Lực lượng của Phùng gia vốn đã rất mạnh, hôm nay quy phục Lý Đường, Phùng Áng được phong làm tổng quản Khâm châu, trong tay có thích sứ tám châu. Tên tuổi của La Hoàn dù hơn xa Phùng Áng nhưng vấn đề là hắn chỉ quản được hai châu, ngoại trừ người nơi này thì ai sẽ thừa nhận hắn? Cho dù là ở Việt tây thì cũng không phải tất cả mọi người đều hoàn toàn tin phục La Hoàn.
Trái lại Phùng Áng dù không phải là Vương gia nhưng ở Việt đông lại giống như Vương gia.
Quan trọng nhất là thích sứ tám châu kia đều là chức do triều đình sắc phong.
Chính thức mà nói thì Phùng Áng hơn xa loại không có thực quyền như La Hoàn, dù được triều đình công nhận nhưng cũng không cho hắn chút lợi ích nào. Lúc đầu có lẽ còn không sao, nhưng thời gian trôi qua, khi Phùng Áng bắt đầu khống chế Việt tây nhiều hơn thì thế thượng phong ban đầu của La Hoàn sẽ dần dần biến mất, cuối cùng rơi vào thế hạ phong.
Cuối năm thứ 5 Võ Đức, thế cục Lĩnh Nam trên cơ bản đã ổn định. Ánh mắt mọi người đề tập trung vào cuộc chiến tại khu Vân Quý. Lúc ấy thế cục Trung Nguyên cũng rất phức tạp, nhưng đối với mọi người thân ở Lĩnh Nam mà nói, chiến tranh lại có thể hấp dẫn không ít người. Nguyên nhân vốn vô cùng đơn giản. Bởi vì cuộc chiến đó hầu như đã thể hiện toàn bộ hình thức tác chiến.
Một đám binh sĩ không có thân phận, không cần bất luận danh nghĩa gì, chỉ vì tiền tài mà chiến đấu. So với những đội quân được tôn sùng trong lịch sử Hoa Hạ, ra tay là nổi tiếng có thể nói là một trời một vực. Phùng Áng cũng thế, La Hoàn cũng vậy, bọn họ còn chưa xuất hiện với thân phận chủ soái mà lấy tư cách hợp tác với long kỵ binh, đứng yên quan chiến.
Đối với đám người Phùng Áng mà nói thì việc này hoàn toàn có lợi. Tài phú công chiếm và cướp đoạt được cuối cuộc chiến có hơn phân nửa đều thuộc về Phùng Áng và La Hoàn, còn lại mới chia cho chiến sĩ.
Trong cuộc chiến đầu tiền, La Hoàn phái ra tám ngàn người, Phùng Áng phái ra ba ngàn.
Kết quả là bọn họ đại thắng quay về, tạo thành cơ hội để nửa số lý binh quay trở lại thân phận tự do. Mà lợi ích đám Phùng Áng, La Hoàn thu lại cũng tương đối khá.
Sau đó Lý Ngôn Khánh liền hạ lệnh tấn công tổng lực.
La Hoàn thoáng cái đã tập hợp hơn hai vạn người, cung cấp cho Lý Ngôn Khánh điều khiển. Phùng Áng cũng điều gần hai vạn người ra đảo điều tra, chinh phạt kẻ địch.
Kết quả là trong tay Lý Ngôn Khánh thoáng cái đã có thêm hơn ba vạn binh mã.
Ba vạn nàng này gia nhập vào quân áo trắng di lặc, bắt đầu bị tẩy não.
Đủ loại quan niệm ngày xưa cuối cùng cũng không so được với tiền bạc lóa mắt trước mặt.
Năm thứ sáu Võ Đức, Lý Ngôn Khánh được quốc chủ Chân Tịch quốc mời, long kỵ binh lại xuất chinh một lần nữa. Đám tay chân dưới tay La Hoàn cũng bắt đầu yêu cầu gia nhập hàng ngũ lính đánh thuê. Lý Ngôn Khánh không ngừng phân chia thế lực của La Hoàn, đồng thời lại nhờ Phòng Huyền Linh di dân rất lớn người Hán ở khu Lĩnh Nam, lại đưa ra rất nhiều điều kiện ưu đãi, giống như tặng ruộng đất, giảm thuế khóa, vân vân...
Cùng năm, Lý Ngôn Khánh hạ lệnh xây cảng biển tại Hải Môn trấn, bắt đầu tăng cường đối ngoại liên lạc.
