bọn hắn là đại nam nhân nên không để ý nhiều tiểu tiết như thế. Chỉ cần buông xuống cái gùi rồi tìm đại một chỗ đất trống, sau đó kéo chặt quần áo cứ thế ngủ là có thể đánh được một giấc. Nếu hôm nào vận khí tốt hơn, còn có thể gặp được một cái sơn động trống để nghỉ ngơi lấy lại sức.
Tới đêm, cả ba người sẽ thay nhau nghỉ ngơi. Và tùy thời đều sẽ có một người thanh tỉnh để nếu thấy có cái gì dị dạng thì sẽ hô lớn lên, hai người còn lại đang ngủ nghe tiếng sẽ lập tức bật dậy.
Đoạn đường này màn trời chiếu đất không nói, mà cả ba người luôn trong trạng thái đề phòng lo lắng. Đợi tới khi bọn hắn thật vất vả đi tới cửa thành Tuyên Thành khách thương nói đã rơi xuống hình dáng nghèo túng rớt mùng tơi. Cả ba ở ngoài thành tìm một hộ nông hộ, và dùng một cân cá khô đổi lấy nước nóng thô sơ giản lược rửa mặt trước khi vào thành với cái gùi trên lưng.
Mới đến, ba người Trọng phụ không dám tách ra hành động. Cả ba cõng theo cái gùi lang thang khắp trong thành, cuối cùng cũng đại khái thăm dò ra rõ ràng tình huống trong thành.
Có rất nhiều phú thương ở Tuyên thành. Bởi vì hầu hết các phú thương đều sống ở Đông thành, nên ba người Trọng phụ chỉ có thể cõng theo cái gùi vội vàng đi tới bên Đông thành. Với quá nhiều gạo và đường muối như vậy, khách thương bình thường chắc chắn không có thực lực để mua nhiều như vậy. Sau khi suy tính với nhau, họ thấy chỉ có phú thương trong thành mới có thực lực bao trọn chỗ lương thực của họ.
Do mấy thứ này quá mức bắt mắt, nên Trọng phụ nghĩ tốt nhất là nên tìm một nhà làm ăn tốt để có đủ nguồn kinh tế để có thể mua hết số lương thực chỗ bọn hắn. Sau đó bọn hắn có thể trở lại làng chài sớm với tiền và lương thực mà họ đổi được.
Việc liên quan tới tiền bạc và lương thực, tốt hơn là nên tốc chiến tốc thắng càng tốt. Bởi hắn sợ nếu mình ở lại Tuyên thành quá lâu sẽ dẫn tới phiền phức mà bọn hắn xử lý không được.
Dọc theo con đường này có rất nhiều người hỏi bọn hắn cá khô trong gùi bán sao. Bởi Tuyên thành cách xa biển, nên giá cá khô so với thành trấn gần làng chài đắt hơn. Ở Tân thành, một cân cá khô chỉ có thể đổi được ba cân bột đậu hỗn hợp hoặc là một cân ngô. Nhưng ở Tuyên thành, một cân cá khô có thể đổi được năm cân bột đậu hỗn hợp hoặc là ba cân ngô. Giá ở đây còn đắt hơn một nửa so với bên Tân thành.
Bá Hoa không khỏi cảm thán nói: "Thì ra giá lương thực ở giữa lại chênh lệch nhiều như vậy. Khó trách hàng năm lại có nhiều khách thương đến làng chài thu mua cá khô như thế".
Bá Hoa là người có đầu óc linh hoạt nhất trong ba huynh đệ. Vừa nghe cá khô có nhiều không gian để vận hành như thế, tâm tư không khỏi hoạt động.
Sau mùa đông, người trong làng chài sẽ không ra khơi đánh cá, và phải tới đầu mùa xuân mới có thể ra khơi lần nữa. Trong khoảng thời gian ba, bốn tháng để trống này, đủ để bọn họ qua lại Tuyên thành mấy chuyến.
Nếu bọn hắn vận chuyển ít cá khô đến Tuyên thành bán, hẳn có thể từ giữa kiếm được không ít lương thực. Chỉ là Bá Hoa dù trong lòng có ý động, nhưng bất đắc dĩ trong tay lại không có tiền và lương thực để thu mua cá khô.