Tận cùng lục địa chính là hải dương.
Chiếm cứ hải dương mới xem như nắm giữ tương lai.
Chỉ có điều cũng không có nhiều người lý giải nổi tư tưởng hàng hải này của Lý Ngôn Khánh. Đừng nói là tại nơi thâm sơn cùng cốc như Lĩnh Nam, dù là ở Trung Nguyên sợ rằng ngoài Từ Thế Tích, Trường Tôn Vô Kỵ ra có thể lý giải thì thậm chí ngay cả Tiết Thu Đỗ Như Hối cũng không thể tiếp nhận nổi.
Cũng may mà trong tay Lý Ngôn Khánh còn có một Kỳ Lân quán. Hắn có đầy đủ thời gian, phổ biến tư tưởng của hắn tới mọi người.
Người cùng thời đại thì có lẽ rất khó có khả năng rồi.
Nhưng lớp người sau thì thời gian chuyển dời, nhất định sẽ có người hiểu được hắn. Đương nhiên những ý nghĩ này cũng chỉ tồn tại trong đầu hắn, ngoại trừ Đóa Đóa ra thì ngay cả Trường Tôn Vô Cấu và Bùi Thúy Vân cũng không biết.
Chuyện này cũng không phải là Lý Ngôn Khánh và Trường Tôn Vô Cấu, Bùi Thúy Vân bất hòa. Chỉ là Đóa Đóa là người ở với hắn thời gian dài nhất. Có thể nói hai người luôn ở cùng một nơi, dù có tách ra một thời gian ngắn nhưng khẳng định cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ người kia. Vũ Văn Đóa nghe những câu chuyện kỳ quái hiếm lạ của Lý Ngôn Khánh, tuy ngoài miệng không nói gì nhưng trong lòng lại luôn coi hắn là người bác học. Nhất là Lý Ngôn Khánh kể rất nhiều chuyện, có lẽ Bùi Thúy Vân không hiểu nhưng Đóa Đóa lại nhất định hiểu.
Có lẽ cái này gọi là tâm hữu linh tê.
Tóm lại là Lý Ngôn Khánh xây dựng cảng biển có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đối với Việt tây, thậm chí đối với cả Lĩnh Nam.
Rất nhiều người trong long kỵ quân sau khi có được tự do liên tục tiếp về Giao Châu lập nghiệp, vì vậy mang tới rất nhiều nhân khẩu cho nơi này.
Những người này lại được Lý Ngôn Khánh cấp cho rất nhiều lợi ích, cho nên tất nhiên cũng rất kiên định với hắn.
Nhân khẩu Giao châu tăng dần, Hải Môn trấn cũng càng ngày càng hoàn thiện. Một cảng mậu dịch rất lớn bắt đầu yên lặng phát triển tại nơi này.
Đương nhiên lúc này đối tượng mậu dịch của Hải Môn trấn chỉ tập trung ở khu Nam Dương.
Vào năm Võ Đức thứ sáu, Lý Ngôn Khánh bí mật điều động sứ giả dẫn một đội tàu bắt liên lạc được với Bàn La châu, hơn nữa thành lập được một mạng lưới mậu dịch. Lý Ngôn Khánh thông qua bến cảng Hải Môn trấn vận chuyển những vật tư có nhu cầu cấp bách qua đây, đồng thời cũng thông qua bến cảng mang rất nhiều đặc sản của Nam Dương chuyển tới Giao châu.
Một tập đoàn với lợi nhuận lớn như vậy âm thầm được dựng lên.
Năm Võ Đức thứ bảy, cùng với việc phát triển ở Giao châu, Lý Ngôn Khánh rốt cục quyết định rút nốt cây đinh cuối cùng tại khu Việt tây.
Ngay khi Dương Văn Kiền làm loạn, Lý Ngôn Khánh liền dụ ra rồi giết chết La Hoàn, triệt để thống nhất Việt tây.
Mà Phòng Huyền Linh cùng tăng cường vận chuyển nhân khẩu tới Việt tây, khiến cho khu Việt tây dần dần trở thành một khu vực lý hán hỗn hợp.
Mà địa vị chủ đạo của Lý Ngôn Khánh tại phía nam dần dần bắt đầu trong sánh hơn.
Đô đốc Kinh Châu là Lý Đạo Huyền, đô đốc Tô châu Phòng Huyền Linh cùng Đậu Quỹ tới nhận chức đại đô đốc Nhung châu và Vân Quý châu, tạo thành một tập đoàn khổng lồ hùng cứ Giang Hữu. Ánh mắt của Lý Ngôn Khánh cũng theo đó mà chuyển hướng về Trường An.