Hắn đưa tay chỉnh lại dây đeo trên vai, thầm nghĩ: Chờ đám lương thực trong gùi được đổi đi và lấy được phần mình được chia, chẳng phải hắn sẽ có vốn để thu mua cá khô sao?
Nghĩ tới đây, hắn cảm thấy cả người lập tức tuôn ra một loại khí lực mạnh mẽ. Trên vai dù cõng gần hai trăm cân hàng hóa nhưng bước chân vẫn thoăn thoắt đi về phía Đông thành.
Nhìn bước chân sinh gió của huynh trưởng, Bá Thân gãi đầu, bối rối hỏi: "A huynh bị sao thế?".
Đi một quãng đường dài như vậy, Bá Thân cảm thấy xương cốt mình đều sắp rã rời thành từng mảnh. Nguyện vọng lớn nhất của hắn bây giờ là đổi muối gạo đi sớm hơn, rồi kiếm một chỗ thư thư thản thản ngủ cho thoải mái.
Liếc nhìn huynh trưởng đang vô cùng hăng hái của mình, Trọng phụ quay lại nhìn thoáng qua Bá Thân rồi nhún vai đầy nghi hoặc. Hai huynh đệ nhìn nhau không nói gì, chỉ biết kéo dây đai trên vai và nhanh chóng nhấc chân đuổi theo Bá Hoa.
Khi ba người đi đến khu Đông thành, bọn hắn đã hoàn toàn bị hoa mắt bởi những dãy nhà san sát nhau hai bên đường. Đây là lần đầu tiên bọn hắn tới Tuyên thành, nên không quá hiểu rõ tình huống trong Tuyên thành lắm. Đứng ở đầu đường khu Đông thành, bọn hắn không biết nên đi tìm nhà phú thương nào để nói chuyện công việc thu mua.
Ba huynh đệ đứng ở trên đường lớn mờ mịt nhìn phố xá trước mặt một lát. Vẫn là Bá Hoa tiện tay kéo lấy một người ăn mặc như gã sai vặt lại, sau khi nhét vào tay đối phương một bó cá khô lại ăn nói khép nép hướng hắn tìm hiểu tình huống các phú thương trong thành.
Dáng vẻ khép nép của Bá Hoa làm tên gia nô kia vô cùng hưởng thụ. Vốn ba người Bá Hoa chính là bình dân đứng đắn, nếu nói về địa vị thì bọn hắn cao hơn tên gia nô kia. Nhưng hiện tại có việc cầu người, nên tránh không được cần phải thả thấp tư thái xuống một chút.
Tên gia nô này là nô trong nhà một phú thương, ngày thường bị người gọi đến kêu đi đã quen nên đột nhiên bị người khép nép như thế, trong lòng cực kỳ hưởng thụ. Hắn nhanh chóng nói ra tình huống của từng phú thương cho ba người Bá Hoa nghe.
Còn may đối phương là gia nô trong nhà phú thương, ngày thường cũng theo chủ gia dạo quanh trong thành nên vẫn có một ít kiến thức.
Muốn nói cũng khéo, vị chủ gia của tên gia nô này là một phú thương đứng số một số hai ở Tuyên thành, và là khách thương trực thuộc tại Tuyên Bình Hầu phủ. Do đó, vị chủ gia đó vẫn có quyền lên tiếng nhất định trong các giao dịch kinh doanh ở Tuyên thành.
Ba người Trọng phụ nghe tên gia nô nói thế đều kích động đến mặt đỏ rần. Bọn hắn nhanh chóng nắm lấy cánh tay của gia nô và hỏi: "Chúng ta tới Tuyên Thành là có ít hàng hóa muốn bán, không biết tiểu ca có thể dẫn tiến cho chúng ta hay không".
Thấy sắc mặt gia nô khó xử, Bá Hoa vội vàng bổ sung một câu: "Nếu chuyện thành, ba huynh đệ chúng ta tuyệt đối sẽ không quên ân tình dẫn tiến của tiểu ca. Tất nhiên, chúng ta cũng sẽ đưa lên một phần tạ lễ".