- Vương gia, triều đình đúng lúc này lại phái người tới, rốt cục là có ý gì?
Trái lại Phùng Áng dù không phải là Vương gia nhưng ở Việt đông lại giống như Vương gia.
Quan trọng nhất là thích sứ tám châu kia đều là chức do triều đình sắc phong.
Chính thức mà nói thì Phùng Áng hơn xa loại không có thực quyền như La Hoàn, dù được triều đình công nhận nhưng cũng không cho hắn chút lợi ích nào. Lúc đầu có lẽ còn không sao, nhưng thời gian trôi qua, khi Phùng Áng bắt đầu khống chế Việt tây nhiều hơn thì thế thượng phong ban đầu của La Hoàn sẽ dần dần biến mất, cuối cùng rơi vào thế hạ phong.
Cuối năm thứ 5 Võ Đức, thế cục Lĩnh Nam trên cơ bản đã ổn định. Ánh mắt mọi người đề tập trung vào cuộc chiến tại khu Vân Quý. Lúc ấy thế cục Trung Nguyên cũng rất phức tạp, nhưng đối với mọi người thân ở Lĩnh Nam mà nói, chiến tranh lại có thể hấp dẫn không ít người. Nguyên nhân vốn vô cùng đơn giản. Bởi vì cuộc chiến đó hầu như đã thể hiện toàn bộ hình thức tác chiến.
Một đám binh sĩ không có thân phận, không cần bất luận danh nghĩa gì, chỉ vì tiền tài mà chiến đấu. So với những đội quân được tôn sùng trong lịch sử Hoa Hạ, ra tay là nổi tiếng có thể nói là một trời một vực. Phùng Áng cũng thế, La Hoàn cũng vậy, bọn họ còn chưa xuất hiện với thân phận chủ soái mà lấy tư cách hợp tác với long kỵ binh, đứng yên quan chiến.
Đối với đám người Phùng Áng mà nói thì việc này hoàn toàn có lợi. Tài phú công chiếm và cướp đoạt được cuối cuộc chiến có hơn phân nửa đều thuộc về Phùng Áng và La Hoàn, còn lại mới chia cho chiến sĩ.
Trong cuộc chiến đầu tiền, La Hoàn phái ra tám ngàn người, Phùng Áng phái ra ba ngàn.
Kết quả là bọn họ đại thắng quay về, tạo thành cơ hội để nửa số lý binh quay trở lại thân phận tự do. Mà lợi ích đám Phùng Áng, La Hoàn thu lại cũng tương đối khá.
Sau đó Lý Ngôn Khánh liền hạ lệnh tấn công tổng lực.
La Hoàn thoáng cái đã tập hợp hơn hai vạn người, cung cấp cho Lý Ngôn Khánh điều khiển. Phùng Áng cũng điều gần hai vạn người ra đảo điều tra, chinh phạt kẻ địch.
Kết quả là trong tay Lý Ngôn Khánh thoáng cái đã có thêm hơn ba vạn binh mã.
Ba vạn nàng này gia nhập vào quân áo trắng di lặc, bắt đầu bị tẩy não.
Đủ loại quan niệm ngày xưa cuối cùng cũng không so được với tiền bạc lóa mắt trước mặt.
Năm thứ sáu Võ Đức, Lý Ngôn Khánh được quốc chủ Chân Tịch quốc mời, long kỵ binh lại xuất chinh một lần nữa. Đám tay chân dưới tay La Hoàn cũng bắt đầu yêu cầu gia nhập hàng ngũ lính đánh thuê. Lý Ngôn Khánh không ngừng phân chia thế lực của La Hoàn, đồng thời lại nhờ Phòng Huyền Linh di dân rất lớn người Hán ở khu Lĩnh Nam, lại đưa ra rất nhiều điều kiện ưu đãi, giống như tặng ruộng đất, giảm thuế khóa, vân vân...
Cùng năm, Lý Ngôn Khánh hạ lệnh xây cảng biển tại Hải Môn trấn, bắt đầu tăng cường đối ngoại liên lạc.
Tận cùng lục địa chính là hải dương.
Chiếm cứ hải dương mới xem như nắm giữ tương lai.
Chỉ có điều cũng không có nhiều người lý giải nổi tư tưởng hàng hải này của Lý Ngôn Khánh. Đừng nói là tại nơi thâm sơn cùng cốc như Lĩnh Nam, dù là ở Trung Nguyên sợ rằng ngoài Từ Thế Tích, Trường Tôn Vô Kỵ ra có thể lý giải thì thậm chí ngay cả Tiết Thu Đỗ Như Hối cũng không thể tiếp nhận nổi.
Cũng may mà trong tay Lý Ngôn Khánh còn có một Kỳ Lân quán. Hắn có đầy đủ thời gian, phổ biến tư tưởng của hắn tới mọi người.
Người cùng thời đại thì có lẽ rất khó có khả năng rồi.
Nhưng lớp người sau thì thời gian chuyển dời, nhất định sẽ có người hiểu được hắn. Đương nhiên những ý nghĩ này cũng chỉ tồn tại trong đầu hắn, ngoại trừ Đóa Đóa ra thì ngay cả Trường Tôn Vô Cấu và Bùi Thúy Vân cũng không biết.
Chuyện này cũng không phải là Lý Ngôn Khánh và Trường Tôn Vô Cấu, Bùi Thúy Vân bất hòa. Chỉ là Đóa Đóa là người ở với hắn thời gian dài nhất. Có thể nói hai người luôn ở cùng một nơi, dù có tách ra một thời gian ngắn nhưng khẳng định cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ người kia. Vũ Văn Đóa nghe những câu chuyện kỳ quái hiếm lạ của Lý Ngôn Khánh, tuy ngoài miệng không nói gì nhưng trong lòng lại luôn coi hắn là người bác học. Nhất là Lý Ngôn Khánh kể rất nhiều chuyện, có lẽ Bùi Thúy Vân không hiểu nhưng Đóa Đóa lại nhất định hiểu.
Có lẽ cái này gọi là tâm hữu linh tê.
Tóm lại là Lý Ngôn Khánh xây dựng cảng biển có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đối với Việt tây, thậm chí đối với cả Lĩnh Nam.
Rất nhiều người trong long kỵ quân sau khi có được tự do liên tục tiếp về Giao Châu lập nghiệp, vì vậy mang tới rất nhiều nhân khẩu cho nơi này.
Những người này lại được Lý Ngôn Khánh cấp cho rất nhiều lợi ích, cho nên tất nhiên cũng rất kiên định với hắn.
Nhân khẩu Giao châu tăng dần, Hải Môn trấn cũng càng ngày càng hoàn thiện. Một cảng mậu dịch rất lớn bắt đầu yên lặng phát triển tại nơi này.
Đương nhiên lúc này đối tượng mậu dịch của Hải Môn trấn chỉ tập trung ở khu Nam Dương.
Vào năm Võ Đức thứ sáu, Lý Ngôn Khánh bí mật điều động sứ giả dẫn một đội tàu bắt liên lạc được với Bàn La châu, hơn nữa thành lập được một mạng lưới mậu dịch. Lý Ngôn Khánh thông qua bến cảng Hải Môn trấn vận chuyển những vật tư có nhu cầu cấp bách qua đây, đồng thời cũng thông qua bến cảng mang rất nhiều đặc sản của Nam Dương chuyển tới Giao châu.
Một tập đoàn với lợi nhuận lớn như vậy âm thầm được dựng lên.
Năm Võ Đức thứ bảy, cùng với việc phát triển ở Giao châu, Lý Ngôn Khánh rốt cục quyết định rút nốt cây đinh cuối cùng tại khu Việt tây.
Ngay khi Dương Văn Kiền làm loạn, Lý Ngôn Khánh liền dụ ra rồi giết chết La Hoàn, triệt để thống nhất Việt tây.
Mà Phòng Huyền Linh cùng tăng cường vận chuyển nhân khẩu tới Việt tây, khiến cho khu Việt tây dần dần trở thành một khu vực lý hán hỗn hợp.
Mà địa vị chủ đạo của Lý Ngôn Khánh tại phía nam dần dần bắt đầu trong sánh hơn.
Đô đốc Kinh Châu là Lý Đạo Huyền, đô đốc Tô châu Phòng Huyền Linh cùng Đậu Quỹ tới nhận chức đại đô đốc Nhung châu và Vân Quý châu, tạo thành một tập đoàn khổng lồ hùng cứ Giang Hữu. Ánh mắt của Lý Ngôn Khánh cũng theo đó mà chuyển hướng về Trường An.
- Vương gia, triều đình đúng lúc này lại phái người tới, rốt cục là có ý gì?
/876
|