Nghe Bá Hoa nói vậy, trong lòng tên gia nô cũng không động tâm nhiều lắm. Chỉ vì hắn thấy cái gùi trên lưng ba người Bá Hoa đều chứa cá khô. Đừng nói chủ gia hắn sẽ không thu mua hàng hóa rẻ tiền này, mà ngay cả khi có mua thì mấy giỏ cá khô này có thể bán được bao nhiêu tiền cơ chứ. Cho nên coi như bọn hắn hứa hẹn muốn đưa tạ lễ cho hắn, hẳn cũng chỉ là một chút lương thực cá khô mà thôi. Nó không đáng giá để hắn mạo hiểm đi dẫn tiến khiến chủ gia chán ghét mình.
Thấy trên mặt gia nô lộ ra khinh thị, trong lòng Trọng phụ cảm thấy tức giận. Hắn đẩy ra cá khô trên lưng Bá Thân để tên gia nô nhìn kỹ đồ bên trong gùi.
"Đây....đây là gạo trắng?". Sau khi nhìn thấy đồ trong gùi, sắc mặt tên gia nô khá hơn một chút. Nếu là gạo trắng, tuy không phải thứ đặc biệt trân quý, nhưng cũng đáng giá để hắn ở trước mặt chủ gia dẫn tiến hai câu.
Gia nô thu hồi vẻ coi thường trên mặt, đi tới trước mặt ba người vẫy tay nói: "Vậy các ngươi đi theo ta đi. Chẳng qua ta cảnh cáo trước. Ta chỉ phụ trách dẫn tiến, còn chuyện có được hay không còn phải xem ý chủ gia nhà ta".
Bá Hoa phản ứng nhanh nhất, hắn vội vàng kéo hai đệ đệ đuổi theo. Còn không quên cười nịnh nọt nói: "Dạ, dạ. không cần biết chuyện có thành hay không, thì ba huynh đệ chúng ta trước hết muốn cám ơn tiểu ca".
Gia nô dẫn ba người đi đến trước một tòa thì dừng lại. Chỉ nhìn tường viện lát gạch là biết vị chủ gia của gia nô là người có vốn liếng. Tên gia nô ra hiệu bảo ba người Trọng phụ chờ ngoài cửa để hắn đi vào bẩm báo chủ gia trước.
Bá Hoa rất cơ linh xé xuống một góc quần áo, đem gạo trắng và muối đường gói vào bên trong miếng vải xem như hàng mẫu.
Không thể không nói, Bá Hoa vì một thành được chia của mình mà liều mạng. Ngay cả bộ quần áo duy nhất của hắn cũng có thể hạ thủ được mà xé rách nó.
Nhìn thấy hắn lấy ra hai loại hạt trắng từ trong gùi ra, ánh mắt tên gia nô lóe lên, vội hỏi đây là vật gì.
Trọng phụ nhanh chóng bước tới và giải thích rằng đó là muối và đường.
Gia nô nghe vậy nhíu mày, cảm thấy mấy người Trọng phụ đây là đang lừa gạt hắn. Gia cảnh nhà chủ gia hắn cũng có chút giàu có, muối và đường trong phủ tất nhiên là có, nhưng hắn ta chưa bao giờ thấy qua muối và đường trắng như vậy.
Thấy hắn không tin, Trọng phụ nhanh chóng đưa tay chấm vài hạt muối và đường bỏ vào trong miệng cho hắn xem. Xác định hai thứ này an toàn, tên gia nô bán tín bán nghi cũng đưa tay chấm một ít muối và đường bỏ vào trong miệng mình.
Vị trong miệng đúng là vị của muối và đường.
Thế nhưng trong lòng hắn tránh không khỏi thấy kỳ quái----- Tại sao ba kẻ bình dân nhìn bình thường đến không thể bình thường hơn lại có được muối đường trắng như vậy?
Trong lòng gia nô trăm mối cảm xúc ngổn ngang. Hắn hành tẩu ở trước mặt các phú thương đã lâu, nên tự nhiên biết giá trị của những thứ này. Hắn nắm lấy góc áo chứa hàng mẫu trong tay Trọng phụ, sau khi bàn giao ba người ở đây chờ liền vội vàng vào phủ bẩm báo chủ gia.
Ở trong lòng hắn âm thầm quyết định, đợi lát nữa nhất định phải ở trước mặt chủ gia nói nhiều lời hữu ích. Bởi nếu cuộc mua bán này thành, vậy đám người Trọng phụ khẳng định sẽ cho hắn một bút tạ lễ không nhỏ.
- -- HẾT CHƯƠNG 80 ---
/198
|